Bài tập môn triết - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng

Tai nạn giao thông là vấn đề nhức nhối đang được xã hội quan tâm và trở thành hiểm họa đối với bất kì ai khi tham gia giao thông. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

I.Nguyên nhân dẫn dến vấn đề:
Tai nạn giao thông là vấn đề nhức nhối đang được xã hội quan tâm và trở thành hiểm họa
đối với bất kì ai khi tham gia giao thông. Nó được các phương tiện thông tin đại chúng đề cập
đến qua từng ngày, từng giờ vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của mỗi người dân. Cứ mỗi
năm, Việt Nam có tới gần một nghìn vụ tai nạn giao thông, nhiều nhất là xe máy. Không những
thế, tai nạn giao thông ngày càng gia tăng nghiêm trọng mà không hề suy giảm đặc biệt là giao
thông đường bộ và nó đã trở thành một vấn nạn lớn cho toàn xã hội. Dưới góc nhìn triết học của
chủ nghĩa duy vật lịch sử, vấn nạn tai nạn giao thông đường bộ ngày càng gia tăng nghiêm trọng
được giải thích dưới hai yếu tố là tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
1.Tồn tại xã hộitoàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của
xã hội.Tồn tại xã hội của con người là thực tại xã hội khách quan, là một kiểu vật chất xã hội, là
các quan hệ xã hội vật chất được ý thức xã hội phản ánh. Nó bao gồm phương thức sản xuất, dân
cư, hoàn cảnh địa lý.
- Về phương thức sản xuất: Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu xã hội và nhu cầu hòa nhập thế
giới của nước ta đặt ra nhằm sánh vai với các cường quốc trên thế giới ngày càng cao. Chính vì
vậy mà quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra. Quá trình công nghiệp hóa là “Đất nước
ta chuyển đổi cơ bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý kinh tế, quản lý xã
hội từ dựa vào lao động thủ công là chính sang dựa vào lao động kết hợp cùng với phương tiện,
phương pháp công nghệ, kỹ thuật, tiên tiến hiện đại để tạo ra năng suất lao động cao”. Do đó,
việc phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi có sự tham gia của phần lớn các phương tiện giao thông và
các phương tiện hiện đại phục vụ cho nhu cầu và công việc của con người. Bên cạnh đó, sự tăng
trưởng kinh tế, tốc độ đô thị hóa và dân số đô thị tăng nhanh chóng khiến cho các loại phương
tiện tham gia giao thông tăng nhanh, vấn đề ùn tắc giao thông và tai nạn, mất ATGT đã và đang
trở thành vấn đề hết sức bức xúc tại các đô thị, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ
Chí Minh.
- Dân số: mức độ tăng dân cư, mật độ dân cư, việc phân bố dân cư – là điều kiện thường xuyên,
tất yếu của sự phát triển của xã hội. Nhưng dân số tăng nhanh kéo theo sự bùng nổ dân số dẫn
đến mật độ dân số tăng, từ đó nhu cầu đi lại của người dân ngày càng cao, tạo sức ép cho việc
giải quyết vấn đề giao thông. Mật độ người tham gia giao thông tăng góp phần làm gia tăng tình
trạng tai nạn giao thông ở nước ta hiện nay. Dân số chính là lực lượng lao động, khi tham gia
giao thông với số lượng lớn sẽ dẫn đến ùn tắc trên các tuyến đường, tai nạn giao thông xảy ra là
tất yếu. Mặc dù dân số không giữ vai trò quyết định sự phát triển của xã hội nhưng cũng là một
phần của tồn tại xã hội tác động, ảnh hưởng đến bộ mặt xã hội điển hình là tai nạn giao thông
khiến tình trạng này gia tăng nghiêm trọng như hiện nay.
