-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập lớn: Phân tích bộ phim điện ảnh "Điều kì diệu ở phòng giam số 7" | Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội
Bài tập lớn: Phân tích bộ phim điện ảnh "Điều kì diệu ở phòng giam số 7" của Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 50 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và hoàn thành tốt bài tập của mình đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Công nghiệp giải trí 1 tài liệu
Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Bài tập lớn: Phân tích bộ phim điện ảnh "Điều kì diệu ở phòng giam số 7" | Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội
Bài tập lớn: Phân tích bộ phim điện ảnh "Điều kì diệu ở phòng giam số 7" của Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 50 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và hoàn thành tốt bài tập của mình đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Công nghiệp giải trí 1 tài liệu
Trường: Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Thủ đô Hà Nội
Preview text:
eTRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN CÔNG NGHIỆP GIẢI TRÍ
ĐỀ BÀI: Phân tích bộ phim điện ảnh “Điều kì diệu ở phòng giam số 7”
Nhóm sinh viên : Hoàng Bích Hằng Trịnh Như Phương Phí Minh Giang Lê Nguyệt Ánh
Đỗ Kim Chi
Nguyễn Thị Thùy Linh Võ Minh Thành
Trần Hoàng Quân Lê Duy Lân
Nguyễn Trường Giang
Lớp : QTKD D2021B
Mã sinh viên : 221000298 Giáo viên hướng dẫn : Ths.Nguyễn Vũ
Năm học 2021 – 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN CÔNG NGHIỆP GIẢI TRÍ
ĐỀ BÀI: Phân tích bộ phim điện ảnh “Điều kì diệu ở phòng giam số 7”
Nhóm sinh viên : Hoàng Bích Hằng Trịnh Như Phương Phí Minh Giang Lê Nguyệt Ánh
Đỗ Kim Chi
Nguyễn Thị Thùy Linh Võ Minh Thành
Trần Hoàng Quân Lê Duy Lân
Nguyễn Trường Giang
Lớp : QTKD D2021B
Mã sinh viên : 221000298 Giáo viên hướng dẫn : Ths.Nguyễn Vũ
Điểm | Bằng số | Bằng chữ |
Cán chấm thi thứ nhất Cán chấm thi thứ 2
(Ký ghi rõ họ tên) ( Ký ghi rõ họ tên)
Năm học 2021 – 2022
MỤC LỤC
- PHẦN MỞ ĐẦU 1
- PHẦN NỘI DUNG 3
- Giới thiệu đạo diễn, diễn viên 3
- Tóm tắt 7
- Vụ án có thật 8
- Cách quay phim, kỹ sảo, âm thanh, hiệu ứng, 9
- Thông điệp và ý nghĩa của bộ phim 11
- Sự đón nhận của giới phê bình và công chúng dành cho Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7 25
- Thành tựu phim đạt được từ khi công chiếu đến nay 27
- So sánh với các bộ phim cùng thể loại 29
- LỜI KẾT 38
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
PHẦN MỞ ĐẦU
Điện ảnh qua mỗi thời kỳ luôn mang những đặc trưng, màu sắc riêng biệt, nhìn chung thì ngành phim ảnh hiện nay được coi như ngành công nghiệp giải trí “ăn khách nhất” và không ngừng đột phá với những chủ đề gần gũi xoay quanh cuộc sống của con người. Chính vì vậy mà kể từ khi xuất hiện đến nay, điện ảnh vẫn luôn đóng một vai trò quan trọng, có thể khẳng định là không thể thay thế trong đời sống tinh thần của con người. Tuy là một ngành giải trí nhưng những giá trị mà ngành công nghiệp điện ảnh truyền tải đến con người luôn mang những giá trị nhân văn to lớn. Điển hình thể hiện qua những tác phẩm điện ảnh kinh điển trong và ngoài nước vẫn luôn ăn sâu trong tiềm thức con người dù cho có trải qua hàng thập kỉ, thế kỉ.
Bên cạnh đó, điện ảnh có ảnh hưởng sâu sắc tới nhận thức, đánh thức sự đồng cảm và lòng nhân ái của con người khi điện ảnh không chỉ dừng ở những thước phim đơn giản ghi lại cuộc đời của một cá nhân, mà nó còn đào sâu vào nội tâm của con người trong hoàn cảnh cụ thể và dám đưa ra những “mảng đen” trong xã hội con người đang sống – đây cũng là một đặc trưng nổi bật trong những bộ phim dạo gần đây lấy được sự ủng hộ lớn từ cộng đồng và tạo nên “sự không thể thiếu” của điện ảnh. Và trong tiểu luận này, nhóm em đã lựa chọn nói về bộ phim “Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7” – như một tiêu biểu của các bộ phim ngắn rất thành công khi khai thác mặt trái xã hội, xây dựng tâm lý nhân vật và câu chuyện tình yêu gia đình “chạm tới” lòng người xem.
Mục đích lựa chọn đề tài:
“Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7” tái hiện chân thực không chỉ một xã hội đầy bất công và những phiên án bị xử sai mà còn là câu chuyện tình cảm cha con của hai nhân vật, dù người cha có chút
không bình thường nhưng tình cảm mà ông dành cho con gái thì vẫn luôn vô cùng hoàn hảo. Bên cạnh tình phụ tử, ta còn thấy được tình bạn của những tù nhân trong phòng giam số 7 cùng những cảm xúc dạt dào khi cô bé đến bên cạnh họ và làm cho tính cách họ có những thay đổi theo chiều hướng khác nhau.
Qua nội dung bộ phim, chúng em muốn truyền tải vào bài tiểu luận này không chỉ là những điều làm nên bộ phim có thành công vang dội vượt ra ngoài Hàn Quốc, mà còn là thứ mọi người đã đón nhận từ bộ phim – đó là những cảm xúc có thật, nhận thức đối với cái mà bị phản ánh, những giá trị nhân văn…
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu hướng tới:
Qua bài tiểu luận này, chúng em cố gắng đưa ra tổng quan và những chi tiết sáng giá trong bộ phim để những người chưa từng xem bộ phim vẫn có thể hiểu được nội dung và lí do khiến bộ phim thành công “lấy nước mắt người xem” cũng như là cung cấp thêm thông tin những chi tiết ẩn dụ sâu sắc mà người xem đã có thể đã bỏ lỡ.
- Phạm vi nghiên cứu:
Xoay quanh những bài báo, những chia sẻ và thông tin trên mạng liên quan tới bộ phim “Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7” và cảm nhận cá nhân.
Cơ sở và phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn thông qua quan sát, phân tích, trải nghiệm.
Phương pháp thống kê, tham khảo, tổng kết tài liệu.
PHẦN NỘI DUNG
Giới thiệu đạo diễn, diễn viên
Đôi nét về đạo diễn Lee Hwan-kyung
Lee Hwan-kyung (sinh năm 1970) là một đạo diễn và biên kịch phim người Hàn Quốc. Lee ra mắt với He Was Cool (2004). Hai bộ phim tiếp theo của anh ấy, Lump Sugar (2006) xoay quanh Si-eun, người mơ ước trở thành một tay đua ngựa và Champ (2011), dựa trên một câu chuyện có thật, mô tả mối quan hệ giữa một con ngựa đua bị thương gần đây và tay đua ngựa đang dần mất đi thị lực của mình. Bộ phim thứ tư của anh ấy là Miracle in Cell No. 7 (2013) đã trở thành bộ phim ăn khách nhất trong năm với hơn 12,32 triệu người xem.
Dự án tiếp theo của anh là bộ phim Trung Quốc Amazing Father and Daughter (2016), bắt đầu sản xuất vào cuối năm 2015 và phát hành vào năm 2016.
- Vai trò từng đảm nhận Rainbow Trout (1999) - trợ lý đạo diễn Saulabi (2001) - biên kịch
He Was Cool (2004) - đạo diễn , biên kịch, diễn viên
Lump Sugar (2006) - đạo diễn, biên kịch
Champ (2011) - đạo diễn, biên kịch, nhà sản xuất , nhà lập kế hoạch
Điều kì diệu ở phòng giam số 7 (2013) - đạo diễn, nhà biên kịch, nhà lập kế hoạch
Amazing Father and Daughter (2016) - đạo diễn Good Neighbor (2018) - đạo diễn
Bạn thân (2020) - đạo diễn
- Thành tựu đạt được
Giải thưởng nghệ thuật điện ảnh Chunsa lần thứ 14 năm 2006 : Đạo diễn mới xuất sắc nhất ( Lump Sugar )
Giải Grand Bell lần thứ 50 năm 2013: Kịch bản hay nhất ( Phép màu ở phòng giam số 7)
Giải thưởng Grand Bell lần thứ 50 năm 2013 : Kế hoạch tốt nhất ( Phép màu trong phòng giam số 7 )
Sức hút của Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7 đến từ rất nhiều nhân tố, trong đó nổi bật nhất là màn hoá thân xuất sắc của dàn diễn viên thực lực.
