-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập hết môn Lao động nhà báo | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Phân tích vai trò của tư liệu văn bản trong tác phẩm báo chí (tự chọn tác phẩm báo chí để phân tích). Đi thực tế quan sát phát hiện đề tài báo chí (có minh chứng). Phân tích sự sáng tạo của nhà báo trong tìm kiếm, phát hiện đề tài (tự chọn tác phẩm báo chí để phân tích). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Lao động nhà báo 1 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Bài tập hết môn Lao động nhà báo | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Phân tích vai trò của tư liệu văn bản trong tác phẩm báo chí (tự chọn tác phẩm báo chí để phân tích). Đi thực tế quan sát phát hiện đề tài báo chí (có minh chứng). Phân tích sự sáng tạo của nhà báo trong tìm kiếm, phát hiện đề tài (tự chọn tác phẩm báo chí để phân tích). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lao động nhà báo 1 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
VIỆN BÁO CHÍ – TRUYỀN THÔNG BÀI TẬP HẾT MÔN
MÔN: LAO ĐỘNG NHÀ BÁO Học viên
: Đinh Thị Hương Gian g Khóa : 30.1 Giảng viên h ớ
ư ng dẫn : TS. Lê Thị Nh ã Hà ộ N i, tháng 4 năm 202 4
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
VIỆN BÁO CHÍ – TRUYỀN THÔNG TIỂU LUẬN
MÔN: LAO ĐỘNG NHÀ BÁO Học viên
: Đinh Thị Hương Gian g Khóa : 30.1 Giảng viên h ớ
ư ng dẫn : TS. Lê Thị Nh ã
Hà Nội, tháng 4 năm 20 4 2 MỤC LỤC
1. Phân tích vai trò của tư liệu văn bản trong tác phẩm báo chí (tự chọn
tác phẩm báo chí để phân tích) .......................................................................... 1
1.1. Vai trò của tư liệu văn bản trong tác phẩm báo chí .................................... 1
1.2. Phân tích ví dụ về vai trò của tư liệu văn bản trong hoạt động sáng tạo tác
phẩm báo chí ............................................................................................... 3
2. Đi thực tế quan sát phát hiện đề tài báo chí (có minh chứng) ................ 4
2.1. Phương pháp quan sát ................................................................................. 4
2.2. Phát hiện đề tài thực tế bằng phương pháp quan sát (có minh chứng) ....... 5
3. Phân tích sự sáng tạo của nhà báo trong phát hiện, tìm kiếm đề tài (tự
chọn các tác phẩm báo chí để phân tích) .......................................................... 9
3.1. Tính sáng tạo của Lao động nhà báo .......................................................... 9
3.2. Phân tích sự sáng tạo của nhà báo trong tìm kiếm, phát hiện đề tài (tự
chọn tác phẩm báo chí để phân tích) ........................................................ 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 11 1 ĐỀ BÀI:
1. Phân tích vai trò của tư liệu văn bản trong tác phẩm báo chí (tự chọn tác
phẩm báo chí để phân tích)
2. Đi thực tế quan sát phát hiện đề tài báo chí (có minh chứng)
3. Phân tích sự sáng tạo của nhà báo trong phát hiện, tìm kiếm đề tài (tự chọn
các tác phẩm báo chí để phân tích). BÀI LÀM
1. Phân tích vai trò của tư liệu văn bản trong tác phẩm báo chí (tự chọn tác p ẩ
h m báo chí để phân tích)
1.1. Vai trò của tư liệu văn bản trong tác phẩm báo chí
Tư liệu là một thuật ngữ có phạm vi rộng lớn, bao gồm các thông tin được
lấy từ nhiều nguồn khác nhau như tài liệu viết tay, in ấn, các đồ vật như công cụ
sản xuất, công trình kiến trúc, đồ dùng cá nhân, phim ảnh, băng hình, internet và
cả những thông tin được truyền đạt từ con người.
Văn bản có 02 nghĩa: 1. Văn bản là bản chép tay hoặc in ấn với một nội dung
nhất định, thường để lưu lại lâu dài; 2. Văn bản là những chuỗi ký hiệu ngôn ngữ
hay loại ký hiệu nào đó, tạo nên một chỉnh thể với ý nghĩa trọn vẹn'.
