-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập Lịch Sử Đảng | Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Bài tập Câu 3 - Lịch Sử Đảng | Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Lịch sử đảng (LSĐ00) 13 tài liệu
Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội 262 tài liệu
Bài tập Lịch Sử Đảng | Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Bài tập Câu 3 - Lịch Sử Đảng | Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử đảng (LSĐ00) 13 tài liệu
Trường: Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội 262 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Preview text:
Câu 3: Tại sao Hội nghị trung ương lần thứ VIII lại chọn Pác Bó (Cao
Bằng) để làm nơi tổ chức?
Việc Nguyễn Ái Quốc chọn Pác Bó - Cao Bằng để về nước hoạt động và xây
dựng căn cứ địa cách mạng cũng như tổ chức Hội nghị trung ương lần thứ VIII
hoàn toàn không phải tình cờ, ngẫu nhiên mà là một sự tính toán kỹ lưỡng liên
quan tới việc phát triển phong trào cách mạng của cả nước.
Trước hết, Pác Bó (Cao Bằng) là một khu vực nằm sát biên giới Trung Quốc,
gần với các cơ sở cách mạng của người Việt ở TQ lúc bấy giờ, tiện lợi cho việc
liên lạc quốc tế. Từ Cao Bằng có thể nhanh chóng “Đông tiến” xuống Lạng Sơn,
“Nam tiến” xuống Thái Nguyên, “Tây tiến” sang Hà Giang, Tuyên Quang...đến các
tỉnh vùng Trung du, đồng bằng Bắc Bộ thuận tiện cho việc liên kết với các phong
trào cách mạng của cả nước.
Ngoài ra, Pác Bó (Cao Bằng) có địa hình hiểm trở, có nhiều núi cao, nhiều
sông suối, lắm thác ghềnh thuận lợi cho các cơ sở cách mạng hoạt động. Hệ thống
giao thông thủy bộ của Cao Bằng giữ vị trí quan trọng có tầm chiến lược ở Việt
Bắc không chỉ trên lĩnh vực kinh tế, xã hội mà cả về chính trị, quân sự.
Bên cạnh đó, con người Cao Bằng rất giản dị, chân thành và chất phác, luôn
một lòng theo Đảng, có một niềm tin son sắt vào thắng lợi.
Song yếu tố quan trọng góp phần đi đến quyết định lựa chọn của lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc là "Cao Bằng có phong trào tốt từ trước”. Theo báo cáo, Người
được biết “nhân dân Cao Bằng có trình độ giác ngộ chính trị tương đối cao và cán
bộ lãnh đạo ở đây khá vững vàng”. Nhân dân Cao Bằng có truyền thống yêu nước,
chống ngoại xâm; đây là nơi sớm có tổ chức cách mạng và đến cuối những năm 30
của thế kỷ XX, phong trào cách mạng ở Cao Bằng đã có những bước phát triển
đáng kể. Dưới sự lãnh đạo của các chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương, cuộc đấu
tranh của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là công nhân chống lại ách áp bức, bóc
lột của chủ nghĩa thực dân Pháp đã tương đối phát triển và thu được nhiều kết quả.
Chính những yếu tố trên đã khiến Pác Bó (Cao Bằng) trở thành nơi hội tụ đủ
cả “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”, được Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chọn làm nơi đầu
tiên đặt chân khi về nước, xây dựng căn cứ địa cách mạng và tập trung chuẩn bị
mọi điều kiện tốt nhất cho Hội nghị Trung ương VIII được diễn ra thành công và
chính tại đây đã cho ra đời nhiều quyết định lịch sử, tạo bước ngoặt của cách mạng
Việt Nam. Sự lựa chọn của Người đã thể hiện tầm nhìn mang tính chiến lược, về
nhận thức, đoán định được hiện tại và triển vọng tương lai của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.