Dàn diễn viên tài hoa của dự án Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7
Nhờ kỹ năng diễn xuất tuyệt vời và thái độ chuyên nghiệp, họ đã giúp nhân vật của mình trở thành “linh hồn” tạo nên sức sống mãnh liệt cho tác phẩm.
Người cha khiếm khuyết và màn thể hiện xuất chúng của Ryu Seung Ryong
Ryu Seung Ryong là nam diễn viên gạo cội của nền điện ảnh Hàn Quốc, trước khi tham gia dự án Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7, anh đã góp mặt trong nhiều bộ phim và gặt hái được những thành tích nhất định.
Đến với tác phẩm này, Seung Ryong được trải nghiệm với vai diễn có độ khó cao khi nhân vật Yong Goo bị khiếm khuyết về trí tuệ và phải trải qua vô vàn cung bậc cảm xúc.
Để thể hiện nhân vật của mình, Seung Ryong phải nắm vững cử chỉ, thấu hiểu tâm lý của một người thiểu năng cũng như cảm nhận
được tình cha và nỗi đau chia cách với con gái mà Yong Goo phải gánh chịu.
Nam diễn viên Ryu Seung Ryong và vai diễn để đời Yong Goo
Bằng sự tài hoa và không ngại “lăn xả”, nam diễn viên đã có màn hoá thân tuyệt vời khi mỗi một hành động, nét mặt của anh đều lột tả chính xác tính cách, cảm xúc nhân vật.
Nhờ sự thành công của vai diễn mà Seung Ryong đã giành được hàng loạt giải thưởng danh giá như Nam diễn viên xuất sắc nhất tại Lễ trao giải Baeksang Arts Awards lần thứ bốn mươi chín, Lễ trao giải Đại chung lần thứ năm mươi và Lễ trao giải Điện ảnh Rồng Xanh lần thứ ba mươi bốn.
Kỹ năng diễn xuất nổi bật của thần đồng nhí Kal So Won với vai diễn Ye Sung
Bên cạnh màn trình diễn xuất thần của Ryu Seung Ryong thì Kal So Won, nữ diễn viên nhí thủ vai Ye Sung cũng là nhân tố gây bất ngờ đối với giới mộ điệu.
Mặc dù vào thời điểm tham gia bộ phim thì So Won chỉ mới bảy tuổi song cô bé lại có kỹ năng diễn xuất đáng nể. Sự thông minh trong cách thể hiện nét mặt và nắm bắt tâm lý nhân vật đã giúp So Won hoá thân một cách thành công.
D
iễn viên nhí Kal So Won đã thành công chinh phục khán giả với vai diễn Ye Sung
Tài năng không đợi tuổi tác là yếu tố hỗ trợ Kal So Won trở thành một Ye Sung bằng xương, bằng thịt và lấy đi sự cảm thông, thương xót của không biết bao nhiêu khán giả.
Thành quả xứng đáng cho cô bé xinh xắn là những giải thưởng cao quý như Nữ diễn viên mới xuất sắc nhất tại Lễ trao giải Baeksang Arts Awards lần thứ bốn mươi chín và Lễ trao giải Đại chung lần thứ năm mươi. Ngoài hai cha con nhà họ Lee ra thì dàn nhân vật phụ được thể hiện bởi các diễn viên thực lực cũng góp phần giúp Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7 sống động hơn.
Một số diễn viên thậm chí còn đạt giải thưởng lớn như Park Shin Hye với giải thưởng Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất tại Lễ trao giải
Baeksang Arts Awards lần thứ bốn mươi chín và Lễ trao giải phê bình phim của Hội đồng phim Hàn Quốc lần thứ ba mươi ba.
Park Shin Hye là mảnh ghép hoàn hảo dành cho tác phẩm Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7
Nam diễn viên Oh Dal Su cũng giành các giải thưởng nổi bật là giải thưởng Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất tại Lễ trao giải Baeksang Arts Awards lần thứ bốn mươi chín, Lễ trao giải Đại chung lần thứ năm mươi và Liên hoan phim vàng lần thứ ba mươi bốn.
Tóm tắt
Yong Goo là ông bố bị thiểu năng. Cuộc đời ban tặng cho anh cô con gái thông minh, xinh đẹp Ye Seung (Kal So Won nhận vai). Dù nghèo khổ, em có khí chất cao quý. Hai bố con ngày ngày bên nhau, ngày ngày dặn nhau sống tốt. Một buổi tối, bố của Ye Seung không trở về như thường lệ. Vì chiếc cặp in hình Thủy thủ Mặt Trăng mà con gái mơ ước, Yong Goo chạy theo một bé gái. Trời giá buốt, bé gái vấp ngã và qua đời. Yong Goo bị vu bắt cóc, cưỡng dâm và giết em. Bé gái là con của Cục trưởng Cục cảnh sát, chỉ vì sự phẫn nộ nhất thời mà ông bỏ mặc sự thật, đẩy Yong Goo bị khép tội chết.
Vào tù, phạm nhân giết người ban đầu bị bạn tù ở những tội danh khác khinh mạt. Trại trưởng, người có con trai bị hãm hại, nhìn anh như nhìn hiện thân của tội lỗi... Nhưng tử tù ấy dùng sự lương thiện và lòng yêu thương con người để hóa giải tất cả. Người ta dần nhận ra kẻ thiểu năng bất chấp sinh mạng để nhiều lần cứu người khác ấy không thể là tội phạm có thể ra tay làm hại một đứa bé.
Người trong tù, từ trên xuống dưới dành cho anh yêu mến đặc biệt. Yong Goo được gặp gỡ thiên thần yêu dấu của anh, trong phòng giam số 7. Căn phòng ấy, từ khi có sự có mặt của đứa trẻ, như trở thành gia đình lớn đoàn kết. Tình cha con cảm hóa những trái tim, rung động cảm xúc gia đình thiêng liêng của những tên tội phạm. Tất cả như tan chảy, khuất phục trước sự thánh thiện, thơ ngây của bé gái. Họ dám làm tất cả những gì trong khả năng của mình để hai cha con được bên nhau. Ye Seung chính là món quà cho phòng giam số 7 và điều kỳ diệu đến cùng em trong căn phòng này.
Nhưng Phòng giam số 7 là câu chuyện cổ tích buồn. Yong Goo bị thi hành án vào đúng ngày sinh nhật con gái. Quà sinh nhật mà Ye Seung nhận được từ bố là chiếc cặp in hình Thủy thủ Mặt Trăng. Ước
mơ sở hữu chiếc cặp của cô bé thành hiện thực cũng là lúc hai cha con sắp vĩnh viễn không còn nhìn thấy nhau.
Bộ phim “Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7” được lấy nguyên mẫu từ một câu chuyện có thật. Nhân vật ông bố được xây dựng theo một người đàn ông có tên Jeong Won Seop. Ông đã bị kết án oan và phải ngồi tù suốt 15 năm, khiến cuộc đời ông hoàn toàn bị phá huỷ. Sau này, ông được giải oan ở tuổi 74 nhưng khong hề nhận dược bất cứ khoản bồi thường nào. Jeong Won Seop suốt bao năm trời ròng rã kêu oan cho chính bản thân mình sau khi ra tù. Câu chuyện bắt đầu khi Jeong Won Seop bị cảnh sát bắt giữ và cáo buộc tội buộc tội xâm hại và sát hại trẻ em.
