Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Cánh Diều - Tuần 5
Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt sách Cánh Diều - Tuần 5 sẽ giúp học sinh ôn tập và củng cố lại toàn bộ kiến thức của môn Tiếng Việt, tuần 5. Mời tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu được đăng tải ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 2 (CD)
Môn: Tiếng Việt 2
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 2 Tuần 5 - Cánh diều Đề 1
I. Luyện đọc diễn cảm
“Lớp học rộng rãi, sáng sủa và sạch sẽ nhưng không biết ai vứt một mẩu giấy ngay giữa lối ra vào.
Cô giáo bước vào lớp, mỉm cười:
- Lớp ta hôm nay sạch sẽ quá! Thật đáng khen! Nhưng các em có nhìn thấy mẩu
giấy đang nằm ngay giữa cửa kia không?
- Có ạ! - Cả lớp đồng thanh đáp.
- Nào! Các em hãy lắng nghe và cho cô biết mẩu giấy đang nói gì nhé! - Cô giáo nói tiếp.
Cả lớp im lặng lắng nghe. Được một lúc, tiếng xì xào nổi lên vì các em không nghe
thấy mẩu giấy nói gì cả. Một em trai đánh bạo giơ tay xin nói. Cô giáo cười:
- Tốt lắm! Em nghe thấy mẩu giấy nói gì nào?
- Thưa cô, giấy không nói được đâu ạ!
Nhiều tiếng xì xào hưởng ứng: “Thưa cô, đúng đấy ạ! Đúng đấy ạ!”
Bỗng một em gái đứng dậy, tiến tới chỗ mẩu giấy, nhặt lên rồi mang bỏ vào sọt
rác. Xong xuôi, em mới nói:
- Em có nghe thấy ạ. Mẩu giấy bảo: “Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác!”
Cả lớp cười rộ lên thích thú. Buổi học hôm ấy vui quá.” (Mẩu giấy vụn)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Cô giáo đã làm gì khi nhìn thấy mẩu giấy trước cửa?
A. Cô giáo yêu cầu học sinh lắng nghe và cho biết mẩu giấy đang nói gì.
B. Cô giáo yêu cầu một bạn học sinh nhặt giấy lên.
C. Cô giáo đã nhặt mẩu giấy lên.
Câu 2. Bạn trai đầu tiên đã trả lời cô thế nào?
A. Thưa cô, giấy không nói được đâu ạ!
B. Em sẽ nhặt mẩu giấy lên.
C. Bạn Lan là người vứt mẩu giấy ra lớp.
Câu 3. Bạn gái sau đó đã làm gì? A. Nhặt mẩu giấy lên B. Đồng ý với bạn trai
C. Nhặt mẩu giấy lên và trả lời cô giáo rằng mẩu giấy bảo: “Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác!”
Câu 4. Ý nghĩa của câu chuyện?
A. Câu chuyện khuyên chúng ta phải thật thà.
B. Câu chuyện khuyên chúng ta phải chăm chỉ.
C. Câu chuyện khuyên chúng ta nên giữ gìn trường lớp sạch, đẹp. III. Luyện tập
Câu 1. Viết chính tả:
- Người không học như ngọc không mài.
- Học ăn, học nói, học gói, học mở.
Câu 2. Đặt câu với các từ: học tập, làm việc.
Câu 3. Điền l hay n? a. …ớp học b. …úi …on c. …ớn lên d. …ười biếng e. …ước sôi
Câu 4. Viết nội quy của trường em. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Cô giáo đã làm gì khi nhìn thấy mẩu giấy trước cửa?
A. Cô giáo yêu cầu học sinh lắng nghe và cho biết mẩu giấy đang nói gì.
Câu 2. Bạn trai đầu tiên đã trả lời cô thế nào?
A. Thưa cô, giấy không nói được đâu ạ!
Câu 3. Bạn gái sau đó đã làm gì?
C. Nhặt mẩu giấy lên và trả lời cô giáo rằng mẩu giấy bảo: “Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác!”
Câu 4. Ý nghĩa của câu chuyện?
C. Câu chuyện khuyên chúng ta nên giữ gìn trường lớp sạch, đẹp. III. Luyện tập
Câu 1. Viết chính tả:
- Người không học như ngọc không mài.
- Học ăn, học nói, học gói, học mở. Câu 2.
- Trẻ em phải học tập chăm chỉ.
- Bố làm việc đến mười giờ mới xong.
Câu 3. Điền l hay n? a. lớp học b. núi non c. lớn lên d. lười biếng e. nước sôi Câu 4. Gợi ý: Nội quy học sinh 1. Đi học đúng giờ
2. Kính trọng thầy cô giáo, chan hòa với bạn bè
3. Thẳng thắn, trung thực, dũng cảm
4. Chăm chỉ học tập, rèn luyện sức khỏe Hiệu trưởng Đề 2
I. Luyện đọc diễn cảm
1. Vậy là Hà đã được học ở ngôi trường mới. Nhớ lại năm ngoái, giờ ra chơi, em
và các bạn thường trò chuyện về ngôi trường đang xây và tưởng tượng biết bao
điều. Giờ đây, những mơ ước ấy đã thành hiện thực.
