Bài tập liệt kê các văn bản hành chính | Đại học Thái Nguyên
Liệt kê các loại văn bản hành chính do Thủ tướng Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương ban hành. Các loại văn bản hành chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành bao gồm. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46560390
Căn cứ Nghị định 34/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định 154/2020/NĐ-CP
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết một
số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, liệt kê
các loại văn bản hành chính do Thủ tướng Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương ban hành. BÀI LÀM
Khái niệm: “Văn bản hành chính” là văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo,
điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức. (CSPL: Khoản 3 Điều
3 Nghị đinh 30/2023/NĐ-CP)
1. Các loại văn bản hành chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành bao gồm:
- Căn cứ: Điều 30 (Luật Tổ chức Chính phủ 2015) về Thẩm quyền ban hành văn bản 1.
Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản pháp luật theo thẩm quyền để thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lý
các văn bản trái Hiến pháp và pháp luật. 2.
Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ ký các văn bản của Chính phủ;
ban hành quyết định, chỉ thị và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó
trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương
- VÀ: Căn cứ theo Mục 2, Điều 3, Nghị định 34/2016/NĐ-CP hợp nhất
“Quyết định của Thủ tướng Chính phủ không phải là văn bản quy phạm pháp luật
trong các trường hợp sau:
a) Phê duyệt chiến lược, chương trình, đề án, dự án, kế hoạch;
b) Giao chỉ tiêu kinh tế - xã hội cho cơ quan, đơn vị;
c) Thành lập trường đại học; thành lập các ban chỉ đạo, hội đồng, ủy ban để thực
hiện nhiệm vụ trong một thời gian xác định;
d) Khen thưởng, kỷ luật, điều động công tác;
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, tạm đình chỉ công tác cán bộ, công chức;
e) Các quyết định khác không có nội dung quy định tại Điều 20 của Luật.
2. Các loại văn bản hành chính do chính quyền địa phương các cấp ban hành
(Căn cứ theo Mục 2, Điều 3, Nghị định 34/2016/NĐ-CP hợp nhất)
a) Nghị quyết miễn nhiệm, bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân và các chức vụ khác;
b) Nghị quyết phê chuẩn kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và bầu các chức vụ khác;
c) Nghị quyết giải tán Hội đồng nhân dân;
d) Nghị quyết phê chuẩn cơ cấu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,
thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
đ) Nghị quyết thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân; quyết định thành lập các ban, ban chỉ đạo, hội đồng, Ủy ban để thực hiện
nhiệm vụ trong một thời gian xác định;
e) Nghị quyết tổng biên chế ở địa phương;
g) Nghị quyết dự toán, quyết toán ngân sách địa phương;
g1) Nghị quyết về chương trình, đề án, dự án, kế hoạch;
h) Quyết định phê duyệt kế hoạch;
i) Quyết định giao chỉ tiêu cho từng cơ quan, đơn vị;
k) Quyết định về chỉ tiêu biên chế cơ quan, đơn vị; quyết định về khoán biên chế,
kinh phí quản lý hành chính cho từng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân;
l) Các nghị quyết, quyết định khác không có nội dung quy định tại các Điều 27, 28, 29 và 30 của Luật.