Bài tập lớn học phần dân số môi trường và phòng chống ma túy | Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội
Bài tập lớn học phần dân số môi trường và phòng chống ma túy của Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 20 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và hoàn thành tốt bài tập của mình đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Dân số môi trường và phòng chống ma túy
Trường: Đại học Thủ đô Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN
DÂN SỐ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG MA TÚY
Họ và tên sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh Lớp: N03
Mã sinh viên: 220000128
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Bình
Năm học 2021 - 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN
DÂN SỐ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG MA TÚY
Họ và tên sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh Lớp: N03
Mã sinh viên: 220000128
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Bình
Điểm | Bằng số | Bằng chữ |
Cán chấm thi thứ nhất Cán chấm thi thứ 2
(Ký ghi rõ họ tên) ( Ký ghi rõ họ tên)
Năm học 2021 – 2022
i.
MỤC LỤC
Câu 1 (3 điểm): Con đường lây nhiễm HIV/AIDS và Covid 19 có gì khác nhau? Là sinh viên, anh (chị) hãy trình bày một số biện pháp phòng chống HIV/AIDS và Covid 19? 1
- Sự khác nhau trong con đường lây nhiễm của HIV/AIDS và Covid 19: 2
- Là sinh viên, em xin trình bày một số biện pháp phòng chống HIV/AIDS và
Câu 2 (3 điểm): Lấy ví dụ về một số loại ma túy tự nhiên, ma túy nhân tạo và ma túy tổng hợp? Với vai trò là sinh viên, anh (chị) sẽ làm gì để góp phần phòng chống tệ nạn ma túy? 7
- Ma tuý 7
- Với vai trò là sinh viên, em sẽ làm những việc để góp phần phòng chống tệ nạn ma túy như sau: 12
Câu 3 (4 điểm): Kết quả điều tra dân số một vùng lãnh thổ ngày 1-1-2020 có tổng số dân là 1045100 người. Đến ngày 31-12-2020 tổng số dân là 1061413 người. Số người nhập cư trong năm là 1095 người, số người tử vong trong năm là 5330 người. Số phụ nữ trong độ tuổi sinh sản 379687 người và số trẻ em sinh ra còn sống là 22240 người 13
ii.
Phụ lục bảng
Bảng 1: Sự khác nhau trong con đường lây nhiễm của HIV/AIDS và Covid 19 5
Bảng 2 Một số biện pháp phòng tránh HIV/AIDS và Covid 19 7
iii.
Phụ lục hình ảnh
Câu 1 (3 điểm): Con đường lây nhiễm HIV/AIDS và Covid 19 có gì khác nhau? Là sinh viên, anh (chị) hãy trình bày một số biện pháp phòng chống HIV/AIDS và Covid 19?
Bài làm
- Các khái niệm:
+ Khái niệm HIV (Human Immunodeficiency Virus): HIV là “virus gây suy giảm miễn dịch ở người”. Khi virus này xâm nhập cơ thể nó sẽ làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể.
+ Khái niệm AIDS (Acquired Immunodeficiency Syndrom): AIDS là “Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải” (Hội chứng ở đây có nghĩa là một nhóm triệu chứng có thể gặp ở nhiều bệnh). Suy giảm miễn dịch có nghĩa là giảm hoặc thiếu sự bảo vệ của cơ thể chống lại bệnh tật. Mắc phải có nghĩa là nhiễm phải, không phải do di truyền).
1
+ Khái niệm Covid 19: Covid 19 là tên gọi chính thức của bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người do chủng mới của virus Corona gây ra.
Con đường lây nhiễm | HIV / AIDS | COVID 19 |
1. Tình dục | - Đây là con đường lây truyền chủ yếu và phổ biến nhất, chiếm 80%: + Quan hệ tình dục giữa nam và nữ hoặc quan hệ tình dục đồng giới và quan hệ tình dục với nhiều người trong khoảng thời gian ngắn.