- Điều kiện tự nhiên: là bộ phận của giới tự nhiên mà xã hội con người trực tiếp dựa vào để tồn
tại và phát triển. Bao gồm đất đai, rừng núi, sông biển, khí hậu, khoáng sản, động thực vật, ánh
sáng, độ ẩm, không khí…Các yếu tố trên góp phần trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc gây ra tai
nạn giao thông. Tai nạn giao thông đường bộ có thể xuất phát từ những yếu tố thời tiết bất lợi
như mưa bão, sương mù hay sạt lở đất, lũ lụt khiến mực nước sông hồ lên cao, động vật qua
đường gây cản trở và khó khăn, nhiều khi gây ra tai nạn đáng tiếc. Hầu như những tác động này
xảy ra một cách ngẫu nhiên, không lường trước được, đặt người tham gia giao thông phải có sự
cẩn thận và chú ý. Chính vì vậy mà điều kiện tự nhiên là yếu tố thường xuyên, tất yếu của sự tồn
tại và phát triển của xã hội.
- Cơ sở hạ tầng giao thông: chính là đường xá, đèn tín hiệu, biển báo, cầu cống… Khi tham gia
giao thông đường bộ, cơ sở hạ tầng giao thông đóng một vai trò quan trọng cho việc đảm bảo an
toàn giao thông. Chất lượng của nhiều công trình giao thông đường bộ không được đảm bảo có
thể là do thời gian xây dựng quá lâu dẫn đến xuống cấp, đường xá bị sụt lún, có nhiều “ổ gà” gây
nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Nhiều con đường và cầu cống bị xuống cấp nhanh
chóng do việc thi công xây dựng không được đảm bảo. Khi số lượng phương tiện tham gia giao
thông tăng nhanh, cầu đường cũ không được mở rộng cũng tạo ra sự ùn tắc, tai nạn. Bên cạnh đó,
con người cũng tác động vào chính cơ sở hạ tầng giao thông một cách trực tiếp khiến chúng bị
xuống cấp, ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của con người. Ở nước ta hiện nay, vẫn có rất
nhiều công trình giao thông xây dựng chưa hợp lý và còn bị bỏ dở, chưa hoàn thành và không thể
đi vào sử dụng. Chính vấn đề này đã gây ra sự lộn xộn, cản trở việc tham gia giao thông, đặc biệt
là xảy ra tai nạn nghiêm trọng.
2. Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đi sống xã hội, là bộ phận hợp thành của văn hóa
tinh thần của xã hội. Bao gồm tình cảm, tập quán, truyền thống, quan điểm, tư tưởng, lý luận…
phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định. Những hình thái cơ bản của ý
thức xã hội bao gồm ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức khoa học, ý thức
nghệ thuật, ý thức tôn giáo. Bên cạnh ý thức xã hội, mỗi con người lại có ý thức cá nhân, nó là
đời sống tinh thần của những con người riêng biệt cụ thể, phản ánh những điều kiện vật chất
trong đời sống riêng của những con người cụ thể đó. Người tham gia giao thông có tập quán là
cứ tốt cho mình là làm, họ cứ đi trên đường mà không hề quan tâm đến người khác miễn sao
nhanh và tốt cho họ. Ý thức đạo đức của người tham gia giao thông đường bộ ở Việt nam còn
kém, vẫn còn nhiều người ngang nhiên vượt đèn đỏ hay chen lấn, xô đẩy. Nhiều người không
nhận thức được rằng chính cái kém hiểu biết của mình đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng về
người và tài sản. Điều đáng nói là trách nhiệm về chính mạng sống của mình lại bị nhiều người
làm ngơ, tình trạng này ngày càng trở nên phổ biến cho dù có nhất nhiều vụ tai nạn thảm khốc
diễn ra như một lời cảnh báo. Xuất phát từ việc giáo dục nhận thức còn hạn chế khi còn ngồi trên
ghế nhà trường của bộ phận không nhỏ người Việt Nam, nó dần trở thành lối mòn trong suy nghĩ
khó thay đổi, nó biểu hiện qua hành động thiếu văn hóa khi tham gia giao thông Ta có thể bắt
gặp nhiều hình ảnh thực tế khi tham gia giao thông. Nhiều người sang đường tùy tiện, rất nguy
hiểm, không đội mũ bảo hiểm hay chở quá số người quy định. Một câu hỏi được đặt ra là tình
trạng đó sẽ còn tiếp diễn đến bao giờ? Như Hê – ghen nói:” cái tất yếu chỉ là sự mù quáng chừng
nào người ta chưa hiểu ra nó”. Mọi người khi tham gia giao thông không thể chỉ vì lợi ích của
riêng bản thân mà coi rằng đó là cái tất yếu phải làm.Tóm lại là trình độ văn hóa giao thông của
người dân Việt Nam còn hạn chế, nó là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ
ngày càng gia tăng nghiêm trọng. Những quan điểm đó đã có từ lâu đời và ăn sâu vào suy nghĩ
của nhiều người dân Việt Nam. Chính từ quan điểm đó mà nhiều vụ tai nạn đã xảy ra, ý thức xã
hội đó lạc hậu so với tồn tại xã hội trong thời đại phát triển như hiện nay. Nó phản ánh thực trạng
tai nạn giao thông đường bộ tăng nhanh trong những năm gần đây và có thể vẫn gia tăng trong
thời gian tới.
