-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập môn Nguyên lý thống kê (có lời giải)
Bài tập môn Nguyên lý thống kê (có lời giải)
Nguyên Lý thống kê(NLTK) 1 tài liệu
Đại học Công nghệ Sài Gòn 128 tài liệu
Bài tập môn Nguyên lý thống kê (có lời giải)
Bài tập môn Nguyên lý thống kê (có lời giải)
Môn: Nguyên Lý thống kê(NLTK) 1 tài liệu
Trường: Đại học Công nghệ Sài Gòn 128 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
KIỂM TRA THƯỜNG KỲ MÔN NLKT - LÀM VIỆC NHÓM
Lớp DHKS18A
Danh sách nhóm 4
STT | MSSV | Họ tên | Mức độ tham gia |
1 | 22659561 | Phan Thị Huyền | 100% |
2 | 22665751 | Phạm Văn Hoài | 85% |
3 | 22697461 | Long Mỹ Hồng | 90% |
4 | 22645801 | Nguyễn Lê Minh Thư | 95% |
5 | 22681681 | Lê Hoài Thương | 90% |
6 | 19469851 | Nguyễn Trương Thiên Long | 90% |
7 | 22666461 | Trần Thị Kim Hoàng | 100% |
8 | 21096661 | Ngô Khương Duy | 85% |
9 | 22715111 | Nguyễn Thị Thủy Tiên | 90% |
CLO1: Giải thích nội dung của nguyên tắc kế toán để ghi nhận các đối tượng kế toán.
Mô tả: Đây là câu hỏi được đặt ra cho sinh viên sau khi học xong chương 1. Sinh viên phải biết vận dụng các nguyên tắc kế toán vào thực tế công việc kế toán tại doanh nghiệp. Dạng câu hỏi này sẽ được lặp lại trong quá trình học trong việc đánh giá quá trình và được đánh giá cuối kỳ.
Bài 1: Công ty TNHH Minh Anh (đvt: 1.000đ) đầu tháng 7 thu tiền thuê nhà trong 3 tháng ( tháng 7,8,9) số tiền là 60.000. Nếu bạn là kế toán Công ty Minh Anh bạn sẽ ghi nhận doanh thu tháng 7 là bao nhiêu? Vận dụng theo nguyên tắc kế toán nào ?
Câu trả lời:
- | Nếu là kế toán Công ty Minh Anh bạn sẽ ghi nhận doanh thu tháng 7 là 60.000.000/3 = |
20.000.000.
- | Vận dụng nguyên tắc phù hợp. Giải thích: Tháng 7 thu tiền cho thuê nhà trong 3 tháng |
(tháng 7, 8, 9) là 60.000.000 đồng, mặc dù tiền thu được ở tháng 7 là 60.000.000 đồng, tuy nhiên theo nguyên tắc phù hợp, doanh thu ghi nhận phải đúng kỳ. Do vậy, tháng 7 này chỉ ghi vào doanh thu 20.000.000, phần còn lại được ghi vào TK 3387 và phân bổ dần cho các tháng tiếp theo.
Bài 2: Vào ngày 01/3/N công ty A bán một lô hàng hóa cho công ty B với giá bán chưa bao gồm thuế GTGT là 350.000.000đ, thuế GTGT khấu trừ 10%, Công ty B đã thanh toán 1/2 bằng tiền gửi ngân hàng, số còn lại ngày 10/3/N sẽ thanh toán. Kế toán tại công ty A đã ghi nhận doanh thu nghiệp vụ trên là 175.000.000đ tại ngày 01/3/N và 175.000.000đ vào ngày 10/3/N.
Yêu cầu: Hãy cho biết ý kiến về cách làm của kế toán công ty A ? Cách làm này có vi phạm nguyên tắc kế toán nào hay không? Giải thích ngắn gọn?
Câu trả lời:
- | Cách làm của kế toán công ty A là không đúng với các nguyên tắc kế toán, cách làm này đã |
vi phạm nguyên tắc kế toán: cơ sở dồn tích và nguyên tắc trọng yếu
- | Giải thích: Vì theo nguyên tắc cơ sở dồn tích, mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh |
nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi nhận vào sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hay chi tiền hoặc tương đương tiền. Cho nên việc doanh thu của công ty phải nhận vào này 01/03/N với số tiền là 350.000.000 đồng.
Bài 3: Vân là kế toán tại công ty TNHH TMDV Hoàng Anh chuyên mua bán sữa bột các loại, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo PP KKTX
Trong kỳ Doanh nghiệp bán 100 hộp sữa Cô gái Hà lan loại xanh với giá bán chưa thuế GTGT là 175.000đ/hộp, thuế GTGT 10%, chưa thu tiền khách hàng. Giá vốn lô hàng xác định là 100.000đ/hộp. Kế toán Vân chỉ ghi nhận:
Nợ TK 131: 19.250.000đ
Có TK 511: 17.500.000đ
Có TK 3331: 1.750.000đ
Yêu cầu: Hãy cho biết ý kiến về cách xử lý của Vân ? Cách làm của Vân có vi phạm nguyên tắc kế toán nào hay không? Nếu em là Vân, em sẽ ghi nhận vào SSKT như thế nào?