| - Hiện nay chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng Covid 19 lây truyền qua đường tình dục. + Việc xuất hiện virus trong tinh dịch cũng chưa chắc chắn do lây truyền qua quan hệ tình dục. + Cho đến nay vẫn chưa có đủ bằng chứng cần thiết để tránh quan hệ tình dục nhằm bảo vệ ngăn ngừa sự lây truyền của virus đối với các cặp vợ chồng không có triệu chứng. |
2
HIV đều có nguy cơ lây nhiễm HIV. Trong đó mức độ lây nhiễm cao nhất là qua đường hậu môn, rồi đến qua đường âm đạo và cuối cùng là đường miệng. + Những người có viêm loét đường sinh dục (ví dụ: bệnh lậu, giang mai) dễ bị lây nhiễm HIV hơn những người không mắc bệnh này. + Dù trong tinh dịch, dịch tiết âm đạo hoặc máu ở cơ quan sinh dục có chứa HIV, cơ quan sinh dục nam, nữ tiếp xúc với những dịch cơ thể và máu này, nhưng nếu không bị tổn thương xây sát hay loét thì vẫn không bị lây nhiễm HIV. | ||
2. Máu | - Lây truyền HIV qua đường máu chiếm khoảng 20% các trường hợp trên thế giới. HIV có nhiều trong máu toàn phần cũng như trong các thành phần của máu như hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương, các yếu tố đông máu: + Tiêm chích: Dùng chung kim tiêm, ống tiêm hay dùng phải kim tiêm, ống tiêm bị nhiễm HIV. + Truyền máu: Nhận phải máu truyền đã nhiễm HIV. + Sử dụng các dụng cụ y tế (ví dụ: dao, dụng cụ nhổ răng, kim châm cứu, tiêm phòng vacxin, dụng cụ xăm da, tông đơ cắt tóc, …) chưa tiệt trùng đúng cách có thể lây nhiễm HIV. + Tiếp xúc trực tiếp với máu, mủ, dịch tiết sinh dục của người nhiễm HIV vào nơi có các vết thương hở | - Các tài liệu hiện có liên quan đến Covid 19 đều chưa cho thấy bằng chứng về việc các virus đường hô hấp này có khả năng lây truyền qua đường máu. |
3
hoặc da, niêm mạc bị xây xát (ví dụ: dùng chung bàn chải đánh răng). + Thụ tinh nhân tạo, ghép cơ quan của người cho đã có HIV/AIDS. | ||
- Nguy cơ trẻ sơ sinh bị lây nhiễm HIV từ mẹ có HIV/AIDS là khoảng 20-30%. Lây truyền HIV từ mẹ sang con có thể xảy ra trong cả 3 thời kỳ: + Trong tử cung: Sự lây truyền này xảy ra cao nhất vào 3 tháng cuối của thời kỳ mang thai. Lúc này, thành tử cung mỏng hơn, cơn co bóp của tử cung mau hơn và tình trạng viêm nhiễm sẽ là các yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ sang | - Bằng chứng hiện tại cho thấy khả năng trẻ sơ sinh nhiễm Covid 19 từ mẹ đẻ là thấp, đặc biệt là khi cha mẹ thực hiện các bước (như đeo khẩu trang và rửa tay) để phòng tránh lây nhiễm trước và trong thời gian chăm sóc cho trẻ sơ sinh. + Những người mang thai hoặc mới mang thai có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do Covid 19 cao hơn nếu so với người không mang thai. | |
thai nhi. | ||
3. Từ mẹ sang con | + Trong khi sinh: Thời gian vỡ ối kéo dài, rau bong sớm, trẻ phơi nhiễm với máu và chất dịch trong quá trình chuyển dạ là các yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ sang thai nhi (qua niêm mạc mắt, mũi, hậu môn hoặc da xây xát của trẻ trong quá trình đẻ). | + Hầu hết con mới sinh của người mắc Covid 19 trong thai kỳ đều không mắc Covid 19 khi mới sinh. |
