Bài tập lớn xã hội học văn hóa | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Nhìn chung, phần tính cấp thiết đã nêu rõ ràng và đầy đủ về bối cảnh chung của  cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và vai trò của Internet và mạng xã hội. Tuy nhiên,  cần nhấn mạnh thêm về sự phát triển nhanh chóng và tác động sâu rộng của các  công nghệ này đối với mọi khía cạnh của cuộc sống, đặc biệt là đối với giới trẻ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
28 trang 1 ngày trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài tập lớn xã hội học văn hóa | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Nhìn chung, phần tính cấp thiết đã nêu rõ ràng và đầy đủ về bối cảnh chung của  cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và vai trò của Internet và mạng xã hội. Tuy nhiên,  cần nhấn mạnh thêm về sự phát triển nhanh chóng và tác động sâu rộng của các  công nghệ này đối với mọi khía cạnh của cuộc sống, đặc biệt là đối với giới trẻ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

289 145 lượt tải Tải xuống
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA XÃ HỘI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN
BÀI TẬP LỚN
XÃ HỘI HỌC VĂN HÓA
Hà Nội, tháng 6 năm 2024
Họ và tên : Lưu Thị Khánh Linh
Mã sinh viên : 2153010036
Lớp : Xã hội học K41
MỤC LỤC
PHẦN I. NHẬN XÉT BÀI TẬP NHÓM...............................................................3
1. Tính cấp thiết...................................................................................................3
2. Bối cảnh nghiên cứu........................................................................................3
3. Câu hỏi nghiên cứu/Mục đích nghiên cứu/Giả thuyết nghiên cứu................ ..3
4. Thiết kế nghiên cứu..........................................................................................4
PHẦN II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI TIKTOK CỦA
THANH NIÊN HIỆN NAY (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI HỌC VIỆN
BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN).........................................................................5
1. Giới thiệu.........................................................................................................5
2. Lý thuyết tiếp cận/Cách tiếp cận......................................................................7
2.1. Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý.....................................................................7
2.2. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................8
2.3. Giả thuyết nghiên cứu................................................................................8
3. Phương pháp....................................................................................................8
3.1. Phương pháp thiết kế nghiên cứu..............................................................8
3.2. Phương pháp chọn mẫu.............................................................................8
3.3. Phương pháp thu thập thông tin.................................................................8
4. Kết quả nghiên cứu..........................................................................................9
4.1. Đặc điểm mẫu phỏng vấn..........................................................................9
4.2. Tình hình sử dụng mạng xã hội Tiktok của thanh niên................ ...........11
4.3. Mục đích sử dụng mãng xã hội Tiktok....................................................15
4.4. Mức độ quan tâm của thanh niên với các nội dung trên mạng xã hội
Tiktok................................................................................................................19
5. Thảo luận.......................................................................................................25
6. Kết luận..........................................................................................................27
7. Tài liệu tham khảo.........................................................................................27
2
PHẦN I. NHẬN XÉT BÀI TẬP NHÓM
1. Tính cấp thiết
Nhìn chung, phần tính cấp thiết đã nêu ràng đầy đủ về bối cảnh
chung của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 vai trò của Internet mạng
hội. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh thêm về sự phát triển nhanh chóng tác động
sâu rộng của các công nghệ này đối với mọi khía cạnh của cuộc sống, đặc biệt
đối với giới trẻ. Tính cấp thiết cũng đề cập đến việc nhiều nội dung không
phù hợp trên TikTok hậu quả của việc lạm dụng TikTok như thiếu ngủ
các vấn đề sức khỏe khác. Tuy nhiên, cần bổ sung thêm dụ cụ thể về các
trường hợp tiêu cực đã xảy ra hoặc các nghiên cứu cụ thể đã chứng minh những
ảnh hưởng này. Đặc biệt, cần làm rõ hơn lý do tại sao lại chọn Học viện Báo chí
Tuyên truyền làm đối tượng nghiên cứu. thể đề cập đến đặc điểm của
sinh viên tại đây, mức độ sử dụng TikTok của họ, do tại sao kết quả
nghiên cứu tại Học viện Báo chí Tuyên truyền thể đại diện hoặc đặc thù
hơn so với các nơi khác.
2. Bối cảnh nghiên cứu
Phần tổng quan nghiên cứu nên được sắp xếp theo một cấu trúc logic
hơn. Hiện tại, các nghiên cứu được trích dẫn và phân tích khá rời rạc, nên gom
nhóm các nghiên cứu có nội dung tương tự nhau để tạo mạch lạc hơn. Nên bổ
sung thêm phần đánh giá về các nghiên cứu trước, ví dụ như những điểm mạnh
và hạn chế của từng nghiên cứu. Điều này giúp làm rõ lý do tại sao nghiên cứu
của nhóm lại cần thiết và độc đáo và bổ sung phần nhận định về những khoảng
trống trong nghiên cứu hiện tại mà nhóm dự định sẽ lấp đầy. Điều này sẽ giúp
nhấn mạnh tính độc đáo và giá trị của nghiên cứu.
3. Câu hỏi nghiên cứu/Mục đích nghiên cứu/Giả thuyết nghiên cứu
3
- Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra rõ ràng và trực tiếp liên quan đến mục
tiêu của đề tài. Điều này giúp xác định được trọng tâm và hướng đi của
nghiên cứu.
- Việc đưa ra các câu hỏi và giả thuyết liên quan đến cả tác động tích cực và
tiêu cực của việc sử dụng TikTok là rất hợp lý. Điều này giúp nghiên cứu có
cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề.
- Các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết được phân chia cụ thể như tỷ lệ sử
dụng, thời gian sử dụng, và tác động của TikTok đối với sinh viên. Điều này
giúp việc thu thập và phân tích dữ liệu trở nên dễ dàng và chi tiết hơn.
- Mục đích nghiên cứu được trình bày một cách rõ ràng và dễ hiểu. Mục tiêu
chính là tìm hiểu và đánh giá ảnh hưởng của TikTok đến hành vi học tập của
sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
4. Thiết kế nghiên cứu
Phần thiết kế nghiên cứu, nhóm đã hoàn thành tương đối tốt về chiến
lược nghiên cứu, khung lý thuyết, khách thể nghiên cứu và địa điểm nghiên
cứu. Tuy nhiên, cũng cần có những điểm chưa hợp lý
4.1. Phương pháp chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn là một cách tiếp cận hợp lý và
khoa học, giúp tăng tính đại diện và độ chính xác của mẫu nghiên cứu nhưng
Mỗi tầng chỉ chọn 30 sinh viên, tổng cộng là 120 sinh viên. Quy mô mẫu này có
thể chưa đủ lớn để đại diện cho toàn bộ sinh viên của Học viện Báo chí và
Tuyên truyền. Cần cân nhắc tăng quy mô mẫu để đảm bảo tính đại diện và độ
chính xác của kết quả.
4.2. Phương pháp thu thập thông tin
4
Nghiên cứu kết hợp cả phương pháp phân tích tài liệu, khảo sát bằng
bảng hỏi và phỏng vấn sâu. Sự kết hợp này giúp tăng tính toàn diện và độ chính
xác của kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên cần làm rõ quy trình chọn mẫu cho
phỏng vấn sâu để đảm bảo tính ngẫu nhiên và tránh thiên vị.
4.3. Quá trình thu thập dữ liệu
Trong quá trình thu thập dữ liệu, nhóm đã phân công số lượng người
phỏng vấn cho các thành viên để đảm bảo đặc điểm mẫu hợp lý về giới tính,
ngành học, năm học,... Tuy nhiên, trong quá trình phát bảng hỏi, nhóm phát
hiện bảng hỏi bị lỗi cần phải chỉnh sửa dù trước đó mỗi thành viên đã hỏi thử 1
– 2 người để kiểm tra chất lượng bảng hỏi. Vậy nên quá trình thu thập thông tin
bằng bảng hỏi Anket phải làm lại từ đầu. Điều này đã làm mất khá nhiều thời
gian cũng như làm người trả lời cảm thấy khó chịu vì phải làm lại bảng hỏi từ
đầu.
PHẦN II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI TIKTOK CỦA
THANH NIÊN HIỆN NAY (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI HỌC VIỆN
BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN)
1. Giới thiệu
Trong thời đại công nghệ 4.0, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể
thiếu trong cuộc sống hàng ngày của con người. Sự phát triển của Internet và các
nền tảng mạng xã hội đã mở ra nhiều cơ hội mới, đồng thời cũng đặt ra những
thách thức đối với hành vi và thói quen của người dùng. Một trong những mạng xã
hội nổi bật và có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất hiện nay là TikTok. Với nội dung đa
dạng và phong phú, TikTok không chỉ là nền tảng giải trí mà còn là nơi kết nối,
chia sẻ kiến thức và phát triển bản thân.
