-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập Giữa kỳ Quản lý báo chí đối ngoại | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Xây dựng, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển báo chí đối ngoại. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí; xây dựng chế độ, chính sách về báo chí đối ngoại. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Quản lý báo chí đối ngoại 1 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Bài tập Giữa kỳ Quản lý báo chí đối ngoại | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Xây dựng, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển báo chí đối ngoại. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí; xây dựng chế độ, chính sách về báo chí đối ngoại. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Quản lý báo chí đối ngoại 1 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ BÀI TẬP G ỮA KỲ I
MÔN QUẢN LÝ BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI Thành viên n ó h m: Đỗ Như Ngọc Nguyễn H à Vy
Nguyễn Thị Phương Thảo Hoàng Anh Thư Nguyễn Thu Hà Nguyễn Quỳnh Anh Vũ Anh Lê Hồng Loan Phạm Minh Nghĩa
Giảng viên hướng dẫn: TS. Bùi Thị Vân HÀ NỘI, 2023 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 4
Chương I: Xây dựng, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch phát triển báo chí đối ngoại ..................................................................... 5
Chương 2: Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật
về báo chí; xây dựng chế độ, chính sách về báo chí đối ngoại ........................ 12
Chương 3 ........................................................................................................... 18
Tổ chức thông tin và quản lý thông tin của báo chí đối ngoại ........................ 18
3.1. Khái quát về hoạt động của báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay . 18
3.2. Hoạt động tổ chức và quản lý báo chí đối ngoại tại Việt Nam ........... 20
Chương 4: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, đạo
đức nghề nghiệp cho đội ngũ người làm báo và cán bộ quản lý báo chí đối
ngoại ................................................................................................................... 23
4.1 Tổng quan về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp
vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ người làm báo và cán bộ quản lý
báo chí đối ngoại ............................................................................................ 23
4.2 Một số hoạt động về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị,
nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ người làm báo và cán bộ
quản lý báo chí đối ngoại trong thời gian gần đây ..................................... 25
4.2.1 Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thông tin đối ngoại và quản lý báo chí
năm 2023 tại Lạng Sơn ................................................................................ 25
4.2.2 Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về thông tin
đối ngoại, kỹ năng phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí tại Hậu
Giang ........................................................................................................... 28
Chương 5: Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về báo chí đối ngoại ............................ 30
5.1. Tổng quan về quá trình đẩy mạnh hợp tác quốc tế về báo chí đối
ngoại ............................................................................................................... 30
5.2. Một số các hoạt động nổi bật trong quá trình hợp tác quốc tế về báo
chí đối ngoại ................................................................................................... 32
5.2.1. Hội thảo “Cơ hội hợp tác đào tạo truyền thông quốc tế” do Học viện
Báo chí và Tuyên truyền phối hợp với ĐH Middlesex (Vương quốc Anh) -
2014 ............................................................................................................. 32
5.2.2. Tăng cường công tác giao lưu báo chí Việt Nam - Thụy Sỹ - 2017 .. 34
5.2.3. Việt Nam và Nga tăng cường hợp tác báo chí, truyền thông - 06/2023
..................................................................................................................... 37
Chương 6: Chỉ đạo, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và công tác
khen thưởng, kỉ luật trong hoạt động báo chí đối ngoại ................................. 37
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 44
Tài liệu tham khảo ............................................................................................. 45 MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, sự phát triển và mở rộng các tổ chức báo chí đối
ngoại tại Việt Nam đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc tạo dấu ấn quốc
tế cho đất nước và con người Việt Nam. Việc tạo ra các văn phòng thường trú
tại nhiều quốc gia và nỗ lực cải thiện chất lượng thông tin đối ngoại đã hình
thành một mạng lưới thông tin đa dạng và phong phú. Hợp tác và trao đổi kinh
nghiệm với các đối tác quốc tế cũng đã đóng một vai trò quan trọng, mở ra cơ
hội mở rộng và cải thiện hiệu quả hoạt động thông tin đối ngoại trong tương lai.
Tuy nhiên, trong quá trình này, chúng ta không thể bỏ qua những hạn chế và sai
lầm trong quản lý thông tin. Điều quan trọng là việc phát triển báo chí phải đi
đôi với việc tăng cường quản lý nhà nước thông qua việc thực thi pháp luật.
Pháp luật không chỉ đóng vai trò trong việc quản lý mà còn bảo vệ quyền và
trách nhiệm của mọi công dân về báo chí. Mối quan hệ giữa pháp luật và báo
chí là rất quan trọng, đảm bảo quyền tự do báo chí và thông tin báo chí đóng vai
trò quan trọng trong việc kết nối nhân dân, Đảng và Nhà nước.
Về công tác thông tin và quản lý báo chí đối ngoại, Việt Nam đã thể hiện sự
quan tâm đặc biệt. Sự hợp tác quốc tế và trao đổi kiến thức thông qua việc tham
gia sự kiện quốc tế và mời các chuyên gia, phóng viên từ nước ngoài đến Việt
Nam đã đóng góp vào việc tạo dấu ấn tích cực về Việt Nam trên trường quốc tế.
Kết quả từ các dự án và cam kết với các cơ quan báo chí nước ngoài đã đạt
được những thành tựu tích cực, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong
lĩnh vực báo chí đối ngoại của đất nước.