Câu trả lời:
- | Kế toán đã vi phạm nguyên tắc: phù hợp | |
- | Giải thích: tháng 10/N, bán 100 hộp sữa Cô gái Hà Lan loại xanh với giá bán chưa thuế |
GTGT là 175.000đ/hộp, thuế GTGT 10%, chưa thu tiền khách hàng. Nếu tính giá của tài sản theo phương pháp khấu trừ thuế GTGT: giá bán là 17.500.000đ. Tuy nhiên kế toán chưa ghi nhận giá vốn bỏ ra là bao nhiêu, vì theo nguyên tắc phù hợp, việc ghi nhận doanh thu phải phù hợp với nhau, khi ghi nhận doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Cho nên kế toán cần bổ sung giá vốn là 10.000.000đ
Nợ TK 632: 10.000.000
Có TK 156: 10.000.000
Bài 4a. Doanh nghiệp thương mại Bình Minh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ chuyên mua bán đồ dùng văn phòng. Ngày 25/11, mua 50 bộ bàn ghế, giá mua 5.000.000 đ/bộ, thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ 10%, doanh nghiệp chưa thanh toán tiền cho người bán.
Chi phí vận chuyển 1.000.000 đ, đã thanh toán bằng tiền mặt. Hãy cho biết:
- Hãy xác định giá trị của lô hàng mua ngày 25/11?
- Hãy cho biết căn cứ tính để tính giá trị tài sản trên dựa trên nguyên tắc kế toán cơ bản nào?
Câu trả lời:
- Giá trị của lô hàng ngày 25/11 = 50*5.000.000 + 1.000.000 = 251.000.000
- Dựa theo nguyên tắc: giá gốc
Bài 4b. Doanh nghiệp thương mại Bình Minh tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp chuyên mua bán đồ dùng văn phòng. Ngày 25/11, mua 50 bộ bàn ghế, giá mua 5.000.000 đ/bộ, thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ 10%, doanh nghiệp chưa thanh toán tiền cho người bán.
Chi phí vận chuyển 1.000.000 đ, đã thanh toán bằng tiền mặt. Hãy cho biết:
- Hãy xác định giá trị của lô hàng mua ngày 25/11?
- Hãy cho biết căn cứ tính để tính giá trị tài sản trên dựa trên nguyên tắc kế toán cơ bản nào?
Câu trả lời:
- Giá mua chưa VAT = 50*5.000.000 = 250.000.000
Gía thuế GTGT = 10% * 250.000.000 = 25.000.000
Giá trị của lô hàng ngày 25/11 = 250.000.000 + 1.000.000 + 25.000.000 = 276.000.000 | |
|
- Dựa theo nguyên tắc: giá gốc
Bài 5. Công ty TNHH Minh Anh thuê mặt bằng làm cửa hàng trên đường Nguyễn Văn Bảo trong thời gian 2 năm, kể từ ngày 1/1/2018 đến ngày 31/12/2019, mỗi năm công ty phải trả tiền thuê là 120.000.000 đ. Sau khi kí hợp đồng, ngày 25/12/2017 công ty đã tiến hành chuyển khoản 1 lần tiền thuê 2 năm.
Yêu cầu:
- Hãy cho biết chi phí thuê cửa hàng được ghi nhận vào chi phí năm 2017 là bao nhiêu? Hãy cho biết chi phí thuê cửa hàng được ghi nhận vào chi phí năm 2018 là bao nhiêu?
- Hãy cho biết chi phí thuê cửa hàng được ghi nhận vào chi phí năm 2019 là bao nhiêu?
- Dựa trên nguyên tắc cơ bản nào giúp anh (chị) xác định vấn đề trên?
Câu trả lời:
- Chi phí thuê của hàng ghi vào chi phí 2017 là 240.000.000 ( chi phí trả trước)
Chi phí thuê của hàng được ghi nhận vào chi phí năm 2018 là 120.000.000
- Chi phí thuê của hàng được ghi nhận vào chi phí năm 2019 là 120.000.000
- Dựa trên nguyên tắc: cơ sở dồn tích, phù hợp
Bài 6: Đầu năm N DN đăng ký tính giá hàng tồn kho theo phương pháp FIFO (Nhập trước xuất trước), đến ngày 30/7/N DN đăng ký lại với cơ quan thuế từ 1/8/N sẽ chuyển sang tính giá hàng tồn kho theo phương pháp Bình quân gia quyền.
Yêu cầu: Theo bạn cơ quan thuế có chấp nhận không? Tại sao?
Câu trả lời: Cơ quan thuế sẽ không chấp nhận. Vì theo nguyên tắc nhất quán thì trong một kỳ kế
toán năm, doanh nghiệp phải áp dụng cùng một phương pháp kế toán
Bài 7: Tháng 7/N, Công ty A mua lô bao bì trị giá 24.000.000 đồng để phục vụ sản phẩm hàng bán. Cũng trong tháng 7/N, công ty A mua lô hàng trị giá 400.000.000 đồng và sau đó bán lô hàng này với giá 600.000.000 đồng, chi phí bao bì phân bổ cho lô hàng này là 5.000.000 đồng.