Vụ án này xảy ra vào năm 1972, khi bé gái 9 tuổi bị phát hiện đã chết tại một cánh đồng ở tỉnh Gangwon, Hàn Quốc. Sau khi cảnh sát phát hiện trong túi quần của bé vẫn còn tấm thẻ của cửa hàng truyện tranh. Ngay sau đó, ông chủ cửa hàng truyện tranh Jeong Won Seop bị cảnh sát bắt giữ và buộc tội đã sát hại nạn nhân. Nhiều lần phủ nhận mọi cáo buộc, khẳng định ông bị cảnh sát tra tấn và ép nhận tội nhưng ông vẫn bị tòa án cấp cao từ chối và bác bỏ. Cũng chính vì bố nạn nhân là một cảnh sát cấp cao, thế nên Won Seop tin rằng vụ việc đã đi sai hướng.
Khi bị kết án chung thân, thụ án 15 năm ở tuổi 34, ông Jeong Won Seop đã cải tạo tốt và được ân xá vào cuối năm 1987. Khi ra tù, ông đã đối mặt với nhiều mất mát lớn, gia đình tan vỡ và hầu như ông đã mất tất cả, bố ông vì quá sốc mà qua đời, người vợ gặp tai nạn giao thông cũng mất đi. Vì quá đau lòng vì những gì mình phải đánh đổi và chứng minh sự trong sạch của chính mình, ông Jeong quyết định yêu cầu tòa án Tối cao Seoul xem xét lại vụ án vào năm 1999 nhưng sau đó thất bại. Không dừng lại, vào năm 2005, ông yêu
cầu sự giúp đỡ từ Ủy ban Sự thật và Hòa giải. Tuy nhiên, mãi cho đến cuối năm 2007 thì vụ việc mới được xem xét.
Cuối cùng, vào tháng 11 năm 2018, Ủy ban Sự thật và Hòa giải đã chính thức tuyên bố ông Jeong Won Seop nhận án oan và được giải oan sau 36 năm mang tiếng tội phạm giết người và cưỡng hiếp. Tuy nhiên, ngoài lời xin lỗi ra, ông Jeong Won Seop đã không nhận được bất kỳ một khoản tiền nào mặc dù đã nộp đơn kiện đòi bồi thường.
Cách quay phim, kỹ sảo, âm thanh, hiệu ứng,...
Hiệu ứng hình ảnh và âm thanh là hai yếu tố cần thiết cho sự hoàn hảo của bất kỳ quá trình sản xuất phim nào, và Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7 cũng không phải là ngoại lệ. Với sự đầu tư công phu và tỉ mỉ, tác phẩm đã chạm đến trái tim người hâm mộ và thành công để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người hâm mộ.
- Các thước phim đầy hoài niệm của Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7
Lấy bối cảnh vào năm 1997, Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7 hiện lên với những thước phim xưa cũ, đầy hoài niệm, khơi gợi cho khán giả về một thời điện ảnh huy hoàng đã qua.
Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7 sử dụng màu phim cổ điển
Với cốt truyện về tình cảm gia đình, bạn bè, nhà sản xuất sử dụng tông màu trầm ấm xuyên suốt bộ phim để khán giả dễ dàng cảm nhận được sự ấm áp, gần gũi trong mối quan hệ giữa các nhân vật. Nhờ cách phối màu khéo léo của phim, “Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7” không hề lạnh lẽo và đơn điệu, dù phần lớn các cảnh quay đều diễn ra trong tù mà ngược lại, bộ phim vẫn tràn đầy niềm tin và hy vọng. Ngoài ra, các hiệu ứng ánh sáng được áp dụng (hiệu ứng phát sáng) có tác dụng làm cho hiệu ứng hình ảnh của phim hoàn thiện hơn và tiết lộ ý đồ của đạo diễn rằng các nhân vật xuất hiện trong hiệu ứng này được coi là những vị thần tự nhiên, thông cảm.
Trong Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7, có thể nói phân cảnh Yong Goo và Ye Sung đứng trên khinh khí cầu và bay lơ lửng trên không là phân đoạn đẹp nhất của bộ phim. Hình ảnh bầu trời hoàng hôn đầy tự do, chiếc khinh khí cầu với màu sắc rực rỡ như tô vẽ lên
bức tranh đẹp đẽ về tình phụ tử, sự giải thoát và sự trong sạch của Yong Goo.
Phân đoạn ấn tượng trong tác phẩm Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7
Mỗi một tác phẩm điện ảnh đều sở hữu bảng màu riêng phù hợp với thể loại, kịch bản và các nhà làm phim đã gặt hái thành công khi sáng tạo nên một bảng màu gần gũi, cổ xưa mà độc đáo cho Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7.
- Âm thanh sống động trong Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7
Dự án điện ảnh Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7 là đại diện cho việc tận dụng tối đa âm nhạc, đủ để làm cho quá trình sản xuất trở nên sống động mà không cần phải kết hợp nhiều hiệu ứng âm thanh không cần thiết. Một loạt bản piano du dương của Lee Dong-joon, được kết hợp khéo léo với cảnh phim, nâng cao cung bậc cảm xúc của người hâm mộ, khiến họ xuất hiện vui vẻ hơn trong những tập phim vui vẻ và trầm lắng hơn so với những cảnh buồn trước đó.
Trong số các nhạc phẩm nổi bật của bộ phim, bản hợp ca Angel’s song là nhạc phẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyển tải thông điệp về niềm tin cuộc sống.
Bản hợp ca thánh thót Angel’s song
Với các bản nhạc trầm bổng, êm ái ấy, bộ phim đã giành được hai đề cử cho giải thưởng Nhạc phim xuất sắc nhất tại Lễ trao giải Đại chung lần thứ năm mươi và Lễ trao giải Điện ảnh Rồng xanh lần thứ ba mươi bốn. Chỉ vỏn vẹn hai tiếng và bảy phút đồng hồ, Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7 đã thành công đưa người xem vào thế giới của tác phẩm với phần hình ảnh, âm thanh chỉn chu của mình.
Khi công lý chỉ là hư vô và pháp luật không thực hiện đúng nhiệm vụ của nó
Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7 thành công không chỉ vì tính nhân văn mà còn vì giá trị hiện thực đặc sắc ẩn chứa trong tác phẩm. Bộ phim sử dụng chất liệu là cuộc sống đời thường với đầy rẫy bất công để tạo nên cốt truyện đầy cảm động. Đề cập đến hiện tượng luật pháp Hàn Quốc thiếu chặt chẽ, những công tố viên “đổi trắng thay đen” và dàn cảnh sát gian trá, dự án mở ra cho người xem một bức tranh mà ở nơi đó công lý dường như chỉ là hư vô. Mặc dù khiếm khuyết trí tuệ, hiền lành, Yong Goo lại bị buộc tội bắt cóc, ấu dâm khi anh có mặt ở hiện trường và là đối tượng tình nghi duy nhất.
Mặc dù hiền lành nhưng Yong Goo lại bị buộc tội oan ức
“Mỗi người trong trại giam này cũng đều có câu chuyện riêng của họ” Thay vì tiến hành điều tra cẩn thận để tránh những sai lầm “chí mạng”, cục trưởng cục cảnh sát thành phố hay cha đứa trẻ xấu số đã sử dụng quyền lực của mình để đẩy Yong Goo vào tù. Các tay cảnh sát góp phần đưa vụ án oan này đi vào ngõ cụt đều là những kẻ hèn nhát trước đồng tiền và quyền lực, vì sợ bị mất việc mà nhẫn tâm hãm hại người vô tội. Chúng lợi dụng tình cảm Yong Goo dành cho Ye Sung để bắt anh thừa nhận tội ác trước giới báo chí. Không cảm thấy tội lỗi vì hành vi sai trái ấy, chúng thậm chí còn đánh đập, hành hạ anh khi không vừa ý với anh. Chỉ vì là cảnh sát mà bọn chúng không bị ai truy xét cho hành động ác độc và mạng lưới cấu kết dày đặc đến nổi những người lương thiện với tấm lòng vì dân, tôn trọng công lý cũng phải bất lực mà buông xuôi lý tưởng của bản thân. Hình ảnh sở trưởng Min Hwan tự tay xé đôi tờ giấy khai báo của Yong Goo cũng là khoảnh khắc ông đầu hàng trước sự bất công trong xã hội lạm quyền lúc bấy giờ. Những nỗ lực điều tra, truy xét, xin phép mở phiên toà tái thẩm dành cho Yong Goo như “dã tràng xe cát” khi ông không thể ngờ rằng Yong Goo đã bị đe doạ trước đó.