5
Theo báo cáo của WeAreSocial và Kepios, số lượng người dùng mạng xã
hội tại Việt Nam năm 2021 đạt 76,95 triệu người, chiếm 97,8% dân số từ 13 tuổi
trở lên. Đặc biệt, TikTok đã trở thành một hiện tượng với mức độ phổ biến ngày
càng tăng, thu hút hàng triệu người dùng, trong đó phần lớn là thanh niên. Số liệu
từ WeAreSocial Digital 2024 cho thấy TikTok có gần 68 triệu người dùng tại Việt
Nam. Với tốc độ phát triển chóng mặt, TikTok đã tạo ra những tác động đáng kể
đến đời sống và hành vi của giới trẻ, đặc biệt là nhóm sinh viên.
Tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền (HVBCTT), một môi trường học
thuật với sự tập trung cao độ vào truyền thông và thông tin, việc sử dụng TikTok
của sinh viên cũng phản ánh nhiều khía cạnh thú vị. Sinh viên tại đây không chỉ sử
dụng TikTok để giải trí mà còn để kết nối xã hội, học tập và phát triển kỹ năng.
Tuy nhiên, cùng với những lợi ích đó, TikTok cũng mang đến nhiều thách thức,
như việc tiêu tốn thời gian, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và vấn đề bảo mật
thông tin cá nhân.
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu thực trạng sử dụng mạng xã hội TikTok của
sinh viên HVBCTT, từ đó đánh giá những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của nền
tảng này đối với hành vi học tập và đời sống của họ. Bằng cách áp dụng lý thuyết
Sự Lựa chọn Hợp lý, nghiên cứu sẽ phân tích các động cơ, lợi ích, chi phí và rủi ro
liên quan đến việc sử dụng TikTok của sinh viên. Từ đó, nghiên cứu đưa ra các đề
xuất và kiến nghị nhằm giúp sinh viên sử dụng TikTok một cách hiệu quả và lành
mạnh hơn, tối đa hóa các lợi ích và giảm thiểu các tác động tiêu cực.
Nghiên cứu này không chỉ đóng góp vào việc hiểu rõ hơn về hành vi sử
dụng mạng xã hội của thanh niên mà còn cung cấp những giải pháp hữu ích cho
các nhà quản lý giáo dục và các tổ chức liên quan trong việc định hướng và hỗ trợ
sinh viên trong thời đại số.
6
2. Lý thuyết tiếp cận/Cách tiếp cận
2.1. Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý
Lý thuyết chọn lựa hợp lý là một biến thể của thuyết cá nhân phương pháp
luận, như quan điểm từ lâu của M. Weber, G. Simmel hay gần đây của R. Boudon,
Elster. Lối tiếp cận này nhấn mạnh đến cá nhân con người, là một phản ứng lại
quan điểm của É. Durkheim chủ trương nhiệm vụ của xã hội học là nghiên cứu các
“sự kiện xã hội” (faits sociaux), tồn tại độc lập với nhận thức chủ quan của các cá
nhân. M. Weber đã viết: “Xã hội học cũng vậy, nó chỉ có thể khởi đầu từ hành
động cá nhân, cho dù là cá nhân riêng lẻ, hay ở trong nhóm hay trong quần chúng;
nói tóm lại nó phải được tiến hành theo một phương pháp hoàn toàn có tính “cá
nhân chủ nghĩa”” (individualiste) (Roth, 1970). Elster cũng nêu ra: “Đơn vị cơ bản
của đời sống xã hội là hành động của cá nhân con người. Giải thích các định chế xã
hội, biến chuyển xã hội là phải cho thấy chúng hình thành như là kết quả của hành
động và tương tác giữa những cá nhân”.
Theo Jeams Coleman, ông đi tìm sự hợp lý trong các quan hệ xã hội hay
trong mạng lưới xã hội thông qua các khái niệm vốn xã hội và kinh tế. Ông cho
rằng trước khi tham gia vào các giao tiếp xã hội, con người đã có sẵn một bộ tiêu
chuẩn ứng xử do nền văn hóa để lại thông qua quá trình xã hội hóa các nhân. Hành
vi được điều chỉnh bởi các chuẩn mực, các chuẩn mực hướng dẫn cho các chủ thể
hành động thực hiện hành động của mình trong quan hệ hợp lý với lợi ích của chủ
thể.
Lý thuyết này được áp dụng để giải thích vì sao sinh viên lựa chọn mạng xã
hội TikTok để sử dụng trong quá trình học tập, giải trí, tương tác với bạn bè, gia
đình, tham gia hoạt động ngoại khóa và xây dựng các mối quan hệ xã hội trên
mạng xã hội. Từ đó, dẫn đến sự thay đổi như thế nào trong học tập của sinh viên.
7
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng sử dụng mạng hội Tiktok hiện nay của sinh viên Học viện
Báo chí và Tuyên truyền diễn ra như thế nào?
2.3. Giả thuyết nghiên cứu
- Hiện nay, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền có tỷ lệ sử dụng
mạng xã hội Tiktok cao, hầu hết sinh viên đều sử dụng Tiktok
- Sinh viên nữ có tỷ lệ dành nhiều thời gian sử dụng Tiktok hơn sinh viên nam
3. Phương pháp
3.1. Phương pháp thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp định tính
để phân tích và đánh giá các phương diện phản ánh thực trạng sử dụng mạng xã
hội Tiktok của thanh niên hiện nay (nghiên cứu tại Học viện Báo chí và Tuyên
truyền)
3.2. Phương pháp chọn mẫu
- Cỡ mẫu: 120 mẫu
- Phương pháp chọn mẫu: Nhiều giai đoạn. Đầu tiên sử dụng phương pháp
chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Phân chia các sinh viên thành 4 tầng khác
nhau tương ứng từ năm nhất đến năm 4, mỗi tầng chọn 30 sinh viên cả nam
lẫn nữ để tiến hành nghiên cứu. Sau đó áp dụng phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên đơn giản để chọn mẫu trong từng tầng. Thống kê và phân tích
quan điểm và ý kiến của mỗi nhóm tầng để cho kết quả của tổng thể
3.3. Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp phân tích tài liệu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích
tài liệu có sẵn, tiến hành tổng hợp và phân tích trên các sách báo, tạp chí, các
đề tài, bài viết đã nghiên cứu có liên quan tới đề tài. Thông qua đó tìm hiểu
8
vấn đề liên quan đến các tác động của MXH đến học tập và đời sống của
sinh viên và đi sâu hơn vào nghiên cứu các tác động của MXH Tik Tok đến
sinh viên. Các tài liệu sử dụng trong đề tài giúp cung cấp cho nghiên cứu
những cách tiếp cận, các số liệu có liên quan… để giúp cho nghiên cứu có
thêm cơ sở thu thập thông tin và hoàn thành.
- Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi: Khảo sát được thực hiện bằng cách lập
phiếu khảo sát online qua google form.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu
có chủ đích. Phỏng vấn 9 sinh viên đang học tại Học viện báo chí và tuyên
truyền, trong đó: 5 sinh viên nữ, 4 sinh viên nam; 3 sinh viên học lực giỏi, 3
sinh viên học lực khá; 3 sinh viên học lực trung bình và sinh viên sử dụng
TikTok ít, sinh viên sử dụng TikTok nhiều. Qua đó giúp tìm hiểu sự khác
nhau về năm học, giới tính và học lực trong thực trạng sử dụng mạng xã hội
Tiktok của sinh viên, từ đó giúp đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng mạng
xã hội Tiktok đến học tập của sinh viên hiện nay.
3.4. Phương pháp xử lý dữ liệu
Đề tài sử dụng phần mềm SPSS 26 với phương pháp tính giá trị trung bình,
Crosstab để tìm mối tương quan giữa các biến định lượng. Những thông tin thu
thập được nhằm hoàn thiện bức tranh chung về thực trạng sử dụng mạng hội
Tiktok của thanh niên hiện nay (nghiên cứu tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Đặc điểm mẫu phỏng vấn
Đề tài thực hiện khảo sát sinh viên học viện Báo chí và Tuyên truyền với
tổng số phiếu phát ra là 120 phiếu phỏng vấn anket, thu về 120 phiếu. Bên cạnh đó
nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu 9 học sinh.
