-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập Kiểm toán căn bản (Có đáp án) | Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
Bài tập Kiểm toán căn bản (Có đáp án) | Đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Tài liệu gồm 9 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Kiểm toán báo cáo tài chính (MT) 2 tài liệu
Đại học Mỹ thuật Công nghiệp 42 tài liệu
Bài tập Kiểm toán căn bản (Có đáp án) | Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
Bài tập Kiểm toán căn bản (Có đáp án) | Đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Tài liệu gồm 9 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kiểm toán báo cáo tài chính (MT) 2 tài liệu
Trường: Đại học Mỹ thuật Công nghiệp 42 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
Preview text:
BÀI TẬP KIỂM TOÁN CĂN BẢN CHƯƠNG 1. B. TRẮC NGHIỆM Câu 1. C Câu 6. D Câu 11. D Câu 2. B Câu 7. B Câu 12. C Câu 3. D Câu 8. B Câu 13. A Câu 4. D Câu 9. A Câu 14. B Câu 5. D Câu 10. A Câu 15. D
C. CÂU HỎI ĐÚNG SAI, GIẢI THÍCH
1. Tháng 10/20X1 doanh nghiệp kiểm toán kết thúc hợp đồng cung cấp dịch vụ kế toán cho
khách hàng B. Do đó, doanh nghiệp kiểm toán không được kiểm toán báo cáo tài chính năm 20X2 cho khách hàng đó.
Đúng. Vì doanh nghiệp kiểm toán đang tuân thủ theo nguyên tắc độc lập, đó chính là
nguyên tắc về chuyên môn “không được vừa làm dịch vụ kế toán như: ghi sổ kế toán, lập
báo cáo tài chính, kiểm toán nội bộ, định giá tài sản, tư vấn quản lý, tư vấn tài chính, thuế
vừa làm dịch vụ kiểm toán cho cùng một đơn vị”.
2. Lý do một doanh nghiệp nhờ công ty kiểm toán độc lập kiểm toán báo cáo tài chính của họ là
vì việc kiểm toán sẽ làm giảm nhẹ trách nhiệm của nhà quản lý đối với báo cáo tài chính.
Sai. Vì doanh nghiệp cần kiểm toán độc lập kiểm toán báo cáo tài chính của họ bởi vì
doanh nghiệp thường có sự mâu thuẫn về lợi ích giữa doanh nghiệp lập báo cáo tài chính
với người sử dụng báo cáo tài chính, còn để loại bỏ các gian lận, đảm bảo tuân thủ các
quy định và độ tin cậy cao.
3. Nếu doanh nghiệp được kiểm toán có quy mô nhỏ, và hoạt động sản xuất kinh doanh đơn giản
thì doanh nghiệp kiểm toán không cần phải lập kế hoạch kiểm toán.
Sai. Vì doanh nghiệp nào được kiểm toán thì doanh nghiệp kiểm toán cũng phải lập kế
hoạch kiểm toán theo đúng trình tự, tránh sai sót, tăng thêm độ tin cậy.
4. Lo lắng về khả năng mất hợp đồng là nguy cơ ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên. Đúng.
5. Kiểm toán viên hành nghề của doanh nghiệp kiểm toán có thể thực hiện dịch vụ kiểm toán vô
thời hạn cho cùng một khách hàng kiểm toán. Đúng.
6. Ý nghĩa quan trọng nhất của kiểm toán trong nền kinh tế là giúp các doanh nghiệp dễ dàng gọi
vốn từ các nhà đầu tư.
Đúng. Vì các nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà quản lý khác cần thông tin trung thực
các báo cáo tài chính được kiểm toán để đưa ra những quyết định trong mọi giai đoạn
quản lý, kể cả tiếp nhận vốn liếng, chỉ đạo và điều hành, từ đó dễ dàng nắm bắt tình hình
để có thể kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư.
