-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập môn Nguyên lý kế toán | Trường Đại học Kinh Bắc
Bài tập môn Nguyên lý kế toán | Trường Đại học Kinh Bắc. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 28 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Nguyên lý kế toán (KB01) 1 tài liệu
Đại học Kinh Bắc 64 tài liệu
Bài tập môn Nguyên lý kế toán | Trường Đại học Kinh Bắc
Bài tập môn Nguyên lý kế toán | Trường Đại học Kinh Bắc. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 28 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Nguyên lý kế toán (KB01) 1 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Bắc 64 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh Bắc
Preview text:
PHẦN I: LÝ THUYẾT
Phần A: Chọn dáp án đúng
Câu 1. Công ty xây dựng Sông Đà mua một máy ủi với giá 800 triệu VND, thanh toán
ngay 600 triệu, và nợ lại người bán 200 triệu, hứa sẽ thanh toán trong vòng 30 ngày.
Kết quả của giao dịch này là:
a. Tổng tài sản tăng 800 triệu
b. Tổng nợ phải trả tăng 200 triệu
c. Giao dịch này không tác động trực tiếp đến vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
Câu 2. Một giao dịch làm cả tài sản và nợ phải trả tăng 200 triệu, giao dịch này có thể là:
a. Mua nguyên vật liệu thanh toán ngay bằng tiền mặt là 200 triệu.
b. Một tài sản có giá trị ghi sổ là là 200 triệu bị hỏng do hỏa hoạn.
c. Vay ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 200 triệu.
d. Thu hồi môt khoản phải thu khách hàng là 200 triệu.
Câu 3. Câu nào sau đây là lí do quan trọng cho việc học kế toán
a. Thông tin do kế toán cung cấp hữu ích cho việc ra các quyết định kinh tế
b. Hạch toán kế toán có vai trò quan trọng trong xã hội
c. Học kế toán cho bạn một cơ hội để có được một nghề nghiệp có nhiều thử thách và hứng thú.
d. Tất cả các lí do trên
Câu 4. Nếu một công ty có nợ phải trả là 86.000 và vốn chủ sở hữu là 40.000, tài sản của công ty là: a. 58.000 b. 26.000 c. 126.000 d. 62.000
Câu 5. Việc thanh toán một khoản nợ bằng tiền mặt sẽ:
a. Làm tăng cả tài sản và nợ phải trả
b. Làm tăng tài sản và giảm nợ phải trả
c. Làm giảm tài sản và tăng nợ phải trả
d. Làm giảm tài sản và giảm nợ phải trả.
e. Làm giảm một khoản nợ này, tăng một khoản nợ khác
Câu 6. Đối tượng phản ánh của kế toán gồm: a. Tài sản
b. Nguồn hình thành tài sản
c. Sự vận động của tài sản
d. Tất cả các yếu tố trên.
Câu 7. Những đối tượng cần sử dụng thông tin của kế toán gồm:
a. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp b. Các chủ nợ
c. Ngân hàng cho doanh nghiệp vay tiền
d. Những người muốn mua cổ phiếu của doanh nghiệp e. Cơ quan thuế
f. Tất cả các đối tượng trên
Câu 8. Yêu cầu tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hoàn thành phải được ghi nhận
vào sổ sách kế toán của doanh nghiệp là thể hiện của yêu cầu nào đối với thông tin kế toán: a. Đầy đủ b. Trung thực c. Khách quan d. Kịp thời
Câu 9. “Chỉ được ghi nhận trong sổ sách kế toán của đơn vị các nghiệp vụ kinh tế đã
thực sự phát sinh và hoàn thành”. Câu nói trên thể hiện yêu cầu nào sau đây đối với thông tin kế toán: a. Đầy đủ b. Trung thực c. Khách quan d. Kịp thời
Câu 10. Tài sản của DN là các nguồn lực:
a.Thuộc quyền kiểm soát của DN
b. Gắn với lợi ích trong tương lai của DN
c. Có thể xác định được giá trị
d. Tất cả các điều kiện trên
Câu 11. Nợ phải trả của DN được xác định bằng:
a.Tổng tài sản trừ tổng tài sản ngắn hạn
b.Tổng nguồn vốn trừ đi vốn góp của chủ sở hữu
c. Tổng tài sản trừ đi nguồn vốn kinh doanh
d. Các phương án trên đều sai
Câu 12. Theo nguyên tắc giá gốc
a. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải
trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó tại thời điểm tài sản được ghi nhận.
b. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền đã trả, hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài
sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận.
c. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đơn vị đã trả
tại thời điểm nhận tài sản, để có quyền sở hữu tài sản đó.
d. Cả 3 phương án đều sai.