Yêu cầu: Lợi nhuận gộp của tháng này là bao nhiêu, kế toán đã căn cứ vào nguyên tắc kế toán nào để ghi nhận doanh thu và chi phí trong trường hợp này. Chi phí trong tình huống này là bao nhiêu: Câu trả lời:
- | Lợi nhuận gộp = 600.000.000 – 400.000.000 – 5.000.000 = 195.000.000 | |||
- | Kế toán đã căn cứ vào nguyên tắc phù hợp | |||
- | Doanh thu của lô hàng là 600.000.000 | |||
- | Chi phí trong tình huống này là: 400.000.000 + 5.000.000 = 405.000.000 |
Bài 8: Giả sử năm N, kế toán đã quên không phản ánh doanh thu bán sản phẩm của hóa đơn GTGT số 09809 với tổng giá trị là 500 trđ.
Yêu cầu: Theo bạn, sự sai sót này của kế toán làm ảnh hưởng như thế nào đến quyết định của người sử dụng BCTC? Sai sót này có nghiêm trọng không? Và dựa vào nguyên tắc kế toán nào để xem xét sai sót này là nghiêm trọng hay không nghiêm trọng?
Câu trả lời:
- | Quên ghi nhận doanh thu 500tr sẽ làm ảnh hưởng tới việc kết luận của người sử dụng |
BCTC về việc hoạt động của công ty trong kỳ là lãi hay lỗ. Điều này có thể làm giảm lợi nhuận gộp, lợi nhuận sau thuế và tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến sự đánh giá của các nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan thuế và các bên liên quan khác.
- | Đây là một sai sót nghiêm trọng dựa theo nguyên tắc trọng yếu. Vì theo nguyên tắc này thì |
một sai sót được coi là trọng yếu nếu nó ảnh hưởng đến việc ra quyết định của người sử dụng BCTC. Tính trọng yếu phụ thuộc vào mức độ quan trọng của các khoản mục hay sai sót được đánh giá theo bối cảnh cụ thể tạo ra việc bỏ sót đó.
Bài 9: Doanh nghiệp có một số lượng hàng hóa đang nằm trong kho, giá gốc của lô hàng này là 500.000.000 đồng. Ngày 31/12/N, dựa vào thông tin mới nhất và đáng tin cậy nhất về giá cả thị trường, kế toán biết được lô hàng của công ty mình nếu bán ra vào đợt này thì chỉ bán được với giá 450.000.000 đồng, chi phí vận chuyển 10.000.000. Dựa vào sự phán đoán của mình, kế toán đã ghi nhận một khoản dự phòng tổn thất tài sản là 60.000.000 đồng.
Câu hỏi: Kế toán ghi nhận khoản dự phòng như vậy là đúng hay sai? Kế toán đã dựa vào nguyên tắc kế toán nào để ghi nhận bút toán trích lập dự phòng?
Câu trả lời: Kế toán ghi nhận như vậy là đúng. Vì theo nguyên tắc thận trọng thì không đánh giá
cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản phải thu
Bài 10: Khi trình bày thông tin trên BCTC, có những tài khoản được được trình bày riêng rẽ trên một khoản mục, có những khoản mục được tập hợp từ nhiều TK để trình bày. Kế toán đang áp dụng nguyên tắc kế toán nào?
Câu trả lời: Kế toán đang áp dụng nguyên tắc: Trọng yếu
Bài 11: Ngày 10/9/2020 công ty mua lô hàng trị giá chưa thuế GTGT 10% là 200tr. Đến ngày 31/12/2020, do tình hình Covid nên công ty vẫn chưa bán được lô hàng này và nếu bán lô hàng này thì chỉ được 180tr. Kế toán công ty đã xóa 200tr trên sổ hàng hóa và ghi lại giá trị lô hàng là 180tr.
Câu hỏi: Kế toán làm như vậy có vi phạm nguyên tắc kế toán nào hay không? Nếu là em, em sẽ xử lý tính huống này như thế nào? Dựa vào nguyên tắc kế toán nào để xử lý.
Câu trả lời: kế toán đã vi phạm nguyên tắc: giá gốc. nếu là em thì em vấn ghi nhận giá trị tài sản
trên sổ kế toán là 200tr theo nguyên tắc giá gốc
Bài 12: Ngày 10/9/2020 công ty mua lô hàng khẩu trang trị giá chưa thuế GTGT 10% là 300tr. Đến ngày 31/12/2020, do tình hình Covid nên nhu cầu về khẩu trang tăng cao, công ty vẫn chưa bán lô hàng này, theo những thông tin trên thị trường tại ngày 31/12/2020, nếu bán lô hàng này thì giá bán có thể là 500tr. Kế toán công ty đã xóa 300tr trên sổ hàng hóa và ghi lại giá trị lô hàng là 500tr.
Câu hỏi: Kế toán làm như vậy có vi phạm nguyên tắc kế toán nào hay không? Nếu là em, em sẽ xử lý tính huống này như thế nào? Dựa vào nguyên tắc kế toán nào để xử lý.
Câu trả lời: Kế toán đã vi phạm nguyên tắc giá gốc. nếu là em, em sẽ giữ nguyên con số 300tr
trên sổ hàng hóa và ghi con số 500tr vào khoản doanh thu dựa theo nguyên tắc phù hợp
Bài 12: Năm N, kế toán đã quên ghi sổ giảm một lô hàng đã bán có giá trị 20tr sự sai sót này làm cho doanh nghiệp năm N lời 10tr thay vì bị lỗ 10tr vì trong kết quả doạt động của công ty thiếu khoản giá vốn hàng đã bán 20tr.