7. Kiểm toán viên được kiểm toán cho khách hàng mà chị ruột của kiểm toán viên là nhân viên
tiếp tân của doanh nghiệp đó.
Đúng. Vì không vi phạm nguyên tắc độc lập của kiểm toán viên. Nguyên tắc độc lập chỉ
ra rằng “KTV hành nghề không được nhận làm kiểm toán hoặc ở những đơn vị mà bản
thân có quan hệ gia đình ruột thịt (như bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) là người
trong bộ máy quản lý điều hành (Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, kế toán trưởng, các
trưởng, phó phòng và các cấp tương đương) trong đơn vị khách hàng.
8. Việc kiểm toán bộ phận kinh doanh theo yêu cầu của giám đốc về việc chấp hành các chính
sách bán hàng của doanh nghiệp là ví dụ về kiểm toán tuân thủ.
Đúng. Kiểm toán tuân thủ là việc kiểm tra nhằm đánh giá mức độ chấp hành một quy
định nào đó của nhà nước hay của chính đơn vị đó.
9. Nếu bộ phận kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp làm việc hiệu quả thì doanh nghiệp này sẽ
không cần thuê kiểm toán độc lập để kiểm toán báo cáo tài chính trước khi công bố cho cổ đông.
Sai. Vì cần kiểm toán độc lập để kiểm toán báo cáo tài chính trước khi công bố cho cổ
đông để cung cấp một cách đảm bảo hợp lý về tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính.
10. Báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần là sự đảm bảo rằng đơn vị sẽ hoạt động kinh doanh tốt.
Sai. Vì báo cáo kiểm toán chỉ đảm bảo hợp lý về báo cáo tài chính, xét trên phương diện
tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc do nhầm lẫn hay không, đảm bảo ở
mức độ cao từ đó giảm rủi ro kiểm toán, và ý kiến của kiểm toán hoàn toàn không liên
quan đến hoạt động của doanh nghiệp. D. BÀI TẬP
Bài 1: Dưới đây là những công việc mà kiểm toán viên thường thực hiện Bài 1: Dưới đây là
những công việc mà kiểm toán viên thường thực hiện:
a. Kiểm tra tờ khai thuế của giám đốc doanh nghiệp để đảm bảo việc kê khai thu nhập chịu thuế
thực hiện đúng theo qui định=> Kế toán tuân thủ
b. Đánh giá các hoạt động của bộ phận quản lý kho tại một doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt quan
tâm đến hiệu quả của việc kiểm tra vật liệu=> kiểm toán hoạt động
c. Đánh giá hệ thống máy tính của doanh nghiệp để xác định xem máy tính có được sử dụng hiệu
quả=> kiểm toán hoạt động
d. Kiểm tra hồ sơ nghỉ phép để xác định xem nhân viên có tuân thủ quy định của doanh nghiệp
=> kiểm toán hoạt động
e. Kiểm toán kho bạc nhà nước để xác định xem cơ quan này có tuân thủ các chính sách của nhà
nước=> kiểm toán tuân thủ
f. Kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm để nộp cho Ủy ban Chứng khoán => kiểm toán BCTC Bài 2
: Các đơn vị sau đây đang là khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp kiểm toán ABC:
a. Công ty cổ phần KDC có cổ phiếu được niêm yết trên sàn chứng khoán.
b. Một quán ăn nổi tiếng ở Nha Trang.
c. Một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế, chuyên bảo trợ cho người vô gia cư.