Câu 13. Kỳ kế toán năm được xác định:
a. Từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của năm đó.
b. Bắt đầu từ ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý
trước năm sau.(Đối với đơn vị kế toán có đặc thù riêng về tổ chức, hoạt động). c. Cả a và b.
d. Tất cả các phương án đều sai.
Câu 14. Công ty dịch vụ Hoàng Gia mua 1 ôtô vận tải vào ngày 1/10/X với tổng chi phí
là 600 triệu. Ngày 1/2/N, giá chiếc xe này trên thị trường là 650 triệu. Theo nguyên tắc giá gốc:
a. Giá trị ghi sổ của chiếc xe được điều chỉnh tăng thêm 50 triệu, phù hợp với giá thị trường.
b. Giá trị của chiếc xe được giữ nguyên là 600 triệu.
c. Giá trị ghi sổ của chiếc xe sẽ được điều chỉnh là 650 triệu vào ngày 31/12/N khi kết thúc năm tài chính.
d. Tất cả các phương án trên đều sai.
Câu 15. Có số liệu của một công ty: Tài sản đầu kỳ: 150; Nợ Phải trả đầu kỳ: 60; Tài
sản cuối kỳ: 280; Nợ phải trả cuối kỳ: 120. Nếu trong kỳ không có thay đổi về vốn góp
thì lợi nhuận trong kỳ thu được là: a. 70 c. 130 b. 60
d. Các phương án trên đều sai.
Câu 16: Vốn chủ sở hữu của DN sẽ tăng khi
a. Chủ sở hữu góp vốn
b. DN hoạt động có lãi và chi trả toàn bộ số lãi này cho các chủ sở hữu
c. DN hoạt động không hiệu quả và bị lỗ
d. DN phát hàng trái phiếu thu tiền mặt
e. DN đi vay từ một tổ chức hỗ trợ phát triển DN với thời hạn 10 năm và lãi suất ưu đãi 5% năm.
Câu 17: Nguồn lực kinh tế của DN sẽ mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho DN được gọi là: a. Tài sản b. Nợ phải trả c. Vốn chủ sở hữu d. Thu nhập
Câu 18. Một bản chứng từ kế toán cần:
a. Chứng minh tính hợp pháp, hợp lý của nghiệp vụ kinh tế phát sinh
b. Cung cấp thông tin về các nghiệp vụ đã phát sinh
c. Thể hiện trách nhiệm của những đối tượng có liên quan.
d. Tất cả các trường hợp trên
Câu 19. Ý nghĩa của chứng từ kế toán
a. Phản ánh sự vận động của đối tượng kế toán
b. Cung cấp thông tin cho quản lý
c. Là căn cứ pháp lý để bảo vệ tài sản, ngăn ngừa hành vi tham ô, lãng phí
d. Là căn cứ để ghi sổ kế toán e. Tất cả các ý trên
Câu 20. Những yếu tố nào sau đây là yếu tố bắt buộc trên chứng từ kế toán. a. Tên chứng từ
b. Phương thức thanh toán
c. Thời gian lập bản chứng từ
d. Quy mô của nghiệp vụ
e. Tên, địa chỉ của người hoặc đơn vị liên quan đến chứng từ
g. Số chứng minh thư của người liên quan f. cả a, c, d và e.