Như vậy, với nghĩa rộng ta có thể hiểu tư liệu văn bản là những thông tin
được chứa đựng trong các dạng cơ bản sau đây:
+ Sách (sách văn học, lịch sử, văn hóa, pháp luật, kinh tế...),
+ Báo (báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử...), + Internet,
+ Băng, đĩa (hình ảnh, âm thanh), 2
+ Các văn bản giấy tờ (văn bản quản lý hành chính nhà nước, văn bản đời thường ...).
- Văn bản quản lý hành chính nhà nước
Văn bản quản lý hành chính nhà nước là loại tư liệu quan trọng, phổ biến mà
phóng viên hằng ngày thường khai thác và xử lý. Văn bản quản lý hành chính nhà
nước gồm các loại chủ yếu sau đây:
+ Văn bản quy phạm pháp luật (văn bản luật, đưới luật):
Luật, nghị quyết, quyết định, nghị định, thông tư, chỉ thị, công văn (Hình
1)... của các cơ quan quản lý nhà nước.
+ Văn bản hành chính: Báo cáo, tổng kết, biên bản, hợp đồng, thông báo,
giấy mời... của các đơn vị, cơ quan nhà nước. - Văn bản đời thường
Văn bản đời thường là loại tư liệu có tính chất cá nhân, riêng tư. Chúng bao
gồm các loại chủ yếu sau đây:
+ Nhật kí, thư từ (Hình 2)...
+ Giấy viết tay, sổ sách, ghi chép cá nhân...
Trong thời đại hiện nay, với sự phát triển của xã hội và sự bùng nổ của các
phương tiện truyền thông, thông tin và tư liệu đến từ nhiều nguồn khác nhau như
con người, môi trường xung quanh, cũng như các loại văn bản, sách báo, giấy tờ
phổ biến và xuất bản ngày càng nhiều.
Tư liệu văn bản đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sáng tạo tác phẩm
báo chí ở nhiều cách khác nhau: 3
Nguồn thông tin: Tư liệu văn bản cung cấp thông tin và dữ liệu cần thiết
cho việc tạo ra các bài báo. Các tài liệu này có thể là báo cáo, tài liệu nghiên cứu,
thông cáo báo chí, bài phát biểu, v.v. Những thông tin này là nguồn cảm hứng và
dẫn dắt cho việc tạo ra các bài viết báo chí.
Nền tảng nội dung: Tư liệu văn bản thường là nền tảng cho việc phát triển
nội dung của các bài báo. Những tài liệu này cung cấp thông tin chi tiết, chứng
minh cho các câu chuyện và thông tin được đưa ra trong bài viết báo chí. Chúng
giúp bài viết trở nên đáng tin cậy và thuyết phục hơn.
Cơ sở cho phân tích và nhận định: Tư liệu văn bản cung cấp cơ sở cho
việc phân tích và đánh giá các sự kiện, xu hướng, và vấn đề. Những văn bản như
luật, quy định, bản tin chính trị, v.v., giúp nhà báo hiểu rõ hơn về ngữ cảnh xã hội,
chính trị, kinh tế để có thể phân tích và đưa ra nhận định chính xác trong các bài báo.
Công cụ tìm kiếm thông tin: Tư liệu văn bản không chỉ cung cấp thông tin
mà còn là công cụ để tìm kiếm thông tin. Các nhà báo có thể tìm kiếm trong các
bản tài liệu để tìm kiếm dữ liệu, thông tin phụ trợ, hay các góc nhìn khác nhau để
phát triển các bài viết báo chí.
Công cụ tham chiếu: Tư liệu văn bản cũng là công cụ tham chiếu quan trọng
cho việc kiểm chứng và đối chiếu thông tin. Nhà báo có thể sử dụng các tài liệu
này để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của thông tin được đưa ra trong bài báo.
1.2. Phân tích ví dụ về vai trò của tư liệu văn bản trong hoạt động
sáng tạo tác phẩm báo chí
- Tác phẩm: Những điểm mới nhất của Luật Đất đai sửa đổi vừa được ký
chứng thực (Tác giả: Thành Chung). 4
Đường dẫn: https://tuoitre.vn/nhung-diem-moi-nhat-cua-luat-dat-dai-sua-
doi-vua-duoc-ky-chung-thuc-20240205152200347.htm
Tư liệu văn bản được sử dụng: Luật đất đai (2013) và Luật đất đai (2024)
Tư liệu thuộc dạng Văn bản hành chính.
