Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Cánh Diều - Tuần 22 (Nâng cao)
Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt sách Cánh Diều - Tuần 22 sẽ giúp học sinh ôn tập và củng cố lại toàn bộ kiến thức của môn Tiếng Việt, tuần 22. Mời tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu được đăng tải ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 2 (CD)
Môn: Tiếng Việt 2
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TUẦN 22
Tài liệu bản quyền thuộc về Download.vn Đề 1
(Đề cơ bản)
I. Luyện đọc diễn cảm
“Em vẽ dòng sông khúc khuỷu
Vòng quanh, ôm luỹ tre làng
Nhịp cầu nho nhỏ bắc ngang
Dưới hàng thuỳ dương lá biếc
Đàn bướm nhỏ xinh, tinh nghịch
Vờn bay bên nhuỵ hoa vàng
Một con thuyền nan nho nhỏ
Chở mùa xuân về mênh mang.”
(Bức tranh của em, Nguyễn Lãm Thắng)
II. Đọc hiểu văn bản
Đọc văn bản trên và chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Bạn nhỏ trong bài đang làm gì? A. Vẽ tranh B. Ca hát C. Học bài Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 D. Đọc truyện
Câu 2. Ở khổ một, bức tranh có những sự vật gì? A. dòng sông, lũy tre
B. nhịp cầu, hàng thùy dương C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 3. Bức tranh vẽ mùa nào? A. Mùa xuân B. Mùa hè C. Mùa thu D. Mùa đông
Câu 4. Những sự vật được vẽ ở khổ 2 là gì?
A. đàn bướm, con thuyền B. đàn ong, bờ đê C. ngôi nhà, vườn cây D. ông trăng, bầu trời
Bài 5. Bức tranh hiện lên trong bài thơ như thế nào? A. Giản dị, gần gũi B. Nhiều sắc màu C. Tươi vui
D. Cả 3 đáp án đều đúng
III. Luyện tập
Bài 1. Điền ng hoặc ngh? - ôi nhà - con é - ước nhìn Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 - nằm ủ - ốc ếch
Bài 2. Điền từ thích hợp:
a. Từ ngữ chỉ nơi trồng cây
b. Từ ngữ chỉ hoạt động liên quan đến cây cối.
c. Từ ngữ chỉ sản phẩm từ cây.
Bài 3. Đặt câu với các từ: a. ruộng đồng b. trồng trọt
Bài 4. Kể lại truyện Chiếc rễ đa tròn. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đề 2
(Đề nâng cao)
I. Luyện đọc diễn cảm
“Đôi bàn tay bé xíu
Lại siêng năng nhất nhà Hết xâu kim cho bà
Lại nhặt rau giúp mẹ Đôi bàn tay be bé
Nhanh nhẹn ai biết không?
Chiều tưới cây cho ông
Tối chép thơ tặng bố
Đôi bàn tay bé nhỏ
Bế em (mẹ vắng nhà)
Đôi tay biết nhường quà
Dỗ dành khi em khóc
Đôi bàn tay bé nhóc
Điểm mười giành lấy ngay
Phát biểu xây dựng bài
Và nổi danh múa dẻo Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
Đôi bàn tay bé khéo
Mười ngón mười bông hoa.”
(Đôi bàn tay bé, Nguyễn Lãm Thắng)
Đọc văn bản trên và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi:
Câu 1. Bài thơ viết về sự vật gì? A. Đôi bàn tay B. Cây bút chì C. Ngôi trường D. Những cuốn sách
Câu 2. Các từ dùng để miêu tả đôi bàn tay? A. Bé xíu, be bé
B. Bé nhỏ, bé nhóc, bé khéo C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 3. Ở 2 khổ thơ đầu, đôi bàn tay của béđã làm những việc gì?
A. xâu kim cho bà, nhặt rau giúp mẹ
B. tưới cây cho ông, chép thơ tặng bố C. Quét nhà, nhổ cỏ D. Cả A, B đều đúng
Câu 4. Ở 3, 4, đôi bàn tay của bé đã làm những việc gì? A. Bế em, dỗ dành em
B. Phát biểu xây dựng bài C. Múa dẻo
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 5. Em đã rút ra bài học gì sau khi đọc bài thơ? Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
III. Luyện tập
Bài 1. Điền dấu ngã hoặc dấu hỏi:
“Ơ cánh đồng nọ, có hai anh em cày chung một đám ruộng. Ngày mùa đến, họ gặt
lúa và chất thành hai đống bằng nhau, để ca ở ngoài đồng.
Đêm hôm ấy, người em nghi: “Anh mình còn phai nuôi vợ con. Nếu phần lúa của
mình cung bằng của anh ấy thì thật không công bằng”. Nghi vậy, người em ra
đồng lấy lúa cua mình bỏ thêm vào phần của anh.
Cung đêm ấy, người anh bàn với vợ: “Em ta sống một mình vất va. Nếu phần của
chúng ta cũng bằng phần của chú ấy thì thật không công bằng”. Thế rồi anh ra
đồng lấy lúa của mình bo thêm vào phần của em.”
Bài 2. Chọn từ ngữ chỉ nghề nghiệp thích hợp để điền vào chỗ trống:
a. … Mỹ Tâm vừa đánh đàn, vừa hát.
b. ... của đội tuyển bóng đá Việt Nam đã thi đấu hết mình.
c. … Minh Kiên đã thiết kế nội thất của ngôi nhà này.
d. … đang xét xử vụ án hôm qua.
