Bài tập môn Luật hình sự | Trường Cao đẳng Công nghệ Và Quản trị Sonadezi

Ngân hàng Bài tập môn Luật hình sự của Trường Cao đẳng Công nghệ Và Quản trị Sonadezi. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 6 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

Thông tin:
6 trang 7 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài tập môn Luật hình sự | Trường Cao đẳng Công nghệ Và Quản trị Sonadezi

Ngân hàng Bài tập môn Luật hình sự của Trường Cao đẳng Công nghệ Và Quản trị Sonadezi. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 6 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

84 42 lượt tải Tải xuống
LUẬT HÌNH SỰ
Phần I: Tự luận
1. Anh (chị) Nêu khái niệm và đặc điểm của quyết định hình phạt.
- Khái niệm: Quyết định hình phạt là Xác định loại và mức hình phạt cụ thể trong phạm vi
luật cho phép để áp dụng đối với người phạm tội cụ thể. Là một hoạt động trong quá trình
áp dụng luật hình sự, dựa trên kết quả của hoạt động định tội danh trước đó.
- Đặc điểm: Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội là xác định loại và mức
hình phạt cụ thể (kể cả hình phạt bổ sung nếu có) trong phạm vi luật cho phép để áp dụng
đối với người phạm nhiều tội. Việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
phải tuân theo nguyên tắc chung và các nguyên tắc đặc thù của quyết định hình phạt trong
trường hợp phạm nhiều tội. các nguyên tắc chung ở đây bao gồm các nguyên tắc Pháp chế
xã hội chủ nghĩa; nguyên tắc nhân đạo; nguyên tắc cá thể hóa hình phạt và nguyên tắc công
bằng. Các nguyên tắc đặc thù bao gồm các nguyên tắc: nguyên tắc cộng toàn bộ; nguyên tắc
cộng một phân; nguyên tắc thu hút và nguyên tắc cùng tồn tại. Để thực hiện việc quyết định
hình phạt một cách chính xác cần phân biệt rõ quyết định hình phạt trong từng trường hợp
phạm nhiều tội với các trường hợp khác như quyết định xử phạt trong trường hợp phạm tội
nhiều lần hay trường hợp tổng hợp hình phạt của nhiều bản án. Việc quyết định hình phạt
trong trường hợp phạm nhiều tội phải tuân theo một trình tự nhất định, các hình phạt đối với
từng tội danh phải được xác định riêng rồi sau đó mới được tổng hợp lại với nhau thành một
hình phạt chung. Khi thực hiện việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội,
việc tổng hợp hình phạt phải dựa vào quy định của Điều 50 Bộ Luật Hình sự. Trong mỗi
trường hợp, mỗi loại hình phạt đều có những các tổng hợp khác nhau dựa trên các nguyên
tắc của pháp luật Việt Nam
2. Anh (chị) nêu khái niệm và các trường hợp được miễn chấp hành hình phạt.
- Khái niệm: Miễn chấp hành hình phạt là không buộc người bị kết án phải chấp hành toàn bộ
hoặc phần còn lại (chưa chấp hành) của mức hình phạt đã tuyên.
- Các trường hợp được miễn chấp hành hình phạt: Điều 62 Bộ luật hình sự 2015 quy định về miễn
chấp hành hình phạt như sau ( ghi hết điều 62 ra)
Phần II: Nhận định
Các anh (chị) hãy cho biết các câu nhận định sau đây Đúng hay Sai? Căn cứ pháp lý Giải thích”
1. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng là phạm 1 tội ít nghiêm trọng
Nhận định trên là sai
Giải thích: Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng không phải là phạm tội ít nghiêm trọng.
Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng là thuật ngữ có nội dung so sánh. Nếu như tội phạm ít
nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt
đối với tội ấy lên đến ba năm tù. Còn phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng cũng là trường hợp
gây nguy hiểm không lớn cho xã hội nhưng không phụ thuộc vào mức cao nhất của khung hình
phạt đối với tội ấy mà phụ thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội do bị cáo
gây
ra. Ví dụ như khoản 2 điều 116 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về tội phá hoại việc thực hiện các
chính sách kinh tế- xã hội thì phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 03 năm
đến 07 năm.
2. Thực hiện nhiều tội phạm là phạm nhiều tội
Nhận định trên là sai
Giải thích: Phạm nhiều tội là việc thực hiện nhiều hành vi phạm tội, mỗi hành vi cấu thành một tội
phạm độc lập hoặc chỉ thực hiện duy nhất một hành vi và hành vi đó cấu thành nhiều tội phạm
khác nhau.
3. Các biện pháp tư pháp phải được áp dụng kèm theo hình phạt chính
Nhận định trên là sai.
Giải thích: Hình phạt chính được áp dụng độc lập. Hình phạt bổ sung được áp dụng kèm hình phạt
chính ( ví dụ: khoản 3 điều 33 BLHS 2015 đối với mỗi tội phạm….) Trong 1 số trường hợp, các
biện pháp tư pháp đóng vai trò thay thế hình phạt loại bỏ nguyên nhân, điều kiện dẫn đến hành vi
nguy hiểm cho xã hội.
4. Miễn trách nhiệm hình sự trong trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 80 Bộ luật Hình sự
là do tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội
Nhận định trên là sai
