Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Cánh Diều - Tuần 9
Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt sách Cánh Diều - Tuần 9 sẽ giúp học sinh ôn tập và củng cố lại toàn bộ kiến thức của môn Tiếng Việt, tuần 9. Mời tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu được đăng tải ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 2 (CD)
Môn: Tiếng Việt 2
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 2 Tuần 9 - CTST Đề 1
I. Luyện đọc diễn cảm
1. Ngày xưa, có một cậu bé ham chơi. Một lần bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi.
Cậu la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong.
2. Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh,
cậu mới nhớ đến mẹ, liền tìm đường về nhà.
Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ,
rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc. Kì lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy.
Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất
hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh rồi chính. Một quả rơi vào lòng cậu.
Môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.
Cậu nhìn lên tán lá. Lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ
con. Cậu bé òa khóc. Cây xòa cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ về.
3. Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu bé, ai cũng thích. Họ đem hạt gieo trồng ở
khắp nơi và gọi đó là cây vú sữa. (Sự tích cây vú sữa)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Cậu bé đã làm gì khi bị mẹ mắng?
Câu 2. Khi cậu bé trở về nhà, điều gì đã xảy ra?
Câu 3. Hình ảnh nào của cây vú sữa khiến cậu bé nhớ đến mẹ?
Câu 4. Truyện có ý nghĩa gì? III. Luyện tập
Câu 1. Viết chính tả: Gọi bạn (Trích) Bê Vàng đi tìm cỏ
Lang thang quên đường về
Dê Trắng thương bạn quá Chạy khắp nẻo tìm Bê Đến bây giờ Dê Trắng
Vẫn gọi hoài: “Bê! Bê!”
Câu 2. Từ nào khác với các từ còn lại:
a. ngoan ngoãn, hiền lành, độc ác, bức tranh b. mít, cúc, táo, lê c. bàn, ghế, bút, chậu
d. truyện tranh, văn học, kiến trúc, hội họa
Câu 3. (*) Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Bốn ... mải chuyện trò, không biết bà Đất đã đến bên cạnh từ lúc nào. Bà ... góp chuyện:
- Các cháu mỗi người một vẻ. Xuân làm cho ... tươi tốt. Hạ cho trái ngọt, hoa
thơm. Thu làm cho trời xanh cao, cho ... nhớ ngày tựu trường. Còn cháu Đông, ai
mà ghét cháu được! Cháu có công … mầm sống để xuân về cây cối đâm chồi nảy
lộc. Các cháu đều có ích, đều … . (Chuyện bốn mùa)
(đáng yêu, cây lá, nàng tiên, vui vẻ, ấp ủ, học sinh)
Câu 4. Viết bưu thiếp gửi một người thân.
(*): Bài tập nâng cao Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Cậu bé vùng vằng bỏ đi, la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong.
Câu 2. Khi cậu bé trở về nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu.
Câu 3. Hình ảnh: lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con.
Câu 4. Giải thích sự ra đời của cây vú sữa. III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết.
Câu 2. Từ nào khác với các từ còn lại: a. bức tranh b. cúc c. chậu d. truyện tranh Câu 3. (*)
Bốn nàng tiên mải chuyện trò, không biết bà Đất đã đến bên cạnh từ lúc nào. Bà vui vẻ góp chuyện:
- Các cháu mỗi người một vẻ. Xuân làm cho cây lá tươi tốt. Hạ cho trái ngọt, hoa
thơm. Thu làm cho trời xanh cao, cho học sinh nhớ ngày tựu trường. Còn cháu
Đông, ai mà ghét cháu được! Cháu có công ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đâm
chồi nảy lộc. Các cháu đều có ích, đều đáng yêu. Câu 4. Gợi ý: Bà ngoại kính mến,
Hôm nay là sinh nhật của bà. Cháu chúc bà sống lâu trăm tuổi. Cháu mong bà mãi
khỏe mạnh, bình an. Cháu yêu bà nhiều lắm! Cháu ngoại của bà Thu Anh Đề 2
I. Luyện đọc văn bản sau
Mấy hôm nay mưa kéo dài. Đất trời trắng xóa một màu. Chỉ mới từ trong nhà bước
ra đến sân đã ướt như chuột lột. Trời đất này chỉ có mà đi ngủ hoặc là đánh bạn với
mẻ ngô rang. Thế mà có người vẫn đi. Người ấy là Sơn. Em nghe trong tiếng mưa
rơi có nhịp trống trường. Tiếng trống nghe nhòe nhòe nhưng rõ lắm.