Tuy nhiên, cần nhận thấy rằng vẫn còn những hạn chế nhất định, như chậm đổi
mới nội dung và hệ thống khen thưởng không linh hoạt. Điều này đã gây khó
khăn trong việc khuyến khích sự sáng tạo và đột phá, đặc biệt là trong bối cảnh
hội nhập quốc tế của Việt Nam. Vì vậy, việc cải thiện quản lý là một nhiệm vụ
quan trọng để thúc đẩy sự tiến bộ trong hoạt động báo chí đối ngoại của đất nước.
Chương I: Xây dựng, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch phát triển báo chí đối ngoại
Trong những năm vừa qua, các cơ quan quản lý báo chí đối ngoại đã chủ động
xây dựng định hướng phát triển báo chí đối ngoại.. Trước năm 2020 cục thông
tin đối đã đặt thêm cơ sở ở Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ mỗi nước một quốc gia.
Tại Châu Á, đài truyền hình Việt Nam đã thành lập văn phòng thường trú tại các
nước tiểu vương quốc Ả rập (UAE) năm 2017. Ở Châu Âu, Đài truyền hình Việt
Nam đã thành lập văn phòng thường trú tại Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc
Ai Len (năm 2015). Theo đề xuất, kiến nghị của các cơ quan báo chí, Đài tiếng
nói Việt Nam đề nghị đặt thêm văn phòng thường trú tại Indonesia, Ấn Độ (Châu
Á). Tại Châu Âu, Thông tấn xã Việt Nam đề xuất nâng cấp một số cơ quan thường
trú ở nước ngoài thành cơ quan thường trú khu vực tại Bỉ... Thông tấn xã Việt
Nam đề xuất thành cơ quan thường trú khu vực tại NewYork.
Theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại thông báo kết luận số 290/TB-
VPVP ngày 05 tháng 7 năm 2017, đồng ý về chủ trương thành lập Cơ quan
thường trú khu vực tại New York (Mỹ) và Brúc-xen (Bỉ) trên cơ sở kiện toàn lại
các Cơ quan thường trú tại địa bàn. Trước mắt điều phối biên chế nội bộ, không
làm tăng tổng biên chế trong các năm 2017-2019 đã được phê duyệt; về kinh phí
tự cân đối trong phạm vi dự toán chi ngân sách nhà nước được giao hàng năm
và các quy định hiện hành. Đồng ý thành lập cơ quan thường trú Đài Tiếng nói
Việt Nam tại Úc. Đài Tiếng nói Việt Nam chủ động cân đối, bố trí kinh phí cho
cơ quan thường trú trong phạm vi dự toán chi ngân sách nhà nước được giao
hàng năm và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương đã có nhiều đóng góp tích cực
nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác thông tin đối ngoại, góp phần
quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, nâng cao uy tín và vị thế của
đất nước trên trường quốc tế. Nhiều cơ quan báo chí chủ lực đã xây dựng được
các kênh thông tin đối ngoại chuyên biệt như: Ban Truyền hình đối ngoại VTV4,
Đài Truyền hình Việt Nam; Hệ Phát thanh đối ngoại quốc gia VOV5, Đài Tiếng
nói Việt Nam; Kênh Truyền hình thông tấn, Thông tấn xã Việt Nam; Báo Nhân
dân điện tử; Báo Quân đội nhân dân điện tử... Các kênh thông tin đã có nhiều nỗ
lực ngày càng nâng cao chất lượng, tăng tính hấp dẫn của sản phẩm thông tin đối
ngoại, tăng thời lượng, nâng cao chất lượng các bản tin, chương trình bằng tiếng
nước ngoài... Thông tin báo chí bằng tiếng nước ngoài đặc biệt đã hướng tới các
địa bàn trọng điểm. Ví dụ, Báo Nhân dân điện tử thông tin bằng các các thứ tiếng
Anh, Trung, Pháp, Nga; báo Quân đội nhân dân điện tử thông tin bằng tiếng Anh,
Trung, Lào, Khmer; báo Ảnh Việt Nam bằng tiếng Anh, Trung, Lào, Tây Ban
Nha, Hàn Quốc; Thời báo Kinh tế Việt Nam với ba ấn phẩm bằng tiếng Anh;
VTV4 với các chương trình bằng tiếng Anh, Nga, Pháp, Nhật, Trung; VOV5
thông tin với 13 ngoại ngữ khác nhau... Các cơ quan báo chí trong nước đã thiết
lập các kênh hợp tác, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về thông tin đối ngoại với
các báo quốc tế có uy tín. Điển hình như Thông tấn xã Việt Nam đã tăng cường
hợp tác với tổng số 40 hãng thông tấn, báo chí trong khu vực và trên thế giới.
Một số cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình đang tiếp tục mở văn
phòng đại diện ở nước ngoài trong thời gian tới.
Đài Truyền hình Việt Nam mong muốn mở rộng quan hệ hữu nghị, giao lưu văn
hoá thông qua sản phẩm truyền hình, VTV tích cực thiết lập các mạng lưới trao
đổi tin tức, chương trình. VTV hiện đang là thành viên tích cực của mạng lưới
trao đổi tin tức Asiavision, Asean Television News (ATN). Bên cạnh đó, VTV
cũng đang thực hiện nhiều thỏa thuận trao đổi tin tức, chương trình với nhiều đài
trên thế giới: NHK (Nhật Bản), KBS, Arirang (Hàn Quốc), CCTV (Trung Quốc),
Channel News Asia (MediaCorp)...