II.Giải pháp:
Thông qua những nguyên nhân trên và hậu quả của tai nạn giao thông đường bộ nhóm em xin
được đưa ra một số giai pháp nhằm giảm thiểu tai nạn gioa thông đường bộ hiện nay
- Chúng ta cần phải thực hiện công nghiệp hóa một cách hợp lý phù hợp với những điều kiện xã
hội như hiện nay. Bên cạnh đó, việc đô thị hóa cần có sự quy hoạch dân cư sao cho hợp lý giữa
các vùng miền tránh việc mật độ dân cư tập trung quá cao ở một vài địa điểm. Xử lý những bất
cập trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa và đô thị hóa sẽ làm cho phân luồng giao thông
hợp lý, làm giảm tỉ lệ tai nạn giao thông đường bộ.
- Nhà nước cần chủ trương ban hành những quy định mới trong kế hoạch hóa gia đình nhằm hạn
chế việc bùng nổ dân số như hiện nay. Nhờ đó, người tham gia giao thông sẽ giảm đi, tránh ách
tắc giao thông trong những giờ cao điểm, tai nạn giao thông đường bộ sẽ được giảm tải, mức an
toàn giao thông sẽ được tăng lên đáng kể.
- Từ hoàn cảnh địa lý Những yếu tố tự nhiên thường xảy ra mà không ai có thể lường trước được,
chính vì vậy mà mọi người chỉ có thể cảnh giác và cẩn thận khi tham gia giao thông để tránh
những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
| 1/3

Preview text:

I.Nguyên nhân dẫn dến vấn đề:
Tai nạn giao thông là vấn đề nhức nhối đang được xã hội quan tâm và trở thành hiểm họa
đối với bất kì ai khi tham gia giao thông. Nó được các phương tiện thông tin đại chúng đề cập
đến qua từng ngày, từng giờ vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của mỗi người dân. Cứ mỗi
năm, Việt Nam có tới gần một nghìn vụ tai nạn giao thông, nhiều nhất là xe máy. Không những
thế, tai nạn giao thông ngày càng gia tăng nghiêm trọng mà không hề suy giảm đặc biệt là giao
thông đường bộ và nó đã trở thành một vấn nạn lớn cho toàn xã hội. Dưới góc nhìn triết học của
chủ nghĩa duy vật lịch sử, vấn nạn tai nạn giao thông đường bộ ngày càng gia tăng nghiêm trọng
được giải thích dưới hai yếu tố là tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
1.Tồn tại xã hộitoàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của
xã hội
.Tồn tại xã hội của con người là thực tại xã hội khách quan, là một kiểu vật chất xã hội, là
các quan hệ xã hội vật chất được ý thức xã hội phản ánh. Nó bao gồm phương thức sản xuất, dân cư, hoàn cảnh địa lý.
