Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Cánh Diều - Tuần 28 (Nâng cao)
Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt sách Cánh Diều - Tuần 28 sẽ giúp học sinh ôn tập và củng cố lại toàn bộ kiến thức của môn Tiếng Việt.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 2 (CD)
Môn: Tiếng Việt 2
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TUẦN 28 Đề 1
(Đề cơ bản) I. Đọc hi u ể văn b n ả
“Suốt cả mùa đông Nắng đi đâu miết
Trời đắp chăn bông Còn cây chịu rét Sớm nay nở hết Đầy sân cúc vàng
Thấy mùa xuân đẹp
Nắng lại về chăng?
Ồ chẳng phải đâu Mùa đông nắng ít Cúc gom nắng vàng. Vào trong lá biếc. Chờ cho đến Tết, Nở bung thành hoa Rực vàng hoa cúc Âm vui mọi nhà.”
(Hoa cúc vàng, Nguyễn Văn Chương) II. Đ c ọ hi u ể văn b n ả
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi:
Câu 1. Khung cảnh mùa đông như thế nào? A. Nắng đi đâu miết B. Trời đắp chăn bông C. Còn cây chịu rét D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2. Điều gì xảy ra vào sớm nay? A. Cúc vàng nở hết B. Trời trở lạnh hơn C. Ánh nắng xuất hiện D. Cây cối xanh tốt
Câu 3. Đâu là từ chỉ đặc điểm? A. nắng B. mùa đông C. ít D. nở
Câu 4. Cúc đã làm gì vào mùa đông?
A. Gom nắng vàng vào trong lá biếc
B. Chờ đến tết nở bung thành hoa C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 5. Em có cảm nhận gì về mùa xuân và mùa đông? II. Luy n ệ t ừ và câu
Bài 1. Điền ch hay tr? - …ồi non - …ung thực - …im muông - …ở về
Bài 2. Ghép từ ở cột A với nghĩa ở cột B: A B chập chờn
có vẻ ngoài lộ rõ tâm trạng rất vui vui vẻ
gợi tả những tiếng động nhỏ, xen lẫn vào nhau lao xao
khi ẩn, khi hiện, không rõ ràng
Bài 3. Đặt câu với các từ:
a. Từ ngữ chỉ hoạt động: bay lượn
b. Từ ngữ chỉ đặc điểm: xinh đẹp
Bài 3. Viết chính tả
Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. (Hồ Chí Minh)
Bài 4. Tập làm văn
Đề bài: Tả về mùa xuân. Đề 2
(Đề nâng cao) I. Luy n ệ đ c ọ di n ễ c m ả
Biển về đêm đẹp quá! Bầu trời
cao vời vợi, xanh biếc, một màu
xanh trong suốt. Những ngôi sao
vốn đã lóng lánh, nhìn trên biển
lại càng thêm lóng lánh. Bỗng
một vầng sáng màu lòng đỏ
trứng gà to như chiếc nong đang
nhô lên ở phía chân trời.
Trăng trên sông, trên đồng, trên làng quê, tôi đã thấy nhiều. Duy trăng trên biển
lúc mới mọc thì đây là lần đầu tiên tôi được thấy. Đẹp quá sức tưởng tượng! Màu
lòng đỏ trứng mỗi lúc một sáng hồng lên, rất trong. Càng lên cao, trăng càng nhỏ
dần, càng vàng dần, càng nhẹ dần. Mặt nước lóa sáng. Cả một vùng nước sóng
sánh, vàng chói lọi. Càng lên cao trăng càng trong và nhẹ bỗng. Biển sáng lên lấp
lóa như đặc sánh, còn trời thì trong như nước. Có trăng, những tiếng động như
nhòa đi, nghe không gọn tiếng, không rõ ràng như trước... Một cảnh thật nên thơ, thật huyền ảo.
(Trăng mọc trên biển, Trần Hoài Dương) II. Đọc hi u ể văn b n ả
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi:
Câu 1. Truyện miêu tả biển vào thơ gian nào? A. Buổi trưa B. Buổi đêm C. Buổi chiều D. Buổi sáng
Câu 2. Bầu trời có đặc điểm gì? A. Cao vời vợi
B. Xanh biếc, một màu xanh trong suốt C. Thăm thẳm D. Cả A, B đều đúng
Câu 3. Câu văn miêu tả vẻ đẹp của trăng trên biển là gì?
A. Màu lòng đỏ trứng mỗi lúc một sáng hồng lên, rất trong.
B. Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần, càng vàng dần, càng nhẹ dần.
C. Càng lên cao trăng càng trong và nhẹ bỗng.
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 4. Khi trăng lên cao, biển sẽ như thế nào?
A. Cả một vùng nước sóng sánh, vàng chói lọi.
B. Biển sáng lên lấp lóa như đặc sánh, còn trời thì trong như nước.
C. Có trăng, những tiếng động như nhòa đi, nghe không gọn tiếng, không rõ ràng như trước
D. Một cảnh thật nên thơ, thật huyền ảo.
Câu 5. Nêu cảm nhận của em về bức tranh biển vào đêm trăng? III. Luy n ệ t p ậ
Bài 1. Sắp xếp các từ dưới đây vào 2 nhóm:
con ve, lạnh lẽo, cây bàng, cần cù, xấu xí, hoa phượng, oi bức, dễ chịu, ấm áp Đặc Sự điể vật m
Bài 2. Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong đoạn văn dưới đây:
Buổi sáng mai hôm ấy một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm
nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi
lại lắm lần nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay
đổi vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học. (Trích Tôi đi học)
Bài 3. Viết chính tả: Mùa xuân nho nhỏ (Trích) Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng.