Cơ sở pháp lý về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được quy định tại Điều 16 Bộ luật Hình
sự năm 2015: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội tự mình không thực hiện tội
phạm đến cùng, tuy không ngăn cản. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế
đã thực hiện đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu
trách nhiệm hình sự về tội này.
5. Không chấp hành mệnh lệnh của người thi hành công vụ là phạm tội chống người thi hành công v
Nhận định trên là sai
Giải thích: Tại Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội chống người thi hành công vụ
như sau:
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành
công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải
tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
=> Như vậy, theo Bộ luật hình sự thì chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực đe doạ,
tức là tội phạm được thực hiện bằng hành động. Ví dụ: với hành vi vi phạm giao thông là hành vi
không chấp hành mệnh lệnh người điều khiển giao thông chứ không phạm tội chống người thi
hành công vụ.
6. Bàn bạc thỏa thuận trước là dấu hiệu bắt buộc của đồng phạm
Nhận định trên là sai
Giải thích: đồng phạm có 3 dấu hiệu bắt buộc là: số lượng, hành vi và lỗi. Trong hình thức
đồng phạm có thông mưu trước có sự bàn bạc thoả thuận trước về việc cùng thực hiện tội phạm
giữa những người cùng phạm tội còn trong đồng phạm không có thông mưu trước thìn không
có dấu hiệu này hoặc có nhưng không đáng kể
Vì vậy bàn bạc thỏa thuận trước không phải là dấu hiệu bắt buộc của đồng phạm
7. Mọi trường hợp giao cấu với người dưới 16 tuổi đều cấu thành tội quy định
tại Điều 145 Bộ luật Hình sự Việt Nam
Nhận định trên là sai
Giải thích: những trường hợp giao cấu với người dưới 16 tuổi sẽ không cấu thành tội quy định
tại Điều 145 Bộ luật Hình sự Việt Nam:
+ Nạn nhân dưới 13 tuổi: Trường hợp này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội hiếp dâm người
dưới 16 tuổi quy định tại Điều 142 Bộ luật hình sự năm 2015.
+ Việc giao cấu là trái ý muốn của nạn nhân (trách nhiệm hình sự đặt ra về tội hiếp dâm người dưới
16 tuổi) hoặc do bị cưỡng ép nên miễn cưỡng giao cấu (truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng
dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi Điều 144 Bộ luật hình sự năm 2015).
+ Người thực hiện hành vi biết nạn nhân là đang độ tuổi từ 13 đến dưới 16 tuổi nhưng có thỏa thận
bằng tiền hoặc vật chất để giao cấu (trường hợp này sẽ truy cứu về tội mua dâm người dưới 18 tuổi
Điều 329 Bộ luật hình sự năm 2015).
8. Án treo không được áp dụng cho trường hợp tội đã phạm là tội nghiêm trọng
Nhận định trên là sai
Giải thích:
Điểm b khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 quy định rõ tội phạm nghiêm trọng là tội phạm:
- Có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn;
- Mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy từ trên 03 năm
tù đến 07 năm tù.
- Theo Điều 3 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP (sửa đổi bởi Nghị quyết 02/2022/NQ-
HĐTP) quy định những trường hợp người phạm tội sẽ không được hưởng án treo bao gồm:
(1) Người phạm tội người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ
đoạn xảo quyệt, tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu
quả đặc biệt nghiêm trọng.
(2) Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng truy nã
hoặc yêu cầu truy nã, trừ trường hợp đã ra đầu thú trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
(3) Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng
án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo.
(4) Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ một trong các trường hợp sau
đây:
- Người phạm tội là người dưới 18 tuổi.
- Người phạm tội bị xét xử và kết án về 02 tội đều là tội phạm ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội
là người giúp sức trong vụ án đồng phạm với vai trò không đáng kể.
(5) Người phạm tội 02 lần trở lên, trừ một trong các trường hợp sau:
- Người phạm tội là người dưới 18 tuổi.
- Các lần phạm tội đều là tội phạm ít nghiêm trọng.
- Các lần phạm tội, người phạm tội là người giúp sức trong vụ án đồng phạm với vai trò không
đáng kể.
- Các lần phạm tội do người phạm tội tự thú.
(6) Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm.
Như vậy, người phạm tội dù có hành vi vi phạm không đáng kể nhưng tái phạm, có tính chất
chuyên nghiệp, chủ mưu và có những hành vi không chấp hành các biện pháp của cơ quan có thẩm
quyền thì sẽ không được hưởng án treo.
Vậy án treo vẫn được áp dụng cho trường hợp tội đã phạm là tội nghiêm trọng
Phần III: tình huống
1. A là chủ kiêm lái xe chở xăng dầu. A ký hợp đồng với công ty X vận chuyển dầu chạy máy cho