d. Ngân hàng thương mại cổ phần ASP. Yêu cầu:
Hãy giải thích lý do tại sao các đơn vị trên nên được kiểm toán bởi kiểm toán viên độc lập
a. Vì công ty thuộc các đối tượng bắt buộc phải kiểm toán độc lập theo báo cáo kiểm toán
của kiểm toán độc lập phát hành có giá trị pháp lí cao, tạo niềm tin cho những nhà đầu tư
trên sàn chứng khoán quy định tại Điều 37 của Luật Kiểm toán độc lập và Điều 15
của Nghị định số 17/2012/NĐ-CP
b. Vì báo cáo kiểm toán độc lập giúp đơn vị được kiểm toán phát hiện, xử lí và ngăn ngừa
kịp thời sai sót, yếu kém trong hoạt động của đơn vị
c. Vì báo cáo kiểm toán độc lập giúp đánh giá lại tính chính xác, minh bạch của thông tin để
tạo niềm tin cho người cần xác minh tính minh bạch của tổ chức
d. Vì kiểm toán độc lập có thể cung cấp thông tin trung thực để đưa ra những quyết định
trong mọi giai đoạn quản lý, có thể giúp ngân hàng hạn chế được những rủi ro và phát
hiện thế mạnh những tiềm năng tài chính nội tại có trong ngân hàng
Bài 3: Các công việc mà kiểm toán viên nội bộ có thể thực hiện để đáp ứng yêu cầu của ban giám đốc:
Thu thập, phân tích, đánh giá tài liệu kế toán thuộc các bộ phận nhân sự, bán hàng, mua sắm,dữ liệu,..
Tìm hiểu, xác định các vấn đề còn tồn đọng trong quy trình hoạt động của các bộ phận trên
Có thể trình bày vấn đề hạn chế trong quá trình hoạt động và tư vấn cho ban giám đốc một số giải pháp
Bài 4: Có ý kiến cho rằng doanh nghiệp kiểm toán độc lập không thể thực sự độc lập khi phí
kiểm toán được trả bởi khách hàng được kiểm toán. Yêu cầu: Hãy đề xuất một số giải pháp
có thểlàm giảm nguy cơ ảnh hưởng đến tính độc lập của doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán. Một số giải pháp
Tăng cường thêm qui định thành lập doanh nghiệp kiểm toán độc lập
Kiểm tra các doanh nghiệp kiểm toán độc lập và đưa ra xử phạt nặng khi phát hiện sai
sót trong các nghiệp vụ kiểm toán độc lập đối với doanh ngiệp kiểm toán và khách hàng của doanh nghiệp
Bài 6:Các kết luận sau đây được lấy từ kết quả kiểm toán của kiểm toán viên A:
a. Chi nhánh mới thành lập của ngân hàng hoạt động không hiệu quả => Kiểm toán hoạt động
b. Doanh nghiệp đã tuân thủ những điều khoản trong hợp đồng với Chính phủ=> Kiểm toán tuân thủ
c. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã được trình bày trung thực và hợp lý=> Kiểm toán báo cáo tài chính
d. Hồ sơ hoàn thuế của doanh nghiệp không phù hợp với quy định về thuế=> Kiểm toán tuân thủ Bài 10.
Kiểm toán viên Nga và doanh nghiệp kiểm toán Sài Gòn phải chịu trách nhiệm pháp lý
mà ở đây là trách nhiệm dân sự. Vì gây thiệt hại cho ngân hàng X làm ngân hàng không đòi
được khoản nợ 1 tỷ đồng và còn phát hiện ra rằng báo cáo tài chính của doanh nghiệp An
Hoài đã khai khống hàng trăm triệu đồng mà kiểm toán viên Nga không phát hiện ra được và
trong khi đó thì doanh nghiệp kiểm toán Sài Gòn phát báo cáo kiểm toán với ký kiến chấp
nhận toàn phần khiến cho ngân hàng X căn cứ vào kết quả đó để cho vay. Bài 11.
a. Thông tin được kiểm tra: Kiểm tra việc tuân thủ và chấp hành các quy định về quyết toán
thuế trong 3 năm của doanh nghiệp ABC.
Tiêu chuẩn đã được thiết lập: Quy định quyết toán thuế của bộ luật Việt Nam.
Kiểm toán viên: Cơ quan thuế
b. Thông tin được kiểm tra: Kiểm toán báo cáo tài chính của ngân hàng TMCP CPA năm 20X1.