Sở Thông tin và Truyền thông đã ban hành Kế hoạch số 32/KH-STTTT ngày
24/3/2023 về triển khai thực hiện công tác thông tin đối ngoại năm 2023 và thực
hiện các nội dung, cụ thể sau:
a) Định hướng công tác thông tin đối ngoại; tuyên truyền bảo vệ chủ quyền
biển, đảo và biên giới lãnh thổ quốc gia; các nỗ lực, thành tựu của Việt
Nam và của tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, bảo đảm
an sinh xã hội, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người; chú trọng công tác
tuyên truyền các ngày lễ lớn, các sự kiện hội nhập quốc tế; thực hiện truyền
thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài theo cách làm mới.
b) Chủ động theo dõi và tổng hợp báo cáo thông tin báo chí viết về Bình
Phước để chủ động tham mưu UBND tỉnh các vấn đề nổi cộm về Bình
Phước mà báo chí phản ánh cùng với lồng ghép nội dung thông tin đối
ngoại trong các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.
c) Cập nhật, viết tin, bài tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của tỉnh Bình Phước
trên chuyên trang Thông tin đối ngoại của Cổng Thông tin điện tử tỉnh và
Trang Thông tin điện tử của Sở.
d) Tuyên truyền trên hệ thống màn hình LED; đảm bảo hoạt động tốt cụm
thông tin cơ sở; nâng cao chất lượng nội dung thông tin, tuyên truyền,
thông tin đối ngoại tại khu vực cửa khẩu, biên giới.
Tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 111/KH-UBND ngày 03/4/2023
của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án truyền thông về quyền con người
ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2023-2028; Kế hoạch số
12/KH-UBND ngày 09/01/2023 của UBND tỉnh về thực hiện nhiệm vụ thông
tin đối ngoại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi từ năm 2023 đến năm
2025 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.
Phối hợp với Sở Ngoại vụ theo dõi, quản lý hoạt động báo chí của Đoàn phóng
viên hãng sản xuất chương trình truyền hình Ghostcast (Đức) tại tỉnh theo chủ
trương tuyên truyền đối ngoại của Việt Nam.
Các hệ thống phát thanh, truyền hình như Đài truyền hình Việt Nam, VOV,... đã
và đang đổi mới theo hướng tập trung sản xuất chương trình, bảo đảm thời lượng
phát sóng chương trình sản xuất trong nước của kênh phát thanh, kênh truyền
hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia
và địa phương đạt tỷ lệ tối thiểu 70% tổng thời lượng phát sóng trong 01 ngày
của từng kênh chương trình (trong đó, thời lượng chương trình tự sản xuất mới
đạt tối thiểu 30% thời lượng các chương trình sản xuất trong nước); việc khai
thác các nội dung từ kênh chương trình nước ngoài tập trung vào tin thời sự quốc
tế, khoa học, kỹ thuật, thể thao, giải trí và không vượt quá 30% tổng thời lượng
phát sóng trong 01 ngày của kênh đó.
Với dịch vụ công phát thanh, truyền hình Internet cho người Việt Nam ở nước
ngoài có thể xem được các chương trình phát sóng trên 10 kênh truyền hình
(VTV1, VTV2, VTV3, VTV4, Kênh 1 của Truyền hình Hà Nội, Kênh truyền
hình HTV9 của Đài Truyền hình Tp. HCM, VTC1, VTC10, VTC16, Truyền hình
thông tấn) và 4 kênh phát thanh (VOV1, VOV2, VOV3, VOV5) chỉ với các thiết
bị có thể kết nối Internet như máy tính, điện thoại thông minh, TV Internet….Với
các thiết bị này, người sử dụng chỉ cần tải ứng dụng Homeconnect trong App
Store hoặc Google Play hoặc sử dụng các trình duyệt web phổ biến để xem qua
web ở địa chỉ www.tvnet.gov.vn. Hiện giờ, hơn 500.000 lao động Việt ở nước
ngoài xem được truyền hình trực tiếp qua Internet.
Các sản phẩm thông tin đối ngoại quốc gia của Thông tấn xã Việt Nam đạt được
các tiêu chí cụ thể: Đối với Báo Việt Nam News (VNS), tăng số lượng, chất
lượng tin, bài chuyên sâu và các chuyên trang, chuyên mục, đảm bảo chất lượng
thông tin và đạt hiệu quả cao về tuyên truyền đối ngoại; phát triển nguồn bạn đọc
báo e-paper VNS, đưa báo in kết hợp e-paper và báo điện tử trở thành sản phẩm chủ lực của VNS.
Hoàn thiện các phiên bản e-paper và tăng cường thông tin đa phương tiện trên
các nền tảng internet, di động, mạng xã hội để bổ trợ cho báo in. Mở rộng địa
bàn truy cập của báo đến các khu vực trọng điểm trên thế giới, các nước lớn và
tăng lượng truy cập so với giai đoạn trước.
Với Báo Ảnh Việt Nam, phát hành miễn phí Báo Ảnh Việt Nam (bản in) từ 140
nước tăng lên 160 nước, ưu tiên độc giả vùng biên giới Việt Nam với Lào, Trung
Quốc và các nước khu vực Mỹ Latinh nhằm tăng cường sự hiện diện, quảng bá
hình ảnh Việt Nam đến độc giả quốc tế. Số lượng phát hành các ngữ cụ thể như
sau: Báo tiếng Anh 8.000 cuốn/tháng, báo tiếng Trung Quốc 5.000 cuốn/tháng,
báo tiếng Tây Ban Nha 5.000 cuốn/tháng, báo tiếng Lào 3.000 cuốn/tháng, báo
tiếng Khmer 3.000 cuốn/tháng, từ năm 2023.