Bài 4. Quan sát tranh, cho biết bức tranh gợi em nghĩ đến mùa gì? Viết đoạn văn miêu tả về mùa đó. Đáp án: Đáp án Đề 1 (Đề cơ bản)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Khung cảnh mùa đông như thế nào? D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2. Điều gì xảy ra vào sớm nay? A. Cúc vàng nở hết
Câu 3. Đâu là từ chỉ đặc điểm? C. ít
Câu 4. Cúc đã làm gì vào mùa đông? C. Cả A, B đều đúng Câu 5.
- Mùa xuân: cây cối tươi tốt, tiết trời ấm áp
- Mùa đông: cây cối xơ xác, tiết trời lạnh giá
III. Luyện từ và câu
Bài 1. Điền ch hay tr? - chồi non - trung thực - chim muông - trở về
Bài 2. Ghép từ ở cột A với nghĩa ở cột B:
chập chờn: khi ẩn, khi hiện, không rõ ràng
vui vẻ: có vẻ ngoài lộ rõ tâm trạng rất vui
lao xao: gợi tả những tiếng động nhỏ, xen lẫn vào nhau
Bài 3. Đặt câu với các từ:
a. Những chú chim đang bay lượn trên bầu trời.
b. Huyền là một cô bạn xinh đẹp và dễ thương.
Bài 3. Học sinh tự viết.
Bài 4. Tập làm văn Gợi ý:
Mùa xuân thật đẹp. Tiết trời ấm áp hơn. Không khí trong lành. Bầu trời trong xanh.
Đàn én bay lượn báo hiệu xuân về. Cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc. Tiếng chim
hót ríu rít khắp nơi. Ông mặt trời thức dậy từ sáng sớm. Tiếng gà trống gáy vang.
Mùa xuân mới đẹp làm sao! Đề 2 (Đề nâng cao)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Truyện miêu tả biển vào thơ gian nào? B. Buổi đêm
Câu 2. Bầu trời có đặc điểm gì? D. Cả A, B đều đúng
Câu 3. Câu văn miêu tả vẻ đẹp của trăng trên biển là gì?
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 4. Khi trăng lên cao, biển sẽ như thế nào?
B. Biển sáng lên lấp lóa như đặc sánh, còn trời thì trong như nước.
Câu 5. Cảnh biển đêm trăng thật đẹp đẽ, thơ mộng. III. Luyện tập
Bài 1. Sắp xếp các từ dưới đây vào 2 nhóm:
Từ chỉ sự vật: con ve, cây bàng, hoa phượng
Từ chỉ đặc điểm: lạnh lẽo, cần cù, xấu xí, oi bức, dễ chịu, ấm áp
Bài 2. Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong đoạn văn dưới đây:
Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm
nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi
lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay
đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học. (Trích Tôi đi học)
Bài 3. Học sinh tự viết.
Bài 4. Quan sát tranh, cho biết bức tranh gợi em nghĩ đến mùa gì? Viết đoạn văn miêu tả về mùa đó. - Mùa thu
- Đoạn văn: Thu về, tiết trời mát mẻ hơn. Bầu trời xanh thẳm. Đám mây trắng trôi
chầm chậm. Dưới cánh đồng, lúa đang chín vàng. Hương hoa sữa nồng nàn khắp
con phố. Lá trên cây đã bắt đầu ngả vàng. Tiếng chim hót ríu rít trong vườn. Thỉnh
thoảng, gió heo may sẽ thổi. Em rất yêu thích mùa thu.
Document Outline
- I. Luyện đọc diễn cảm
- Biển về đêm đẹp quá! Bầu trời cao vời vợi, xanh biếc, một màu xanh trong suốt. Những ngôi sao vốn đã lóng lánh, nhìn trên biển lại càng thêm lóng lánh. Bỗng một vầng sáng màu lòng đỏ trứng gà to như chiếc nong đang nhô lên ở phía chân trời.
- Trăng trên sông, trên đồng, trên làng quê, tôi đã thấy nhiều. Duy trăng trên biển lúc mới mọc thì đây là lần đầu tiên tôi được thấy. Đẹp quá sức tưởng tượng! Màu lòng đỏ trứng mỗi lúc một sáng hồng lên, rất trong. Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần, càng vàng dần, càng nhẹ dần. Mặt nước lóa sáng. Cả một vùng nước sóng sánh, vàng chói lọi. Càng lên cao trăng càng trong và nhẹ bỗng. Biển sáng lên lấp lóa như đặc sánh, còn trời thì trong như nước. Có trăng, những tiếng động như nhòa đi, nghe không gọn tiếng, không rõ ràng như trước... Một cảnh thật nên thơ, thật huyền ảo.
- D. Một cảnh thật nên thơ, thật huyền ảo.
- Mùa xuân nho nhỏ