Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Cánh Diều - Tuần 18
Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt sách Cánh Diều - Tuần 18 sẽ giúp học sinh ôn tập và củng cố lại toàn bộ kiến thức của môn Tiếng Việt, tuần 18. Mời tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu được đăng tải ngay sau đây
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 2 (CD)
Môn: Tiếng Việt 2
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Cánh Diều - Tuần 18 Đề 1
I. Luyện đọc diễn cảm
Tôi là chữ A. Từ lâu, tôi đã nổi tiếng. Hễ nhắc đến tên tôi, ai cũng biết. Khi vui
sướng quá, người ta thường reo lên tên tôi. Khi ngạc nhiên, sửng sốt, người ta cũng gọi tên tôi.
Tôi đứng đầu bảng chữ cái tiếng Việt. Trong bảng chữ cái của nhiều nước, tôi cũng
được người ta trân trọng xếp ở đầu hàng. Hằng năm, cứ đến ngày khai trường, rất
nhiều trẻ em làm quen với tôi trước tiên.
Tôi luôn mơ ước chỉ mình tôi làm ra một cuốn sách. Nhưng rồi, tôi nhận ra rằng,
nếu chỉ một mình, tôi chẳng thể nói được với gì điều gì. Một cuốn sách chỉ toàn
chữ A không thể là cuốn sách mà mọi người muốn đọc. Để có cuốn sách hay, tôi
còn cần nhờ đến các bạn B, C, D, D, E,...
Chúng tôi luôn ở bên nhau và cần có nhau trên những trang sách. Các bạn nhỏ hãy
gặp chúng tôi hằng ngày nhé!
(Chữ A và những người bạn Theo Trần Hoài Dương)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ A đứng ở vị trí nào? A. Đứng đầu B. Đứng giữa C. Đứng cuối
Câu 2. Chữ A mơ ước điều gì? A. Được cô giáo khen
B. Tự mình làm ra một cuốn sách
C. Bán được nhiều sách
Câu 3. Chữ A nhận ra điều gì?
A. Một mình chữ A không thể nói được gì cả
B. Chữ A có thể tự làm một cuốn sách
C. Chữ A là chữ tuyệt vời nhất
Câu 4. Chữ A muốn nhắn nhủ điều gì với các bạn?
A. Hãy chăm chỉ đến trường học tập
B. Hãy chăm chỉ đọc sách
C. Hãy biết giúp đỡ mọi người III. Luyện tập
Câu 1. Viết chính tả:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Câu 2. Điền dấu câu thích hợp:
Đơn vị bảo vệ Bác Hồ ở chiến khu có thêm một chiến sĩ mới [ ] Đó là Lý Phúc
Nha, người dân tộc Sán Chỉ.
Ngày đầu đứng gác trước nhà Bác [ ] Nha vừa tự hào [ ] vừa lo. Anh chăm chú
nhìn con đường dẫn vào vọng gác [ ] Đang quan sát, bỗng anh thấy từ xa một cụ
già cao gầy, chân đi dép cao su rảo bước về phía mình.
Nha chưa kịp hỏi, ông cụ đã cất tiếng chào: - Chú gác ở đây à [ ]
Nói rồi, cụ định đi vào nhà. Nha vội nói:
[ ] Cụ cho cháu xem giấy tờ ạ! Ông cụ vui vẻ bảo: - Bác đây mà [ ]
- Bác cũng phải có giấy mà! Có giấy mới được vào mà!
Câu 3. Đặt câu với các từ: gia đình, người bạn.
Câu 4. Viết về một người bạn ở trường em. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ A đứng ở vị trí nào? A. Đứng đầu
Câu 2. Chữ A mơ ước điều gì?
B. Tự mình làm ra một cuốn sách
Câu 3. Chữ A nhận ra điều gì?
A. Một mình chữ A không thể nói được gì cả.
Câu 4. Chữ A muốn nhắn nhủ điều gì với các bạn?
B. Hãy chăm chỉ đọc sách III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết.
Câu 2. Điền dấu câu thích hợp:
Đơn vị bảo vệ Bác Hồ ở chiến khu có thêm một chiến sĩ mới [.] Đó là Lý Phúc
Nha, người dân tộc Sán Chỉ.
Ngày đầu đứng gác trước nhà Bác [.] Nha vừa tự hào [,] vừa lo. Anh chăm chú
nhìn con đường dẫn vào vọng gác [.] Đang quan sát, bỗng anh thấy từ xa một cụ
già cao gầy, chân đi dép cao su rảo bước về phía mình.
Nha chưa kịp hỏi, ông cụ đã cất tiếng chào: - Chú gác ở đây à [?]
Nói rồi, cụ định đi vào nhà. Nha vội nói:
[-] Cụ cho cháu xem giấy tờ ạ! Ông cụ vui vẻ bảo: - Bác đây mà [.]
- Bác cũng phải có giấy mà! Có giấy mới được vào mà! Câu 3.
- Gia đình của tôi có bốn thành viên.
- Người bạn thân thiết nhất của tôi là Minh Hà. Câu 4. Gợi ý:
Mỹ Anh là bạn cùng trường của em. Bạn học lớp 2A. Còn em học lớp 2B. Nhưng
em và bạn rất thân thiết. Mỹ Anh là một cô bạn dễ thương. Bạn học giỏi, chăm chỉ
và ngoan ngoãn. Ở trường, thầy cô và các bạn đều yêu quý Mỹ Anh. Em cũng rất
yêu mến và tự hào về người bạn của mình. Đề 2
I. Luyện đọc diễn cảm
Đơn vị bảo vệ Bác Hồ ở chiến khu có thêm một chiến sĩ mới. Đó là Lý Phúc Nha,
người dân tộc Sán Chỉ.