Câu 21. Các nghiệp nào sau đây không ảnh hưởng đến tài khoản tiền mặt
a. Mua hàng hóa thanh toán ngay bằng tiền mặt.
b. Rút vốn vay ngân hàng bằng tiền mặt
c. Xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng
d. Mua hàng hoá chưa trả tiền người bán
Câu 22. Nhận định nào sau đây mô tả nguyên tắc ghi nợ và ghi có áp dụng đối với các
khoản thu nhập và chi phí
a. Chi phí được trình bày ở bên trái của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và
do đó được ghi nhận bằng bút toán vế nợ. Thu nhập được trình bày ở bên phải của báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh và do đó được ghi nhận bằng bút toán vế có.
b. Việc xác định ghi nợ hay ghi có căn cứ vào tác động của thu nhập và chi phí
đến vốn chủ sở hữu.
c. Việc xác định ghi nợ hay ghi có căn cứ vào nguyên tắc phù hợp trong ghi nhận thu nhập và chi phí.
Câu 23.Một trong những mục đích quan trọng của bút toán khoá sổ là:
a. Điều chỉnh số dư trên các tài khoản kế toán tổng hợp.
b. Làm cho các tài khoản thuộc Bảng cân đối kế toán có số dư bằng không để bắt
đầu kỳ kế toán tiếp theo.
c. Làm cho các tài khoản thuộc Báo cáo kết quả kinh doanh có số dư bằng không
để bắt đầu kỳ kế toán tiếp theo.
d. Không đáp án nào đúng.
Câu 25. Việc sắp xếp các chỉ tiêu các phần Tài sản và Nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán:
a. Tuỳ thuộc vào quyết định của người lập.
b. Tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động của đơn vị.
c. Phải theo những nguyên tắc nhất đinh.
d. Cả 3 trường hợp trên.
Câu 26. Khi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho tổng tài sản trên Bảng cân đối kế
toán tăng thì Nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán sẽ:
a. Tăng cùng một lượng tương ứng.
b. Giảm cùng một lượng tương ứng. c. Không thay đổi.
d. Không có trường hợp nào.
Câu 27. Bảng cân đối kế toán được lập dựa trên quan hệ cân đối: a. Tài sản - Nguồn vốn
b. Doanh thu – Chi phí - Kết quả
c. Phát sinh Nợ - Có các tài khoản d. Luồng tiền vào – ra
Câu 28. Bảng cân đối kế toán bao gồm các chỉ tiêu:
a. Tài sản và Nguồn vốn b. Quá trình kinh doanh c. Cả a và b
Câu 29. Số liệu trên Bảng cân đối kế toán mang tính chất: a. Thời điểm b. Thời kỳ c. Cả a và b
d. Không có phương án đúng
Câu 30. Báo cáo kết quả kinh doanh được lập dựa trên sự cân đối:
a. Phát sinh Nợ – Có của các tài khoản. b. Tài sản - Nguồn vốn
c. Doanh thu – Chi phí - Kết quả d. Luồng tiền vào - ra
Câu 31: Công ty thương mại X, chuyên kinh doanh các mặt hàng ô tô nhập khẩu. Trong
kỳ công ty nhập khẩu một lô ô tô của hãng Toyota trị giá 10 tỷ. Số ô tô này được ghi
nhận trên Bảng cân đối kế toán của công ty là: a. Tài sản ngắn hạn b. Tài sản dài hạn
c. Tùy thuộc vào sự quyết định của kế toán.
Câu 32: Ngày 1/7/200X, công ty Z vay ngân hàng 500 triệu, kỳ hạn 5 năm, gốc trả đều
hàng năm. Trên Bảng CĐKT tại ngày 31/12/200X, khoản vay trên được trình bày:
a. Toàn bộ là nợ phải trả dài hạn
b. Toàn bộ là nợ phải trả ngắn hạn
c. Một phần là nợ dài hạn, một phần là nợ ngắn hạn
Câu 33: Ngày 1/7/200X, công ty Z vay ngân hàng 500 triệu, kỳ hạn 5 năm, gốc trả đều
hàng năm. Trên Bảng CĐKT tại ngày 31/12/200X+4, khoản vay trên được trình bày:
a. Toàn bộ là nợ phải trả dài hạn
b. Toàn bộ là nợ phải trả ngắn hạn
c. Một phần là nợ dài hạn, một phần là nợ ngắn hạn
Câu 34: Sau các bút toán kết chuyển thu chi, lãi lỗ, các tài khoản nào sau đây sẽ có số dư:
a. Lợi nhuận chưa phân phối
b. Xác định kết quả kinh doanh c. Doanh thu bán hàng d. Giá vốn hàng bán e. Chi phí trả trước f. Chi phí bán hàng g. Chi phí phải trả h. Chi phí QLDN
i. Doanh thu chưa thực hiện
j. Chi phí thuế thu nhập DN k. Chi phí khác
PHẦN B: Trả lời đúng, sai và giải thích:
Câu 1. Kế toán không nhất thiết phải ghi định khoản kế toán trên chứng từ.