+ Trong thời kỳ cho con bú: tỷ lệ lây truyền là 5-10%. Trong sữa mẹ có một lượng nhất định HIV. Trong quá trình bú mẹ, nếu trẻ mắc các bệnh viêm loét, nấm, … làm tổn thương niêm mạc miệng, sẽ tạo ra điều kiện để HIV từ sữa mẹ, hoặc xây xát núm vú, bệnh lý tại vú của người mẹ lây truyền sang cho trẻ. | + Bằng chứng hiện tại cho thấy sữa mẹ khó có khả năng lây virus sang cho các em bé. - Một số trẻ sơ sinh có xét nghiệm dương tính với Covid 19 ngay sau khi sinh. Hiện chưa rõ liệu những đứa trẻ sơ sinh này nhiễm virus trước, trong hoặc sau khi sinh. |
4
4. Tiếp xúc | - HIV không lây truyền qua tiếp xúc cơ thể thông thường (là các tiếp xúc không liên quan đến máu và dịch cơ thể) của người bệnh (ví dụ: Bắt tay, xoa bóp, ôm ấp hoặc hôn hít; nằm cạnh hoặc ngồi cạnh; ho, hắt hơi, nói chuyện, …) | - Covid 19 có thể lây từ người qua người thông qua tiếp xúc cơ thể của người bệnh (ví dụ: ho, hắt hơi, bắt tay, …) + Hít vào không khí khi ở gần người bị nhiễm bệnh đang thở ra những giọt nhỏ và các hạt có chứa vi-rút. + Để những giọt nhỏ và các hạt có chứa vi-rút rơi vào mắt, mũi hoặc miệng, đặc biệt là thông qua sự bắn tóe và tia xịt như ho hoặc hắt hơi. |
5. Đồ vật | - HIV không lây truyền qua các đồ vật mà người nhiễm HIV đã tiếp xúc (ví dụ: đồ chơi, quyển sách, bát đũa, …) | - Chạm vào mắt, mũi hoặc miệng bằng tay có vi-rút trên đó (ví dụ: tay nắm cửa, lan can, …) |
6. Khác | - HIV không lây truyền qua việc bắt tay, hôn môi, qua không khí, hay bị muỗi đốt, … | - Covid 19 hoàn toàn có thể lây truyền qua việc bắt tay, hôn môi, qua không khí có chứa giọt bắn li ti chứa virus. |
Bảng 1: Sự khác nhau trong con đường lây nhiễm của HIV/AIDS và Covid 19
HIV/AIDS | - Tự giác thực hiện tình dục an toàn: + Dùng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo. + Tránh tiếp xúc với dịch và máu của cơ quan sinh dục của bạn tình trong trường hợp quan hệ tình dục không giao hợp (vuốt ve, mơn trớn…) + Sống lành mạnh, không quan hệ tình dục bừa bãi. + Trong trường hợp quan hệ tình dục với một đối tượng chưa rõ có bị nhiễm HIV không, cần phải thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ cho bản thân bằng cách sử dụng bao cao su đúng cách. |
5
| |
- Trước khi kết hôn nên đi xét nghiệm HIV, trước khi muốn có thai nên đi xét nghiệm HIV, khi đã bị nhiễm HIV tốt nhất không nên mang thai. | |
COVID 19 | - Bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh bằng cách tìm hiểu thông tin và thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Làm theo khuyến cáo của cơ quan y tế địa phương. |
|
6
khi rời khỏi khu vực công cộng, …). Dùng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay chứa cồn. - Thường xuyên vệ sinh và khử trùng các vật dụng (ví dụ: tay nắm cửa, công tắc đèn, mặt kệ bếp, tay nắm, bàn làm việc, điện thoại, bàn phím, toa-lét, vòi nước và bồn rửa. | |
tiêm vaccine.
|
Bảng 2 Một số biện pháp phòng tránh HIV/AIDS và Covid 19
* Là sinh viên của Khoa Sư phạm trường Đại học Thủ Đô Hà Nội, việc giáo dục cho các em nhỏ những kiến thức về HIV/AIDS và Covid 19 là rất quan trọng.
Trong khi đi dạy kèm gia sư cho các em nhỏ học sinh, em sẽ giáo dục và tuyên truyền cho các bé học sinh về cách phòng chống những căn bệnh nguy hiểm trên. Đồng thời phối hợp cùng với gia đình của các em học sinh để tăng cường sự bảo vệ đối với các em.
Câu 2 (3 điểm): Lấy ví dụ về một số loại ma túy tự nhiên, ma túy nhân tạo và ma túy tổng hợp? Với vai trò là sinh viên, anh (chị) sẽ làm gì để góp phần phòng chống tệ nạn ma túy?
