Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Cánh Diều - Tuần 27 (Nâng cao)
Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt sách Cánh Diều - Tuần 27 sẽ giúp học sinh ôn tập và củng cố lại toàn bộ kiến thức của môn Tiếng Việt.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 2 (CD)
Môn: Tiếng Việt 2
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TUẦN 27 Đề 1
(Đề cơ bản)
I. Đọc hiểu văn bản Này chú mèo mướp Mí có quen đâu Đừng có meo meo Đòi vào đây nhé Chị Mí dặn thế
“Lạ, không được vào Chị đi mua rau
Mí trông nhà đấy...” Chú kiến đen láy
Chạy nhắng lên thôi Ra chỗ khác chơi Không quen đâu nhé Lại còn ngọn gió Ở tận đâu đâu Sao cứ theo nhau Vào nhà Mí thế? Mí về mách chị Chị lại mắng cho Thôi gió ra đi Để còn khép cửa
Các bạn đứng đó Mí hát cho nghe:
“Hôm qua trên ngọn cây me
Mẹ con ve mắng con ve mấy lần
Con gà không biết rửa chân
Con bò thì chẳng đánh răng bao giờ...” Rồi Mí lơ mơ Ngủ bên cửa sổ Kìa tia nắng lạ Đã len vào nhà.
(Mí trông nhà, Xuân Quỳnh)
II. Đọc hiểu văn bản
Đọc bài thơ và chọn đáp án đúng:
Câu 1. Bài thơ là lời của ai? A. Mí B. Chị Mí C. Mẹ Mí D. Bà Mí
Câu 2. Chị của Mí đã dặn dò điều gì?
A. Không cho ai lạ vào nhà B. Mí hãy trông nhà C. Mí nấu cơm giúp chị D. Cả A, B đều đúng
Câu 3. Tìm từ chỉ đặc điểm của chú kiến trong bài thơ? A. Đen láy B. Nhỏ bé C. Nhanh nhẹn D. Chăm chỉ
Câu 4. Sự vật nào đã len vào nhà khi Mí ngủ quên? A. Gió B. Kiến C. Đám mây D. Tia nắng
III. Luyện tập
Bài 1. Xếp các từ dưới đây vào hai nhóm thích hợp:
con lợn, xinh xắn, nhân hậu, bông hoa, quyển vở, dữ dằn, máy tính, tươi tốt Sự vật Đặc điẻm
Bài 2. Đặt câu với các từ ngữ chỉ hoạt động dưới đây: nấu ăn, trò chuyện.
Bài 3. Viết chính tả:
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
Bài 4. Viết đoạn văn về một đồ vật có hình loài chim. Đề 2
(Đề nâng cao)
I. Luyện đọc diễn cảm
“Mùa xuân! Mỗi khi Họa Mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự
đổi thay kì diệu!
Trời bỗng sáng thêm ra. Những luồng ánh sáng chiếu qua các chùm lộc mới hóa
rực rỡ hơn. Những gợn sóng trên hồ hòa nhập với tiếng Họa Mi hót, lấp lánh thêm.
Da trời bỗng xanh cao. Những làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng
hơn. Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của Họa Mi chợt bừng giấc, xòe
những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi. Tiếng hót dìu dặt của Họa Mi
giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới.
Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Họa Mi đã làm cho
tất cả bừng giấc ... Họa Mi thấy lòng vui sướng, cố hót hay hơn nữa.” (Họa mi hót, Võ Quảng) Từ ngữ
⚫ kì diệu: có cái gì vừa rất lạ lùng như không cắt nghĩa nổi, vừa làm cho người ta
phải ca ngợi, phải khâm phục
⚫ dìu dặt: lúc nhanh lúc chậm một cách nhịp nhàng và êm nhẹ (thường nói về âm thanh)
⚫ tưng bừng: nhộn nhịp, vui vẻ
II. Đọc hiểu văn bản
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi:
Câu 1. Khi Họa Mi tung ra những tiếng hót vang lừng vào mùa xuân, mọi vật như thế nào?
A. Mọi vật như sáng thêm ra.
B. Mọi vật như có sự đổi thay kỳ diệu.
C. Mọi vật như trở lên lấp lánh kỳ diệu.
D. Mọi vật như bừng tỉnh.
Câu 2. Các loài hoa nở rộ, xòe những cánh hoa đẹp khi nào?
A. Khi mùa xuân vừa đến.
B. Khi Họa Mi vừa rời tổ.
C. Khi nghe thấy Họa Mi cất tiếng hót trong suốt. D. Khi Hoa Mi thức dậy.
Câu 3. Các loài chim dạo lên khúc nhạc tưng bừng ca ngợi điều gì?
A. Ca ngợi tiếng hót của Họa Mi.
B. Ca ngợi mùa xuân tới. C. Ca ngợi các loài hoa.
D. Ca ngợi núi sông đang đổi mới.
Câu 4. Theo em, vì sao mọi vật đều bừng giấc và đổi mới khi nghe tiếng hót của Họa Mi?