2. Trường mới rất khang trang. Từ cổng trường đến các lớp học, chỗ nào cũng
được khoác tấm áo mới thật đẹp.
Hà và các bạn thích khu vườn trường có đủ các loại cây. Cạnh vườn trường là thư
viện xanh với rất nhiều cuốn sách hay. Đó là nơi các bạn Hà hẹn nhau sau mỗi buổi
học. Cuối hành lang mỗi tầng đều có một khu vệ sinh rộng rãi và sạch sẽ.
3. Một năm học bắt đầu. Ngôi trường mới đã trở thành ngôi nhà thứ hai, là niềm vui của Hà và các bạn. (Trường em)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Nhân vật chính trong văn bản là ai? A. Hà B. Thảo C. Vy
Câu 2. Ngôi trường mới như thế nào? A. Sạch sẽ B. Khang trang C. Xinh đẹp
Câu 3. Ngôi trường mới đã trở thành? A. Một người bạn thân B. Khu vui chơi C. Ngôi nhà thứ hai
Câu 4. Theo em, truyện gửi gắm điều gì?
A. Tình cảm với ngôi trường
B. Tình cảm với ngôi nhà
C. Tình cảm với quê hương III. Luyện tập
Câu 1. Viết chính tả: Cái trống trường em (Trích) Cái trống trường em Mùa hè cũng nghỉ Suốt ba tháng liền Trống nằm ngẫm nghĩ.
Câu 2. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Là gì?”
a. Anh trai em đang là sinh viên đại học.
b. Con búp bê này là của bạn Hoa.
c. Em là một học sinh ngoan ngoãn.
d. Mẹ em là một giáo viên dạy Toán.
Câu 3. (*) Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây:
Có một [...] lười học nên không biết chữ. Thấy nhiều người khi đọc sách phải đeo
kính, cậu tưởng rằng cứ đeo kính thì đọc được sách. Một hôm, cậu vào một cửa
hàng để mua kính. Cậu giở một [...] ra đọc thử. Cậu thử đến năm bảy [...] khác
nhau mà vẫn không đọc được. Bác bán kính thấy thế liền hỏi: “Hay là cháu không
biết đọc?”. Cậu bé [...] : “Nếu cháu mà biết đọc thì cháu còn phải mua kính làm
gì?” Bác bán kính phì cười: “Chẳng có thứ kính nào đeo vào mà biết đọc được
đâu! Cháu muốn [...] thì phải học đi đã.” (Mua kính)
(đọc sách, cuốn sách, cậu bé, ngạc nhiên, chiếc kính)
Câu 4. Viết nội quy của trường em. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Nhân vật chính trong văn bản là ai? A. Hà
Câu 2. Ngôi trường mới như thế nào? B. Khang trang
Câu 3. Ngôi trường mới đã trở thành? C. Ngôi nhà thứ hai
Câu 4. Theo em, truyện gửi gắm điều gì?
A. Tình cảm với ngôi trường III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết.
Câu 2. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Là gì?”
a. Anh trai em đang là sinh viên đại học.
b. Con búp bê này là của bạn Hoa.
c. Em là một học sinh ngoan ngoãn.
d. Mẹ em là một giáo viên dạy Toán.
Câu 3. (*) Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây:
Có một [cậu bé] lười học nên không biết chữ. Thấy nhiều người khi đọc sách phải
đeo kính, cậu tưởng rằng cứ đeo kính thì đọc được sách. Một hôm, cậu vào một
cửa hàng để mua kính. Cậu giở một [cuốn sách] ra đọc thử. Cậu thử đến năm bảy
[chiếc kính] khác nhau mà vẫn không đọc được. Bác bán kính thấy thế liền hỏi:
“Hay là cháu không biết đọc?”. Cậu bé [ngạc nhiên] : “Nếu cháu mà biết đọc thì
cháu còn phải mua kính làm gì?” Bác bán kính phì cười: “Chẳng có thứ kính nào
đeo vào mà biết đọc được đâu! Cháu muốn [đọc sách] thì phải học đi đã.” Câu 4. Gợi ý: Nội quy học sinh 1. Đi học đúng giờ
2. Lễ phép với thầy cô giáo, sống chan hòa với bạn bè
3. Mặc đúng đồng phục khi vào trường học
4. Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa
5. Giữ gìn vệ sinh lớp học, trường học. Hiệu trưởng
Document Outline
- Đề 1
- Đáp án
- Đề 2
- Đáp án