Sở trưởng Min Hwan là đại diện cho công lý phải bất lực trước sự bất công của xã hội
Có lẽ nỗi đau mất con khiến tay cục trưởng mù quáng mà quên đi nhân tính, bất chấp tất cả để gán tội cho Yong Goo như thể hắn ta cần một ai đó đứng ra chịu trách nhiệm cho cái chết của con gái mình. Mặc dù vậy, tội ác vẫn là tội ác và việc tước đi quyền sống, quyền tự do của một con người là chuyện không thể nào tha thứ. Tuy nhiên, niềm an ủi lớn nhất đối với người xem có lẽ là màn gỡ oan cuối cùng khi Ye Sung đã trưởng thành và trở thành luật sư biện hộ cho cha. Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7 khắc họa một xã hội đầy bất công nhưng vẫn ẩn chứa tình người và niềm hy vọng mãnh liệt vào sự chiến thắng của cái thiện.
Bộ phim khắc hoạ chân thật hậu quả của hệ thống luật pháp lỏng lẻo
Khi công lý không được thực thi một cách đúng đắn, hậu quả đau thương là điều chắc chắn sẽ xảy ra với người bị hại.
Sự chia cắt đau đớn trong Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7
Jin Young qua đời vì khoảnh khắc trượt chân trên vũng nước, đáng lý vụ án mạng đã có thể khép lại mà không làm tổn thương thêm bất cứ nạn nhân nào. Thế nhưng, đáng buồn là Yong Goo bị ép gánh chịu mọi tội lỗi trong oan ức, dẫn đến hàng loạt nỗi đau mà cả anh và Ye Sung đều phải cam chịu sau này. Vụ án xử oan khiến người vô tội là Yong Goo phải nhận bản án tử hình còn Ye Sung thì mất đi
người thân có mối quan hệ máu mủ duy nhất trên đời. Sự chia xa, cách biệt đẫm nước mắt của hai cha con là hệ quả không đáng có xuất phát từ hệ thống luật pháp thiếu sự công minh, minh bạch. Yong Goo không thể tiếp tục ở bên cạnh Ye Sung, chăm nuôi con và đồng hành cùng con trên mọi nẻo đường của cuộc sống mà chỉ có thể lén lút gặp con trong trại giam hay đối thoại với Ye Sung qua tấm kính dày trong suốt.
Những người bạn tù của Yong Goo đã lét lút đưa Ye Sung vào trại giam
Về phần Ye Sung, cô bé nhỏ tuổi dường như đã đánh mất đi tuổi thơ êm đềm bởi sự kiện đầy đau đớn này. Khi đã trưởng thành, Ye Sung vẫn chưa thể buông bỏ được chuyện cũ cho đến lúc tiếng gõ búa của thẩm phán vang lên. Vì sự bất công năm xưa mà người con gái hiếu thảo, thông minh, xinh đẹp không có cách nào báo đáp công ơn nuôi dưỡng, hy sinh của cha. Tác phẩm Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7 khắc hoạ hậu quả chân thật và nỗi mất mát khi công lý bị xem thường, đẩy người dân vô tội vào đường cùng. Song song đó thì
bộ phim cũng truyền tải thông điệp về sự buông bỏ nỗi đau để giải phóng mình khỏi những ký ức buồn bã trong quá khứ.
Tình phụ tử thiêng liêng trong Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7
Đối với nền công nghiệp điện ảnh, tình cảm gia đình nói chung và tình phụ tử nói riêng là đề tài thường xuyên được khai thác bởi tính chân thật, gần gũi của nó. Nhằm tạo nên một tác phẩm “tấn công thành trì” cảm xúc của khán giả thuộc mọi lứa tuổi, đạo diễn Lee Hwan Kyung đã khéo léo xây dựng nên nhân vật Yong Goo với tấm lòng yêu thương của một người cha dạt dào như biển cả và Ye Sung với sự hiếu thảo, quan tâm đong đầy dành cho bố. Ngay từ những thước phim đầu tiên, khán giả đã có thể nhận ra sợi dây liên kết chặt chẽ giữa Yong Goo và Ye Sung.
Tình phụ tử ấm áp nổi bật trong Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7
“Cám ơn ba đã mang con đến thế giới này “Cám ơn con…vì…đã là con gái của ba, con là món quà quý nhất mà thượng đế đã ban tặng trong đời này của ba”
Tuy kém phát triển về trí tuệ, Yong Goo vẫn cố gắng chăm lo đầy đủ cho con gái. Anh dành dụm từng đồng tiền cắc bạc để nuôi con ăn học thành người, không quản khó khăn vì tương lai rạng rỡ của Ye Sung sau này. Hằng ngày, người cha khờ khạo thường xuyên nấu cơm cho con và dặn dò đứa trẻ bé bỏng phải ăn uống đàng hoàng để trở nên mạnh khoẻ. Yong Goo thương con gái đến nỗi ý định mua cặp sách thuỷ thủ mặt trăng cho Ye Sung ám ảnh tâm trí anh, bất kể là trước khi anh bị kết án oan hay khi đã đặt chân vào cửa ngục. Những kẻ thực thi công lý tàn nhẫn đã lợi dụng tình cha của Yong Goo mà dụ dỗ anh tái hiện hiện trường giết người giữa đám đông hỗn loạn, đầy phẫn nộ và ép buộc anh in dấu vân tay vào bản tường trình giả dối để rồi chịu trách nhiệm cho tội ác mà anh không hề gây ra. Chúng hứa hẹn sẽ để Yong Goo trở về nhà bên cô con gái sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ song thực chất lời hứa ấy chỉ là lời nói dối trắng trợn, xảo trá của đám cảnh sát vô lương tâm, tàn nhẫn. Bị giam giữ ở nơi được coi là đáy xã hội, Yong Goo không mảy may sợ hãi điều gì mà anh chỉ lo lắng cho Ye Sung khi cô bé giờ đây phải ở một mình cùng người giám hộ xa lạ.
Cô con gái Ye Sung đáng yêu là lẽ sống của Yong Goo
Ngày qua ngày, Yong Goo lặng lẽ viết tên Ye Sung lên bãi cát và vẽ hình trái tim xoay quanh cái tên yêu dấu ấy để nguôi đi nỗi nhớ nhung. Dường như, Ye Sung đã trở thành lẽ sống của cuộc đời anh, khi không còn được ở bên con gái thì niềm hạnh phúc trong anh cũng tan biến dần. Yong Goo tồn tại với mục đích bảo vệ, chăm sóc Ye Sung, chính vì vậy, từng lời nói, cử chỉ của anh đều hướng đến sự an nguy của đứa bé thông minh, xinh xắn này. Điều mà Yong Goo thốt lên nhiều nhất trong tù không phải là lời kêu cứu trước bản án nghiệt ngã mà là lời quan tâm dành cho Ye Sung.
“Tôi phải gọi về nhà, Ye Sung đang đợi tôi.”
Đàn ông giản dị luôn sợ Ye Sung không được no ấm, cô ấy sẽ bị cảm lạnh khi trời đổ tuyết và mưa to. Ngay cả khi đã thực thi công lý cho mình trong phiên xét xử lại, anh ta thừa nhận tội lỗi của mình khi bảo vệ con gái mình khỏi những lời đe dọa tàn bạo từ cảnh sát trưởng và sự thất vọng của những người bạn ủng hộ anh ta, và anh ta đã thực hành báo cáo trôi chảy. Dù bị thiểu năng trí tuệ nhưng
Yong Goo vẫn hết lòng yêu thương con và muốn con được hưởng đủ những điều kiện.
Yong Goo luôn hết lòng yêu thương con gái mình
Bên cạnh tình yêu của Ye Sung dành cho cha cũng là yếu tố nổi bật, còn chinh phục thành công trái tim của công chúng khi đánh giá cao tác phẩm “Điều kỳ diệu của phòng giam số 7”. Ye Sung tuy còn nhỏ nhưng rất thông minh và ngoan ngoãn, cô bé thường chuẩn bị cho bố một bình nước ấm để ông mang theo khi đi làm và làm việc
vặt. Ye Sung không mặc cảm vì bố khuyết tật, đứa con thông minh luôn khiến Yong Goo hạnh phúc với nụ cười rạng rỡ và những lời yêu thương dành cho cô, đồng thời luôn chăm chỉ học tập, giúp việc nhà. Khi Yong Goo phải thụ án chờ thi hành án, Ye Sung được anh em trại tù của cha mình đưa vào phòng giam để thăm nuôi. Ye Sung không những không tỏ ra bực bội, căm ghét hiện trạng mà còn rất vui và hào hứng khi được gặp lại cha mình.