9
Bảng 4.1: Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu (N=120)
Phân bố mẫu Số lượng Tỷ lệ (%)
Giới tính Nam 60 50
Nữ 60 50
Quê quán Thành thị 66 55
Nông thôn 54 45
Năm học Năm nhất 30 25
Năm hai 30 25
Năm ba 30 25
Năm tư 30 25
Khối ngành Lý luận 62 51,7
Nghiệp vụ 58 48,3
Học lực Xuất sắc 13 10,8
Giỏi 41 34,2
Khá 63 52,5
Trung bình 3 2,5
Mô tả mẫu nghiên cứu:
Về giới tính: Trong tổng 120 mẫu điều tra, có 60 sinh viên nữ, chiếm tỷ lệ
50%, 60 sinh viên nam, chiếm tỷ lệ 50%. Tỷ lệ nam nữ bằng nhau
10
Về : Sinh viên có quê ở thành thị là 66 người, chiếm tỷ lệ 55%, quê quán
sinh viên có quê ở nông thôn là 54 người, chiếm 45%. Tỷ lệ sinh viên có quê thành
thị cao hơn sinh viên quê nông thôn là 10%
Về khối lớp/năm học: Tỷ lệ giữa bốn khối lớp có sự cân bằng về mẫu số, do
được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Tỷ lệ sinh viên mỗi
khối là 25%
Về : Sinh viên theo học ngành lý luận là 62 sinh viên, chiếm khối ngành
51,7%, sinh viên theo học ngành nghiệp vụ là 58 sinh viên, chiếm 48,3%.
Về học lực: Chủ yếu sinh viên tham gia khảo sát có học lực khá chiếm
52,5%; Xếp thứ 2 là sinh viên có học lực giỏi 34,2%; Xếp thứ 3 là sinh viên có học
lực xuất sắc chiếm 10,8%; Cuối cùng là sinh viên có học lực trung bình là 2,5%.
Như vậy, thông qua phân tích cũng như bảng biểu minh họa, kết quả nghiên
cứu cho thấy mẫu đạt được sự cân bằng về khối lớp, nhóm giới tính người trả lời.
4.2. Tình hình sử dụng mạng xã hội Tiktok của thanh niên
Ngày nay, tiến bộ của khoa học - công nghệ đã tạo ra sự phát triển mạnh m
của mạng hội. Với những tính năng đa dạng, nguồn thông tin phong phú, mạng
xã hội đã cho phép người dùng kết nối, giao tiếp, mở rộng các mối quan hệ xã hội,
tiếp nhận, chia sẻ chọn lọc thông tin một cách hiệu quả. Mạng hội đã
đang trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày
của giới trẻ, trong đó không thể không kể đến sinh viên. Một trong những mạng xã
hội được sinh viên rất ưa chuộng trong vài năm gần đây là Tiktok
Bảng 4.2.1: Tỷ lệ sử dụng Tiktok của sinh viên hiện nay
Số lượng Tỷ lệ (%)
Có sử dụng 110 91,7
Không sử dụng 10 8,3
11
Từ số liệu trên có thể thấy, trong tổng số 120 sinh viên tham gia trả lời khảo
sát, có tới 110 sinh viên sử dụng Tiktok, tương đương 91,7%. Tỷ lệ sinh viên
không sử dụng là 8,3% (10 sinh viên). Qua đó cho thấy Mạng xã hội Tiktok được
sử dụng Tiktok được sinh viên sử dụng rất phổ biến.
Nhóm nghiên cứu đưa ra câu hỏi về tần suất sử dụng ứng dụng Tiktok của
sinh viên và nhận được kết quả như sau:
Bảng 4.2.2. Tần suất sử dụng ứng dụng Tiktok
Tần suất sử dụng Số lượng Tỷ lệ (%)
Không sử dụng 5 4.2
Ít sử dụng 11 9.2
Bình thường 31 25.7
Sử dụng 45 37.5
Sử dụng thường xuyên 18 15
Nhìn chung, sinh viên đều sử dụng ứng dụng Tiktok, đều có xu hướng sử
dụng Tiktok khá nhiều khi số phiếu nhận về với tần suất “Sử dụng” và “Sử dụng
thường xuyên” là khá nhiều (tương ứng với 45/120 phiếu “Sử dụng - 37.5% và
18/120 phiếu - 15%). Số phiếu “Không sử dụng” là 5/120 phiếu (4.2%) và “Ít sử
dụng” là 11/120 phiếu (9.2%). Số lượng phiếu tương đối thấp. Lý giải cho điều
này, sinh viên thường là nhóm đối tượng nhạy cảm với các xu hướng mới và thích
thú với việc tham gia vào các trào lưu phổ biến. TikTok là nền tảng lý tưởng để
cập nhật và tham gia các xu hướng này. Ngoài ra, TikTok cung cấp nhiều nội dung
giải trí đa dạng và thú vị. Các video ngắn gọn, dễ xem và thường mang tính chất
12
hài hước hoặc thú vị, giúp sinh viên thư giãn sau giờ học căng thẳng. Bên cạnh đó,
TikTok có rất nhiều loại nội dung, từ học thuật, kỹ năng sống, hướng dẫn làm đẹp,
nấu ăn, đến các thử thách và trào lưu mới. Điều này đáp ứng nhiều sở thích khác
nhau của sinh viên.
Khi được hỏi “Tổng thời gian bạn sử dụng mạng xã hội Tiktok mỗi ngày”,
nhóm nghiên cứu nhận được kết quả như sau:
Bảng 4.2.3. Tổng thời gian sử dụng mạng xã hội Tiktok
Tổng thời gian sử dụng Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Dưới 1 giờ 19 17,3
Hơn 1 giờ - dưới 3 giờ 34 30,9
Hơn 3 giờ - dưới 5 giờ 39 35,5
Hơn 5 giờ - dưới 7 giờ 17 15,5
Hơn 7 giờ 1 0.9
Nhìn chung, sinh viên có thời gian sử dụng đa số là trong nhóm từ hơn 1 giờ
đến dưới 3 giờ và hơn 3 giờ đến dưới 5 giờ (25,5% và 30,9%). Tiếp đến là nhóm
sinh viên có thời gian sử dụng dưới 1 giờ với 19/120 phiếu (17,3) và nhóm sinh
viên có thời gian sử dụng từ hơn 5 giờ đến dưới 7 giờ với 17/120 phiếu (15,5%).
Thấp nhất là sinh viên có thời gian sử dụng hơn 7 giờ với 1 phiếu tương ứng với
0.9%. Lý giải hiện tượng này, khoảng thời gian từ 1-5 giờ là khoảng thời gian mà
nhiều sinh viên có thể dễ dàng dành ra cho việc giải trí mỗi ngày mà không ảnh
hưởng quá nhiều đến học tập và các hoạt động khác. Đây là khoảng thời gian vừa
đủ để thỏa mãn nhu cầu giải trí. Ngoài ra, nhiều sinh viên có thói quen sử dụng
TikTok hàng ngày trong khoảng thời gian nhất định. Việc này có thể là vào buổi
13
tối trước khi đi ngủ, trong giờ nghỉ giữa các buổi học, hoặc trong thời gian rảnh
rỗi. Khoảng thời gian từ 1-5 giờ là đủ để xem một lượng lớn video nhưng không
quá dài để gây mệt mỏi hay chán nản.
Biểu đồ 4.2.4. Thời điểm truy cập mạng xã hội Tiktok trong ngày
Từ số liệu trên biểu đồ có thể nhận thấy, thời gian sử dụng Tiktok nhiều nhất
của sinh viên vào lúc trưa (23,9%) tối (31,9%). Đây hai khoảng thời gian
dễ dàng nhất cho việc tiếp cận với mạng hội Tiktok của sinh viên. Đối với sinh
viên Học viện Báo chí Tuyên truyền, thời gian học chính khóa sẽ từ thứ 2 đến
thứ 6, buổi sáng sẽ từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút và buổi chiều sẽ học từ 1 giờ đến 17
giờ 30 phút. Nên đa số sinh viên sẽ sử dụng thời gian rảnh khi tan học để sử dụng
MXH, kết quả nghiên cứu trên cũng chứng minh thời gian sử dụng TikTok chủ yếu
được sinh viên lựa chọn là vào khoảng thời gian buổi tối (từ sau 17 giờ đến 23 giờ)
và buổi trưa (từ sau 11 giờ đến 13 giờ).
