Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Cánh Diều - Tuần 26 (Nâng cao)
Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt sách Cánh Diều - Tuần 26 sẽ giúp học sinh ôn tập và củng cố lại toàn bộ kiến thức của môn Tiếng Việt, tuần 26. Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Cánh Diều - Tuần 26 (Nâng cao)
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 2 (CD)
Môn: Tiếng Việt 2
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TUẦN 26 Đề 1
(Đề cơ bản)
I. Đọc hiểu văn bản
“Con trâu đen lông mượt
Cái sừng nó vênh vênh
Nó cao lớn lênh khênh
Chân đi như đập đất
Trâu ơi ăn cỏ mật Hay là ăn cỏ gà
Đừng ăn lúa đồng ta
(Lúa của mẹ của cha
Phải cấy cày vất vả)
Trâu ơi, uống nước nhá
Đây rồi nước mương trong
Có ánh mặt trời hồng
Có ánh mặt trăng tỏ
Bờ mương xanh mướt cỏ
Của trâu đấy, tha hồ
Trâu cứ chén cho no
Ngày mai cày cho khoẻ
Đừng lo đồng nứt nẻ Ta có máy bơm rồi
Khó nhọc mấy mùa thôi
Sau thì trâu được nghỉ
Máy cày rồi có nhé
Trâu chỉ còn vui chơi
Hếch cái mũi, trâu cười
Nhe cả hàm răng sún…”
(Con trâu đen lông mượt, Trần Đăng Khoa)
II. Đọc hiểu văn bản
Đọc và chọn đáp án đúng cho câu hỏi:
Câu 1. Tìm từ ngữ miêu tả cái sừng của con trâu? A. Vênh vênh B. Cong cong C. Cứng cáp D. Dày dặn
Câu 2. Thân hình của con trâu như thế nào? A. Nhỏ bé gầy gò B. Cao lớn lênh khênh C. Nhỏ bé xinh xắn D. To cao béo tốt
Câu 3. Nhân vật trong bài khuyên trâu đừng nên ăn gì? A. Cỏ mật B. Cỏ gà C. Lúa D. Gạo
Câu 4. Trâu chén cho no để làm gì? A. Ngủ cho ngon B. Cày cho khỏe C. Khỏe mạnh, mập mạp D. Không để làm gì
III. Luyện tập
Bài 1. Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã: lặng le hiêu biết vi đại sợi chi kiêu câu mạnh me
Bài 2. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: a. bàn … (chải/trải) b. tình … (kờ/cờ) c. học … (xinh/sinh) d. minh …. (tinh/tynh)
Bài 3. Đặt câu hỏi cho phần được gạch chân:
a. Minh Hà đang đọc sách.
b. Cuối tuần, Thảo sẽ đọc sách và xem phim.
c. Dì Sáu đang làm bánh.
d. Út Tin là học sinh lớp 2. Đề 2
(Đề nâng cao)
I. Luyện đọc diễn cảm
Vịt mẹ dẫn vịt con đi chơi.
Trước khi đi, Vịt mẹ dặn:
- Các con phải đi theo mẹ, theo
đàn, không được tách ra đi một
mình mà con cáo ăn thịt đấy!
Đàn vịt con vâng dạ rối rít.
Vừa ra khỏi cổng làng, chú Vịt
Xám đã quên ngay lời mẹ dặn.
Chú lẻn đi chơi một mình, lang
thang hết nơi này đến nơi khác. Cuối cùng chú đến một cái ao có rất nhiều tôm cá.
Đứng trên bờ nhìn xuống, chú thấy từng đàn cá, tôm bơi lội tung tăng dưới nước,
thỉnh thoảng một con tôm cong mình nhảy tanh tách.
Thích quá, chú nhảy xuống mò lấy, mò để. Lúc ăn đã gần no, chú mới nhìn lên
chẳng thấy vịt mẹ đâu cả. Hoảng sợ, chú nhảy lên bờ gọi mẹ ầm ĩ : “Vít... vít... vít”.