Câu 2. Tên và chữ ký của người lập chứng từ bắt buộc phải ghi rõ trên chứng từ
Câu 3. Nghiệp vụ đi ứng trước tiền hàng cho người bán thuộc loại đối ứng: Giảm tài sản, giảm nguồn vốn.
Câu 4. Nghiệp vụ nhận ứng trước tiền hàng của người mua thuộc loại đối ứng: Tăng tài sản, tăng nguồn vốn.
Câu 5. Nghiệp vụ xuất kho thành phẩm gửi bán thuộc loại đối ứng: Tăng tài sản, giảm tài sản.
Câu 6. Các tài khoản tài sản thường có số dư nợ.
Câu 7. Nội dung kết cấu tài khoản Tiền mặt (hạch toán tại DNSX) ngược lại với nội
dung, kết cấu TK tiền mặt (Hạch toán tại NHTM)
Câu 8. Số dư Nợ của TK lợi nhuận chưa phân phối phản ánh chỉ tiêu tài sản
Câu 9. Khoản đi ứng trước tiền hàng cho người bán phản ánh chỉ tiêu tài sản
Câu 10. Nội dung kết cấu tài khoản tiền gửi ngân hàng (hạch toán tại DN) ngược lại
với nội dung kết cấu của tài khoản tiền gửi của DN (hạch toán tại ngân hàng thương mại)
Câu 11. Nội dung kết cấu tài khoản vay ngắn hạn ngân hàng hạch toán tại DN) ngược
lại với nội dung kết cấu tài khoản cho vay ngắn hạn DN (hạch toán tại ngân hàng thương mại).
Câu 12. Định khoản: Nợ TK TGNH Có TK Tiền mặt
Thuộc loại đối ứng giảm nguồn vốn, giảm tài sản.
Câu 13. Định khoản: Nợ TK nguyên vật liệu Có TK TGNH
Thuộc loại đối ứng tăng tài sản, tăng nguồn vốn.
Câu 14. Bảng cân đối kế toán luôn luôn cân bằng ở bất kỳ thời điểm nào.
Câu 15. Số dư Có của tài khoản dự phòng…, TK Hao mòn TSCĐ được đặt bên nguồn
vốn của Bảng Cân đối kế toán.
Câu 16. Số dư nợ TK Lợi nhuận chưa phân phối được ghi số dương bên tài sản của
Bảng Cân đối kế toán.
Câu 17. Bảng cân đối kế toán là bảng để kiểm tra số liệu trên các tài khoản tổng hợp.
Câu 18. Số dư của TK tiền gửi ngân hàng và số dư của TK vay ngắn hạn ngân hàng
được bù trừ với nhau trước khi lập Bảng cân đối kế toán.
Câu 19. Chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng bán chính là lợi nhuận thuần của DN
Câu 20. Chênh lệch giữa doanh thu thuần với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
nghiệp chính là lợi nhuận gộp của DN.
Câu 21 . Ngày 31/12/20X1, công ty đã trả số tiền 120 triệu đồng cho hợp đồng thuê nhà
từ ngày 01/01/20X2 tới 31/12/20X2. Số tiền này sẽ được thể hiện trên báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh năm 20X1 dưới khoản mục “Chi phí thuê nhà” của công ty.
Câu 22. Ngày 01/01/20X2, công ty đã nhận một khoản tiền 180.000 đồng đặt báo cho
12 tháng bắt đầu từ ngày 01/01/20X2. Số tiền này sẽ được ghi nhận trong báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh cả năm 20X2 của công ty dưới khoản mục doanh thu bán hàng.