Câu hỏi: Việc sai sót này của kế toán có vi phạm nguyên tắc kế toán nào không?
Câu trả lời: Việc sai sót này của kế toán vi phạm nguyên tắc kế toán: cơ sở dồn
tích, phù hợp, trọng yếu.
Bài 13: Năm N, kế toán đã quên ghi sổ giảm một lô hàng đã bán có giá trị 10tr sự sai sót này làm cho doanh nghiệp năm N lời 890tr thay vì lời 880tr vì trong kết quả doạt động của công ty thiếu khoản giá vốn hàng đã bán 10tr.
Câu hỏi: Việc sai sót này của kế toán có vi phạm nguyên tắc kế toán nào không?
Câu trả lời: Việc sai sót này của kế toán vi phạm nguyên tắc kế toán: cơ sở dồn tích, phù hợp,
trọng yếu
Bài 14: Kế toán đã áp dụng nguyên tắc kế toán gì khi tính giá thành sản phẩm?
Câu trả lời: Kế toán áp dụng nguyên tắc: Thận trọng
Bài 15:
Ngày 8/12/N, Nhập kho hàng hóa trị giá 200 triệu đồng chưa bao gồm thuế GTGT 10% chưa thanh toán cho người bán. Chi phí bốc dỡ 2 triệu đồng và vận chuyển hàng về kho 5 triệu đồng chi bằng tiền mặt, người bán giảm giá do mua với số lượng lớn (chiết khấu thương mại) 2% trên giá bán, có một số hàng bị lỗi nên người bán giảm giá (giảm giá hàng bán) 1 triệu đồng, một số hàng sai quy cách nên đã trả lại hàng cho người bán (hàng bán bị trả lại) trị giá 3 triệu đồng.
Câu hỏi:
- Tính giá trị lô hàng trên. Dựa vào nguyên tắc kế toán nào?
- Tại ngày 31/12, kế toán có phải xử lý trên SSKT trong 2 trường hợp sau hay không?:
TH1: Giá thị trường của lô hàng này là 250tr
TH2: Giá thị trường của lô hàng này là 170tr
Kế toán dựa vào các nguyên tắc kế toán nào để xử lý 2 tình huống trên?
Câu trả lời:
1. | Giá trị lô hàng = 200tr + (200*10%) + 2tr + 5tr -1tr -3tr = 223.000.000 tr |
Dựa theo nguyên tắc : Gía gốc
2. | Với giá thị trường là 250tr thì không cần xử lý SSKT vì giá trị tài sản không bị giảm theo |
giá thị trường. dựa theo nguyên tắc giá gốc
Với giá thị trường là 170tr thì kế toán cần phải lập 1 khoản dự phòng 23tr. Dựa theo nguyên tắc thận trọng
CLO3: Vận dụng phương pháp tài khoản, ghi sổ kép và tính giá để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở mức độ đơn giản
Mô tả: Đây là câu hỏi được đặt ra cho sinh viên để giúp sinh viên vận dụng được phương pháp ghi sổ kép để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký chung và sổ cái hoặc định khoản kế toán. Khi trả lời được các câu hỏi như trên sinh viên đã chứng tỏ được mức độ vận dụng phương pháp ghi sổ kép để ghi nhận các nghiệp vụ. Dạng câu hỏi này sẽ được lặp lại trong quá trình học và được đánh giá cuối kỳ.
Câu 1: Doanh nghiệp nhập khẩu vật liệu A, khối lượng 25 tấn, giá 155.000.000 đồng/tấn. Thuế nhập khẩu 10%. Chi phí vận chuyển về kho 2.000.000 đồng/tấn. Thuế GTGT khấu trừ của hàng nhập khẩu và của chi phí vận chuyển đều là 10%, tất cả dùng tiền gửi ngân hàng. Giá nhập kho
1sp là:
- 155.000 đồng - Đơn giá nhập khẩu 1 tấn là 155.000.000
- 167.500 đồng - Thuế nhập khẩu 10% cho 1 tấn = 155.000.000*10% = 15.500.000
- 172.500 đồng - Chi phí vận chuyển là 2.000.000
- Tất cả đều sai - Tổng giá nhập kho cho 1 tấn = 172.500.000
- Gía nhập kho cho 1sp = 172.500.000 / 1000 = 172.500đ
Câu 2: Doanh nghiệp mua một tài sản cố định hữu hình giá mua là 152.000.000 đồng (chưa bao gồm 10% thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ). Chi phí vận chuyển tài sản về đơn vị là 8.000.000 đồng (chưa bao gồm 10% thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ). Chi phí lắp đạt chạy thử tài sản là 10.000.000 đồng. Tất cả các chi phí trên doanh nghiệp chưa thanh toán cho người bán. Nguyên giá của tài sản này là
- 152.000.000 đồng - Nguyên giá tài sản = 152.000.000 + 15.200.000 + 8.000.000 + 800.000
- 160.000.000 đồng +10.000.000 = 186.000.000 c. 170.000.000 đồng
d. Tất cả đều sai
Bài 1:
Tại Công ty thương mại Minh Tiến kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO. Trong tháng 12/201X có tình hình sau:
Tồn kho đầu tháng 12: 1.000 sản phẩm hàng hóa A, đơn giá 600.000đ/sp
1/. Mua 2.000 sản phẩm A nhập kho, giá mua chưa thuế GTGT 630.000đ/sp, thuế GTGT được khấu trừ 10%, chưa thanh toán cho người bán.