công ty. Sau vài lần vận chuyển, A đã học được thủ đoạn lấy bớt dầu vẫn chuyển của công ty X
như sau:
Khi nhận được dầu A chạy xe tới điểm thu mua dầu của B và nhanh chống rút dầu ra bán cho B mỗi
lần 200 lit. Sau đó A đổ đầy nước vào chiếc thùng phi đúng 200 lít. Đến địa điểm giao hàng, chiếc
xe được cân đúng trọng lượng quy định nên được nhập dầu vào kho. Trong thời gian chờ đợi cần
trọng lượng của xe sau khi giao dầu, A đã bí mật đổ hết số nước đã chất lên xe để khi cần chỉ còn
đúng trọng lượng của xe.Bằng thủ đoạn trên A đã nhiều lần lấy dầu được thuê vận chuyển với tổng
trị giá là 100 triệu đồng thì bị phát hiện.
a. Anh (chị) hãy xác định tội danh cho hành vi của A
b. B có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi tiêu thụ dầu của A không? Nếu
có thì tôi danh cho hành vi của B là gì ?
*Trường hợp 1:
Xác định hành vi của A:
Đối với hành vi của A có thể cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản (Quy định tại điều 175 Bộ luật Hình sự 2015)
=> Trong trường hợp này căn cứ theo Khoản 6 Điều 175 Bộ luật Hình Sự 2015
quy định:
“ Vay, mượn thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác
bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp
dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản."
*Trường hợp 2:
Xác định hành vi của A
Căn cứ theo Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội tham ô:
“Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách
nhiệm quản lý trị giá từ 2000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng…” Vì vậy,
hành vi của A có thể cấu thành tội tham ô trong trường hợp này.
* Chủ thể tội phạm:
Là đối tượng A: người có trách nhiệm quản lý vận chuyển tài sản là dầu
* Mặt khách quan của tội phạm:
Có hành vi chiếm đoạt tài sản mà quản lý bằng thủ đoạn lợi dụng chức vụ quyền hạn
* Khách thể:
Là Quan hệ xã hội đảm bảo sự hoạt động đúng đắn và uy tín của tổ chức xã hội.
-> Hành vi của A thỏa mãn các điều kiện cấu thành tội tham ô tài sản.
b.Hành vi của B có thể chia làm các trường hợp sau:
TH1: B không biết về hành vi tiêu thụ dầu của A
=> B hoàn toàn ngay thẳng và không cần phải chịu trách nhiệm hình s
TH2: B biết về hành vi tiêu thụ dầu của A nhưng do ham lợi nhuận B vẫn tiếp
tục hành vi của mình
=> B sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình theo Điều 323 Bộ
luật hình sự 2015 về Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội
mà có.
TH3: B biết về hành vi tiêu thu dầu của A và có thỏa thuận về hành vi đó và tiếp
tục để cả hai thuận lợi đạt được mục đích của mình
=> Hành vi của B cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản với vai
trò đồng phạm
TH4: B biết về hành vi tiêu thụ dầu của A và có thỏa thuận với nhau về hành vi
đó để cùng đạt được mục đích của mình
=>B có hành vi cấu thành tội phạm và chiếm đoạt tài sản với vai trò đồng phạm.
2. C mua đc 2kg côcain. C thuê Kchuyển số côcain này đến thị xã X cho một người tên là H với tiền
công là 20 triệu đồng. Biết là hàng cầm nhưng đang cần tiền nên K đồng ý. Trên đường vận
chuyển, vì lo sợ nên K có thái độ lấm lét khi cảnh sát kiểm tra giấy tờ xe và K đã bị đội đặc nhiệm
bắt giữ cùng tang vật là gói hàng 2 kg côcain. K thành khẩn khai báo sự việc. Số hàng do K vận
chuyển được đưa đi giám định. Kết quả giám định cho biết đó là chất ma tuý giả. Cơ quan điều tra
cũng xác định được C mua làm số hàng nói trên của một người tên là P. Mở rộng điều tra, cơ quan
điều tra cũng xác định được rằng P biết số côcain bản cho C là giả nhưng P vẫn bán cho C.
Anh (chị) hãy
a. Xác định tội danh cho hành vi của C, K và P.
b. Giả thiết rằng trên đường vận chuyển, biết được giá trị của ma tuý. K đã lấy khoảng 50 gam
giấu đi và đánh tráo bằng 50 gam bột trắng (ma tuý) giả. Trong trường hợp này K có phải chịu
trách nhiệm hình sự về hành vi của mình không tại sao?
c. Số ma tuý lấy được, K dùng để thanh toán tiền công sửa chữa nhà vệ sinh cho thợ xây là anh 5
thì K có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi này không, tại sao?
LƯU Ý
Người nào phạm tội mà có mức phạt cao nhất từ trên 03 đến 07 năm tù thì có thể xác định là phạm
tội nghiêm trọng. Bộ luật Hình sự quy định về các tội danh có mức phạt tù từ 03 - 07 năm như:
- Tội cố ý truyền HIV cho người khác (khoản 1 Điều 149);
- Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (khoản 1 Điều 169);
- Tội buôn lậu (khoản 2 Điều 188);
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134);8
- Tội trộm cắp tài sản (Điều 173);
- Tội cưỡng dâm (Điều 143)
- Tội cướp giật tài sản (Điều 171)
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174)
- Tội thao túng thị trường chứng khoán (Điều 211)
- Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm (Điều 213)
- Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc (Điều 322)…
| 1/6