14
4.3. Mục đích sử dụng mãng xã hội Tiktok
Biểu đồ 4.3.1. Mục đích sử dụng Tiktok
Khi được hỏi về mục đích sử dụng Tiktok, đa số sinh viên đều trả lời rằng
Giải trí nguyên nhân lớn nhất để họ sử dụng mạng hội Tiktok (30%). Cuộc
sống ngày càng có nhiều áp lực và việc sử dụng Tiktok để giải trí sẽ khiến cho sinh
viên trở nên thoải mái và vui vẻ hơn, nhờ vậy hiệu quả công việc và tinh thần cũng
sẽ phấn chấn hơn. Ngoài giải trí, sinh viên cũng sử dụng Tiktok như một công cụ
để học tập, thảo luận, trao đổi (15,2%) tìm kiếm thông tin (13,4%). Sự đa dạng
trong kiến thức nội dung video cũng do khiến các bạn trẻ ngày càng trở
nên yêu thích nền tảng mạng hội Tiktok. Bên cạnh đó, sinh viên cũng dùng
Tiktok để cập nhật tin tức, xu hướng mới (13%) để có thể dễ dàng theo kịp những
trào lưu mới, cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất. Kết nối bạn bè (11,6%)
và mua sắm online (11,2%) cũngnhững hoạt động có thể dễ dàng nhận thấy khi
15
sử dụng Tiktok. Tiktok là một nền tảng đa quốc gia, với nhiều video từ nhiều nước
khác nhau trên thế giới, có thể dễ dàng trong việc tiếp cận với rất nhiều tri thức
sự sáng tạo mới trong việc kết nối con người và kinh doanh online. Số ít còn lại sẽ
sử dụng tiktok để kinh doanh (1,8%) cũng như học các kĩ năng sống cần thiết khác
(2,2%)
Đi vào phân tích tương quan giữa người sống cùng thanh niên mục đích
dùng Tiktok để kết nối bạn sẽ nhận ra sự khác biệt giữa các nhóm thanh niên
sống cùng những đối tượng khác nhau:
Bảng 4.3.2. Mối quan hệ giữa người sống cùng thanh niên và mục đích dùng
Tiktok để kết nối bạn bè
Người sống cùng Tỷ lệ (%)
Không
Sống với bạn bè 39.4 60.6
Sống cùng gia đình 18.4 81.6
Sống cùng họ hàng người thân 15.4 84.6
Sống một mình 53.3 46.7
Tương quan có ý nghĩa thống kê p<0.05
Qua bảng 4.3.2, dễ dàng nhận thấy nhóm thanh niên sống một mình và sống
với bạn sẽ xu hướng dùng Tiktok để kết nối bạn nhiều hơn nhóm thanh
niên sống cùng với gia đình sống cùng họ hàng, người thân (tương ứng với
53.3% 39.4%). giải cho sự khác biệt này do thanh niên sống với bạn
hoặc sống một mình sẽ cảm thấy đơn hoặc thiếu sự kết nối hội hơn so với
những người sống cùng gia đình. Họ sử dụng TikTok như một cách để duy trì
phát triển các mối quan hệ xã hội, cảm thấy được kết nối với cộng đồng và bạn bè.
Ngoài ra, khi sống với bạn bè hoặc sống một mình, thanh niên sẽ dễ dàng tham gia
vào các hoạt động sử dụng công nghệ mà không gặp sự kiểm soát hoặc giới hạn từ
16
gia đình. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng TikTok và các mạng xã
hội khác.
Nhóm nghiên cứu còn tìm hiểu thêm về sự đánh giá của thanh niên về hiệu quả của
việc sử dụng Tiktok thông qua các mục đích sử dụng nhận được kết quả như
sau:
Bảng 4.3.3. Hiệu quả của việc sử dụng Tiktok thông qua mục đích sử dụng
Mục đích Điểm trung
bình
1.Kết quả học tập 3,35
2.Giúp tìm kiếm tài liệu phục vụ môn học 3,42
3.Chia sẻ, trao đổi kiến thức và phương thức học tập 3,50
4.Giải trí cá nhân 3,75
5.Tìm kiếm thông tin về các chủ đề (khoa học, làm đẹp, nấu
ăn,...)
3,69
6.Để giữ liên lạc, giao lưu bạn bè 3,37
7. Để follow những người nổi tiếng, bạn bè 3,57
8.Để làm quen, kết bạn mới 3,23
9. Để đăng video/ chỉnh sửa video/ sáng tạo nội dung trên nền
tảng Tiktok
3,35
10.Để chia sẻ, tâm sự sở thích, quan điểm sống 3,38
11.Để kinh doanh, mua, bán hàng online 3,30
17
Nhìn vào bảng kết quả, thể nhận thấy việc sử dụng mạnghội Tiktok
sinh viên đem lại hiệu quả khá đồng đều. Sinh viên sử dụng Tiktok để giải trí
nhân mang lại hiệu quả cao nhất (3,75 điểm), tiếp theo là tìm kiếm thông tin về các
chủ đề mình quan tâm (3,69 điểm). Với kho video đồ sộ từ khắp mọi nơi trên
thế giới với đủ mọi lĩnh vực thì Tiktok chính sự lựa chọn đáng tin cậy nhất với
sinh viên Học viện báo chí. Song song với đó, Tiktok cũng giúp sinh viên kết nối
với bạn bè, người nổi tiếng, những người tầm ảnh hưởng đến lối sống tính
cách của họ một cáchcùng hiệu quả chiếm 3,57 điểm. Số còn sẽ sử dụng lợi
ích của Tiktok cho việc chia sẻ thông tin, trao đổi học tập và kinh doanh online
Đi vào tương quan giữa học lực của thanh niên và sự đánh giá của thanh
niên về sự hiệu quả của Tiktok đến Kết quả học tập:
Bảng 4.3.4. Mối quan hệ giữa học lực và sự đánh giá của thanh niên về sự hiệu
quả của Tiktok đến kết quả học tập
Người sống cùng Tỷ lệ (%)
Không
hiệu quả
Ít hiệu quả Bình
thường
Hiệu
quả
Rất hiệu
quả
Xuất sắc 8.3 0 16.7 16.7 58.3
Giỏi 2.6 21.1 28.9 34.2 13.2
Khá 5.2 15.5 43.1 29.3 6.9
Trung bình 0 0 50 50 0
Tương quan có ý nghĩa thống kê p<0.05
Dễ dàng nhận thấy rằng, nhóm sinh viên có học lực Xuất sắc có sự đánh giá
hiệu quả cao hơn cả các nhóm sinh viên còn lại (16,7% hiệu quả và 58.3% Rất hiệu
quả). Lý giải cho điều này, Sinh viên xuất sắc thường có kỹ năng quản lý thời gian
và mục tiêu học tập tốt hơn. Họ biết cách sử dụng TikTok một cách hợp lý để tìm
18
kiếm các nội dung hữu ích, học hỏi những kỹ năng mới mà không để việc sử dụng
mạng xã hội làm ảnh hưởng tiêu cực đến thời gian học tập của mình. Sinh viên
xuất sắc sử dụng TikTok như một công cụ bổ trợ cho việc học tập. Ví dụ, họ có thể
học từ mới, các khái niệm phức tạp, hoặc thậm chí là các bài giảng ngắn từ các
chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
4.4. Mức độ quan tâm của thanh niên với các nội dung trên mạng xã hội
Tiktok
Bảng 4.4.1. Mức độ quan tâm đối với những nội dung Tiktok
Mục đích Điểm trung bình
(trên thang điểm 5)
1.Âm nhạc 3,73
2. Ẩm thực 3,68
3. Du lịch 3,68
4. Những video hài hước, giải
trí
3,93
5.Những video review sản phẩm 3,68
6. Giáo dục 3,57
7. Khoa học, kỹ thuật 3,49
8. Thể thao 3,38
9. Tin tức 3,68
19
Nhìn vào bảng 4.4.1, ta có thể thấy mức độ quan tâm đối với những nội
dung trên Tiktok khá là đồng đều Trước hết, các video hài hước và giải trí được
sinh viên ưa chuộng nhất với mức độ quan tâm cao nhất (3,93 điểm). Đây là minh
chứng rõ ràng cho việc TikTok đã trở thành một nguồn giải trí chính, giúp sinh
viên giảm bớt căng thẳng sau những giờ học tập căng thẳng. Tiếp theo, âm nhạc
cũng chiếm một vị trí quan trọng trong lòng các sinh viên với mức độ quan tâm đạt
(3,73 điểm). Cùng với đó, các nội dung về ẩm thực, du lịch, và tin tức đều đạt mức
độ quan tâm (3,68 điểm). Điều này cho thấy sinh viên không chỉ quan tâm đến việc
giải trí mà còn muốn khám phá thêm về các nền văn hóa, địa danh, và sự kiện xung
quanh mình. Các video review sản phẩm cũng đạt cùng mức độ quan tâm, chứng tỏ
rằng sinh viên cũng tìm đến TikTok để tham khảo ý kiến và đánh giá trước khi
quyết định mua sắm. Giáo dục và khoa học kỹ thuật cũng được đánh giá khá cao
với mức độ quan tâm lần lượt là (3,57 điểm) và (3,49 điểm). Điều này chứng minh
rằng TikTok không chỉ là nền tảng giải trí mà còn là công cụ học tập hiệu quả, giúp
sinh viên nắm bắt kiến thức một cách thú vị và sáng tạo. Cuối cùng, thể thao có
mức độ quan tâm thấp nhất trong các mục được liệt kê với (3,38 điểm), nhưng vẫn
cho thấy rằng một phần không nhỏ sinh viên sử dụng TikTok để theo dõi các sự
kiện thể thao và các nội dung liên quan.
