Bài tập lớn - câu hỏi - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội: sự ra đời và tồn tạicủa ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối của các quy luậttự nhiên, xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI TẬP LỚN Câu 1:
Bản chất xã hội của ý thức:
- Bản chất của ý thức là bản chất xã hội bởi vì nguồn gốc chủ yếu của ý thức là nguồn gốc xã hội.
- Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội: sự ra đời và tồn tại
của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối của các quy luật
tự nhiên, xã hội. Ở những thời đại khác nhau, thậm chí trong cùng một thời
đại, ý thức về cùng một sự vật, hiện tượng có thể khác nhau ở các chủ thế
khác nhau. Với tính năng động, ý thức sáng tạo lại thực hiện theo nhu cầu
của thực tiễn. Ý thức luôn in dấu ấn cộng đồng nơi ý thức sinh ra và phát triển.
Bản chất của ý thức với hoạt động bản năng của động vật và cơ chế hoạt
động của người máy:
- Ý thức với hoạt động bản năng của động vật:
+ Hoạt động có ý thức của người phản ánh thế giới khách quan thông qua lao
động nhằm cải tạo thế giới theo nhu cầu con người. Còn động vật hoạt động
theo bản năng hình thành do tính chất và quy luật sinh học chi phối.
+ Có ý thức con người biết chế tạo công cụ lao động, tận dụng những cái có sẵn
trong tự nhiên và còn biết sản xuất ra những của cãi không chỉ có trong tự
nhiên. Con người tồn tại bằng cách kiếm tìm những vật phẩm có sẵn trong tự nhiên.
+ Ý thức của con người có thể sáng tạo, là hoạt động có mục đích, có kế
hoạch… Hoạt động của con vật phụ thuộc vào tự nhiên, thụ động không có sự sáng tạo.
- Ý thức với hoạt động của người máy:
+ Người máy hoạt động theo nguyên tắc và chương trình do con người xây
dựng. Máy móc không thể hiểu được kết quả hoạt động có ý nghĩa gì.
+ Người máy không thể phản ánh sáng tạo lại hiện thực dưới dạng tinh thần như
hoạt động ý thức của con người. Người máy chỉ là công cụ giúp con người hoạt
động ngày càng có hiệu quả hơn trong hoạt động thực tiễn. Câu 2:
Phương thức của sự vận động phát triển:
- Tính khách quan của sự phát triển:
+ Tất cả các sự vật hiện tượng trong hiện thực luôn vận động, phát triển một
cách khách quan, độc lập với ý thức của con người. Đây là sự thật hiển nhiên,
dù ý thức của con người có nhận thức được hay không, có mong muốn hay không.
+ Nguồn gốc của sự phát triển nằm trong chính bản thân của sự vật, hiện tượng.
Đó là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập thuộc mỗi sự vật, hiện tượng.
+ Phát triển là quá trình tự thân (tự nó, tự mình) của mọi sự vật, hiện tượng.
+ Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về tính khách quan của sự phát
triển đã phủ nhận quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và quan điêm siêu hình về sự phát triển.
+ Quan điểm duy tâm cho rằng nguồn gốc của sự phát triển ở các lực lượng siêu
nhiên, phi vật chất (thần linh, thương đế), hay ở ý thức con người. Tức là đều
nằm ở bên ngoài sự vật, hiện tượng.
+ Quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật, hiện tượng về cơ bản là “đứng im”,
không phát triển. Hoặc phát triển chỉ là sự thay đổi đơn thuần về mặt lượng (số
lượng, kích thước…) mà không có biến đổi về chất.
- Tính phổ biến của sự phát triển:
+ Sự phát triển diễn ra ở tất cả mọi lĩnh vực, từ tự nhiên, xã hội và tư duy. Từ
hiện thực khách quan đến những khái niệm, những phạm trù phản ánh hiện thực ấy.
+ Trong hiện thực, không có sự vật, hiện tượng nào là đứng im, luôn luôn duy
trì một trạng thái cố định trong suốt quãng đời tồn tại của nó.
- Tính kế thừa của sự phát triển:
+ Sự phát triển tạo ra cái mới phải trên cơ sở chọn lọc, kế thừa, giữ lại, cải tạo ít
nhiều những bộ phận, đặc điểm, thuộc tính… còn hợp lý của cái cũ. Đồng thời
cũng đào thải, loại bỏ những gì tiêu cực, lạc hậu, không tích hợp của cái cũ.
Đến lượt nó, cái mới này lại phát triển thành cái mới khác trên cơ sở kế thừa như vậy.
+ Đó là quá trình phủ định biện chứng. Là sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay
đổi về chất. Quá trình này diễn ra vô cùng, vô tận theo hình xoáy trôn ốc.
- Tính phong phú, đa dạng của sự phát triển:
+ Sự phát triển có muôn hình, muôn vẻ, biểu hiện ra bên ngoài theo vô vàn loại hình khác nhau.
+ Sự phong phú của các dạng vật chất và phương thức tồn tại của chúng quy
định sự phong phú của phát triển.
+ Trong giới hữu cơ, sự phát triển biểu hiện ở khả năng thích nghi của cơ thể
trước sự biến đổi của môi trường, ở khả năng tự sinh sản ra chính mình với
trình độ ngày càng cao hơn.
+ Sự phát triển trong xã hội biểu hiện ở năng lực chinh phục tự nhiên, cải tạo xã
hội ngày càng lớn của con người.
+ Đối với tư duy, sự phát triển là năng lực nhận thức ngày càng sâu sắc, toàn diện, đúng đắn hơn.
Liên hệ với quá trình học tập, rèn luyện của học sinh, sinh viên:
- Đối với sinh viên khi chọn ngành học, môn học thì cần nắm rõ chương trình
đào tạo, những điều cần biết về môn học cũng như khuynh hướng phát triển
trong tương lai đòi hỏi những gì, qua đó hoàn thiện bản thân và nâng cao tri thức cho phù hợp.
- Trong quá trình học tập cần phải phân biệt rõ các mối liên hệ của bản thân,
những ưu điểm đang có và hạn chế còn tồn tại để có thể xây dựng được
phương pháp đúng đắn, kịp thời từ đó phát hiện ra những sở thích, năng
khiếu để phát triển hiệu quả nhất.
- Phát triển bản thân trong công việc học tập đơn giản chỉ là những việc như
làm bài tập đầy đủ, chú tâm cái bài giảng để có thể hiểu sâu sắc và rút ra
được nhiều kinh nghiệm, tìm hiểu các phương pháp học, trau dồi để bản thân
hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó, đặt cho bản thân những mục tiêu để thức đẩy
bản thân làm việc, tránh tình trạng trì trệ mọi thứ, lắng nghe ý kiến, nhận xét
của thầy cô để rút kinh nghiệm cho bản thân.