Câu 23. Ngày 31/12/20X1, tài khoản phải thu của khách hàng A của công ty có số dư
Nợ 240 triệu đồng. Công ty A sẽ tuyên bố phá sản vào ngày 01/01/20X2. Số tiền trên
vẫn được thể hiện trên bảng cân đối kế toán ngày 31/12/20X1 của công ty dưới khoản
mục tài sản ngắn hạn.
Câu 24. Ngày 31/10/20X1, công ty bị một nhân viên cũ kiện vì đã đuổi việc anh ta trái
luật lao động, tòa đã xử vụ kiện này vào ngày 30/12/20X1. Công ty sẽ phải chuyển số
tiền bồi thường 100 triệu đồng cho anh ta vào ngày 04/01/20X2. Số tiền bồi thường này
sẽ không được thể hiện trên báo cáo kế toán năm 20X1 của công ty.
Câu 25. Công ty Nhập khẩu Châu Âu thường phải chi trả một số tiền khá lớn hàng năm
để vận chuyển các hàng hóa mua về. Công ty có nên ghi nợ toàn bộ chi phí vận chuyển
này vào tài khoản chi phí bán hàng /tiểu khoản chi phí vận chuyển.
Câu 26. VAT phải trả khi mua NVL, hàng hoá được tính vào giá gốc của tài sản mua về.
Câu 27. Khi phát sinh hao hụt trong định mức (trong quá trình thu mua nguyên vật liệu),
đơn giá NVL nhập kho sẽ giảm đi.
Câu 28. Doanh thu được ghi nhận theo giá bán không có thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ.
Câu 29.Chiết khấu thương mại là số tiền giảm trừ cho người mua do hàng bán kém chất
lượng, phẩm cấp, quy cách.
Câu 30. Các tài khoản “chiết khấu thương mại”, tài khoản “ hàng bán bị trả lại”, tài
khoản “giảm giá hàng bán” có kết cấu tương tự tài khoản “doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”.
Câu 31. Chi phí vận chuyển số thành phẩm đã bán bị trả lại về nhập kho phải trả cho
nhà cung cấp dịch vụ theo hình thức thuê ngoài, doanh nghiệp hoạch toán vào chi phí bán hàng.
Câu 32. Nếu giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ tăng thêm 60.000 và giá trị sản phẩm dở
dang cuối kỳ tăng thêm 20.000, các chỉ tiêu khác không đổi, tổng giá thành sản phẩm
hoàn thành sẽ tăng thêm 40.000.
Câu 33. Giá thành sản xuất sản phẩm bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi
phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phi bán hàng và chi phi quản lý doanh nghiệp.
Câu 34. Các chi phí vận chuyển hàng đi tiêu thụ được tính vào giá thành sản xuất của sản phẩm.
Câu 35. TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” không có số dư cuối kỳ.
Câu 36. Cuối kỳ, các TK chi phí NVL trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí SX
chung, chi phí quản lý DN sẽ được kết chuyển sang TK chi phí SXKD dở dang hoặc TK giá thành sản xuất.
PHẦN II: BÀI TẬP
Bài 1. Tại công ty thương mại Thái Hà đến ngày 31/12/N có tài liệu về tình hình tài
sản và nguồn vốn như sau: (ĐVT: 1.000đ) 1. Tiền mặt 550.000 2. Tiền gửi ngân hàng 140.000
3. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 150.000 4. Vay ngắn hạn 1.203.000 5. Vay dài hạn 960.000 6. Phải thu người mua 240.000 7. Phải trả người bán 380.000
8. Phải trả người lao động 16.000 9. Phải thu khác 12.000 10. Công cụ dụng cụ 20.000
11. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 45.000
12. Các khoản phải trả khác 18.000
13. Hàng mua đang đi đường 250.000 14. Hàng hoá 3.940.000 15. Nguồn vốn kinh doanh 4.260.000
16. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 1.120.000 17. TSCĐ hữu hình 3.400.000
18. Quỹ đầu tư phát triển 690.000
19. Quỹ khen thưởng phúc lợi 250.000
20. Lợi nhuận chưa phân phối 180.000
21. Đầu tư chứng khoán dài hạn 420.000
Yêu cầu: Căn cứ vào tài liệu trên lập Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tại thời
điểm 31/12/N.