Tiêu chuẩn đã được thiết lập: Chuẩn mực liên quan đến báo cáo tài chính bao gồm VAS 21 và VAS 22 (ngân hàng).
Kiểm toán viên: Kiểm toán viên độc lập
c. Thông tin được kiểm tra: Kiểm tra và đánh giá hiệu quả của hoạt động bán hàng của
doanh nghiệp CAB – chi nhánh ở các tỉnh phía Nam năm 20X1.
Tiêu chuẩn đã được thiết lập: Chuẩn mực VAS 14
Kiểm toán viên: Kiểm toán viên nội bộ Bài 12.
Trong tình huống trên, nếu ông Bình chấp nhận lời đề nghị của ông An thì sẽ dẫn đến các rủi
ro/nguy cơ về tư lợi. Vì nếu ông Bình chấp nhận lời đề nghị của ông An thì ở đây doanh
nghiệp kiểm toán đã cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp M2M trên cơ sở có thỏa thuận về
phí tiềm tàng mà ở đây là doanh nghiệp kiểm toán ABC sẽ miễn giảm 50% mức phí kiểm
toán cho M2M trong năm đầu tiên thực hiện dịch vụ này Bài 13.
a. Nguy cơ dẫn đến vi phạm các nguyên tắc đạo đức: Doanh nghiệp kiểm toán ABC phụ
thuộc vào phí dịch vụ quá lớn từ dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính cho doanh nghiệp Lan
Hương. – Nguy cơ do tư lợi: Nguy cơ khi lợi ích tài chính hoặc lợi ích khác gây ảnh hưởng
tới xét đoán hay hành xử của kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp.
b. Nguy cơ dẫn đến vi phạm các nguyên tác đạo đức: Doanh nghiệp kiểm toán ABC phát
hành báo cáo kiểm toán độc lập báo cáo tài chính sau khi thiết kế và triển khai hệ thống kế
toán cho doanh nghiệp Yến Nhi. – Nguy cơ tự kiểm tra: Nguy cơ khi một kế toán viên, kiểm
toán viên chuyên nghiệp không đánh giá được một cách hợp lý kết quả xét đoán chuyên môn
hay kết quả dịch vụ do chính họ hoặc do một cá nhân khác trong doanh nghiệp kế toán, kiểm
toán hoặc trong doanh nghiệp, tổ chức nơi họ làm việc thực hiện trước đó, mà kế toán viên,
kiểm toán viên chuyên nghiệp sẽ dựa vào đó để hình thành xét đoán khi thực hiện các hoạt
động hiện tại hoặc cung cấp dịch vụ hiện tại của mình;
c. Nguy cơ dẫn đến vi phạm các nguyên tác đạo đức: Doanh nghiệp kiểm toán ABC giúp
quảng bá các loại cổ phiếu của doanh nghiệp được kiểm toán báo cáo tài chính. - Nguy cơ về
sự bào chữa: Nguy cơ khi một kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp tìm cách bênh vực
khách hàng hoặc doanh nghiệp, tổ chức nơi mình làm việc tới mức làm ảnh hưởng tới tính khách quan của bản thân;
d. Nguy cơ dẫn đến vi phạm các nguyên tác đạo đức: Kiểm toán viên hành nghề của doanh
nghiệp kiểm toán ABC nhận quà tặng là xe ô tô Mez112, sản phẩm mới từ khách hàng được
kiểm toán. - Nguy cơ từ sự quen thuộc: Nguy cơ gây ra do quan hệ lâu dài hoặc thân thiết với
khách hàng hoặc doanh nghiệp, tổ chức nơi mình làm việc, khiến kế toán viên, kiểm toán
viên chuyên nghiệp dễ thông cảm cho quyền lợi hoặc dễ dàng chấp nhận cho việc làm của họ;
e. Nguy cơ dẫn đến vi phạm các nguyên tác đạo đức: Kiểm toán viên hành nghề bị lãnh đạo
doanh nghiệp kiểm toán ABC đe dọa sẽ không thăng chức trừ khi phải đồng ý với cách xử lý
không phù hợp các nghiệp vụ kế toán của khách hàng được kiểm toán. - Nguy cơ bị đe dọa:
Nguy cơ kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp bị ngăn cản hành xử một cách khách
quan do các đe dọa có thực hoặc do cảm nhận thấy, bao gồm sức ép gây ảnh hưởng không
hợp lý đến kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp.