Ye Sung chấp nhận trốn trong chiếc thùng ngột ngạt để được gặp bố Niềm vui ấy lớn đến mức đứa bé ngây thơ chỉ muốn tiếp tục ở cùng Yong Goo song đó là chuyện bất khả thi nên Ye Sung chỉ có thể thăm bố và trò chuyện với bố qua tấm kính ngăn cách hai thế giới
của hai cha con.
Trong cảnh Ye sung và dàn hợp xướng cùng nhau hát xong rồi bước ra khỏi sân khấu, bước đến bên Yong Goo, đưa bàn tay nhỏ bé của mình ra cho cha mình nắm, với một nụ cười ấm áp trên khóe miệng, Ye Sung dường như khẳng định rằng dù Yong Goo có bị người
đời khinh miệt như thế nào đi chăng nữa thì anh vẫn mãi là người cha thân thương của Ye Sung. Vào ngày mà Yong Goo chuẩn bị ra đi, hai cha con đã cùng nhau khóc. Chắc chắn rằng khán giả sẽ không bao giờ quên hình ảnh Yong Goo quỳ xuống xin tha tội cho lỗi lầm mà mình chưa bao giờ phạm phải trong khi Ye Sung liên tục mếu máo gọi bố.
“Tôi xin lỗi! Xin hãy tha thứ cho tôi! Cầu xin ông!”
Khi trưởng thành, Ye Sung quyết tâm lật lại hồ sơ vụ án và giải oan cho Yong Goo, thời điểm mà lời phán xét cuối cùng của thẩm phán vang lên cũng là lúc Yong Goo được an nghỉ nơi suối vàng còn Ye Sung được giải thoát khỏi nỗi đau mất cha năm xưa.
Chỉ khi đã rửa oan cho bố thì Ye Sung mới hoàn toàn thoát khỏi nỗi đau năm xưa
Hình ảnh khinh khí cầu hay khinh khí cầu xuất hiện ở cuối phim tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc của Yong Goo và Ye Sung. Trải qua bao biến cố, nỗi oan ức của Yong Goo cuối cùng đã được tẩy rửa,
người cha ngốc nghếch tự do nơi vòm trời thanh sạch như chính trái tim lương thiện của anh.
Tấm lòng vàng của những con người đã từng lầm lỡ
Đến với tác phẩm ẩn chứa nhiều thông điệp ý nghĩa này, giới mộ điệu sẽ có cơ hội chiêm nghiệm về nhân cách, địa vị con người một cách sâu sắc hơn. Yong Goo và Ye Sung tuy là hai nhân vật chính nhưng không phải là những cá thể duy nhất tạo nên cốt truyện hoàn thiện cho bộ phim, song hành cùng với họ còn có sự góp mặt của những người bạn tốt bụng, chân thành. Đó là So Yang Ho, đại ca xã hội đen nóng tính, Choi Choon Ho (Park Won Sang thủ vai), tay đàn em điềm tĩnh nhất phòng giam, Shin Bong Shik (Jeong Man Shik thủ vai), gã giang hồ bặm trợn, Man Bum (Kim Jung Tae thủ vai), kẻ thụ án tù vì tội danh ngoại tình và ông già Seo (Kim Ki Cheon thủ vai).
Dàn phạm nhân tốt bụng trong Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7
Sa ngã vào con đường tội phạm, họ đều là những kẻ lầm lỡ với các hình phạt khác nhau, tuy thế nhưng họ vẫn sở hữu tâm hồn lương thiện và tốt bụng. Mối quan hệ của Yong Goo và năm người
đàn ông ấy bắt đầu bằng sự hiểu lầm và những cuộc bắt nạt mạnh bạo, thế nhưng sau khi Yong Goo lao vào cứu Yang Ho trong một cuộc tấn công của băng nhóm đối thủ thì họ đã thay đổi cái nhìn về anh. Yang Ho hung hăng, tàn bạo nhưng lại là người sống có tình nghĩa, gã yêu cầu Yong Goo bày tỏ nguyện vọng và đã thực hiện mong ước ấy để trả ơn cho Yong Goo. Thời gian qua đi, đứng trước tình phụ tử thiêng liêng của Yong Goo và Ye Sung, cả năm tên tội phạm dần cảm động và tìm cách để bao che cho hai bố con được gặp mặt tại buồng giam.
Man Bum nỗ lực đưa Ye Sung vào phòng giam để gặp Yong Goo
Sống với thân phận bị dè bỉu và tồn tại ở môi trường bị xem là đáy xã hội, tập thể phạm nhân phòng giam số bảy lại sở hữu tấm lòng lương thiện, biết tức giận trước tội ác ấu dâm và biết mủi lòng trước nỗi đau của hai cha con nhà họ Lee. Nhờ trái tim vẫn còn đập vì công lý và sự nhân đạo ấy, họ trở thành bạn bè cũng như luôn sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau khi cần. Bốn người bạn tù và cô bé Ye Sung đã dạy cho Yang Ho cách đọc, viết chữ, họ tập trung lại thành một
nhóm mỗi khi giờ học diễn ra. Mặc dù tỏ vẻ mất kiên nhẫn với sự chậm chạp của Yang Ho song mọi người đều thấu hiểu và một lòng hỗ trợ gã giang hồ hết mình. Vốn là những cá nhân khác biệt, họ dần đắm chìm với niềm hạnh phúc lẫn đau buồn trước nỗi đau khổ chung. Điều này thể hiện qua phân cảnh Ye Sung cho Bong Shik mượn điện thoại để gọi người vợ mới sinh và tất cả các thành viên còn lại trong phòng giam liên tục quây quanh Bong Shik để lắng nghe tin tức mới từ vợ hắn ta.
Tình bạn đẹp được thể hiện qua bộ phim Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7
Họ cười rạng rỡ khi hay tin vợ Bong Shik đã vượt cạn an toàn và thậm chí còn giúp Bong Shik đặt tên cho con mình dù cái tên không mấy mỹ miều. Trong những phân đoạn khi sáu người bạn thân thiết tập trung suy luận về vụ án của Yong Goo đồng thời soạn thảo bản khai báo, tập luyện cho anh trước ngày diễn ra phiên toà tái thẩm, người xem cũng dễ dàng nhận thấy được tình bạn cao thượng và tình người thiêng liêng giữa chốn ngục tù vô vọng này. Thông qua tác
phẩm Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7, khán giả có thể thấu hiểu rằng đôi khi những kẻ trông tàn nhẫn, có địa vị thấp kém lại tốt bụng, chân thành trong khi những người nhìn lịch thiệp, nho nhã lại xảo trá, nhẫn tâm.
Phép màu đâm chồi từ nơi tận cùng của đáy xã hội
Trong quan niệm của con người, nhà tù là nơi tận cùng của đáy xã hội bởi nơi đó chứa những tên tội phạm man rợ và chôn vùi niềm hy vọng của biết bao số phận lỡ lầm. Hầu hết mọi người đều sợ phải thụ án tù vì bước vào môi trường ấy thì xem như cuộc đời kết thúc hoàn toàn.
Ngục tù là nơi giam giữ hy vọng của con người
Thế nhưng, dưới góc nhìn sắc bén của đạo diễn Lee Hwan Kyung được thể hiện qua tác phẩm, ông đã gửi gắm một thông điệp vô cùng ý nghĩa về phép màu kỳ diệu hay niềm hy vọng “đâm chồi” từ chốn lao tù khắc nghiệt. Phép màu ấy bắt đầu từ khoảnh khắc Yong Goo trở thành bạn của những phạm nhân sống chung phòng giam. Đối với người cha yêu thương con và đang tuyệt vọng với nỗi
nhớ con ngập ngụa, sự xuất hiện của Ye Sung chính là món quà giúp anh lấy lại tinh thần, khát vọng sống trong vòng lao lý. Việc Ye Sung trốn ở thùng carton rồi bất ngờ đứng lên từ những chiếc bánh tượng trưng cho phép màu “nảy nở” từ hoàn cảnh vô vọng nhất. Cô bé là món quà của Thượng đế, là hiện thân mang đến niềm vui cũng như khơi gợi sự trắc ẩn thẳm sâu nơi trái tim của các tù nhân.