Preview text:

LUẬT HÌNH SỰ

Phần I: Tự luận

  1. Anh (chị) Nêu khái niệm và đặc điểm của quyết định hình phạt.
    • Khái niệm: Quyết định hình phạt là Xác định loại và mức hình phạt cụ thể trong phạm vi luật cho phép để áp dụng đối với người phạm tội cụ thể. Là một hoạt động trong quá trình áp dụng luật hình sự, dựa trên kết quả của hoạt động định tội danh trước đó.
    • Đặc điểm: Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội là xác định loại và mức hình phạt cụ thể (kể cả hình phạt bổ sung nếu có) trong phạm vi luật cho phép để áp dụng đối với người phạm nhiều tội. Việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội phải tuân theo nguyên tắc chung và các nguyên tắc đặc thù của quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội. các nguyên tắc chung ở đây bao gồm các nguyên tắc Pháp chế xã hội chủ nghĩa; nguyên tắc nhân đạo; nguyên tắc cá thể hóa hình phạt và nguyên tắc công bằng. Các nguyên tắc đặc thù bao gồm các nguyên tắc: nguyên tắc cộng toàn bộ; nguyên tắc cộng một phân; nguyên tắc thu hút và nguyên tắc cùng tồn tại. Để thực hiện việc quyết định hình phạt một cách chính xác cần phân biệt rõ quyết định hình phạt trong từng trường hợp phạm nhiều tội với các trường hợp khác như quyết định xử phạt trong trường hợp phạm tội nhiều lần hay trường hợp tổng hợp hình phạt của nhiều bản án. Việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội phải tuân theo một trình tự nhất định, các hình phạt đối với từng tội danh phải được xác định riêng rồi sau đó mới được tổng hợp lại với nhau thành một hình phạt chung. Khi thực hiện việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội, việc tổng hợp hình phạt phải dựa vào quy định của Điều 50 Bộ Luật Hình sự. Trong mỗi trường hợp, mỗi loại hình phạt đều có những các tổng hợp khác nhau dựa trên các nguyên tắc của pháp luật Việt Nam
  2. Anh (chị) nêu khái niệm và các trường hợp được miễn chấp hành hình phạt.
    • Khái niệm: Miễn chấp hành hình phạt là không buộc người bị kết án phải chấp hành toàn bộ hoặc phần còn lại (chưa chấp hành) của mức hình phạt đã tuyên.
    • Các trường hợp được miễn chấp hành hình phạt: Điều 62 Bộ luật hình sự 2015 quy định về miễn chấp hành hình phạt như sau ( ghi hết điều 62 ra)