Bài Tập Slide Trang 33: Trong các trường hợp trên theo anh (chị) nếu KTV đồng ý,
KTV có vi phạm nguyên tắc độc lập không? Giải thích.
1. KTV Bình đang kiểm toán cho Cty cổ phần HS. Cty tặng KTV Bình một số cổ phiếu của Cty
Nếu KTV đồng ý sẽ vi phạm nguyên tắc độc lập, khách quan bởi người làm kiểm toán
phải độc lập về mặt kinh tế, công bằng, không được thiên vị, không nhận cổ phiếu hay quà có giá trị.
2. KTV Nam được mời kiểm toán BCTC cho Cty TNHH SV. Chị Ngọc, vợ KTV Nam là giám đốc Cty này.
KTV Nam vi phạm nguyên tắc độc lập về mặt tình cảm, Nam có quan hệ gia đình với nhà
quản lí đơn vị được kiểm toán.
3. KTV An được mời lập BCTC và kiểm toán BCTC cho Cty X để Cty vay ngân hàng.
An vi phạm độc lập chuyên môn vì KTV không được cung cấp dịch vụ kế toán và kiểm toán.
4. KTV được mời kiểm toán cho Siêu thị X. Mẹ của KTV thường mua hàng tại siêu thị này.
Không vi phạm vì KTV không nhận lợi ích riêng từ việc này
5. Ngay sau khi kết thúc hợp đồng cung cấp dịch vụ kế toán cho Cty X, KTV được mời kiểm toán BCTC cho Cty X.
Vi phạm nguyên tắc vì trong vòng 2 năm KTV không được kiểm toán cho DN.
A. Một số tình huống mô tả các nguyên tắc trong đạo đức nghề nghiệp kế toán:
Nguyên tắc độc lập:
Công ty A là công ty chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn tài chính. Ngày
15/9/2020, công ty A nhận được lời đề nghị thực hiện kiểm toán tại công ty B, trong đó,
trưởng đoàn kiểm toán là ông M đag nắm giữ 10% cổ phần của công ty B. Ngày 16/9/2020,
công ty A nhận lời đề nghị mà không có bất kỳ sự can thiệp nào liên quan đến số cổ phần đó
của ông M. Điều này làm vi phạm đến nguyên tắc độc lập. Do đó, ông M phải chuyển
nhượng số cổ phần trên trước khi thực hiện kiểm toán tại công ty B.
Nguyên tắc chính trực:
Giám đốc công ty K là bạn thân của bố A- cũng là kiểm toán của công ty K. Khi tiến
hành kiểm tra, đánh giá kết quả tài chính, kế toán của công ty K thì A phát hiện ra gian lận
và có nhiều chỗ không hợp lý. Tuy nhiên, thay vì nêu ra vấn đề một cách chính xác thì A lại
vì mối quan hệ với giám đốc mà đưa ra đánh giá sai lệch về kết quả kinh doanh, nói rằng lợi
nhuận công ty K tăng và cổ phiếu có triển vọng trong tương lai. Do đó, nhiều cổ đông tin
tưởng mà đổ xô mua cổ phiếu của công ty K, nhưng thực chất là lỗ thật, lãi giả=> dẫn đến sự sụp đổ của công ty K.
Nguyên tắc khách quan:
Từ ví dụ ở nguyên tắc chính trực, việc A bị ảnh hưởng bới mối quan hệ thân thiết với
giám đốc đã dẫn đến thất bại của công ty K. A đã để cho những xét đoán chuyên môn và
kinh doanh của mình bị chi phối dẫn đến quyết định sai trái, vi phạm pháp luật.