Phát hành Báo Ảnh Việt Nam để làm công tác dân vận, tuyên truyền đối ngoại
tại các cửa khẩu biên giới; qua các đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài đến độc
giả nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài. Từ sau năm 2025, Báo Ảnh
Việt Nam sẽ giảm dần số lượng in và phát hành bản giấy (mỗi năm giảm khoảng
10% so với năm trước) và phát triển Báo Ảnh Việt Nam điện tử với 10 ngôn ngữ,
có giao diện hiện đại, ngang tầm khu vực và thế giới, đáp ứng yêu cầu thông tin đối ngoại.
Với Báo Điện tử VietnamPlus, nâng cao chất lượng biên tập, biên dịch trên Báo
Điện tử VietnamPlus; phấn đấu trở thành báo điện tử tích hợp nhiều loại hình
thông tin nhất, đi đầu về ứng dụng công nghệ mới vào quy trình sản xuất thông
tin điện tử, đáp ứng yêu cầu của độc giả.
Xây dựng phiên bản tiếng Hàn Quốc trên Báo Điện tử VietnamPlus từ năm 2023,
phiên bản tiếng Nhật Bản từ năm 2026, phiên bản tiếng Đức từ năm 2029 và phát
trên mạng internet thông qua cổng thông tin điện tử của Thông tấn xã Việt Nam
để cung cấp cho hệ thống truyền thông và độc giả sử dụng ngôn ngữ tiếng Hàn
Quốc, Nhật Bản và Đức.
Trong quá trình thực hiện công tác thông tin đối ngoại, báo chí là một lực lượng
quan trọng. Đến cuối năm 2020, cả nước có 844 cơ quan báo chí in, với 184 báo,
660 tạp chí, cùng 24 cơ quan báo chí điện tử độc lập. Năm 2020, số lượng cơ
quan báo chí và nhân sự hoạt động là 41 nghìn nhân sự, 779 cơ quan báo chí
(trong đó có 142 báo, 612 tạp chí in, 25 cơ quan báo chí điện tử độc lập), 72 cơ
quan được cấp phép hoạt động phát thanh truyền hình với tổng số 87 kênh phát
thanh và 193 kênh truyền hình. Trong đó, nhiều cơ quan báo chí Việt Nam có ấn
phẩm hoặc chuyên trang xuất bản bằng tiếng nước ngoài. Riêng về báo chí truyền
thông đối ngoại, có khoảng 40 báo, tạp chí đối ngoại với trên 700 ấn phẩm, như:
Vietnam News, Le Courrier du Vietnam, Vietnam Law and Legal Forum,
Vietnam Economics Times, Saigon Times Daily, Thế giới &Việt Nam, Tạp chí
Quê hương, Tạp chí Thông tin đối ngoại, Báo điện tử Tổ quốc, Tạp chí Cửa sổ Văn hóa...
Hệ thống quy hoạch BCĐN bắt đầu được hình thành từ năm 2012, nhưng đã
nhanh chóng trở thành “hệ thống loa” phát ra thế giới (với 13 thứ tiếng: Việt,
Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Nga, Đức, Trung, Nhật, Hàn Quốc, Lào, Thái, Khmer
và Indonesia), góp phần làm cho thế giới thay đổi cách nhìn, cách nghĩ, cách
đánh giá về Việt Nam, từ hình ảnh một đất nước anh hùng trong chiến tranh, Việt
Nam nay được biết đến là đất nước năng động trong hòa bình, với chế độ chính
trị ổn định, chính sách đối ngoại cởi mở và nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao.
Một số cơ quan cũng mở rộng nội dung nhằm truyền tải văn hóa Việt Nam ra
toàn thế giới không chỉ ở trên báo in, tạp chí, báo điện tử mà ở loại hình báo phát
thanh, truyền hình cũng có rất nhiều cơ quan báo chí có những chương trình,
chuyên mục quảng bá về văn hóa Việt Nam trên các kênh đối ngoại ví dụ như:
Chương trình S - VietNam - một chương trình giới thiệu về du lịch vẻ đẹp đất
nước, văn hóa con người Việt Nam trên kênh VTV4. Chương trình với đa dạng
chủ đề như ẩm thực, lễ hội, khám phá lịch sử, sắc màu dân tộc, văn minh dân
gian, biển hát...với mục đích giới thiệu vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, văn
hóa Việt Nam trên khắp dải đất hình chữ S. Với nội dung hấp dẫn sáng tạo
chương trình đã nhận được sự ủng hộ rất nhiều khán giả, trong đó có các khán
giả là người nước ngoài quan tâm, tham gia trở thành nhân vật trải nghiệm.
Chương trình cũng nhận được sự tương tác cao với hơn 250 nghìn lượt theo dõi
trên mạng xã hội qua Fanpage “S - VietNam”. Năm 2022 kênh ra mắt chương
trình mới “Hãy nói tiếng nói của người Việt trên thế giới”. Chương trình đã góp
phần nâng cao năng lực tiếng Việt cho thế hệ trẻ trong cộng đồng người Việt ở
nước ngoài, sự năng động, nhạy bén trong công nghệ của các bạn trẻ sẽ góp phần
đưa hình ảnh Việt Nam ra với bạn bè thế giới.