Phần II: Nhận định

Các anh (chị) hãy cho biết các câu nhận định sau đây Đúng hay Sai? Căn cứ pháp lý Giải thích”

  1. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng là phạm 1 tội ít nghiêm trọng
    • Nhận định trên là sai
    • Giải thích: Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng không phải là phạm tội ít nghiêm trọng. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng là thuật ngữ có nội dung so sánh. Nếu như tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy lên đến ba năm tù. Còn phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng cũng là trường hợp gây nguy hiểm không lớn cho xã hội nhưng không phụ thuộc vào mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy mà phụ thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội do bị cáo gây

ra. Ví dụ như khoản 2 điều 116 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế- xã hội thì phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

  1. Thực hiện nhiều tội phạm là phạm nhiều tội
    • Nhận định trên là sai
    • Giải thích: Phạm nhiều tội là việc thực hiện nhiều hành vi phạm tội, mỗi hành vi cấu thành một tội phạm độc lập hoặc chỉ thực hiện duy nhất một hành vi và hành vi đó cấu thành nhiều tội phạm khác nhau.
  2. Các biện pháp tư pháp phải được áp dụng kèm theo hình phạt chính
    • Nhận định trên là sai.
    • Giải thích: Hình phạt chính được áp dụng độc lập. Hình phạt bổ sung được áp dụng kèm hình phạt chính ( ví dụ: khoản 3 điều 33 BLHS 2015 đối với mỗi tội phạm….) Trong 1 số trường hợp, các biện pháp tư pháp đóng vai trò thay thế hình phạt loại bỏ nguyên nhân, điều kiện dẫn đến hành vi nguy hiểm cho xã hội.
  3. Miễn trách nhiệm hình sự trong trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 80 Bộ luật Hình sự là do tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội
    • Nhận định trên là sai
    • Cơ sở pháp lý về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được quy định tại Điều 16 Bộ luật Hình sự năm 2015: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
  4. Không chấp hành mệnh lệnh của người thi hành công vụ là phạm tội chống người thi hành công vụ
    • Nhận định trên là sai
    • Giải thích: Tại Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội chống người thi hành công vụ như sau:
      1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
        1. Có tổ chức;
        2. Phạm tội 02 lần trở lên;
        3. Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
        4. Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên; đ) Tái phạm nguy hiểm.

=> Như vậy, theo Bộ luật hình sự thì chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực đe doạ, tức là tội phạm được thực hiện bằng hành động. Ví dụ: với hành vi vi phạm giao thông là hành vi không chấp hành mệnh lệnh người điều khiển giao thông chứ không phạm tội chống người thi hành công vụ.