Vai trò của tư liệu văn bản trong tác phẩm: Cung cấp thông tin và cơ sở phân
tích những điểm mới của Luật đất đai sửa đổi so với Luật đất đai 2013.
- Tác phẩm: TP.HCM: Số doanh nghiệp mở mới bằng số doanh nghiệp rút
lui trong 3 tháng đầu năm (tác giả: Ngọc Hiển)
Đường dẫn: https://tuoitre.vn/tp-hcm-so-doanh-nghiep-mo-moi-bang-so-
doanh-nghiep-rut-lui-trong-3-thang-dau-nam-20240402162345685.htm
Tư liệu văn bản được sử dụng: Báo cáo thống kê của Cục Thống kê TP.HCM,
Báo cáo tình hình quý 1-2024 của Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA)
Vai trò của tư liệu văn bản trong tác phẩm: Cung cấp số liệu về số doanh
nghiệp rút lui khỏi thị trường, các chỉ số FDI, số vốn đăng ký, và phần trăm các
doanh nghiệp thuộc các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
2. Đi thực tế quan sát phát hiện ề
đ tài báo chí (có minh chứng)
2.1. Phương pháp quan sát
Quan sát là khả năng cảm thụ hiện thực của con người nhờ vào các cơ quan
cảm giác chủ yếu như thị giác và thính giác thông qua sự tiếp xúc nghe nhìn.
Bản chất của hoạt động quan sát là sự cảm nhận trực tiếp của người quan sát
đối với hiện thực sinh động. Quan sát thường đem lại những thông tin có đặc tính mô tả. 5
Với phóng viên, quan sát không có nghĩa chỉ là nhìn, trông mà là thấy được
sự vật, hiện tượng. Quan sát khác với hoạt động nhìn, trông vì quan sát có sự tham
gia của hoạt động tư duy như: phân tích, tổng hợp, suy luận, phán đoán... - Đối tượng quan sát
Trong môi trường tự nhiên và xã hội, xuất hiện khá nhiều sự việc, hiện tượng
với vô vàn các chi tiết khác nhau. Trong quá trình thu thập thông tin để viết báo,
phóng viên có thể dùng phương pháp quan sát để thu vào tầm mắt của mình những
chi tiết chứa đựng những thông tin, dữ liệu có ích cho chủ đề tác phẩm. Đối tượng
quan sát rất phong phú, đa dạng. Có thể tổng hợp thành các dạng cơ bản sau đây:
quan sát quang cảnh, hiện trạng; quan sát con người; quan sát đồ vật ...
2.2. Phát hiện đề tài thực tế bằng phương pháp quan sát (có minh chứng)
Thực trạng: Phương tiện tham gia giao thông đi ngược chiều
Đề tài: Đi ngược chiều – Giải pháp nào cho một vòng lặp không hồi kết? Hình ảnh minh chứng:
Nhóm phương tiện đi ngược chiều tại nút giao Trần Thái Tông – Dương Đình Nghệ, Hà Nội 6
Phương tiện đi ngược chiều trên đường Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội 7
Nhóm phương tiện đi ngược chiều tại ngã giao Xuân Thủy – T ầ r n Thái Tông, Hà Nội 8
Nhóm phương tiện đi ngược chiều tại nút giao Mễ Trì –
Phạm Hùng, Hà Nội 9
3. Phân tích sự sáng tạo của nhà báo trong phát hiện, tìm kiếm đề tài
(tự chọn các tác phẩm báo chí ể đ phân tích )
3.1. Tính sáng tạo của Lao động nhà báo
Lao động báo chí vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật. Nói tới nghệ
thuật là nói tới sự sáng tạo.
Sự sáng tạo của nhà báo trong lao động báo chí thế hiện ở việc phát hiện chủ
đề, tìm kiếm góc độ phản ánh, chọn lựa chi tiết và thể hiện qua bố cục, ngôn ngữ
như thế nào để thu hút, thuyết phục được độc giả. Có nghĩa là không những phát
hiện ra cái mới mẻ, độc đáo trong nội dung mà họ còn sáng tạo ra những hình
thức hấp dẫn để chuyển tải nội dung đó.