Nợ TK 156: 1.260.000.000
Nợ Tk 133: 126.000.000
Có TK 133: 1.386.000.000
2/. Xuất bán 2.500 sản phẩm A chưa thu tiền, giá bán chưa thuế GTGT 900.000đ/sản phẩm, thuế
GTGT 10%
GNGV: Nợ TK 632: 1.545.000.000 = 1000*600.000 + 1500*630.000
Có TK 156: 1.545.000.000
GNDT: Nợ TK 131: 2.475.000.000
Có TK 511: 2.250.000.000
Có TK 333: 225.000.000
3/. Tiền lương phải trả trong tháng cho bộ phận bán hàng 30.000.000đ, bộ phận quản lý doanh nghiệp 20.000.000đ. Các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định.
Nợ TK 641: 30.000.000
Nợ TK 642: 20.000.000
Có TK 334: 50.000.000
Các khoản trích theo lương:
Nợ TK 641: 30.000.000 * 23,5% = 7.050.000
Nợ TK 642: 20.000.000 * 23.5% = 4.700.000
Nợ TK 334: 50.000.000 * 10,5% = 5.250.000
Có TK 338: 50.000.000 * 34% = 17.000.000
4/. Trích khấu hao tại bộ phận QLDN 25.000.000 đồng, bộ phận bán hàng 10.000.000 đồng.
Nợ TK 641: 10.000.000
Nợ TK 642: 25.000.000 Có TK 214: 35.000.000
5/. Thanh toán chi phí tiền điện bằng tiền mặt cho bộ phận QLDN 5.500.000 đồng, bộ phận bán hàng 2.200.000 đồng đã bao gồm 10% thuế GTGT. Nợ TK 641: 2.000.000
Nợ TK 642: 5.000.000
Nợ TK 133: 700.000 Có TK 111: 7.700.000
6/. Chủ sở hữu rút vốn 500.000.000đ bằng tiền mặt Nợ TK 411: 500.000.000
Có TK 111: 500.000.000
7/. Chi tiền mặt mua công cụ dụng cụ nhập kho giá 10.000.000 đồng chưa thuế GTGT 10%. Nợ TK 153: 10.000.000
Nợ TK 133: 1.000.000
Có TK 111: 11.000.000
8/. Cuối kỳ kết chuyển doanh thu, chi phí để xác định kết quả kinh doanh. Giả sử doanh nghiệp đang trong giai đoạn được miễn thuế
Bút chuyển kết toán
Kết chuyển doanh thu: Nợ TK 511: 2.250.000.000
Có TK 911: 2.250.000.000
Kết chuyển chi phí: Nợ TK 911: 1.648.750.000
Có TK 632: 1.545.000.000
Có TK 641: 52.050.000
Có TK 642: 51.700.000
Kết chuyển lãi: Nợ TK 911: 601.250.000 Nợ TK 421: 601.250.000
2.Ghi sổ nhật kí chung
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Tháng 12/201X
Ngày, tháng ghi sổ | Diễn giải | Đã ghi sổ cái | STT dòng | Số hiệu TK đối ứng | Số phát sinh | |
Nợ | Có | |||||
12/201X | Mua hàng nhập kho | X | 1 | 156 | 1.260.000.000 |
|
Thuế GTGT | X | 2 | 113 | 126.000.000 | ||
Phải trả cho người bán | X | 3 | 331 | 1.386.000.000 | ||
12/201X | Phải thu khách hàng | X | 4 | 131 | 2.475.000.000 |
|
Doanh thu bán hàng | X | 5 | 511 |
| 2.250.000.000 | |
Thuế GTGT | X | 6 | 333 | 225.000.000 | ||
Gía vốn bán hàng | X | 7 | 632 | 1.545.000.000 | ||
Xuất kho hàng hóa | X | 8 | 156 | 1.545.000.000 | ||
12/201X | Chi phí bán hàng | X | 9 | 641 | 30.000.000 | |
Chi phí lương BPQLDN | X | 10 | 642 | 20.000.000 | ||
Lương PTCNLĐ | X | 11 | 334 | 50.000.000 | ||
12/201X | Khấu hao BPQLDN | X | 12 | 642 | 25.000.000 | |
Khấu hao BPBH | X | 13 | 641 | 10.000.000 | ||
Tiền hao mòn tài sản | X | 14 | 214 | 35.000.000 | ||
12/201X | Chi tiền điện cho BPQLDN | X | 15 | 642 | 2.000.000 | |
Chi tiền điện cho BPBH | X | 16 | 641 | 5.000.000 | ||
Tiền thuế GTGT | X | 17 | 133 | 700.000 | ||
Thanh toán bằng TM | X | 18 | 111 | 7.700.000 | ||
12/201X | Chủ sở hữu rút vốn | X | 19 | 411 | 500.000.000 | |
Rút bằng tiền mặt | X | 20 | 111 | 500.000.000 | ||
12/201X | Mua CCDC nhập kho | X | 21 | 153 | 10.000.000 | |
Tiền thuế GTGT 10% | X | 22 | 133 | 1.000.000 | ||
Chi bằng tiền mặt | X | 23 | 111 | 11.000.000 |