Biểu đồ 4.4.2. Đánh giá chất lượng nội dung video trên Tiktok
20
| 1/28

Preview text:

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA XÃ HỘI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN BÀI TẬP LỚN
XÃ HỘI HỌC VĂN HÓA Họ và tên : Lưu Thị Khánh Linh Mã sinh viên : 2153010036 Lớp : Xã hội học K41
Hà Nội, tháng 6 năm 2024 MỤC LỤC
PHẦN I. NHẬN XÉT BÀI TẬP NHÓM...............................................................3
1. Tính cấp thiết...................................................................................................3
2. Bối cảnh nghiên cứu........................................................................................3
3. Câu hỏi nghiên cứu/Mục đích nghiên cứu/Giả thuyết nghiên cứu..................3
4. Thiết kế nghiên cứu..........................................................................................4
PHẦN II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI TIKTOK CỦA
THANH NIÊN HIỆN NAY (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI HỌC VIỆN
BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN)
.........................................................................5
1. Giới thiệu.........................................................................................................5
2. Lý thuyết tiếp cận/Cách tiếp cận......................................................................7
2.1. Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý.....................................................................7
2.2. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................8
2.3. Giả thuyết nghiên cứu................................................................................8
3. Phương pháp....................................................................................................8
3.1. Phương pháp thiết kế nghiên cứu..............................................................8
3.2. Phương pháp chọn mẫu.............................................................................8
3.3. Phương pháp thu thập thông tin.................................................................8
4. Kết quả nghiên cứu..........................................................................................9
4.1. Đặc điểm mẫu phỏng vấn..........................................................................9
4.2. Tình hình sử dụng mạng xã hội Tiktok của thanh niên...........................11
4.3. Mục đích sử dụng mãng xã hội Tiktok....................................................15
4.4. Mức độ quan tâm của thanh niên với các nội dung trên mạng xã hội
Tiktok................................................................................................................19
5. Thảo luận.......................................................................................................25
6. Kết luận..........................................................................................................27
7. Tài liệu tham khảo.........................................................................................27 2
PHẦN I. NHẬN XÉT BÀI TẬP NHÓM 1. Tính cấp thiết
Nhìn chung, phần tính cấp thiết đã nêu rõ ràng và đầy đủ về bối cảnh
chung của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và vai trò của Internet và mạng xã
hội. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh thêm về sự phát triển nhanh chóng và tác động
sâu rộng của các công nghệ này đối với mọi khía cạnh của cuộc sống, đặc biệt
là đối với giới trẻ. Tính cấp thiết cũng đề cập đến việc nhiều nội dung không
phù hợp trên TikTok và hậu quả của việc lạm dụng TikTok như thiếu ngủ và
các vấn đề sức khỏe khác. Tuy nhiên, cần bổ sung thêm ví dụ cụ thể về các
trường hợp tiêu cực đã xảy ra hoặc các nghiên cứu cụ thể đã chứng minh những
ảnh hưởng này. Đặc biệt, cần làm rõ hơn lý do tại sao lại chọn Học viện Báo chí
và Tuyên truyền làm đối tượng nghiên cứu. Có thể đề cập đến đặc điểm của
sinh viên tại đây, mức độ sử dụng TikTok của họ, và lý do tại sao kết quả
nghiên cứu tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền có thể đại diện hoặc đặc thù hơn so với các nơi khác. 2. Bối cảnh nghiên cứu
Phần tổng quan nghiên cứu nên được sắp xếp theo một cấu trúc logic
hơn. Hiện tại, các nghiên cứu được trích dẫn và phân tích khá rời rạc, nên gom
nhóm các nghiên cứu có nội dung tương tự nhau để tạo mạch lạc hơn. Nên bổ
sung thêm phần đánh giá về các nghiên cứu trước, ví dụ như những điểm mạnh
và hạn chế của từng nghiên cứu. Điều này giúp làm rõ lý do tại sao nghiên cứu
của nhóm lại cần thiết và độc đáo và bổ sung phần nhận định về những khoảng
trống trong nghiên cứu hiện tại mà nhóm dự định sẽ lấp đầy. Điều này sẽ giúp
nhấn mạnh tính độc đáo và giá trị của nghiên cứu.
3. Câu hỏi nghiên cứu/Mục đích nghiên cứu/Giả thuyết nghiên cứu 3
- Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra rõ ràng và trực tiếp liên quan đến mục
tiêu của đề tài. Điều này giúp xác định được trọng tâm và hướng đi của nghiên cứu.
- Việc đưa ra các câu hỏi và giả thuyết liên quan đến cả tác động tích cực và
tiêu cực của việc sử dụng TikTok là rất hợp lý. Điều này giúp nghiên cứu có
cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề.
- Các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết được phân chia cụ thể như tỷ lệ sử
dụng, thời gian sử dụng, và tác động của TikTok đối với sinh viên. Điều này
giúp việc thu thập và phân tích dữ liệu trở nên dễ dàng và chi tiết hơn.
- Mục đích nghiên cứu được trình bày một cách rõ ràng và dễ hiểu. Mục tiêu
chính là tìm hiểu và đánh giá ảnh hưởng của TikTok đến hành vi học tập của
sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 4. Thiết kế nghiên cứu
Phần thiết kế nghiên cứu, nhóm đã hoàn thành tương đối tốt về chiến
lược nghiên cứu, khung lý thuyết, khách thể nghiên cứu và địa điểm nghiên
cứu. Tuy nhiên, cũng cần có những điểm chưa hợp lý
4.1. Phương pháp chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn là một cách tiếp cận hợp lý và
khoa học, giúp tăng tính đại diện và độ chính xác của mẫu nghiên cứu nhưng
Mỗi tầng chỉ chọn 30 sinh viên, tổng cộng là 120 sinh viên. Quy mô mẫu này có
thể chưa đủ lớn để đại diện cho toàn bộ sinh viên của Học viện Báo chí và
Tuyên truyền. Cần cân nhắc tăng quy mô mẫu để đảm bảo tính đại diện và độ chính xác của kết quả.
4.2. Phương pháp thu thập thông tin 4
Nghiên cứu kết hợp cả phương pháp phân tích tài liệu, khảo sát bằng
bảng hỏi và phỏng vấn sâu. Sự kết hợp này giúp tăng tính toàn diện và độ chính
xác của kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên cần làm rõ quy trình chọn mẫu cho
phỏng vấn sâu để đảm bảo tính ngẫu nhiên và tránh thiên vị.
4.3. Quá trình thu thập dữ liệu
Trong quá trình thu thập dữ liệu, nhóm đã phân công số lượng người
phỏng vấn cho các thành viên để đảm bảo đặc điểm mẫu hợp lý về giới tính,
ngành học, năm học,... Tuy nhiên, trong quá trình phát bảng hỏi, nhóm phát
hiện bảng hỏi bị lỗi cần phải chỉnh sửa dù trước đó mỗi thành viên đã hỏi thử 1
– 2 người để kiểm tra chất lượng bảng hỏi. Vậy nên quá trình thu thập thông tin
bằng bảng hỏi Anket phải làm lại từ đầu. Điều này đã làm mất khá nhiều thời
gian cũng như làm người trả lời cảm thấy khó chịu vì phải làm lại bảng hỏi từ đầu.
PHẦN II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI TIKTOK CỦA
THANH NIÊN HIỆN NAY (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI HỌC VIỆN
BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN)
1. Giới thiệu
Trong thời đại công nghệ 4.0, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể
thiếu trong cuộc sống hàng ngày của con người. Sự phát triển của Internet và các
nền tảng mạng xã hội đã mở ra nhiều cơ hội mới, đồng thời cũng đặt ra những
thách thức đối với hành vi và thói quen của người dùng. Một trong những mạng xã
hội nổi bật và có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất hiện nay là TikTok. Với nội dung đa
dạng và phong phú, TikTok không chỉ là nền tảng giải trí mà còn là nơi kết nối,
chia sẻ kiến thức và phát triển bản thân. 5
Theo báo cáo của WeAreSocial và Kepios, số lượng người dùng mạng xã
hội tại Việt Nam năm 2021 đạt 76,95 triệu người, chiếm 97,8% dân số từ 13 tuổi
trở lên. Đặc biệt, TikTok đã trở thành một hiện tượng với mức độ phổ biến ngày
càng tăng, thu hút hàng triệu người dùng, trong đó phần lớn là thanh niên. Số liệu
từ WeAreSocial Digital 2024 cho thấy TikTok có gần 68 triệu người dùng tại Việt
Nam. Với tốc độ phát triển chóng mặt, TikTok đã tạo ra những tác động đáng kể
đến đời sống và hành vi của giới trẻ, đặc biệt là nhóm sinh viên.
Tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền (HVBCTT), một môi trường học
thuật với sự tập trung cao độ vào truyền thông và thông tin, việc sử dụng TikTok
của sinh viên cũng phản ánh nhiều khía cạnh thú vị. Sinh viên tại đây không chỉ sử
dụng TikTok để giải trí mà còn để kết nối xã hội, học tập và phát triển kỹ năng.
Tuy nhiên, cùng với những lợi ích đó, TikTok cũng mang đến nhiều thách thức,
như việc tiêu tốn thời gian, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và vấn đề bảo mật thông tin cá nhân.
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu thực trạng sử dụng mạng xã hội TikTok của
sinh viên HVBCTT, từ đó đánh giá những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của nền
tảng này đối với hành vi học tập và đời sống của họ. Bằng cách áp dụng lý thuyết
Sự Lựa chọn Hợp lý, nghiên cứu sẽ phân tích các động cơ, lợi ích, chi phí và rủi ro
liên quan đến việc sử dụng TikTok của sinh viên. Từ đó, nghiên cứu đưa ra các đề
xuất và kiến nghị nhằm giúp sinh viên sử dụng TikTok một cách hiệu quả và lành
mạnh hơn, tối đa hóa các lợi ích và giảm thiểu các tác động tiêu cực.
Nghiên cứu này không chỉ đóng góp vào việc hiểu rõ hơn về hành vi sử
dụng mạng xã hội của thanh niên mà còn cung cấp những giải pháp hữu ích cho
các nhà quản lý giáo dục và các tổ chức liên quan trong việc định hướng và hỗ trợ
sinh viên trong thời đại số. 6
2. Lý thuyết tiếp cận/Cách tiếp cận
2.1. Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý
Lý thuyết chọn lựa hợp lý là một biến thể của thuyết cá nhân phương pháp
luận, như quan điểm từ lâu của M. Weber, G. Simmel hay gần đây của R. Boudon,
Elster. Lối tiếp cận này nhấn mạnh đến cá nhân con người, là một phản ứng lại
quan điểm của É. Durkheim chủ trương nhiệm vụ của xã hội học là nghiên cứu các
“sự kiện xã hội” (faits sociaux), tồn tại độc lập với nhận thức chủ quan của các cá
nhân. M. Weber đã viết: “Xã hội học cũng vậy, nó chỉ có thể khởi đầu từ hành
động cá nhân, cho dù là cá nhân riêng lẻ, hay ở trong nhóm hay trong quần chúng;
nói tóm lại nó phải được tiến hành theo một phương pháp hoàn toàn có tính “cá
nhân chủ nghĩa”” (individualiste) (Roth, 1970). Elster cũng nêu ra: “Đơn vị cơ bản
của đời sống xã hội là hành động của cá nhân con người. Giải thích các định chế xã
hội, biến chuyển xã hội là phải cho thấy chúng hình thành như là kết quả của hành
động và tương tác giữa những cá nhân”.
Theo Jeams Coleman, ông đi tìm sự hợp lý trong các quan hệ xã hội hay
trong mạng lưới xã hội thông qua các khái niệm vốn xã hội và kinh tế. Ông cho
rằng trước khi tham gia vào các giao tiếp xã hội, con người đã có sẵn một bộ tiêu
chuẩn ứng xử do nền văn hóa để lại thông qua quá trình xã hội hóa các nhân. Hành
vi được điều chỉnh bởi các chuẩn mực, các chuẩn mực hướng dẫn cho các chủ thể
hành động thực hiện hành động của mình trong quan hệ hợp lý với lợi ích của chủ thể.
Lý thuyết này được áp dụng để giải thích vì sao sinh viên lựa chọn mạng xã
hội TikTok để sử dụng trong quá trình học tập, giải trí, tương tác với bạn bè, gia
đình, tham gia hoạt động ngoại khóa và xây dựng các mối quan hệ xã hội trên
mạng xã hội. Từ đó, dẫn đến sự thay đổi như thế nào trong học tập của sinh viên. 7 2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng sử dụng mạng xã hội Tiktok hiện nay của sinh viên Học viện
Báo chí và Tuyên truyền diễn ra như thế nào?
2.3. Giả thuyết nghiên cứu
- Hiện nay, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền có tỷ lệ sử dụng
mạng xã hội Tiktok cao, hầu hết sinh viên đều sử dụng Tiktok
- Sinh viên nữ có tỷ lệ dành nhiều thời gian sử dụng Tiktok hơn sinh viên nam 3. Phương pháp
3.1. Phương pháp thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp định tính
để phân tích và đánh giá các phương diện phản ánh thực trạng sử dụng mạng xã
hội Tiktok của thanh niên hiện nay (nghiên cứu tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
3.2. Phương pháp chọn mẫu - Cỡ mẫu: 120 mẫu
- Phương pháp chọn mẫu: Nhiều giai đoạn. Đầu tiên sử dụng phương pháp
chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Phân chia các sinh viên thành 4 tầng khác
nhau tương ứng từ năm nhất đến năm 4, mỗi tầng chọn 30 sinh viên cả nam
lẫn nữ để tiến hành nghiên cứu. Sau đó áp dụng phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên đơn giản để chọn mẫu trong từng tầng. Thống kê và phân tích
quan điểm và ý kiến của mỗi nhóm tầng để cho kết quả của tổng thể
3.3. Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp phân tích tài liệu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích
tài liệu có sẵn, tiến hành tổng hợp và phân tích trên các sách báo, tạp chí, các
đề tài, bài viết đã nghiên cứu có liên quan tới đề tài. Thông qua đó tìm hiểu 8
vấn đề liên quan đến các tác động của MXH đến học tập và đời sống của
sinh viên và đi sâu hơn vào nghiên cứu các tác động của MXH Tik Tok đến
sinh viên. Các tài liệu sử dụng trong đề tài giúp cung cấp cho nghiên cứu
những cách tiếp cận, các số liệu có liên quan… để giúp cho nghiên cứu có
thêm cơ sở thu thập thông tin và hoàn thành.
- Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi: Khảo sát được thực hiện bằng cách lập
phiếu khảo sát online qua google form.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu
có chủ đích. Phỏng vấn 9 sinh viên đang học tại Học viện báo chí và tuyên
truyền, trong đó: 5 sinh viên nữ, 4 sinh viên nam; 3 sinh viên học lực giỏi, 3
sinh viên học lực khá; 3 sinh viên học lực trung bình và sinh viên sử dụng
TikTok ít, sinh viên sử dụng TikTok nhiều. Qua đó giúp tìm hiểu sự khác
nhau về năm học, giới tính và học lực trong thực trạng sử dụng mạng xã hội
Tiktok của sinh viên, từ đó giúp đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng mạng
xã hội Tiktok đến học tập của sinh viên hiện nay.
3.4. Phương pháp xử lý dữ liệu
Đề tài sử dụng phần mềm SPSS 26 với phương pháp tính giá trị trung bình,
Crosstab để tìm mối tương quan giữa các biến định lượng. Những thông tin thu
thập được nhằm hoàn thiện bức tranh chung về thực trạng sử dụng mạng xã hội
Tiktok của thanh niên hiện nay (nghiên cứu tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền) 4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Đặc điểm mẫu phỏng vấn
Đề tài thực hiện khảo sát sinh viên học viện Báo chí và Tuyên truyền với
tổng số phiếu phát ra là 120 phiếu phỏng vấn anket, thu về 120 phiếu. Bên cạnh đó
nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu 9 học sinh. 9
Bảng 4.1: Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu (N=120) Phân bố mẫu Số lượng Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 60 50 Nữ 60 50 Quê quán Thành thị 66 55 Nông thôn 54 45 Năm học Năm nhất 30 25 Năm hai 30 25 Năm ba 30 25 Năm tư 30 25 Khối ngành Lý luận 62 51,7 Nghiệp vụ 58 48,3 Học lực Xuất sắc 13 10,8 Giỏi 41 34,2 Khá 63 52,5 Trung bình 3 2,5 Mô tả mẫu nghiên cứu:
Về giới tính: Trong tổng 120 mẫu điều tra, có 60 sinh viên nữ, chiếm tỷ lệ
50%, 60 sinh viên nam, chiếm tỷ lệ 50%. Tỷ lệ nam nữ bằng nhau 10
Về quê quán: Sinh viên có quê ở thành thị là 66 người, chiếm tỷ lệ 55%,
sinh viên có quê ở nông thôn là 54 người, chiếm 45%. Tỷ lệ sinh viên có quê thành
thị cao hơn sinh viên quê nông thôn là 10%
Về khối lớp/năm học: Tỷ lệ giữa bốn khối lớp có sự cân bằng về mẫu số, do
được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Tỷ lệ sinh viên mỗi khối là 25%
Về khối ngành: Sinh viên theo học ngành lý luận là 62 sinh viên, chiếm
51,7%, sinh viên theo học ngành nghiệp vụ là 58 sinh viên, chiếm 48,3%.