Trong lao động báo chí, sự sáng tạo của nhà báo là thường xuyên bởi cuộc
sống - đối tượng phản ánh và tác động của báo chí cũng biến đổi không ngừng.
Hơn nữa, nhu cầu của người đọc cũng ngày càng phong phú, đa dạng. Mỗi một
tác phẩm đối với nhà báo là một sự trăn trở, say mê tìm tòi, thể hiện cái mới. Sự
sáng tạo của nhà báo thường có xu hướng vượt ra khỏi những khuôn mẫu có tính
chất phổ biến. Ví dụ như ở một thể loại tác phẩm báo chí, các phóng viên cũng
sáng tạo ra rất nhiều các dạng khác nhau. Ta thấy trên thực tế, không chỉ có tin
tức của bản báo mà có cả thể loại của bản báo. Bạn đọc không khó để nhận ra các
phong cách phóng sự, phỏng vấn... của một số tờ báo: Lao động, Tuổi Trẻ Thành
phố Hồ Chí Minh, An ninh Thế giới cuối tháng, Thanh niên...
Cũng cần nhấn mạnh là sáng tạo trong báo chí khác với sáng tạo trong văn
chương, nghệ thuật. Người phóng viên phải tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc chân
thật, khách quan. Phóng viên chỉ được thuật lại, kể lại các sự kiện, hiện tượng chứ không được hư cấu. 10
3.2. Phân tích sự sáng tạo của nhà báo trong tìm kiếm, phát hiện đề
tài (tự chọn tác phẩm báo chí để phân tích)
Tác phẩm: Yêu cầu mới về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ
Nhóm tác giả: Thu Hà, Hà Thanh Giang, Tô Hà, Việt Hải, Hoàng Anh
Đường dẫn: https://special.nhandan.vn/xay-dung-kinh-te/index.html
Tác phẩm đạt Giải A Giải Tin, bài phản ánh, phỏng vấn
Tác phẩm được trình bày dưới định dạng Mega Story, với những sáng tạo
trong khâu khai thác và tiếp cận đề tài.
Bài viết bao gồm 5 nội dung chính:
- Lời giải cho bài toán năng lượng
- Nghịch lý vừa thừa vừa thiếu
- Cách mạng năng lượng mới
- Tiến lên nấc thang cao hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu
- Nâng cao sức chống chịu của thị trường tài chính
Tác phẩm đã tiếp cận một chủ đề quen thuộc là kinh tế, dưới một góc độ mới,
đó là phân tích một cách toàn diện và chi tiết các lĩnh vực của nền kinh tế. Không
chỉ dừng lại ở việc phân tích thực trạng, thách thức của nền kinh tế Việt Nam, tác
phẩm còn đi sâu vào phân tích những con số để chỉ rõ cơ hội của nền kinh tế Việt
Nam sau đại dịch Covid-19. 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Nhã (2016), Lao động nhà báo, Nhà xuất bản Lý luận chính trị và Truyền thông
2. Lê Thị Nhã (2010), Lao động nhà báo – Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nhà
xuất bản chính trị - hành chính Hà Nội
3. Thành Chung (2024), Những điểm mới nhất của Luật Đất đai sửa đổi vừa
được ký chứng thực, Báo Tuổi trẻ Online
Đường dẫn: https://tuoitre.vn/nhung-diem-moi-nhat-cua-luat-dat-dai-sua-doi-
vua-duoc-ky-chung-thuc-20240205152200347.htm (Truy cập ngày 01/04/2024)
4. Ngọc Hiển (2024), TP.HCM: Số doanh nghiệp mở mới bằng số doanh
nghiệp rút lui trong 3 tháng đầu năm, Báo Tuổi trẻ Online
Đường dẫn: https://tuoitre.vn/tp-hcm-so-doanh-nghiep-mo-moi-bang-so-
doanh-nghiep-rut-lui-trong-3-thang-dau-nam-20240402162345685.htm (Truy cập ngày 01/04/2024)
5. Thu Hà, Hà Thanh Giang, Tô Hà, Việt Hải, Hoàng Anh (2023), Yêu cầu
mới về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, Báo Nhân dân
Đường dẫn: https://special.nhandan.vn/xay-dung-kinh-te/index.html (Truy cập ngày 01/04/2024)