Ye Sung là phép màu kỳ diệu ở phòng giam số bảy
Yong Goo không còn khả năng chăm sóc, lo lắng cho Ye Sung kể từ khi bước vào tù và việc được gặp gỡ, được ôm ấp con gái vào lòng tưởng chừng như là điều kỳ diệu chỉ xuất hiện trong giấc mơ thì bạn anh lại biến nó thành hiện thực ngay tại phòng giam số bảy này. Ở buồng giam ấy, nhiều “phép màu” đã lần lượt diễn ra, nó trở thành nơi chứng kiến niềm vui của các nhân vật khi họ gặp được bất kỳ điều may mắn hay sự kiện hạnh phúc nào đó. Mặc dù bối cảnh bộ phim có phần ngột ngạt, buồn bã song nhờ sự hài hước và những niềm hy vọng không bao giờ vụt tắt được thể hiện xuyên suốt mà tác phẩm trở nên tươi sáng, ấm áp hơn rất nhiều.
Những khoảnh khắc yên bình làm nên sự ấm áp của bộ phim
Bên cạnh đó thì tình bạn giữa Yong Goo và sở trưởng Min Hwan cũng là phép màu khó tin giữa đời thực khi phạm nhân và cảnh sát lại có mối quan hệ bạn bè thân thiết với nhau. Min Hwan bí mật giúp Yong Goo gặp Ye Sung, truy xét lại vụ án của Yong Goo đồng thời xin phép cục trưởng mở phiên toà tái thẩm để giải oan cho Yong Goo. Những điều kỳ diệu này được tạo nên bởi chính các nhân vật sở hữu tấm lòng nhiệt thành, họ gieo niềm hy vọng, gieo “phép màu” ở nơi tưởng chừng như “cằn cỗi” tình người mà không đòi hỏi bất kỳ sự đền đáp gì.
Với cốt truyện cảm động lòng người, thông điệp sâu sắc, ý nghĩa và dàn diễn viên tài hoa, xuất chúng, Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7 đã thành công chinh phục trái tim giới mộ điệu ở mọi lứa tuổi và ở khắp nơi trên toàn thế giới.
Trong hai tuần công chiếu đầu tiên, tác phẩm đã thu hút 4,6 triệu người xem phim dựa trên sức mạnh của việc truyền miệng. Sau năm mươi hai ngày công chiếu, Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7 đã trở thành bộ phim Hàn Quốc có doanh thu cao thứ năm mọi thời đại với số vé bán ra lên đến 12,32 triệu.
Bộ phim sở hữu doanh thu cao ngất ngưởng
Trên các chuyên trang đánh giá phim như IMDB, Rotten Tomatoes, Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7 đã nhận được sự quan tâm, ưu ái từ khán giả khi số điểm IMDB đạt 8.3/10 và đạt 89%/100% trên Rotten Tomatoes.
“Đây chắc chắn là một trong những bộ phim Hàn Quốc hay nhất! Tràn ngập tiếng cười xen lẫn nước mắt. Đúng vậy, bạn sẽ cần phải chuẩn bị một hộp khăn giấy bởi càng đi đến hồi kết thì tác phẩm càng cảm động… và không phải chỉ khóc một lần duy nhất đâu. Một bộ phim vừa hài hước vừa cuốn hút từ đầu đến cuối, dễ dàng chiếm trọn trái tim của khán giả và được thực hiện cực kỳ công phu. Một viên ngọc quý báu.”
Không chỉ “công phá” phòng vé, chuyên trang, dự án phim điện ảnh còn “oanh tạc” khắp các mặt trận trao giải, đạt được vô số giải
thưởng nổi bật như Bộ phim hay nhất tại Lễ trao giải Baeksang Arts Awards lần thứ bốn mươi chín và Bộ phim được yêu thích nhất tại Lễ trao giải Điện ảnh Rồng xanh lần thứ ba mươi bốn.
Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7 là một kiệt tác với giá trị nhân văn bất diệt
Giá trị của Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7 còn được thể hiện qua việc nhiều quốc gia đã mua bản quyền và làm lại tác phẩm mới như Ấn Độ với tựa đề Pushpaka Vimana vào năm 2017, Thổ Nhĩ Kỳ với 7. Koğuştaki Mucize vào năm 2019 và Philippines, Indonesia với tựa đề cùng tên bản gốc.
Sự đón nhận nồng nhiệt của giới phê bình và công chúng dành cho Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7 là minh chứng cho giá trị nhân văn bất diệt của dự án phim điện ảnh đặc sắc này.
Doanh thu phòng vé
Bộ phim đã thu hút 4,6 triệu người (tương đương hơn 30 triệu đô la Mỹ) trong hai tuần đầu tiên do sức mạnh của truyền miệng. Bất chấp việc công chiếu của The Berlin File, bộ phim đã thu hút thêm 15% khán giả vào tuần thứ ba công chiếu, với đặt chỗ 75,8%. 32 ngày sau khi công chiếu, nó đã trở thành bộ phim thứ tám trong lịch sử điện ảnh Hàn Quốc phá vỡ mốc 10 triệu trong doanh số bán vé. Điều này đặc biệt đáng chú ý vì Miracle in Cell No. 7 không có ngôi sao lớn và ngân sách khiêm tốn với 1,7 triệu lượt truy cập, khiến lợi nhuận cuối cùng cao nhất trong số các phim đạt 10 triệu.
Bộ phim đã vượt quá 12 triệu người xem sau 46 ngày công chiếu. Vào ngày 15 tháng 3 năm 2013, 52 ngày sau khi công chiếu, doanh số bán vé đạt 12,32 triệu, khiến nó trở thành bộ phim Hàn Quốc có doanh thu cao thứ năm mọi thời đại.
Các nhà phân tích cho rằng trong số những lý do cho sự thành công của nó là kỳ nghỉ Tết âm lịch và các gia đình sẽ xem phim theo nhóm. Bộ phim được chứng minh là đặc biệt phổ biến trong số những người Hàn Quốc ở độ tuổi trung niên và cao tuổi.
Giải thưởng và đề cử
Giải thưởng | Hạng mục | Ứng cử viên | Kết quả |
Giải thưởng nghệ thuật Beaksang lần thứ 49 | Bộ phim hay nhất | Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7 | Đề cử |
Nam diễn viên xuất sắc nhất | Ryu Seung- ryong | Đề cử | |
Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất | Oh Dal-su | Đề cử | |
Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất | Park Shin-hye | Đề cử |
Nữ diễn viên mới xuất sắc nhất | Kal So-won | Đề cử | |
Kịch bản xuất sắc nhất | Lee Hwan- kyung, Kim Hwang-sung, Kim Young-seok | Đề cử | |
Bộ phim danh giá nhất | Ryu Seung- ryong | Đoạt giải | |
Nữ diễn viên được yêu thích nhất | Park Shin-hye | Đoạt giải | |
Giải Bình chọn Mnet 20's lần thứ 7 | Ngôi sao điện ảnh 20's - nam | Ryu Seung- ryong | Đoạt giải |
Ngôi sao điện ảnh 20's - nữ | Park Shin-hye | Đề cử | |
Giải Điện ảnh lần thứ 22 | Nữ diễn viên mới xuất sắc nhất | Kal So-won | Đề cử |
Giải Đại Chung lần thứ 50 | Nam diễn viên xuất sắc nhất | Ryu Seung- ryong | Đoạt giải |
Kịch bản xuất sắc nhất | Lee Hwan-kyung | Đoạt giải | |
Đội ngũ xuất sắc nhất | Lee Hwan- kyung, Kim Min- ki, Kim Min-guk | Đoạt giải | |
Giải thưởng do ban giám khảo bình chọn | Kal So-won | Đoạt giải | |
Đạo diễn xuất sắc nhất | Lee Hwan-kyung | Đề cử | |
Nữ diễn viên xuất sắc nhất | Kal So-won | Đề cử | |
Nam diễn viên | Oh Dal-su | Đề cử |
phụ xuất sắc nhất | |||
Nữ diễn viên mới xuất sắc nhất | Kal So-won | Đề cử | |
Kĩ thuật xuất sắc nhất | Kang Seung-gi | Đề cử | |
Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất | Lee Hoo-gyoung | Đề cử | |
Đạo diễn ánh sáng xuất sắc nhất | Kang Sung-hoon | Đề cử | |
Thiết kế trang phục xuất sắc nhất | Kim Na-yeon | Đề cử | |
Nhạc phim xuất sắc nhát | Lee Dong-jun | Đề cử | |
Giải Điện ảnh Rồng Xanh lần thứ 34 | Bộ phim được yêu thích nhất | Miracle in Cell No. 7 | Đoạt giải |
Nam diễn viên xuất sắc nhất | Ryu Seung- ryong | Đề cử | |
Kịch bản xuất sắc nhất | Lee Hwan-kyung | Đề cử | |
Nhạc phim xuất sắc nhất | Lee Dong-jun | Đề cử | |
Giải thưởng Văn hóa và Nghệ thuật Hàn Quốc lần thứ 21 | Giải thưởng danh giá | Ryu Seung- ryong | Đoạt giải |
Giải thưởng danh giá Nam diễn viên xuất sắc nhất | Oh Dal-su | Đoạt giải | |
Lên hoan phim vàng lần thứ 34 năm 2014 | Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất | Oh Dal-su | Đoạt giải |
Giải phê bình | Nữ diễn viên | Park Shin-hye | Đoạt giải |
phim của Hội | phụ xuất sắc | ||
đồng phim Hàn | nhất | ||
quốc lần thứ 33 |
Dựa trên một vụ án hình sự có thật gây rúng động ở Hàn Quốc năm 2008 (vụ án Nayoung), Hope lột tả diễn biến gây phẫn nộ và quá trình phục hồi sau chấn thương bị lạm dụng tình dục của bé gái tám tuổi tên So Won (Lee Re). Trên đường đi bộ đến trường một mình, So Won gặp phải một kẻ say rượu và bị ông ta cưỡng hiếp, bạo hành tình dục rồi bỏ mặc lại với nỗi đau vượt khỏi khuôn khổ những tổn thương thể xác.