Gần đấy có một con cáo đang ngủ, nghe tiếng vịt kêu, cáo liền nhỏm dậy. Nó lẩm bẩm:
- Chà thịt vịt con ăn ngon lắm đấy! Hôm nay mình sẽ được một bữa thịt vịt thật là ngon.
Nói rồi cáo đi nhanh ra phía bờ ao. Khi cáo vừa ra đến nơi thì cũng là lúc Vịt mẹ
tìm thấy Vịt Xám. Trông thấy cáo, vịt mẹ vội dẫn Vịt Xám nhảy tùm xuống ao. Thế
là Vịt Xám thoát chết. (Chú Vịt Xám)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Vịt mẹ dặn vịt con điều gì?
A. phải đi theo mẹ, theo đàn
B. không được tách ra đi một mình mà con cáo ăn thịt C. Được tự do đi chơi D. Cả A, B đều đúng
Câu 2. Vừa ra khỏi cổng làng, Vịt Xám đã?
A. Quên ngay lời mẹ dặn
B. Lẻn đi chơi một mình, lang thang hết nơi này đến nơi khác C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 3. Vịt Xám không thấy mẹ thì cảm thấy như thé nào? A. Vui vẻ B. Hoảng sợ C. Bất ngờ D. Chán nản
Câu 4. Trông thấy cáo, vịt mẹ đã làm gì? A. Kêu cứu
B. Dẫn Vịt Xám nhảy tùm xuống ao C. Bỏ mặc Vịt Xám D. Không làm gì cả
Câu 5. Bài học rút ra từ câu chuyện là gì?
III. Luyện tập
Bài 1. Điền dấu câu thích hợp vào ô trống trong đoạn văn dưới đây:
Nghe như có điều gì oan trái chi đây tôi bèn hỏi:
- Làm sao mà khóc đường khóc chợ thế kia em
Chị ngẩng đầu lên, nước mắt đầm đìa rồi cúi chào lễ phép - các cô Nhà Trò bao
giờ cũng lịch sự và mềm mại
- Em chào anh, mời anh ngồi chơi Tôi nói ngay:
- Có gì mà ngồi Làm sao khóc nào
Thế là chị ta bù lu bù loa:
- Anh ơi Anh ơi! Hu… hu… Anh cứu em... Hu...hu
- Ðứa nào? Ðứa nào bắt nạt em
- Thưa anh bọn Nhện. Anh cứu... Hu...hu... Tôi sốt ruột:
- Nhện nào Sao lại cứ khóc thế? Kể rõ đầu đuôi mới biết làm sao mà cứu được chứ! Nhà Trò kể:
- Năm trước phải khi trời làm đói kémmẹ em phải vay lương ăn của Nhện. Sau
đấy, không may mẹ em mất đi, còn lại thui thủi có mình em. Mà em ốm
yếu kiếm bữa cũng chẳng đủ, làm ăn chả ra thế nào, bao năm nghèo túng vẫn
hoàn nghèo túng, món nợ cũ chưa trả được. Nhện cứ nhất định bắt trả nợ. Mấy bận
Nhện đã đánh em. Hôm nay bọn Nhện chăng tơ ngang đường đe bắt em vặt
chân vặn cánh ăn thịt em.
(Trích Dế Mèn phiêu lưu kí)
Bài 2. Đặt câu có chứa các từ: động vật, khôn ngoan.