- Về phương thức sản xuất: Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu xã hội và nhu cầu hòa nhập thế
giới của nước ta đặt ra nhằm sánh vai với các cường quốc trên thế giới ngày càng cao. Chính vì
vậy mà quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra. Quá trình công nghiệp hóa là “Đất nước
ta chuyển đổi cơ bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý kinh tế, quản lý xã
hội từ dựa vào lao động thủ công là chính sang dựa vào lao động kết hợp cùng với phương tiện,
phương pháp công nghệ, kỹ thuật, tiên tiến hiện đại để tạo ra năng suất lao động cao”. Do đó,
việc phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi có sự tham gia của phần lớn các phương tiện giao thông và
các phương tiện hiện đại phục vụ cho nhu cầu và công việc của con người. Bên cạnh đó, sự tăng
trưởng kinh tế, tốc độ đô thị hóa và dân số đô thị tăng nhanh chóng khiến cho các loại phương
tiện tham gia giao thông tăng nhanh, vấn đề ùn tắc giao thông và tai nạn, mất ATGT đã và đang
trở thành vấn đề hết sức bức xúc tại các đô thị, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
- Dân số: mức độ tăng dân cư, mật độ dân cư, việc phân bố dân cư – là điều kiện thường xuyên,
tất yếu của sự phát triển của xã hội. Nhưng dân số tăng nhanh kéo theo sự bùng nổ dân số dẫn
đến mật độ dân số tăng, từ đó nhu cầu đi lại của người dân ngày càng cao, tạo sức ép cho việc
giải quyết vấn đề giao thông. Mật độ người tham gia giao thông tăng góp phần làm gia tăng tình
trạng tai nạn giao thông ở nước ta hiện nay. Dân số chính là lực lượng lao động, khi tham gia
giao thông với số lượng lớn sẽ dẫn đến ùn tắc trên các tuyến đường, tai nạn giao thông xảy ra là
tất yếu. Mặc dù dân số không giữ vai trò quyết định sự phát triển của xã hội nhưng cũng là một
phần của tồn tại xã hội tác động, ảnh hưởng đến bộ mặt xã hội điển hình là tai nạn giao thông
khiến tình trạng này gia tăng nghiêm trọng như hiện nay.
- Điều kiện tự nhiên: là bộ phận của giới tự nhiên mà xã hội con người trực tiếp dựa vào để tồn
tại và phát triển. Bao gồm đất đai, rừng núi, sông biển, khí hậu, khoáng sản, động thực vật, ánh
sáng, độ ẩm, không khí…Các yếu tố trên góp phần trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc gây ra tai
nạn giao thông. Tai nạn giao thông đường bộ có thể xuất phát từ những yếu tố thời tiết bất lợi
như mưa bão, sương mù hay sạt lở đất, lũ lụt khiến mực nước sông hồ lên cao, động vật qua
đường gây cản trở và khó khăn, nhiều khi gây ra tai nạn đáng tiếc. Hầu như những tác động này
xảy ra một cách ngẫu nhiên, không lường trước được, đặt người tham gia giao thông phải có sự
cẩn thận và chú ý. Chính vì vậy mà điều kiện tự nhiên là yếu tố thường xuyên, tất yếu của sự tồn
tại và phát triển của xã hội.
- Cơ sở hạ tầng giao thông: chính là đường xá, đèn tín hiệu, biển báo, cầu cống… Khi tham gia
giao thông đường bộ, cơ sở hạ tầng giao thông đóng một vai trò quan trọng cho việc đảm bảo an
toàn giao thông. Chất lượng của nhiều công trình giao thông đường bộ không được đảm bảo có
thể là do thời gian xây dựng quá lâu dẫn đến xuống cấp, đường xá bị sụt lún, có nhiều “ổ gà” gây
nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Nhiều con đường và cầu cống bị xuống cấp nhanh
chóng do việc thi công xây dựng không được đảm bảo. Khi số lượng phương tiện tham gia giao
thông tăng nhanh, cầu đường cũ không được mở rộng cũng tạo ra sự ùn tắc, tai nạn. Bên cạnh đó,
con người cũng tác động vào chính cơ sở hạ tầng giao thông một cách trực tiếp khiến chúng bị
xuống cấp, ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của con người. Ở nước ta hiện nay, vẫn có rất
nhiều công trình giao thông xây dựng chưa hợp lý và còn bị bỏ dở, chưa hoàn thành và không thể
đi vào sử dụng. Chính vấn đề này đã gây ra sự lộn xộn, cản trở việc tham gia giao thông, đặc biệt
là xảy ra tai nạn nghiêm trọng.
2. Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đi sống xã hội, là bộ phận hợp thành của văn hóa
tinh thần của xã hội
. Bao gồm tình cảm, tập quán, truyền thống, quan điểm, tư tưởng, lý luận…
phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định. Những hình thái cơ bản của ý
thức xã hội bao gồm ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức khoa học, ý thức
nghệ thuật, ý thức tôn giáo. Bên cạnh ý thức xã hội, mỗi con người lại có ý thức cá nhân, nó là
đời sống tinh thần của những con người riêng biệt cụ thể, phản ánh những điều kiện vật chất
trong đời sống riêng của những con người cụ thể đó. Người tham gia giao thông có tập quán là
cứ tốt cho mình là làm, họ cứ đi trên đường mà không hề quan tâm đến người khác miễn sao
nhanh và tốt cho họ. Ý thức đạo đức của người tham gia giao thông đường bộ ở Việt nam còn
kém, vẫn còn nhiều người ngang nhiên vượt đèn đỏ hay chen lấn, xô đẩy. Nhiều người không
nhận thức được rằng chính cái kém hiểu biết của mình đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng về
người và tài sản. Điều đáng nói là trách nhiệm về chính mạng sống của mình lại bị nhiều người
làm ngơ, tình trạng này ngày càng trở nên phổ biến cho dù có nhất nhiều vụ tai nạn thảm khốc
diễn ra như một lời cảnh báo. Xuất phát từ việc giáo dục nhận thức còn hạn chế khi còn ngồi trên
ghế nhà trường của bộ phận không nhỏ người Việt Nam, nó dần trở thành lối mòn trong suy nghĩ
khó thay đổi, nó biểu hiện qua hành động thiếu văn hóa khi tham gia giao thông Ta có thể bắt
gặp nhiều hình ảnh thực tế khi tham gia giao thông. Nhiều người sang đường tùy tiện, rất nguy
hiểm, không đội mũ bảo hiểm hay chở quá số người quy định. Một câu hỏi được đặt ra là tình
trạng đó sẽ còn tiếp diễn đến bao giờ? Như Hê – ghen nói:” cái tất yếu chỉ là sự mù quáng chừng
nào người ta chưa hiểu ra nó”. Mọi người khi tham gia giao thông không thể chỉ vì lợi ích của
riêng bản thân mà coi rằng đó là cái tất yếu phải làm.Tóm lại là trình độ văn hóa giao thông của
người dân Việt Nam còn hạn chế, nó là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ
ngày càng gia tăng nghiêm trọng. Những quan điểm đó đã có từ lâu đời và ăn sâu vào suy nghĩ
của nhiều người dân Việt Nam. Chính từ quan điểm đó mà nhiều vụ tai nạn đã xảy ra, ý thức xã
hội đó lạc hậu so với tồn tại xã hội trong thời đại phát triển như hiện nay. Nó phản ánh thực trạng
tai nạn giao thông đường bộ tăng nhanh trong những năm gần đây và có thể vẫn gia tăng trong thời gian tới. II.Giải pháp:
Thông qua những nguyên nhân trên và hậu quả của tai nạn giao thông đường bộ nhóm em xin
được đưa ra một số giai pháp nhằm giảm thiểu tai nạn gioa thông đường bộ hiện nay
- Chúng ta cần phải thực hiện công nghiệp hóa một cách hợp lý phù hợp với những điều kiện xã
hội như hiện nay. Bên cạnh đó, việc đô thị hóa cần có sự quy hoạch dân cư sao cho hợp lý giữa
các vùng miền tránh việc mật độ dân cư tập trung quá cao ở một vài địa điểm. Xử lý những bất
cập trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa và đô thị hóa sẽ làm cho phân luồng giao thông
hợp lý, làm giảm tỉ lệ tai nạn giao thông đường bộ.
- Nhà nước cần chủ trương ban hành những quy định mới trong kế hoạch hóa gia đình nhằm hạn
chế việc bùng nổ dân số như hiện nay. Nhờ đó, người tham gia giao thông sẽ giảm đi, tránh ách
tắc giao thông trong những giờ cao điểm, tai nạn giao thông đường bộ sẽ được giảm tải, mức an
toàn giao thông sẽ được tăng lên đáng kể.
- Từ hoàn cảnh địa lý Những yếu tố tự nhiên thường xảy ra mà không ai có thể lường trước được,
chính vì vậy mà mọi người chỉ có thể cảnh giác và cẩn thận khi tham gia giao thông để tránh
những hậu quả đáng tiếc xảy ra.