  1. Bàn bạc thỏa thuận trước là dấu hiệu bắt buộc của đồng phạm
    • Nhận định trên là sai
    • Giải thích: đồng phạm có 3 dấu hiệu bắt buộc là: số lượng, hành vi và lỗi. Trong hình thức đồng phạm có thông mưu trước có sự bàn bạc thoả thuận trước về việc cùng thực hiện tội phạm giữa những người cùng phạm tội còn trong đồng phạm không có thông mưu trước thìn không có dấu hiệu này hoặc có nhưng không đáng kể
    • Vì vậy bàn bạc thỏa thuận trước không phải là dấu hiệu bắt buộc của đồng phạm
  2. Mọi trường hợp giao cấu với người dưới 16 tuổi đều cấu thành tội quy định tại Điều 145 Bộ luật Hình sự Việt Nam
    • Nhận định trên là sai
    • Giải thích: những trường hợp giao cấu với người dưới 16 tuổi sẽ không cấu thành tội quy định tại Điều 145 Bộ luật Hình sự Việt Nam:

+ Nạn nhân dưới 13 tuổi: Trường hợp này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi quy định tại Điều 142 Bộ luật hình sự năm 2015.

+ Việc giao cấu là trái ý muốn của nạn nhân (trách nhiệm hình sự đặt ra về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi) hoặc do bị cưỡng ép nên miễn cưỡng giao cấu (truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi Điều 144 Bộ luật hình sự năm 2015).

+ Người thực hiện hành vi biết nạn nhân là đang độ tuổi từ 13 đến dưới 16 tuổi nhưng có thỏa thận bằng tiền hoặc vật chất để giao cấu (trường hợp này sẽ truy cứu về tội mua dâm người dưới 18 tuổi Điều 329 Bộ luật hình sự năm 2015).

  1. Án treo không được áp dụng cho trường hợp tội đã phạm là tội nghiêm trọng
    • Nhận định trên là sai
    • Giải thích:

Điểm b khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 quy định rõ tội phạm nghiêm trọng là tội phạm:

  • Có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn;
  • Mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù.

- Theo Điều 3 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP (sửa đổi bởi Nghị quyết 02/2022/NQ- HĐTP) quy định những trường hợp người phạm tội sẽ không được hưởng án treo bao gồm:

  1. Người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
  2. Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng truy nã hoặc yêu cầu truy nã, trừ trường hợp đã ra đầu thú trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
  3. Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo.
  4. Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ một trong các trường hợp sau đây:
    • Người phạm tội là người dưới 18 tuổi.
    • Người phạm tội bị xét xử và kết án về 02 tội đều là tội phạm ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là người giúp sức trong vụ án đồng phạm với vai trò không đáng kể.
  5. Người phạm tội 02 lần trở lên, trừ một trong các trường hợp sau:
    • Người phạm tội là người dưới 18 tuổi.
    • Các lần phạm tội đều là tội phạm ít nghiêm trọng.
    • Các lần phạm tội, người phạm tội là người giúp sức trong vụ án đồng phạm với vai trò không đáng kể.
    • Các lần phạm tội do người phạm tội tự thú.
  6. Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm.

Như vậy, người phạm tội dù có hành vi vi phạm không đáng kể nhưng tái phạm, có tính chất chuyên nghiệp, chủ mưu và có những hành vi không chấp hành các biện pháp của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ không được hưởng án treo.

    • Vậy án treo vẫn được áp dụng cho trường hợp tội đã phạm là tội nghiêm trọng

Phần III: tình huống

  1. A là chủ kiêm lái xe chở xăng dầu. A ký hợp đồng với công ty X vận chuyển dầu chạy máy cho công ty. Sau vài lần vận chuyển, A đã học được thủ đoạn lấy bớt dầu vẫn chuyển của công ty X như sau:

Khi nhận được dầu A chạy xe tới điểm thu mua dầu của B và nhanh chống rút dầu ra bán cho B mỗi lần 200 lit. Sau đó A đổ đầy nước vào chiếc thùng phi đúng 200 lít. Đến địa điểm giao hàng, chiếc xe được cân đúng trọng lượng quy định nên được nhập dầu vào kho. Trong thời gian chờ đợi cần trọng lượng của xe sau khi giao dầu, A đã bí mật đổ hết số nước đã chất lên xe để khi cần chỉ còn đúng trọng lượng của xe.Bằng thủ đoạn trên A đã nhiều lần lấy dầu được thuê vận chuyển với tổng trị giá là 100 triệu đồng thì bị phát hiện.

    1. Anh (chị) hãy xác định tội danh cho hành vi của A
    2. B có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi tiêu thụ dầu của A không? Nếu có thì tôi danh cho hành vi của B là gì ?