Đến khi được phát hiện và cứu chữa, bé gái phải mang theo di chứng cả đời về cả tâm lý và thể chất. Đến mức cô bé thậm chí còn sợ hãi cả chính người bố của mình. So Won trở nên hoảng loạn mỗi khi bố mình bước đến gần. Bố mẹ So Won đã vô cùng đau đớn trong quá trình cùng con gái chữa lành những tổn thương nặng nề chỉ xảy ra tích tắc bởi một tên khốn say rượu.
Bé gái Sowon trong một buổi sáng mưa rào đã trở thành nạn nhân của vụ án ấu dâm chấn động Hàn Quốc
Còn gã đàn ông gây nên tội ác, chỉ với một câu nói "Tôi không nhớ gì cả", ông ta nhận hình phạt 12 năm tù. Phiên xét xử này khiến cả nước Hàn dậy sóng vì cho rằng bản án quá nhẹ đối với một tội ác
tày trời đến thế. Luật pháp trong một số trường hợp không thể bảo vệ con người tuyệt đối, vậy chúng ta phải làm sao để tự bảo vệ mình và những người thân yêu nhất?
"Trên thế giới có bao nhiêu đứa trẻ, tại sao điều bất hạnh đó lại ứng với con tôi?" Câu hỏi của người mẹ gióng lên hồi chuông cảnh báo về vấn nạn ấu dâm của xã hội hiện đại
Vết thương và tâm hồn của So Won có được chữa lành hay không, chính khán giả mới là người nhận định. Tuy nhiên, trong phân cảnh cảm động nhất của 123 phút xem phim, khi nhìn thấy So Won cất lên câu hỏi "Có phải bố đó không?", người xem khó mà cầm được nước mắt.
Trong số tất cả những người đàn ông khiến So Won khiếp sợ trên thế giới này, bố của bé là người bị tổn thương nhiều nhất. Giây phút khán giả thật sự phải khóc, thì đó không phải nước mắt vì đau lòng, mà chính là từng giọt hạnh phúc và vui mừng thay cho tình cảm gia đình dần được phục hồi. Ai cũng căm ghét tội phạm ấu dâm,
nhưng cái người ta mong muốn nhất chính là nhìn thấy những nạn nhân được phục hồi và lấy lại niềm vui sống.
Người bố vì yêu thương con nên phải hoá trang để ở cạnh bên, may mắn là cô bé sớm nhận ra và xin lỗi bố
Hope là nơi nỗi ám ảnh được khơi gợi, được đào sâu rồi lại từng chút, từng chút được lấp lại. Nếu nửa đầu bộ phim khán giả có thể thót tim và kinh hãi trước hình ảnh bé gái tám tuổi đầy máu luôn run rẩy và hoảng loạn, thì nửa sau bộ phim chính trái tim người xem sẽ được sưởi ấm và niềm hy vọng nhen nhóm trong từng thớ cảm xúc của bạn mà hình thành.
- Silenced
Năm 2011, một bộ phim Hàn Quốc ra đời khiến dư luận nước này chấn động. Đó là Silenced (Sự im lặng), do Hwang Dong Hyuk đạo diễn với sự tham gia của tài tử Gong Yoo. Bộ phim đề cập đến
vấn đề xâm hại tình dục trẻ em, đặc biệt là trẻ em khuyết tật, đồng thời tố cáo những kẽ hở luật pháp và sự thờ ơ của cơ quan lập pháp Hàn Quốc với những đối tượng này.
Silenced được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết Dogani của nhà văn Gong Ji Young, được lấy cảm hứng từ một sự kiện có thật xảy ra tại Hàn Quốc năm 2000. Đó là việc giáo viên và hiệu trưởng tại ngôi trường nuôi dạy trẻ câm điếc ở Gwangju đã tấn công và xâm hại tình dục bé gái 13 tuổi bị khiếm thính và mức án dành cho bị cáo là 1 năm tù.
Chính tài tử Gong Yoo là người có ý định chuyển thể cuốn tiểu thuyết thành phim sau khi anh đọc nó trong thời gian tham gia nghĩa vụ quân sự.
Phim bắt đầu với Kang In Ho (Gong Yoo), một giáo viên mỹ thuật mới được bổ nhiệm tại một trường học khiếm thính ở thành phố Mujin.Tại nơi làm mới, In Ho tình cờ làm quen với Yoo Jin (Jung Yu Mi), một nhân viên tại Trung tâm Nhân quyền Mujin.
Nữ diễn viên trẻ Kim Hyun-soo vào vai Yeon-doo
Nhưng khi bước vào ngôi trường khiếm thính này, In Ho và Yoo Jin phát hiện những hành vi khủng khiếp mà các giáo viên làm với chính học sinh của mình. Không thể im lặng, In Ho cùng người bạn đồng hành đã vượt qua những khó khăn để đòi lại công bằng cho những đứa trẻ khuyết tật.
Tuy nhiên, cảnh gây phẫn nộ nhất của cả phim là trích đoạn khi tòa tuyên án những kẻ thủ ác trong lốt người thầy. Tất cả hung thủ chỉ phải chịu một mức án quá nhẹ so với tội ác họ đã gây ra. Hai nhân vật trong phim phải chịu bao khó khăn khi đấu tranh đòi lại công bằng cho những đứa trẻ nhưng cuối cùng, phán quyết của tòa đã khiến tất cả người dân phẫn nộ.trong phim phải chịu bao khó khăn khi đấu tranh đòi lại công bằng cho những đứa trẻ nhưng cuối cùng, phán quyết của tòa đã khiến tất cả người dân phẫn nộ.
Sau khi ra mắt, Silenced đã gây chấn động dư luận Hàn Quốc. Bởi bộ phim đã bóc trần thực trạng tấn công tình dục, đặc biệt là nhằm vào bé gái và phụ nữ khuyết tật ở nước này, đồng thời tố cáo
sự bất công trước các bản án mà tội phạm tấn công tình dục phải chịu.
Bộ phim có kinh phí thấp, cấm trẻ em dưới 18 tuổi nhưng đã được thực hiện xuất sắc, tác động mạnh đến xã hội Hàn Quốc. Phim thu hút gần 4,4 triệu người xem (tức gần 1/10 dân số, theo Ủy ban Điện ảnh Hàn Quốc), trong đó có Tổng thống Lee Myung Bak, một số thẩm phán và công tố viên cao cấp. Nhà xã hội học Chun Sang Chin ở Đại học Sogang nhận định, bộ phim đã phản ánh đúng thực trạng của xã hội Hàn Quốc.