Bài làm
- Ma tuý là các chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo, khi đưa vào cơ thể sống có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng tâm - sinh lý của cơ thể.
Sử dụng ma túy nhiều lần sẽ bị lệ thuộc cả về thể chất lẫn tâm lý, gây hậu quả nghiêm trọng cho cá nhân, gia đình và xã hội.
- Ma túy tự nhiên: là sản phẩm của các cây trồng tự nhiên và các chế phẩm của
chúng. Ví dụ:
+ Cây Anh Túc: được chiết suất từ các hạt trong vỏ mầm cây anh túc hay cây thẩu học thuộc họ Anh Túc (Papaveraceae). Cây Anh Túc là loại thân thảo, có màu phớt
7
lục. Lá hình bầu dục dài, mọc ôm thân, nở hoa vào mùa hè. Hoa của chúng đa dạng về màu sắc, kích cỡ và hình dáng. Vỏ hạt khô của chúng thường được dùng để trang trí và các hạt nhỏ có chứa một lượng không đáng kể chất alkaloids có chứa thuốc phiện.
+ Cần sa (Marijuana hay Cannabis): là lá hay hoa khô của cây gai dầu Ấn Độ thường dùng để hút như ma tuý. Nó chứa hợp chất gây kích thích thần kinh, được con người sử dụng từ thời tiền sử và bắt đầu sử dụng mạnh từ đầu thế kỷ 20 cho mục đích sáng tạo, tôn giáo hay chữa bệnh. Cần sa có nhiều tên gọi: tài mà, gai dầu, gai mèo, lanh mèo, lanh mán, đại ma, hỏa ma, bồ đà. Cần sa được sử dụng trong ba hình dạng chính: cần sa (marijuana), nhựa cần sa (hashish) và dầu hash.
+ Cocaine: là một loại thuốc có tác dụng giống giao cảm với kích thích hệ thần kinh trung ương và tính chất sảng khoái. Liều cao có thể gây hoảng loạn, triệu chứng
8
giống tâm thần phân liệt, co giật, tăng thân nhiệt, tăng huyết áp, rối loạn nhịp, đột quỵ, phình động mạch chủ, thiếu máu ruột và nhồi máu cơ tim. Ngộ độc được điều trị hỗ trợ, bao gồm các thuốc benzodiazepiné đường tĩnh mạch (đối với kích động, cao huyết áp, và co giật) và các kỹ thuật làm mát (đối với chứng tăng thân nhiệt). Hội chứng cai biểu hiện chủ yếu là trầm cảm, khó tập trung, và buồn ngủ (hội chứng loại cocaine).
- Ma túy nhân tạo: là các chất ma túy được chế từ ma túy tự nhiên và một số chất phụ gia khác, có tác dụng mạnh hơn chất ma túy ban đầu. Ví dụ:
9
+ Heroin tổng hợp: được sản xuất năm 1982, gây nghiện nặng hơn hêroin có nguồn gốc tự nhiên hàng trăm lần chỉ cần dùng 1 lần với liều 0,8gr là đã nghiện.
+ Morphine: là một loại thuốc giảm đau, được sử dụng để điều trị những cơn đau mạnh như sau khi phẫu thuật hoặc sau các chấn thương nghiêm trọng, hoặc có thể là đau do ung thư hoặc đau tim. Nó cũng được sử dụng cho việc giảm đau các cơn đau lâu dài khác trong quá trình thuốc giảm đau yếu hơn không còn tác dụng. Morphine chỉ có sẵn theo toa, chúng có các dạng là viên nang hòa tan trong nước hoặc chất lỏng để nuốt và thuốc tiêm hoặc thuốc nhét hậu môn. Morphine dạng tiêm thường chỉ được thực hiện tại bệnh viện.