3. Vẽ chữ T tài khoản 111, biết rằng số dư TK 111 đầu tháng 12 là 900.000.000đ
SDĐK: 900.000.000
7.700.000
500.000.000
11.000.000
PST:
0
PSN: 518.700.000
SDCK: 381.300.000
TK 111
NỢ
CÓ
Bài 2:
Công ty TNHH Bình Minh hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Tháng 6/N có số liêu sau:̣
- Vât liệ u A tồn kho đầu kỳ: 1.500kg, đơn giá 60.000đ/kg̣
- Tình hình nhâp xuất vậ t liệ u A trong ̣ tháng 6/N như sau:
+ Ngày 5 nhâp 1.000kg, đơn giá 61.000đ/kg, CP VC 2.200.000 bao gồm thuế GTGT10%, được̣ giảm giá 500.000
+ Ngày 7 nhâp 2.200kg, đơn giá 62.000đ/kg CP VC 2.500.000 chưa gồm thuế GTGT10%, được̣ giảm giá 800.000
+ Ngày 10 xuất 2.500kg để sản xuất
+ Ngày 12 nhâp 2.000kg, đơn giá 63.000đ/kg CP VC 1.000.000 chưa gồm thuế GTGT10%, ̣ + Ngày 17 xuất 2.800kg để sản xuất
Yêu cu: Tính giá trị xuất kho và tồn kho theo hai phương pháp
- FIFO
- Bình quân gia quyền cuối kỳ
Câu trả lời
1. | Phương pháp FIFO | |||
- | Giá trị hàng tồn đầu kỳ là 1.500* 60.000 = 90.000.000 | |||
- | Chi phí vận chuyển chưa thuế GTGT ngày 5/06 = 2.200.000 / (1+ 10%) = 2.000.000 | |||
- | Giá trị xuất kho 2.500kg ngày 10/6 = 90.000.000 + ( 1.000 * 61.000) - 500.000 + |
2.000.000 = 152.500.000
- | Giá trị xuất kho 2.800kg ngày 17/06 = (2.200*62.000 + 2.500.000 – 800.000) + |
(600*63.000 + 1.000.000/2.000) = 175.900.500
- | Vậy tổng giá trị xuất kho trong kì = 152.500.000 + 175.900.500 = 328.400.500 | |||||
- | Giá trị tồn kho cuối kì = 90.000.000 +327.600.000 – 328.400.500 = 89.199.500 | |||||
2. | Phương pháp bình quân gia quyền cuối kì | |||||
- | Đơn giá bình quân = ( 90.000.000 + 327.600.000) / ( 1.500 + 5.200) = 62.328,35 | |||||
- | Trị giá xuất kho kì = 5.300 * 62.328,25 = 330.340.298 | |||||
- | Giá trị tồn kho cuối kì = 90.000.000 + 327.600.000 – 330.340.298 = 87.259.701 |
Bài 3
Tại một doanh nghiệp thương mại Phúc Xuân nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, số dư đầu tháng của tiền gửi ngân hàng là 800.000.000 đ, các tài khoản khác có số dư hợp lý.
Trong tháng 9 có phát sinh một số nghiệp vụ sau:
- Ngày 3/9, Doanh nghiệp rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 20.000.000 đ, kế toánđã lập phiếu thu số 01. Ngân hàng đã gửi giấy báo Nợ (giấy báo Nợ 01).
- Ngày 4/9, Khách hàng M trả nợ tiền mua hàng cho doanh nghiệp bằng tiền gửi ngân hàng
30.000.000 đ. Ngân hàng đã gửi giấy báo Có (giấy báo Có 01).
- Ngày 5/9, Doanh nghiệp trả tiền cho người bán N 150.000.000 đ bằng tiền gửi ngân hàng.Ngân hàng đã gửi giấy báo Nợ (giấy báo Nợ 02).
- Ngày 6/9, Doanh nghiệp bán hàng cho công ty MaMa theo hóa đơn GTGT số 978321, vớigiá bán là 80.000.000 đ, thuế GTGT 10%, chưa thu tiền khách hàng. Trị giá vốn hàng xuất kho là 60.000.000 đ. (phiếu xuất kho 01)
- Ngày 7/9, Chi tiền mặt theo phiếu chi 01 số tiền 5.000.000 đ tạm ứng cho Nguyễn ThanhSơn đi công tác theo giấy đề nghị tạm ứng 01.
- Ngày 9/9, nộp tiền mặt vào tài khoản tiền gửi ngân hàng theo phiếu chi 02 số tiền100.000.000 đồng. (giấy báo Có 02)
- Ngày 10/9, chi tiền mặt trả lương cho công nhân viên 10.000.000 đ theo phiếu chi 03.
- Ngày 12/9, mua hàng hóa nhập kho giá mua chưa thuế 8.000.000 đ, thuế GTGT 10%, chưathanh toán tiền người bán. (PNK01)
- Ngày 15/9, nhận góp vốn bằng tài sản cố định hữu hình 200.000.000 đ.