Ngày đầu đứng gác trước nhà Bác, Nha vừa tự hào, vừa lo. Anh chăm chú nhìn con
đường dẫn vào vọng gác. Đang quan sát, bỗng anh thấy từ xa một cụ già cao gầy,
chân đi dép cao su rảo bước về phía mình.
Nha chưa kịp hỏi, ông cụ đã cất tiếng chào: - Chú gác ở đây à?
Nói rồi, cụ định đi vào nhà. Nha vội nói:
- Cụ cho cháu xem giấy tờ ạ! Ông cụ vui vẻ bảo: - Bác đây mà.
- Bác cũng phải có giấy mà! Có giấy mới được vào mà!
Lúc ấy, đại đội trưởng chạy tới, hoảng hốt:
- Bác Hồ đây mà. Sao đồng chí không để Bác vào nhà của Bác?
Nhưng Bác Hồ đã ôn tồn bảo:
- Chú ấy làm nhiệm vụ bảo vệ như thế là rất tốt.
(Bảo vệ như thế là rất tốt)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Anh Nha được giao nhiệm vụ gì?
A. Bảo vệ Bác trên đường hành quân
B. Đứng gác trước nhà để bảo vệ Bác
C. Canh gác đơn vị ở chiến khu
Câu 2. Vì sao anh Nha hỏi giấy tờ của Bác?
A. Anh không biết đó là Bác Hồ
B. Ai muốn vào nơi ở của Bác thì phải có giấy tờ C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Bác Hồ đã khen anh Nha như thế nào?
A. Bác khen anh Nha làm nhiệm vụ bảo vệ như vậy là rất tốt.
B. Bác Hồ khen anh Nha đã làm đúng trách nhiệm của mình.
C. Bác Hồ khen anh Nha là người trung thực, thật thà.
Câu 4. Câu chuyện đã cho thấy Bác Hồ là người như thế nào?
A. Lòng nhân hậu của Bác Hồ
B. Bác Hồ rất tôn trọng nội quy C. Cả 2 đáp án trên III. Luyện tập
Câu 1. Viết chính tả: Chuyện bốn mùa (Trích)
Bốn nàng tiên mải chuyện trò, không biết bà Đất đã đến bên cạnh từ lúc nào. Bà vui vẻ góp chuyện:
- Các cháu mỗi người một vẻ. Xuân làm cho cây lá tươi tốt. Hạ cho trái ngọt, hoa
thơm. Thu làm cho trời xanh cao, cho học sinh nhớ ngày tựu trường. Còn cháu
Đông, ai mà ghét cháu được! Cháu có công ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đâm
chồi nảy lộc. Các cháu đều có ích, đều đáng yêu.
Câu 2. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm dưới đây?
a. Chiếc cầu được xây dựng để mọi người đi lại dễ hơn.
b. Chú sóc nhỏ trốn trong hốc cây.
c. Vừa nãy, trời vẫn còn nắng nóng chói chang.
d. Vì chăm chỉ, nên kết quả học tập của Lan rất tốt.
Câu 3. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
“Ngày xưa, có hai vợ chồng người nông dân kia quanh năm …, cuốc bẫm cày sâu.
Hai ông bà thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng và trở về nhà khi đã lặn … . Đến vụ
lúa, họ cấy lúa, gặt hái xong, lại trồng khoai, trồng cà. Họ không để cho đất nghỉ,
mà cũng chẳng lúc nào ngơi tay. Nhờ … chuyên cần, họ đã gây dựng được một cơ ngơi … .
(mặt trời, làm lụng, hai sương một nắng, đàng hoàng)
Câu 4. Viết 4 - 5 câu về một người bạn ở trường em. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Anh Nha được giao nhiệm vụ gì?
B. Đứng gác trước nhà để bảo vệ Bác
Câu 2. Vì sao anh Nha hỏi giấy tờ của Bác? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Bác Hồ đã khen anh Nha như thế nào?
A. Bác khen anh Nha làm nhiệm vụ bảo vệ như vậy là rất tốt
Câu 4. Câu chuyện đã cho thấy Bác Hồ là người như thế nào? C. Cả 2 đáp án trên III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự làm. Câu 2.
a. Chiếc cầu được xây dựng để làm gì?
b. Chú sóc nhỏ trốn ở đâu?
c. Khi nào trời vẫn còn nắng nóng chói chang?
d. Vì sao kết quả học tập của Lan rất tốt? Câu 3.
Ngày xưa, có hai vợ chồng người nông dân kia quanh năm hai sương một nắng,
cuốc bẫm cày sâu. Hai ông bà thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng và trở về nhà khi
đã lặn mặt trời . Đến vụ lúa, họ cấy lúa, gặt hái xong, lại trồng khoai, trồng cà. Họ
không để cho đất nghỉ, mà cũng chẳng lúc nào ngơi tay. Nhờ làm lụng chuyên cần,
họ đã gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng. Câu 4. Gợi ý:
Lan là người bạn em yêu quý nhất. Chúng em cùng học ở lớp 2A, trường Tiểu học
(tên trường). Lan rất xinh xắn và dễ thương. Bạn còn viết chữ rất đẹp nữa. Cả hai
có rất nhiều sở thích giống nhau như nghe nhạc, xem hoạt hình, đọc truyện tranh…
Ở trường học, em và Lan thường trò chuyện, giúp đỡ nhau. Từ lâu, chúng em đã
trở thành những người bạn thân thiết.