10
- Ma túy tổng hợp: là các loại ma túy được điều chế bằng phương pháp tổng hợp hóa học toàn phần từ hóa chất. Ví dụ:
+ Thuốc lắc: Thuốc “lắc” là tên gọi ở Việt Nam, trên thế giới nó có các tên gọi là Ecstasy, XTC, E, Adam và Eva … Ecstasy là chất thuộc nhóm kích thích thần kinh độc hại. Thuốc được sản xuất dưới dạng viên nén, viên nang, bột trắng hay màu. Là một dạng của ma túy được sản xuất năm 1910 và 2 năm sau được dùng để làm chất ức chế cảm giác thèm ăn. Năm 1914 dùng để bôi các vết thương giúp cầm máu. Năm 1969 dùng để uống để gây cảm giác sảng khoái và được sử dụng rộng rãi ở Hoa Kì. Năm 1990 xâm nhập vào các trường Đại học. Cảm nhận đầu tiên là thấy các đầu ngón tay tê buồn. Các cảm giác và xúc giác trở nên “Ảo giác”. Hưng phấn cao độ, các động tác uyển chuyển, nhẹ nhàng, chân tay mềm dẻo. Đạt đến cao trào thì người toát mồ hôi, sợ ánh sáng, sảng khoái thích yêu đương, nâng cao cảm giác trong cơ thể, thấy tự tin hơn. Vì những tác dụng này mà thuốc lắc rất phổ biến tại các vũ trường với nhiều tên gọi như: Yinyang, Adam, Eva, Love, VW, Ice, Mọi da đỏ, Mè đen, Tên lửa, Thiên thần…
+ Ma túy đá: Hình dạng phổ biến gần giống hạt mì chính và óng ánh giống đá, ngoài ra còn có các dạng cục, bột, viên nén. Cách sử dụng: hít trực tiếp qua mũi (nghiền nhỏ). Tác dụng gây phê, thèm muốn quan hệ tình dục. Xuất hiện tại Việt Nam năm 2006 ở Hà Nội và Hồ Chí Minh.
11
- Thế giới hiện có hàng trăm triệu người nghiện ma túy (nhưng đó chỉ là con số có đăng ký, theo số liệu Liên Hiệp Quốc phải có đến 4% dân số thường xuyên tiêu thụ ma túy, tức khoảng 230 triệu người) trong đó 60 triệu người nghiện cocain, 130 triệu người dùng Heroin, 5 triệu người nghiện hút thuốc phiện, 30 triệu người nghiện cần sa, hàng trăm triệu người thường xuyên dùng Thuốc lắc, thuốc ngủ, thuốc an thần và ma túy đá... Theo đó, Thế giới đã lấy ngày 26/6 là “Ngày Quốc tế phòng, chống lạm dụng ma túy”. Với vai trò là sinh viên, em sẽ làm những việc để góp phần phòng chống tệ nạn ma túy như sau:
12
+ Chấp hành tốt Luật phòng, chống ma túy góp phần làm giảm số lượng người nghiên ma túy ở địa phương đồng thời nâng cao nhận thức về tác hại của các loại ma túy, đề cao tinh thần cảnh giác trước các thủ đoạn của tội phạm ma túy như: Kích thích tính tò mò, khuyến mãi dùng thử rồi nghiện; lôi kéo ăn chơi, sành điệu của một số gia đình khá giả về kinh tế; …
+ Góp phần tuyên truyền sâu rộng cho quần chúng nhân dân hiểu rõ những hành vi mà Luật phòng, chống ma túy nghiêm cấm.
+ Không trồng cây có chứa chất ma túy. (như cây cần sa, cây côca, cây thuốc phiện, …)
+ Không sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, mua bán, phân phối, giám định, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nghiên cứu trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.
+ Không sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, xúi dục, cưỡng bức, lôi kéo, chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma túy.
+ Giáo dục thành viên trong gia đình, bản thân về tác hại của ma túy và thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn thành viên trong gia đình tham gia tệ nạn ma túy. Vì gia đình là tế bào của xã hội có vai trò quan trọng, quyết định trong công tác phòng, chống ma túy, do đó mỗi gia đình cần tích cực.
+ Đấu tranh với các hành vi trái phép về ma túy của bản thân và của người khác.
+ Tham gia, hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma túy tại các cơ sở cai nghiện và tại cộng đồng; theo dõi, giúp đỡ người đã cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng, phòng, chống tái nghiện.
+ Nếu phát hiện các thông tin về tệ nạn ma túy thì nhanh chóng thông báo các
cho cơ quan Công an hoặc cơ quan khác có thẩm quyền.