Bài 2. Công ty Hoà Phát chuyên kinh doanh thiết bị văn phòng. Tổng tài sản, nợ phải
trả và vốn chủ sở hữu của công ty tại thời điểm 01/08/X được trình bày ở bảng sau.
Trong tháng 8/X, công ty cũng đã tham gia một số nghiệp vụ kinh tế được liệt kê trong bảng.
Yêu cầu: Thể hiện tác động của mỗi giao dịch đến tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu,
và tính toán lại các chỉ tiêu trên vào cuối kỳ. Giao dịch đầu tiên đã được thực hiện như một ví dụ:
Nợ phải
Vốn chủ Tài sản = trả +
sở hữu 01/08/X 420000 345000 75000 03/08/X +
Vay NH 15000 bằng tiền mặt 15000 + 15000
Tổng mới 435000 360000 75000 07/08/X
Mua hàng hóa chưa trả tiền người bán 32000
Tổng mới 10/08/X
Trả nợ người bán bằng tiền mặt 8000
Tổng mới 12/08/X
Thu nợ của người mua bằng tiền mặt 12000
Tổng mới 15/07/X
Mua một thiết bị sản xuất mới 50000, trả tiền
ngay cho người bán 20000, phần còn lại nợ sang tháng sau
Tổng mới 18/08/X
Bán một số sản phẩm nội thất cho người mua 10000
Chi phí để sản xuất ra số sản phẩm trên là 7000
Tổng mới 23/08/X
Mua nguyên vật liệu về nhập kho 5000, thanh
toán cho người bán từ Tiền gửi ngân hàng
Tổng mới 27/08/X
Trả tiền điện, nước, điện thoại trong tháng 3000
Tổng mới
Bài 3. Hãy xác định chỉ tiêu còn thiếu trong bảng sau: Tổng tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu 558.000 342.000 ? ? 562.500 375.000 307.500 ? 142.500
Bài 4. Công ty sản xuất Cường An trong kỳ có thực hiện một số hoạt động như sau:
a. Vay tiền từ ngân hàng
b. Bán một mảnh đất thu tiền ngay, giá bán bằng với giá mua ban đầu.
c. Thanh toán khoản nợ người bán bằng tiền gửi ngân hàng.
d. Mua một số máy tính mới nhưng chưa trả tiền người bán.
e. Các chủ sở hữu đầu tư thêm tiền vào doanh nghiệp
f. Mua một số thiết bị văn phòng, thanh toán ngay bằng tiền mặt
g. Khách hàng thanh toán tiền hàng nợ kỳ trước bằng chuyển khoản qua ngân hàng.
h. Bán một số tài sản cố định không dùng đến với giá thấp hơn giá mua ban đầu.
Hãy cho biết mỗi giao dịch trên tác động như thế nào đến tổng tài sản, tổng nợ phải
trả và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp? (tăng, giảm, hay không tác động).
Bài 5. Các chỉ tiêu về tài sản và nguồn vốn của công ty Phú Hương vào 31/12/X sắp
