-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập kiểm tra giữa kỳ môn lịch sử văn minh thế giới
Bài tập kiểm tra giữa kỳ môn lịch sử văn minh thế giới của Đại học Khánh Hòa giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Lịch sử văn minh thế giới (LS VMTG) 1 tài liệu
Đại học Khánh Hòa 399 tài liệu
Bài tập kiểm tra giữa kỳ môn lịch sử văn minh thế giới
Bài tập kiểm tra giữa kỳ môn lịch sử văn minh thế giới của Đại học Khánh Hòa giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử văn minh thế giới (LS VMTG) 1 tài liệu
Trường: Đại học Khánh Hòa 399 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Khánh Hòa
Preview text:
lOMoARcPSD| 36086670
BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ
Câu hỏi : Phân tích vai trò của điều kiện tự nhiên đối với sự ra
đời của nền văn minh phương Đông/ phương Tây cổ đại.
Ở phương Đông (tức ở Châu Á và Đông Bắc Châu Phi), từ cuối thiên niên kỷ IV -
đầu thiên niên kỷ III trước CN, có bốn trung tâm văn minh lớn, đó là Ai Cập,
Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc. Cả 4 trung tâm này đều nằm trên lưu vực
những con sông lớn như sông Nile ở Ai Cập, sông Euphrates và sông Tigris ở
Lưỡng Hà, sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Gange) ở Ấn Độ, Trường Giang và
Hoàng Hà ở Trung Quốc. Nhờ sự bồi đắp của những con sông này nên đất đai ở
đây màu mỡ, rất thuận lợi cho nền nông nghiệp xuất hiện và phát triển và hơn
thế nữa là sáng tạo những thành tựu văn minh rực rỡ. Phương Đông cũng là cái
nôi của văn minh nhân loại, nơi mà lần đầu tiên con người đã biết sáng tạo ra
chữ viết, văn học, nghệ thuật và nhiều tri thức khoa học khác. xã hội nguyên
thủy bắt đầu tan rã ở Ai Cập, nhà nước bắt đầu ra đời, từ đó loài người mới bắt
đầu bước vào thời kì văn minh.
Trong thời cổ đại, tức là từ cuối thiên kỉ IV, đầu thiên kỉ III TCN, đến những thế
kỉ trước sau CN, ở phương Đông tức là ở châu Á và ở Đông Bắc châu Phi có bốn
trung tâm văn minh lớn, đó là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc. Có một
tình hình chung nổi bật là cả bốn trung tâm văn minh này đều nằm trên những
vùng chảy qua của những con sông lớn. Đó là sông Nin ở Ai Cập, sông Ơphrat
và sông Tigrơ ở Tây Á, sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Gange) ở Ấn Độ, Hoàng
Hà và Trường Giang ở Trung Quốc. Chính nhờ sự bồi đắp của những dòng sông
lớn ấy nên đất đai ở những nơi này trở nên màu mỡ, nông nghiệp có điều kiện
phát triển trong hoàn cảnh nông cụ còn thô sơ, dẫn đến sự xuất hiện sớm của
nhà nước, do đó cư dân ở đây sớm bước vào xã hội văn minh, và hơn thế nữa
đã sáng tạo nên những nền văn minh vô cùng rực rỡ.
Xã hội có giai cấp và nhà nước đã xuất hiện đầu tiên ở phương Đông, trên lưu
vực các dòng sông lớn ở châu Phi và châu Á như sông Nin ở Ai Cập, sông Ơ-
phơ-rát và Ti-gơ-rơ ở Lưỡng Hà, sông Ấn, sông Hằng ở Ấn Độ, Hoàng Hà ở
Trung Quốc v.v Ở đây có những điều kiện thiên nhiên rất thuận lợi cho đời
sống của con người. Những nơi này có nhiều đất canh tác, có mưa đều đặn lOMoARcPSD| 36086670
theo mùa, có khí hậu nóng ẩm (trừ Trung Quốc nhưng cũng không lạnh như
ngày nay), dân cư sống tập trung khá đông theo từng bộ lạc, trên các thềm đất
cao gần sông, dễ trồng vườn, trồng lúa và chăn nuôi. Khoảng 3500 năm đến
2000 năm trước công nguyên, cư dân ở Tây Á, Ai Cập và cư dân ở lưu vực các
sông còn lại đã sinh sống trên đồng bằng ở ven các con sông. Họ sống bằng
nghê nông là chủ yếu và biết trồng mỗi năm hai vụ. Đồng bằng ven sông đã bù
đắp rất nhiều cho con người. Vào mùa mưa hàng năm, nước sông dâng cao,
phủ lên các chân ruộng thấp một lớp phù sa màu mỡ và làm cho đất rất mềm,