+ Phát hiện, báo cáo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền việc trồng cây có chứa chất ma túy; tham gia triệt phá cây có chứa chất ma túy do chính quyền địa phương tổ chức.
+ Là sinh viên của Khoa Sư phạm trường Đại học Thủ Đô Hà Nội, việc giáo dục cho các em nhỏ về những tác hại của ma túy là rất quan trọng. Trong khi đi dạy kèm gia sư cho các em nhỏ học sinh, em sẽ giáo dục các em về phòng, chống ma túy và lối sống lành mạnh cho học sinh. Đồng thời phối hợp cùng với gia đình của các em học sinh để bảo vệ các em không sa ngã vào đường dây hút chích ma túy.
Câu 3 (4 điểm): Kết quả điều tra dân số một vùng lãnh thổ ngày 1-1-2020 có tổng số dân là 1045100 người. Đến ngày 31-12-2020 tổng số dân là 1061413 người. Số người nhập cư trong năm là 1095 người, số người tử vong trong năm là 5330 người. Số phụ nữ trong độ tuổi sinh sản 379687 người và số trẻ em sinh ra còn sống là 22240 người:
13
Hãy tính:
- Tỷ suất (TS) sinh thô, TS sinh chung, TS tử vong thô, TS nhập cư, TS xuất cư?
- TS tăng dân số tự nhiên, TS tăng dân số cơ học, TS tăng dân số, thời gian dân số tăng gấp đôi?
- Nếu tổng tỷ suất sinh của các nhóm tuổi là 390‰ thì tổng tỷ suất sinh là bao nhiêu? Vùng này đã đạt mức sinh thay thế chưa?
Bài làm
Dân số trung bình =
=
Số dân đầu năm + Số dân cuối năm
2
1045100 + 1061413
2
= 1053256,50 (người)
Số trẻ em sinh ra còn sống
* Tỉ suất sinh thô = x 1000
(CBR) Số dân trung bình trong năm
22240
= x 1000
1053256,50
= 21,11 (o/oo)
Số trẻ em sinh ra trong năm
* Tỉ suất sinh chung = x 1000
(GFR) Số phụ nữ 15-49 tuổi
22240
= x 1000
379687
= 58,57 (o/oo)
14
Số người chết trong năm
* Tỉ suất tử vong thô = x 1000
(CDR) Số dân trung bình trong năm
5330
= x 1000
1053256,50
= 5,06 (o/oo)
Số người nhập cư
* Tỉ suất nhập cư = x 1000
(IR) Số dân trung bình trong năm
1095
= x 1000
1053256,50
= 1,03 (o/oo)
*
- Ta có số người xuất cư được tính bằng:
Số dân cuối năm – Số dân đầu năm = Số trẻ em sinh ra còn sống – Số người tử vong + Số người nhập cư – Số người xuất cư
1061413 – 1045100 = 22240 – 5330 + 1095 – Số người xuất cư
Số người xuất cư = 1692 (người)
Số người xuất cư
- Tỉ suất xuất cư = x 1000
(ER) Số dân trung bình trong năm
1692
= x 1000
1053256,50
= 1,60 (o/oo)
15
- Tỉ suất tăng dân số tự nhiên = Tỉ suất sinh thô – Tỉ suất tử thô
(RNI) = 21,11 - 5,06
= 16,05 (o/oo)
- Tỉ suất tăng dân số cơ học = Tỉ suất nhập cư – Tỉ suất xuất cư
(GR) = 1,03 – 1,60
= -0,57 (o/oo)
- Tỉ suất tăng dân số = Tỉ suất tăng dân số tự nhiên + Tỉ suất tăng dân số cơ học
= 16,05 – 0,57
= 15,48 (o/oo)
= 1,54 (%)
70
- Thời gian dân số tăng gấp đôi =
(ER) Tỉ suất tăng dân số
70
=
1,54
= 45,45 (năm)
- Tổng tỉ suất sinh = Tổng tỉ suất sinh các nhóm tuổi x 5
(TFR) = 390 x 5
= 1,95
- Mức sinh thay thế
Ta thấy tổng tỉ suất sinh = 1,95 < 2,1
Vậy vùng này không đạt mức sinh thay thế.
16