- Tùng...Tùng...! Tu...ù...ùng...
Em lại như nghe tiếng cô giáo ân cần nhắc nhớ: "Có đi học đều, các em mới nghe
cô giảng đầy đủ và mới hiểu bài tốt".
Sơn xốc lại mảnh vải nhựa rồi từ trên hè lao xuống sân, ra cổng giữa những hạt
mưa đang thi nhau tuôn rơi. "Kệ nó! Miễn là kéo khít mảnh vải nhựa lại cho nước
mưa khỏi chui vào người!". Trời vẫn mưa. Nhưng Sơn đã đến lớp rất đúng giờ. Và
một điều đáng khen nữa là từ khi vào lớp Một, Sơn chưa nghỉ một buổi học nào. (Đi học đều, Phong Thu)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Trời mưa to và kéo dài nhưng ai vẫn đi học đều? A. các bạn học sinh B. bạn Sơn C. học sinh và giáo viên
Câu 2. Cô giáo nhắc nhở học sinh điều gì?
A. Học sinh cần chịu khó làm bài.
B. Học sinh nên vâng lời thầy cô, bố mẹ.
C. Học sinh nên đi học đều.
Câu 3. Vì sao cần đi học đều?
A. Vì đi học đều các em sẽ nghe cô giảng đầy đủ và hiểu bài tốt.
B. Vì đi học đều các em sẽ được mọi người yêu quý.
C. Vì đi học đều các em mới được học sinh giỏi.
Câu 4. Em thấy Sơn là bạn học sinh có đức tính gì đáng quý? A. Chăm chỉ B. Chịu khó C. Cả 2 đáp án trên III. Luyện tập
Câu 1. Điền vào chỗ chấm: a. ch hoặc tr - … ông nom - … ăm sóc - kính …ọng - chiều …uộng b. ng hay ngh
… ày còn nhỏ, tôi thường … ồi trong lòng bà và …e bà kể chuyện ….ày xưa.
Câu 2. Viết tên bài đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt 2 của em ứng với các từ ngữ sau:
nụ cười hiền hậu , giọng ấm áp
mắt đen lay láy, bụng phệ trán dô, má phính
không có hình dạng, màu sắc. Đáp án:
Câu 3. Tìm trong bài đọc “Đi học đều” và ghi lại: a. 3 từ chỉ sự vật b. 3 từ chỉ hoạt động c. 3 từ chỉ đặc điểm
Câu 4. Viết bưu thiếp theo gợi ý sau: Viết cho ai? Nhân dịp gì? Chúc mừng điều gì? Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Trời mưa to và kéo dài nhưng ai vẫn đi học đều? B. bạn Sơn
Câu 2. Cô giáo nhắc nhở học sinh điều gì?
C. Học sinh nên đi học đều.
Câu 3. Vì sao cần đi học đều?
A. Vì đi học đều các em sẽ nghe cô giảng đầy đủ và hiểu bài tốt.
Câu 4. Em thấy Sơn là bạn học sinh có đức tính gì đáng quý? C. Cả 2 đáp án trên III. Luyện tập
Câu 1. Điền vào chỗ chấm: a. ch hoặc tr - trông nom - chăm sóc - kính trọng - chiều chuộng b. ng hay ngh
Ngày còn nhỏ, tôi thường ngồi trong lòng bà và nghe bà kể chuyện ngày xưa. Câu 2.
nụ cười hiền hậu , giọng ấm áp: Bà tôi trán dô, má phính: Út Tin
mắt đen lay láy, bụng phệ: Con lợn đất
không có hình dạng, màu sắc: Cô gió
Câu 3. Tìm trong bài đọc “Đi học đều” và ghi lại:
a. 3 từ chỉ sự vật: mưa, đất trời, em
b. 3 từ chỉ hoạt động: đi, lao, bước
c. 3 từ chỉ đặc điểm: trắng xóa, nhòe nhòe, ướt Câu 4. Gợi ý: Bà nội kính yêu!
Nhân dịp lễ mừng thọ bà, cháu kính chúc bà có nhiều sức khỏe. Cháu mong bà
luôn vui vẻ và hạnh phúc. Cháu rất yêu bà! Cháu của bà Hoàng Anh
Document Outline
- Đề 1
- Đáp án
- Đề 2
- Đáp án