dễ làm với cả những chiếc cày bằng gỗ. Cư dân phương Đông sống bằng nghề
nông là chủ yếu nên trước tiên họ phải lo đến công tác thuỷ lợi. Họ đã biết đào
các hệ thống kênh, lập hệ thống gầu để múc nước ở chân ruộng thấp và đưa
nước lên chân ruộng cao những khi cần. Ngoài ra, họ còn biết đắp đê để ngăn
lũ nhờ thế con người có thể thu hoạch lúa ổn định hằng năm. Công việc trị thuỷ
khiến moi người gắn bó và ràng buộc với nhau trong tổ chức công xã. Về kinh tế:
- Kinh tế của họ phát triển đến thời cổ đại đều đã kinh qua nền sản xuất
nguyên thuỷ, công xã thị tộc. Hay nói cách khác sự tan rã của nền kinh tế
nguyên thuỷ là tiền đề để hình thành nền kinh tế cổ đại ở cả các quốc gia
phương đông. mô hình sản xuất công xã thị tộc, công xã nông thôn, đều có nền
kinh tế đi lên từ nông nghiệp. Kinh tế của họ phát triển đều dựa vào điều kiện
tự nhiên, phát huy thế mạnh mà tự nhiên ban tặng cũng như hạn chế đến mức
tối đa các khó khăn từ điều kiện tự nhiên gây ra với kinh tế: ở phương đông là
tận dụng lương mưa và đất phù sa để
phát triển nông nghiệp, hạn chế hậu quả do lũ lụt gây ra. Ở phương Đông đặc
trưng kinh tế của họ là nền kinh tế nông nghiệp mang tính chất tự cấp,tự
túc.Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp có tồn tại nhưng không có điều
kiện phát triển, được coi như nghề phụ trong những lúc nông nhàn.Trái lại các
quốc gia cổ đại phương tây nền kinh tế chủ yếu của họ là thủ công nghiệp và
thương nghiệp.Đây là nơi hình thành và phát triển nền kinh tế hàng hoá cổ đại.
• Về nông nghiệp: lOMoARcPSD| 36086670
Ở các quốc gia cổ đại phương đông: nông nghiệp trồng lúa nước là ngành kinh
tế chủ yếu, là cơ sở kinh tế của tất cả các quốc gia cổ đại phương đông. Bên
cạnh việc lấy nghề nông làm gốc, cư dân phương đông thời cổ đã biết chăn
nuôi gia súc như: bò, cừu, lợn , và biết trồng các loại ngũ cốc khác nhau như:
ngô, lúa mạch, kê, vừng và các loại cây ăn quả khác. Chính vì các nghành nông
nghiệp phát triển theo hướng tự túc, tự cấp như vậy nên kinh tế hàng hoá
không phát triển, nhu cầu trao đổi buôn bán hàng hoá ít. Lối sản xuất này của
họ đã gần như bóp nghẹt
kinh tế công thương nghiệp và tạo ra sự trì trệ tương đối nhưng vì 3 trong 4
quốc gia cổ đại phương đông nằm biệt lập với thế giới bên ngoài nên nền kinh
tế tự túc, tự cấp là phù hợp với điều kiện phát triển của họ. Chỉ có Lưỡng Hà
nằm ở nơi địa hình bằng phẳng nên phát triển hơi khác về kinh tế họ phát triển
công thương nghiệp và là một trung tâm thương nghiệp lớn trong thế giới cổ
đại họ có nhiều nét giống các quốc gia cổ đại phương tây nhưng về bản chất họ
vẫn lấy nghề nông làm gốc điều này thể hiện rất rõ qua bộ luật Hammurabi bộ
luật thành văn đầu tiên của thế giới bộ luật này chủ yếu bảo vệ nông nghiệp và
quan hệ sản xuất nông nghiệp.
• Về thủ công nghiệp:
Ở các quốc gia phương đông họ đã biết làm nhiều nghề thủ công với những
dấu ấn riêng ở mỗi quốc gia như: đồ gốm sứ ở Trung Quốc, Lưỡng Hà, dệt ở
Trung Quốc, làm giấy ở Ai Cập nhưng kinh tế thủ công nghiệp ở đây vẫn bị cho
là nền kinh tế bổ trợ cho nông nghiệp. Vì vậy độ chuyên môn hoá trong sản
xuất thủ công nghiệp chưa cao. Ở nhiều nơi nghề thủ công chỉ được coi như
“nghề phụ” là việc làm thêm trong lúc nông nhàn. Điều này càng cho thấy rõ
tính chất tự cấp, tự túc trong nền nông nghiệp của các quốc gia cổ đại phương đông.
• Về thương nghiệp:
Ở các quốc gia cổ đại phương đông nền kinh tế của họ mang tính tự cấp, tự túc
là chủ yếu nên nền thương nghiệp chưa phát triển, buôn bán trao đổi chủ yếu
dưới hình thức vật đổi lấy vật, tiền tệ đã xuất hiện nhưng chưa phổ biến. Nước
có nền kinh tế thương nghiệp phát triển nhất phương đông là Lưỡng Hà cổ đại.