- Phần So Sánh
- Trong “Điều kì diệu phòng giam số 7” ta có thể thấy rằng tình cảm phụ tử thiêng liêng cao quý giống như trong phim “Hope” nhưng điều đáng buồn ta có thể thấy là cái kết của “Điều kì diệu phòng giam số 7” buồn và ảm đạm hơn rất nhiều khi cuối cùng thì cha con của Yong Goo không thể đoàn tụ bên nhau còn về phim “Silenced” tuy có những giây phút cảm động nhưng hầu như đều là sự ám ảnh từ lúc bắt đầu cho tới kết thúc của phim
- Dù là cố tình hay vô tình thì xâm hại tình dục đều xuất hiện ở cả 3 phần phim và điều đó cho thấy được xâm hại tình dục luôn là một trong những vấn nạn cần phải đẩy lùi và lên án một cách mạnh mẽ vì nó không chỉ ảnh hưởng đến cơ thể mà còn là tinh thần của nạn nhân
- Ngoài ra 3 bộ phim cũng phản ánh chung về thực trạng nơi xã hội hiện đại nhưng mà hệ thống pháp luật vô cùng bất công, lỏng lẻo, thiếu sự công minh, minh bạch.
+ “Điều kì diệu phòng giam số 7”:
Jin Young qua đời vì khoảnh khắc trượt chân trên vũng nước, đáng lý vụ án mạng đã có thể khép lại mà không làm tổn thương thêm bất cứ nạn nhân nào.
Thế nhưng, đáng buồn là Yong Goo bị ép gánh chịu mọi tội lỗi trong oan ức, dẫn đến hàng loạt nỗi đau mà cả anh và Ye Sung đều phải cam chịu sau này.
+ “Silenced” : Việc giáo viên và hiệu trưởng tại ngôi trường nuôi dạy trẻ câm điếc ở Gwangju đã tấn công và xâm hại tình dục bé gái 13 tuổi bị khiếm thính và mức án dành cho bị cáo là 1 năm tù.
+ “Hope” : Sau khi bị xâm hại , So Won bị trầm cảm, không dám tiếp xúc với thế giới bên ngoài, đặc biệt là đàn ông và phải điều trị trong suốt một thời gian dài. Tuy nhiên, tòa chỉ tuyên án 12 năm tù dành cho kẻ phạm tội trong sự bất bình của tất cả mọi người cùng nỗi đau xót của cha mẹ So Won
- Thật đáng buồn khi cả 3 bộ phim này được dựng lên từ câu chuyện có ngoài đời thực và thông điệp được gửi vào mỗi bộ phim có thể khác nhau nhưng đều có chung một mục đích đó chính là lên tiếng bảo vệ cho những mảnh đời, hoàn cảnh khó khăn trong xã hội
+ “ Điều kì diệu ở phòng giam số 7”
Lên án một xã hội bất công như thế, nhưng bộ phim vẫn ngời sáng những giá trị nhân văn sâu sắc. Khi mọi thứ trong cuộc sống đều quay lưng lại, phép màu vẫn xuất hiện với cha con Young-go. Phép màu ấy cho người ta ước mơ, tiếp thêm động lực để tiếp tục chiến đấu. Phép màu ấy cho thấy, dù được sinh ra như thế nào, thì ai cũng có quyền được mơ về một tương lai tốt đẹp, hay đơn giản chỉ là một cuộc sống giản dị, bình yên. Bộ phim khép lại với hình ảnh người con gái trở thành luật sư, biện hộ cho cha của mình, như một lời khẳng định dẫu hiện thực có tàn ác nhẫn tâm, vẫn không thể nào chiến thắng được công lý thật sự. Thông diệp của phim không chỉ là phản ánh về thực trạng xã hội bất công mà còn đè cao tình phụ tử sâu sắc và đây là một trong những câu nói cảm động nhất trong phim theo bản thân
“Cám ơn ba đã mang con đến thế giới này” “Cám ơn con…vì… đã là con gái của ba, con là món quà quý nhất mà thượng đế đã ban tặng trong đời này của ba”
+ “Hope”: mong muốn để cho mọi người hiểu được bản chất tồi tệ của nạn ấu dâm để kết cuộc người chịu tổn thương, kẻ vào vòng lao lý. Ở Hope, người xem còn hiểu được lòng kiên trì của bậc làm cha mẹ cũng như những gắn kết thiêng liêng của tình gia đình và như một lời an ủi, hi vọng cho các nạn nhân và gửi gắm thông điệp mong mọi người hãy cùng nhau mở rộng vòng tay ấm áp, tiếp thêm nghị lực và niềm tin cho những nạn nhân
+“Silenced”: như tên phim đó là sự im lặng. Nhưng sự im lặng ở đây chì là thái độ thờ ơ, vô cảm của con người đối xử với nhau trong xã hội. Và nạn nhân ở đây là những người khiếm khuyết bị xâm hại tình dục. Không ai mong muốn sinh ra trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy. Đáng nhẽ họ phải được xã hội, nhà nước bảo vệ nhưng chỉ có những người cùng hoàn cảnh và một số người dám đứng lên bảo vệ quyền lợi cho họ.
- Và nhờ có những bộ phim như vậy thì chúng ta mới
thấy được tầm quan trọng của nền phim ảnh nói riêng và ngành công nghiệp giải trí nói chung ảnh hưởng to lớn như thế nào đến xã hội hiện đại đã phản ánh được những thực trạng vẫn còn tồn tại và mong muốn chính quyền sẽ lên tiếng bảo vệ cho nhân quyền.
LỜI KẾT
Không thể phủ nhận rằng độ phủ sóng của nền điện ảnh Hàn Quốc đã vượt ra khỏi biên giới của mình và nhận được sự công nhận từ nhiều nhà phê bình và khán giả quốc tế. Từ những bộ phim tình yêu chuẩn đặc trưng Hàn Quốc đến dòng phim hành động hay thể loại kinh dị – trinh thám, có thể nói các nhà làm phim ở xứ sở kim chi đang dần chứng minh được thực lực xuất sắc của mình không hề kém cạnh những bom tấn Hollywood. Bên cạnh các thước phim đẹp và đặc sắc, việc nội dung phim dám làm nổi bật lên các sự kiện xã hội nổi cộm xấu xí đã thực sự gây ấn tượng mạnh trong lòng người xem.
Với chất liệu là câu chuyện cảm động về tình cảm cha con cũng như phản ánh hiện thực khắc nghiệt tại xã hội Hàn Quốc, tác phẩm đã trở thành “tượng đài” nổi bật của nền điện ảnh xứ sở kim chi. Hơn hết, bằng lối tiếp cận gần gũi, kỹ xảo hình ảnh tỉ mỉ, chỉn chu cùng sự tham gia diễn viên thực lực trong làng giải trí xứ Hàn mà “Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7” đã gặt hái được nhiều thành công trên mọi khía cạnh. “Điều kỳ diệu phòng giam số 7” (2013) không chỉ đã “công phá” phòng vé với con số đáng nể, mà còn “càn quét” hàng loạt giải thưởng, đề cử tại các Lễ trao giải và Liên hoan phim khác nhau – chứng thực sự thành công nổi bật nhất của nhà sản xuất Lee Hwan Kyung với thể loại điện ảnh hài – chính kịch. Thật sự không lạ gì những bộ phim như Silenced, Hope, Social Sophia, … kể cả “Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7” mặc dù cái kết không hề u ám và oan ức như thực tế, nó là một cái kết mở mang nhiều sự kỳ vọng của đạo diễn cũng như cộng đồng vào tương lai nhưng vẫn rất gây lấn cấn, nhức nhối cho toàn bộ những ai theo dõi từ đầu đến cuối bộ phim. Chính điều đặc biệt này cùng với các yếu tố tình cảm đã khiến cho
38
bộ phim để lại nhiều ấn tượng cho người xem và chính nhóm chúng em cũng vì vậy mà lựa chọn bộ phim để làm thành tiểu luận này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1 H. Lan, “'Điều kỳ diệu trong phòng giam số 7' và khát
] vọng bình yên,” VNExpress, 2013.
[2 T. Thanh, “Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7: Khát vọng
] bình yên và sự thật đằng sau bản án,” Tung Tăng , 2021.
39