Bài 3. Viết chính tả: Con cò (Trích) Con còn bế trên tay Con chưa biết con cò Nhưng trong lời mẹ hát Có cánh cò đang bay
Bài 4. Tập làm văn
Đề bài: Viết đoạn văn kể về khu rừng vui vẻ, các loài vật chung sống hòa thuận với nhau. Đáp án Đề 1 (Đề cơ bản)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Tìm từ ngữ miêu tả cái sừng của con trâu? A. Vênh vênh
Câu 2. Thân hình của con trâu như thế nào? B. Cao lớn lênh khênh
Câu 3. Nhân vật trong bài khuyên trâu đừng nên ăn gì? C. Lúa
Câu 4. Trâu chén cho no để làm gì? B. Cày cho khỏe III. Luyện tập
Bài 1. Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã: lặng lẽ hiểu biết vĩ đại sợi chỉ kiểu câu mạnh mẽ
Bài 2. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: a. bàn chải b. tình cờ c. học sinh d. minh tinh
Bài 3. Đặt câu hỏi cho phần được gạch chân: a. Ai đang đọc sách?
b. Cuối tuần, Thảo sẽ làm gì? c. Ai đang làm bánh? d. Út Tin là ai? Đề 2 (Đề nâng cao)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Vịt mẹ dặn vịt con điều gì? D. Cả A, B đều đúng
Câu 2. Vừa ra khỏi cổng làng, Vịt Xám đã? B. Cả A, B đều đúng
Câu 3. Vịt Xám không thấy mẹ thì cảm thấy như thé nào? B. Hoảng sợ
Câu 4. Trông thấy cáo, vịt mẹ đã làm gì?
B. Dẫn Vịt Xám nhảy tùm xuống ao
Câu 5. Bài học rút ra:
Chúng ta không nên ham chơi, không nghe lời dặn dò của người lớn mà có ngày gặp họa. III. Luyện tập
Bài 1. Điền dấu câu thích hợp vào ô trống trong đoạn văn dưới đây:
Nghe như có điều gì oan trái chi đây, tôi bèn hỏi:
- Làm sao mà khóc đường khóc chợ thế kia em?
Chị ngẩng đầu lên, nước mắt đầm đìa rồi cúi chào, lễ phép - các cô Nhà Trò bao
giờ cũng lịch sự và mềm mại.
- Em chào anh, mời anh ngồi chơi. Tôi nói ngay:
- Có gì mà ngồi! Làm sao khóc nào?
Thế là chị ta bù lu bù loa:
- Anh ơi! Anh ơi! Hu...hu...Anh cứu em... Hu...hu
- Ðứa nào? Ðứa nào bắt nạt em?
- Thưa anh, bọn Nhện. Anh cứu... Hu...hu... Tôi sốt ruột:
- Nhện nào? Sao lại cứ khóc thế? Kể rõ đầu đuôi mới biết làm sao mà cứu được chứ! Nhà Trò kể:
- Năm trước, phải khi trời làm đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của Nhện. Sau
đấy, không may mẹ em mất đi, còn lại thui thủi có mình em. Mà em ốm yếu, kiếm
bữa cũng chẳng đủ, làm ăn chả ra thế nào, bao năm nghèo túng vẫn hoàn nghèo
túng, món nợ cũ chưa trả được. Nhện cứ nhất định bắt trả nợ. Mấy bận Nhện đã
đánh em. Hôm nay bọn Nhện chăng tơ ngang đường đe bắt em, vặt chân, vặn cánh ăn thịt em.
(Trích Dế Mèn phiêu lưu kí)
Bài 2. Đặt câu có chứa các từ: động vật, khôn ngoan.
- Các loài động vật đang uống nước.
- Chú khỉ rất khôn ngoan.
Bài 3. Học sinh tự viết.
Bài 4. Tập làm văn Gợi ý:
Trong thế giới cổ tích, khu rừng thật đẹp đẽ. Cây cối cao lớn, xanh tốt. Nhiêu loài
hoa khoe sắc hương. Các loài vật sống hòa thuận với nhau. Thỉnh thoảng, chúng tổ
chức tiệc tùng hay cuộc thi. Em cũng chơi đùa cùng chúng rất vui vẻ. Khu rừng mới tuyệt vời làm sao!