xếp một cách ngẫu nhiên như sau: Dây chuyền sản xuất
90.000 Thiết bị văn phòng 10.200
Các khoản phải trả người bán 43.800 Đất đai nhà x ở ư ng 210.000
Các khoản phải thu khách hàng
56.700 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 75.000 Tiền mặt
36.300 Trái phiếu phát hành 213.600 Lợi nhuận giữ lại ?
Hãy phân loại các chỉ tiêu theo kết cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản; xác định
các chỉ tiêu tổng TS, tổng Nợ phải trả, vốn góp của CSH và lợi nhuận giữ lại của công ty
Bài 6: Tình hình tài sản và nguồn vốn của DN vào thời điểm đầu kỳ:(ĐVT: 1.000 đồng) 1- Tiền mặt: 200.000
2- Máy móc thiết bị: 1.000.000
Những tài sản trên được nhà nước cấp 50%, Cổ đông đóng góp 50%
Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: (đơn vị 1.000 đồng)
1- Xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng 150.000 2-
Mua hàng hóa A về nhập kho đã trả bằng tiền mặt trị giá 10.000 3-
Mua hàng hóa B về nhập kho chưa trả tiền người bán,trị giá 8.000 4-
Dùng tiền gửi ngân hàng thanh toán tiền cho người bán 4.000 5-
Mua một TSCĐ hữu hình trả bằng tiền đi vay dài hạn, trị giá 50.000 6-
Rút tiền gửi ngân hàng về bổ sung tiền mặt 20.000 7-
Mua công cụ dụng cụ về nhập kho, trị giá 15.000, thanh toán bằng tiên gửi ngân
hàng 10.000 còn lại nợ người bán sang kỳ sau. Yêu cầu:
a. Phân loại tài sản và nguồn vốn vào thời điểm đầu kỳ
b. Định khoản và phản ánh các nghiệp vụ vào TK chữ T và tính số dư cuối kỳ trên các TK
c. Lập Bảng cân đối tài khoản cho DN.
d. Lập các BCTC đơn giản cho DN.
Bài 7: Tại doanh nghiệp X trong tháng 1-N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: (đơn vị tính: 1000đ)
1. Cán bộ công nhân viên hoàn trả tiền tạm ứng nhập quỹ tiền mặt là: 4000.
2. Xuất tiền mặt để trả nợ người bán là: 20.000
3. Rút tiền gửi ngân hàng về bổ sung tiền mặt là: 50.000
4. Nhà nước cấp cho doanh nghiệp một T.S.C.Đ làm tăng nguồn vốn kinh doanh là: 150.000
5. Vay ngắn hạn ngân hàng để trả nợ người bán: 100.000
6. Người mua trả tiền doanh nghiệp gửi vào tài khoản tiền gửi ngân hàng là: 50.000
7. Chuyển tiền gửi ngân hàng nộp thuế cho ngân sách nhà nước: 10.000 và trả khoản
vay ngắn hạn của cơ quan Y là: 40.000.
8. Chi tiền mặt tạm ứng cho công nhân viên: 5.000
9. Chuyển tiền gửi ngân hàng trả cho người bán là: 80.000
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 1-N, phản ánh vào
tài khoản kế toán liên quan. Biết các tài khoản liên quan có đủ số dư để hoạt động.
Bài 8: Tại doanh nghiệp Y, Quý I năm N có tài liệu sau:(Đơn vị tính: 1000đ)
I. Số dư đầu kỳ của các tài khoản kế toán: Tài khoản Số dư T.K tiền mặt 250.000 T.K tiền gửi ngân hàng 300.000 T.K vay dài hạn 150.000
T.K phải thu của người mua 50.000 T.K nguyên vật liệu 700.000 T.K T.S.C.Đ hữu hình 2.000.000 T.K nguồn vốn kinh doanh 2.200.000 T.K vay ngắn hạn 300.000
T.K phải trả cho người bán 140.000
T.K thuế và các khoản phải nộp nhà nước 100.000
T.K quỹ đầu tư phát triển 280.000
T.K nguồn vốn đầu tư X.D.C.B 50.000
T.K lợi nhuận chưa phân phối 80.000
Các T.K khác số dư bằng 0, hoặc không có số dư.
II- Các nghiệp vụ phát sinh trong quý I- N:
1. Mua T.S.C.Đ hữu hình, đã trả bằng tiền vay dài hạn: 250.000
2. Mua nguyên vật liệu về nhập kho chưa trả tiền người bán: 15.000
3. Chuyển tiền gửi ngân hàng trả tiền vay ngắn hạn ngân hàng: 120.000
4. Người mua trả tiên bằng chuyển khoản qua ngân hàng số tiền: 50.000 (nhận được
giấy báo có của ngân hàng, biết người mua đã trả tiền vào tài khoản tiền gửi ngân hàng)
5. Nhà nước cấp cho doanh nghiệp một T.S.C.Đ nguyên giá: 200.000.
6. Chuyển tiền gửi ngân hàng nộp thuế cho ngân sách: 100.000
7. Chuyển quỹ đầu tư phát triển sang nguồn vốn đầu tư X.D.C.B: 200.000
8. Xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng: 50.000Đ
9. Chuyển tiền gửi ngân hàng trả tiền vay dài hạn ngân hàng: 100.000
10. Chuyển nguồn vốn D.T.X.D cơ bản sang nguồn vốn kinh doanh: 180.000
11. Trích từ lợi nhuận chưa phân phối để bổ sung quỹ đầu tư phát triển: 20.000 Yêu cầu:
1. Lập định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ, và cho biết từng
nghiệp vụ thuộc loại quan hệ đối ứng kế toán nào?