Về học lực: Chủ yếu sinh viên tham gia khảo sát có học lực khá chiếm
52,5%; Xếp thứ 2 là sinh viên có học lực giỏi 34,2%; Xếp thứ 3 là sinh viên có học
lực xuất sắc chiếm 10,8%; Cuối cùng là sinh viên có học lực trung bình là 2,5%.
Như vậy, thông qua phân tích cũng như bảng biểu minh họa, kết quả nghiên
cứu cho thấy mẫu đạt được sự cân bằng về khối lớp, nhóm giới tính người trả lời.
4.2. Tình hình sử dụng mạng xã hội Tiktok của thanh niên
Ngày nay, tiến bộ của khoa học - công nghệ đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ
của mạng xã hội. Với những tính năng đa dạng, nguồn thông tin phong phú, mạng
xã hội đã cho phép người dùng kết nối, giao tiếp, mở rộng các mối quan hệ xã hội,
tiếp nhận, chia sẻ và chọn lọc thông tin một cách có hiệu quả. Mạng xã hội đã và
đang trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày
của giới trẻ, trong đó không thể không kể đến sinh viên. Một trong những mạng xã
hội được sinh viên rất ưa chuộng trong vài năm gần đây là Tiktok
Bảng 4.2.1: Tỷ lệ sử dụng Tiktok của sinh viên hiện nay Số lượng Tỷ lệ (%) Có sử dụng 110 91,7 Không sử dụng 10 8,3 11
Từ số liệu trên có thể thấy, trong tổng số 120 sinh viên tham gia trả lời khảo
sát, có tới 110 sinh viên sử dụng Tiktok, tương đương 91,7%. Tỷ lệ sinh viên
không sử dụng là 8,3% (10 sinh viên). Qua đó cho thấy Mạng xã hội Tiktok được
sử dụng Tiktok được sinh viên sử dụng rất phổ biến.
Nhóm nghiên cứu đưa ra câu hỏi về tần suất sử dụng ứng dụng Tiktok của
sinh viên và nhận được kết quả như sau:
Bảng 4.2.2. Tần suất sử dụng ứng dụng Tiktok Tần suất sử dụng Số lượng Tỷ lệ (%) Không sử dụng 5 4.2 Ít sử dụng 11 9.2 Bình thường 31 25.7 Sử dụng 45 37.5 Sử dụng thường xuyên 18 15
Nhìn chung, sinh viên đều sử dụng ứng dụng Tiktok, đều có xu hướng sử
dụng Tiktok khá nhiều khi số phiếu nhận về với tần suất “Sử dụng” và “Sử dụng
thường xuyên” là khá nhiều (tương ứng với 45/120 phiếu “Sử dụng - 37.5% và
18/120 phiếu - 15%). Số phiếu “Không sử dụng” là 5/120 phiếu (4.2%) và “Ít sử
dụng” là 11/120 phiếu (9.2%). Số lượng phiếu tương đối thấp. Lý giải cho điều
này, sinh viên thường là nhóm đối tượng nhạy cảm với các xu hướng mới và thích
thú với việc tham gia vào các trào lưu phổ biến. TikTok là nền tảng lý tưởng để
cập nhật và tham gia các xu hướng này. Ngoài ra, TikTok cung cấp nhiều nội dung
giải trí đa dạng và thú vị. Các video ngắn gọn, dễ xem và thường mang tính chất 12
hài hước hoặc thú vị, giúp sinh viên thư giãn sau giờ học căng thẳng. Bên cạnh đó,
TikTok có rất nhiều loại nội dung, từ học thuật, kỹ năng sống, hướng dẫn làm đẹp,
nấu ăn, đến các thử thách và trào lưu mới. Điều này đáp ứng nhiều sở thích khác nhau của sinh viên.
Khi được hỏi “Tổng thời gian bạn sử dụng mạng xã hội Tiktok mỗi ngày”,
nhóm nghiên cứu nhận được kết quả như sau:
Bảng 4.2.3. Tổng thời gian sử dụng mạng xã hội Tiktok
Tổng thời gian sử dụng Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Dưới 1 giờ 19 17,3 Hơn 1 giờ - dưới 3 giờ 34 30,9 Hơn 3 giờ - dưới 5 giờ 39 35,5 Hơn 5 giờ - dưới 7 giờ 17 15,5 Hơn 7 giờ 1 0.9
Nhìn chung, sinh viên có thời gian sử dụng đa số là trong nhóm từ hơn 1 giờ
đến dưới 3 giờ và hơn 3 giờ đến dưới 5 giờ (25,5% và 30,9%). Tiếp đến là nhóm
sinh viên có thời gian sử dụng dưới 1 giờ với 19/120 phiếu (17,3) và nhóm sinh
viên có thời gian sử dụng từ hơn 5 giờ đến dưới 7 giờ với 17/120 phiếu (15,5%).
Thấp nhất là sinh viên có thời gian sử dụng hơn 7 giờ với 1 phiếu tương ứng với
0.9%. Lý giải hiện tượng này, khoảng thời gian từ 1-5 giờ là khoảng thời gian mà
nhiều sinh viên có thể dễ dàng dành ra cho việc giải trí mỗi ngày mà không ảnh
hưởng quá nhiều đến học tập và các hoạt động khác. Đây là khoảng thời gian vừa
đủ để thỏa mãn nhu cầu giải trí. Ngoài ra, nhiều sinh viên có thói quen sử dụng
TikTok hàng ngày trong khoảng thời gian nhất định. Việc này có thể là vào buổi 13
tối trước khi đi ngủ, trong giờ nghỉ giữa các buổi học, hoặc trong thời gian rảnh
rỗi. Khoảng thời gian từ 1-5 giờ là đủ để xem một lượng lớn video nhưng không
quá dài để gây mệt mỏi hay chán nản.
Biểu đồ 4.2.4. Thời điểm truy cập mạng xã hội Tiktok trong ngày
Từ số liệu trên biểu đồ có thể nhận thấy, thời gian sử dụng Tiktok nhiều nhất
của sinh viên là vào lúc trưa (23,9%) và tối (31,9%). Đây là hai khoảng thời gian
dễ dàng nhất cho việc tiếp cận với mạng xã hội Tiktok của sinh viên. Đối với sinh
viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, thời gian học chính khóa sẽ từ thứ 2 đến
thứ 6, buổi sáng sẽ từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút và buổi chiều sẽ học từ 1 giờ đến 17
giờ 30 phút. Nên đa số sinh viên sẽ sử dụng thời gian rảnh khi tan học để sử dụng
MXH, kết quả nghiên cứu trên cũng chứng minh thời gian sử dụng TikTok chủ yếu
được sinh viên lựa chọn là vào khoảng thời gian buổi tối (từ sau 17 giờ đến 23 giờ)
và buổi trưa (từ sau 11 giờ đến 13 giờ). 14
4.3. Mục đích sử dụng mãng xã hội Tiktok
Biểu đồ 4.3.1. Mục đích sử dụng Tiktok
Khi được hỏi về mục đích sử dụng Tiktok, đa số sinh viên đều trả lời rằng
Giải trí là nguyên nhân lớn nhất để họ sử dụng mạng xã hội Tiktok (30%). Cuộc
sống ngày càng có nhiều áp lực và việc sử dụng Tiktok để giải trí sẽ khiến cho sinh
viên trở nên thoải mái và vui vẻ hơn, nhờ vậy hiệu quả công việc và tinh thần cũng
sẽ phấn chấn hơn. Ngoài giải trí, sinh viên cũng sử dụng Tiktok như một công cụ
để học tập, thảo luận, trao đổi (15,2%) và tìm kiếm thông tin (13,4%). Sự đa dạng
trong kiến thức và nội dung video cũng là lý do khiến các bạn trẻ ngày càng trở
nên yêu thích nền tảng mạng xã hội Tiktok. Bên cạnh đó, sinh viên cũng dùng
Tiktok để cập nhật tin tức, xu hướng mới (13%) để có thể dễ dàng theo kịp những
trào lưu mới, cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất. Kết nối bạn bè (11,6%)
và mua sắm online (11,2%) cũng là những hoạt động có thể dễ dàng nhận thấy khi 15
sử dụng Tiktok. Tiktok là một nền tảng đa quốc gia, với nhiều video từ nhiều nước
khác nhau trên thế giới, có thể dễ dàng trong việc tiếp cận với rất nhiều tri thức và
sự sáng tạo mới trong việc kết nối con người và kinh doanh online. Số ít còn lại sẽ
sử dụng tiktok để kinh doanh (1,8%) cũng như học các kĩ năng sống cần thiết khác (2,2%)
Đi vào phân tích tương quan giữa người sống cùng thanh niên và mục đích
dùng Tiktok để kết nối bạn bè sẽ nhận ra sự khác biệt giữa các nhóm thanh niên
sống cùng những đối tượng khác nhau:
Bảng 4.3.2. Mối quan hệ giữa người sống cùng thanh niên và mục đích dùng
Tiktok để kết nối bạn bè Người sống cùng Tỷ lệ (%) Có Không Sống với bạn bè 39.4 60.6 Sống cùng gia đình 18.4 81.6
Sống cùng họ hàng người thân 15.4 84.6 Sống một mình 53.3 46.7
Tương quan có ý nghĩa thống kê p<0.05
Qua bảng 4.3.2, dễ dàng nhận thấy nhóm thanh niên sống một mình và sống
với bạn bè sẽ có xu hướng dùng Tiktok để kết nối bạn bè nhiều hơn nhóm thanh
niên sống cùng với gia đình và sống cùng họ hàng, người thân (tương ứng với
53.3% và 39.4%). Lý giải cho sự khác biệt này là do thanh niên sống với bạn bè
hoặc sống một mình sẽ cảm thấy cô đơn hoặc thiếu sự kết nối xã hội hơn so với
những người sống cùng gia đình. Họ sử dụng TikTok như một cách để duy trì và
phát triển các mối quan hệ xã hội, cảm thấy được kết nối với cộng đồng và bạn bè.