III. Luyện tập
Bài 1. Quan sát tranh, tìm từ chỉ sự vật phù hợp: ….………………….. ….………………….. ….………………….. Bài 2. Nối: A B Chậm như mực Vắng như sên Hiền như chùa Bà Đanh Tối như bụt
Bài 3. Điền dấu câu thích hợp vào ô trống:
Thằng Xuân đến mó vào chiếc áo của Sơn nó chưa thấy cái áo như thế bao giờ.
Sơn lật vạt áo thâm chìa áo vệ sinh và áo dạ cho cả bọn xem. Một đứa tắc lưỡi nói:
- Cái áo này mặc thì nóng lắm Chắc mua phải đến một đồng bạc chứ không ít, chúng mày nhỉ. Đứa khác nói:
- Ngày trước thầy tao cũng có một cái áo như thế, về sau bán cho ông lý mất
Con Túc ngây ngô giương đôi mắt lên hỏi Sơn:
- Cái này cậu mua tận Hà Nội phải không Sơn ưỡn ngực đáp:
- Ở Hà Nội chứ ở đây làm gì có Mẹ tôi còn hẹn mua cho tôi một cái áo len
nhiều tiền hơn nữa kia.
(Trích Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam)
Bài 4. Tập làm văn
Đề bài: Viết đoạn văn tả một đồ vật hoặc đồ chơi em yêu thích. Trong đoạn văn,
em hãy chỉ ra ít nhất 2 từ chỉ đặc điểm. Đáp án Đề 1 (Đề cơ bản)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ là lời của ai? A. Mí
Câu 2. Chị của Mí đã dặn dò điều gì? D. Cả A, B đều đúng
Câu 3. Tìm từ chỉ đặc điểm của chú kiến trong bài thơ? A. Đen láy
Câu 4. Sự vật nào đã len vào nhà khi Mí ngủ quên? D. Tia nắng III. Luyện tập
Bài 1. Xếp các từ dưới đây vào hai nhóm thích hợp:
⚫ Sự vật: con lợn, bông hoa, quyển vở, máy tính
⚫ Đặc điểm: xinh xắn, nhân hậu, dữ dằn, tươi tốt
Bài 2. Đặt câu với các từ ngữ chỉ hoạt động dưới đây: nấu ăn, trò chuyện.
- Chị Sáu đang nấu ăn trong bếp.
- Em vừa trò chuyện với các bạn trong câu lạc bộ.
Bài 3. Học sinh tự viết. Bài 4. Gợi ý:
Em có một chiếc gối ôm. Nó có hình một chú chim cánh cụt. Thân hình của nó khá
mập mạp. Lưng và đầu màu đen, chiếc bụng có màu trắng. Đôi chân ngắn và nhỏ
xíu. Em còn đặt tên cho nó là Biển Cả. Em rất thích chiếc gối ôm đặc biệt này. Đề 2 (Đề nâng cao)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bạn nhỏ trong bài đang làm gì? A. Vẽ tranh
Câu 2. Ở khổ một, bức tranh có những sự vật gì? C. Cả A, B đều đúng
Câu 3. Trong câu: Đàn bướm nhỏ xinh, tinh nghịch từ nào là từ chỉ đặc điểm? D. Cả B, C đều đúng
Câu 4. Những sự vật được vẽ ở khổ 2 là gì?
A. đàn bướm, con thuyền II. Luyện tập
Bài 1. Quan sát tranh, tìm từ chỉ sự vật phù hợp: Gà trống Hoa anh đào Bánh mì Bài 2. Nối: ⚫ Chậm như sên
⚫ Vắng như chùa Bà Đanh ⚫ Hiền như bụt ⚫ Tối như mực
Bài 3. Điền dấu câu thích hợp vào ô trống:
Thằng Xuân đến mó vào chiếc áo của Sơn, nó chưa thấy cái áo như thế bao giờ.
Sơn lật vạt áo thâm, chìa áo vệ sinh và áo dạ cho cả bọn xem. Một đứa tắc lưỡi, nói:
- Cái áo này mặc thì nóng lắm. Chắc mua phải đến một đồng bạc chứ không ít, chúng mày nhỉ. Đứa khác nói:
- Ngày trước thầy tao cũng có một cái áo như thế, về sau bán cho ông lý mất.
Con Túc ngây ngô giương đôi mắt lên hỏi Sơn:
- Cái này cậu mua tận Hà Nội phải không? Sơn ưỡn ngực đáp:
- Ở Hà Nội, chứ ở đây làm gì có. Mẹ tôi còn hẹn mua cho tôi một cái áo len nhiều tiền hơn nữa kia.
(Trích Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam)
Bài 4. Tập làm văn Gợi ý:
Sinh nhật năm nay, bố tặng em một chiếc xe đạp nhỏ. Bên ngoài chiếc xe được sơn
màu hồng. Phía trước có một chiếc giỏ để đựng đồ. Các bộ phận như bàn đạp, yên
xe, tay lái đều có màu đen. Xe có hai bánh xe hình tròn. Ở giữa bánh xe là các nan
hoa bằng thép rất chắc chắn. Lốp xe bằng cao su bền và đẹp. Mỗi lần xe chuyển
động, những bánh xe lăn quay đều quay đều trông thật vui mắt. Em rất thích chiếc xe đạp này.
Từ chỉ đặc điểm: nhỏ, chắc chắn, bền, đẹp