Yêu cầu:
1. Ghi nhận nghiệp vụ số 2 đến nghiệp vụ số 9 vào sổ nhật ký chung (theo mẫu)
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Từ ngày 1/9/2018 đến ngày 30/9/2018 Đơn vị tính:
Ngày , tháng ghi sổ | Chứng từ | Diễn giải | Đã ghi sổ cái | STT dòng | Số hiệu TK đối ứng | Số phát sinh | ||
Số hiệu | Ngày, tháng | Nợ | Có | |||||
A | B | C | D | E | G | H | 1 | 2 |
3/9 | PT01 | 3/9 | Quỹ tiền mặt | X | 1 | 111 | 20.000.000 |
|
| Rút TGNH | X | 2 | 112 |
| 20.000.000 | ||
4/9 | GBC01 | 4/9 | Khách hàng M trả tiền mua cho doanh nghiệp | X | 3 | 131 |
| 30.000.000 |
| Thu tiền hàng bằng TGNH | X | 4 | 112 | 30.000.000 |
| ||
5/9 | GBN02 | 5/9 | Doanh nghiệp TTCNB N | X | 5 | 331 | 150.000.000 | |
Thanh toán bằng TGNH | X | 6 | 112 | 150.000.000 | ||||
6/9 | HĐ978321 | 6/9 | Cty MaMa chưa thanh toán | X | 7 | 131 | 80.000.000 | |
Doanh thu bán hàng | X | 8 | 511 | 80.000.000 | ||||
Thuế GTGT | X | 9 | 133 | 8.000.000 | ||||
6/9 | PXK01 | 6/9 | Giá vốn hàng bán | X | 10 | 632 | 60.000.000 | |
Xuất kho hàng hóa | X | 11 | 156 | 60.000.000 | ||||
7/9 | PC01 | 7/9 | Tiền tạm ứng đi công tác | X | 12 | 141 | 5.000.000 | |
Chi bằng tiền mặt | X | 13 | 111 | 5.000.000 | ||||
9/9 | PC02 | 9/9 | Nộp tiền mặt vào ngân hàng | X | 14 | 112 | 100.000.000 | |
Rút bằng TM | X | 15 | 111 | 100.000.000 | ||||
10/9 | PC03 | 10/9 | Chi tiền LPTCNLD | X | 16 | 334 | 10.000.000 | |
Chi bằng TM | X | 17 | 111 | 10.000.000 | ||||
12/9 | PNK01 | 12/9 | Mua hàng hóa nhập kho | X | 18 | 156 | 8.000.000 | |
Thuế GTGT 10% | X | 19 | 133 | 800.000 | ||||
Phải trả cho người bán | X | 20 | 331 | 8.800.000 | ||||
15/9 | PKT01 | 15/9 | Nhận góp vốn bằng TSCDHH | X | 21 | 221 | 200.000.000 | |
Tăng VĐTCSH | X | 22 | 411 | 200.000.000 |
2.Phản ánh vào sổ cái tài khoản tiền gửi ngân hàng. (theo mẫu)
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Từ ngày 1/9/2018 đến ngày 30/9/2018
Tên tài khoản: 112 Đơn vị tính:
Ngày, tháng ghi sổ | Ngày tháng | Chứng từ | DIỄN GIẢI | Số hiệu TK đối ứng | Số tiền | Ghi chú | |
Số hiệu | Nợ | Có | |||||
A | B | D | H | 1 | 2 | 3 | |
|
| Số dư đầu tháng | 0 |
| |||
3/9 | GBN01 | 3/9 | Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ TM | 111 | 20.000.000 | ||
4/9 | GBC01 | 4/9 | Khách hàng M trả tiền mua hàng cho doanh nghiệp | 131 | 30.000.000 | ||
5/9 | GBN02 | 5/9 | Doanh nghiệp trả tiền cho người bán N | 331 | 150.000.00 0 | ||
9/9 | GBC02 | 9/9 | Nộp tiền mặt vào ngân hàng | 111 | 10.000.000 | ||
Tổng phát sinh | 40.000.000 | 170.000.00 0 | |||||
Số dư cuối kỳ | 130.000.00 0 |
Bài 4: Công ty TNHH SX-TM Hana hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên có tình hình sản xuất sản phẩm A trong tháng 11/2017 như sau: - Đu kỳ: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ (TK 154): 20.000.000 đồng - Trong kỳ: Chi phí phát sinh trong tháng gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621): 580.000.000 đồng
+ Chi phí nhân công trực tiếp (TK622): 100.000.000 đồng
+ Chi phí sản xuất chung (TK627): 60.000.000 đồng - Cuối kỳ:
+ Sản phẩm hoàn thành nhập kho : 7.500 sản phẩm
+ Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ (TK 154): 10.000.000 đồng
Yêu cầu:
- Thực hiện các bút toán kết chuyển chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm.
- Tính giá thành sản phẩm A và hạch toán bút toán nhập kho thành phẩm.
