Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Cánh Diều - Tuần 20
Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt sách Cánh Diều - Tuần 20 sẽ giúp học sinh ôn tập và củng cố lại toàn bộ kiến thức của môn Tiếng Việt, tuần 20. Mời tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu được đăng tải ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 2 (CD)
Môn: Tiếng Việt 2
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TUẦN 20 Đề 1
I. Luyện đọc diễn cảm
“Một cô bé nuôi một con gà trống rất đẹp. Sáng sáng, gà trống gáy vang:
- Ò... ó... o! Xin chào cô chủ tí hon!
Một hôm nhìn thấy gà mái của bà hàng xóm có lớp lông tơ dày, ấm áp, cô bé liền
đòi đổi gà trống lấy gà mái. Chẳng ngày nào gà mái quên đẻ một quả trứng hồng.
Hôm khác, bà hàng xóm mua về một con vịt. Cô bé nài nỉ bà đổi gà lấy vịt và thích
thú ngắm vịt bơi lội trên sông.
Không lâu sau, người họ hàng đến chơi,
dắt theo một chú chó nhỏ. Cô bé lại đòi
đổi vịt lấy chó.
Cô kể lể với chú chó:
- Ta có một con gà trống, ta đổi lấy gà mái. Rồi ta đổi gà mái lấy vịt. Còn lần này
ta đổi vịt lấy chú mày đấy!
Đêm đến, chú chó cạy cửa trốn đi:
- Ta không muốn kết thân với một cô chủ không biết quý tình bạn.”
(Cô chủ không biết quý tình bạn)
II. Đọc hiểu văn bản
Đọc và chọn đáp án đúng cho câu hỏi:
Câu 1. Lúc đầu, cô bé nuôi con vật gì? A. Gà trống B. Thỏ C. Mèo D. Lợn
Câu 2. Cô bé đã lần lượt đổi lấy những con vật nào? A. Gà mái, vịt, mèo B. Gà trống, vịt, chó C. Gà mái, vịt, chó
D. Gà mái, gà trống, vịt
Câu 3. Vì sao chó lại cạy cửa trốn đi?
A. Vì chó sợ cô chủ đánh
B. Vì chó không muốn kết thân với một cô chủ không biết quý tình bạn
C. Vì chó nhớ người chủ cũ D. Vì chó muốn đi chơi
Câu 4. Câu chuyện khuyên nhủ điều gì?
A. Hãy biết trân trọng tình bạn
B. Hãy biết yêu thương gia đình
C. Hãy chăm chỉ học tập
D. Hãy biết quý trọng động vật
III. Luyện tập
Bài 1. Em hãy kể tên các con vật sống ở dưới nước? Đáp án:
Bài 2. Giải câu đố? a. Con gì chân ngắn Mà lại có màng Mỏ bẹt màu vàng Hay kêu cạp cạp?
b. Con gì đuôi ngắn tai dài Mắt hồng lông mượt Có tài chạy nhanh Là con gì? Đáp án:
Bài 3. Đặt câu với các từ chỉ đặc điểm dưới đây: a. nhanh nhẹn b. gầy gò
Bài 4. Tập làm văn
Đề bài: Lập thời gian biểu buổi tối của em. Đề 2
I. Luyện đọc diễn cảm
“Dắt con đi tìm mồi
Được mồi lớn hay bé Đều dành cho con thôi
Nếu trời đổ cơn giông Mẹ
dang đôi cánh rộng Gọi con mình vào trong
Mèo ăn hiếp con mình Gà
vội tung chân... đá
Mèo hoảng hồn, thất kinh
Rèn cho con tìm mồi
Luyện cho con bay nhảy
Đến lớn rồi mới thôi!”
(Gà mẹ, Nguyễn Lãm Thắng)
II. Đọc hiểu văn bản
Chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Gà mẹ đang làm gì? A. Dắt con đi tìm mồi B. Uống nước C. Nằm ngủ D. Chơi cùng đàn con
Câu 2. Khi trời đổ cơn dông, gà mẹ sẽ làm gì?
A. Dang đôi cánh, gọi con mình vào tróng
B. Đưa con vào trong chuồng tránh mưa
C. Gọi con vào trong chuồng tránh mưa
D. Cả 3 đáp án đều sai
Câu 3. Câu: “Mẹ dang đôi cánh rộng.” trả lời cho câu hỏi gì? A. Là gì? B. Làm gì? C. Ở đâu? D. Khi nào?
Câu 4. Gà mẹ dạy cho con gà những gì? A. Rèn cho con tìm mồi B. Luyện cho con bay nhảy C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 5. Bài học rút ra từ câu chuyện trên là gì?
III. Luyện tập
Bài 1. Viết chính tả:
Trâu ơi ta bảo trâu này:
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cấy cày giữ nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy, ai mà quản công.