Nguyên tắc năng lực chuyên môn và tính thận trọng:
Sinh viên ngành kế toán khi ra trường nếu muốn đạt mục tiêu trở thành kiểm toán
viên cần phải trau dồi kinh nghiệm làm kế toán từ 2-3 năm, nắm vững các chuẩn mực kiểm
toán, quy định pháp luật,... Sau đó mới có thể tiến hành thực hiện công việc kiểm toán một
cách tốt và chính xác nhất. Nếu như không có đủ năng lực, trình độ thì kiểm toán viên sẽ gặp
nhiều khó khăn và dễ dàng đưa ra những báo cáo sai lệch,...
Nguyên tắc bảo mật:
A là kiểm toán viên cho công ty B. Buổi chiều, A cùng C- nhân viên của công ty B
ngồi nói chuyện( 2 người là bạn thân). Sau đó, A tâm sự C về việc kiểm toán ở công ty B.
Đây là điều vi phạm nguyên tắc bảo mật vì A đã tiết lộ thông tin có từ quá trình kiểm toán
khi chưa được phép của những người có thẩm quyền.
Nguyên tắc tư cách nghề nghiệp:
Trước đây, A từng là quản lý của công ty K, thôi việc vào năm 2018. Sau đó, A làm
kiểm toán viên.Theo quy định tại điều 19 Luật Kiểm toán nội bộ thì trong vòng 2 năm, kể từ
thời điểm thôi giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng của
đơn vị được kiểm toán thì kiểm toán viên hành nghề không được thực hiện kiểm toán. Do
đó, trong năm 2019, A không được thực hiện kiểm toán cho công ty K,
B. Bài Tập Slide Trang 41: Trong các trường hợp sau, hãy xác định và giải thích các vi
phạm nguyên tắc ĐĐNN của kiểm toán viên (nếu có)?
1. Cty KH cho các trưởng phòng ăn trưa miễn phí và KTV có thể dùng bữa trưa tại đây. Không vi phạm.
2. KH mời KTV du lịch nước ngoài miễn phí và đề nghị KTV bỏ qua các sai sót trọng yếu trên BCTC.
Vi phạm nguyên tắc độc lập, chính trực, khách quan. Xuất hiện nguy cơ tư lợi do KTV
nhận được lợi ích gây ảnh hưởng đến xét đoán và hành xử của KTV.
3. KTV kiểm toán cho cty mà vợ KTV đang là thu ngân tại cty này. Không vi phạm.
4. KTV lập và kiểm toán BCTC cho một công ty để Cty nhận được khoản đầu tư của công ty X ở nước ngoài.
Vi phạm nguyên tắc khách quan. Xuất hiện nguy cơ sự bào chữa do KTV không thể kiểm
tra hoặc bỏ qua những sai sót trên BCTC do mình lập.
5. KTV kiểm toán cho công ty mà giám đốc Cty là bạn của KTV.
Vi phạm nguyên tắc độc lập, chính trực, khách quan. Xuất hiện nguy cơ từ sự quen thuộc
và sự bào chữa do KTV có mối quan hệ thân thiết với khách hàng tìm cách bênh vực
khách hàng hoặc doanh nghiệp, tổ chức nơi mình làm việc tới mức làm ảnh hưởng tới
tính khách quan của bản thân.
6. KTV đang kiểm toán cho Cty X và tư vấn cho bạn mình nên mua cổ phiếu của Cty này.
Vi phạm nguyên tắc tính bảo mật khi KTV sử dụng thông tin để giúp bạn mình thu lợi.
7. KTV tâm sự với vợ (chồng) về việc kiểm toán tại Cty cổ phần X.
Vi phạm nguyên tắc về tính bảo mật vì KTV tiết lộ các thông tin có từ quá trình kiểm
toán khi chưa được phép của người có thẩm quyền.