2. Phản ánh các nghiệp vụ vào tài khoản và tính số dư cuối kỳ trên các tài khoản.
3. Lập bảng cân đối tài khoản.
Bài 9: Có tài liệu các TK như sau TK Tài sản cố định TK nguồn vốn KD SD: xxx SD: xxx 100.000.000 (1) (2) 500.000.000 (4) 200.000.000 700.000.000 (2)
TK nguyên liệu vật liệu TK tiền gửi ngân hàng SD: xxx SD: xxx 50.000.000 (3) (4) 200.000.000 5.000.000 (5) (2) 200.000.000 (6) 6.000.000 20.000.000(11) TK cụng cụ dụng cụ TK thành phẩm SD: xxx 30.000.000 (7) (8)30.000.000 TK tiền mặt TK chi phí bán hàng SD: xxx (7) 30.000.000 (1) 100.000.000 (3) 5.000.000 (5) 5.000.000 (9) 3.000.000 1.000.000 (12)
TK thanh toán với người mua TK hàng gửi bán SD: xxx 6.000.000 (6) SD:xxx 30.000.000 (9) (8) 30.000.000 TK tạm ứmg SD:xxx (12) 1.000.000
TK thanh toán với người bán TK vay ngắn hạn SD: xxx SD:xxx 200.000.000 (10) (11) 20.000.000 200.000.000(10) Yêu cầu:
1. Kiểm tra các bút toán và cho biết bút toán nào đúng, sai nguyên tắc ghi sổ kép? Vì sao?
2. Trình bày nội dung kinh tế các bút toán đúng.
Bài 10: Tại công ty X tính thuế GTGT theo phuơng pháp khấu trừ có tài liệu trong tháng 2/N như sau:
I. Tồn kho đầu kì:3.000m vật liệu X, đơn giá 25.000đ/m
II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 2/N liên quan đến vật liệu X:
1.Ngày 3: xuất 2.100m để sản xuất sản phẩm.
2.Ngày 6: thu mua nhập kho 1.600m.Giá mua ghi trên hoá đơn 44.000.000đ (trong đó
thuế GTGT la :4.000.000đ).Chi phí vận chuyển, bốc dỡ chi bằng tiền mặt 760.000đ.
Tiền mua vật liệu Công ty X đã trả bằng chuyển khoản sau khi trừ 1% chiếu khấu thanh toán đuợc huởng.
3. Ngày 7: xuất 1.500m để bán cho Công ty M.
4. Ngày 10: dùng tiền vay ngắn hạn thu mua 1.000m nhập kho. Giá mua chưa thuế
24.500đ/m, thuế suất GTGT 10%, chi phí thu mua trả bằng tiền mặt 940.000đ.
5. Ngày 15: xuất 800m để chế biến sản phẩm.
6. Ngày 24: xuất 1.000m để chế biến sản phẩm.
7. Ngày 28: thu mua nhập kho 400m của công ty L, giá mua chưa có thuế GTGT là
25.000đ/m, thuế GTGT 10%. Tiền hàng chưa thanh toán cho Công ty L. Yêu cầu :
1. Hãy xác định giá trị thực tế vật liệu X xuất kho trong kì theo các phương pháp sau đây:
- Phương pháp nhập trước, xuất trước
- Phương pháp giá đơn vị bình quân cuối kì trước (bình quân đầu kì này)
- Phương pháp giá đơn vị bình quân cả kì dự trữ
- Phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập
- Phương pháp giá hạch toán (giả sử giá hạch toán trong kì 25.000đ/m)
2. Ðịnh khoản các nghiệp vụ kinh tế trong kì và phản ánh vào sơ đồ tài khoản (giả
sử doanh nghiệp tính giá thực tế vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân cả kì dự trữ)