-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập Kĩ thuật truyền thông số | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Robot và báo chí thuật toán mang lại lợi ích gì cho xã hội/công chúng? Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động đến nhiều ngành nghề. Báo chí và truyền thông cũng không đứng ngoài cuộc trong xu thế hội nhập mạnh mẽ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Kĩ thuật công nghệ truyền thông số 2 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Bài tập Kĩ thuật truyền thông số | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Robot và báo chí thuật toán mang lại lợi ích gì cho xã hội/công chúng? Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động đến nhiều ngành nghề. Báo chí và truyền thông cũng không đứng ngoài cuộc trong xu thế hội nhập mạnh mẽ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Kĩ thuật công nghệ truyền thông số 2 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
Họ và tên: Nguyễn Kim Tùng Lớp: Báo Ảnh K38
Mã sinh viên: 1856030052
Robot và báo chí thuật toán mang lại lợi ích gì cho xã hội/công chúng?
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động đến nhiều ngành nghề. Báo chí và
truyền thông cũng không đứng ngoài cuộc trong xu thế hội nhập mạnh mẽ. Nhiều
hãng thông tấn, báo in, đài truyền hình trên thế giới liên tục tìm tòi, ứng dụng các
thành tựu công nghệ với mục tiêu nâng cao chất lượng thông tin, độ nhanh nhạy và tính tiên phong.
Trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, báo chí luôn theo sát hơi thở cuộc sống, phản
ánh tâm tư nguyện vọng của người dân. Bước vào thời đại công nghiệp số hiện
nay, ngành báo chí và truyền thông đang đứng trước các thách thức lớn; nhưng đây
cũng là cơ hội để mỗi cơ quan báo chí và người làm báo tự đổi mới để bắt kịp xu
hướng chung của sự phát triển. Trong ngành báo chí, các hệ thống khai thác dữ liệu
tự động có thể cảnh báo các phóng viên về những tin tức tiềm năng, trong khi các
newsbot (ứng dụng phần mềm tự động thu thập thông tin báo chí) giúp đưa ra
những cách thức mới để người đọc khám phá thông tin..
Báo chí thuật toán là cơ hội để báo chí trở nên nhân văn hơn bởi đóng góp của nó
trong củng cố tính cạnh tranh thông tin của báo chí. Nó cho phép sản xuất nội dung
nhanh hơn, chính xác hơn, thu hút nhiều loại hình tiêu thụ và phân phối tin tức
mới. Trí tuệ nhân tạo sẽ đóng vai trò lớn trong sản xuất tin tức trong tương lai
nhưng chúng ta phải cẩn trọng và khôn ngoan khi sử dụng, phát triển nó thay vì bảng quan và phủ nhận.
Robot và báo chí thuật toán có thể tiếp sức mạnh cho nhà báo trong hoạt động đưa
tin, sự sáng tạo và khả năng tương tác với độc giả. Sử dụng những mẫu dữ liệu có
thể dự đoán trước và được lập trình để “học” các biến thể với các mẫu này qua thời
gian, một thuật toán có thể giúp các phóng viên sắp xếp, phân loại và sản xuất nội
dung với tốc độ mà trước đây chúng ta không thể tưởng tượng nổi. Nó có thể hệ
thống hóa dữ liệu để tìm ra điểm kết nối cho một bài phóng sự điều tra. Nó có thể
xác định các xu hướng và phát hiện điểm nổi bật trong hàng triệu điểm dữ liệu và
đó có thể là manh mối cho một bài viết công phu.
Báo chí thuật toán còn có thể giúp cho các nhà báo theo nhiều cách khác: từ việc
biên tập video cho đến nhận các mẫu giọng nói hay xác định các khuôn mặt trong
đám đông. Chúng cũng được lập trình để trò chuyện với độc giả (chatbots) và trả
lời các câu hỏi. Điều thú vị là quá trình này không thể xảy ra nếu thiếu vắng sự
hiện diện của nhà báo bằng xương bằng thịt vì chính họ – với mục tiêu rõ ràng
trong tư duy – đưa ra những câu hỏi liên quan về các dữ liệu để dạy cho máy móc.
Phóng viên và biên tập viên cẩn nhanh chóng tìm hiểu cách hoạt động
Rõ ràng trí tuệ nhân tạo đang hỗ trợ báo chí theo cách thức chưa từng thấy trước
đây, rõ ràng nó đang mang lại những thách thức mới cũng như những cơ hội mới.
Đương nhiên, nếu không có một quan điểm rõ ràng về báo chí, công nghệ này sẽ
chẳng giúp tạo ra một xã hội được thông tin đầy đủ. Nếu không xử lý được những
vấn đề đạo đức, Robot và báo chí thuật toán có thể khiến báo chí suy tàn. Nếu
không vì mục tiêu cao đẹp là phụng sự độc giả và xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn,
không có những quy trình minh bạch cộng với sự giám sát của công chúng, báo chí
sẽ mất đi sự tin cậy trong lòng độc giả-khán thính giả, dù chúng ta có sử dụng công
nghệ hiện đại thế nào đi chăng nữa.
Một số ví dụ về việc sử dụng Robot và Báo chí thuật toán mang đến lợi ích cho xã hội:
- Sản xuất tin bài từ dữ liệu. Ban dầu nó được dùng để đưa tin về thể thao và
tài chính. Nó giúp giải phóng các nhà báo khỏi những công việc lặp đi lặp
lại, tăng hiệu quả và giảm chi phí. Hãng tin AP sử dụng phần mềm
Wordsmith để biến các dữ liệu tài chính thành bài viết. Washington Post
dùng công nghệ tự phát triển là Heliograf để đưa tin về các sự kiện thể thao và hoạt động tranh cử.
- Tổ chức quy trình: Theo dõi tin nóng, tập hợp và tổ chức thông tin sử dụng
tag và link, quản lý comment, và tự động tạo các bản ghi giọng nói. New
York Times sử dụng công cụ Perspective API do Jigsaw (thuộc Alphabet)
phát triển để quản lý comment của độc giả. Nền tảng Reuters Connect dành
cho các nhà báo hiển thị mọi nội dung của Reuters, kể cả nội dung tư liệu, và
nội dung từ các đối tác liên kết trên toàn thế giới theo thời gian thực.
- Theo dõi tin trên mạng xã hội: Phân tích các dữ liệu theo thời gian thực, xác
định những nhân vật có ảnh hưởng và tương tác với độc giả. Hãng AP sử
dụng Newswhip để theo dõi các xu hướng trên mạng xã hội và --tăng tương tác.
- Tương tác với độc giả: Ứng dụng chatbot của Quartz Bot cho phép người
dùng gõ câu hỏi về các sự kiện thời sự, nhân vật hoặc địa điểm, và ứng dụng
sẽ trả nội dung mà nó cho là phù hợp với người đó. Các ứng dụng khác như
bot cho Facebook Messenger của Guardian. BBC thì dùng bot để đưa tin về
trưng cầu dân ý EU. AgriBOT của Trung tâm Báo chí châu Âu và The
Source (Namibia và Zimbabwe), một trong những dự án giành được tài trợ
của Innovate Africa, đang phát triển một newsbot nguồn mở “để giúp các cơ
quan báo chí châu Phi đăng tin tức cá nhân hóa và tương tác hiệu quả hơn
với độc giả trên các nền tảng nhắn tin.”