Bài 3. Khoanh vào từ có nghĩa khác với các từ còn lại:
a. bầu trời, đám mây, mặt trời, cây đàn
b. ông, bà, gà trống, cô, chú
c. rễ, cây hồng, lá, hoa, quả
d. voi, chó, mèo, trâu, lợn Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
Bài 4. Quan sát tranh, viết về hoạt động của nhân vật trong tranh: Tranh 1 Tranh 2 Đáp án: Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đáp án Đề 1
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bạn nhỏ trong bài đang làm gì? A. Vẽ tranh
Câu 2. Ở khổ một, bức tranh có những sự vật gì? C. Cả A, B đều đúng
Câu 3. Bức tranh vẽ mùa nào? A. Mùa xuân
Câu 4. Những sự vật được vẽ ở khổ 2 là gì?
A. đàn bướm, con thuyền
Câu 5. Bức tranh hiện lên trong bài thơ như thế nào?
D. Cả 3 đáp án đều đúng III. Luyện tập
Bài 1. Điền ng hoặc ngh? - ngôi nhà - con nghé - ngước nhìn - nằm ngủ - ngốc nghếch
Bài 2. Điền từ thích hợp:
a. Từ ngữ chỉ nơi trồng cây: khu vườn
b. Từ ngữ chỉ hoạt động liên quan đến cây cối: trồng trọt
c. Từ ngữ chỉ sản phẩm từ cây: trái cây
Bài 3. Đặt câu với các từ:
a. Mùa xuân, ruộng đồng càng trở nên tươi tốt. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
b. Các bác nông dân đang hăng say trồng trọt. Bài 4. Gợi ý:
Sáng sớm, Bác Hồ đang đi dạo trong vườn. Khi đến gần cây đa, Bác chợt nhìn thấy
một chiếc rễ nhỏ và dài ngoằn ngoèo nằm trên mặt đất. Bác nói với chú cần vụ:
- Chú cuốn chiếc rễ lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé!
Chú cần vụ liền xới đất, rồi vùi chiếc rễ xuống đất. Bác liền ân cần bảo: - Chú nên làm thế này.
Bác cuộn chiếc đa thành một vòng tròn, rồi cùng chú cần vụ buộc nó tựa vào cái
cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất. Chú cần vụ thắc mắc:
- Dạ thưa Bác, làm như vậy để làm gì ạ? Bác cười và nói: - Sau này chú sẽ biết!
Nhiều năm về sau, chiếc rễ đã thành cây đa con có vòng lá tròn, cong cong như
chiếc cổng chào. Khi vào thăm khu vườn của Bác, các em thiếu nhi rất thích trò
chơi chui qua chui lại vòng lá ấy. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đề 2
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ viết về sự vật gì? A. Đôi bàn tay
Câu 2. Các từ dùng để miêu tả đôi bàn tay? C. Cả A, B đều đúng
Câu 3. Ở 2 khổ thơ đầu, đôi bàn tay của béđã làm những việc gì? D. Cả A, B đều đúng
Câu 4. Ở khổ 3, 4, đôi bàn tay của bé đã làm những việc gì?
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 5. Qua bài thơ, em rút ra được bài học cần phải siêng năng, chăm chỉ làm việc, giúp đỡ mọi người. III. Luyện tập
Bài 1. Điền dấu ngã hoặc dấu hỏi:
Ở cánh đồng nọ, có hai anh em cày chung một đám ruộng. Ngày mùa đến, họ gặt
lúa và chất thành hai đống bằng nhau, để cả ở ngoài đồng.
Đêm hôm ấy, người em nghĩ: “Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nếu phần lúa của
mình cũng bằng của anh ấy thì thật không công bằng”. Nghĩ vậy, người em ra đồng
lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh.
Cũng đêm ấy, người anh bàn với vợ: “Em ta sống một mình vất vả. Nếu phần của
chúng ta cũng bằng phần của chú ấy thì thật không công bằng”. Thế rồi anh ra
đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của em.
Bài 2. Chọn từ ngữ chỉ nghề nghiệp thích hợp để điền vào chỗ trống:
a. Ca sĩ Mỹ Tâm vừa đánh đàn, vừa hát.
b. Cầu thủ của đội tuyển bóng đá Việt Nam đã thi đấu hết mình.
c. Kiến trúc sư Minh Kiên đã thiết kế nội thất của ngôi nhà này.
d. Thẩm phán đang xét xử vụ án hôm qua. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
Bài 3. Chọn các từ khác với từ còn lại a. cây đàn b. gà trống c. cây hồng d. voi
Bài 4. Quan sát tranh, viết về hoạt động của nhân vật trong tranh:
- Tranh 1: Nghỉ hè, em sẽ về quê chơi. Quê hương của em là một thành phố ven
biển. Hằng năm, rất nhiều khách du lịch đến tắm biển. Họ thường vứt rác xung
quanh bãi biển. Vì vậy, em đã tham gia vào câu lạc bộ tình nguyện của xã. Công
việc của các thành viên trong câu lạc bộ là dọn dẹp bãi biển. Chúng em sử dụng
những bao tải lớn, đeo găng tay bảo hộ. Sau đó, các thành viên sẽ được phân công
dọn dẹp từng khu vực. Những đồ dùng có thể tái chế sẽ được để riêng. Công việc
khá vất vả, nhưng chúng em cảm thấy vô cùng vui vẻ.
- Tranh 2: Vừa qua, trường em đã tổ chức chương trình “Bảo vệ hành tinh xanh”.
Lớp em được phân công chăm sóc các bồn cây ở sân trường. Tổ một phụ trách nhặt
cỏ, rác thải trong các bồn cây. Tổ hai sẽ trồng thêm một số loại hoa, tưới nước cho
cây. Chúng em cảm thấy rất vui vì đã làm được một việc có ích cho môi trường. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169