Chương 2: Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật
về báo chí; xây dựng chế độ, chính sách về báo chí đối ngoại
Qua hơn 37 năm đổi mới, báo chí nước ta đã có bước phát triển quan trọng, có
những tác động đến sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, đây cũng là thời kỳ
báo chí bộc lộ nhiều sai sót, hạn chế trong thông tin, tuyên truyền. Vấn đề đặt ra
là tạo điều kiện cho báo chí phát triển phải trên cơ sở tăng cường quản lý nhà
nước về pháp luật đối với báo chí.
Pháp luật là hệ thống các quy phạm do Nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của
Nhà nước, là yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm tạo sự ổn định và trật tự
trong xã hội. Pháp luật được xem là phương tiện cơ bản để thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về báo chí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động báo chí, bảo đảm
định hướng xã hội chủ nghĩa. Nếu quản lý báo chí tốt bằng pháp luật là tạo tiền
đề quan trọng cho quản lý hiệu quả chính trị, kinh tế, xã hội, bài học ở Liên Xô
và các nước Đông Âu trước đây là một bằng chứng rõ nét.
Pháp luật và báo chí có mối quan hệ hai chiều. Pháp luật bảo đảm quyền bình
đẳng cho mọi công dân trong thực hiện các quyền về báo chí; thể hiện tính quyền
lực của Nhà nước trong lĩnh vực báo chí; bảo đảm cho các tổ chức, cá nhân hoạt
động báo chí có một hành lang pháp lý để hoạt động nghiệp vụ. Ngược lại, thông
tin báo chí vô cùng quan trọng, là cầu nối giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước.
Đặc biệt, khi chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền, các nhà báo, các cơ
quan báo chí không chỉ là người chấp hành pháp luật với tư cách là một công dân,
một tổ chức chính trị - xã hội, mà còn là người tuyên truyền, vận động, tổ chức
nhân dân thực thi pháp luật, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật.
Ở nước ta, quản lý nhà nước đối với báo chí chủ yếu là thông qua pháp luật. Pháp
luật về quản lý báo chí là một bộ phận của pháp luật hành chính và hệ thống pháp
luật nước ta. Về thể thức, hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh
vực báo chí đã cơ bản có đủ các hình thức văn bản đã được quy định trong Luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm: Hiến pháp, Luật Báo chí, Pháp
lệnh, Lệnh của Chủ tịch nước, các nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết
định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ Văn
hóa - Thông tin, thông tư liên tịch…,
Sự ra đời của Luật Báo chí ngày 28/12/1989 đã đánh dấu một mốc quan trọng
trong quản lý nhà nước bằng pháp luật. Lần đầu tiên các văn bản quy phạm pháp
luật được ban hành dưới hình thức đạo luật với giá trị pháp lý cao, đặt nền tảng
quan trọng cho việc xây dựng một nhà nước pháp quyền trong lĩnh vực báo chí.
Từ đó đến nay, hệ thống pháp luật này liên tục được bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện.
Luật đã liên tục được sửa đổi và hoàn thiện từ năm 1989 cho đến nay, ngày 12-
6-1999, Quốc hội khóa X đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Báo chí (gọi là sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí, năm 1999).
Một số nội dung chính có thể kể đến như: Đưa thêm báo điện tử vào các loại hình
báo chí (Điều 3); Tăng cường quyền hạn cũng như trách nhiệm của cơ quan chủ
quản báo chí (Điều 28); Điểm mới về chính sách tài chính, quy định rõ Nhà nước
có chính sách hỗ trợ ngân sách và tạo điều kiện cho báo chí phát triển (Điều 17c).
Có thể thấy, ở giai đoạn này, pháp luật về báo chí đã kịp thời đổi mới phù hợp
với sự phát triển của kinh tế-xã hội, bối cảnh giai đoạn lịch sử thời điểm đó. Lần
sửa đối mới nhất chính là Luật báo chí 2016. Trong đó, có nhiều điểm mới nổi
bật như: quy định cụ thể về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo
chí của công dân; quy định cụ thể về trách nhiệm cung cấp thông tin/quyền từ
chối cung cấp thông tin cho báo chí của tổ chức, cơ quan, người có trách nhiệm;
bổ sung, luật hóa những quy định bắt buộc về đạo đức nghề nghiệp của người
làm báo; bổ sung một số đối tượng được thành lập cơ quan báo chí; bổ sung quy
định về liên kết trong hoạt động báo chí (quy định cụ thể lĩnh vực, nội dung được
phép liên kết); bổ sung quy định về cải chính và xử lý vi phạm với các thông tin
chưa đúng hoặc sai sự thật…Từ đó cho đến nay, Luật báo chí 2016 vẫn đang được
thực hiện cho đến nay và nó đã tạo hành lang pháp lý và các hoạt động liên quan cho báo chí phát triển.