Câu trả lời:
- Thực hiện các bút toán kết chuyển chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm:
TK đầu kỳ 154: 20.000.000
Nợ TK 154: 740.000.000
Có TK 621: 580.000.000 |
Có TK 622: 100.000.000 |
Có TK 627: 60.000.000
TK cuối kỳ 154: 10.000.000
- Tính giá thành sản phẩm A và hạch toán bút toán nhập kho thành phẩm
Giá thành sản phẩm A = 20.000.000 + 740.000.000 – 10.000.000 = 750.000.000
Nợ TK 155: 750.000.000
Có TK 154: 750.000.000
Bài 5: Công ty ABC hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá hàng xuất kho theo phương pháp FIFO. Cho biết số liệu về nguyên vật liệu B của công ty trong tháng 11/2017 như sau:
- Vât liệ u B tồn kho đầu kỳ: 2.000kg, đơn giá 55.000đ/kg̣
- Tình hình nhâp xuất nguyên vật liệu B trong kỳ như sau:̣ + Ngày 5/11 nhâp vào 500kg, đơn giá 56.000đ/kg̣ + Ngày 10/11 xuất ra 2.200 kg để sản xuất.
+ Ngày 15/11 nhâp vào 4.000kg, đơn giá 58.000đ/kg̣ + Ngày 20/11 xuất ra 3.500 kg để sản xuất.
Yêu cầu: Tính giá trị nguyên vật liệu B xuất ra để sản xuất tại ngày 10/11 và 20/11.
Câu trả lời:
- | Giá trị nguyên vật liệu B xuất kho 10/11 = 2.000*55.000 + 200*56.000 = 121.200.000 | |
- | Giá trị NVL B xuất kho ngày 20/11 = 300* 56.000 + 3.200*58.000 = 202.400.000 |
Bài 6:
Trích tài liệu tại một doanh nghiệp sản xuất X, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có tài liệu sản xuất trong kỳ như sau:
1. Xuất kho nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất sản phẩm 80.000.000 đồng.
Nợ TK 621: 80.000.000
Có TK 152: 80.000.000
2.Xuất kho công cụ dụng cụ sử dụng cho quản lý phân xưởng sản xuất 1.500.000 đồng.
Nợ TK 627: 1.500.000
Có TK 153: 1.500.000
- Tiền lương phải trả cho nhân viên trực tiếp sản xuất 15.000.000 đồng, nhân viên quản lý phânxưởng 20.000.000 đồng. Trích các khoản nộp theo lương theo quy định (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ).
Nợ TK 622: 15.000.000
Nợ TK 627: 20.000.000
Có TK 334: 35.000.000
Các khoản trích theo lương:
Nợ TK 622: 15.000.000 * 23,5% = 3.525.000
Nợ TK 627: 20.000.000 * 23,5% | = 4.700.000 |
Nợ TK 334: 35.000.000 * 10,5% =3.675.000
Có TK 338: 35.000.000 * 34% = 11.900.000
- Chi phí dịch vụ mua ngoài ở phân xưởng sản xuất, giá chưa thuế GTGT 10.000.000 đồng, thuếGTGT 10% là 1.000.000.Thanh toán bằng tiền mặt.
Nợ TK 627: 10.000.000
Nợ TK 133: 1.000.000
Có TK 111: 11.000.000
- Khấu hao tài sản cố định ở phân xưởng sản xuất 20.000.000 đồng.
Nợ TK 627: 20.000.000 Có TK 214: 20.000.000
- Cuối kỳ thực hiện các bút toán kết chuyển chi phí sản xuất, tính và hạch toán giá thành sảnphẩm nhập kho. Biết chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ là 500.000 đồng; chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ là 1.300.000 đồng.
Thực hiện bút toán kết chuyển chi phí sản xuất:
Nợ TK 154: 154.725.000
Có TK 621: 80.000.000
Có TK 622: 18.525.000
Có TK 627: 56.200.000
Giá thành sản phẩm hoàn thành = 500.000 + 154.725.000 – 1.300.000 = 153.925.000
Nợ TK 155: 153.925.000
Có TK 154: 153.925.000
Yêu cu:
Tính toán và định khoản các nghiệp vụ phát sinh trên.
Bài 7: Công ty ABC hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá hàng xuất kho theo phương pháp Bình quân gia quyền cuối kỳ. Cho biết số liệu về nguyên vật liệu B của công ty trong tháng 11/2017 như sau:
- Vât liệ u B tồn kho đầu kỳ: 2.000kg, đơn giá 55.000đ/kg̣
- Tình hình nhâp xuất nguyên vật liệu B trong kỳ như sau:̣
+ Ngày 5/11 nhâp vào 500kg, đơn giá 56.000đ/kg̣ + Ngày 10/11 xuất ra 2.200 kg để sản xuất. + Ngày 15/11 nhâp vào 4.000kg, đơn giá 58.000đ/kg̣ + Ngày 20/11 xuất ra 3.500 kg để sản xuất.
Yêu cầu: Tính giá trị nguyên vật liệu B nhập trong kỳ
- Tính giá trị nguyên vật liệu B xuất ra để sản xuất tại ngày 10/11 và 20/11.
Câu trả lời:
- | Giá trị NVL tồn đầu kỳ là 2.000*55.000 = 110.000.000 | ||||
- | Trị giá nhập kho trong kỳ = 56.000*500 + 58.000*4.000 = 260.000.000 | ||||
- | Đơn giá bình quân = ( 110.000.000 + 260.000.000) / ( 6500) = 56.923,07 | ||||
- | Trị giá xuất kho ngày 10/11 = 2.200 * 56.923,07 =125.230.769,2 | ||||
- | Trị giá xuất kho ngày 20/11 = 3.500 * 56.923,07 =199.230.745 |