*Trường hợp 1:

      • Xác định hành vi của A:

Đối với hành vi của A có thể cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Quy định tại điều 175 Bộ luật Hình sự 2015)

=> Trong trường hợp này căn cứ theo Khoản 6 Điều 175 Bộ luật Hình Sự 2015 quy định:

“ Vay, mượn thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản."

*Trường hợp 2:

  • Xác định hành vi của A

Căn cứ theo Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội tham ô:

“Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng…” Vì vậy, hành vi của A có thể cấu thành tội tham ô trong trường hợp này.

* Chủ thể tội phạm:

Là đối tượng A: người có trách nhiệm quản lý vận chuyển tài sản là dầu

* Mặt khách quan của tội phạm:

Có hành vi chiếm đoạt tài sản mà quản lý bằng thủ đoạn lợi dụng chức vụ quyền hạn

* Khách thể:

Là Quan hệ xã hội đảm bảo sự hoạt động đúng đắn và uy tín của tổ chức xã hội.

-> Hành vi của A thỏa mãn các điều kiện cấu thành tội tham ô tài sản. b.Hành vi của B có thể chia làm các trường hợp sau:

TH1: B không biết về hành vi tiêu thụ dầu của A

=> B hoàn toàn ngay thẳng và không cần phải chịu trách nhiệm hình sự

TH2: B biết về hành vi tiêu thụ dầu của A nhưng do ham lợi nhuận B vẫn tiếp tục hành vi của mình

=> B sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình theo Điều 323 Bộ luật hình sự 2015 về Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

TH3: B biết về hành vi tiêu thu dầu của A và có thỏa thuận về hành vi đó và tiếp tục để cả hai thuận lợi đạt được mục đích của mình

=> Hành vi của B cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản với vai trò đồng phạm

TH4: B biết về hành vi tiêu thụ dầu của A và có thỏa thuận với nhau về hành vi đó để cùng đạt được mục đích của mình

=>B có hành vi cấu thành tội phạm và chiếm đoạt tài sản với vai trò đồng phạm.

  1. C mua đc 2kg côcain. C thuê Kchuyển số côcain này đến thị xã X cho một người tên là H với tiền công là 20 triệu đồng. Biết là hàng cầm nhưng đang cần tiền nên K đồng ý. Trên đường vận chuyển, vì lo sợ nên K có thái độ lấm lét khi cảnh sát kiểm tra giấy tờ xe và K đã bị đội đặc nhiệm bắt giữ cùng tang vật là gói hàng 2 kg côcain. K thành khẩn khai báo sự việc. Số hàng do K vận chuyển được đưa đi giám định. Kết quả giám định cho biết đó là chất ma tuý giả. Cơ quan điều tra cũng xác định được C mua làm số hàng nói trên của một người tên là P. Mở rộng điều tra, cơ quan điều tra cũng xác định được rằng P biết số côcain bản cho C là giả nhưng P vẫn bán cho C.

Anh (chị) hãy

    1. Xác định tội danh cho hành vi của C, K và P.
    2. Giả thiết rằng trên đường vận chuyển, biết được giá trị của ma tuý. K đã lấy khoảng 50 gam giấu đi và đánh tráo bằng 50 gam bột trắng (ma tuý) giả. Trong trường hợp này K có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình không tại sao?
    3. Số ma tuý lấy được, K dùng để thanh toán tiền công sửa chữa nhà vệ sinh cho thợ xây là anh 5 thì K có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi này không, tại sao?

LƯU Ý

Người nào phạm tội mà có mức phạt cao nhất từ trên 03 đến 07 năm tù thì có thể xác định là phạm tội nghiêm trọng. Bộ luật Hình sự quy định về các tội danh có mức phạt tù từ 03 - 07 năm như:

  • Tội cố ý truyền HIV cho người khác (khoản 1 Điều 149);
  • Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (khoản 1 Điều 169);
  • Tội buôn lậu (khoản 2 Điều 188);
  • Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134);8
  • Tội trộm cắp tài sản (Điều 173);
  • Tội cưỡng dâm (Điều 143)
  • Tội cướp giật tài sản (Điều 171)
  • Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174)
  • Tội thao túng thị trường chứng khoán (Điều 211)
  • Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm (Điều 213)
  • Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc (Điều 322)…