Bên cạnh Luật báo chí, nhà nước cũng đã ban hành rất nhiều văn bản quy phạm
pháp luật về báo chí khác. Ngày 9/1/2018, Thủ tướng chính phủ đã ban hành
Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 9/1/2018 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Quyết định số 1378/QĐ-TTg ngày 12/8/2013 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đại diện của các cơ quan thông tấn,
báo chí việt nam ở nước ngoài đến năm 2020. Ngoài ra, ngày 10/4/2018, Bộ
Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 105/QĐ-BTTTT quy định
về Kế hoạch thông tin đối ngoại năm 2018. Ngày 17/7/2018, Bộ Thông tin và
Truyền thông đã Ban hành quy chế quản lý thống nhất hoạt động đối ngoại số
1191/QĐ-BTTTT. Tiếp đó, ngày 6/5/2019, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban
hành Quy định việc đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí số
03/2019/TT-BTTTT. Trong đó quy định về vị trí và thời gian đăng, phát cũng
như ngôn ngữ thể hiện và quyền, trách nhiệm của các đơn vị liên quan. Ngày
10/5/2019, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 11/2019/TT-BCA quy định về
phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Công an nhân dân. Ngày
3/4/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày
03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý
báo chí toàn quốc đến năm 2025. Trong đó, văn bản đã nêu ra những quan điểm
về báo chí cũng như mục tiêu và phương hướng phát triển báo chí. Tới năm 2029,
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch
phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ
sở xuất bản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050. Mới nhất đó là Quyết định
ban hành kế hoạch hành động năm 2023 triển khai chiến lược phát triển lĩnh vực
báo chí giai đoạn 2021 - 2025, theo quyết định số 2119/QĐ-BTTTT ngày
31/12/2021, ban hành bởi Bộ Thông tin và Truyền thông.
Trong lĩnh vực báo chí đối ngoại, nhà nước quản lý việc phối hợp xây dựng chế
độ và chính sách nhằm làm cho việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
có tính toàn diện, tạo sự liên thông giữa các cơ quan quản lý báo chí cũng như
các cơ quan báo chí. Trong quá trình xây dựng chế độ, chính sách về báo chí đối
ngoại, nhà nước cần chú trọng đến quản lý việc tổ chức thực hiện các văn bản
quy phạm pháp luật đồng thời coi trọng việc đánh giá những tác động sau một
khoảng thời gian nhất định, cần rút kinh nghiệm để bổ sung và sửa đổi trong
trường hợp cần thiết nhưng vẫn phải đảm bảo đáp ứng được những yêu cầu trong thực tiễn.
Cùng với đó, nhà nước quản lý việc xây dựng chế độ và chính sách về con người,
tài chính, cơ sở vật chất cho các cơ quan báo chí phục vụ hoạt động báo chí đối
ngoại, làm cho báo chí đối ngoại ngày càng phát triển mạnh mẽ theo đúng xu thế của thời đại.
Bên cạnh việc xây dựng chế độ, chính sách về báo chí đối ngoại, quản lý tập huấn
triển khai phổ biến các văn bản pháp luật cán bộ quản lý của các cơ quan báo chí
đối ngoại cũng được chú trọng. Sau khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
trong lĩnh vực báo chí đối ngoại, các cơ quan ban hành văn bản, cơ quan quản lý
báo chí và cơ quan báo chí thực hiện tập huấn phổ biến các văn bản một cách sâu
rộng, nhất là với cán bộ báo chí đối ngoại phải thực sự am hiểu pháp luật về báo
chí cũng như báo chí đối ngoại. Đồng thời, nhà nước tập trung quản lý việc đề
xuất, kiến nghị, xây dựng văn bản liên quan đến báo chí đối ngoại. Các văn bản
báo chí đối ngoại có thể được sửa đổi và bổ sung nhưng vẫn luôn phải đảm bảo
dựa trên kiến nghị, đề xuất từ các cơ quan chức năng và cần có sự quản lý chặt chẽ, khách quan.
Hiện nay, nhà nước đã ban hành rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật về báo chí
đối ngoại. Ngày 30/11/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy chế quản lý
nhà nước về thông tin đối ngoại theo Quyết định số 79/2010/QĐ-TTg. Bộ Thông
tin và Truyền thông chịu trách nhiệm xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ các văn bản quy phạm pháp luật về thông tin đối ngoại và tổ chức thực
hiện các văn bản đã ban hành theo thẩm quyền được pháp luật quy định. Xây
dựng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quản lý nhà nước về thông tin đối
ngoại và văn bản hướng dẫn thực hiện công tác quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại.
Ngày 7/9/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/2015/NĐ-CP
về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại. Trong đó xác định rõ trách nhiệm quản
lý hoạt động thông tin đối ngoại của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Ngoại
giao, Bộ Công an, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và một số Bộ có liên quan.
Thông tư số 02/2019/TT-BTTTT ngày 8/3/2019 của Bộ Thông tin và Truyền
thông hướng dẫn về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại của các bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Thông tư số 03/2019/TT-BTTTT ngày
06/5/2019 của Bộ thông tin và Truyền thông quy định việc đăng phát nội dung
thông tin đối ngoại trên báo chí. Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông
tư hướng dẫn về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại của các Bộ, cơ quan ngang
Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ngày 8/3/2019, trong đó quy định rõ trách nhiệm
của các Bộ, trách nhiệm của cơ quan chuyên môn đầu mối về thông tin đối ngoại
của các Bộ. Theo dự thảo, các bộ, cơ quan có trách nhiệm xây dựng kế hoạch
xuất bản, phát hành xuất bản phẩm đối ngoại nhằm cung cấp thông tin chính thức
về Việt Nam, quảng bá hình ảnh Việt Nam tới cộng đồng quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài.