Bao giờ cây lúa còn bông,
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
Bài 2. Xếp các từ ngữ trong khung vào nhóm:
cây hồng, hiền lành, độc ác, cây tre, tốt bụng, xấu tính, cây đào, cây bàng, dữ tợn, nhân hậu
a. Từ ngữ chỉ cây cối
b. Từ ngữ chỉ tính cách
Bài 3. Chọn từ thích hợp thay dấu :
Ngày xưa, có hai vợ chồng người kia quanh năm , cuốc bẫm cày sâu. Hai ông
bà thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng và trở về nhà khi đã lặn . Đến vụ lúa, họ
cấy lúa, gặt hái xong, lại trồng khoai, trồng cà. Họ không để cho đất nghỉ, mà cũng
chẳng lúc nào ngơi tay. Nhờ chuyên cần, họ đã gây dựng được một cơ ngơi . (Trích Kho báu)
(hai sương một nắng, mặt trời, nông dân, đàng hoàng, làm lụng)
Bài 4. Hãy viết đoạn văn tả một con vật nuôi mà em yêu thích, chỉ ra 2 từ ngữ chỉ đặc điểm. Đáp án Đề 1
II. Đọc hiểu văn bản A. Gà trống
Câu 2. Cô bé đã lần lượt đổi lấy những con vật nào? C. Gà mái, vịt, chó
Câu 3. Vì sao chó lại cạy cửa trốn đi?
B. Vì chó không muốn kết thân với một cô chủ không biết quý tình bạn
Câu 4. Câu chuyện khuyên nhủ điều gì?
A. Hãy biết trân trọng tình bạn III. Luyện tập
Bài 1. Em hãy kể tên các con vật sống ở dưới nước?
Các con vật: Con cá vàng, con mực, bạch tuộc, cá sấu, cá mập,….
Bài 2. Giải câu đố? a. Con vịt b. Con thỏ
Bài 3. Đặt câu với các từ chỉ đặc điểm dưới đây:
a. Hùng rất nhanh nhẹn và hiểu chuyện.
b. Chú mèo có thân hình khá gầy gò. Bài 4. Gợi ý:
Thời gian biểu buổi tối 18 giờ - 18 giờ 30 phút Ăn tối
18 giờ 30 phút - 20 giờ 30 phút Học bài 20 giờ 30 phút - 21 giờ Vệ sinh cá nhân 21 giờ Đi ngủ Đề 2
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Gà mẹ đang làm gì? A. Dắt con đi tìm mồi
Câu 2. Khi trời đổ cơn dông, gà mẹ sẽ làm gì?
A. Dang đôi cánh, gọi con mình vào tróng
Câu 3. Câu: “Mẹ dang đôi cánh rộng.” trả lời cho câu hỏi gì? B. Làm gì?
Câu 4. Gà mẹ dạy cho con gà những gì? C. Cả A, B đều đúng
Câu 5. Tình cảm mẫu tử, dù là ở loài vật đều rất vĩ đại, cao cả. III. Luyện tập
Bài 1. Học sinh tự viết.
Bài 2. Xếp các từ ngữ trong khung vào nhóm:
b. Từ ngữ chỉ cây cối: cây hồng, cây tre, cây đào, cây bàng
b. Từ ngữ chỉ tính cách: hiền lành, độc ác, tốt bụng, xấu tính, dữ tợn, nhân hậu Bài 3.
Ngày xưa, có hai vợ chồng người nông dân kia quanh năm hai sương một nắng,
cuốc bẫm cày sâu. Hai ông bà thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng và trở về nhà khi
đã lặn mặt trời . Đến vụ lúa, họ cấy lúa, gặt hái xong, lại trồng khoai, trồng cà. Họ
không để cho đất nghỉ, mà cũng chẳng lúc nào ngơi tay. Nhờ làm lụng chuyên cần,
họ đã gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng. (Trích Kho báu) Bài 4. Gợi ý:
Nhà em có nuôi một chú chó. Tên của nó là Bê-tô. Thân hình của nó rất nhỏ nhắn.
Bộ lông có màu nâu và mềm mại. Cái đầu tròn như quả bưởi. Hai chiếc tai hình
tam giác. Bốn cái chân rất nhanh nhẹn. Dưới bàn chân có móng vuốt sắc nhọn. Đôi
mắt đen như hạt nhãn. Chiếc đuôi ngắn cũn. Cái miệng bé có hàm răng màu trắng.
Ở cổ của Bê-tô có đeo một chiếc chuông. Nó là một con chó thông minh. Bê-tô
thích ăn nhất là thịt gà. Thỉnh thoảng, nó còn giúp em trông nhà. Em rất yêu quý Bê-tô.
Từ ngữ chỉ đặc điểm: nhỏ nhắn, nhanh nhẹn