Ngoài ra, khi sống với bạn bè hoặc sống một mình, thanh niên sẽ dễ dàng tham gia
vào các hoạt động sử dụng công nghệ mà không gặp sự kiểm soát hoặc giới hạn từ 16
gia đình. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng TikTok và các mạng xã hội khác.
Nhóm nghiên cứu còn tìm hiểu thêm về sự đánh giá của thanh niên về hiệu quả của
việc sử dụng Tiktok thông qua các mục đích sử dụng và nhận được kết quả như sau:
Bảng 4.3.3. Hiệu quả của việc sử dụng Tiktok thông qua mục đích sử dụng Mục đích Điểm trung bình 1.Kết quả học tập 3,35
2.Giúp tìm kiếm tài liệu phục vụ môn học 3,42
3.Chia sẻ, trao đổi kiến thức và phương thức học tập 3,50 4.Giải trí cá nhân 3,75
5.Tìm kiếm thông tin về các chủ đề (khoa học, làm đẹp, nấu 3,69 ăn,...)
6.Để giữ liên lạc, giao lưu bạn bè 3,37
7. Để follow những người nổi tiếng, bạn bè 3,57
8.Để làm quen, kết bạn mới 3,23
9. Để đăng video/ chỉnh sửa video/ sáng tạo nội dung trên nền 3,35 tảng Tiktok
10.Để chia sẻ, tâm sự sở thích, quan điểm sống 3,38
11.Để kinh doanh, mua, bán hàng online 3,30 17
Nhìn vào bảng kết quả, có thể nhận thấy việc sử dụng mạng xã hội Tiktok ở
sinh viên đem lại hiệu quả khá đồng đều. Sinh viên sử dụng Tiktok để giải trí cá
nhân mang lại hiệu quả cao nhất (3,75 điểm), tiếp theo là tìm kiếm thông tin về các
chủ đề mà mình quan tâm (3,69 điểm). Với kho video đồ sộ từ khắp mọi nơi trên
thế giới với đủ mọi lĩnh vực thì Tiktok chính là sự lựa chọn đáng tin cậy nhất với
sinh viên Học viện báo chí. Song song với đó, Tiktok cũng giúp sinh viên kết nối
với bạn bè, người nổi tiếng, những người có tầm ảnh hưởng đến lối sống và tính
cách của họ một cách vô cùng hiệu quả chiếm 3,57 điểm. Số còn là sẽ sử dụng lợi
ích của Tiktok cho việc chia sẻ thông tin, trao đổi học tập và kinh doanh online
Đi vào tương quan giữa học lực của thanh niên và sự đánh giá của thanh
niên về sự hiệu quả của Tiktok đến Kết quả học tập:
Bảng 4.3.4. Mối quan hệ giữa học lực và sự đánh giá của thanh niên về sự hiệu
quả của Tiktok đến kết quả học tập Người sống cùng Tỷ lệ (%) Không Ít hiệu quả Bình Hiệu Rất hiệu hiệu quả thường quả quả Xuất sắc 8.3 0 16.7 16.7 58.3 Giỏi 2.6 21.1 28.9 34.2 13.2 Khá 5.2 15.5 43.1 29.3 6.9 Trung bình 0 0 50 50 0
Tương quan có ý nghĩa thống kê p<0.05
Dễ dàng nhận thấy rằng, nhóm sinh viên có học lực Xuất sắc có sự đánh giá
hiệu quả cao hơn cả các nhóm sinh viên còn lại (16,7% hiệu quả và 58.3% Rất hiệu
quả). Lý giải cho điều này, Sinh viên xuất sắc thường có kỹ năng quản lý thời gian
và mục tiêu học tập tốt hơn. Họ biết cách sử dụng TikTok một cách hợp lý để tìm 18
kiếm các nội dung hữu ích, học hỏi những kỹ năng mới mà không để việc sử dụng
mạng xã hội làm ảnh hưởng tiêu cực đến thời gian học tập của mình. Sinh viên
xuất sắc sử dụng TikTok như một công cụ bổ trợ cho việc học tập. Ví dụ, họ có thể
học từ mới, các khái niệm phức tạp, hoặc thậm chí là các bài giảng ngắn từ các
chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
4.4. Mức độ quan tâm của thanh niên với các nội dung trên mạng xã hội Tiktok
Bảng 4.4.1. Mức độ quan tâm đối với những nội dung Tiktok Mục đích Điểm trung bình (trên thang điểm 5) 1.Âm nhạc 3,73 2. Ẩm thực 3,68 3. Du lịch 3,68
4. Những video hài hước, giải 3,93 trí
5.Những video review sản phẩm 3,68 6. Giáo dục 3,57 7. Khoa học, kỹ thuật 3,49 8. Thể thao 3,38 9. Tin tức 3,68 19
Nhìn vào bảng 4.4.1, ta có thể thấy mức độ quan tâm đối với những nội
dung trên Tiktok khá là đồng đều Trước hết, các video hài hước và giải trí được
sinh viên ưa chuộng nhất với mức độ quan tâm cao nhất (3,93 điểm). Đây là minh
chứng rõ ràng cho việc TikTok đã trở thành một nguồn giải trí chính, giúp sinh
viên giảm bớt căng thẳng sau những giờ học tập căng thẳng. Tiếp theo, âm nhạc
cũng chiếm một vị trí quan trọng trong lòng các sinh viên với mức độ quan tâm đạt
(3,73 điểm). Cùng với đó, các nội dung về ẩm thực, du lịch, và tin tức đều đạt mức
độ quan tâm (3,68 điểm). Điều này cho thấy sinh viên không chỉ quan tâm đến việc
giải trí mà còn muốn khám phá thêm về các nền văn hóa, địa danh, và sự kiện xung
quanh mình. Các video review sản phẩm cũng đạt cùng mức độ quan tâm, chứng tỏ
rằng sinh viên cũng tìm đến TikTok để tham khảo ý kiến và đánh giá trước khi
quyết định mua sắm. Giáo dục và khoa học kỹ thuật cũng được đánh giá khá cao
với mức độ quan tâm lần lượt là (3,57 điểm) và (3,49 điểm). Điều này chứng minh
rằng TikTok không chỉ là nền tảng giải trí mà còn là công cụ học tập hiệu quả, giúp
sinh viên nắm bắt kiến thức một cách thú vị và sáng tạo. Cuối cùng, thể thao có
mức độ quan tâm thấp nhất trong các mục được liệt kê với (3,38 điểm), nhưng vẫn
cho thấy rằng một phần không nhỏ sinh viên sử dụng TikTok để theo dõi các sự
kiện thể thao và các nội dung liên quan.
Biểu đồ 4.4.2. Đánh giá chất lượng nội dung video trên Tiktok 20