Trong việc quản lý ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến
báo chí đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông đã trình Thủ tướng Chính phủ
ký ban hành: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 1378/QĐ-TTg ngày
12 tháng 8 năm 2013 phê duyệt quy hoạch mạng lưới đại diện của các cơ quan
thông tấn, báo chí Việt Nam ở nước ngoài đến năm 2020 (Quyết định số 32/QĐ-
TTg ngày 09 tháng 1 năm 2018); Kế hoạch tuyên truyền về quan hệ hữu nghị
truyền thống, hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia trong tình hình mới (Quyết
định số 70/QĐ-TTg ngày 13 tháng 11 năm 2018). Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và
Truyền thông đã ban hành Kế hoạch thông tin đối ngoại năm 2018 (Quyết định
số 105/QĐ-BTTTT ngày 10 tháng 4 năm 2018); Quyết định Ban hành quy chế
quản lý thống nhất hoạt động đối ngoại của Bộ Thông tin và Truyền thông, số
1191/QĐ-BTTTT, ngày 17 tháng 7 năm 2018. Bộ Thông tin và Truyền thông đã
ban hành một số văn bản có liên quan đến việc hướng dẫn quản lý hoạt động báo
chí đối ngoại của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các văn bản trên
đều chỉ ra việc quản lý báo chí đối ngoại trên nhiều phương diện.
Tuy nhiên, cho tới nay mới chỉ có một văn bản là Quyết định số 2434/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/12/2016 phê duyệt quy hoạch hệ thống báo
chí đối ngoại đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đề cập một cách trực diện
đến báo chí đối ngoại, đề cập đến việc phát triển một báo điện tử, một số tờ báo
in, tạp chí in đối ngoại chuyên biệt đối ngoại chuyên biệt, chủ lực, qua đó khuyến
khích các cơ quan báo chí sử dụng các phương thức truyền thông mới, mạng xã
hội để đưa các thông tin đến các đối tượng thông tin đối ngoại và huy động các
nguồn lực từ xã hội phục vụ hoạt động báo chí đối ngoại cũng như cung cấp thông
tin đối ngoại lên mạng xã hội, thậm chí cho phép mời phóng viên báo chí nước
ngoài vào Việt Nam để đưa tin viết, bài, hợp tác với các cơ quan báo chí nước
ngoài để xây dựng các bài viết, phóng sự quảng bá hình ảnh Việt Nam. Tuy nhiên,
hiện cơ chế cho các hoạt động này chưa rõ ràng mà vẫn thực hiện theo luật pháp
của Việt Nam nói chung. Cũng vì vậy, việc tổ chức các văn bản quy phạm pháp
luật với lĩnh vực báo chí đối ngoại luôn đặt ra nhiều khó khăn.
Ngoài ra, việc nghiên cứu đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách về tài chính phục
vụ hoạt động báo chí đối ngoại hiện vẫn dựa hoàn toàn vào ngân sách nhà nước
nên khó có thể phát triển đồng bộ và có chất lượng tốt để đáp ứng được nhu cầu
thông tin của độc giả. Đời sống của phóng viên, biên tập viên Việt Nam hoạt động
cho các cơ quan báo chí đối ngoại cũng gặp không ít khó khăn như phải thuê nhà,
hoặc hạn chế trong chính sách đào tạo, bồi dưỡng cũng là những hạn chế cho sự
phát triển báo chí đối ngoại.
Trong thời đại công nghệ số phát triển bùng nổ, mạnh mẽ, báo chí đối ngoại là
lực lượng chủ lực phục vụ công tác tư tưởng và nhiệm vụ thông tin đối ngoại, do
đó, cần xây dựng, củng cố và phát triển các cơ quan báo chí đối ngoại hiện đại,
có tầm ảnh hưởng trong khu vực và trên thế giới. Trên cơ sở nắm bắt nhu cầu từ
các cơ quan báo chí đối ngoại và qua quá trình nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn
từ nước ngoài, cơ quan quản lý nhà nước cần xây dựng cơ chế, chính sách thúc
đẩy báo chí đối ngoại phát triển ngang tầm khu vực và thế giới, trong đó, chú
trọng về cơ chế chính sách đặc thù, định mức kinh tế - kỹ thuật riêng để đặt hàng
báo chí thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại, có chính sách thúc đẩy nội địa
hóa sản phẩm tuyên truyền ở các nước sở tại. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để
phát triển báo chí đối ngoại, xây dựng kênh truyền hình đối ngoại quốc gia VOV
World. Đồng thời, đặt ra chỉ tiêu phát triển cụ thể cho báo chí đối ngoại, định
hướng hoạt động truyền thông quảng bá cho các cơ quan báo chí. Chương 3
Tổ chức thông tin và quản lý thông tin của báo chí đối ngoại
Thông tin đối ngoại nói chung và trên báo báo chí nói riêng luôn được Đảng và
Nhà nước hết sức quan tâm. Công tác này luôn đóng vai trò quan trọng trong suốt
quá trình phát triển của đất nước; là một trong những chủ trương của nước ta
trong môi trường quốc tế nhằm gia tăng sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và xây
dựng hình ảnh đất nước Việt Nam hòa bình, thịnh vượng, phát triển. Bởi vậy,
việc tổ chức và quản lý thông tin của báo chí đối ngoại là một vấn đề thiết yếu
cần được nghiên cứu, đánh giá thường xuyên để rút kinh nghiệm và điều chỉnh
cho phù hợp với xu thế.
3.1. Khái quát về hoạt động của báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay
Nhằm hoạt động và phát triển báo chí đối ngoại một cách đồng đều, thống nhất
và xuyên sốt, các cơ quan, sản phẩm báo chí đối ngoại ở cả trong nước và nước
ngoài phải có sự hợp tác, liên lạc, cập nhật và làm việc với nhau thường xuyên.
Về số lượng, hiện tại nước ta đã có hơn 100 đơn vị tại nước ngoài và hầu như các
tờ báo lớn, cơ quan thông tin của từng tỉnh, địa phương đều có chuyên mục, nội
dung thông tin đối ngoại của riêng. Bên cạnh đó, các trang báo, tờ báo sử dụng
ngoại ngữ cũng ghi nhận sự phát triển về cả số lượng và chất lượng, có cả những
tờ báo được phát hành cả trong và ngoài nước như Báo ảnh Việt Nam (chủ yếu
dành cho nhân dân biên giới Việt Nam và cac nước láng giềng; qua các đại sứ
quán Việt Nam ở nước ngoài đến độc giả nước ngoài và người Việt Nam ở nước
ngoài), Le Courrire du Vietnam (dành cho độc giả Pháp)...
Các loại hình báo chí đối ngoại cũng được đa dạng hóa và chú trọng đầu
tư; tiêu biểu là những kênh truyền hình đối ngoại, phát thanh bằng ngoại ngữ như
VTV4 của Đài Truyền hình Việt Nam, VNNews thuộc Thông tấn xã Việt Nam,
VOV5 của Ban đối Ngoại - Đài Tiếng nói Việt nam. Với loại hình tạp chí, hoạt
động thông tin đối ngoại cũng sôi nổi không kém với Tạp chí đối ngoại của Ban
Đối ngoại Trung ương; Tạp chí thông tin đối ngoại của Ban Tuyên giáo Trung
ương hay những cái tên lâu đời như Vietnam News, Vietnam Law & Legal Forum,
Vietnam Economic Times của Hộ Hội Kinh tế Việt Nam; Saigon Times của Sở
Công thương Thành phố Hồ Chí Minh…
Báo chí đối ngoại hiện nay ngày càng được chú trọng theo đúng nhiệm vụ
và giải pháp phát triển trong Quyết định 1976/QĐ-TTg ngày 24/11/2021 phê
duyệt mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển một số báo in và báo điện tử đối
ngoại quốc gia giai đoạn 2022-2030, là nâng cao số lượng và chất lượng thông
tin. Cụ thể, nâng cao số lượng và chất lượng thông tin đối ngoại, thông tin kịp
thời, có sức thuyết phục về tình hình đất nước và con người Việt Nam. Mục tiêu
đặt ra cho nền báo chí đối ngoại là nội dung thông tin cập nhật liên tục không
ngừng, nâng cao chất lượng từng chuyên mục, tập trung đầu tư cho mở rộng các
chuyên trang ngoại ngữ nhằm đáp ứng sự đa dạng về văn phong và tiếp cận được
nhiều nhóm độc giả khác nhau trên toàn thế giới.
Ngoài ra, việc đầu tư nội dung cho các nền tảng số cũng được nhấn mạnh
là một nhiệm vụ chủ chốt trong thời đại hiện đại hóa, công nghệ hóa như hiện
nay. Đó là việc tận dụng các kênh ngoại giao, du lịch, đầu tư, hợp tác và trao đổi
thông tin với các hãng thông tấn báo chí quốc tế… Các tờ báo của ta đã và đang
triển khai tốt, ví dụ như trong thời kỳ COVID-19, cuộc xung đột Nga - Ukraine
từ tháng 2 năm 2022, hoặc chiến sự tại Gaza đang diễn ra ác liệt giữa tháng 10
năm 2023, các đơn vị báo chí đối ngoại Việt Nam đã hợp tác với các hãng tin như
Reuters, Bloomberg… Thông tấn xã Việt Nam cũng chủ động xây dựng xây dựng
kế hoạch quảng bá, tuyên truyền cho các sản phẩm báo chí đối ngoại quốc gia
một cách bài bàn, hướng tới từng đối tượng, mục tiêu cụ thể tương ứng với các
giai đoạn phát triển khác nhau.
Quyết định này còn đề cập tới nhiệm vụ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
vào nền báo chí. Các giải pháp hướng tới là đầu tư trang thiết bị và công nghệ
nhằm đáp ứng yêu cầu làm báo hiện đại, đa phương tiện ở tất cả các khâu sản
xuất, biên tập, lưu trữ và quản lý điều hành… Nhân tố con người lúc này cũng
đóng vai trò tiên quyết, đây sẽ là lực lượng sử dụng và ứng dụng các công nghệ
trong quá trình sản xuất các sản phẩm báo chí đối ngoại. Vì vậy, việc đào tạo,
tuyển chọn và phát triển đội ngũ phóng viên, biên tập viên cần có thêm những
tiêu chí cao hơn, yêu cầu chuyên môn sâu và đa dạng hơn, các cơ quan cũng phải
chú trọng bồi dưỡng thường xuyên về bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề báo, khả
năng ngoại ngữ và các kỹ năng làm báo thời đại công nghệ. Các giải pháp được
đề cập tới là đẩy mạnh hợp tác, trao đổi thông tin quốc tế, kết hợp đào tạo cùng
các hãng thôgn tấn lớn trên thế giới, tăng cường trao đổi, chia sử các sản phẩm
thông tin đối ngoại của Thông tấn xã Việt nam tới bạn đọc quốc tế, đồng thời
nâng cao trình độ và năng lực nghiệp cụ cho nhân lực thông tin đối ngoại của ta.
3.2. Hoạt động tổ chức và quản lý báo chí đối ngoại tại Việt Nam
Về các văn bản chính thức của Nhà nước về hoạt động tổ chức và quản lý báo chí
đối ngoại Việt Nam, ta có một số nội dung sau: