Bài tập nhận định môn Thương mại quốc tế có đáp án

Bài tập nhận định môn Thương mại quốc tế có đáp án của Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!

Thông tin:
51 trang 11 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài tập nhận định môn Thương mại quốc tế có đáp án

Bài tập nhận định môn Thương mại quốc tế có đáp án của Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!

242 121 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD| 36443508
ÔN TẬP
I/ Nhận định
1. Tất cả hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đều được điều chỉnh bởi CISG.
Sai, K1D1 CUV 1980
2. CISG điều chỉnh tất cả các vấn đề trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Sai, D4 +D5 CUV 1980
3. CISG không điều chỉnh các hợp đồng gia công quốc tế.
Đúng, K1D3 CUV 1980
4. Nếu các bên thỏa thuận chon luật áp dụng là CISG thì công ước sẽ điều chỉnh hợp đồng của họ.
Sai, khi các bên có thỏa thuận nhưng hợp đồng đó phải là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì
công ước viên mới được áp dụng hàng hóa này phải thỏa mãn D2 CUV 1980 (hang hóa không
thuộc quy định tại D2)
5. Incoterms điều chỉnh tất cả các vấn đề của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Sai, chỉ điều chỉnh quyền nghĩa vụ của người mua người bán khi giao nhận hàng hóa
chuyển giao rủi ro
6. Khi các bên trong hợp đồng thỏa thuận trái với nội dung Incoterms thì toàn bộ nội dung
củaincoterms vô hiệu và không thể áp dụng cho hợp đồng.
Đúng, vì Incoterms là tập quán thương mại quốc tế
7. Các bên có quyên thỏa thuận những nội dung trong hợp đồng trái với nội dung của incoterms.
Sai, vì các bên được quyền ký theo phụ lục hợp đồng để áp dụng Incoterms
8.Theo CISG, trả lời chào hàng làm thay đổi nội dung chào hàng ban đầu thì cấu thành một hoàn
giá.
Sai, chỉ những trả lời chào hàng mang tính thay đổi cơ bản theo K3D19 mới trở thành một chào
hàng mới theo K1D19. Nếu thay đổi không mang tính cơ bản thì được xem 1 chấp nhận chào hàng
căn cứ tại K2D19
9. Theo CISG, trả lời chào hàng kèm theo sửa đổi, bổ sung nhưng không làm thay đổi nội dungcơ
bản của chào hàng thì chắc chắn cấu thành một chấp nhận chào hàng.
Sai, K2D19 (trừ trường hợp bên chào hàng, trong thời gian không chậm trễ, phản đối bằng lời nói
hoặc gửi thông báo từ chối cho bên được chào hàng; nếu bên chào hàng im lặng được coi là đồng ý)
10. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế một bên kết thương nhân trụ sở thương mại
tạiViệt Nam phải được lập dưới hình thức văn bản.
Sai, theo CUV không bắt buộc về hình thức của hợp đồng quy định tại D11, chỉ bắt buộc lập
dưới hình thức văn bản khi áp dụng D27 LTMVN
lOMoARcPSD| 36443508
11. CISG áp dụng đối với mọi hợp đồng mua n hàng hóa quốc tế được kết giữa các bên
trụsở thương mại tại các nước thành viên CISG.
Sai, D10 và D93 CUV
12. Nếu các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đều không trụ sthương mại tại
cácnước thành viên CISG thì công ước không được áp dụng để điều chỉnh hợp đồng này.
Sai, vì các bên vẫn có thể thỏa thuận áp dụng CUV để điều chỉnh hợp đồng này
13. Theo CISG, nếu người chào hàng im lặng trước những điều kiện bổ sung trong thư trả lời
chấpnhận đối với chào hàng, thì hợp đồng sẽ được kết lập và bao gồm những điều kiện bổ sung
đó. Sai, K2D19 nếu sửa đổi bổ sung không mang tính cơ bản thì được xem là chấp nhận chào
hàng người chào hàng im lặng được xem là đồng ý. Tuy nhiên nếu sửa đổi bổ sung mang tính
cơ bản thì tạo thành chào hàng mới và cần được trả lời mới được xem là chấp nhận, nếu im lặng
được xem là từ chối (K1D18)
14. Theo CISG, trong mọi trường hợp, một sự trả lời trễ hẹn không được coi một chấp nhận
chàohàng.
Sai, K1D21 CUV nếu bên chào hàng chấp nhận
15. Theo CISG 1980, một bên trog hợp đồng được miễn trách nhiệm nếu việc không thực hiện
hợpđồng do bên thứ ba là bên cam kết thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng.
Sai, K2 D79 CUV chỉ khi nào bên thứ ba cũng được hưởng miễn trách
16. Nếu các bên thỏa thuận vấn đề hiệu lực hợp đồng sẽ do CISG điều chỉnh.
Sai, Điểm a Đ4 CUV
17. Các điều ước quốc tế là điều luật đương nhiên áp dụng để điều chỉnh quan hệ các bên tronghợp
đồng thương mại quốc tế.
Sai, chỉ là nguồn luật đương nhiên đối với các quốc gia thành viên
18. Theo CISG, chế tài buộc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thể áp dụng đồng thời với chế tài
hủyhợp đồng.
Sai, vì 2 chế tài này mâu thuẫn với nhau
19. Theo CISG, chế tài buộc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng không được áp dụng đồng thời với chếtài
yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Sai, K2 D45 CUV; K2D61 CUV
20. Theo CISG, hợp đồng sau khi giao kết vẫn có thể được các bên thỏa thuận sửa đổi bằng lời i.
Đúng, K2 D29 nếu như trong hợp đồng không bắt buộc phải sửa đổi bằng văn bản và nếu trong
hợp đồng đó không có quy định về hình thức của việc sửa đổi, bổ sung thì các bên được sửa đổi
bằng lời nói
lOMoARcPSD|36443508
21. Một khi báo cáo của ban hội thẩm hay quan phúc thẩm được DSB thông qua, các bên
tranhchấp phải tuân thủ ngay lập tức .
Sai. Căn cứ Điều 21.3 của DSU điều chỉnh việc xác định thời hạn thực hiện các khuyến nghị
pháp quyết được DSB thông qua, bên tranh chaapslieen quan phải thông báo với DSB về kế hoạch
thực thi KN & PQ này của mình. Nếu không được thực hiện ngay lập tức, các khuyến nghị và phán
quyết phải được thực hiện trong một thời hạn hợp lý.
22. Thành viên của WTO có thể đánh thuế cao hơn mức thuế trần đã cam kết với WTO?
Đúng. Các quốc gia thành viên vẫn có thể tăng thuế sau khi đã tiến hành đàm phám lại và đã đền
thỏa đáng cho lợi ích các bên bị thiệt hại do việc tăng thuế đó. dụ trong trường hợp áp dụng
các biện pháp trã đũa thương mại; áp dụng thuế chống bán phá giá; áp dụng thuế đối kháng;... 23.
Trong chế giải quyết tranh chấp của WTO, tất cả các vấn đề sẽ được xem xét thông qua trên
sở nguyên tắc đồng thuận nghịch?
Sai. nguyên tắc quyết định trên sở ồng thuận nghịch" đóng vai trò rất quan trọng trong
việc bảo đảm tính nhanh chóng và hiệu quả của thủ tục GQTC. Trên nguyên tắc, đồng thuận nghịch
được áp dụng ở những giai đoạn mang tính quyết định của thủ tục GQTC của WTO, bao gồm quyết
định thành lập Ban hội thẩm, thông qua báo cáo của Ban hội thẩm và của Cơ quan phúc thẩm, thông
qua yêu cầu cho phép áp dụng các biện pháp trả đũa thương mại
24. Ban hội thẩm quan phúc thẩm quan giải quyết tranh chấp thường trực trong chếgiải
quyết tranh chấp của WTO?
Đúng. Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) của WTO có 2 cấp gồm Ban hội thẩm (Panel) và
quan phúc thẩm (Appellate Body). DSB không trực tiếp tham gia o quá trình xét xử tranh chấp
mà chỉ nơi đưa ra quyết định chính trị trong giải quyết tranh chấp tại WTO. Ban hội thẩm
quan phúc thẩm giữ vai trò các thiết chế pháp để đánh giá c khía cạnh pháp của vụ tranh
chấp.
25. Chỉ các bên tham gia vào tranh chấp giai đoạn thẩm mới quyền kháng cáo báo cáo củaBan
hội thẩm
Sai. Vì các bên tham gia vào tranh chấp gồm: người đi kiện; người bị kiện và bên thứ ba. Phạm vi
kháng cáo: chỉ có người đi kiện; người bị kiện mới có quyền kháng cáo
26.Thuế đối kháng và thuế chống bán phá giá thể đồng thời áp dụng cho một hoàn cảnh phá giá
hay trợ cấp xuất khẩu
Sai. Phạm vi áp dụng của chúng là khác nhau, nếu bản thân hành vi của 1 doanh nghiệp thực hiện
liên quan đến hành vi thương mại không lành mạnh thì không áp dụng các thuế đối kháng, chỉ áp
dụng thuế khác như bán phá giá…
lOMoARcPSD|36443508
Còn nếu việc trợ cấp của CP làm cho hàng hóa bán thấp hơn giá thông thường tại ớc nhập khẩu
thì lúc này áp dụng thuế đối kháng mà không áp dụng đồng thời các loại thuế khác.
lOMoARcPSD| 36443508
II/ Tự luận
1. Điều kiện để quốc gia áp dụng thuế chống bán phá giá cho sản phẩm của quốc gia khác?
Trả lời:
- Theo quy định của WTO (Đa + Đb K1 D6 HĐ chung về thuế quan và thương mại 1994) thì việc
áp dụng các biện pháp chống bán phá giá chỉ có thể thực hiện nếu cơ quan có thẩm quyền của nước
nhập khẩu, sau khi đã tiến hành điều tra chống bán phá giá , ra kết luận khẳng định sự tồn tại đồng
thời của cả 03 điều kiện sau:
+Hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá (với biên độ phá giá không thấp hơn 2%);
+ Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe doạ
thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước (gọi chung là
yếu tố “thiệt hại”);
+Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại nói trên;
2. Các phương thức giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO có ưu điểm gì?
Trả lời:
- Thứ nhất, việc giải quyết được tiến hành thận trọng, qua hai bước bởi các quan trung lập
(Banhội thẩm, Cơ quan phúc thẩm), đảm bảo giải quyết một cách chính xác các tranh chấp
- Thứ hai, cơ chế này được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ với các thời hạn ngắn, xác định-
Thứ ba, cơ chế thông qua tự động (đồng thuận phủ quyết) đã khắc phục được yếu điểm của chế
đồng thuận trước kia. Các báo cáo của Ban hội thẩm hay của quan phúc thẩm sẽ tự động được
thông qua nếu tất cả các thành viên không phản đối
- Thứ tư, chế này cho phép đưa ra giải pháp cuối cùng cho tranh chấp, bảo đảm quyền lợi
củabên bị vi phạm, tránh những bế tắc không thể vượt qua trong những phương thức ngoại giao -
Thứ năm, DSU có nhiều quy định về thủ tuc dành riêng cho các nước đang phát triển hoặc kém phát
triển tạo điều kiện thuận lợi cho các nước này khi tham gia thủ tục giải quyết tranh chấp bảo vệ
quyền lợi chính đáng và hợp pháp của mình.
- Thứ sáu, việc WTO cho phép sự tham gia của bên thứ ba vào diễn biến vụ kiện được các
nướcđang phát triển hoan nghênh.
3. Năm 2015, A đệ trình n bản lên quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB) yêu cầu
được tham vấn về việc B áp dụng biện pháp tăng thuế đối với sản phẩm X nhập khẩu từ A.
Trong đơn kiện của mình A cho rằng biện pháp của B (tăng thuế nhập khẩu sản phẩm X từ
10% đến 35%) đã vi phạm cam kết của B về tự do thương mại. A và B đều là thành viên
WTO.
a) Biện pháp tăng thuế của B có phù hợp quy định của WTO không?
lOMoARcPSD| 36443508
- Việc tăng thuế của quốc gia B phù hợp với quy định của WTO hay không còn
phụthuộc vào rất nhiều yếu tố chứ không thể chỉ dựa vào tỷ lệ thuế suất tăng lên mà kết luận
được rằng việc tăng thuế của quốc gia B là đúng hay sai.
+ Đầu tiên phải xem xét mức thuế quốc gia B đưa ra cao hơn mức thuế trần hay
không, bởi theo quy định về thuế suất ràng buộc của WTO thì việc quốc gia B tăng thuế mức
thuế đó thấp hơn mức thuế trần thì vẫn được chấp nhận
+ Nếu mức thuế mà quốc gia B đưa ra cao n mức thuế trần đã được thỏa thuận thì lúc này
sẽ được chia làm hai trường hợp:
TH 1: Là quốc gia B có chủ ý tăng thuế nhập khẩu
- Thì việc tăng thuế của quốc gia B là không phù hợp với quy định của WTO
TH 2: Là quốc gia B được áp dụng biện pháp phòng vệ
- Thì việc tăng thuế của quốc gia B hoàn toàn được chấp nhận
b) Bình luận về nội dung vụ tranh chấp trênNguyên tắc tự do hóa mậu dịch là gì?
Đây là nguyên tắc quy định về việc cắt giảm dần từng bước các rào cản thương mại - hàng
rào thuế quan phi thuế quan, để đến một lúc nào đó trong tương lai sẽ xóa bỏ hoàn toàn, mở đường
cho thương mại tự do phát triển
- Biện pháp tăng thuế của quốc gia B
Theo như đã phân tích phía trên, trong trường hợp quốc gia B ng thuế là đúng với quy định
của WTO thì việc quốc gia A đâm đơn kiện quốc gia B là không phù hợp
Đối với trường hợp việc tăng thuế của quốc gia B sai với quy định của WTO thì lúc y
quốc gia B đã vi pháp nguyên tắc ổn định, minh bạch, dễ dự đoán trong thương mại chứ không
phải là vi phạm về nguyên tắc tự do hóa mậu dịch. Bởi việc áp dụng mức thuế ràng buộc trong hoạt
động thương mại của các thành viêm WTO được điều chỉnh bằng nguyên tắc ổn định, minh bạch,
dễ dự đoán trong thương mại
c) Cơ quan giải quyết tranh chấp
- quan này thưc chất là Đại hội đồng WTO, bao gồm đại diện của tất cả các quốc
gia thành viên. DSB quyền thành lập Ban hội thẩm, thông qua các báo cáo của Ban hội
thẩm của quan phúc thẩm, giám sát việc thi hành các quyết định, khuyến nghị giải
quyết tranh chấp, cho phép đình chỉ thực hiện các nghĩa vụ nhượng bộ (trả đũa). Tuy nhiên,
DSB chỉ quan thông qua quyết định chứ không trực tiếp thực hiện việc xem xét giải
quyết tranh chấp.
4. Tại sao có thể nhiều hơn một yêu cầu kháng cáo cho một báo cáo của Ban hội thẩm?Tr
lời: Khi mà các bên không đồng tình với báo cáo này hoặc không đồng tình với những nội dung
phán quyết một hoặc một số trong đó thì có thể kháng cáo để có 1 cơ hội xem xét lại vụ án.
lOMoARcPSD| 36443508
Họ không bị ràng buộc bởi 1 phán quyết duy nhất, đảm bảo tự do và các nguyên tắc tranh tụng , quy
tắc xét xử trong thương mại quốc tế. Các bên sử dụng để đảm bảo bảo vệ tốt nhất lợi ích của mình
5. Tại sao WTO không khuyến khích biện pháp trả đũa thương mại? Bình luận?
Trả lời:
- Về mặt thuyết, trả đũa một biện pháp khắc phục để đảm bảo sự tuân thủ đúng với
cáckhuyến nghị phán quyết của DSB. Tuy nhiên, thực tế, trả đũa không phải một biện pháp
khắc phục hiệu quả đối với các thành viên đang phát triển. Biện pháp trả đũa tác dụng cho các
đối tác thương mại lớn của nước đang phát triển chứ không phải là cho bản thân các nước đang phát
triển. Mục tiêu cơ bản của biện pháp trả đũa là m cho bên vi phạm tuân thủ các phán quyết của
DSB, trong khi đó các ớc đang phát triển quyền lực kinh tế m hơn, sẽ lo ngại về hiệu quả
của nó, đặc biệt khi họ đấu tranh với các thành viên phát triển, những nước quyền lực kinh tế
mạnh hơn.
- Các quy tắc thực tiễn của WTO về các biện pháp khắc phục được xây dựng
phầnthiên vị cho lợi ích của các thành viên có thị trường lớn như Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu.Do
thị phần lớn trên thị trường thế giới, Hoa Kỳ Liên minh châu Âu nhìn chung muốn các ớc
đang phát triển tuân thủ các quy định và phán quyết của WTO bởi vì họ nhận thấy rằng việc tiếp cận
các thị trường lớn của những quốc gia này rất quan trọng không chỉ đối với các nhà sản xuất và xuất
khẩu còn tạo công ăn việc làm cho nguồn lao động các quốc gia đó. Ngược lại, việc tiếp cận
với thị trường các nước đang phát triển có một tỷ trọng nhỏ trong thị phần toàn cầu, lại ít ảnh hưởng
đến lợi ích của nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu. Rõ ràng việc trả đũa thể gây
hại cho thành viên thực hiện quyền trả đũa từ góc độ kinh tế nó có thể làm tăng giá cho người tiêu
dùng và làm giảm phúc lợi chung trong các quốc gia này.Ngoài ra, các nước đang phát triển cũng lo
ngại nếu thực hiện quyền trả đũa đối với các nước lớn hơn trong tranh chấp có thể họ sẽ bị mất các
khoản viện trợ hoặc các lợi ích khác trong kinh tế, thương mại hay ngoại giao. Thực sự việc trả đũa
có thể gây tổn hại nền kinh tế quốc gia của bên thắng kiện nhiều hơn là được.
6. Đánh giá hiệu quả thực tế của những quy định nhằm đảm bảo tính khách quan trong
quátrình giải quyết tranh chấp của WTO?
Trả lời:
- Mục tiêu căn bản của chế giải quyết tranh chấp trong WTO nhằm “đạt được một
giảipháp tích cực cho tranh chấp”, ưu tiên những “giải pháp được các bên tranh chấp ng chấp
thuận và phù hợp với các Hiệp định liên quan”.Xét mức độ rộng hơn, chế này nhằm cung cấp
các thủ tục đa phương giải quyết tranh chấp thay thế cho các hành động đơn phương của các thành
viên vốn tồn tại nhiều nguy cơ bất công, y trì trệ xáo trộn sự vận hành chung của các quy tắc
thương mại quốc tế.
lOMoARcPSD| 36443508
- Hệ thống giải quyết tranh chấp WTO một hệ thống chặt chẽ quan trọng đối với
việcgiải quyết mâu thuẫn trong thương mại làm dịu di những bất bình đẳng giữa các quốc gia
mạnh và yếu. Thay việc bên mạnh có đủ khả năng quyết định kết quả của các mối quan hệ, mâu
thuẫn như trước kia, với hệ thống giải quyết tranh chấp WTO, các tranh chấp đã được giải quyết trên
cơ sở các quy định pháp luật quốc tế. Nhờ cơ chế giải quyết tranh chấp này, các thành viên WTO có
thể đảm bảo rằng, các quyền của mình theo Hiệp định WTO được thực hiện; thông qua đó hệ thống
thương mại trở nên an toàn hơn và có khả năng dự đoán trước. Khi một thành viên có sự không tuân
thủ theo Hiệp định WTO, hệ thống giải quyết tranh chấp sẽ đưa ra ch giải quyết bằng một quyết
định độc lập buộc phải thi hành ngay và nếu thành viên thua kiện không chịu thi hành thì scó th
bị trừng phạt thương mại
7. Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO và lần đầu tiên chúng ta quyết định sử dụngcơ
chế giải quyết tranh chấp của WTO (vụ kiện 404 - vụ kiện Việt Nam kiện về việc Hoa Kỳ
áp thuế chống bán phá giá đối với m đông lạnh của Việt Nam. Anh (chị) hãy đánh giá
Việt Nam có thực hiện nguyên tắc giải quyết tranh chấp nhằm đạt được một giải pháp tích
cực hay không? Tại sao?
Trả lời:
- Việt Nam thực hiện nguyên tắc giải quyết tranh chấp nhằm đạt được một giải pháp tíchcực.
trong bối cảnh đó, với cách vụ kiện đầu tiên Việt Nam chủ động tiến hành giành thắng
lợi tại WTO, vụ kiện Tôm có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam. Bên cạnh những lợi ích thương
mại cho Doanh nghiệp, lợi thế về ngoại giao kinh tế cho Nhà nước, vụ kiện tôm cũng có thể đem lại
những kinh nghiệm hữu ích trong giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế, ở nước ngoài cũng
như tại WTO trong tương lai. Tuy nhiên, khi nhìn nhận lại toàn bộ sự việc, từ khâu chuẩn bị đến tiến
hành, và kết thúc vụ kiện, có thể nhận thấy việc xác định phạm vi của vkiện thời điểm khởi kiện
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với kết quả của vụ kiện tôm của Việt Nam nói riêng cũng như các
vụ kiện tại WTO nói chung. Vụ kiện Tôm cho thấy, thái độ chủ động chuẩn bị, tích cực tham gia cả
từ phía các Doanh nghiệp lẫn từ phía các cơ quan nhà nước là yếu tố quan trọng hàng đầu trong giải
quyết các tranh chấp. Điều này cũng nhấn mạnh đến nhu cầu tạo dựng và hoàn thiện một hành lang
pháp phợp cho sliên kết, phối hợp giữa các Doanh nghiệp, sự tham gia tích cực của các
Doanh nghiệp, hiệp hội Doanh nghiệp nói riêng cũng như của các tổ chức xã hội nói chung cùng với
các quan nhà nước phòng ngừa giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế.Vụ kiện m
cũng cho thấy, để thể sử dụng tốt cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nhằm bảo vệ những
chính sách thương mại quốc gia, đối phó hiệu quả với những chính sách, biện pháp bảo hộ của nước
ngoài, việc nắm vững sử dụng linh hoạt các chế tố tụng tại WTO điều hết sức quan trọng.
lOMoARcPSD| 36443508
Về điểm này, cần đẩy mạnh nghiên cứu, vận dụng các án lệ và thực tiễn của quan giải quyết tranh
chấp WTO.
- Đã đang chứng tỏ năng lực thể tham gia một cách đầy đủ trách nhiệm vào tất
cảcác lĩnh vực hoạt động của WTO nhằm bảo vệ một cách tốt nhất lợi ích của mình tại diễn đàn đa
phương lớn nhất toàn cầu về thương mại; nâng cao hiệu quả tham gia của Việt Nam vào cơ chế giải
quyết tranh chấp của WTO;
8. Nguyên tắc đồng thuận nghịch được hiểu như thế nào?
Trả lời: Các quyết định của DSB được thông qua theo nguyên tắc đồng thuận phủ quyết. Đây là một
nguyên tắc mới theo đó một quyết định chỉ không được thông qua khi tất cả thành viên DSB bỏ
phiếu không thông qua. Điều này đồng nghĩa với việc các quyết định của DSB hầu như được thông
qua tự động vì khó có thể tưởng tượng một quyết định có thể bị bỏ phiếu chống bởi tất cả các thành
viên DSB. Nguyên tắc y khắc phục được nhược điểm bản của chế giải quyết tranh chấp
trong GATT 1947 nơi áp dụng nguyên tắc đồng thuận truyền thống - mọi quyết định chỉ được thông
qua khi tất cả các thành viên bỏ phiếu thông qua (mỗi thành viên đều có quyền phủ quyết quyết định)
một rào cản trong việc thông qua các quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp.
9. Nguyên tắc của WTO?
Trả lời:
- Nguyên tắc không phân biệt đối xử trong thương mại
+ Nguyên tắc chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MFN): đối xử mọi người bình đẳng như nhau.
Theo qui định của các hiệp định WTO, nguyên tắc y được áp dụng như sau: Mỗi thành viên đối
xử với mọi thành viên khác bình đẳng với nhau như là các bạn hàng được ưu đãi nhất. Nếu như một
nước cho một nước khác được hưởng lợi nhiều hơn thì đối xử "tốt nhất" đó phải được giành cho tất
cả các nước thành viên WTO khác để các ớc khác vẫn tiếp tục được đối xử tối huệ quốc.
Nguyên tắc MFN đảm bảo rằng mỗi thành viên WTO đối xử trên 140 thành viên khác tương tnhau.
+ Nguyên tắc chế độ đãi ngộ quốc gia (NT): đối xử người nước ngoài người trong ớc
như nhau. Hàng nhập khẩu hàng sản xuất trong nước phải được đối xử như nhau, ít nhất sau
khi hàng hoá nhập khẩu đã đi vào đến thì trường nội địa. Theo nguyên tắc y, khi áp dụng những
qui chế trong nước và thuế nội địa đối với hàng nhập khẩu thì phải cung cấp các điều kiện tương tự
như đối với sản phẩm trong nước. Vì thế các thành viên của WTO không được áp dụng thuế nội địa
để bảo vệ sản xuất trong nước và không được phân biệt đối xử đối với hàng nhập khẩu từ các nước
thành viên WTO khác. Nguyên tắc này cũng áp dụng cho dịch vụ nhãn hiệu thương mại, bản quyền
và quyền phát minh sáng chế trong nước và của nước ngoài. Đối xquốc gia chỉ áp dụng được khi
hàng háo dịch vụ đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ đã vào đến thị trường. Vì vậy, việc đánh thuế
nhập khẩu hàng hoá không vi phạm nguyên tắc này mặc dù hàng nội địa không chịu thuế tương tự.
lOMoARcPSD| 36443508
- Nguyên tắc tự do hóa/ mở cửa thị trường
+ Thương mại phải ngày càng được tự do thông qua đàm phán.WTO đảm bảo thương mại
giữa các nước ngày càng tự do hơn thông qua quá trình đàm phán hạ thấp hàng rào thuế quan để thúc
đẩy buôn bán. Hàng rào thương mại bao gồm thuế quan, và các biện pháp khác như cấm nhập khẩu,
quota có tác dụng hạn chế nhập khẩu chọn lọc, đôi khi vấn đề khác như tệ quan liêu, chính sách
ngoại hối cũng được đưa ra đàm phán.
+ Kể từ khi GATT, sau đó WTO được thành lập đã tiến hành 8 vòng đàm phán để giảm
thuế quan, dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan và mcửa thị trường. Để thực hiện nguyên tắc tự do thương
mại này, WTO đảm nhận chức năng diễn đàn đàm phán thương mại đa phương để các nước
thể liên tục thảo luận về vấn đề tự do hoá thương mại.
- Nguyên tắc minh bạch
+ Thiết lập một hành lang pháp lý điều chỉnh các hoạt động thương mại rõ ràng và ổn định
+ Phổ biến rộng rãi (dễ tiếp cận) và có thể dự đoán trước được về cácchế, chính sách, quy
định thương mại của mình nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, kinh doanh nước ngoài
thể hiểu, nắm bắt được lộ trình thay đổi chính sách, nội dung các cam kết về thuế, phi thuế của
nước chủ nhà để từ đó doanh nghiệp thể dễ dàng hoạch định kế hoạch kinh doanh, đầu của
mình mà không bị đột ngột thay đổi chính sách làm tổn hại tới kế hoạch kinh doanh của họ.
- Nguyên tắc cân bằng lợi ích/ thương mại công bằng
+ WTO tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng. WTO là một hệ thống các nguyên
tắc nhằm thúc đẩy cạnh tranh tự do, công bằng và không bị bóp méo. Các quy định về phân biệt đối
xử được xây dựng nhằm đảm bảo các điều kiện công bằng trong thương mại. Các đều khoản về
chống phá giá, trợ cấp cũng nhằm mục đích tương tự. Tất cả các hiệp định của WTO như Nông
nghiệp, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại đều nhằm mục đích tạo ra được một
môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng hơn giữa các nước.
- Nguyên tắc ưu đãi hơn cho các quốc gia đang/ kém phát triển
+ Các điều kiện đặc biệt dành cho các nước đang phát triển. WTO là một tổ chức quốc tế với
hơn 2/3 tổng số nước thành viên là các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi,
thế một trong những nguyên tắc cơ bản của WTO là khuyến khích phát triển, dành những điều kiện
đối xử đặc biệt khác biệt cho các nước y, với mục tiêu đảm bảo sự tham gia sâu rộng hơn của
họ vào hệ thống thương mại đa biên. Để thực hiện được nguyên tắc này, WTO dành cho các nước
đang phát triển các nền kinh tế đang chuyển đổi những linh hoạt các ưu đãi nhất định trong
việc thực thi các hiệp định, đồng thời chú ý đến việc trợ giúp kỹ thuật cho các nước này.
10. Các biện pháp phòng vệ thương mại trong WTO?
Trả lời:
lOMoARcPSD| 36443508
* Biện pháp đối kháng/ Chống trợ cấp -
Trợ cấp nhập khẩu
+ Trong WTO, trợ cấp được hiểu bất kỳ htrợ tài chính nào của Nhà nước hoặc một t
chức công (trung ương hoặc địa phương) ới một trong các hình thức sau mang lại lợi ích cho
doanh nghiệp/ngành sản xuất:
+ Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền chuyển ngay (ví dụ cấp vốn, cho vay, góp cổ phần) hoặc hứa
chuyển (ví dụ bảo lãnh cho các khoản vay);
+ Miễn hoặc cho qua những khoản thu lẽ ra phải đóng (ví dụ ưu đãi thuế, tín dụng);
+ Mua hàng, cung cấp các dịch vụ hoặc hàng hoá (trừ cơ sở hạ tầng chung);
+ Thanh toán tiền cho một nhà i trợ hoặc giao cho một đơn vị nhân tiến hành các hoạt
động (i), (ii), (iii) nêu trên theo cách thức mà Chính phủ vẫn làm.
- Phân loại: 3 loại
Trợ cấp bị cấm (Trợ cấp đèn đỏ) Bao
gồm:
1. Trợ cấp xuất khẩu (trợ cấp căn cứ vào kết quả xuất khẩu, dụ thưởng xuất khẩu, trợ cấp
nguyên liệu đầu vào đxuất khẩu, miễn thuế/giảm thuế cao hơn mức sản phẩm tương tự
bán trong nước được hưởng, ưu đãi bảo hiểm xuất khẩu, ưu đãi tín dụng xuất khẩu…); hoặc
2. Trợ cấp nhằm ưu tiên sử dụng hàng nội địa so với hàng nhập khẩu
Đây là những hình thức trợ cấp mà hiện tất cả các thành viên WTO đều bị cấm áp
dụng. Trợ cấp không bị khiếu kiện (Trợ cấp đèn xanh) Bao gồm:
1. Trợ cấp không biệt: Tức các loại trợ cấp không hướng tới một (một nhóm)
doanh nghiệp/ngành/khu vực địa nào. Tiêu chí để hưởng trcấp khách quan;
không cho cơ quan có thẩm quyền cấp khả năng tuỳ tiện xem xét và không tạo ra hệ
quả ưu đãi riêng đối với bất kỳ đối tượng nào; hoặc
2. Các trợ cấp sau (dù cá biệt hay không cá biệt):
- Trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu do các công ty, tổ chức nghiên cứu tiến hành (với một sốđiều
kiện về loại trợ cấp và mức trợ cấp cụ thể);
- Trợ cấp cho các khu vực khó khăn (với các tiêu chí xác định cụ thể về mức thu nhập bìnhquân
hoặc tỷ lệ thất nghiệp)
- Trợ cấp để hỗ trợ điều chỉnh các điều kiện sản xuất cho phù hợp với môi trường kinh doanhmới
Các nước thành viên có thể áp dụng các hình thức này mà không bị thành viên khác khiếu kiện (tức
là loại trợ cấp được phép vô điều kiện).
Trợ cấp không bị cấm nhưng có thể bị khiếu kiện (Trợ cấp đèn vàng)
lOMoARcPSD| 36443508
Bao gồm tất cả các loại trợ cấp tính biệt (trừ các loại trợ cấp đèn xanh). Các nước thành viên
thể áp dụng các hình thức trợ cấp này nhưng nếu y thiệt hại cho nước thành viên khác hoặc
ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước thành viên khác thì có thể bị kiện ra WTO. - Thuế đối
kháng
+ Thuế đối kháng (theo ngôn ngữ thông thường “thuế chống trợ cấp”) khoản thuế bổ
sung (ngoài thuế nhập khẩu thông thường) đánh vào sản phẩm nước ngoài được trợ cấp vào nước
nhập khẩu.
+ Đây là biện pháp chống trợ cấp (còn gọi là biện pháp đối kháng) nhằm vào các nhà sản
xuất xuất khẩu nước ngoài được trợ cấp (thông qua thủ tục điều tra chống trợ cấp do nước nhập
khẩu tiến hành và thuế trợ cấp, nếu có, áp dụng đối với nhà sản xuất xuất khẩu nước ngoài) chứ
không nhằm vào chính phủ nước ngoài đã thực hiện việc trợ cấp (WTO quy định các cơ chế xử lý
khác mang tính đa phương cho trường hợp này).
+ Điều kiện áp dụng thuế đối kháng là gì?
Không phải cứ có hiện tượng hàng hoá nước ngoài được trợ cấp là nước nhập khẩu có thể áp
dụng thuế đối kháng đối với hàng hoá đó.
Theo quy định của WTO thì việc áp dụng các biện pháp đối kháng (mà chủ yếu thuế đối
kháng) chỉ thể thực hiện nếu quan thẩm quyền của nước nhập khẩu, sau khi đã tiến hành
điều tra chống trợ cấp, ra kết luận khẳng định sự tồn tại đồng thời của cả 03 điều kiện sau:
Hàng hoá nhập khẩu được trợ cấp (với biên độ trợ cấp - tức là trị giá phần trợ cấp trên trị giá
hàng hoá liên quan - không thấp hơn 1%);
Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe doạ
thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước (gọi chung là
yếu tố “thiệt hại”);
Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu được trợ cấp và thiệt hại nói trên.
+ Trình tự tiến hành một vụ kiện chống trợ cấp?
Một vụ kiện chống trợ cấp thực chất tổng hợp các bước điều tra xác minh các yêu cầu trong
đơn kiện để kết luận đủ điều kiện áp dụng các biện pháp chống trợ cấp đối với hàng hoá bị kiện
hay không.
Có thể tóm tắt các bước cơ bản của “vụ kiện chống trợ cấp” như sau:
Bước 1 : Ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu nộp đơn kiện (kèm theo chứng cứ ban
đầu);
Bước 2 : Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi xướng điều tra (hoặc từ chối đơn kiện,
không điều tra);
lOMoARcPSD| 36443508
Bước 3 : Điều tra bộ về việc trợ cấp và về thiệt hại (qua bảng câu hỏi gửi cho các bên
liên quan, thu thập, xác minh thông tin, thông tin do các bên tự cung cấp);
Bước 4 : Kết luận sơ bộ (có thể kèm theo quyết định áp dung biện pháp tạm thời như buộc
đặt cọc, ký quỹ...);
ớc 5 : Tiếp tục điều tra về việc trợ cấp thiệt hại (có thể bao gồm điều tra thực địa tại
nước xuất khẩu);
Bước 6 : Kết luận cuối cùng;
ớc 7 : Quyết định áp dụng biện pháp chống trợ cấp (nếu kết luận cuối cùng khẳng định
có việc trợ cấp gây thiệt hại);
Bước 8 : Rà soát lại biện pháp chống trợ cấp (hàng năm cơ quan điều tra thể sẽ điều tra
lại biên độ trợ cấp thực tế của từng nhà xuất khẩu và điều chỉnh mức thuế);
Bước 9 : Rà soát hoàng hôn (5 m kể từ ngày có quyết định áp thuế đối kháng hoặc rà soát
lại, cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra lại để xem xét chấm dứt việc áp thuế hay tiếp tục áp thuế
thêm 5 năm nữa). * Chống bán phá giá
- Bán phá giá là gì? Điều VI GATT 1994, Điều 2, K1 HĐ ADA
+ Bán phá giá trong thương mại quốc tế có thhiểu hiện tượng xảy ra khi một loại hàng
hoá được xuất khẩu từ nước y sang nước khác với mức giá thấp n giá bán của hàng hoá đó tại
thị trường nội địa nước xuất khẩu.
+ Cụ thể, nếu một sản phẩm của nước A bán tại thị trường nước A với giá X nhưng lại được
xuất khẩu sang nước B với giá Y (Y<X) thì sản phẩm đó được xem bán phá giá từ nước A sang
nước B.
+ Trong WTO, đây được xem là “hành vi cạnh tranh không nh mạnh” của các nhà sản xuất,
xuất khẩu nước ngoài đối với ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu. các “vụ kiện chống bán
phá giá” và tiếp đó là các biện pháp chống bán phá giá (kết quả của các vụ kiện) là một hình thức để
hạn chế hành vi này.
- Theo quy định của ADA quy định của pháp luật các ớc thành viên các biện
phápchống bán phá giá bao gồm:
+ Thuế chống bán phá giá;
+ Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, nhân sản xuất xuất khẩu
hàng hóa bị yêu cầu áp dụng các biện pháp chống bán phá giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
áp dụng các biện pháp chống bán phá giá hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền đồng ý.
+ Ngoài ra, trước khi áp dụng biện pháp thuế, biện pháp cam kết giá quan điều tra có thể
áp dụng các biện pháp tạm thời (i) thuế (ii) đặt cọc khoản tiền tương đương với khoản thuế chống
lOMoARcPSD| 36443508
bán phá giá dự kiến (iii) cho thông quan nhưng bảo lưu quyền đánh thuế nêu mức thuế nhập
khẩu thông thường và mức thuế chống bán phá giá dự kiến áp dụng.
- Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá là gì?
+Không phải cứ có hiện tượng hàng hoá nước ngoài bán phá giá là nước nhập khẩu có thể áp
dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hoá đó.
+ Theo quy định của WTO thì việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá chỉ có thể thực
hiện nếu quan thẩm quyền của nước nhập khẩu, sau khi đã tiến hành điều tra chống bán phá
giá , ra kết luận khẳng định sự tồn tại đồng thời của cả 03 điều kiện sau:
Hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá (với biên độ phá giá không thấp hơn 2%);
Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe doạ
thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước (gọi chung là
yếu tố “thiệt hại”);
Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại nói trên;
- Trình tự một vụ kiện chống bán phá giá?
Một vụ kiện chống bán phá giá thực chất là tổng hợp các bước điều tra xác minh các yêu cầu
trong đơn kiện để kết luận đủ điều kiện áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng
hoá bị kiện hay không.
Có thể tóm tắt các bước cơ bản của “vụ kiện chống bán phá giá” như sau:
Bước 1 : Ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu nộp đơn kiện (kèm theo chứng cứ ban
đầu);
Bước 2 : Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi xướng điều tra (hoặc từ chối đơn kiện,
không điều tra);
Bước 3 : Điều tra sơ bộ về việc bán phá giá về thiệt hại (qua bảng câu hỏi gửi cho c
bên liên quan, thu thập, xác minh thông tin, thông tin do các bên tự cung cấp);
Bước 4 : Kết luận bộ (có thể kèm theo quyết định áp dụng biện pháp tạm thời như buộc
đặt cọc, ký quỹ...);
Bước 5 : Tiếp tục điều tra về việc bán phá giá về thiệt hại (có thể bao gồm điều tra thực
địa tại nước xuất khẩu);
Bước 6 : Kết luận cuối cùng;
Bước 7 : Quyết định áp dụng biện pháp chống bán pgiá (nếu kết luận cuối cùng khẳng
định có việc bán phá giá gây thiệt hại) ;
Bước 8 : Rà soát lại biện pháp chống bán phá giá (hàng năm cơ quan điều tra có thể sẽ điều
tra lại biên phá giá thực tế của từng nhà xuất khẩu và điều chỉnh mức thuế)
lOMoARcPSD| 36443508
Bước 9 : Rà soát hoàng hôn (5 năm kể từ ngày có quyết định áp thuế chống bán phá giá hoặc
rà soát lại, cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra lại để xem xét chấm dứt việc áp thuế hay tiếp tục áp
thuế thêm 5 năm nữa).
- Biên độ phá giá được tính như thế nào?
Biên độ phá giá được tính toán theo công thức:
Biên độ phá giá = (Giá Thông thường – Giá Xuất khẩu)/Giá Xuất khẩu Trong
đó:
+ Giá Thông thường giá bán của sản phẩm tương tự tại thị trường nước xuất khẩu (hoặc
giá bán của sản phẩm tương tự từ nước xuất khẩu sang một nước thứ ba; hoặc giá xây dựng từ tổng
chi phí sản xuất ra sản phẩm, chi phí quản lý, bán hàng khoản lợi nhuận hợp WTO có quy
định cụ thể các điều kiện để áp dụng từng phương pháp này);
+ Giá Xuất khẩu là giá trên hợp đồng giữa nhà xuất khẩu nước ngoài với nhà nhập khẩu (hoặc
giá bán cho người mua độc lập đầu tiên).
- Sản phẩm tương tự
Sản phẩm tương tự với sản phẩm bị điều tra là:
+ Sản phẩm giống hệt (có tất cả các đặc tính giống sản phẩm đang bị điều tra);
+ Sản phẩm gần giống (có nhiều đặc điểm gần giống với sản phẩm đang bị điều tra), trong
trường hợp không có sản phẩm giống hệt.
- Miễn trừ:
+ Điều tra chống bán phá giá sẽ kết thúc ngay lập tức mà không đưa ra biện pháp chống bán
phá giá nào nếu quan chức năng xác định rằng biên độ phá giá không đáng kể (nhỏ hơn 2% giá
xuất khẩu). Điều tra cũng chấm dứt nếu khối lượng hàng bán phá giá là không đáng kể (khối lượng
hàng phá giá từ một ớc bị điều tra nhỏ hơn 3% tổng nhập khẩu, đồng thời tổng khối lượng hàng
phá giá từ tất cả các nước bị điều tra nhỏ hơn 7% tổng nhập khẩu).
* Tự vệ thương mại (Điều XIX GATT 1994)
- Biện pháp tự vệ là gì?
+ Biện pháp tự vệ là việc tạm thời hạn chế nhập khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hoá
khi việc nhập khẩu chúng tăng nhanh y ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành
sản xuất trong nước.
+ Biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hoá, không áp dụng đối với dịch vụ, đầu tư
hay sở hữu trí tuệ.
- Điều kiện để áp dụng biện pháp tự vệ
Một nước nhập khẩu chthể áp dụng biện pháp tự vệ sau khi đã tiến hành điều tra chứng
minh được sự tồn tại đồng thời của các điều kiện sau:
lOMoARcPSD| 36443508
+ Hàng hoá liên quan được nhập khẩu tăng đột biến về số lượng;
+ Ngành sản xuất sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với hàng hoá đó bị thiệt hại
hoặc đe doạ bị thiệt hại nghiêm trọng; và
+ Có mối quan hệ nhân quả giữa hiện tượng nhập khẩu tăng đột biến và thiệt hại hoặc đe doạ
thiệt hại nói trên.
Một điều kiện chung là tình trạng nói trên phải là hệ quả của việc thực hiện các cam kết trong
WTO của các thành viên mà họ không thể thấy hoặc lường trước được khi đưa ra cam kết.
Song song với các điều kiện chung y, một số nước khi gia nhập WTO phải đưa ra những
cam kết riêng liên quan đến biện pháp tự vệ.
- Thủ tục áp dụng biện pháp tự vệ
Khác với các vụ kiện chống bán phá giá hay chống trợ cấp, WTO không nhiều quy định
chi tiết về trình tự, thủ tục kiện áp dụng biện pháp tự vệ. Tuy nhiên, Hiệp định về biện pháp tự vệ
của WTO có đưa ra một số nguyên tắc cơ bản mà các nước thành viên phải tuân thủ như:
+ Thứ nhất, đảm bảo tính minh bạch (Quyết định khởi xướng vụ điều tra tự vệ phải được
thông báo công khai; Báo cáo kết luận điều tra phải được công khai vào cuối cuộc điều tra
+ Thứ hai, đảm bảo quyền tố tụng của các n, các bên liên quan phải được bảo đảm về
hội trình bày các chứng cứ, lập luận của mình và trả lời các chứng cứ, lập luận của đối phương.
+ Thứ ba, phải đảm bảo bí mật thông tin, đối với thông tin có bản chất mật hoặc được các
bên trình với tính chất thông tin mật không thể được công khai nếu không sự đồng ý của bên
đã trình thông tin.
+ Thứ tư, các điều kiện về biện pháp tạm thời phải là biện pháp tăng thuế và nếu kết luận cuối
cùng của vụ việc phủ định thì khoản chênh lệch do tăng thuế phải được hoàn trả lại cho bên đã
nộp; không được kéo dài quá 200 ngày… Trên thực tế, một vụ điều tra áp dụng biện pháp tự vệ
thường theo trình tự sau đây:
Bước 1: Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ của ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu.
Bước 2: Khởi xướng vụ điều tra
Bước 3: Điều tra công bố kết quả điều tra về các yếu tố như: tình hình nhập khẩu; nh
hình thiệt hại; mối quan hệ giữa việc nhập khẩu và thiệt hại.
Bước 4: Ra quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp tự vệ.
Mặc dù việc điều tra và áp dụng các biện pháp tự vệ có nhiều yếu tố giống trình tự tố tụng tư
pháp (một vụ kiện tại toà án), nhưng bản chất thực tế của lại một thủ tục hành chính, do một
quan hành chính ớc nhập khẩu tiến hành để xử lý một tranh chấp thương mại giữa các nxuất
khẩu nước ngoài (về nguyên tắc là từ tất cả các nước đang xuất khẩu hàng hoá liên quan vào nước
lOMoARcPSD| 36443508
nhập khẩu) và ngành sản xuất nội địa liên quan của nước nhập khẩu. Việc này được thực hiện trong
khuôn khổ pháp luật nội địa các nước nhập khẩu và về nguyên tắc không phải là công việc giữa các
Chính phủ (Chính phủ các nước xuất khẩu và chính phủ nước nhập khẩu).
- Mục đích
+ Biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng mức vừa đủ để ngăn chặn thiệt hại và giúp ngành sản
xuất trong nước có thời gian tự điều chỉnh.
- Miễn trừ
+ Giống như Hiệp định về Chống bán Phá giá, Hiệp định về Tự vệ cũng có điều khoản miễn
trừ dành cho hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Nước nhập khẩu chỉ có thể áp dụng biện
pháp tự vệ đối với hàng nhập khẩu từ một nước đang phát triển nếu hàng nhập khẩu từ nước đó
chiếm nhiều hơn 3% tổng nhập khẩu; hoặc nếu hàng nhập khẩu từ nước đó chiếm không nhiều hơn
3% tổng nhập khẩu nhưng cộng gộp hàng nhập khẩu từ tất cả các nước đang phát triển thỏa mãn
điều kiện đó chiếm nhiều hơn 9% tổng nhập khẩu.
11. Trình bày thành phần, chức năng của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm?
Trả lời:
* Ban hội thẩm
Ban hội thẩm một cơ chế ad hoc, được DBS quyết định thành lập đối với từng nhiệm vụ
tranh chấp cụ thể chấm dứt tồn tại sau khi đã thực hiện xong nhiệm vụ. Nhiệm vụ của Ban hội
thẩm là soạn thảo báo cáo để trình lên DBS xem xét thông qua. Trong dự thảo báo cáo, Ban hội thẩm
phải đưa ra các đánh giá khách quan về những vấn đề tranh chấp giữa các bên, gồm cả việc đánh giá
khách quan c khía cạnh pháp của vụ tranh chấp, về khả năng áp dụng phù hợp với các hiệp
định có liên quan và bất kỳ ý kiến nào khác nhằm giúp cho DBS trong việc đưa ra các khuyến nghị
va quýêt định. Thành phần của một Ban hội thẩm thường bao gồm từ 3 đến 5 thành viên những
chuyên gia có năng lực và trình độ được lựa chọn từ danh sách các chuyên gia về WTO do ban Thư
ký của WTO quản lý và cập nhật.
* Cơ quan Phúc thẩm
quan phúc thẩm cũng do DBS thành lập, nhưng khác với Ban hội thẩm, Cơ quan Phúc thẩm
là một quan thường trực. Cơ quan Phúc thẩm gồm 07 thành viên là những người có kinh nghiệm,
uy tín về pháp luật, thương mại quốc tế và không đại diện cho lợi ích của bất kỳ chính phủ nào. Các
thành viên của quan Phúc thẩm do DSB chỉ định với nhiệm k 04 m thể được gia hạn
thêm một lần. Thành viên của quan Phúc thẩm làm việc theo chế độ luân phiên, mỗi vụ việc sẽ
do 3 thành viên tham gia xem xét. Cơ quan phúc thẩm chỉ xem xét những vấn đề pháp lý và việc giải
thích luật được đề cập trong báo cáo của Ban hội thẩm. Sau khi xem xét, Cơ quan phúc thẩm có toàn
quyền giữ nguyên, sửa đổi hay huỷ bỏ các kết luận pháp lý của Ban hội thẩm.
lOMoARcPSD| 36443508
12. Hãy nêu những đặc điểm trong cơ chế GQTC của WTO?
Trả lời:
- Điều 1, DSU:
+ Phạm vi thẩm quyền
+ Chủ thể
+ Áp dụng thống nhất
+ Thẩm quyền ràng buộc
+ Cơ sở khởi kiện: 3 loại
13. Hãy trình bày nguyên tắc GQTC trong WTO?
Trả lời:
*Tham vấn (Consultation)
Bên khiếu nại trước hết phải đưa ra yêu cầu tham vấn Bên kia (Điều 4 DSU). Việc tham
vấn được tiến hành bí mật (không công khai) và không gây thiệt hại cho các quyền tiếp theo của các
Bên. Bên được tham vấn phải trả lời trong thời hạn 10 ngày phải tiến hành tham vấn trong vòng
30 ngày ktừ khi nhận được yêu cầu (trường hợp khẩn cấp dụ hàng hoá liên quan nguy cơ
hỏng, các thời hạn này lần lượt 10 ngày 20 ngày). Bên được tham vấn nghĩa vụ "đảm
bảo việc xem xét một cách cảm thông và tạo cơ hội thoả đáng" cho Bên yêu cầu tham vấn.
Thủ tục tham vấn chỉ là thủ tục được tiến hành giữa các Bên với nhau. DSB được thông báo
về thủ tục này và có trách nhiệm thông báo cho các quốc gia thành viên về yêu cầu tham vấn nhưng
cơ quan này không trực tiếp tham gia vào thủ tục tham vấn. Các quốc gia khác thể xin tham gia
vào việc tham vấn y nếu Bên bị tham vấn thừa nhận rằng các quốc gia y có “quyền lợi thương
mại thực chất” trong việc tham vấn này.
Thông thường các quốc gia đều có gắng giải quyết các bất đồng ở giai đoạn tham vấn nhằm hạn chế
đến mức tối đa các thiệt hại về lợi ích cho tất cả các bên đồng thời đảm bảo tính bí mật của các thông
tin liên quan đến tranh chấp.
Tuy nhiên, các qui định về tham vấn trong WTO cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định như:
làm thế nào để định ợng hoặc kiểm nghiệm được việc thực hiện nghĩa vụ “tham vấn một cách
thông cảm” của Bên được yêu cầu tham vấn; trường hợp tham vấn đạt được một thoả thuận thì thông
báo về kết quả tham vấn cần phải chi tiết đến mức nào để c Thành viên khác của WTO và cơ quan
thẩm quyền kiểm tra được tính hợp pháp của thoả thuận tham vấn (tránh hiện ợng thoả thuận
đạt được đơn thuần chỉ sự thoả hiệp về lợi ích giữa các bên không dựa trên các qui định của
WTO và thực tế vi phạm vẫn tồn tại…)
* Môi giới, Trung gian, Hoà giải
lOMoARcPSD| 36443508
Bên cạnh thủ tục tham vấn, DSU còn qui định các hình thức giải quyết tranh chấp mang tính
“chính trị” khác như môi giới, trung gian, hoà giải. Các hình thức này được tiến hành trên cơ sở tự
nguyện, bí mật giữa các Bên tại bất kỳ thời điểm nào sau khi phát sinh tranh chấp (ngay cả khi Ban
hội thẩm đã được thành lập và đã tiến hành hoạt động). Tương tự như vậy, các thủ tục này cũng có
thể chấm dứt vào bất kỳ lúc nào. DSU không xác định bên nào (nguyên đơn hay bị đơn) có quyền
yêu cầu chấm dứt nên có thể hiểu là tất cả các bên tranh chấp đều có quyền yêu cầu chấm dứt các
thủ tục này.
Chức năng môi giới, trung gian, hoà giải do Tổng Thư WTO đảm nhiệm (Điều 5 DSU).
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có qui định về việc liệu một cá nhân hoặc một tổ chức có thể đứng ra đảm
trách vai trò môi giới, trung gian, hoà giải y không.
Với các ưu thế nhất định như tiết kiệm được về thời gian, tiền bạc, quan hệ hữu hảo giữa các
bên tranh chấpcác phương thức chủ yếu dựa trên đàm phán ngoại giao này được DSU đặc biệt
khuyến khích sử dụng (Điều 3.7 DSU), và việc tìm ra được một giải pháp hợp lý thoả mãn tất cả các
bên tranh chấp có lẽ còn được coi trọng hơn cả việc đạt được một giải pháp phù hợp với các qui tắc
thương mại trong Hiệp định.
* Thành lập Ban hội thẩm (Panel Establishment)
Yêu cầu thành lập Ban hội thẩm phải được lập thành văn bản sau khi Bên được tham vấn từ
chối tham vấn hoặc tham vấn không đạt kết quả trong vòng 60 ngày kể từ khi có yêu cầu tham vấn
(Điều 6 DSU). Tuy nhiên, như trên đã đề cập, yêu cầu thành lập Ban hội thẩm thể đưa ra trước
thời hạn y nếu các bên tranh chấp đều thống nhất rằng các thủ tục tham vấn, hoà giải không dẫn
đến kết quả gì. Văn bản yêu cầu thành lập Ban hội thẩm phải nêu quá trình tham vấn, xác định
chính xác biện pháp thương mại bị khiếu kiện và tóm tắt các căn cứ pháp lý cho khiếu kiện.
Yêu cầu này được gửi tới DSB để cơ quan này ra quyết định thành lập Ban hội thẩm. Nhờ có
nguyên tắc đồng thuận phủ quyết nên hầu như quyền được giải quyết tranh chấp bằng hoạt động của
Ban hội thẩm của nguyên đơn được đảm bảo.
Thành viên Ban hội thẩm, nếu không được các bên thống nhất chỉ định trong vòng 20 ngày
kể từ khi có quyết định thành lập sẽ do Tổng Giám đốc WTO chỉ định trong số các quan chức chính
phủ hoặc các chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực luật, chính sách thương mại quốc tế.
Trong trường hợp có nhiều nước cùng yêu cầu thành lập Ban hội thẩm để xem xét cùng một
vấn đề (ví dụ: một biện pháp thương mại của một quốc gia thành viên bị nhiều quốc gia khác phản
đối) thì DSB có thể xem xét thành lập một Ban hội thẩm duy nhất. Nếu vẫn phải thành lập các Ban
hội thẩm riêng rẽ trong trường hợp này thì các Ban hội thẩm y có thể có chung các thành viên
thời gian biểu sẽ được xác định một cách hài hđể các thành viên này hoạt động một cách hiệu quả
nhất.
lOMoARcPSD| 36443508
Bất kỳ quốc gia thành viên nào quyền lợi thực chất trong vấn đề tranh chấp đều thể
thông báo cho DSB về ý định tham gia vụ việc với tư cách là Bên thứ ba. Các Bên thứ ba này được
tạo điều kiện để trình bày ý kiến bằng văn bản trước Ban hội thẩm.
* Hoạt động của Ban hội thẩm (Panel Procedures)
Ban hội thẩm có chức năng xem xét vấn đề tranh chấp trên cơ sở các qui định trong các Hiệp
định của WTO mà Bên nguyên đơn viện dẫn như là căn cứ cho đơn kiện của mình để giúp DSB đưa
ra khuyến nghị/quyết nghị thích hợp cho các bên tranh chấp.
Về nghĩa vụ chứng minh của các bên: Theo tập quán hình thành từ GATT 1947, trường hợp khiếu
kiện có vi phạm thì Bên bị đơn nghĩa vụ chứng minh hành vi vi phạm của Bên đó không gây thiệt
hại cho Bên nguyên đơn; trường hợp khiếu kiện không có vi phạm thì Bên nguyên đơn có nghĩa vụ
chứng minh hành vi không vi phạm của Bên bị đơn gây ra thiệt hại về lợi ích Bên đó đáng lẽ
phải được ởng theo qui định của Hiệp định hoặc chứng minh sự cản trở đối với việc thực hiện một
mục tiêu nhất định của Hiệp định. Đối với việc chứng minh các vấn đề khác, mặc dù DSU không
qui định cụ thể về việc này, một tập quán chung (vốn được áp dụng tại Toà án Quốc tế) đã được thừa
nhận khá rộng rãi trong khuôn khổ chế y bên tranh chấp đã đưa ra một chi tiết/thực tế
nghĩa vụ cung cấp các chứng cứ chứng minh cho chi tiết/thực tế đó không phụ thuộc o việc bên
đó là nguyên đơn hay bị đơn trong tranh chấp.
Thủ tục hoạt động của Ban hội thẩm được qui định tại Điều 12 DSU. Ban hội thẩm, sau khi
tham khảo ý kiến của các Bên liên quan sẽ ấn định một thời gian biểu cụ thể cho phiên xét xđầu
tiên (các Bên trình y các văn bản giải trình tình tiết vụ việc các lập luận liên quan), phiên xét
xử thứ hai (đại diện luật của các Bên lần lượt trình y ý kiến trả lời các câu hỏi của Ban
hội thẩm oral hearings). Sau phiên xét xử thứ hai, Ban hội thẩm soạn thảo và chuyển đến các bên
phần Tóm tắt nội dung tranh chấp của báo cáo để họ cho ý kiến trong một thời hạn nhất định. Trên
sở các ý kiến y, Ban hội thẩm đưa ra Báo cáo tạm thời (mô tả vụ việc, các lập luận, kết luận
của Ban hội thẩm). Các Bên cho ý kiến về Báo cáo này. Nếu có yêu cầu, Ban hội thẩm có thể tổ chức
thêm một phiên họp bổ sung để xem xét lại tổng thể các vấn đề liên quan. Sau đó Ban hội thẩm soạn
thảo Báo cáo chính thức để gửi đến tất cả các thành viên WTO và chuyển cho DSB thông qua.
Trong quá trình xem xét vụ việc, Ban hội thẩm có thể tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau
hoặc thành lập nhóm chuyên gia để tư vấn cho Ban về các vấn đề kỹ thuật hoặc môi trường.
Các phiên họp thảo luận và tài liệu lưu hành trong quá trình hoạt động của Ban hội thẩm phải
được giữ bí mật nhằm đảm bảo tính khách quan, độc lập của Ban. Tuy nhiên một Bên tranh chấp có
quyền công khai các tài liệu mà mình đã cung cấp cho Ban hội thẩm.
Khác với cơ chế giải quyết tranh chấp trong GATT, DSU qui định hết sức chặt chẽ về các thời
hạn cho hoạt động của Ban hội thẩm nhằm mục tiêu giải quyết nhanh chóng tranh chấp, tránh để quá
lOMoARcPSD| 36443508
lâu làm ảnh ởng đến tính cạnh tranh của hàng hoá dịch vụ cũng như ý nghĩa của khuyến nghị giải
quyết tranh chấp. Điều 12 DSU qui định:
- Ban hội thẩm phải bắt đầu công việc giải quyết tranh chấp chậm nhất 1 tuần sau khiđược
thành lập
- Báo cáo chính thức phải được hoàn thành chậm nhất 6 tháng kể tkhi thành lập Ban
hộithẩm (nếu là trường hợp hàng hóa liên quan dễ bị hư hỏng thì thời hạn này là 3 tháng). Thời hạn
này cũng có thể được DSB kéo dài thêm trên cơ sở yêu cầu của Ban hội thẩm với lý do giải thích rõ
ràng nhưng trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được gia hạn thêm quá 3 tháng.
- Các thời hạn trên thđược điều chỉnh trong trường hợp tranh chấp liên quan đến
mộtnước đang phát triển
*Thông qua Báo cáo của Ban hội thẩm (Adoption of Panel Report)
Báo cáo của Ban hội thẩm được chuyển cho tất cả các thành viên WTO được DSB thông
qua trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Báo cáo được chuyển cho các thành viên trừ khi một Bên
tranh chấp quyết định kháng cáo hoặc DSB đồng thuận phủ quyết Báo cáo (các Bên tranh chấp
các thành viên WTO khác có quyền đưa ra ý phản đối cóm theo lý do bằng văn bản đối với Báo
cáo của Ban hội thẩm chậm nhất là 10 ngày trước khi DSB họp để thông qua Báo cáo).
Báo cáo của Ban hội thẩm được lập thành văn bản trong đó phải có các nội dung sau: trình
bày các tình tiết thực tế của vụ việc, tường trình về việc áp dụng các qui định của WTO trong các
vấn đề liên quan, kết luận và các khuyến nghị cùng với các căn cứ dẫn tới kết luận, khuyến nghị
đó.
*Trình tự Phúc thẩm (Appelate Review)
Các bên tranh chấp có thể kháng cáo các vấn đề pháp lý trong Báo cáo của Ban hội thẩm (yêu
cầu phúc thẩm) trên cơ sở yêu cầu chính thức bằng văn bản. Khi yêu cầu y thủ tục phúc thẩm
sẽ được bắt đầu.
Trong quá trình làm việc của SAB, các Bên tranh chấp các Bên thứ ba có quyền đệ trình
ý kiến bằng văn bản hoặc trình bày miệng tại phiên họp của cơ quan này. Hoạt động của SAB được
giữ bí mật. Việc xem xét và đưa ra Báo cáo phải được thực hiện với sự tham gia của các Bên tranh
chấp.
Cơ quan Phúc thẩm ra Báo cáo trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày kháng cáo (trường hợp
yêu cầu gia hạn thì có thể kéo dài thêm 30 ngày nữa nhưng phải thông báo lý do cho DSB biết). Báo
cáo y thể giữ nguyên, sửa đổi hoặc loại bỏ các vấn đề kết luận pháp của Ban hội thẩm.
Các Bên không có quyền phản đối Báo cáo y. DSB thông qua Báo cáo của quan Phúc thẩm
trong thời hạn 30 ngày kể từ khi Báo cáo của SAB được chuyển đến tất cả các thành viên trừ khi
DSB đồng thuận phủ quyết.
lOMoARcPSD| 36443508
*Khuyến nghị các giải pháp (Recommended Remedies)
Khi Báo cáo được thông qua xác định một biện pháp của một Bên là vi phạm qui định của
WTO, cơ quan ra Báo cáo phải đưa ra khuyến nghị nhằm buộc Bên có biện pháp vi phạm phải tuân
thủ qui định của WTO (yêu cầu bị đơn rút lại hoặc sửa đổi biện pháp liên quan) và có thể đưa ra các
gợi ý (không bắt buộc) về cách thức thực hiện khuyến nghị đó.
Trường hợp khiếu kiện không vi phạm, Bên thua kiện không phải rút lại biện pháp liên quan
(vì không có vi phạm) nhưng Báo cáo có thể khuyến nghị Bên thua thực hiện các dàn xếp nhất định
để thoả mãn các Bên liên quan (Báo cáo có thể đưa ra những gợi ý về biện pháp dàn xếp thoả đáng,
ví dụ: bồi thường)
* Thi hành (Implementation)
Bên thua phải thông báo ý định về việc thi hành khuyến nghị tại buổi họp của DSB triệu tập
trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông qua Báo cáo. Nếu không thực hiện được ngay, bên đó thể
được gia hạn thực hiện trong một khoảng thời gian hợp lý (thời hạn này do DSB quyết định trên
sở đề nghị của các n; hoặc do các Bên tranh chấp thỏa thuận trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày
thông qua khuyến nghị; hoặc theo phán quyết trọng tài tiến hành trong vòng 90 ngày kể từ ngày
thông qua khuyến nghị).
DSB cũng cơ quan giám sát việc thực thi khuyến nghị của các Bên liên quan. Trong thời
gian qui định cho việc thực hiện khuyến nghị, bất kthành viên nào cũng thể đưa vấn đề thực
hiện khuyến nghị y vào chương trình nghị sự của DSB; mỗi khi đề nghị như vậy thì Bên phải
thực hiện khuyến nghị có nghĩa vụ giải trình bằng văn bản về việc thực hiện khuyến nghị của mình
gửi cho DSB chậm nhất là 10 ngày trước khi tiến hành phiên họp của DSB.
* Bồi thường và trả đũa
Bồi thường và trả đũa các biện pháp giải quyết tạm thời được sử dụng nhằm đảm bảo lợi
ích của Bên thắng kiện trong thời gian Bên thua kiện không thể thực hiện được khuyến nghị của Cơ
quan Giải quyết Tranh chấp (DSB) (giai đoạn trong khi chờ đợi n thua kiện thực hiện khuyến
nghị). Các biện pháp này không làm chấm dứt nghĩa vụ thực hiện khuyến nghị của Bên vi phạm.
Cụ thể, nếu Bên thua kiện tạm thời không thể thực hiện được khuyến nghị của Cơ quan Giải
quyết Tranh chấp, các Bên tranh chấp có thể thỏa thuận về khoản bồi thường. Việc bồi thường phải
được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện và phù hợp với hiệp định có liên quan.
Nếu các Bên không đạt được thỏa thuận về việc bồi thường trong vòng 20 ngày kể từ khi hết
hạn thực hiện khuyến nghị, Bên thắng kiện có thể yêu cầu Cơ quan Giải quyết Tranh chấp cho phép
áp dụng các biện pháp trả đũa song song hoặc trả đũa chéo. Cần lưu ý Quy tắc Giải quyết tranh
chấp trong WTO (DSU) nghiêm cấm việc trả đũa đơn phương không sự chấp thuận của cơ
lOMoARcPSD| 36443508
quan này (qui định này thực chất nhằm chấm dứt hiện tượng trả đũa đơn phương khá phổ biến trong
thực tiễn giải quyết tranh chấp của GATT 1947). Mức độ và thời hạn trả đũa do Cơ quan
Giải quyết tranh chấp (DSB) quyết định căn cứ trên thủ tục qui định về vấn đề này trong Quy tắc
Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO (DSU).
Trả đũa song song thực chất việc Bên thắng kiện không phải thực hiện các nhân nhượng
thuế quan đối với hàng hoá của Bên thua kiện trong cùng lĩnh vực mà Bên thắng kiện bị thiệt hại.
Trả đũa chéo hình thức trả đũa nhằm o lĩnh vực khác lĩnh vực bthiệt hại trong trường
hợp việc trả đũa song song không thể thực hiện được (có thể trả đũa chéo lĩnh vực khác lĩnh vực
nhưng trong cùng phạm vi điều chỉnh của một hiệp định; hoặc trả đũa chéo hiệp định – trả đũa trong
một lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của một hiệp định khác nếu việc trả đũa song song và trả đũa
chéo lĩnh vực đều không thể thực hiện được)
* Trọng tài
Thủ tục trọng tài thđược các Bên tranh chấp thoả thuận sử dụng trong các trường hợp
sau đây:
Trong khuôn khổ cơ chế giải quyết tranh chấp DSU: trọng tài có thể được sử dụng trong các thủ tục
sau:
- Xác định thời hạn thực hiện khuyến nghị trong trường hợp Bên thua không thể thực
hiệnngay khuyến nghị;
- Xác định mức độ trả đũa trong trường hợp Bên thua có kiến nghị về vấn đề này
Trong trường hợp y thủ tục trọng tài sẽ do các thành viên Ban hội thẩm ban đầu làm trọng tài viên.
Nếu các thành viên Ban hội thẩm không có điều kiện làm trọng tài viên thì trọng tài viên (là một cá
nhân hoặc một tổ chức) sẽ do Tổng Thư ký WTO chỉ định.
Trường hợp tranh cãi về mức đtrả đũa, trọng tài không đánh giá về bản chất biện pháp trả
đũa mà chỉ xem xét xem mức độ Bên thắng kiện đình chỉ các nhân nhượng/nghĩa vơng đương
với mức độ thiệt hại mà Bên thắng kiện đã phải chịu không.
Ngoài khuôn khổ cơ chế giải quyết tranh chấp DSU:
Các Bên tranh chấp thể thoả thuận lựa chọn chế trọng tài độc lập để giải quyết tranh
chấp của mình mà không cần sử dụng đến cơ chế của DSU (cơ chế sử dụng Ban hội thẩm, Cơ quan
Phúc thẩm…). DSU chỉ cho phép sử dụng trọng tài để giải quyết các tranh chấp trong đó vấn đề
tranh chấp (the isssues in conflict) đã được các bên xác định một cách rõ ràng và thống nhất.
Trong trường hợp này, quyết định lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài độc lập phải
được các Bên tranh chấp thông báo đến tất cả các thành viên WTO trước khi thủ tục tố tụng được
bắt đầu. Các thành viên WTO chỉ có thể tham gia thủ tục tố tụng nếu được các Bên tranh chấp đồng
ý.
lOMoARcPSD| 36443508
Quyết định giải quyết của trọng tài phải được các Bên tuân thủ nghiêm túc. Các Bên có nghĩa
vụ thông báo về quyết định này cho các thành viên WTO, cho Hội đồng hoặc cho Uỷ ban của Hiệp
định liên quan. Quy tắc giải quyết tranh chấp trong WTO (DSU) qui định quyết định y của
trọng tài phải phù hợp với các hiệp định liên quan không được y thiệt hại cho bất kỳ thành
viên nào khác của WTO. Bất kỳ thành viên nào cũng quyền đưa ra câu hỏi liên quan đến quyết
định này.
14. Các bên trong hợp đồng được thỏa thuận chọn luật áp dụng khi o? Khi nào thì thỏathuận
này bị xem là vô hiệu?
Trả lời:
- Về nguyên tắc, khi đàm phán kết hợp đồng (“Hợp Đồng”) các bên quyền chọn
luậtáp dụng cho Hợp Đồng, trong trường hợp các bên không chọn thì sẽ tuân theo quy định của pháp
luật về luật áp dụng cho Hợp Đồng.
- Thỏa thuận này bị xem là vô hiệu khi
+ Dù các bên thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng nhưng quan giải quyết tranh chấp, đặc
biệt là Tòa án, của một số quốc gia có thể không áp dụng luật mà các bên thỏa thuận nếu luật đó trái
với luật của nơi Tòa án đặt trụ sở.
+ Luật lựa chọn không có mối quan hệ thực chất với hợp đồng
15. Hãy trình bày về phạm vi áp dụng của CISG?
Trả lời: Chương I CUV 1980
16.Tính quốc tế của HĐMBHHQT được thể hiện như thế nào?
Trả lời:
- Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (còn được gọi hợp đồng mua bán ngoại
thươnghoặc hợp đồng xuất nhập khẩu) hợp đồng mua bán ng hoá tính chất quốc tế (có yếu
tố nước ngoài, nhân tố nước ngoài). Tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
được hiểu không giống nhau tu theo quan điểm của luật pháp từng nước.
- Theo Công ước Lahaye năm 1964 về mua bán quốc tế các động sản hữu nh: tính
chất quốc tế thể hiện ở các tiêu chí như: các bên giao kết có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau
và hàng hoá, đối tượng của hợp đồng, được chuyển qua biên giới một nước, hoặc là việc trao đổi ý
chí giao kết hợp đồng giữa các bên được lập ở những nước khác nhau (Điều 1 của Công ước).
Nếu các bên giao kết không trụ sở thương mại thì sẽ dựa vào nơi trú thường xuyên của
họ. Yếu tố quốc tịch của các bên không ý nghĩa trong việc xác định yếu tố nước ngoài của hợp
đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
- Theo Công ước Viên năm 1980 của Liên Hiệp Quốc về Hợp đồng Mua bán Quốc
tếHàng hoá (United Nations Convention on Contracts for International Sales of Goods, Vienna
lOMoARcPSD| 36443508
1980 - CISG, gọi tắt là Công ước Viên năm 1980): tính chất quốc tế được xác định chỉ bởi một tiêu
chuẩn duy nhất, đó các bên giao kết hợp đồng trụ sở thương mại đặt các nước khác nhau
(điều 1 Công ước Viên năm 1980). Và, giống như Công ước Lahaye năm 1964, Công ước này cũng
không quan tâm đến vấn đề quốc tịch của các bên khi xác định tính chất quốc tế của hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế.
Khác với Công ước Lahaye năm 1964, Công ước Viên năm 1980 không đưa ra tiêu chí hàng
hoá phải được chuyển qua biên giới của một ớc để xác định tính chất quốc tế của hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế.
- Theo quan điểm của Pháp: khi xác định yếu tố quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hoá
quốc tế, người ta căn cứ vào hai tiêu chuẩn kinh tế và pháp lý. Theo các tiêu chuẩn kinh tế, một hợp
đồng quốc tế là hợp đồng tạo nên sự di chuyển qua lại biên giới các giá trị trao đổi tương ứng giữa
hai nước, nói cách khác, hợp đồng đó thể hiện quyền lợi của thương mại quốc tế. Theo tiêu chuẩn
pháp lý, một hợp đồng được coi hợp đồng quốc tế nếu bị chi phối bởi các tiêu chuẩn pháp
của nhiều quốc gia như quốc tịch, nơi trú của các bên, nơi thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, nguồn
vốn thanh toán…
17. Hãy trình bày các bước giao kết HĐMBHH theo CISG đồng thời minh họa bằng sơ đồ?
Trả lời:
- Theo quy định của Công ước thì giao kết hợp đồng thương mại quốc tế được thực
hiệnthông qua chào hàng (offer) chấp nhận chào hàng (acceptance). Theo đó, hợp đồng sẽ được
xác lập khi bên chào hàng gửi chào hàng cho bên được chào hàng và bên được chào hàng chấp nhận
chào hàng này.
- Khoản 2 Điều 18 Công ước quy định: “Chấp nhận chào hàng bắt đầu hiệu lực từ
thờiđiểm tới nơi bên chào hàng”. Tuy nhiên, chấp nhận chào hàng sẽ không phát sinh hiệu lực nếu
không tới nơi n chào hàng trong thời hạn nhất định. Trong trường hợp không quy định về
thời gian đó thì thời gian này là thời gian hợp lí (reasonable time). Quy định về “thời gian hợp lí”
đây là rất mềm dẻo. Bởi vì, việc xác định “thời gian hợp lí” trong trường hợp này phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố như hoàn cảnh giao dịch, phương tiện giao dịch hoặc cách thức giao dịch… ví dụ, bên
chào hàng đưa ra một chào hàng bằng miệng (oral offer) với bên được chào hàng và bên được chào
hàng chấp nhận chào hàng đó. Tuy nhiên, sự chấp nhận này chỉ gtrị làm phát sinh hợp đồng
giữa hai bên nếu chấp nhận này được đưa ra trong thời gian hợp lí. “Thời gian hợp lí” trong trường
hợp này là thời gian mà bên được chào hàng phải trả lời ngay lập tức (immediately) bằng miệng đối
với đề nghị của bên chào hàng trong lần giao dịch bằng miệng đó.
- Điều 19 quy định trả lời chào hàng khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng kèmtheo
những yêu cầu bổ sung, sửa đổi đối với chào hàng thì được coi là từ chối chào hàng đồng thời tạo ra
lOMoARcPSD| 36443508
chào hàng mới (Counter offer).Tuy nhiên, nếu các yêu cầu sửa đổi, bổ sung không làm thay đổi một
cách cơ bản nội dung của chào hàng thì vẫn cấu thành chấp nhận chào hàng và kết quả là vẫn tạo ra
hợp đồng giữa các bên (trừ trường hợp bên chào hàng phản đối kịp thời bằng miệng hoặc bằng thông
báo về sự bổ sung, sửa đổi đó).
Tính mềm dẻo trong quy định y cho phép bên được chào hàng, sau khi nhận được chào
hàng, có thể bổ sung những điều khoản của chào hàng để tạo ra hợp đồng phù hợp với điều kiện và
hoàn cảnh của mình. Đồng thời cũng cho phép bên được chào hàng thể trở thành bên chào hàng
mới khi đưa ra những đề nghị làm thay đổi nội dung cơ bản của chào hàng ban đầu. Các điều khoản
được coi bản của chào hàng trong quy định y các điều khoản về giá cả, thanh toán, chất
lượng, số lượng hàng hoá, địa điểm, thời hạn giao hàng, trách nhiệm của các bên vấn đề giải quyết
tranh chấp của các bên.
- Điều 55 quy định về cách xác định giá của hợp đồng khi giá của hợp đồng không được
thểhiện trong c điều khoản của hợp đồng. Theo quy định y thì trong trường hợp nếu hợp đồng
không quy định giá cả của hàng hoá một cách trực tiếp hay gián tiếp hoặc không quy định cách xác
định giá thì các bên được coi như đã “ngụ ý” (impliedly) áp dụng giá chung của hàng hoá đó được
bán trong hoàn cảnh tương tự tại thời điểm giao kết hợp đồng. Nội dung quy định tại Điều 55 có vẻ
mâu thuẫn với khoản 1 Điều 14 khoản 3 Điều 19 của Công ước. Trong đó khoản 1 Điều 14 quy
định một đề nghị giao kết hợp đồng được coi đủ chính xác khi nêu ràng hàng hoá, ấn định
số lượng và giá cả một cách trực tiếp hay gián tiếp hoặc quy định cách xác định số lượng và giá cả;
Đồng thời, khoản 3 Điều 19 quy định điều khoản về giá cả của hàng hoá được coi là điều khoản cơ
bản của hợp đồng, theo đó yêu cầu sửa đổi, bổ sung điều khoản về giá của hàng hoá được coi là làm
thay đổi nội dung cơ bản của hợp đồng. Như vậy, có thể nói sự không đồng nhất trong quy định của
Điều 55 so với khoản 1 Điều 14 và khoản 3 Điều 19 trong Công ước càng thể hiện sự mềm dẻo của
quy định này. Bởi trong trường hợp hợp đồng không phù hợp với khoản 1 Điều 14 khoản 3
Điều 19 thì Điều 55 sẽ được áp dụng để xác định tính hợp pháp của hợp đồng. Với quy định y,
mặc thiếu điều khoản về giá nhưng hợp đồng vẫn được xác định tồn tại giao dịch từ hợp
đồng này cũng sẽ được công nhận nếu sở để xác định các bên đã “ngụ ý” (impliedly) áp
dụng giá.
- Điều 11 quy định hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế không cần phải kí kết hoặc xácnhận
bằng văn bản hay phải tuân thủ bất cứ yêu cầu nào về mặt hình thức của hợp đồng: “Hợp đồng
thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả bằng lời khai của nhân chứng”. Phù hợp với nội dung
của Điều 11 trên đây, để tạo ra điều kiện pháp lí cho chào hàng và chấp nhận chào hàng có hiệu lực
về mặt hình thức, Điều 24 Công ước quy định một chào hàng, một thông báo chấp nhận chào hàng
hoặc bất cứ sự thể hiện ý chí nào khác trong giao kết hợp đồng được coi là đến tay bên nhận khi nó
lOMoARcPSD|36443508
được thông tin bằng lời nói với bên nhận hoặc được giao đến tay bên nhận dưới “bất cứ phương tiện
gì” (any other means) đến trụ sở kinh doanh của bên nhận hoặc nếu không trụ sở kinh doanh thì
đến địa chỉ thư tín hoặc nơi thường trú của bên nhận.(4) Việc quy định hình thức của hợp đồng được
coi là hợp pháp ở dưới bất cứ dạng vật chất nào là rất mềm dẻo vì nó đã không hạn chế sự tham gia
giao kết hợp đồng của các thương nhân đến tcác nước pháp luật quy định hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế phải được thể hiện dưới hình thức văn bản.
18. Hãy trình bày các chế tài do vi phạm hợp đồng CISG và theo pháp luật Việt Nam?
Trả lời:
- Chế tài hủy hợp đồng chỉ được áp dụng khi một n vi phạm bản hợp đồng. Điều 25
của Công ước điều 3 khoản 13 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 đưa ra những định nghĩa
không hoàn toàn giống nhau, nhưng đều thống nhất một điểm: vi phạm bản vi phạm gây ra
thiệt hại nghiêm trọng cho bên bị vi phạm, m cho bên y không đạt được mục đích khi giao kết
hợp đồng. Ngoài ra, CISG còn quy định một trường hợp được hủy hợp đồng, đó là khi bên vi phạm
không không thực hiện nghĩa vụ trong thời hạn đã được gia hạn thêm (điều 49 khoản 1 và 64 khoản
1). Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 không có quy định tương ứng.
- Về chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, CISG Luật Thương mại Việt Nam cho
phéptrái chủ lựa chọn một trong hai biện pháp: sửa chữa hay thay thế hàng hóa. Tuy vậy, câu hỏi đặt
ra là căn cứ vào đâu để lựa chọn sửa chữa hay thay thế hàng hóa. Luật Thương mại Việt Nam 2005
không quy định về vấn đề y, trong khi đó, CISG lại nêu rõ, trái chủ chỉ được áp dụng biện
pháp thay thế hàng hóa khi vi phạm của thụ trái cấu thành vi phạm cơ bản, còn trong các trường hợp
khác chỉ trái chủ chỉ được áp dụng biện pháp sửa chữa hàng hóa, loại trừ khuyết tật của hàng hóa[16].
Tóm lại, liên quan đến các chế tài do vi phạm hợp đồng CISG pháp luật Việt
Nam cùng quy định, CISG các quy định đầy đủ cụ thể hơn so với pháp luật Việt Nam. Bên
cạnh đó, có vấn đề luật Việt Nam có quy định nhưng CISG lại không quy định (như chế tài phạt) và
ngược lại. Một số điểm khác biệt khác cũng cần được lưu ý, như quy định về việc thay thế hàng hóa
không phù hợp.
19. Hãy trình bày các trường hợp miễn trách theo CISG và theo pháp luật Việt Nam? Sosánh
Trả lời:
- Về các trường hợp miễn trách, CISG pháp luật Việt Nam ch tiếp cận tương tự
khiquy định trường hợp bất khkháng trường hợp lỗi của bên bị vi phạm. Ngoài ra, CISG còn
quy định cụ thể về việc miễn trách khi do lỗi của bên thứ ba (điều 79 + 294) trong khi pháp luật Việt
Nam chưa có quy định cụ thể về vấn đề này.
20. Hãy lập bảng so sánh ưu điểm và nhược điểm của các phương thức thanh toán trong
TMQT
lOMoARcPSD|36443508
Trả lời:
lOMoARcPSD|36443508
21. Hãy trình bày những đặc trưng cơ bản của HĐTMQT theo PLVN
Trả lời:
- Về chủ thể: mua bán hàng hóa quốc tế được thiết lập giữa các chủ yếu thương nhân.
LTM2006 quy định thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp; nhân hoạt
động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, các tổ chức,
cá nhân không phảithương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của mua bán hàng hóa. Theo
K3 D1 LTM, hoạt động của bên chủ thể không phải thương nhân không nhằm mục đích lợi
nhuận trong quan hệ mua bán hàng hóa phải tuân theo LTM khi chủ thể này lựa chọn áp dụng LTM
- Về hình thức: HĐ mua bán hàng hóa quốc tế có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói, bằng văn
bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết (K2D27). Trong một số trường hợp nhất định,
pháp luật bắt buộc các bên phải giao kết hợp đồng dưới hình thức văn bản, dụ như HĐ mua bán
hàng hóa quốc tế - phải được thể hiện dưới nh thức văn bản hoặc bằng hình thứ khác giá trị
pháp lý tương đương như điện báo, telex, fax hay thông điệp dữ liệu (K15D3)
lOMoARcPSD| 36443508
- Về đối tượng: mua bán hàng hóa đối tượng hàng hóa. Theo LTM VN 2005, hàng hóa
làđối tượng của quan hệ mua bán thể hàng hóa hiện đang tồn tại hoặc hàng hóa sẽ trong
tương lai; hàng hóa có thể là động sản hoặc bất động sản được phép lưu thông thương mại.
22. Hãy soạn điều khoản giao hàng theo INCOTERMS 2010 để quy định người mua chịu mọi
phí tổn và rủi ro ngay sau khi hàng được giao lên tàu tại cảng xuất khẩu. Người mua đồng thời
có nghĩa vụ làm thủ tục xuất khẩu Trả lời:
- INCOTERMS 2010: FOB
21. Hãy soạn điều khoản giải quyết tranh chấp biết rằng các bên thống nhất lựa chọn trọngtài
Việt Nam
Trả lời: Luật TTTM VN 2010
- Điều 5
- Điều 30
- Điều 35
- Điều 39
- Điều 58
- Điều 55
- Điều 60
22. Hãy soạn điều khoản miễn trừ trong hợp đồng xuất khẩu gạoTrả lời:
- Điều 79 CUV 1980
23. Khi tranh chấp được giải quyết bởi trọng tài thương mại tại Việt Nam, thì xác định ápdụng
giải quyết tranh chấp như thế nào?
Trả lời:
- Kể cả khi các bên đã có thỏa thuận trọng tài từ trước (thỏa thuận trong đó quy định
tranhchấp phát sinh sẽ được giải quyết tại trọng tài), hay khi tranh chấp đã phát sinh các
bên quyết định sẽ đưa tranh chấp giải quyết tại trọng tài, việc đầu tiên phải thống nhất là hình
thức trọng tài được lựa chọn. Các bên tham gia tranh chấp có thể thỏa thuận sử dụng (i) trọng
tài vụ việc (ad hoc) hoặc (ii) trọng tài định chế (hay còn gọi là trọng tài quy chế). +Trọng tài
vụ việc
Trọng tài vụ việc không thuộc một tổ chức trọng tài nào, do đó, các bên tham gia tranh chấp có thể
thỏa thuận quyết định tất cả các vấn đề về trọng tài như số lượng trọng tài viên, cách thức chỉ định,
thủ tục tố tụng trọng tài, luật áp dụng… Trọng tài vụ việc có ưu điểm linh hoạt, chi phí thấp
thủ tục nhanh chóng hơn, với điều kiện là các bên tham gia tranh chấp có ý chí hợp tác.
lOMoARcPSD| 36443508
Đối với trọng tài vụ việc, Ủy ban trọng tài do các bên hoặc do đại diện của các bên chỉ
định. Sau khi Ủy ban trọng tài được thành lập, việc phân xử sẽ do Ủy ban trọng tài thực hiện và các
bên không được tham gia vào việc phân xử đó.
Ví dụ về trọng tài vụ việc có thể lấy ngay trong các Hiệp định trong khuôn khổ ASEAN cộng, trong
đó các bên quy định khi có tranh chấp phát sinh, tranh chấp có thể được đưa ra một Ủy ban trọng tài
(thường gồm 3 thành viên, 2 thành viên đại diện cho mỗi bên tranh chấp thành viên thứ ba m
Chủ tịch Ủy ban trọng tài) phân xử. Nội dung này sẽ được đề cập sâu hơn ở phần sau của đề tài.
+Trọng tài định chế
Trọng tài định chế (hay còn gọi trọng tài quy chế) hình thức tổ chức, một trung tâm trọng tài
hoạt động thường trực (thực chất họ cung cấp dịch vụ trọng tài) với những quy định sẵn về
những vấn đề liên quan tới trọng tài như thủ tục, cách tiến hành tố tụng trọng tài thể kể tên
một số trung tâm trọng tài nổi tiếng trên thế giới như LCIA (The London Court of International
Arbitration) London, CIArb ( The Chartered Institute of Arbitrators) Anh hay ICC (The
International Court of Arbitration) ở Paris.
Thông thường, khi các bên thống nhất đưa tranh chấp ra xét xử theo phương thức trọng tài định chế,
trung tâm trọng tài được lựa chọn sẽ chịu trách nhiệm chỉ định trọng tài viên choy ban trọng tài.
Trọng tài định chế, với những quy định thủ tục riêng của mình, thường được xem “chính
thống” hơn so với trọng tài vụ việc. Tuy nhiên, chi phí cho trọng tài định chế thường cao hơn, và thủ
tục tố tụng lại chậm hơn so với trọng tài vụ việc.
24. Khi nào phán quyết trọng tài bị hủy theo pháp luật Việt Nam Trả
lời:
- Theo quy định tại Điều 69, Luật trọng tài thương mại Việt Nam, trong thời hạn
30 ngày kểtừ ngày nhân được phán quyết trọng tài, nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh
được Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp có thể hủy phán
quyết trọng tài thì có thể làm đơn gửi tòa án có thẩm quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.
Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải m theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho
yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là có căn cứ vào hợp pháp.
- (D68 LTTTM) Phán quyết trọng tài bị hủy nếu thuộc một trong các trường hợp
sau đây:
+ Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;
+ Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của
các bên hoặc trái với các quy định của Luật này;
+ Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết
trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ;
lOMoARcPSD| 36443508
+ Chứng cứ do các bên cung cấpHội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả
mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh
hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài;
+ Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt
Nam. 25. Hãy nêu các bước giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
Trả lời:
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo
Trường hợp giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi
đến Trung tâm trọng tài. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên
đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn.
Đơn khởi kiện gồm có các nội dung sau đây:
1. a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
2. b) Tên, địa chỉ của các bên; tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;
3. c) Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;
4. d) Cơ sở và chứng cứ khởi kiện, nếu có;
đ) Các yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và giá trị vụ tranh chấp;
1. e) Tên, địa chỉ người được nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng
tài viên.
Kèm theo đơn khởi kiện, phải thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu liên
quan.
Bước 2: Bị đơn nộp bản tự bảo vệ (Theo Điều 35 Luật TTTM 2010)
Đối với vụ tranh chấp được giải quyết tại Trung m trọng tài, nếu các bên không có thoả thuận khác
hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể
từ ngày nhận được đơn khởi kiện các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho Trung m trọng tài
bản tự bảo vệ. Theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, thời hạn y thể được Trung m trọng
tài gia hạn căn cứ vào tình tiết cụ thể của vụ việc.
Đối với vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nếu các bên không thoả thuận khác,
thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm
theo, bị đơn phải gửi cho nguyên đơn Trọng tài viên bản tự bảo vệ, tên địa chỉ của người
mình chọn làm Trọng tài viên.
Bước 3: Thành lập hội đồng trọng tài
Thành phần Hội đồng trọng tài (Theo Điều 39 Luật TTTM 2010)
lOMoARcPSD|36443508
Thành phần Hội đồng trọng tài thể bao gồm một hoặc nhiều Trọng tài viên theo sự thỏa thuận
của các bên.
Trường hợp các bên không có thoả thuận về số lượng Trọng tài viên thì Hội đồng trọng tài bao gồm
ba Trọng tài viên.
Bước 4: Hòa giải (Theo Điều 58 Luật TTTM 2010)
Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau vviệc giải quyết tranh chấp.
Khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết trong vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài
lập biên bản hoà giải thành chữ của các bên xác nhận của các Trọng tài viên. Hội đồng
trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Quyết định y chung thẩm
giá trị như phán quyết trọng tài.
Bước 5: Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp (Theo Điều 55 Luật TTTM 2010)
Phiên họp giải quyết tranh chấp được tiến hành không ng khai, trừ trường hợp các bên thỏa
thuận khác.
Các bên thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp;
có quyền mời người làm chứng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Trong trường hợp có sự đồng ý của các bên, Hội đồng trọng tài có thể cho phép những người khác
tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp.
Trình tự, thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp do quy tắc tố tụng trọng tài của Trung
tâm trọng tài quy định; đối với Trọng tài vụ việc do các bên thỏa thuận.
Bước 6: Hội đồng trọng tài ra phán quyết
Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số.
Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ
tịch Hội đồng trọng tài. (Theo Điều 60 Luật TTTM 2010)
26. Nêu sự khác biệt giữa sản phẩm tương tự và sản phẩm có thể thay thế cho nhau ?
Sản phẩm tương tự Sản phẩm có thể thay thế cho nhau
Khái niệm Sản phẩm tương tự sản phẩm giống Sản phẩm có thể thay thế hàng hóa hệt (về
tất cả các đặc nh) với sản phẩm thể thay thế các loại hàng hóa khác bị điều tra.
(Khoản 2.6, Điều 2 HĐ tương đương về công dụng (hoặc tiêu
ADA) thụ) khi c điều kiện thay đổi. Hàng hóa thay thế thể chất lượng tốt
hơn hoặc thấp hơn mặt hàng thay thế
và đa số có mức giá rẻ hơn
Tính chất Sản phẩm tương tự có thể so sánh về tiêu Sản phẩm có thể thay thế là sản phẩm chí
chất lượng với sản phẩm bị điều tra. không có đặc tính giống nhưng có đặc
Ví dụ các loại càfe: Arabica, Robusta, điểm gần giống với sản phẩm bị điều tra,
lOMoARcPSD| 36443508
Cherri sản phẩm tương tự nhau nên không thể so sánh về mặt chất lượng với sản
phẩm đang bị điều tra.
dụ: xét tính năng sử dụng cuối cùng
làm tinh thần tỉnh táo thì trà và café là 02
loại sản phẩm có thể thay thế cho nhau.
Phạm vi xét Sản phẩm tương tự hẹp Sản phẩm có thể thay thế rộng hơn từng khía
cạnh
Thứ tự ưu Trước Sau tiên
27. So sánh 03 Biện pháp Phòng vệ thương mại *Giống:
- Mục đích khắc phục thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước bị ảnh hưởng bởi các biện pháp
của thành viên khác.
- Đều những hạn chế khi áp dụng 03 biện pháp trên đối với các Thành viên đang phát triển
(Điều 9.1 HĐ GATT, Điều 5.8 HĐ ADA).
*Khác
Tiêu chí Chống trợ cấp Tự vệ thương mại
sở áp Khi hành vi thương mại Xuất phát từ nhu cầu khắc dụng
không lành mạnh hoặc bóp phục khủng hoảng đối với méo thị trường của
nhà xuất ngành sản xuất đặc thù do khẩu sự trợ cấp của chính ảnh ởng
của việc thực phủ ớc xuất khẩu. hiện chính sách cắt giảm thuế nhằm
thực hiện các cam kết.
Đối tượng Hàng hóa có sự trợ cấp của Hàng hóa nhập khẩu lành áp dụng
Chính phủ gây thiệt hại /đe mạnh nhưng gây thiệt dọa y thiệt hại nghiêm
hại / đe dọa y thiệt hại trọng cho ngành sản xuất nội nghiêm trọng cho
ngành địa. sản xuất nội địa (Điều 19
GATT) do sự gia tăng
đột biến không ờng
trước được khi ký kết.
Mức áp Áp thuế hoặc hạn ngạch (Biện Chỉ được áp dụng hạn dụng pháp
tạm thời)dựa trên mức ngạch dựa trên thiệt hại.
trợ cấp .
Cơ sở Thỏa thuận Thỏa thuận :buộc phải Chống bán phá giá Khi
hành vi Khi hành vi thương mại không lành mạnh hoặc bóp méo thị
trường của nhà xuất
khẩu không sự trợ
cấp của chính phủ nước
xuất khẩu. Hàng a
đưa vào nước nhập
khẩu giá thấp hơn
giá thông thường của
gây thiệt hại/ đe
dọa gây thiệt hại cho
ngành sản xuất nội địa.
Áp thuế hoặc hạn ngạch
(Biện pháp tạm thời)
dựa trên thiệt hại. Thỏa
thuận
chấm dứt ngay
Chủ thể bị Nhà sản xuất có hàng hóa Tất cả các quốc gia thành Nhà sản xuất có hành áp dụng được
chính phủ trợ cấp và viên xuất khẩu không vi bán phá giá và Nhà
Nhà xuất khẩu phân biệt có vi phạm hay xuất khẩu ,điều 9.5 không vi phạm. ADA
lOMoARcPSD| 36443508
Trình tự Bước 1 : Ngành sản xuất nội 1. Đơn yêu cầu áp dụng Bước 1: Ngành sản thủ tục địa nước
nhập khẩu nộp đơn biện pháp tự vệ của ngành xuất nội địa nước nhập kiện (kèm theo chứng cứ ban
sản xuất nội địa nước khẩu nộp đơn kiện đầu); nhập khẩu; (kèm theo chứng cứ
· Bước 2 : quan thẩm 2. Khởi xướng điều tra; ban đầu); quyền ra quyết định
khởi 3. Điều tra và công bố kết Bước 2: Cơ quan có xướng điều tra (hoặc từ chối quả
điều tra về các yếu tố thẩm quyền ra quyết đơn kiện, không điều tra); tình hình nhập
khẩu; tình định khởi xướng điều · Bước 3 : Điều tra sơ bộ về hình thiệt hại; mối quan
tra (hoặc từ chối đơn việc trợ cấp về thiệt hại hệ giữa việc nhập khẩu kiện, không
điều tra); (qua bảng u hỏi gửi cho các thiệt hại; Bước 3: Điều tra bộ bên liên
quan, thu thập, xác 4. Ra Quyết định áp dụng về việc bán phá giá minh thông tin,
thông tin do hoặc không áp dụng biện về thiệt hại (qua bảng các bên tự cung cấp);
pháp tự vệ câu hỏi gửi cho các bên · Bước 4 : Kết luận sơ bộ (có liên quan, thu thập,
xác thể m theo quyết định áp minh thông tin, thông dung biện pháp tạm thời như
tin do các bên tự cung buộc đặt cọc, ký quỹ...); cấp);
· Bước 5 : Tiếp tục điều tra về Bước 4: Kết luận sơ bộ việc trợ cấp và thiệt hại (có (có
thể kèm theo quyết thể bao gồm điều tra thực địa định áp dụng biện pháp tại nước
xuất khẩu); tạm thời như buộc đặt
· Bước 6 : Kết luận cuối cùng; cọc, ký quỹ...);
· Bước 7 : Quyết định áp dụng ớc 5: Tiếp tục điều biện pháp chống trợ cấp (nếu tra
về việc bán phá giá kết luận cuối cùng khẳng định về thiệt hại (có thể việc tr
cấp gây thiệt hại); bao gồm điều tra thực · Bước 8 : Rà soát lại biện địa tại nước xuất
khẩu); pháp chống trợ cấp (hàng m Bước 6: Kết luận cuối quan điều tra thể
sẽ điều cùng;
lOMoARcPSD|36443508
tra lại biên độ trợ cấp thực tế
của từng nhà xuất khẩu
điều chỉnh mức thuế);
Bước 7 : Quyết định áp
dụng biện pháp chống
bán phá giá (nếu kết
lOMoARcPSD| 36443508
dứt -Không còn sở để áp dụng -Buộc phải chấm dứt ngay -không còn cần thiết áp (không còn
hành vi trợ cấp, khi Hiệp định WTO có dụng(hành vi bán phá không còn gây thiệt hại
hoặc hiệu lực giá chấm dứt, không de dọa y thiệt hại(Điều 21.2 (K5, Điều 8 Hiệp
định các còn gây thiệt hại hoặc
SMC) biện pháp tự vệ) đe dọa gây thiệt hại)
(Điều 11.2 ADA) 29.
So sánh cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ GATT 1947 và trong khuôn khổ
WTO?
*Giống:
- Cơ quan trực tiếp giải quyết tranh chấp mang tính chất adhoc.
- Các bên tranh chấp được giải quyết theo cơ chế này phải là thành viên.
- Phải trải qua thủ tục tham vấn.
*Khác
Tiêu chí GATT 1947 Trong khuôn khổ WTO Thủ tục B1: Tham vấn
B1: Tham vấn
B2: Hòa giải, trung gian Đ22 B2: Môi giới, hòa giải, trung gian hoặc lựa B3: Ban hội
thẩm (ưu tiên lựa chọn chọn GQTC theo cơ chế DSU
quan chức chính phủ) B3: Nếu chọn DSU
Thành lập Ban hội thẩm ( ưu tiên lựa chọn các
chuyên gia độc lập)
B3: Nếu có kháng cáo thì tiếp tục giải quyết
ở Cơ quan Phúc thẩm
Tính chất Hòa giải(tham mưu) Ít mang tính hòa giải
Hệ quả pháp Báo cáo của BHT chỉ trthành bắt Báo cáo/ Kháng nghị/ Phán quyết đương buộc
khi các bên kết thông qua nhiên có hiệu lực bắt buộc thi hành khi được đưa ra khuyến nghị.
DSB thông qua.
Báo cáo không giá trị bắt buộc, Bên thua kiện 1 thời gian hợp để thực Bên
thua kiện không có thời gian thi.
hợp lý để thực hiện.
Cơ chế vận Đồng thuận Đa số, đồng thuận nghịch. hành
30. Phận biệt trọng tài thương mại quốc tế (hiểu theo pháp luật trọng tài thương mại 2010 của
Việt Nam và trọng tài trong cơ chế giải quyết tranh chấp WTO).
Nd Trọng tài thương mại quốc tế Trọng tài trong cơ chế giải quyết tranh
Tc chấp wto
Khái niệm Trọng tài thương mại quốc tế là phương Trọng tài có thể được sử dụng trong các thủ thức
giải quyết tranh chấp do các bên tục sau:
lOMoARcPSD| 36443508
thỏa thuận hoặc được tiến hành theo - c định thời hạn thực hiện khuyến nghị quy định
của Luật TTTM 2010 trong trường hợp Bên thua không thể thực hiện ngay khuyến nghị;
- Xác định mức độ trả đũa trong trường hợp
Bên thua có kiến nghị về vấn đề này
Các bên Không là thành viên của WTO Thành viên WTO tranh (cá nhân,
cơ quan, tổ chức Việt Nam chấp hoặc nước ngoài tham gia tố tụng trọng
tài với tư cách nguyên đơn, bị đơn
(khoản 3,Điều 3))
Hình thức -Hình thức tố tụng -???
Do các bên thỏa thuận thành lập dưới Nếu sau khi giải quyết của ban hội thẩm hình
thức lập thành văn bản cơ quan phúc thẩm có khiếu nại về mức độ Các bên thỏa thuận
thành lập Hội trả đữa,và vi phạm những quy tắc thì trọng đồng trọng tài : tài nếu ợc
yêu cầu do các thành viên Ban
Số lượng trọng tài viên do các bên tự hội thẩm ban đầu làm trọng tài viên. Nếu các do
quyết định thành viên Ban hội thẩm không có điều kiện
Nếu các bên không quyết định, số làm trọng tài viên thì trọng tài viên (là một cá lượng
trọng tài viên là 3 người nhân hoặc một tổ chức) sẽ do Tổng Thư ký
- Trung tâm trọng tài WTO chỉ định. Các Bên tranh chấp thể thoả thuận lựa chọn
cơ chế trọng tài độc lập để giải quyết tranh chấp của mình mà không cần sử dụng
đến cơ chế của DSU.diều 22.6 hiệp định DSU và điều 4.11 SCM
Phạm vi - Tranh chấp giữa các n phát - c định thời gian hợp để thực thi quyền hạn sinh từ
hoạt động thương mại. khuyến nghị và phán quyết đã thông - Tranh chấp phát sinh giữa các qua.
bên trong đó ít nhất một bên có - Xác định mức độ trả đũa trong trường hợp hoạt
động thương mại. Bên thua có kiến nghị.
- Tranh chấp khác giữa các bên - Thảo thuận trước giải quyết bằng pháp luật
quy định được giải trọng tài (Điều 25 Hiệp định DSU) quyết bằng Trọng tài.Điều
2
LTTTM 2010
Thủ tục Thỏa thuận dùng trọng tài Thỏa thuận GQTC bằng trọng tài hoặc
Luật quy định (Điều 6 Luật Trọng tài Sau khi báo cáo được DSU thông qua
lOMoARcPSD|36443508
thương mại, trong trường hợp các bên
tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài
mà một bên khởi kiện tại Tòa án thì Toà
án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp
thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc không
Thực thi
phán
quyết
Có thể kiện ra tòa với những phán
quyết của trọng tài
Quyết định trọng tài ràng buộc các bên
Quyền và
nghĩa vụ
chủ thể
tham gia
Có quyền và nghĩa vụ như nhau trong
Trong trường hợp một bên là các nước đang
phát triển thì trọng tài có thể cân nhắc để
xem xét ưu tiên hơn
lOMoARcPSD| 36443508
III. Tình huống
Bài 1. Công ty A tại Pháp đặt mua 5000 thùng hàng của Đức thông qua chi nhánh tại Pháp của công
ty B sản xuất với yêu cầu phải sử dụng nguyên liệu, đóng gói và mang nhãn hiệu Đức. Sau đó, hàng
hóa được chuyển trực tiếp từ sở sản xuất tại Đức bằng đường sắt tới trụ scông ty A tại Pháp.
Tuy nhiên, A cho rằng hàng hóa không phù hợp với tả trong hợp đồng nên từ chối thanh toán.
Bên bán kiện bên mua ra tòa án của Pháp. Công ty A cho rằng hợp đồng được giao kết bởi hai công
ty được thành lập theo pháp luật Pháp nên phải áp dụng pháp luật Pháp. Công ty B lại cho rằng hàng
hóa được chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác và hợp đồng được thực hiện bởi công ty B có
trụ sở tại Đức, do đó phải áp dụng CISG.
Anh, chị hãy nhận xét các vấn đề pháp lý liên quan trong tình huống trên
- Công ty có trụ sở tại Đức nhưng lại có chi nhánh ở Pháp. Như vậy 2 công ty này giao
kếthàng hóa với nhau sau này có tranh chấp thì việc xác định trụ sở thương mại ở 2 nước khác nhau
thì mới thuộc phạm vi điều chỉnh của công ước viên. Vậy ở đây, trong trường hợp y chi nhánh tại
Pháp có trụ sở chính tại Đức:
- Không thuộc phạm vi điều chỉnh của CƯV; không đảm bảo yếu tố chủ thể phải có trụ
sởthương mại 2 nước khác nhau là quốc gia thành viên. Mặc dù công ty B có trụ sở tại Đức nhưng
chi nhánh là ở tại Pháp và trong trường hợp có nhiều trụ sở khác nhau thì sẽ sử dụng trụ sở có quan
hệ mật thiết nhất đối với hợp đồng y. Đề nêu thông qua chi nhánh tại Pháp, nên chi nhánh này là
người đứng ra thương lượng, đồng ý các điều khoản, ký kết hợp đồng. Chi nhánh tại Pháp là chủ thể
đứng ra đàm phán hợp đồng cho nên chi nhánh này sẽ được xem gắn với hợp đồng này nhất
2 trụ sở công ty A B trong trường hợp này đều được xem tại Pháp cho nên sẽ không áp
dụng CUV và chịu sự điều chỉnh theo pháp luật Pháp.
- Công ty B chi nhánh tại Pháp tức địa điểm kinh doanh tại Pháp do đó theo
điểm a,K1 D1 CUV 1980 thì CUV sẽ không điều chỉnh đối với hợp đồng này
- Hơn nữa, địa điểm kinh doanh "trụ sở thương mại" liên hệ mật thiết với hợp đồng
nàylà địa điểm tại Pháp chứ không phải tại Đức
thế không đủ các yếu tố thuộc phạm vi điều chỉnh của CUV mặc hàng hóa vận
chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác
Bài 2. Công ty A của Việt Nam có trụ sở tại TP.HCM giao kết hợp đồng thiết kế một phần mềm kế
toán với công ty B trụ sở tại Bordeaux, Pháp. Theo hợp đồng, B sẽ thiết kế cho A phần mềm và bảo
trì 3 lần. Tổng giá trị hợp đồng 30.000 euro, được biết chi phí để bảo trì thông thường cho một
phần mềm loại y theo giá thị thường 100 euro/ hỏng. Trong quá trình sử dụng tháng đầu
tiên, A đã phải yêu cầu B bảo trì tới 3 lần, đồng thời phát hiện phần mềm y không phù hợp với
yêu cầu quy định trong hợp đồng ban đầu.
lOMoARcPSD| 36443508
Mâu thuẫn xảy ra, các bên đều đồng ý đưa tranh chấp ra trọng tài thương mại Việt Nam. A yêu cầu
áp dụng CISG để giải quyết tranh chấp. B cho rằng hợp đồng này không phải là hợp đồng mua bán
hàng hóa nên không thể áp dụng CISG.
Anh/chị hãy nhận xét lập luận của các bên và giúp trọng tài xác định luật áp dụng để giải
quyết tranh chấp nêu trên
- Xác định đây phải là hợp đồng mua bán HH hay không? Công ty A thuê công ty B thiết kế choA
phần mềm nên không phải là HĐ mua bán HH , theo K2D3 CUV1980 mặc dù nó có đảm bảo yếu
tố về chủ thể có địa điểm kinh doanh giữa 2 quốc gia khác nhau nhưng mà đối tượng của hợp đồng
không phải là mua bán hàng hóa nên không áp dụng CUV mà đây là hợp đồng cung cấp dịch vụ
- Nên lập luận của B là đúng, bên A không có cơ sở.
- Mâu thuẫn của vấn đề yliên quan đến việc trả hàng vì hàng không có đảm bảo; các bêntranh
chấp với nhau HĐ vì cho rằng phần mềm y không phù hợp với yêu cầu quy định trong hợp đồng
ban đầu.
- Trọng tài sẽ xem xét luật lợi cho trọng i xác định vấn đề tranh chấp đó thuộc lĩnh vực
nào;mà các bên đều đồng ý đưa tranh chấp ra trọng tài thương mại Việt Nam nên áp dụng Luật
trọng tài thương mại Việt Nam 2010 để giải quyết tranh chấp nêu trên (K2 D14).
Bài 3. Công ty A của Việt Nam giao kết với Công ty B của một quốc gia thành viên của CISG hợp
đồng mua bán da loại tốt, hợp đồng chỉ quy định giá theo giá trên thị trường Việt Nam vào thời điểm
giao kết.
Tuy nhiên, ng theo hợp đồng, các vấn đề khác giá cả thể thay đổi bởi các bên chiếu
theo giá thị trường Việt Nam vào thời điểm giao hàng. Giám đốc của A không muốn áp dụng CISG
Việt Nam chỉ mới gia nhập Công ước y. Do suất khi giao kết hợp đồng, các bên đã không
thỏa thuận điều khoản chọn luật để áp dụng cho hợp đồng.
Giả sử anh/chị chuyên viên pháp của A, hãy vấn cho A cách thức loại bỏ khả năng
áp dụng CISG trong trường hợp này
- Giả sử CUV có hiệu lực đối với 2 bên; Tư vấn: Đàm phán, thương lượng để thỏa thuận soạn 1Phụ
lục Hợp đồng để loại trừ hiệu lực của CUV theo quy định tại D6 CUV1980. Nếu không thỏa
thuận thì phải áp dụng CUV; đối với trường hợp này việc viễn dẫn đến luật của 1 nước thứ 3
đó không được xem một sự ngầm loại trừ, cho nên sự thỏa thuận đến nước thứ 3 không hiệu
lực nếu 2 nước đều thành viên của CUV. Một sự thỏa thuận lựa chọn luật của một ớc thứ ba sẽ
không được xem sự phù hợp với Điều 6 không được hiểu một thỏa thuận ngầm loại trừ hiệu
lực của CUV
Bài 4. Vào ngày 01/11/2014, A một công ty kế toán - kiểm toán ở Đức nhận được qua bưu điện 10
cuốn sách dày tên là "Tax made easy". Cùng với sách là thông báo của nhà xuất bản B có trụ sở tại
lOMoARcPSD| 36443508
Lan rằng cuốn sách y sẽ hỗ trợ cho công ty A rất nhiều trong công việc kế toán - kiểm toán,
và nếu A không phản hồi trong ng 7 ngày từ ngày nhận được số sách này thì A coi như chấp nhận
sách và phải trả 120 euro/cuốn.
Công ty A không muốn mua sách nhưng quên không trả lời nhà xuất bản. Cuối tháng, A nhận
hóa đơn 1.200 euro/10 cuốn sách.
Anh/ chị hãy cho biết theo quy định của CISG, giữa hai bên đã tồn tại hợp đồng hợp lệ chưa?
Tại sao?
- Một lời chào hàng không được đặt ra quy định gò bó (K1D18)
- Trong trường hợp y sim lặng không được xem một sự chấp nhận; sự chấp nhận phải thựchiện
một cách ràng bằng một sự tuyên bhoặc hành vi; hoặc gửi một thông báo hoặc điện tín, gọi
điện thoại để thể hiện sự chập nhận. Tuy nhiên, trừ trường hợp ngoại lệ theo K3 D18 dựa vào thói
quen,thông lệ tiền lệ tập quán 2 bên đã giao kết thì bên B nếu trình đủ chứng cử, chứng minh được
thì sẽ tồn tại HĐ. Một tồn tại hợp lệ tức một đã được giao kết tồn tại một sự chấp
nhận chào hàng, ở đây không có sự chấp nhận chào hàng vì sự chấp nhận chào hàng phải được thể
hiện bằng một hành vi, hoặc tuyên bố rõ ràng; sự im lặng không được xem là một chấp nhận chào
hàng do đó giữa A và B chưa tồn tại một cái HĐ
Bài 5. Bên mua là công ty A có trụ sở tại quốc gia X, sau khi xem giày mẫu được cung cấp bởi ông
K là nhân viên của một doanh nghiệp B tại quốc gia Y và cũng là trung gian thương mại độc lập do
doanh nghiệp C trụ skinh doanh tại quốc gia Z chỉ định đã gửi đơn đặt hàng mua giày của doanh
nghiệp y vào ngày 12/8/2015. Đơn đặt hàng của A được gửi đến cho doanh nghiệp B tại Y, sau
đó lại được B chuyển cho C. Phần người nhận trong đơn đặt hàng tên của doanh nghiệp B tại Y,
không phải là doanh nghiệp C tại Z. Vào ngày 18/8/2015, C có trao đổi với A về mẫu giày và nhận
được lời đồng ý của bên này
Sau khi vận chuyển hàng hóa, C đã gửi hóa đơn cho A yêu cầu thanh toán. Theo yêu cầu của
ông K cho rằng doanh nghiệp của ông có nhờ C sản xuất giày cho đơn hàng y nên A phải gửi ông
tờ séc để tiến hành việc thanh toán. A đã chuyển tséc thanh toán cho công ty B để trả tiền cho C.
Tuy nhiên, C không nhận được thanh toán từ bất cứ bên nào, do đó đã khởi kiện yêu cầu A trả đủ
tiền và lãi chậm thanh toán cho C
Anh/ chị hãy cho biết theo CISG, hợp đồng đã được giao kết chưa và việc giao kết diễn ra
giữa các bên nào?
- Giữa A B đã tồn tại một lời chào hàng chấp nhận chào hàng thông qua việc xem giày mẫu,gửi
đơn đặt hàng, gửi tờ Séc thanh toán giữa hai chủ thể là A B. Sau khi xem giày mẫu được cung
cấp bởi ông A; ng ty A đã chấp nhận giao kết thông qua việc gửi đến cho doanh nghiệp B một
đơn đặt hàng. A và B có một giao dịch liên quan đến hàng hóa là giày (D14 đến D24 CUV) - Giữa
lOMoARcPSD| 36443508
B C đó không phải mua bán hàng hóa; C chỉ định B nên chỉ quan hệ chỉ định trung
gian thương mại độc lập quảng cáo nhận hàng dùm. Hợp đồng giữa B và C không thuộc phạm
vi điều chỉnh của CUV.
- Giữa A C chỉ trao đổi thông tin về màu giày chứ không thể hiện ý định giao kết hợp đồng,không
thể hiện quyền và nghĩa vụ bị ràng buôc theo hợp đồng
Bài 6. m 2010, các doanh nghiệp Hoa Ksản xuất sản phẩm X đã yêu cầu quan điều tra của
nước này - FEDERAL tiến hành điều tra bán phá giá đối với sản phẩm X nhập khẩu với lý do họ bị
thiệt hại bởi hành vi bán phá giá của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm X của Trung Quốc. c
doanh nghiệp này đại diện cho 63,6% tổng sản lượng hàng hóa tương tự thể hiện quan điểm ủng hộ
điều tra hành vi phá giá cả sản phẩm X nhập thu từ Trung Quôc.
Khi tiến hành việc điều tra y, FEDERAL xác định "giá bán trong ớc - giá thông thường"
của sản phẩm X bị điều tra là giá mà Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường EU mặc dù cơ quan y
kết luận rằng sản phẩm được bán trong điều kiện thông thường. Giá xuất khẩu được xác định là giá
ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa của doanh nghiệp Trung Quốc. Kết luận: hành vi bán phá
giá và tiến hành áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm X
Các doanh nghiệp của Trung Quốc cho rằng cách xác định giá bán trong nước của Hoa K
khiến cho biên độ bán phá giá tăng lên và cơ quan điều tra của nước này chưa đáp ứng các điều kiện
để áp dụng thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm X
Với tư cách là chuyên gia về luật thương mại quốc tế, anh/ chị hãy đưa ra hướng giải quyết
phù hợp giúp doanh nghiệp của Trung Quốc bảo vệ quyền lợi của họ - Dựa vào công thức biên độ
tính phá giá:
Biên độ phá giá= (Giá thông thường Giá xuất khẩu)/Giá xuất khẩu
- Theo đó giá thông thường (giá nội địa hoặc giá bán trong nước) phải được ưu tiên xác
địnhlà giá bán tại thị trường của Trung Quốc; bởi quan y đã kết luận rằng sản phẩm X được
bán trong điều kiện thương mại thông thường vì vậy lập luận của các doanh nghiệp Trung Quốc là
có cơ sở khi cho rằng các xác định giá bán thông thường của cơ quan điều tra là sai điều đó làm cho
biên độ bán phá giá tăng khi lấy giá của Liên minh châu Âu thay cho giá tại Trung Quốc
- Hướng giải quyết: Doanh nghiệp Trung Quốc sẽ kiến nghị cơ quan điều tra của Trung
Quốc xác định lại giá thông thường chính là giá tại thị trường Trung Quốc . Cơ sở pháp lý Điều 2
HĐ chống bán phá giá (ADA) và K1 D6 GATT 1994
- Nếu kiến nghị không được chấp nhận thì đề nghị chính phủ Trung quốc tham vấn
vớichính phủ Hoa K về việc tính biên độ n phá giá D4 DSU. Nếu tham vấn không thành công
thì yêu thành lập Ban hội thẩm theo D6 DSU. Đồng thời doanh nghiệp Trung Quốc phải cung cấp
các tài liệu liên quan để minh chứng cho yêu cầu của mình.
lOMoARcPSD| 36443508
Bài 7. Năm 2009, A gia nhập WTO. Dựa trên các cam kết mở cửa thị trường, tại thời điểm đó, sản
phẩm dầu ăn nhập khẩu đã chiếm lĩnh thị trường nội địa của A. Năm 2013, ngành công nghiệp dầu
ăn trong nước yêu cầu chính phủ A áp dụng biện pháp tự vệ dưới hình thức tăng thuế nhập khẩu đối
với sản phẩm dầu ăn có xuất xứ từ thành viên của WTO từ 15% lên 25%. Anh/ chị hãy cho biết
1. Chính phủ nước A ngay lập tức áp dụng thuế tự vệ đối với dầu ăn nhập khẩu khi các
doanhnghiệp trong nước có yêu cầu?
- Không được áp dụng ngay lập tức mà phải tiến hành các thủ tục điều tra; chỉ áp dụng
biệnpháp tự vệ tạm thời ngay sau khi có kết luận điều tra sơ bộ. sở pháp lý D3; D6 Hiệp định
tự vệ
- Ngoài ra phải chứng minh được việc gia tăng đột biến sản phẩm nhập nhẩu mới xuất
hiệntrong thời gian gần đây.
2. Nếu A áp dụng các mức thuế nhập khẩu tự vệ khác nhau cho dầu ăn nhập khẩu từ các nước
khácnhau thì có vi phạm quy định của WTO?
- Không vì còn tùy thuộc vào tỷ lệ thị phần của từng quốc gia (D5,D6 Hiệp định tự vệ)
3. Chính phủ nước A thể áp dụng biện pháp tvệ nào ngoài biện pháp áp thuế tự vệ? Điều
kiệnvà cách thức áp dụng biện pháp đó là gì? - Đặt ra các hạn ngạch Điều kiện:
+ Hàng hóa liên quan được nhập khẩu tăng đột biến về số lượng
+ Ngành sản xuất sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa đó bị thiệt hại
hoặc đe dọa thiệt hại nghiêm trọng; và
+ Có mối quan hệ nhân quả giữa hiện tượng nhập khẩu tăng đột biến và thiệt hại hoặc đe dọa
thiệt hại nói trên
Cách thức áp dụng biện pháp đó là: Sự gia tăng về số lượng của hàng hóa nhập khẩu phải đáp ứng
các điều kiện sau:
+ Sự gia tăng này là gia tăng tuyệt đối hoặc tương đối so với sản xuất trong nước
+ Sự gia tăng này phải mang tính đột biến
- Điều kiện về tiêu chuẩn
+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất khẩu, nhập khẩu
phải có giấy phép của Bộ, ngành liên quan;
+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm các quy định liên quan về kiểm dịch, an toàn
thực phẩm tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của quan thẩm quyền
trước khi thông quan;
+ Hàng hóa không thuộc Danh mục hàng a cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh
mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và c hàng a không thuộc trường hợp nêu
lOMoARcPSD| 36443508
trên, chỉ phải làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu. (D5, D6 Hiệp định
tự vệ)
Bài 8. Quốc gia X đã với doanh nghiệp ABC (doanh nghiệp lớn nhất của quốc gia y kinh doanh
xuất khẩu sản phẩm X) một hợp đồng tài trợ 30 triệu USD, giải ngân thành 3 lần. Lần 1 ngày khi
kết hợp đồng. Lần 2, 3 sau khi nhận được báo cáo về tình hình thực hiện các mục tiêu của hợp đồng
liên quan đến kết quả xuất khẩu.
Anh/ chị hãy cho biết:
1. Khoản tài trợ này có được xem là trợ cấp hay không?
+ Điều 16 Gatt 1994, Điều 1 Hiệp định trợ cấp
+ Có, vì đây là hỗ trợ tài chính mang tính riêng biệt cho một doanh nghiệp xuất khẩu
2. Hãy xác định các khoản lợi ích được nhận
+ ABC nhận được nguồn vốn vay, khả năng cạnh tranh về tài chính, cạnh tranh về giá thành,
tăng khả năng chiếm lĩnh thị phần khi nhập khẩu vào các quốc gia khác
3. Sản phẩm của ABC được xuất khẩu sang quốc gia Y khiến doanh thu từ ngành công nghiệpsản
xuất mặt hàng này của Y sụt giảm nghiêm trọng. Doanh nghiệp A của Y quyết định nộp đơn khởi
kiện yêu cầu quan thẩm quyền của Y quyết định nộp đơn khởi kiện yêu cầu cơ quan thẩm
quyền của Y áp dụng thuế đối kháng. Biết rằng ngành sản xuất mặt hàng y của Y có 6 nhà sản
xuất, trong đó:
+ NSX A sản xuất 25% tổng sản lượng nội địa.
+NSX B sản xuất 10% tổng sản lượng nội địa
+ NSX C, D sản xuất 13% tổng sản lượng nội địa.
+ NSX E sản xuất 20% tổng sản lượng nội địa.
+ NSX F sản xuất 9% tổng sản lượng nội địa
Biết: quyết định nộp đơn khởi kiện của NSX A bị hai NSX B và NSX C phản đối
Hỏi: Đơn khởi kiện của doanh nghiệp A có được quan thẩm quyền xem xét hay không?
Nêu cơ sở pháp lý.
- Điều 11.4 Hiệp định trợ cấp
- Tính hợp lệ của đơn yêu cầu tổng sản lượng đồng ý phải đạt
+ Điều kiện 1, đồng ý chiếm 50% / tổng sản lượng có ý kiến (A, B, C)
+ Điều kiện 2, đống ý chiếm 25%/ tổng sản lượng cả nước (100%)
số nhà sản xuất đồng ý phải có tổng sản lượng đạt đủ 2 điều kiện trên
- Có ý kiến (NSX A, B, C): 48%
- Cả nước có: 100%
- Đồng ý (NSX A): 25%
lOMoARcPSD| 36443508
- Điều kiện 1: A/(A+B+C) = 25%/ 48% (> 50%, đạt),
- Điều kiện 2: 25%/100% (=25%,đạt), như vậy,đủ yêu cầu
Đơn khởi kiện của doanh nghiệp A được cơ quan có thẩm quyền xem xét
Bài 9. Quốc gia A và quốc gia B là thành viên của WTO. B cho rằng A đã có hành vi phân biệt đối
xử với thịt nhập khẩu từ ớc mình, B khởi kiện A ra quan giải quyết tranh chấp của WTO.
Tham vấn không thành công, Ban Hội thẩm kết luận rằng A đã tạo ra phân biệt đối xử khi đưa ra
một quy định nội địa nhằm tạo sự ưu đãi hơn cho thịt bò nội địa. Cụ thể, A đã vi phạm khoản 4 Điều
III GATT 1994
Anh/ Chị hãy cho biết:
1. Giả sử A không kháng cáo quyết định của Ban Hội thẩm thì Báo cáo của Ban Hội thẩm
hiệulực ngay lập tức không? Trong trường hợp nào thì Báo cáo này không có hiệu lực?
- A không kháng cáo quyết định của Ban hội thẩm thì báo cáo của Ban hội thẩm không
cóhiệu lực vì: nếu 1 bên không kháng cáo thì quyết định của ban hội thẩm phải được trình cho DSB
thông qua 60 ngày sau khi chuyển báo cáo cho các thành viên. Cơ sở pháp lý: khoản 4, điều 16
DSU
- Trong trường hợp báo cáo không có hiệu lực khi: Báo cáo này không được thông qua
tạiphiên họp DSB; một bên tranh chấp chính thức thông báo cho DSB về quyết định kháng cáo của
mình hoặc DSB quyết định trên cơ sở đồng thuận không thông qua bản báo cáo này . Cơ sở pháp lý:
khoản 4, điều 16 DSU
2. Ba tháng sau khi Báo cáo của Ban hội thẩm hiệu lực, A không động thái gì trong việc
thựcthi phán quyết. Khi đó, B nên có biện pháp gì?
- Cụ thể, nếu A tạm thời không thể thực hiện được khuyến nghị của quan Giải
quyếtTranh chấp, A B có ththỏa thuận vkhoản bồi thường. Việc bồi thường phải được thực
hiện trên nguyên tắc tự nguyện và phù hợp với hiệp định có liên quan.
- Nếu A B không đạt được thỏa thuận về việc bồi thường trong vòng 20 ngày kể từ
khihết hạn thực hiện khuyến nghị, Bên B thể yêu cầu quan Giải quyết Tranh chấp cho phép
áp dụng các biện pháp trả đũa song song hoặc trả đũa chéo.
3. Giả sử A và B thỏa thuận chọn Tòa án Tư pháp quốc tế (International Court of Justice) có trụ
sởở Hague, Hà Lan để giải quyết tranh chấp trên. Hỏi Tòa án này có thẩm quyền hay không?
- A B thoả thuận chọn Toà án pháp quốc tế trụ sở tại Hague, Lan để giải
quyếttranh chấp trên. Toà án y không có thẩm quyền vì:
+ Chức năng chính giải quyết các tranh chấp cho các nước thành viên dựa trên sự thỏa
thuận của các bên tranh chấp đưa ra các ý kiến vấn pháp cho Đại hội đồng, Hội đồng Bảo
an và các ủy ban khác trực thuộc UN.
lOMoARcPSD| 36443508
Bài 10. A, B, C, D thành viên của WTO. D thị trường tiêu thụ xoài lớn trên thế giới thị
trường xuất khẩu quan trọng của A, B, C. Năm 2014, D ban hành một đạo luật hỗ trA, quốc gia
đang phát triển và từng là thuộc địa của D với mức thuế nhập khẩu ưu đãi 0%; nhưng lại áp thuế hạn
ngạch 10% cho xoài nhập khẩu từ B, C. Biết rằng C cũng là quốc gia đang phát triển
Doanh nghiệp xuất khẩu của B, C rất bất bình chế độ thuế y của D cho rằng sự
phân biệt đối xử.
Anh/ chị hãy cho biết:
1. Các doanh nghiệp của B, C có thể kiện D tại WTO được không? Tại sao?
2. D có thể bị khiếu kiện trên cơ sở nào? Bên đi kiện có trách nhiệm chứng minh gì trong thủ tụcgiải
quyết tranh chấp của WTO?
3. D phải điều chỉnh chính sách thương mại của mình theo ớng nào để không bị coi vi phạmquy
định của WTO mà vẫn đảm bảo mục tiêu ban đầu?
Bài 11. Ngày 5/12/2012 nhằm trang bị cho HLV học viên thuật, công ty TNHH dịch vụ
MARTIAL ( trụ sở thương mại tại Đức) mua 1000 đôi giày thể thao trị giá 400.000 USD , thời hạn
giao hàng là ngày 19/01/2013 theo điều kiện EXW - Icoterms 2000.
Ngày 13/01/2013, đình công xảy ra tại công ty ADIDAS. Ngày 17/01/2013, khi đình công
chấm dứt , ADIDAS gửi fax cho MARTIAL cho rằng do sự kiện đình công nên công ty này không
sản xuất kịp, vì vậy không giao hàng kịp cho MARTIAL vào ngày 19/01/2013 như quy định trong
hợp đồng. MARTIAL yêu cầu ADIDAS tiếp tục thực hiện hợp đồng bằng cách cho gia hạn đến
ngày 25/01/2013, ngoài ra còn đòi bồi thường do chậm trễ giao hàng. ADIDAS không đồng ý với
yêu cầu này. Hòa giải không thành công, ADIDAS MARTIAL thỏa thuận giải quyết vụ tranh
chấp tại trung tâm trọng tài quốc tế.
Anh/ chị hãy cho biết:
1. Luật nào được áp dụng để điều chỉnh trong trường hợp này? Vì sao?
- Luật CUV 1980 sẽ được áp dụng để điều chỉnh trong trường hợp này, theo D1 CUV Pháp
Đức 2 quốc gia thành viên; 2 công ty này trụ sở thương mại tại 2 quốc gia thành viên. Ngoài
ra giày thể thao là mặt hàng thuộc sự điều chỉnh của CUV theo Đ2
2. MARTIAL lập luận rằng điều khoản Force Majeure trong hợp đồng quy định đình công không
được xem căn cứ miễn trách nhiệm. Tuy nhiên, ADIDAS cho rằng các bên trụ sở thương
mại tại các quốc gia thành viên CISG nên phải tuân theo điều 79 CISG để xác định miễn trách nhiệm,
từ đó ADIDAS cho rằng mình được miễn trách nhiệm bồi thương thiệt hại không phải tiếp tục
lOMoARcPSD| 36443508
hợp đồng . ADIDAS có thể được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại và buộc thực hiện đúng hợp
đồng trong trường hợp này không?
- ADIDAS không được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại buộc thực hiện đúng hợp đồng
trong trường hợp y căn cứ theo D79 ADIDAS phải nghĩa vụ thông báo trong khoảng thời
gian hợp (K4D79); ngoài ra trong hợp đồng đã thỏa thuận đình công không được xem căn
cứ miễn trách nhiệm n sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng sẽ được ưu tiên áp dụng như vậy
ADIDAS không có đủ điều kiện,cơ sở để được hưởng miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại buộc
thực hiện đúng hợp đồng trong trường hợp này
i 12. Ngày 15/06/2014 doanh nghiệp A (trụ sở tại Hà Nội) ký kết hợp đồng bán 1000 MT phê
với giá 400 USD/ MT cho doanh nghiệp B ( trụ sở tại singapore), giao hàng theo điều kiện FOB tại
cảng Hải Phòng ( Incoterms 2010) . Thanh toán bằng L/C. Thời hạn giao hàng từ ngà 15/09 đến
30/09/2014.
Ngày 16/09/2014 công ty A gửi cho B một thông báo với nội dung rằng: tại Việt nam đang
bão, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất thu hoạch phê. Do đó, A không thể giao
hàng kịp theo thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng hiện tại, doanh nghiệp đang cố gắng khắc
phục hậu quả để hoạt động bình thường trở lại và sẽ có thông báo lịch giao hàng cụ thể.
Công ty B không đồng ý với yêu cầu của công ty A giao hàng đúng thời hạn đã thỏa thuận,
nếu không sẽ bị công ty B kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do giao hàng trễ hẹn. Các bên không
thương lượng được và đưa tranh chấp ra giải quyết tại Trung tâm trọng tải quốc tế Singapore.
Giả sử luật pháp áp dụng là CISG và hợp đồng không có quy định về điều khoản miễn trách
nhiệm, Anh (chị) hãy chọn bên A hoặc bên B để đảm bảo về quyền lợi và đưa ra lập luận phù hợp.
- Nếu chọn bên A: Khi áp dụng D79 CUV A sẽ lập luận, bão ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản
xuất là nằm ngoài khả năng kiểm soát của A mặc dù biết Việt Nam hay có bão nhưng A cũng không
thể tiên liệu được một cách hợp lý về mức độ nghiêm trọng của bão vào thời điểm giao kết hợp đồng
tháng 6; A sẽ cung cấp các tài liệu để chứng minh rằng mình đã cố gắng nhưng không thkhắc
phục được. Ví dụ: như đã gửi thư chào hàng để nghị mua hàng với nhiều công ty khác, cung cấp số
liệu do bão nh hưởng đến vùng đó nên không thể cung cấp đủ cho B được ; bên A đã thông báo
cho bên B ngay khi có bão và cam kết tiếp tục thực hiện hợp đồng,
- Nếu chọn bên B: Với tư cách là người bán A phải có nghĩa vụ ờng trước được những rủi ro
vềviệc không có hàng để cung cấp bằng cách dự trữ sẵn hàng hoặc tiếp cận những nguồn hàng khác
ngay khi có thể; B cần hàng trong khoảng thời gian y nếu như A giao hàng trễ thì B sẽ mất đi
hội kinh doanh y ra thiệt hại rất lợi; A đã cố gắng khắc phục, đã m hết mọi cách chưa; thời điểm
khi hết bão vẫn n trong thời hạn giao hàng nên A phải nghĩa vụ hạn chế tổn thất cho B bằng
lOMoARcPSD| 36443508
cách cố gắng giao hàng trong khoảng thời gian đó A đã không có shứa hẹn cụ thể nào về lịch
giao hàng
Bài 13. Công ty C ( trụ sở tại Thụy Sĩ) hợp đồng nhập khẩu hàng hóa trẻ em với công ty D (
trụ sở tại Mỹ) với điều kiện giao hàng CIF Incoterm 2000. Theo hợp đồng, thời hạn giao hàng
ngày 10/01/2010. Để thực hiện hợp đồng đã với công ty C, công ty D đã hợp đồng mua nguyên
vật liệu với công ty E ( có trụ sở thương mại ở Hungary).
Tình huống 1: giả sử E không giao nguyên vật liệu theo đúng thời hạn đã đã quy định trong
hợp đồng đã ký với D. Ngày 20/01/2010, D mới giao hàng cho C, C yêu cầu bồi thường thiệt hại. D
không đồng ý việc họ không giao hàng được đúng hạn người th3 E không thực hiện việc
giao nguyên vật liệu. Cho biết quan điểm của anh (chị) về vấn đề này.
- Căn cứ K2 D79 CUV. D phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại vì giao hàng trễ hạn bởi
vì Ekhông giao hàng cho D không được xem sự kiện miễn trách
Tình huống 2: Giả sử E không giao nguyên vật liệu được cho D vì dây chuyền sản xuất bị hư
hỏng thì D có được miễn trách nhiệm khi không thực hiện hợp đồng với C không?
Nghĩa vụ vận chuyển giao nhận hàng hóa và bảo hiểm giữa C và D được phân chia thế nào?
- D cũng không được miễn trách vì dây chuyền sản xuất bị hỏng là việc có thể kiểm soát được hoặc
thể khắc phục được do đó E không được hưởng miễn trách nên đó D cũng không được miễn
trách. (K2D79)
- D phải trả cước phí vận chuyển, mua phí bảo hiểm và giao hàng cho C tại cảng của Mỹ (CIF
củaIncoterm)
Tình huống 3: Giả sử hàng hóa của D được đưa lên tàu tại Hoa Kđúng thời hạn. Nhưng
trong quá trình vận chuyển hàng hóa cho C đến Thụy thì gặp bão nên đến 30/01/2010 ng hóa
của D mới đến công ty C. Trách nhiệm của D trong trường hợp này thế nào?
Biết rằng Hoa Kỳ, Thụy Sĩ và Hungary đều là các quốc gia thành viên CISG. Áp dụng CISG
để giải quyết vụ việc trên.
- D không phải chịu trách nhiệm gì vì đã chuyển giao rủi ro khi giao hàng lên tàu, mọi chi phí
rủiro thiệt hại xảy ra sdo C chịu trách nhiệm, các bên đã chọn điều khoản CIF của Incoterms
nên việc chuyển giao nghĩa vụ, chuyển giao rủi ro giữa người mua và người bán đã thực hiện giao
hàng khi lên tàu
Bài 14. Công ty dược Việt Nam (DVN) giao kết hợp đồng mua lá thuốc với công ty CRM có trụ sở
tại Pháp. Được biết nhà cung cấp duy nhất của công ty DVN là công ty Ling Sun có trụ sở tại Trung
Quốc. Theo hợp đồng, mỗi quý trong năm 2017, DVN sẽ giao cho CRM 01 tấn lá thuốc với giá 300
triệu VNĐ/ tấn. Tháng 6/ 2017, chính phủ Trung Quốc nhận thấy dược tính cao của loại thuốc
cũng là đối tượng của hợp đồng giữa DVN và CRM nên đã hạn chế xuất khẩu loại lá này. Công ty
lOMoARcPSD| 36443508
Ling sun do đó chỉ có thể cung cấp cho DVN một số lượng ít (100kg) mỗi tháng. Vì vậy DVN ngay
lập tức thông báo tình hình nêu do mình không thể giao hàng cho CRM. CRM nắm tình
hình, ngay sau khi nhận được thông tin về lệnh hạn chế xuất khẩu lá thuốc từ Trung Quốc, giám đốc
CRM đã điện thoại cho DVN đề nghị thay đổi hợp đồng theo đó DVN sẽ chỉ cung cấp cho CRM
300kg thuốc mỗi quý. Bên DVN đồng ý với các thay đổi được nêu trong cuộc điện thoại. Tuy nhiên
sau đó, DVN đã không thực hiện việc giao hàng y. CRM đã kiện DVN ra tòa án nhân dân
TP.HCM.
Anh (chị) hãy cho biết DVN được miễn trách nhiệm đối với việc không giao hàng hay
không? ( căn cứ theo pháp luật Việt Nam và CISG)
- DVN công ty dược Việt Nam không được miễn trách nhiệm đối với việc không giao hàng;
vì cácbên đã thỏa thuận sửa đổi hợp đồng giao 300kg thuốc mỗi quý nhưng công ty dược Việt Nam
vẫn không thực hiện; mà không có bất kỳ sự thông báo nên sẽ không được miễn trách (D79 CUV) -
Giả sử trong HĐ của công ty VN Pháp yêu cầu sửa đổi bằng văn bản nhưng các bên đã
hành vi thống nhất sửa đổi hợp đồng qua điện thoại do đó các bên bị ràng buộc bởi các thay đổi này
và doanh nghiệp VN vẫn vi phạm nếu không giao hàng
- Giả sử các bên không chứng minh được đã sự thống nhất thay đổi trong điện thoại; thì
công tydược VN vẫn phải nghĩa vụ khắc phục bằng cách thiện chí giao 300kg thuốc mỗi quý (
D79 CUV và D294 Luật TMVN)
Bài 15. Công ty Costa del cocoa Brasile (CCB) trụ sở Rio de Janero, Brazil giao kết hợp đồng
cung cấp 1000 tấn ca cao nguyên liệu cho công ty Belgian Chocolate Neuhaus (BCN) trụ sở tại
Bỉ. Việc giao hàng sẽ chia m 4 đợt chia đều cho 4 quý trong năm 2016. Công ty CCB cung cấp
được 500 tấn cacao cho công ty BCN cho tới tháng 6/2016. Tuy nhiên, tháng 7/2016, nắng nóng
khô hạn nên đã y cháy rừng trên diện rộng tại Brazil. Công ty CCB ngay lâp tức thông báo cho
BCN vtình hình y tuyên bố thời gian giao hàng sẽ sẽ thể bị dời lại so với thoả thuận ban
đầu. Trên thực tế với kinh nghiệm nhiều m trong hoạt động tại Brazil, CCB biết rằng nguy
cháy rừng quốc gia này vào mùa rất cao nên đã luôn chuẩn bị sẵn sàng trong kho, chất lượng
hàng này đủ điều kiện giao hàng cho BCN. Mặc dù vậy, nhưng 2 quý sau của năm 2016, không
thêm một ca cao o được vận chuyển đến người mua. Công ty BCN sau đó đã đưa vụ việc ra
trọng tài ICC để giải quyết. Trong phiên trọng tài, công ty CCB viễn dẫn sự kiện cháy rừng vào
tháng 7/2016 để làm căn cứ miễn trách nhiệm giải thích cho việc không tiếp tục giao hàng cho
BCN.
Anh (chị) hãy đánh giá liệu CCB có được miễn trách nhiệm trong trường hợp này hay không,
căn cứ theo quy định của CISG.
lOMoARcPSD| 36443508
- CCB không được miễn trách nhiệm trong trường hợp này sự kiện cháy rừng y có thể
tiênliệu được vào thời điểm giao kết hợp đồng hoặc thể khắc phục được bằng chứng là CCB đã
luôn chuẩn bị hàng sẵn trong kho tuy nhiên đã không cố gắng giao hàng cho BCN làm cho BCN
bị thiệt hại nên CCB phải bồi thường (K1D79 CUV)
| 1/51

Preview text:

lOMoAR cPSD| 36443508 ÔN TẬP I/ Nhận định
1. Tất cả hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đều được điều chỉnh bởi CISG. Sai, K1D1 CUV 1980
2. CISG điều chỉnh tất cả các vấn đề trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Sai, D4 +D5 CUV 1980
3. CISG không điều chỉnh các hợp đồng gia công quốc tế. Đúng, K1D3 CUV 1980
4. Nếu các bên thỏa thuận chon luật áp dụng là CISG thì công ước sẽ điều chỉnh hợp đồng của họ.
Sai, khi các bên có thỏa thuận nhưng hợp đồng đó phải là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì
công ước viên mới được áp dụng mà hàng hóa này phải thỏa mãn D2 CUV 1980 (hang hóa không thuộc quy định tại D2)
5. Incoterms điều chỉnh tất cả các vấn đề của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Sai, chỉ điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của người mua và người bán khi giao nhận hàng hóa và chuyển giao rủi ro
6. Khi các bên trong hợp đồng thỏa thuận trái với nội dung Incoterms thì toàn bộ nội dung
củaincoterms vô hiệu và không thể áp dụng cho hợp đồng.
Đúng, vì Incoterms là tập quán thương mại quốc tế
7. Các bên có quyên thỏa thuận những nội dung trong hợp đồng trái với nội dung của incoterms.
Sai, vì các bên được quyền ký theo phụ lục hợp đồng để áp dụng Incoterms
8.Theo CISG, trả lời chào hàng làm thay đổi nội dung chào hàng ban đầu thì cấu thành một hoàn giá.
Sai, chỉ có những trả lời chào hàng mang tính thay đổi cơ bản theo K3D19 mới trở thành một chào
hàng mới theo K1D19. Nếu thay đổi không mang tính cơ bản thì được xem là 1 chấp nhận chào hàng căn cứ tại K2D19
9. Theo CISG, trả lời chào hàng có kèm theo sửa đổi, bổ sung nhưng không làm thay đổi nội dungcơ
bản của chào hàng thì chắc chắn cấu thành một chấp nhận chào hàng.
Sai, K2D19 (trừ trường hợp bên chào hàng, trong thời gian không chậm trễ, phản đối bằng lời nói
hoặc gửi thông báo từ chối cho bên được chào hàng; nếu bên chào hàng im lặng được coi là đồng ý)
10. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà một bên kí kết là thương nhân có trụ sở thương mại
tạiViệt Nam phải được lập dưới hình thức văn bản.
Sai, vì theo CUV không bắt buộc về hình thức của hợp đồng quy định tại D11, chỉ bắt buộc lập
dưới hình thức văn bản khi áp dụng D27 LTMVN lOMoAR cPSD| 36443508
11. CISG áp dụng đối với mọi hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký kết giữa các bên có
trụsở thương mại tại các nước thành viên CISG. Sai, D10 và D93 CUV
12. Nếu các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đều không có trụ sở thương mại tại
cácnước thành viên CISG thì công ước không được áp dụng để điều chỉnh hợp đồng này.
Sai, vì các bên vẫn có thể thỏa thuận áp dụng CUV để điều chỉnh hợp đồng này
13. Theo CISG, nếu người chào hàng im lặng trước những điều kiện bổ sung trong thư trả lời
chấpnhận đối với chào hàng, thì hợp đồng sẽ được kết lập và bao gồm những điều kiện bổ sung
đó. Sai, K2D19 nếu sửa đổi bổ sung không mang tính cơ bản thì được xem là chấp nhận chào
hàng và người chào hàng im lặng được xem là đồng ý. Tuy nhiên nếu sửa đổi bổ sung mang tính
cơ bản thì tạo thành chào hàng mới và cần được trả lời mới được xem là chấp nhận, nếu im lặng
được xem là từ chối (K1D18)
14. Theo CISG, trong mọi trường hợp, một sự trả lời trễ hẹn không được coi là một chấp nhận chàohàng.
Sai, K1D21 CUV nếu bên chào hàng chấp nhận
15. Theo CISG 1980, một bên trog hợp đồng được miễn trách nhiệm nếu việc không thực hiện
hợpđồng do bên thứ ba là bên cam kết thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng.
Sai, K2 D79 CUV chỉ khi nào bên thứ ba cũng được hưởng miễn trách
16. Nếu các bên thỏa thuận vấn đề hiệu lực hợp đồng sẽ do CISG điều chỉnh. Sai, Điểm a Đ4 CUV
17. Các điều ước quốc tế là điều luật đương nhiên áp dụng để điều chỉnh quan hệ các bên tronghợp
đồng thương mại quốc tế.
Sai, chỉ là nguồn luật đương nhiên đối với các quốc gia thành viên
18. Theo CISG, chế tài buộc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng có thể áp dụng đồng thời với chế tài hủyhợp đồng.
Sai, vì 2 chế tài này mâu thuẫn với nhau
19. Theo CISG, chế tài buộc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng không được áp dụng đồng thời với chếtài
yêu cầu bồi thường thiệt hại. Sai, K2 D45 CUV; K2D61 CUV
20. Theo CISG, hợp đồng sau khi giao kết vẫn có thể được các bên thỏa thuận sửa đổi bằng lời nói.
Đúng, K2 D29 nếu như trong hợp đồng không bắt buộc phải sửa đổi bằng văn bản và nếu trong
hợp đồng đó không có quy định về hình thức của việc sửa đổi, bổ sung thì các bên được sửa đổi bằng lời nói lOMoARcPSD| 36443508
21. Một khi báo cáo của ban hội thẩm hay cơ quan phúc thẩm được DSB thông qua, các bên
tranhchấp phải tuân thủ ngay lập tức .
Sai. Căn cứ Điều 21.3 của DSU điều chỉnh việc xác định thời hạn thực hiện các khuyến nghị và
pháp quyết được DSB thông qua, bên tranh chaapslieen quan phải thông báo với DSB về kế hoạch
thực thi KN & PQ này của mình. Nếu không được thực hiện ngay lập tức, các khuyến nghị và phán
quyết phải được thực hiện trong một thời hạn hợp lý.
22. Thành viên của WTO có thể đánh thuế cao hơn mức thuế trần đã cam kết với WTO?
Đúng. Các quốc gia thành viên vẫn có thể tăng thuế sau khi đã tiến hành đàm phám lại và đã đền
bù thỏa đáng cho lợi ích các bên bị thiệt hại do việc tăng thuế đó. Ví dụ trong trường hợp áp dụng
các biện pháp trã đũa thương mại; áp dụng thuế chống bán phá giá; áp dụng thuế đối kháng;... 23.
Trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, tất cả các vấn đề sẽ được xem xét thông qua trên cơ
sở nguyên tắc đồng thuận nghịch?
Sai. Vì nguyên tắc quyết định trên cơ sở "đồng thuận nghịch" đóng vai trò rất quan trọng trong
việc bảo đảm tính nhanh chóng và hiệu quả của thủ tục GQTC. Trên nguyên tắc, đồng thuận nghịch
được áp dụng ở những giai đoạn mang tính quyết định của thủ tục GQTC của WTO, bao gồm quyết
định thành lập Ban hội thẩm, thông qua báo cáo của Ban hội thẩm và của Cơ quan phúc thẩm, thông
qua yêu cầu cho phép áp dụng các biện pháp trả đũa thương mại
24. Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm là cơ quan giải quyết tranh chấp thường trực trong cơ chếgiải
quyết tranh chấp của WTO?
Đúng. Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) của WTO có 2 cấp gồm Ban hội thẩm (Panel) và Cơ
quan phúc thẩm (Appellate Body). DSB không trực tiếp tham gia vào quá trình xét xử tranh chấp
mà chỉ là nơi đưa ra quyết định chính trị trong giải quyết tranh chấp tại WTO. Ban hội thẩm và Cơ
quan phúc thẩm giữ vai trò là các thiết chế pháp lý để đánh giá các khía cạnh pháp lý của vụ tranh chấp.
25. Chỉ các bên tham gia vào tranh chấp ở giai đoạn sơ thẩm mới có quyền kháng cáo báo cáo củaBan hội thẩm
Sai. Vì các bên tham gia vào tranh chấp gồm: người đi kiện; người bị kiện và bên thứ ba. Phạm vi
kháng cáo: chỉ có người đi kiện; người bị kiện mới có quyền kháng cáo
26.Thuế đối kháng và thuế chống bán phá giá có thể đồng thời áp dụng cho một hoàn cảnh phá giá hay trợ cấp xuất khẩu
Sai. Phạm vi áp dụng của chúng là khác nhau, nếu bản thân hành vi của 1 doanh nghiệp thực hiện
liên quan đến hành vi thương mại không lành mạnh thì không áp dụng các thuế đối kháng, chỉ áp
dụng thuế khác như bán phá giá… lOMoARcPSD| 36443508
Còn nếu việc trợ cấp của CP làm cho hàng hóa bán thấp hơn giá thông thường tại nước nhập khẩu
thì lúc này áp dụng thuế đối kháng mà không áp dụng đồng thời các loại thuế khác. lOMoAR cPSD| 36443508 II/ Tự luận
1. Điều kiện để quốc gia áp dụng thuế chống bán phá giá cho sản phẩm của quốc gia khác? Trả lời:
- Theo quy định của WTO (Đa + Đb K1 D6 HĐ chung về thuế quan và thương mại 1994) thì việc
áp dụng các biện pháp chống bán phá giá chỉ có thể thực hiện nếu cơ quan có thẩm quyền của nước
nhập khẩu, sau khi đã tiến hành điều tra chống bán phá giá , ra kết luận khẳng định sự tồn tại đồng
thời của cả 03 điều kiện sau:
+Hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá (với biên độ phá giá không thấp hơn 2%);
+ Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe doạ
thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước (gọi chung là
yếu tố “thiệt hại”);
+Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại nói trên;
2. Các phương thức giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO có ưu điểm gì? Trả lời:
- Thứ nhất, việc giải quyết được tiến hành thận trọng, qua hai bước bởi các cơ quan trung lập
(Banhội thẩm, Cơ quan phúc thẩm), đảm bảo giải quyết một cách chính xác các tranh chấp
- Thứ hai, cơ chế này được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ với các thời hạn ngắn, xác định-
Thứ ba, cơ chế thông qua tự động (đồng thuận phủ quyết) đã khắc phục được yếu điểm của cơ chế
đồng thuận trước kia. Các báo cáo của Ban hội thẩm hay của Cơ quan phúc thẩm sẽ tự động được
thông qua nếu tất cả các thành viên không phản đối
- Thứ tư, cơ chế này cho phép đưa ra giải pháp cuối cùng cho tranh chấp, bảo đảm quyền lợi
củabên bị vi phạm, tránh những bế tắc không thể vượt qua trong những phương thức ngoại giao -
Thứ năm, DSU có nhiều quy định về thủ tuc dành riêng cho các nước đang phát triển hoặc kém phát
triển tạo điều kiện thuận lợi cho các nước này khi tham gia thủ tục giải quyết tranh chấp bảo vệ
quyền lợi chính đáng và hợp pháp của mình.
- Thứ sáu, việc WTO cho phép sự tham gia của bên thứ ba vào diễn biến vụ kiện được các
nướcđang phát triển hoan nghênh.
3. Năm 2015, A đệ trình văn bản lên cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB) yêu cầu
được tham vấn về việc B áp dụng biện pháp tăng thuế đối với sản phẩm X nhập khẩu từ A.
Trong đơn kiện của mình A cho rằng biện pháp của B (tăng thuế nhập khẩu sản phẩm X từ
10% đến 35%) đã vi phạm cam kết của B về tự do thương mại. A và B đều là thành viên WTO.
a) Biện pháp tăng thuế của B có phù hợp quy định của WTO không? lOMoAR cPSD| 36443508
- Việc tăng thuế của quốc gia B có phù hợp với quy định của WTO hay không còn
phụthuộc vào rất nhiều yếu tố chứ không thể chỉ dựa vào tỷ lệ thuế suất tăng lên mà kết luận
được rằng việc tăng thuế của quốc gia B là đúng hay sai.
+ Đầu tiên là phải xem xét mức thuế mà quốc gia B đưa ra có cao hơn mức thuế trần hay
không, bởi theo quy định về thuế suất ràng buộc của WTO thì việc quốc gia B tăng thuế mà mức
thuế đó thấp hơn mức thuế trần thì vẫn được chấp nhận
+ Nếu mức thuế mà quốc gia B đưa ra cao hơn mức thuế trần đã được thỏa thuận thì lúc này
sẽ được chia làm hai trường hợp:
TH 1: Là quốc gia B có chủ ý tăng thuế nhập khẩu
- Thì việc tăng thuế của quốc gia B là không phù hợp với quy định của WTO
TH 2: Là quốc gia B được áp dụng biện pháp phòng vệ
- Thì việc tăng thuế của quốc gia B hoàn toàn được chấp nhận
b) Bình luận về nội dung vụ tranh chấp trênNguyên tắc tự do hóa mậu dịch là gì?
Đây là nguyên tắc quy định về việc cắt giảm dần từng bước các rào cản thương mại - hàng
rào thuế quan và phi thuế quan, để đến một lúc nào đó trong tương lai sẽ xóa bỏ hoàn toàn, mở đường
cho thương mại tự do phát triển
- Biện pháp tăng thuế của quốc gia B
Theo như đã phân tích phía trên, trong trường hợp quốc gia B tăng thuế là đúng với quy định
của WTO thì việc quốc gia A đâm đơn kiện quốc gia B là không phù hợp
Đối với trường hợp việc tăng thuế của quốc gia B là sai với quy định của WTO thì lúc này
quốc gia B đã vi pháp vê nguyên tắc ổn định, minh bạch, dễ dự đoán trong thương mại chứ không
phải là vi phạm về nguyên tắc tự do hóa mậu dịch. Bởi việc áp dụng mức thuế ràng buộc trong hoạt
động thương mại của các thành viêm WTO được điều chỉnh bằng nguyên tắc ổn định, minh bạch,
dễ dự đoán trong thương mại
c) Cơ quan giải quyết tranh chấp
- Cơ quan này thưc chất là Đại hội đồng WTO, bao gồm đại diện của tất cả các quốc
gia thành viên. DSB có quyền thành lập Ban hội thẩm, thông qua các báo cáo của Ban hội
thẩm và của Cơ quan phúc thẩm, giám sát việc thi hành các quyết định, khuyến nghị giải
quyết tranh chấp, cho phép đình chỉ thực hiện các nghĩa vụ và nhượng bộ (trả đũa). Tuy nhiên,
DSB chỉ là cơ quan thông qua quyết định chứ không trực tiếp thực hiện việc xem xét giải quyết tranh chấp.
4. Tại sao có thể có nhiều hơn một yêu cầu kháng cáo cho một báo cáo của Ban hội thẩm?Trả
lời: Khi mà các bên không đồng tình với báo cáo này hoặc không đồng tình với những nội dung
phán quyết một hoặc một số trong đó thì có thể kháng cáo để có 1 cơ hội xem xét lại vụ án. lOMoAR cPSD| 36443508
Họ không bị ràng buộc bởi 1 phán quyết duy nhất, đảm bảo tự do và các nguyên tắc tranh tụng , quy
tắc xét xử trong thương mại quốc tế. Các bên sử dụng để đảm bảo bảo vệ tốt nhất lợi ích của mình
5. Tại sao WTO không khuyến khích biện pháp trả đũa thương mại? Bình luận? Trả lời:
- Về mặt lý thuyết, trả đũa là một biện pháp khắc phục để đảm bảo sự tuân thủ đúng với
cáckhuyến nghị và phán quyết của DSB. Tuy nhiên, thực tế, trả đũa không phải là một biện pháp
khắc phục hiệu quả đối với các thành viên đang phát triển. Biện pháp trả đũa có tác dụng cho các
đối tác thương mại lớn của nước đang phát triển chứ không phải là cho bản thân các nước đang phát
triển. Mục tiêu cơ bản của biện pháp trả đũa là làm cho bên vi phạm tuân thủ các phán quyết của
DSB, trong khi đó các nước đang phát triển có quyền lực kinh tế kém hơn, sẽ lo ngại về hiệu quả
của nó, đặc biệt là khi họ đấu tranh với các thành viên phát triển, những nước có quyền lực kinh tế mạnh hơn.
- Các quy tắc và thực tiễn của WTO về các biện pháp khắc phục được xây dựng có
phầnthiên vị cho lợi ích của các thành viên có thị trường lớn như Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu.Do
có thị phần lớn trên thị trường thế giới, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu nhìn chung muốn các nước
đang phát triển tuân thủ các quy định và phán quyết của WTO bởi vì họ nhận thấy rằng việc tiếp cận
các thị trường lớn của những quốc gia này rất quan trọng không chỉ đối với các nhà sản xuất và xuất
khẩu mà còn tạo công ăn việc làm cho nguồn lao động ở các quốc gia đó. Ngược lại, việc tiếp cận
với thị trường các nước đang phát triển có một tỷ trọng nhỏ trong thị phần toàn cầu, lại ít ảnh hưởng
đến lợi ích của nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu. Rõ ràng việc trả đũa có thể gây
hại cho thành viên thực hiện quyền trả đũa từ góc độ kinh tế vì nó có thể làm tăng giá cho người tiêu
dùng và làm giảm phúc lợi chung trong các quốc gia này.Ngoài ra, các nước đang phát triển cũng lo
ngại nếu thực hiện quyền trả đũa đối với các nước lớn hơn trong tranh chấp có thể họ sẽ bị mất các
khoản viện trợ hoặc các lợi ích khác trong kinh tế, thương mại hay ngoại giao. Thực sự việc trả đũa
có thể gây tổn hại nền kinh tế quốc gia của bên thắng kiện nhiều hơn là được.
6. Đánh giá hiệu quả thực tế của những quy định nhằm đảm bảo tính khách quan trong
quátrình giải quyết tranh chấp của WTO? Trả lời:
- Mục tiêu căn bản của cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO là nhằm “đạt được một
giảipháp tích cực cho tranh chấp”, và ưu tiên những “giải pháp được các bên tranh chấp cùng chấp
thuận và phù hợp với các Hiệp định liên quan”.Xét ở mức độ rộng hơn, cơ chế này nhằm cung cấp
các thủ tục đa phương giải quyết tranh chấp thay thế cho các hành động đơn phương của các thành
viên vốn tồn tại nhiều nguy cơ bất công, gây trì trệ và xáo trộn sự vận hành chung của các quy tắc thương mại quốc tế. lOMoAR cPSD| 36443508
- Hệ thống giải quyết tranh chấp WTO là một hệ thống chặt chẽ và quan trọng đối với
việcgiải quyết mâu thuẫn trong thương mại và làm dịu di những bất bình đẳng giữa các quốc gia
mạnh và yếu. Thay vì việc bên mạnh có đủ khả năng quyết định kết quả của các mối quan hệ, mâu
thuẫn như trước kia, với hệ thống giải quyết tranh chấp WTO, các tranh chấp đã được giải quyết trên
cơ sở các quy định pháp luật quốc tế. Nhờ cơ chế giải quyết tranh chấp này, các thành viên WTO có
thể đảm bảo rằng, các quyền của mình theo Hiệp định WTO được thực hiện; thông qua đó hệ thống
thương mại trở nên an toàn hơn và có khả năng dự đoán trước. Khi một thành viên có sự không tuân
thủ theo Hiệp định WTO, hệ thống giải quyết tranh chấp sẽ đưa ra cách giải quyết bằng một quyết
định độc lập buộc phải thi hành ngay và nếu thành viên thua kiện không chịu thi hành thì sẽ có thể
bị trừng phạt thương mại
7. Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO và lần đầu tiên chúng ta quyết định sử dụngcơ
chế giải quyết tranh chấp của WTO (vụ kiện 404 - vụ kiện Việt Nam kiện về việc Hoa Kỳ
áp thuế chống bán phá giá đối với tôm đông lạnh của Việt Nam. Anh (chị) hãy đánh giá
Việt Nam có thực hiện nguyên tắc giải quyết tranh chấp nhằm đạt được một giải pháp tích
cực hay không? Tại sao? Trả lời:
- Việt Nam thực hiện nguyên tắc giải quyết tranh chấp nhằm đạt được một giải pháp tíchcực.
Vì trong bối cảnh đó, với tư cách là vụ kiện đầu tiên Việt Nam chủ động tiến hành và giành thắng
lợi tại WTO, vụ kiện Tôm có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam. Bên cạnh những lợi ích thương
mại cho Doanh nghiệp, lợi thế về ngoại giao kinh tế cho Nhà nước, vụ kiện tôm cũng có thể đem lại
những kinh nghiệm hữu ích trong giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế, ở nước ngoài cũng
như tại WTO trong tương lai. Tuy nhiên, khi nhìn nhận lại toàn bộ sự việc, từ khâu chuẩn bị đến tiến
hành, và kết thúc vụ kiện, có thể nhận thấy việc xác định phạm vi của vụ kiện và thời điểm khởi kiện
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với kết quả của vụ kiện tôm của Việt Nam nói riêng cũng như các
vụ kiện tại WTO nói chung. Vụ kiện Tôm cho thấy, thái độ chủ động chuẩn bị, tích cực tham gia cả
từ phía các Doanh nghiệp lẫn từ phía các cơ quan nhà nước là yếu tố quan trọng hàng đầu trong giải
quyết các tranh chấp. Điều này cũng nhấn mạnh đến nhu cầu tạo dựng và hoàn thiện một hành lang
pháp lý phù hợp cho sự liên kết, phối hợp giữa các Doanh nghiệp, sự tham gia tích cực của các
Doanh nghiệp, hiệp hội Doanh nghiệp nói riêng cũng như của các tổ chức xã hội nói chung cùng với
các cơ quan nhà nước phòng ngừa và giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế.Vụ kiện Tôm
cũng cho thấy, để có thể sử dụng tốt cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nhằm bảo vệ những
chính sách thương mại quốc gia, đối phó hiệu quả với những chính sách, biện pháp bảo hộ của nước
ngoài, việc nắm vững và sử dụng linh hoạt các cơ chế tố tụng tại WTO là điều hết sức quan trọng. lOMoAR cPSD| 36443508
Về điểm này, cần đẩy mạnh nghiên cứu, vận dụng các án lệ và thực tiễn của Cơ quan giải quyết tranh chấp WTO.
- Đã đang chứng tỏ năng lực có thể tham gia một cách đầy đủ và có trách nhiệm vào tất
cảcác lĩnh vực hoạt động của WTO nhằm bảo vệ một cách tốt nhất lợi ích của mình tại diễn đàn đa
phương lớn nhất toàn cầu về thương mại; nâng cao hiệu quả tham gia của Việt Nam vào cơ chế giải
quyết tranh chấp của WTO;
8. Nguyên tắc đồng thuận nghịch được hiểu như thế nào?
Trả lời: Các quyết định của DSB được thông qua theo nguyên tắc đồng thuận phủ quyết. Đây là một
nguyên tắc mới theo đó một quyết định chỉ không được thông qua khi tất cả thành viên DSB bỏ
phiếu không thông qua. Điều này đồng nghĩa với việc các quyết định của DSB hầu như được thông
qua tự động vì khó có thể tưởng tượng một quyết định có thể bị bỏ phiếu chống bởi tất cả các thành
viên DSB. Nguyên tắc này khắc phục được nhược điểm cơ bản của cơ chế giải quyết tranh chấp
trong GATT 1947 nơi áp dụng nguyên tắc đồng thuận truyền thống - mọi quyết định chỉ được thông
qua khi tất cả các thành viên bỏ phiếu thông qua (mỗi thành viên đều có quyền phủ quyết quyết định)
– một rào cản trong việc thông qua các quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp.
9. Nguyên tắc của WTO? Trả lời:
- Nguyên tắc không phân biệt đối xử trong thương mại
+ Nguyên tắc chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MFN): đối xử mọi người bình đẳng như nhau.
Theo qui định của các hiệp định WTO, nguyên tắc này được áp dụng như sau: Mỗi thành viên đối
xử với mọi thành viên khác bình đẳng với nhau như là các bạn hàng được ưu đãi nhất. Nếu như một
nước cho một nước khác được hưởng lợi nhiều hơn thì đối xử "tốt nhất" đó phải được giành cho tất
cả các nước thành viên WTO khác để các nước khác vẫn tiếp tục có được đối xử tối huệ quốc.
Nguyên tắc MFN đảm bảo rằng mỗi thành viên WTO đối xử trên 140 thành viên khác tương tự nhau.
+ Nguyên tắc chế độ đãi ngộ quốc gia (NT): đối xử người nước ngoài và người trong nước
như nhau. Hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước phải được đối xử như nhau, ít nhất là sau
khi hàng hoá nhập khẩu đã đi vào đến thì trường nội địa. Theo nguyên tắc này, khi áp dụng những
qui chế trong nước và thuế nội địa đối với hàng nhập khẩu thì phải cung cấp các điều kiện tương tự
như đối với sản phẩm trong nước. Vì thế các thành viên của WTO không được áp dụng thuế nội địa
để bảo vệ sản xuất trong nước và không được phân biệt đối xử đối với hàng nhập khẩu từ các nước
thành viên WTO khác. Nguyên tắc này cũng áp dụng cho dịch vụ nhãn hiệu thương mại, bản quyền
và quyền phát minh sáng chế trong nước và của nước ngoài. Đối xử quốc gia chỉ áp dụng được khi
hàng háo dịch vụ và đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ đã vào đến thị trường. Vì vậy, việc đánh thuế
nhập khẩu hàng hoá không vi phạm nguyên tắc này mặc dù hàng nội địa không chịu thuế tương tự. lOMoAR cPSD| 36443508
- Nguyên tắc tự do hóa/ mở cửa thị trường
+ Thương mại phải ngày càng được tự do thông qua đàm phán.WTO đảm bảo thương mại
giữa các nước ngày càng tự do hơn thông qua quá trình đàm phán hạ thấp hàng rào thuế quan để thúc
đẩy buôn bán. Hàng rào thương mại bao gồm thuế quan, và các biện pháp khác như cấm nhập khẩu,
quota có tác dụng hạn chế nhập khẩu có chọn lọc, đôi khi vấn đề khác như tệ quan liêu, chính sách
ngoại hối cũng được đưa ra đàm phán.
+ Kể từ khi GATT, sau đó là WTO được thành lập đã tiến hành 8 vòng đàm phán để giảm
thuế quan, dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan và mở cửa thị trường. Để thực hiện nguyên tắc tự do thương
mại này, WTO đảm nhận chức năng là diễn đàn đàm phán thương mại đa phương để các nước có
thể liên tục thảo luận về vấn đề tự do hoá thương mại. - Nguyên tắc minh bạch
+ Thiết lập một hành lang pháp lý điều chỉnh các hoạt động thương mại rõ ràng và ổn định
+ Phổ biến rộng rãi (dễ tiếp cận) và có thể dự đoán trước được về các cơ chế, chính sách, quy
định thương mại của mình nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, kinh doanh nước ngoài
có thể hiểu, nắm bắt được lộ trình thay đổi chính sách, nội dung các cam kết về thuế, phi thuế của
nước chủ nhà để từ đó doanh nghiệp có thể dễ dàng hoạch định kế hoạch kinh doanh, đầu tư của
mình mà không bị đột ngột thay đổi chính sách làm tổn hại tới kế hoạch kinh doanh của họ.
- Nguyên tắc cân bằng lợi ích/ thương mại công bằng
+ WTO tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng. WTO là một hệ thống các nguyên
tắc nhằm thúc đẩy cạnh tranh tự do, công bằng và không bị bóp méo. Các quy định về phân biệt đối
xử được xây dựng nhằm đảm bảo các điều kiện công bằng trong thương mại. Các đều khoản về
chống phá giá, trợ cấp cũng nhằm mục đích tương tự. Tất cả các hiệp định của WTO như Nông
nghiệp, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại đều nhằm mục đích tạo ra được một
môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng hơn giữa các nước.
- Nguyên tắc ưu đãi hơn cho các quốc gia đang/ kém phát triển
+ Các điều kiện đặc biệt dành cho các nước đang phát triển. WTO là một tổ chức quốc tế với
hơn 2/3 tổng số nước thành viên là các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi, vì
thế một trong những nguyên tắc cơ bản của WTO là khuyến khích phát triển, dành những điều kiện
đối xử đặc biệt và khác biệt cho các nước này, với mục tiêu đảm bảo sự tham gia sâu rộng hơn của
họ vào hệ thống thương mại đa biên. Để thực hiện được nguyên tắc này, WTO dành cho các nước
đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi những linh hoạt và các ưu đãi nhất định trong
việc thực thi các hiệp định, đồng thời chú ý đến việc trợ giúp kỹ thuật cho các nước này.
10. Các biện pháp phòng vệ thương mại trong WTO? Trả lời: lOMoAR cPSD| 36443508
* Biện pháp đối kháng/ Chống trợ cấp -
Trợ cấp nhập khẩu
+ Trong WTO, trợ cấp được hiểu là bất kỳ hỗ trợ tài chính nào của Nhà nước hoặc một tổ
chức công (trung ương hoặc địa phương) dưới một trong các hình thức sau mang lại lợi ích cho
doanh nghiệp/ngành sản xuất:
+ Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền chuyển ngay (ví dụ cấp vốn, cho vay, góp cổ phần) hoặc hứa
chuyển (ví dụ bảo lãnh cho các khoản vay);
+ Miễn hoặc cho qua những khoản thu lẽ ra phải đóng (ví dụ ưu đãi thuế, tín dụng);
+ Mua hàng, cung cấp các dịch vụ hoặc hàng hoá (trừ cơ sở hạ tầng chung);
+ Thanh toán tiền cho một nhà tài trợ hoặc giao cho một đơn vị tư nhân tiến hành các hoạt
động (i), (ii), (iii) nêu trên theo cách thức mà Chính phủ vẫn làm. - Phân loại: 3 loại
Trợ cấp bị cấm (Trợ cấp đèn đỏ) Bao gồm: 1.
Trợ cấp xuất khẩu (trợ cấp căn cứ vào kết quả xuất khẩu, ví dụ thưởng xuất khẩu, trợ cấp
nguyên liệu đầu vào để xuất khẩu, miễn thuế/giảm thuế cao hơn mức mà sản phẩm tương tự
bán trong nước được hưởng, ưu đãi bảo hiểm xuất khẩu, ưu đãi tín dụng xuất khẩu…); hoặc 2.
Trợ cấp nhằm ưu tiên sử dụng hàng nội địa so với hàng nhập khẩu
Đây là những hình thức trợ cấp mà hiện tất cả các thành viên WTO đều bị cấm áp
dụng. Trợ cấp không bị khiếu kiện (Trợ cấp đèn xanh) Bao gồm: 1.
Trợ cấp không cá biệt: Tức là các loại trợ cấp không hướng tới một (một nhóm)
doanh nghiệp/ngành/khu vực địa lý nào. Tiêu chí để hưởng trợ cấp là khách quan;
không cho cơ quan có thẩm quyền cấp khả năng tuỳ tiện xem xét và không tạo ra hệ
quả ưu đãi riêng đối với bất kỳ đối tượng nào; hoặc 2.
Các trợ cấp sau (dù cá biệt hay không cá biệt):
- Trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu do các công ty, tổ chức nghiên cứu tiến hành (với một sốđiều
kiện về loại trợ cấp và mức trợ cấp cụ thể);
- Trợ cấp cho các khu vực khó khăn (với các tiêu chí xác định cụ thể về mức thu nhập bìnhquân
hoặc tỷ lệ thất nghiệp)
- Trợ cấp để hỗ trợ điều chỉnh các điều kiện sản xuất cho phù hợp với môi trường kinh doanhmới
Các nước thành viên có thể áp dụng các hình thức này mà không bị thành viên khác khiếu kiện (tức
là loại trợ cấp được phép vô điều kiện).
Trợ cấp không bị cấm nhưng có thể bị khiếu kiện (Trợ cấp đèn vàng) lOMoAR cPSD| 36443508
Bao gồm tất cả các loại trợ cấp có tính cá biệt (trừ các loại trợ cấp đèn xanh). Các nước thành viên
có thể áp dụng các hình thức trợ cấp này nhưng nếu gây thiệt hại cho nước thành viên khác hoặc
ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước thành viên khác thì có thể bị kiện ra WTO. - Thuế đối kháng
+ Thuế đối kháng (theo ngôn ngữ thông thường là “thuế chống trợ cấp”) là khoản thuế bổ
sung (ngoài thuế nhập khẩu thông thường) đánh vào sản phẩm nước ngoài được trợ cấp vào nước nhập khẩu.
+ Đây là biện pháp chống trợ cấp (còn gọi là biện pháp đối kháng) nhằm vào các nhà sản
xuất xuất khẩu nước ngoài được trợ cấp (thông qua thủ tục điều tra chống trợ cấp do nước nhập
khẩu tiến hành và thuế trợ cấp, nếu có, áp dụng đối với nhà sản xuất xuất khẩu nước ngoài) chứ
không nhằm vào chính phủ nước ngoài đã thực hiện việc trợ cấp (WTO quy định các cơ chế xử lý
khác mang tính đa phương cho trường hợp này).
+ Điều kiện áp dụng thuế đối kháng là gì?
Không phải cứ có hiện tượng hàng hoá nước ngoài được trợ cấp là nước nhập khẩu có thể áp
dụng thuế đối kháng đối với hàng hoá đó.
Theo quy định của WTO thì việc áp dụng các biện pháp đối kháng (mà chủ yếu là thuế đối
kháng) chỉ có thể thực hiện nếu cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu, sau khi đã tiến hành
điều tra chống trợ cấp, ra kết luận khẳng định sự tồn tại đồng thời của cả 03 điều kiện sau:
Hàng hoá nhập khẩu được trợ cấp (với biên độ trợ cấp - tức là trị giá phần trợ cấp trên trị giá
hàng hoá liên quan - không thấp hơn 1%);
Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe doạ
thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước (gọi chung là
yếu tố “thiệt hại”);
Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu được trợ cấp và thiệt hại nói trên.
+ Trình tự tiến hành một vụ kiện chống trợ cấp?
Một vụ kiện chống trợ cấp thực chất là tổng hợp các bước điều tra xác minh các yêu cầu trong
đơn kiện để kết luận có đủ điều kiện áp dụng các biện pháp chống trợ cấp đối với hàng hoá bị kiện hay không.
Có thể tóm tắt các bước cơ bản của “vụ kiện chống trợ cấp” như sau:
Bước 1 : Ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu nộp đơn kiện (kèm theo chứng cứ ban đầu);
Bước 2 : Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi xướng điều tra (hoặc từ chối đơn kiện, không điều tra); lOMoAR cPSD| 36443508
Bước 3 : Điều tra sơ bộ về việc trợ cấp và về thiệt hại (qua bảng câu hỏi gửi cho các bên
liên quan, thu thập, xác minh thông tin, thông tin do các bên tự cung cấp);
Bước 4 : Kết luận sơ bộ (có thể kèm theo quyết định áp dung biện pháp tạm thời như buộc đặt cọc, ký quỹ...);
Bước 5 : Tiếp tục điều tra về việc trợ cấp và thiệt hại (có thể bao gồm điều tra thực địa tại nước xuất khẩu);
Bước 6 : Kết luận cuối cùng;
Bước 7 : Quyết định áp dụng biện pháp chống trợ cấp (nếu kết luận cuối cùng khẳng định
có việc trợ cấp gây thiệt hại);
Bước 8 : Rà soát lại biện pháp chống trợ cấp (hàng năm cơ quan điều tra có thể sẽ điều tra
lại biên độ trợ cấp thực tế của từng nhà xuất khẩu và điều chỉnh mức thuế);
Bước 9 : Rà soát hoàng hôn (5 năm kể từ ngày có quyết định áp thuế đối kháng hoặc rà soát
lại, cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra lại để xem xét chấm dứt việc áp thuế hay tiếp tục áp thuế
thêm 5 năm nữa). * Chống bán phá giá
- Bán phá giá là gì? Điều VI GATT 1994, Điều 2, K1 HĐ ADA
+ Bán phá giá trong thương mại quốc tế có thể hiểu là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng
hoá được xuất khẩu từ nước này sang nước khác với mức giá thấp hơn giá bán của hàng hoá đó tại
thị trường nội địa nước xuất khẩu.
+ Cụ thể, nếu một sản phẩm của nước A bán tại thị trường nước A với giá X nhưng lại được
xuất khẩu sang nước B với giá Y (Ynước B.
+ Trong WTO, đây được xem là “hành vi cạnh tranh không lành mạnh” của các nhà sản xuất,
xuất khẩu nước ngoài đối với ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu. Và các “vụ kiện chống bán
phá giá” và tiếp đó là các biện pháp chống bán phá giá (kết quả của các vụ kiện) là một hình thức để hạn chế hành vi này.
- Theo quy định của ADA và quy định của pháp luật các nước thành viên các biện
phápchống bán phá giá bao gồm:
+ Thuế chống bán phá giá;
+ Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất và xuất khẩu
hàng hóa bị yêu cầu áp dụng các biện pháp chống bán phá giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
áp dụng các biện pháp chống bán phá giá hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền đồng ý.
+ Ngoài ra, trước khi áp dụng biện pháp thuế, biện pháp cam kết giá cơ quan điều tra có thể
áp dụng các biện pháp tạm thời (i) thuế (ii) đặt cọc khoản tiền tương đương với khoản thuế chống lOMoAR cPSD| 36443508
bán phá giá dự kiến (iii) cho thông quan nhưng bảo lưu quyền đánh thuế và nêu rõ mức thuế nhập
khẩu thông thường và mức thuế chống bán phá giá dự kiến áp dụng.
- Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá là gì?
+Không phải cứ có hiện tượng hàng hoá nước ngoài bán phá giá là nước nhập khẩu có thể áp
dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hoá đó.
+ Theo quy định của WTO thì việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá chỉ có thể thực
hiện nếu cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu, sau khi đã tiến hành điều tra chống bán phá
giá , ra kết luận khẳng định sự tồn tại đồng thời của cả 03 điều kiện sau:
Hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá (với biên độ phá giá không thấp hơn 2%);
Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe doạ
thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước (gọi chung là
yếu tố “thiệt hại”);
Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại nói trên;
- Trình tự một vụ kiện chống bán phá giá?
Một vụ kiện chống bán phá giá thực chất là tổng hợp các bước điều tra xác minh các yêu cầu
trong đơn kiện để kết luận có đủ điều kiện áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hoá bị kiện hay không.
Có thể tóm tắt các bước cơ bản của “vụ kiện chống bán phá giá” như sau:
Bước 1 : Ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu nộp đơn kiện (kèm theo chứng cứ ban đầu);
Bước 2 : Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi xướng điều tra (hoặc từ chối đơn kiện, không điều tra);
Bước 3 : Điều tra sơ bộ về việc bán phá giá và về thiệt hại (qua bảng câu hỏi gửi cho các
bên liên quan, thu thập, xác minh thông tin, thông tin do các bên tự cung cấp);
Bước 4 : Kết luận sơ bộ (có thể kèm theo quyết định áp dụng biện pháp tạm thời như buộc đặt cọc, ký quỹ...);
Bước 5 : Tiếp tục điều tra về việc bán phá giá và về thiệt hại (có thể bao gồm điều tra thực
địa tại nước xuất khẩu);
Bước 6 : Kết luận cuối cùng;
Bước 7 : Quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá (nếu kết luận cuối cùng khẳng
định có việc bán phá giá gây thiệt hại) ;
Bước 8 : Rà soát lại biện pháp chống bán phá giá (hàng năm cơ quan điều tra có thể sẽ điều
tra lại biên phá giá thực tế của từng nhà xuất khẩu và điều chỉnh mức thuế) lOMoAR cPSD| 36443508
Bước 9 : Rà soát hoàng hôn (5 năm kể từ ngày có quyết định áp thuế chống bán phá giá hoặc
rà soát lại, cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra lại để xem xét chấm dứt việc áp thuế hay tiếp tục áp thuế thêm 5 năm nữa).
- Biên độ phá giá được tính như thế nào?
Biên độ phá giá được tính toán theo công thức:
Biên độ phá giá = (Giá Thông thường – Giá Xuất khẩu)/Giá Xuất khẩu Trong đó:
+ Giá Thông thường là giá bán của sản phẩm tương tự tại thị trường nước xuất khẩu (hoặc
giá bán của sản phẩm tương tự từ nước xuất khẩu sang một nước thứ ba; hoặc giá xây dựng từ tổng
chi phí sản xuất ra sản phẩm, chi phí quản lý, bán hàng và khoản lợi nhuận hợp lý – WTO có quy
định cụ thể các điều kiện để áp dụng từng phương pháp này);
+ Giá Xuất khẩu là giá trên hợp đồng giữa nhà xuất khẩu nước ngoài với nhà nhập khẩu (hoặc
giá bán cho người mua độc lập đầu tiên). - Sản phẩm tương tự
Sản phẩm tương tự với sản phẩm bị điều tra là:
+ Sản phẩm giống hệt (có tất cả các đặc tính giống sản phẩm đang bị điều tra);
+ Sản phẩm gần giống (có nhiều đặc điểm gần giống với sản phẩm đang bị điều tra), trong
trường hợp không có sản phẩm giống hệt. - Miễn trừ:
+ Điều tra chống bán phá giá sẽ kết thúc ngay lập tức mà không đưa ra biện pháp chống bán
phá giá nào nếu cơ quan chức năng xác định rằng biên độ phá giá không đáng kể (nhỏ hơn 2% giá
xuất khẩu). Điều tra cũng chấm dứt nếu khối lượng hàng bán phá giá là không đáng kể (khối lượng
hàng phá giá từ một nước bị điều tra nhỏ hơn 3% tổng nhập khẩu, đồng thời tổng khối lượng hàng
phá giá từ tất cả các nước bị điều tra nhỏ hơn 7% tổng nhập khẩu).
* Tự vệ thương mại (Điều XIX GATT 1994)
- Biện pháp tự vệ là gì?
+ Biện pháp tự vệ là việc tạm thời hạn chế nhập khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hoá
khi việc nhập khẩu chúng tăng nhanh gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.
+ Biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hoá, không áp dụng đối với dịch vụ, đầu tư hay sở hữu trí tuệ.
- Điều kiện để áp dụng biện pháp tự vệ
Một nước nhập khẩu chỉ có thể áp dụng biện pháp tự vệ sau khi đã tiến hành điều tra và chứng
minh được sự tồn tại đồng thời của các điều kiện sau: lOMoAR cPSD| 36443508
+ Hàng hoá liên quan được nhập khẩu tăng đột biến về số lượng;
+ Ngành sản xuất sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với hàng hoá đó bị thiệt hại
hoặc đe doạ bị thiệt hại nghiêm trọng; và
+ Có mối quan hệ nhân quả giữa hiện tượng nhập khẩu tăng đột biến và thiệt hại hoặc đe doạ thiệt hại nói trên.
Một điều kiện chung là tình trạng nói trên phải là hệ quả của việc thực hiện các cam kết trong
WTO của các thành viên mà họ không thể thấy hoặc lường trước được khi đưa ra cam kết.
Song song với các điều kiện chung này, một số nước khi gia nhập WTO phải đưa ra những
cam kết riêng liên quan đến biện pháp tự vệ.
- Thủ tục áp dụng biện pháp tự vệ
Khác với các vụ kiện chống bán phá giá hay chống trợ cấp, WTO không có nhiều quy định
chi tiết về trình tự, thủ tục kiện áp dụng biện pháp tự vệ. Tuy nhiên, Hiệp định về biện pháp tự vệ
của WTO có đưa ra một số nguyên tắc cơ bản mà các nước thành viên phải tuân thủ như:
+ Thứ nhất, đảm bảo tính minh bạch (Quyết định khởi xướng vụ điều tra tự vệ phải được
thông báo công khai; Báo cáo kết luận điều tra phải được công khai vào cuối cuộc điều tra…
+ Thứ hai, đảm bảo quyền tố tụng của các bên, các bên liên quan phải được bảo đảm về cơ
hội trình bày các chứng cứ, lập luận của mình và trả lời các chứng cứ, lập luận của đối phương.
+ Thứ ba, phải đảm bảo bí mật thông tin, đối với thông tin có bản chất là mật hoặc được các
bên trình với tính chất là thông tin mật không thể được công khai nếu không có sự đồng ý của bên đã trình thông tin.
+ Thứ tư, các điều kiện về biện pháp tạm thời phải là biện pháp tăng thuế và nếu kết luận cuối
cùng của vụ việc là phủ định thì khoản chênh lệch do tăng thuế phải được hoàn trả lại cho bên đã
nộp; không được kéo dài quá 200 ngày… Trên thực tế, một vụ điều tra áp dụng biện pháp tự vệ
thường theo trình tự sau đây:
Bước 1: Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ của ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu.
Bước 2: Khởi xướng vụ điều tra
Bước 3: Điều tra và công bố kết quả điều tra về các yếu tố như: tình hình nhập khẩu; tình
hình thiệt hại; mối quan hệ giữa việc nhập khẩu và thiệt hại.
Bước 4: Ra quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp tự vệ.
Mặc dù việc điều tra và áp dụng các biện pháp tự vệ có nhiều yếu tố giống trình tự tố tụng tư
pháp (một vụ kiện tại toà án), nhưng bản chất thực tế của nó lại là một thủ tục hành chính, do một
cơ quan hành chính nước nhập khẩu tiến hành để xử lý một tranh chấp thương mại giữa các nhà xuất
khẩu nước ngoài (về nguyên tắc là từ tất cả các nước đang xuất khẩu hàng hoá liên quan vào nước lOMoAR cPSD| 36443508
nhập khẩu) và ngành sản xuất nội địa liên quan của nước nhập khẩu. Việc này được thực hiện trong
khuôn khổ pháp luật nội địa các nước nhập khẩu và về nguyên tắc không phải là công việc giữa các
Chính phủ (Chính phủ các nước xuất khẩu và chính phủ nước nhập khẩu). - Mục đích
+ Biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng ở mức vừa đủ để ngăn chặn thiệt hại và giúp ngành sản
xuất trong nước có thời gian tự điều chỉnh. - Miễn trừ
+ Giống như Hiệp định về Chống bán Phá giá, Hiệp định về Tự vệ cũng có điều khoản miễn
trừ dành cho hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Nước nhập khẩu chỉ có thể áp dụng biện
pháp tự vệ đối với hàng nhập khẩu từ một nước đang phát triển nếu hàng nhập khẩu từ nước đó
chiếm nhiều hơn 3% tổng nhập khẩu; hoặc nếu hàng nhập khẩu từ nước đó chiếm không nhiều hơn
3% tổng nhập khẩu nhưng cộng gộp hàng nhập khẩu từ tất cả các nước đang phát triển thỏa mãn
điều kiện đó chiếm nhiều hơn 9% tổng nhập khẩu.
11. Trình bày thành phần, chức năng của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm? Trả lời: * Ban hội thẩm
Ban hội thẩm là một cơ chế ad hoc, được DBS quyết định thành lập đối với từng nhiệm vụ
tranh chấp cụ thể và chấm dứt tồn tại sau khi đã thực hiện xong nhiệm vụ. Nhiệm vụ của Ban hội
thẩm là soạn thảo báo cáo để trình lên DBS xem xét thông qua. Trong dự thảo báo cáo, Ban hội thẩm
phải đưa ra các đánh giá khách quan về những vấn đề tranh chấp giữa các bên, gồm cả việc đánh giá
khách quan các khía cạnh pháp lý của vụ tranh chấp, về khả năng áp dụng và phù hợp với các hiệp
định có liên quan và bất kỳ ý kiến nào khác nhằm giúp cho DBS trong việc đưa ra các khuyến nghị
va quýêt định. Thành phần của một Ban hội thẩm thường bao gồm từ 3 đến 5 thành viên là những
chuyên gia có năng lực và trình độ được lựa chọn từ danh sách các chuyên gia về WTO do ban Thư
ký của WTO quản lý và cập nhật.
* Cơ quan Phúc thẩm
Cơ quan phúc thẩm cũng do DBS thành lập, nhưng khác với Ban hội thẩm, Cơ quan Phúc thẩm
là một cơ quan thường trực. Cơ quan Phúc thẩm gồm 07 thành viên là những người có kinh nghiệm,
uy tín về pháp luật, thương mại quốc tế và không đại diện cho lợi ích của bất kỳ chính phủ nào. Các
thành viên của Cơ quan Phúc thẩm do DSB chỉ định với nhiệm kỳ 04 năm và có thể được gia hạn
thêm một lần. Thành viên của Cơ quan Phúc thẩm làm việc theo chế độ luân phiên, mỗi vụ việc sẽ
do 3 thành viên tham gia xem xét. Cơ quan phúc thẩm chỉ xem xét những vấn đề pháp lý và việc giải
thích luật được đề cập trong báo cáo của Ban hội thẩm. Sau khi xem xét, Cơ quan phúc thẩm có toàn
quyền giữ nguyên, sửa đổi hay huỷ bỏ các kết luận pháp lý của Ban hội thẩm. lOMoAR cPSD| 36443508
12. Hãy nêu những đặc điểm trong cơ chế GQTC của WTO? Trả lời: - Điều 1, DSU: + Phạm vi thẩm quyền + Chủ thể + Áp dụng thống nhất + Thẩm quyền ràng buộc
+ Cơ sở khởi kiện: 3 loại
13. Hãy trình bày nguyên tắc GQTC trong WTO? Trả lời: *Tham vấn (Consultation)
Bên có khiếu nại trước hết phải đưa ra yêu cầu tham vấn Bên kia (Điều 4 DSU). Việc tham
vấn được tiến hành bí mật (không công khai) và không gây thiệt hại cho các quyền tiếp theo của các
Bên. Bên được tham vấn phải trả lời trong thời hạn 10 ngày và phải tiến hành tham vấn trong vòng
30 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu (trường hợp khẩn cấp – ví dụ hàng hoá liên quan có nguy cơ
hư hỏng, các thời hạn này lần lượt là 10 ngày và 20 ngày). Bên được tham vấn có nghĩa vụ "đảm
bảo việc xem xét một cách cảm thông và tạo cơ hội thoả đáng" cho Bên yêu cầu tham vấn.
Thủ tục tham vấn chỉ là thủ tục được tiến hành giữa các Bên với nhau. DSB được thông báo
về thủ tục này và có trách nhiệm thông báo cho các quốc gia thành viên về yêu cầu tham vấn nhưng
cơ quan này không trực tiếp tham gia vào thủ tục tham vấn. Các quốc gia khác có thể xin tham gia
vào việc tham vấn này nếu Bên bị tham vấn thừa nhận rằng các quốc gia này có “quyền lợi thương
mại thực chất” trong việc tham vấn này.
Thông thường các quốc gia đều có gắng giải quyết các bất đồng ở giai đoạn tham vấn nhằm hạn chế
đến mức tối đa các thiệt hại về lợi ích cho tất cả các bên đồng thời đảm bảo tính bí mật của các thông
tin liên quan đến tranh chấp.
Tuy nhiên, các qui định về tham vấn trong WTO cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định như:
làm thế nào để định lượng hoặc kiểm nghiệm được việc thực hiện nghĩa vụ “tham vấn một cách
thông cảm” của Bên được yêu cầu tham vấn; trường hợp tham vấn đạt được một thoả thuận thì thông
báo về kết quả tham vấn cần phải chi tiết đến mức nào để các Thành viên khác của WTO và cơ quan
có thẩm quyền kiểm tra được tính hợp pháp của thoả thuận tham vấn (tránh hiện tượng thoả thuận
đạt được đơn thuần chỉ là sự thoả hiệp về lợi ích giữa các bên mà không dựa trên các qui định của
WTO và thực tế vi phạm vẫn tồn tại…)
* Môi giới, Trung gian, Hoà giải lOMoAR cPSD| 36443508
Bên cạnh thủ tục tham vấn, DSU còn qui định các hình thức giải quyết tranh chấp mang tính
“chính trị” khác như môi giới, trung gian, hoà giải. Các hình thức này được tiến hành trên cơ sở tự
nguyện, bí mật giữa các Bên tại bất kỳ thời điểm nào sau khi phát sinh tranh chấp (ngay cả khi Ban
hội thẩm đã được thành lập và đã tiến hành hoạt động). Tương tự như vậy, các thủ tục này cũng có
thể chấm dứt vào bất kỳ lúc nào. DSU không xác định bên nào (nguyên đơn hay bị đơn) có quyền
yêu cầu chấm dứt nên có thể hiểu là tất cả các bên tranh chấp đều có quyền yêu cầu chấm dứt các thủ tục này.
Chức năng môi giới, trung gian, hoà giải do Tổng Thư ký WTO đảm nhiệm (Điều 5 DSU).
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có qui định về việc liệu một cá nhân hoặc một tổ chức có thể đứng ra đảm
trách vai trò môi giới, trung gian, hoà giải này không.
Với các ưu thế nhất định như tiết kiệm được về thời gian, tiền bạc, quan hệ hữu hảo giữa các
bên tranh chấp… các phương thức chủ yếu dựa trên đàm phán ngoại giao này được DSU đặc biệt
khuyến khích sử dụng (Điều 3.7 DSU), và việc tìm ra được một giải pháp hợp lý thoả mãn tất cả các
bên tranh chấp có lẽ còn được coi trọng hơn cả việc đạt được một giải pháp phù hợp với các qui tắc
thương mại trong Hiệp định.
* Thành lập Ban hội thẩm (Panel Establishment)
Yêu cầu thành lập Ban hội thẩm phải được lập thành văn bản sau khi Bên được tham vấn từ
chối tham vấn hoặc tham vấn không đạt kết quả trong vòng 60 ngày kể từ khi có yêu cầu tham vấn
(Điều 6 DSU). Tuy nhiên, như trên đã đề cập, yêu cầu thành lập Ban hội thẩm có thể đưa ra trước
thời hạn này nếu các bên tranh chấp đều thống nhất rằng các thủ tục tham vấn, hoà giải không dẫn
đến kết quả gì. Văn bản yêu cầu thành lập Ban hội thẩm phải nêu rõ quá trình tham vấn, xác định
chính xác biện pháp thương mại bị khiếu kiện và tóm tắt các căn cứ pháp lý cho khiếu kiện.
Yêu cầu này được gửi tới DSB để cơ quan này ra quyết định thành lập Ban hội thẩm. Nhờ có
nguyên tắc đồng thuận phủ quyết nên hầu như quyền được giải quyết tranh chấp bằng hoạt động của
Ban hội thẩm của nguyên đơn được đảm bảo.
Thành viên Ban hội thẩm, nếu không được các bên thống nhất chỉ định trong vòng 20 ngày
kể từ khi có quyết định thành lập sẽ do Tổng Giám đốc WTO chỉ định trong số các quan chức chính
phủ hoặc các chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực luật, chính sách thương mại quốc tế.
Trong trường hợp có nhiều nước cùng yêu cầu thành lập Ban hội thẩm để xem xét cùng một
vấn đề (ví dụ: một biện pháp thương mại của một quốc gia thành viên bị nhiều quốc gia khác phản
đối) thì DSB có thể xem xét thành lập một Ban hội thẩm duy nhất. Nếu vẫn phải thành lập các Ban
hội thẩm riêng rẽ trong trường hợp này thì các Ban hội thẩm này có thể có chung các thành viên và
thời gian biểu sẽ được xác định một cách hài hoà để các thành viên này hoạt động một cách hiệu quả nhất. lOMoAR cPSD| 36443508
Bất kỳ quốc gia thành viên nào có quyền lợi thực chất trong vấn đề tranh chấp đều có thể
thông báo cho DSB về ý định tham gia vụ việc với tư cách là Bên thứ ba. Các Bên thứ ba này được
tạo điều kiện để trình bày ý kiến bằng văn bản trước Ban hội thẩm.
* Hoạt động của Ban hội thẩm (Panel Procedures)
Ban hội thẩm có chức năng xem xét vấn đề tranh chấp trên cơ sở các qui định trong các Hiệp
định của WTO mà Bên nguyên đơn viện dẫn như là căn cứ cho đơn kiện của mình để giúp DSB đưa
ra khuyến nghị/quyết nghị thích hợp cho các bên tranh chấp.
Về nghĩa vụ chứng minh của các bên: Theo tập quán hình thành từ GATT 1947, trường hợp khiếu
kiện có vi phạm thì Bên bị đơn có nghĩa vụ chứng minh hành vi vi phạm của Bên đó không gây thiệt
hại cho Bên nguyên đơn; trường hợp khiếu kiện không có vi phạm thì Bên nguyên đơn có nghĩa vụ
chứng minh hành vi không vi phạm của Bên bị đơn gây ra thiệt hại về lợi ích mà Bên đó đáng lẽ
phải được hưởng theo qui định của Hiệp định hoặc chứng minh sự cản trở đối với việc thực hiện một
mục tiêu nhất định của Hiệp định. Đối với việc chứng minh các vấn đề khác, mặc dù DSU không có
qui định cụ thể về việc này, một tập quán chung (vốn được áp dụng tại Toà án Quốc tế) đã được thừa
nhận khá rộng rãi trong khuôn khổ cơ chế này là bên tranh chấp đã đưa ra một chi tiết/thực tế có
nghĩa vụ cung cấp các chứng cứ chứng minh cho chi tiết/thực tế đó không phụ thuộc vào việc bên
đó là nguyên đơn hay bị đơn trong tranh chấp.
Thủ tục hoạt động của Ban hội thẩm được qui định tại Điều 12 DSU. Ban hội thẩm, sau khi
tham khảo ý kiến của các Bên liên quan sẽ ấn định một thời gian biểu cụ thể cho phiên xét xử đầu
tiên (các Bên trình bày các văn bản giải trình tình tiết vụ việc và các lập luận liên quan), phiên xét
xử thứ hai (đại diện và luật sư của các Bên lần lượt trình bày ý kiến và trả lời các câu hỏi của Ban
hội thẩm – oral hearings). Sau phiên xét xử thứ hai, Ban hội thẩm soạn thảo và chuyển đến các bên
phần Tóm tắt nội dung tranh chấp của báo cáo để họ cho ý kiến trong một thời hạn nhất định. Trên
cơ sở các ý kiến này, Ban hội thẩm đưa ra Báo cáo tạm thời (mô tả vụ việc, các lập luận, kết luận
của Ban hội thẩm). Các Bên cho ý kiến về Báo cáo này. Nếu có yêu cầu, Ban hội thẩm có thể tổ chức
thêm một phiên họp bổ sung để xem xét lại tổng thể các vấn đề liên quan. Sau đó Ban hội thẩm soạn
thảo Báo cáo chính thức để gửi đến tất cả các thành viên WTO và chuyển cho DSB thông qua.
Trong quá trình xem xét vụ việc, Ban hội thẩm có thể tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau
hoặc thành lập nhóm chuyên gia để tư vấn cho Ban về các vấn đề kỹ thuật hoặc môi trường.
Các phiên họp thảo luận và tài liệu lưu hành trong quá trình hoạt động của Ban hội thẩm phải
được giữ bí mật nhằm đảm bảo tính khách quan, độc lập của Ban. Tuy nhiên một Bên tranh chấp có
quyền công khai các tài liệu mà mình đã cung cấp cho Ban hội thẩm.
Khác với cơ chế giải quyết tranh chấp trong GATT, DSU có qui định hết sức chặt chẽ về các thời
hạn cho hoạt động của Ban hội thẩm nhằm mục tiêu giải quyết nhanh chóng tranh chấp, tránh để quá lOMoAR cPSD| 36443508
lâu làm ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của hàng hoá dịch vụ cũng như ý nghĩa của khuyến nghị giải
quyết tranh chấp. Điều 12 DSU qui định:
- Ban hội thẩm phải bắt đầu công việc giải quyết tranh chấp chậm nhất là 1 tuần sau khiđược thành lập
- Báo cáo chính thức phải được hoàn thành chậm nhất là 6 tháng kể từ khi thành lập Ban
hộithẩm (nếu là trường hợp hàng hóa liên quan dễ bị hư hỏng thì thời hạn này là 3 tháng). Thời hạn
này cũng có thể được DSB kéo dài thêm trên cơ sở yêu cầu của Ban hội thẩm với lý do giải thích rõ
ràng nhưng trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được gia hạn thêm quá 3 tháng.
- Các thời hạn trên có thể được điều chỉnh trong trường hợp tranh chấp có liên quan đến
mộtnước đang phát triển
*Thông qua Báo cáo của Ban hội thẩm (Adoption of Panel Report)
Báo cáo của Ban hội thẩm được chuyển cho tất cả các thành viên WTO và được DSB thông
qua trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Báo cáo được chuyển cho các thành viên trừ khi một Bên
tranh chấp quyết định kháng cáo hoặc DSB đồng thuận phủ quyết Báo cáo (các Bên tranh chấp và
các thành viên WTO khác có quyền đưa ra ý phản đối có kèm theo lý do bằng văn bản đối với Báo
cáo của Ban hội thẩm chậm nhất là 10 ngày trước khi DSB họp để thông qua Báo cáo).
Báo cáo của Ban hội thẩm được lập thành văn bản trong đó phải có các nội dung sau: trình
bày các tình tiết thực tế của vụ việc, tường trình về việc áp dụng các qui định của WTO trong các
vấn đề liên quan, kết luận và các khuyến nghị cùng với các căn cứ dẫn tới kết luận, khuyến nghị đó.
*Trình tự Phúc thẩm (Appelate Review)
Các bên tranh chấp có thể kháng cáo các vấn đề pháp lý trong Báo cáo của Ban hội thẩm (yêu
cầu phúc thẩm) trên cơ sở yêu cầu chính thức bằng văn bản. Khi có yêu cầu này thủ tục phúc thẩm sẽ được bắt đầu.
Trong quá trình làm việc của SAB, các Bên tranh chấp và các Bên thứ ba có quyền đệ trình
ý kiến bằng văn bản hoặc trình bày miệng tại phiên họp của cơ quan này. Hoạt động của SAB được
giữ bí mật. Việc xem xét và đưa ra Báo cáo phải được thực hiện với sự tham gia của các Bên tranh chấp.
Cơ quan Phúc thẩm ra Báo cáo trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày kháng cáo (trường hợp có
yêu cầu gia hạn thì có thể kéo dài thêm 30 ngày nữa nhưng phải thông báo lý do cho DSB biết). Báo
cáo này có thể giữ nguyên, sửa đổi hoặc loại bỏ các vấn đề và kết luận pháp lý của Ban hội thẩm.
Các Bên không có quyền phản đối Báo cáo này. DSB thông qua Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm
trong thời hạn 30 ngày kể từ khi Báo cáo của SAB được chuyển đến tất cả các thành viên trừ khi
DSB đồng thuận phủ quyết. lOMoAR cPSD| 36443508
*Khuyến nghị các giải pháp (Recommended Remedies)
Khi Báo cáo được thông qua xác định một biện pháp của một Bên là vi phạm qui định của
WTO, cơ quan ra Báo cáo phải đưa ra khuyến nghị nhằm buộc Bên có biện pháp vi phạm phải tuân
thủ qui định của WTO (yêu cầu bị đơn rút lại hoặc sửa đổi biện pháp liên quan) và có thể đưa ra các
gợi ý (không bắt buộc) về cách thức thực hiện khuyến nghị đó.
Trường hợp khiếu kiện không vi phạm, Bên thua kiện không phải rút lại biện pháp liên quan
(vì không có vi phạm) nhưng Báo cáo có thể khuyến nghị Bên thua thực hiện các dàn xếp nhất định
để thoả mãn các Bên liên quan (Báo cáo có thể đưa ra những gợi ý về biện pháp dàn xếp thoả đáng, ví dụ: bồi thường)
* Thi hành (Implementation)
Bên thua phải thông báo ý định về việc thi hành khuyến nghị tại buổi họp của DSB triệu tập
trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông qua Báo cáo. Nếu không thực hiện được ngay, bên đó có thể
được gia hạn thực hiện trong một khoảng thời gian hợp lý (thời hạn này do DSB quyết định trên cơ
sở đề nghị của các Bên; hoặc do các Bên tranh chấp thỏa thuận trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày
thông qua khuyến nghị; hoặc theo phán quyết trọng tài tiến hành trong vòng 90 ngày kể từ ngày thông qua khuyến nghị).
DSB cũng là cơ quan giám sát việc thực thi khuyến nghị của các Bên liên quan. Trong thời
gian qui định cho việc thực hiện khuyến nghị, bất kỳ thành viên nào cũng có thể đưa vấn đề thực
hiện khuyến nghị này vào chương trình nghị sự của DSB; mỗi khi có đề nghị như vậy thì Bên phải
thực hiện khuyến nghị có nghĩa vụ giải trình bằng văn bản về việc thực hiện khuyến nghị của mình
gửi cho DSB chậm nhất là 10 ngày trước khi tiến hành phiên họp của DSB.
* Bồi thường và trả đũa
Bồi thường và trả đũa là các biện pháp giải quyết tạm thời được sử dụng nhằm đảm bảo lợi
ích của Bên thắng kiện trong thời gian Bên thua kiện không thể thực hiện được khuyến nghị của Cơ
quan Giải quyết Tranh chấp (DSB) (giai đoạn trong khi chờ đợi Bên thua kiện thực hiện khuyến
nghị). Các biện pháp này không làm chấm dứt nghĩa vụ thực hiện khuyến nghị của Bên vi phạm.
Cụ thể, nếu Bên thua kiện tạm thời không thể thực hiện được khuyến nghị của Cơ quan Giải
quyết Tranh chấp, các Bên tranh chấp có thể thỏa thuận về khoản bồi thường. Việc bồi thường phải
được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện và phù hợp với hiệp định có liên quan.
Nếu các Bên không đạt được thỏa thuận về việc bồi thường trong vòng 20 ngày kể từ khi hết
hạn thực hiện khuyến nghị, Bên thắng kiện có thể yêu cầu Cơ quan Giải quyết Tranh chấp cho phép
áp dụng các biện pháp trả đũa song song hoặc trả đũa chéo. Cần lưu ý là Quy tắc Giải quyết tranh
chấp trong WTO (DSU) nghiêm cấm việc trả đũa đơn phương mà không có sự chấp thuận của cơ lOMoAR cPSD| 36443508
quan này (qui định này thực chất nhằm chấm dứt hiện tượng trả đũa đơn phương khá phổ biến trong
thực tiễn giải quyết tranh chấp của GATT 1947). Mức độ và thời hạn trả đũa do Cơ quan
Giải quyết tranh chấp (DSB) quyết định căn cứ trên thủ tục qui định về vấn đề này trong Quy tắc
Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO (DSU).
Trả đũa song song thực chất là việc Bên thắng kiện không phải thực hiện các nhân nhượng
thuế quan đối với hàng hoá của Bên thua kiện trong cùng lĩnh vực mà Bên thắng kiện bị thiệt hại.
Trả đũa chéo là hình thức trả đũa nhằm vào lĩnh vực khác lĩnh vực bị thiệt hại trong trường
hợp việc trả đũa song song không thể thực hiện được (có thể trả đũa chéo lĩnh vực – khác lĩnh vực
nhưng trong cùng phạm vi điều chỉnh của một hiệp định; hoặc trả đũa chéo hiệp định – trả đũa trong
một lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của một hiệp định khác nếu việc trả đũa song song và trả đũa
chéo lĩnh vực đều không thể thực hiện được) * Trọng tài
Thủ tục trọng tài có thể được các Bên tranh chấp thoả thuận sử dụng trong các trường hợp sau đây:
Trong khuôn khổ cơ chế giải quyết tranh chấp DSU: trọng tài có thể được sử dụng trong các thủ tục sau: -
Xác định thời hạn thực hiện khuyến nghị trong trường hợp Bên thua không thể thực hiệnngay khuyến nghị; -
Xác định mức độ trả đũa trong trường hợp Bên thua có kiến nghị về vấn đề này
Trong trường hợp này thủ tục trọng tài sẽ do các thành viên Ban hội thẩm ban đầu làm trọng tài viên.
Nếu các thành viên Ban hội thẩm không có điều kiện làm trọng tài viên thì trọng tài viên (là một cá
nhân hoặc một tổ chức) sẽ do Tổng Thư ký WTO chỉ định.
Trường hợp tranh cãi về mức độ trả đũa, trọng tài không đánh giá về bản chất biện pháp trả
đũa mà chỉ xem xét xem mức độ Bên thắng kiện đình chỉ các nhân nhượng/nghĩa vụ có tương đương
với mức độ thiệt hại mà Bên thắng kiện đã phải chịu không.
Ngoài khuôn khổ cơ chế giải quyết tranh chấp DSU:
Các Bên tranh chấp có thể thoả thuận lựa chọn cơ chế trọng tài độc lập để giải quyết tranh
chấp của mình mà không cần sử dụng đến cơ chế của DSU (cơ chế sử dụng Ban hội thẩm, Cơ quan
Phúc thẩm…). DSU chỉ cho phép sử dụng trọng tài để giải quyết các tranh chấp trong đó vấn đề
tranh chấp (the isssues in conflict) đã được các bên xác định một cách rõ ràng và thống nhất.
Trong trường hợp này, quyết định lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài độc lập phải
được các Bên tranh chấp thông báo đến tất cả các thành viên WTO trước khi thủ tục tố tụng được
bắt đầu. Các thành viên WTO chỉ có thể tham gia thủ tục tố tụng nếu được các Bên tranh chấp đồng ý. lOMoAR cPSD| 36443508
Quyết định giải quyết của trọng tài phải được các Bên tuân thủ nghiêm túc. Các Bên có nghĩa
vụ thông báo về quyết định này cho các thành viên WTO, cho Hội đồng hoặc cho Uỷ ban của Hiệp
định có liên quan. Quy tắc giải quyết tranh chấp trong WTO (DSU) qui định quyết định này của
trọng tài phải phù hợp với các hiệp định có liên quan và không được gây thiệt hại cho bất kỳ thành
viên nào khác của WTO. Bất kỳ thành viên nào cũng có quyền đưa ra câu hỏi liên quan đến quyết định này.
14. Các bên trong hợp đồng được thỏa thuận chọn luật áp dụng khi nào? Khi nào thì thỏathuận
này bị xem là vô hiệu? Trả lời: -
Về nguyên tắc, khi đàm phán ký kết hợp đồng (“Hợp Đồng”) các bên có quyền chọn
luậtáp dụng cho Hợp Đồng, trong trường hợp các bên không chọn thì sẽ tuân theo quy định của pháp
luật về luật áp dụng cho Hợp Đồng. -
Thỏa thuận này bị xem là vô hiệu khi
+ Dù các bên có thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng nhưng cơ quan giải quyết tranh chấp, đặc
biệt là Tòa án, của một số quốc gia có thể không áp dụng luật mà các bên thỏa thuận nếu luật đó trái
với luật của nơi Tòa án đặt trụ sở.
+ Luật lựa chọn không có mối quan hệ thực chất với hợp đồng
15. Hãy trình bày về phạm vi áp dụng của CISG?
Trả lời: Chương I CUV 1980
16.Tính quốc tế của HĐMBHHQT được thể hiện như thế nào? Trả lời: -
Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (còn được gọi là hợp đồng mua bán ngoại
thươnghoặc hợp đồng xuất nhập khẩu) là hợp đồng mua bán hàng hoá có tính chất quốc tế (có yếu
tố nước ngoài, có nhân tố nước ngoài). Tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
được hiểu không giống nhau tuỳ theo quan điểm của luật pháp từng nước. -
Theo Công ước Lahaye năm 1964 về mua bán quốc tế các động sản hữu hình: tính
chất quốc tế thể hiện ở các tiêu chí như: các bên giao kết có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau
và hàng hoá, đối tượng của hợp đồng, được chuyển qua biên giới một nước, hoặc là việc trao đổi ý
chí giao kết hợp đồng giữa các bên được lập ở những nước khác nhau (Điều 1 của Công ước).
Nếu các bên giao kết không có trụ sở thương mại thì sẽ dựa vào nơi cư trú thường xuyên của
họ. Yếu tố quốc tịch của các bên không có ý nghĩa trong việc xác định yếu tố nước ngoài của hợp
đồng mua bán hàng hoá quốc tế. -
Theo Công ước Viên năm 1980 của Liên Hiệp Quốc về Hợp đồng Mua bán Quốc
tếHàng hoá (United Nations Convention on Contracts for International Sales of Goods, Vienna lOMoAR cPSD| 36443508
1980 - CISG, gọi tắt là Công ước Viên năm 1980): tính chất quốc tế được xác định chỉ bởi một tiêu
chuẩn duy nhất, đó là các bên giao kết hợp đồng có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau
(điều 1 Công ước Viên năm 1980). Và, giống như Công ước Lahaye năm 1964, Công ước này cũng
không quan tâm đến vấn đề quốc tịch của các bên khi xác định tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Khác với Công ước Lahaye năm 1964, Công ước Viên năm 1980 không đưa ra tiêu chí hàng
hoá phải được chuyển qua biên giới của một nước để xác định tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. -
Theo quan điểm của Pháp: khi xác định yếu tố quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hoá
quốc tế, người ta căn cứ vào hai tiêu chuẩn kinh tế và pháp lý. Theo các tiêu chuẩn kinh tế, một hợp
đồng quốc tế là hợp đồng tạo nên sự di chuyển qua lại biên giới các giá trị trao đổi tương ứng giữa
hai nước, nói cách khác, hợp đồng đó thể hiện quyền lợi của thương mại quốc tế. Theo tiêu chuẩn
pháp lý, một hợp đồng được coi là hợp đồng quốc tế nếu nó bị chi phối bởi các tiêu chuẩn pháp lý
của nhiều quốc gia như quốc tịch, nơi cư trú của các bên, nơi thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, nguồn vốn thanh toán…
17. Hãy trình bày các bước giao kết HĐMBHH theo CISG đồng thời minh họa bằng sơ đồ? Trả lời:
- Theo quy định của Công ước thì giao kết hợp đồng thương mại quốc tế được thực
hiệnthông qua chào hàng (offer) và chấp nhận chào hàng (acceptance). Theo đó, hợp đồng sẽ được
xác lập khi bên chào hàng gửi chào hàng cho bên được chào hàng và bên được chào hàng chấp nhận chào hàng này.
- Khoản 2 Điều 18 Công ước quy định: “Chấp nhận chào hàng bắt đầu có hiệu lực từ
thờiđiểm tới nơi bên chào hàng”. Tuy nhiên, chấp nhận chào hàng sẽ không phát sinh hiệu lực nếu
nó không tới nơi bên chào hàng trong thời hạn nhất định. Trong trường hợp không có quy định về
thời gian đó thì thời gian này là thời gian hợp lí (reasonable time). Quy định về “thời gian hợp lí” ở
đây là rất mềm dẻo. Bởi vì, việc xác định “thời gian hợp lí” trong trường hợp này phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố như hoàn cảnh giao dịch, phương tiện giao dịch hoặc cách thức giao dịch… ví dụ, bên
chào hàng đưa ra một chào hàng bằng miệng (oral offer) với bên được chào hàng và bên được chào
hàng chấp nhận chào hàng đó. Tuy nhiên, sự chấp nhận này chỉ có giá trị làm phát sinh hợp đồng
giữa hai bên nếu chấp nhận này được đưa ra trong thời gian hợp lí. “Thời gian hợp lí” trong trường
hợp này là thời gian mà bên được chào hàng phải trả lời ngay lập tức (immediately) bằng miệng đối
với đề nghị của bên chào hàng trong lần giao dịch bằng miệng đó.
- Điều 19 quy định trả lời chào hàng có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng kèmtheo
những yêu cầu bổ sung, sửa đổi đối với chào hàng thì được coi là từ chối chào hàng đồng thời tạo ra lOMoAR cPSD| 36443508
chào hàng mới (Counter offer).Tuy nhiên, nếu các yêu cầu sửa đổi, bổ sung không làm thay đổi một
cách cơ bản nội dung của chào hàng thì vẫn cấu thành chấp nhận chào hàng và kết quả là vẫn tạo ra
hợp đồng giữa các bên (trừ trường hợp bên chào hàng phản đối kịp thời bằng miệng hoặc bằng thông
báo về sự bổ sung, sửa đổi đó).
Tính mềm dẻo trong quy định này cho phép bên được chào hàng, sau khi nhận được chào
hàng, có thể bổ sung những điều khoản của chào hàng để tạo ra hợp đồng phù hợp với điều kiện và
hoàn cảnh của mình. Đồng thời cũng cho phép bên được chào hàng có thể trở thành bên chào hàng
mới khi đưa ra những đề nghị làm thay đổi nội dung cơ bản của chào hàng ban đầu. Các điều khoản
được coi là cơ bản của chào hàng trong quy định này là các điều khoản về giá cả, thanh toán, chất
lượng, số lượng hàng hoá, địa điểm, thời hạn giao hàng, trách nhiệm của các bên và vấn đề giải quyết tranh chấp của các bên.
- Điều 55 quy định về cách xác định giá của hợp đồng khi giá của hợp đồng không được
thểhiện trong các điều khoản của hợp đồng. Theo quy định này thì trong trường hợp nếu hợp đồng
không quy định giá cả của hàng hoá một cách trực tiếp hay gián tiếp hoặc không quy định cách xác
định giá thì các bên được coi như đã “ngụ ý” (impliedly) áp dụng giá chung của hàng hoá đó được
bán trong hoàn cảnh tương tự tại thời điểm giao kết hợp đồng. Nội dung quy định tại Điều 55 có vẻ
mâu thuẫn với khoản 1 Điều 14 và khoản 3 Điều 19 của Công ước. Trong đó khoản 1 Điều 14 quy
định một đề nghị giao kết hợp đồng được coi là đủ chính xác khi nó nêu rõ ràng hàng hoá, ấn định
số lượng và giá cả một cách trực tiếp hay gián tiếp hoặc quy định cách xác định số lượng và giá cả;
Đồng thời, khoản 3 Điều 19 quy định điều khoản về giá cả của hàng hoá được coi là điều khoản cơ
bản của hợp đồng, theo đó yêu cầu sửa đổi, bổ sung điều khoản về giá của hàng hoá được coi là làm
thay đổi nội dung cơ bản của hợp đồng. Như vậy, có thể nói sự không đồng nhất trong quy định của
Điều 55 so với khoản 1 Điều 14 và khoản 3 Điều 19 trong Công ước càng thể hiện sự mềm dẻo của
quy định này. Bởi vì trong trường hợp hợp đồng không phù hợp với khoản 1 Điều 14 và khoản 3
Điều 19 thì Điều 55 sẽ được áp dụng để xác định tính hợp pháp của hợp đồng. Với quy định này,
mặc dù thiếu điều khoản về giá nhưng hợp đồng vẫn được xác định là tồn tại và giao dịch từ hợp
đồng này cũng sẽ được công nhận nếu có cơ sở để xác định là các bên đã “ngụ ý” (impliedly) áp dụng giá.
- Điều 11 quy định hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế không cần phải kí kết hoặc xácnhận
bằng văn bản hay phải tuân thủ bất cứ yêu cầu nào về mặt hình thức của hợp đồng: “Hợp đồng có
thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả bằng lời khai của nhân chứng”. Phù hợp với nội dung
của Điều 11 trên đây, để tạo ra điều kiện pháp lí cho chào hàng và chấp nhận chào hàng có hiệu lực
về mặt hình thức, Điều 24 Công ước quy định một chào hàng, một thông báo chấp nhận chào hàng
hoặc bất cứ sự thể hiện ý chí nào khác trong giao kết hợp đồng được coi là đến tay bên nhận khi nó lOMoARcPSD| 36443508
được thông tin bằng lời nói với bên nhận hoặc được giao đến tay bên nhận dưới “bất cứ phương tiện
gì” (any other means) đến trụ sở kinh doanh của bên nhận hoặc nếu không có trụ sở kinh doanh thì
đến địa chỉ thư tín hoặc nơi thường trú của bên nhận.(4) Việc quy định hình thức của hợp đồng được
coi là hợp pháp ở dưới bất cứ dạng vật chất nào là rất mềm dẻo vì nó đã không hạn chế sự tham gia
giao kết hợp đồng của các thương nhân đến từ các nước mà pháp luật quy định hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế phải được thể hiện dưới hình thức văn bản.
18. Hãy trình bày các chế tài do vi phạm hợp đồng CISG và theo pháp luật Việt Nam? Trả lời:
- Chế tài hủy hợp đồng chỉ được áp dụng khi một bên vi phạm cơ bản hợp đồng. Điều 25
của Công ước và điều 3 khoản 13 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 đưa ra những định nghĩa
không hoàn toàn giống nhau, nhưng đều thống nhất ở một điểm: vi phạm cơ bản là vi phạm gây ra
thiệt hại nghiêm trọng cho bên bị vi phạm, làm cho bên này không đạt được mục đích khi giao kết
hợp đồng. Ngoài ra, CISG còn quy định một trường hợp được hủy hợp đồng, đó là khi bên vi phạm
không không thực hiện nghĩa vụ trong thời hạn đã được gia hạn thêm (điều 49 khoản 1 và 64 khoản
1). Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 không có quy định tương ứng.
- Về chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, CISG và Luật Thương mại Việt Nam cho
phéptrái chủ lựa chọn một trong hai biện pháp: sửa chữa hay thay thế hàng hóa. Tuy vậy, câu hỏi đặt
ra là căn cứ vào đâu để lựa chọn sửa chữa hay thay thế hàng hóa. Luật Thương mại Việt Nam 2005
không có quy định gì về vấn đề này, trong khi đó, CISG lại nêu rõ, trái chủ chỉ được áp dụng biện
pháp thay thế hàng hóa khi vi phạm của thụ trái cấu thành vi phạm cơ bản, còn trong các trường hợp
khác chỉ trái chủ chỉ được áp dụng biện pháp sửa chữa hàng hóa, loại trừ khuyết tật của hàng hóa[16].
Tóm lại, liên quan đến các chế tài do vi phạm hợp đồng mà CISG và pháp luật Việt
Nam cùng quy định, CISG có các quy định đầy đủ và cụ thể hơn so với pháp luật Việt Nam. Bên
cạnh đó, có vấn đề luật Việt Nam có quy định nhưng CISG lại không quy định (như chế tài phạt) và
ngược lại. Một số điểm khác biệt khác cũng cần được lưu ý, như quy định về việc thay thế hàng hóa không phù hợp.
19. Hãy trình bày các trường hợp miễn trách theo CISG và theo pháp luật Việt Nam? Sosánh Trả lời:
- Về các trường hợp miễn trách, CISG và pháp luật Việt Nam có cách tiếp cận tương tự
khiquy định trường hợp bất khả kháng và trường hợp lỗi của bên bị vi phạm. Ngoài ra, CISG còn
quy định cụ thể về việc miễn trách khi do lỗi của bên thứ ba (điều 79 + 294) trong khi pháp luật Việt
Nam chưa có quy định cụ thể về vấn đề này.
20. Hãy lập bảng so sánh ưu điểm và nhược điểm của các phương thức thanh toán trong TMQT lOMoARcPSD| 36443508 Trả lời: lOMoARcPSD| 36443508
21. Hãy trình bày những đặc trưng cơ bản của HĐTMQT theo PLVN Trả lời:
- Về chủ thể: HĐ mua bán hàng hóa quốc tế được thiết lập giữa các chủ yếu là thương nhân.
LTM2006 quy định thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp; cá nhân hoạt
động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, các tổ chức,
cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của HĐ mua bán hàng hóa. Theo
K3 D1 LTM, hoạt động của bên chủ thể không phải là thương nhân và không nhằm mục đích lợi
nhuận trong quan hệ mua bán hàng hóa phải tuân theo LTM khi chủ thể này lựa chọn áp dụng LTM
- Về hình thức: HĐ mua bán hàng hóa quốc tế có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói, bằng văn
bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết (K2D27). Trong một số trường hợp nhất định,
pháp luật bắt buộc các bên phải giao kết hợp đồng dưới hình thức văn bản, ví dụ như HĐ mua bán
hàng hóa quốc tế - phải được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc bằng hình thứ khác có giá trị
pháp lý tương đương như điện báo, telex, fax hay thông điệp dữ liệu (K15D3) lOMoAR cPSD| 36443508
- Về đối tượng: HĐ mua bán hàng hóa có đối tượng là hàng hóa. Theo LTM VN 2005, hàng hóa
làđối tượng của quan hệ mua bán có thể là hàng hóa hiện đang tồn tại hoặc hàng hóa sẽ có trong
tương lai; hàng hóa có thể là động sản hoặc bất động sản được phép lưu thông thương mại.
22. Hãy soạn điều khoản giao hàng theo INCOTERMS 2010 để quy định người mua chịu mọi
phí tổn và rủi ro ngay sau khi hàng được giao lên tàu tại cảng xuất khẩu. Người mua đồng thời
có nghĩa vụ làm thủ tục xuất khẩu Trả lời: - INCOTERMS 2010: FOB
21. Hãy soạn điều khoản giải quyết tranh chấp biết rằng các bên thống nhất lựa chọn trọngtài Việt Nam
Trả lời: Luật TTTM VN 2010 - Điều 5 - Điều 30 - Điều 35 - Điều 39 - Điều 58 - Điều 55 - Điều 60
22. Hãy soạn điều khoản miễn trừ trong hợp đồng xuất khẩu gạoTrả lời: - Điều 79 CUV 1980
23. Khi tranh chấp được giải quyết bởi trọng tài thương mại tại Việt Nam, thì xác định ápdụng
giải quyết tranh chấp như thế nào? Trả lời:
- Kể cả khi các bên đã có thỏa thuận trọng tài từ trước (thỏa thuận trong đó quy định
tranhchấp phát sinh sẽ được giải quyết tại trọng tài), hay khi tranh chấp đã phát sinh và các
bên quyết định sẽ đưa tranh chấp giải quyết tại trọng tài, việc đầu tiên phải thống nhất là hình
thức trọng tài được lựa chọn. Các bên tham gia tranh chấp có thể thỏa thuận sử dụng (i) trọng
tài vụ việc (ad hoc) hoặc (ii) trọng tài định chế (hay còn gọi là trọng tài quy chế). +Trọng tài vụ việc
Trọng tài vụ việc không thuộc một tổ chức trọng tài nào, do đó, các bên tham gia tranh chấp có thể
thỏa thuận quyết định tất cả các vấn đề về trọng tài như số lượng trọng tài viên, cách thức chỉ định,
thủ tục tố tụng trọng tài, luật áp dụng… Trọng tài vụ việc có ưu điểm là linh hoạt, chi phí thấp và
thủ tục nhanh chóng hơn, với điều kiện là các bên tham gia tranh chấp có ý chí hợp tác. lOMoAR cPSD| 36443508
Đối với trọng tài vụ việc, Ủy ban trọng tài là do các bên hoặc do đại diện của các bên chỉ
định. Sau khi Ủy ban trọng tài được thành lập, việc phân xử sẽ do Ủy ban trọng tài thực hiện và các
bên không được tham gia vào việc phân xử đó.
Ví dụ về trọng tài vụ việc có thể lấy ngay trong các Hiệp định trong khuôn khổ ASEAN cộng, trong
đó các bên quy định khi có tranh chấp phát sinh, tranh chấp có thể được đưa ra một Ủy ban trọng tài
(thường gồm 3 thành viên, 2 thành viên đại diện cho mỗi bên tranh chấp và thành viên thứ ba làm
Chủ tịch Ủy ban trọng tài) phân xử. Nội dung này sẽ được đề cập sâu hơn ở phần sau của đề tài. +Trọng tài định chế
Trọng tài định chế (hay còn gọi là trọng tài quy chế) là hình thức tổ chức, một trung tâm trọng tài
hoạt động thường trực (thực chất là họ cung cấp dịch vụ trọng tài) với những quy định có sẵn về
những vấn đề liên quan tới trọng tài như thủ tục, cách tiến hành tố tụng trọng tài … Có thể kể tên
một số trung tâm trọng tài nổi tiếng trên thế giới như LCIA (The London Court of International
Arbitration) ở London, CIArb ( The Chartered Institute of Arbitrators) ở Anh hay ICC (The
International Court of Arbitration) ở Paris.
Thông thường, khi các bên thống nhất đưa tranh chấp ra xét xử theo phương thức trọng tài định chế,
trung tâm trọng tài được lựa chọn sẽ chịu trách nhiệm chỉ định trọng tài viên cho Ủy ban trọng tài.
Trọng tài định chế, với những quy định và thủ tục riêng của mình, thường được xem là “chính
thống” hơn so với trọng tài vụ việc. Tuy nhiên, chi phí cho trọng tài định chế thường cao hơn, và thủ
tục tố tụng lại chậm hơn so với trọng tài vụ việc.
24. Khi nào phán quyết trọng tài bị hủy theo pháp luật Việt Nam Trả lời: -
Theo quy định tại Điều 69, Luật trọng tài thương mại Việt Nam, trong thời hạn
30 ngày kểtừ ngày nhân được phán quyết trọng tài, nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh
được Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp có thể hủy phán
quyết trọng tài thì có thể làm đơn gửi tòa án có thẩm quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.
Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho
yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là có căn cứ vào hợp pháp. -
(D68 LTTTM) Phán quyết trọng tài bị hủy nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;
+ Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của
các bên hoặc trái với các quy định của Luật này;
+ Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết
trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ; lOMoAR cPSD| 36443508
+ Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả
mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh
hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài;
+ Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt
Nam. 25. Hãy nêu các bước giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại Trả lời:
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo
Trường hợp giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi
đến Trung tâm trọng tài. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên
đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn.
Đơn khởi kiện gồm có các nội dung sau đây:
1. a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
2. b) Tên, địa chỉ của các bên; tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;
3. c) Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;
4. d) Cơ sở và chứng cứ khởi kiện, nếu có;
đ) Các yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và giá trị vụ tranh chấp;
1. e) Tên, địa chỉ người được nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên.
Kèm theo đơn khởi kiện, phải có thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu có liên quan.
Bước 2: Bị đơn nộp bản tự bảo vệ (Theo Điều 35 Luật TTTM 2010)
Đối với vụ tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài, nếu các bên không có thoả thuận khác
hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể
từ ngày nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho Trung tâm trọng tài
bản tự bảo vệ. Theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, thời hạn này có thể được Trung tâm trọng
tài gia hạn căn cứ vào tình tiết cụ thể của vụ việc.
Đối với vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nếu các bên không có thoả thuận khác,
thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm
theo, bị đơn phải gửi cho nguyên đơn và Trọng tài viên bản tự bảo vệ, tên và địa chỉ của người mà
mình chọn làm Trọng tài viên.
Bước 3: Thành lập hội đồng trọng tài
Thành phần Hội đồng trọng tài (Theo Điều 39 Luật TTTM 2010) lOMoARcPSD| 36443508
Thành phần Hội đồng trọng tài có thể bao gồm một hoặc nhiều Trọng tài viên theo sự thỏa thuận của các bên.
Trường hợp các bên không có thoả thuận về số lượng Trọng tài viên thì Hội đồng trọng tài bao gồm ba Trọng tài viên.
Bước 4: Hòa giải (Theo Điều 58 Luật TTTM 2010)
Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp.
Khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết trong vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài
lập biên bản hoà giải thành có chữ ký của các bên và xác nhận của các Trọng tài viên. Hội đồng
trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Quyết định này là chung thẩm và có
giá trị như phán quyết trọng tài.
Bước 5: Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp (Theo Điều 55 Luật TTTM 2010)
Phiên họp giải quyết tranh chấp được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Các bên có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp;
có quyền mời người làm chứng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Trong trường hợp có sự đồng ý của các bên, Hội đồng trọng tài có thể cho phép những người khác
tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp.
Trình tự, thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp do quy tắc tố tụng trọng tài của Trung
tâm trọng tài quy định; đối với Trọng tài vụ việc do các bên thỏa thuận.
Bước 6: Hội đồng trọng tài ra phán quyết
Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số.
Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ
tịch Hội đồng trọng tài. (Theo Điều 60 Luật TTTM 2010)
26. Nêu sự khác biệt giữa sản phẩm tương tự và sản phẩm có thể thay thế cho nhau ?
Sản phẩm tương tự
Sản phẩm có thể thay thế cho nhau
Khái niệm Sản phẩm tương tự là sản phẩm giống Sản phẩm có thể thay thế là hàng hóa hệt (về
tất cả các đặc tính) với sản phẩm có thể thay thế các loại hàng hóa khác bị điều tra.
(Khoản 2.6, Điều 2 HĐ tương đương về công dụng (hoặc tiêu
ADA) thụ) khi có các điều kiện thay đổi. Hàng hóa thay thế có thể có chất lượng tốt
hơn hoặc thấp hơn mặt hàng nó thay thế
và đa số có mức giá rẻ hơn Tính chất
Sản phẩm tương tự có thể so sánh về tiêu Sản phẩm có thể thay thế là sản phẩm chí
chất lượng với sản phẩm bị điều tra.
không có đặc tính giống nhưng có đặc
Ví dụ các loại càfe: Arabica, Robusta,
điểm gần giống với sản phẩm bị điều tra, lOMoAR cPSD| 36443508
Cherri là sản phẩm tương tự nhau nên không thể so sánh về mặt chất lượng với sản
phẩm đang bị điều tra.
Ví dụ: xét ở tính năng sử dụng cuối cùng
làm tinh thần tỉnh táo thì trà và café là 02
loại sản phẩm có thể thay thế cho nhau.
Phạm vi xét Sản phẩm tương tự hẹp
Sản phẩm có thể thay thế rộng hơn từng khía cạnh
Thứ tự ưu Trước Sau tiên
27. So sánh 03 Biện pháp Phòng vệ thương mại *Giống:
- Mục đích khắc phục thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước bị ảnh hưởng bởi các biện pháp của thành viên khác.
- Đều có những hạn chế khi áp dụng 03 biện pháp trên đối với các Thành viên đang phát triển
(Điều 9.1 HĐ GATT, Điều 5.8 HĐ ADA). *Khác trường của nhà xuất Tiêu chí Chống trợ cấp
Tự vệ thương mại khẩu không có sự trợ
Cơ sở áp Khi có hành vi thương mại Xuất phát từ nhu cầu khắc dụng cấp của chính phủ nước
không lành mạnh hoặc bóp phục khủng hoảng đối với méo thị trường của xuất khẩu. Hàng hóa
nhà xuất ngành sản xuất đặc thù do khẩu có sự trợ cấp của chính ảnh hưởng đưa vào nước nhập
của việc thực phủ nước xuất khẩu. hiện chính sách cắt giảm thuế nhằm khẩu có giá thấp hơn thực hiện các cam kết. giá thông thường của
Đối tượng Hàng hóa có sự trợ cấp của Hàng hóa nhập khẩu lành áp dụng nó và gây thiệt hại/ đe
Chính phủ gây thiệt hại /đe mạnh nhưng gây thiệt dọa gây thiệt hại nghiêm dọa gây thiệt hại cho
hại / đe dọa gây thiệt hại trọng cho ngành sản xuất nội nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội địa.
ngành địa. sản xuất nội địa (Điều 19 GATT) do có sự gia tăng
đột biến không lường Áp thuế hoặc hạn ngạch
trước được khi ký kết. (Biện pháp tạm thời)
Mức áp Áp thuế hoặc hạn ngạch (Biện Chỉ được áp dụng hạn dụng pháp dựa trên thiệt hại. Thỏa
tạm thời)dựa trên mức ngạch dựa trên thiệt hại. thuận trợ cấp .
Cơ sở Thỏa thuận Thỏa thuận :buộc phải Chống bán phá giá Khi có
hành vi Khi có hành vi thương mại không lành mạnh hoặc bóp méo thị chấm dứt ngay
Chủ thể bị Nhà sản xuất có hàng hóa Tất cả các quốc gia thành Nhà sản xuất có hành áp dụng được
chính phủ trợ cấp và viên xuất khẩu không vi bán phá giá và Nhà
Nhà xuất khẩu phân biệt có vi phạm hay xuất khẩu ,điều 9.5 không vi phạm. ADA lOMoAR cPSD| 36443508
Trình tự Bước 1 : Ngành sản xuất nội 1. Đơn yêu cầu áp dụng Bước 1: Ngành sản thủ tục địa nước
nhập khẩu nộp đơn biện pháp tự vệ của ngành xuất nội địa nước nhập kiện (kèm theo chứng cứ ban
sản xuất nội địa nước khẩu nộp đơn kiện đầu); nhập khẩu; (kèm theo chứng cứ
· Bước 2 : Cơ quan có thẩm 2. Khởi xướng điều tra; ban đầu); quyền ra quyết định
khởi 3. Điều tra và công bố kết Bước 2: Cơ quan có xướng điều tra (hoặc từ chối quả
điều tra về các yếu tố thẩm quyền ra quyết đơn kiện, không điều tra); tình hình nhập
khẩu; tình định khởi xướng điều · Bước 3 : Điều tra sơ bộ về hình thiệt hại; mối quan
tra (hoặc từ chối đơn việc trợ cấp và về thiệt hại hệ giữa việc nhập khẩu và kiện, không
điều tra); (qua bảng câu hỏi gửi cho các thiệt hại; Bước 3: Điều tra sơ bộ bên liên
quan, thu thập, xác 4. Ra Quyết định áp dụng về việc bán phá giá và minh thông tin,
thông tin do hoặc không áp dụng biện về thiệt hại (qua bảng các bên tự cung cấp);
pháp tự vệ câu hỏi gửi cho các bên · Bước 4 : Kết luận sơ bộ (có liên quan, thu thập,
xác thể kèm theo quyết định áp minh thông tin, thông dung biện pháp tạm thời như
tin do các bên tự cung buộc đặt cọc, ký quỹ...); cấp);
· Bước 5 : Tiếp tục điều tra về Bước 4: Kết luận sơ bộ việc trợ cấp và thiệt hại (có (có
thể kèm theo quyết thể bao gồm điều tra thực địa định áp dụng biện pháp tại nước
xuất khẩu); tạm thời như buộc đặt
· Bước 6 : Kết luận cuối cùng; cọc, ký quỹ...);
· Bước 7 : Quyết định áp dụng Bước 5: Tiếp tục điều biện pháp chống trợ cấp (nếu tra
về việc bán phá giá kết luận cuối cùng khẳng định và về thiệt hại (có thể có việc trợ
cấp gây thiệt hại); bao gồm điều tra thực · Bước 8 : Rà soát lại biện địa tại nước xuất
khẩu); pháp chống trợ cấp (hàng năm Bước 6: Kết luận cuối cơ quan điều tra có thể sẽ điều cùng; lOMoARcPSD| 36443508
tra lại biên độ trợ cấp thực tế
Bước 7 : Quyết định áp
của từng nhà xuất khẩu và dụng biện pháp chống
điều chỉnh mức thuế); bán phá giá (nếu kết lOMoAR cPSD| 36443508
dứt -Không còn cơ sở để áp dụng -Buộc phải chấm dứt ngay -không còn cần thiết áp (không còn
hành vi trợ cấp, khi Hiệp định WTO có dụng(hành vi bán phá không còn gây thiệt hại
hoặc hiệu lực giá chấm dứt, không de dọa gây thiệt hại(Điều 21.2 (K5, Điều 8 Hiệp
định các còn gây thiệt hại hoặc SMC) biện pháp tự vệ) đe dọa gây thiệt hại)
(Điều 11.2 HĐ ADA) 29.
So sánh cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ GATT 1947 và trong khuôn khổ WTO? *Giống:
- Cơ quan trực tiếp giải quyết tranh chấp mang tính chất adhoc.
- Các bên tranh chấp được giải quyết theo cơ chế này phải là thành viên.
- Phải trải qua thủ tục tham vấn. *Khác Tiêu chí
GATT 1947 Trong khuôn khổ WTO Thủ tục B1: Tham vấn B1: Tham vấn
B2: Hòa giải, trung gian Đ22 B2: Môi giới, hòa giải, trung gian hoặc lựa B3: Ban hội
thẩm (ưu tiên lựa chọn chọn GQTC theo cơ chế DSU quan chức chính phủ) B3: Nếu chọn DSU
Thành lập Ban hội thẩm ( ưu tiên lựa chọn các chuyên gia độc lập)
B3: Nếu có kháng cáo thì tiếp tục giải quyết ở Cơ quan Phúc thẩm Tính chất Hòa giải(tham mưu) Ít mang tính hòa giải
Hệ quả pháp Báo cáo của BHT chỉ trở thành bắt Báo cáo/ Kháng nghị/ Phán quyết đương buộc
khi các bên ký kết thông qua nhiên có hiệu lực bắt buộc thi hành khi được và đưa ra khuyến nghị. DSB thông qua.
Báo cáo không có giá trị bắt buộc, Bên thua kiện có 1 thời gian hợp lý để thực Bên
thua kiện không có thời gian thi.
hợp lý để thực hiện.
Cơ chế vận Đồng thuận Đa số, đồng thuận nghịch. hành
30. Phận biệt trọng tài thương mại quốc tế (hiểu theo pháp luật trọng tài thương mại 2010 của
Việt Nam và trọng tài trong cơ chế giải quyết tranh chấp WTO). Nd
Trọng tài thương mại quốc tế
Trọng tài trong cơ chế giải quyết tranh Tc chấp wto
Khái niệm Trọng tài thương mại quốc tế là phương Trọng tài có thể được sử dụng trong các thủ thức
giải quyết tranh chấp do các bên tục sau: lOMoAR cPSD| 36443508
thỏa thuận hoặc được tiến hành theo - Xác định thời hạn thực hiện khuyến nghị quy định
của Luật TTTM 2010 trong trường hợp Bên thua không thể thực hiện ngay khuyến nghị;
- Xác định mức độ trả đũa trong trường hợp
Bên thua có kiến nghị về vấn đề này
Các bên Không là thành viên của WTO Thành viên WTO tranh (cá nhân,
cơ quan, tổ chức Việt Nam chấp hoặc nước ngoài tham gia tố tụng trọng
tài với tư cách nguyên đơn, bị đơn (khoản 3,Điều 3)) Hình thức -Hình thức tố tụng -???
Do các bên thỏa thuận thành lập dưới Nếu sau khi giải quyết của ban hội thẩm và hình
thức lập thành văn bản cơ quan phúc thẩm có khiếu nại về mức độ Các bên thỏa thuận
thành lập Hội trả đữa,và vi phạm những quy tắc thì trọng đồng trọng tài : tài nếu dược
yêu cầu do các thành viên Ban
Số lượng trọng tài viên do các bên tự hội thẩm ban đầu làm trọng tài viên. Nếu các do
quyết định thành viên Ban hội thẩm không có điều kiện
Nếu các bên không quyết định, số làm trọng tài viên thì trọng tài viên (là một cá lượng
trọng tài viên là 3 người nhân hoặc một tổ chức) sẽ do Tổng Thư ký
- Trung tâm trọng tài WTO chỉ định. Các Bên tranh chấp có thể thoả thuận lựa chọn
cơ chế trọng tài độc lập để giải quyết tranh chấp của mình mà không cần sử dụng
đến cơ chế của DSU.diều 22.6 hiệp định DSU và điều 4.11 SCM
Phạm vi - Tranh chấp giữa các bên phát - Xác định thời gian hợp lý để thực thi quyền hạn sinh từ
hoạt động thương mại. khuyến nghị và phán quyết đã thông - Tranh chấp phát sinh giữa các qua.
bên trong đó ít nhất một bên có - Xác định mức độ trả đũa trong trường hợp hoạt
động thương mại. Bên thua có kiến nghị.
- Tranh chấp khác giữa các bên - Thảo thuận trước giải quyết bằng mà pháp luật
quy định được giải trọng tài (Điều 25 Hiệp định DSU) quyết bằng Trọng tài.Điều 2 LTTTM 2010 Thủ tục
Thỏa thuận dùng trọng tài
Thỏa thuận GQTC bằng trọng tài hoặc
Luật quy định (Điều 6 Luật Trọng tài
Sau khi báo cáo được DSU thông qua lOMoARcPSD| 36443508
thương mại, trong trường hợp các bên
tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài
mà một bên khởi kiện tại Tòa án thì Toà
án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp
thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc không thể thực hiện được) Thực thi
Có thể kiện ra tòa với những phán
Quyết định trọng tài ràng buộc các bên phán quyết của trọng tài quyết Quyền và
Có quyền và nghĩa vụ như nhau trong
Trong trường hợp một bên là các nước đang nghĩa vụ quá trình giải quyết
phát triển thì trọng tài có thể cân nhắc để chủ thể xem xét ưu tiên hơn tham gia lOMoAR cPSD| 36443508 III. Tình huống
Bài 1. Công ty A tại Pháp đặt mua 5000 thùng hàng của Đức thông qua chi nhánh tại Pháp của công
ty B sản xuất với yêu cầu phải sử dụng nguyên liệu, đóng gói và mang nhãn hiệu Đức. Sau đó, hàng
hóa được chuyển trực tiếp từ cơ sở sản xuất tại Đức bằng đường sắt tới trụ sở công ty A tại Pháp.
Tuy nhiên, A cho rằng hàng hóa không phù hợp với mô tả trong hợp đồng nên từ chối thanh toán.
Bên bán kiện bên mua ra tòa án của Pháp. Công ty A cho rằng hợp đồng được giao kết bởi hai công
ty được thành lập theo pháp luật Pháp nên phải áp dụng pháp luật Pháp. Công ty B lại cho rằng hàng
hóa được chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác và hợp đồng được thực hiện bởi công ty B có
trụ sở tại Đức, do đó phải áp dụng CISG.
Anh, chị hãy nhận xét các vấn đề pháp lý liên quan trong tình huống trên -
Công ty có trụ sở tại Đức nhưng lại có chi nhánh ở Pháp. Như vậy 2 công ty này giao
kếthàng hóa với nhau sau này có tranh chấp thì việc xác định trụ sở thương mại ở 2 nước khác nhau
thì mới thuộc phạm vi điều chỉnh của công ước viên. Vậy ở đây, trong trường hợp này chi nhánh tại
Pháp có trụ sở chính tại Đức: -
Không thuộc phạm vi điều chỉnh của CƯV; không đảm bảo yếu tố chủ thể phải có trụ
sởthương mại ở 2 nước khác nhau là quốc gia thành viên. Mặc dù công ty B có trụ sở tại Đức nhưng
chi nhánh là ở tại Pháp và trong trường hợp có nhiều trụ sở khác nhau thì sẽ sử dụng trụ sở có quan
hệ mật thiết nhất đối với hợp đồng này. Đề nêu thông qua chi nhánh tại Pháp, nên chi nhánh này là
người đứng ra thương lượng, đồng ý các điều khoản, ký kết hợp đồng. Chi nhánh tại Pháp là chủ thể
đứng ra đàm phán hợp đồng cho nên chi nhánh này sẽ được xem là gắn bó với hợp đồng này nhất
và 2 trụ sở công ty A và B trong trường hợp này đều được xem là ở tại Pháp cho nên sẽ không áp
dụng CUV và chịu sự điều chỉnh theo pháp luật Pháp. -
Công ty B có chi nhánh tại Pháp tức là có địa điểm kinh doanh tại Pháp do đó theo
điểm a,K1 D1 CUV 1980 thì CUV sẽ không điều chỉnh đối với hợp đồng này -
Hơn nữa, địa điểm kinh doanh "trụ sở thương mại" có liên hệ mật thiết với hợp đồng
nàylà địa điểm tại Pháp chứ không phải tại Đức
Vì thế nó không đủ các yếu tố thuộc phạm vi điều chỉnh của CUV mặc dù hàng hóa có vận
chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác
Bài 2. Công ty A của Việt Nam có trụ sở tại TP.HCM giao kết hợp đồng thiết kế một phần mềm kế
toán với công ty B trụ sở tại Bordeaux, Pháp. Theo hợp đồng, B sẽ thiết kế cho A phần mềm và bảo
trì 3 lần. Tổng giá trị hợp đồng là 30.000 euro, được biết chi phí để bảo trì thông thường cho một
phần mềm loại này theo giá thị thường là 100 euro/ hư hỏng. Trong quá trình sử dụng tháng đầu
tiên, A đã phải yêu cầu B bảo trì tới 3 lần, đồng thời phát hiện phần mềm này không phù hợp với
yêu cầu quy định trong hợp đồng ban đầu. lOMoAR cPSD| 36443508
Mâu thuẫn xảy ra, các bên đều đồng ý đưa tranh chấp ra trọng tài thương mại Việt Nam. A yêu cầu
áp dụng CISG để giải quyết tranh chấp. B cho rằng hợp đồng này không phải là hợp đồng mua bán
hàng hóa nên không thể áp dụng CISG.
Anh/chị hãy nhận xét lập luận của các bên và giúp trọng tài xác định luật áp dụng để giải
quyết tranh chấp nêu trên
- Xác định đây có phải là hợp đồng mua bán HH hay không? Công ty A thuê công ty B thiết kế choA
phần mềm nên không phải là HĐ mua bán HH , theo K2D3 CUV1980 mặc dù nó có đảm bảo yếu
tố về chủ thể có địa điểm kinh doanh giữa 2 quốc gia khác nhau nhưng mà đối tượng của hợp đồng
không phải là mua bán hàng hóa nên không áp dụng CUV mà đây là hợp đồng cung cấp dịch vụ
- Nên lập luận của B là đúng, bên A không có cơ sở.
- Mâu thuẫn của vấn đề này là liên quan đến việc trả hàng vì hàng không có đảm bảo; các bêntranh
chấp với nhau HĐ vì cho rằng phần mềm này không phù hợp với yêu cầu quy định trong hợp đồng ban đầu.
- Trọng tài sẽ xem xét luật có lợi cho trọng tài và xác định vấn đề tranh chấp đó thuộc lĩnh vực
nào;mà các bên đều đồng ý đưa tranh chấp ra trọng tài thương mại Việt Nam nên áp dụng Luật
trọng tài thương mại Việt Nam 2010 để giải quyết tranh chấp nêu trên (K2 D14).
Bài 3. Công ty A của Việt Nam giao kết với Công ty B của một quốc gia thành viên của CISG hợp
đồng mua bán da loại tốt, hợp đồng chỉ quy định giá theo giá trên thị trường Việt Nam vào thời điểm giao kết.
Tuy nhiên, cũng theo hợp đồng, các vấn đề khác và giá cả có thể thay đổi bởi các bên chiếu
theo giá thị trường Việt Nam vào thời điểm giao hàng. Giám đốc của A không muốn áp dụng CISG
vì Việt Nam chỉ mới gia nhập Công ước này. Do sơ suất khi giao kết hợp đồng, các bên đã không
thỏa thuận điều khoản chọn luật để áp dụng cho hợp đồng.
Giả sử anh/chị là chuyên viên pháp lý của A, hãy tư vấn cho A cách thức loại bỏ khả năng
áp dụng CISG trong trường hợp này
- Giả sử CUV có hiệu lực đối với 2 bên; Tư vấn: Đàm phán, thương lượng để thỏa thuận soạn 1Phụ
lục Hợp đồng để loại trừ hiệu lực của CUV theo quy định tại D6 CUV1980. Nếu không có thỏa
thuận thì phải áp dụng CUV; đối với trường hợp này việc viễn dẫn đến luật của 1 nước thứ 3
đó không được xem là một sự ngầm loại trừ, cho nên sự thỏa thuận đến nước thứ 3 không có hiệu
lực nếu 2 nước đều thành viên của CUV. Một sự thỏa thuận lựa chọn luật của một nước thứ ba sẽ
không được xem là sự phù hợp với Điều 6 không được hiểu là một thỏa thuận ngầm loại trừ hiệu lực của CUV
Bài 4. Vào ngày 01/11/2014, A một công ty kế toán - kiểm toán ở Đức nhận được qua bưu điện 10
cuốn sách dày tên là "Tax made easy". Cùng với sách là thông báo của nhà xuất bản B có trụ sở tại lOMoAR cPSD| 36443508
Hà Lan rằng cuốn sách này sẽ hỗ trợ cho công ty A rất nhiều trong công việc kế toán - kiểm toán,
và nếu A không phản hồi trong vòng 7 ngày từ ngày nhận được số sách này thì A coi như chấp nhận
sách và phải trả 120 euro/cuốn.
Công ty A không muốn mua sách nhưng quên không trả lời nhà xuất bản. Cuối tháng, A nhận
hóa đơn 1.200 euro/10 cuốn sách.
Anh/ chị hãy cho biết theo quy định của CISG, giữa hai bên đã tồn tại hợp đồng hợp lệ chưa? Tại sao?
- Một lời chào hàng không được đặt ra quy định gò bó (K1D18)
- Trong trường hợp này sự im lặng không được xem là một sự chấp nhận; sự chấp nhận phải thựchiện
một cách rõ ràng bằng một sự tuyên bố hoặc hành vi; hoặc gửi một thông báo hoặc điện tín, gọi
điện thoại để thể hiện sự chập nhận. Tuy nhiên, trừ trường hợp ngoại lệ theo K3 D18 dựa vào thói
quen,thông lệ tiền lệ tập quán 2 bên đã giao kết thì bên B nếu trình đủ chứng cử, chứng minh được
thì sẽ tồn tại HĐ. Một HĐ tồn tại hợp lệ tức là một HĐ đã được giao kết có tồn tại một sự chấp
nhận chào hàng, ở đây không có sự chấp nhận chào hàng vì sự chấp nhận chào hàng phải được thể
hiện bằng một hành vi, hoặc tuyên bố rõ ràng; sự im lặng không được xem là một chấp nhận chào
hàng do đó giữa A và B chưa tồn tại một cái HĐ
Bài 5. Bên mua là công ty A có trụ sở tại quốc gia X, sau khi xem giày mẫu được cung cấp bởi ông
K là nhân viên của một doanh nghiệp B tại quốc gia Y và cũng là trung gian thương mại độc lập do
doanh nghiệp C có trụ sở kinh doanh tại quốc gia Z chỉ định đã gửi đơn đặt hàng mua giày của doanh
nghiệp này vào ngày 12/8/2015. Đơn đặt hàng của A được gửi đến cho doanh nghiệp B tại Y, sau
đó lại được B chuyển cho C. Phần người nhận trong đơn đặt hàng là tên của doanh nghiệp B tại Y,
không phải là doanh nghiệp C tại Z. Vào ngày 18/8/2015, C có trao đổi với A về mẫu giày và nhận
được lời đồng ý của bên này
Sau khi vận chuyển hàng hóa, C đã gửi hóa đơn cho A yêu cầu thanh toán. Theo yêu cầu của
ông K cho rằng doanh nghiệp của ông có nhờ C sản xuất giày cho đơn hàng này nên A phải gửi ông
tờ séc để tiến hành việc thanh toán. A đã chuyển tờ séc thanh toán cho công ty B để trả tiền cho C.
Tuy nhiên, C không nhận được thanh toán từ bất cứ bên nào, do đó đã khởi kiện yêu cầu A trả đủ
tiền và lãi chậm thanh toán cho C
Anh/ chị hãy cho biết theo CISG, hợp đồng đã được giao kết chưa và việc giao kết diễn ra giữa các bên nào?
- Giữa A và B đã tồn tại một lời chào hàng và chấp nhận chào hàng thông qua việc xem giày mẫu,gửi
đơn đặt hàng, gửi tờ Séc thanh toán giữa hai chủ thể là A và B. Sau khi xem giày mẫu được cung
cấp bởi ông A; công ty A đã chấp nhận giao kết thông qua việc gửi đến cho doanh nghiệp B một
đơn đặt hàng. A và B có một giao dịch liên quan đến hàng hóa là giày (D14 đến D24 CUV) - Giữa lOMoAR cPSD| 36443508
B và C đó không phải là HĐ mua bán hàng hóa; C chỉ định B nên chỉ là quan hệ chỉ định trung
gian thương mại độc lập quảng cáo và nhận hàng dùm. Hợp đồng giữa B và C không thuộc phạm vi điều chỉnh của CUV.
- Giữa A và C chỉ trao đổi thông tin về màu giày chứ không thể hiện ý định giao kết hợp đồng,không
thể hiện quyền và nghĩa vụ bị ràng buôc theo hợp đồng
Bài 6. Năm 2010, các doanh nghiệp Hoa Kỳ sản xuất sản phẩm X đã yêu cầu cơ quan điều tra của
nước này - FEDERAL tiến hành điều tra bán phá giá đối với sản phẩm X nhập khẩu với lý do họ bị
thiệt hại bởi hành vi bán phá giá của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm X của Trung Quốc. Các
doanh nghiệp này đại diện cho 63,6% tổng sản lượng hàng hóa tương tự thể hiện quan điểm ủng hộ
điều tra hành vi phá giá cả sản phẩm X nhập thu từ Trung Quôc.
Khi tiến hành việc điều tra này, FEDERAL xác định "giá bán trong nước - giá thông thường"
của sản phẩm X bị điều tra là giá mà Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường EU mặc dù cơ quan này
kết luận rằng sản phẩm được bán trong điều kiện thông thường. Giá xuất khẩu được xác định là giá
ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa của doanh nghiệp Trung Quốc. Kết luận: có hành vi bán phá
giá và tiến hành áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm X
Các doanh nghiệp của Trung Quốc cho rằng cách xác định giá bán trong nước của Hoa Kỳ
khiến cho biên độ bán phá giá tăng lên và cơ quan điều tra của nước này chưa đáp ứng các điều kiện
để áp dụng thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm X
Với tư cách là chuyên gia về luật thương mại quốc tế, anh/ chị hãy đưa ra hướng giải quyết
phù hợp giúp doanh nghiệp của Trung Quốc bảo vệ quyền lợi của họ - Dựa vào công thức biên độ tính phá giá:
Biên độ phá giá= (Giá thông thường – Giá xuất khẩu)/Giá xuất khẩu -
Theo đó giá thông thường (giá nội địa hoặc giá bán trong nước) phải được ưu tiên xác
địnhlà giá bán tại thị trường của Trung Quốc; bởi Cơ quan này đã kết luận rằng sản phẩm X được
bán trong điều kiện thương mại thông thường vì vậy lập luận của các doanh nghiệp Trung Quốc là
có cơ sở khi cho rằng các xác định giá bán thông thường của cơ quan điều tra là sai điều đó làm cho
biên độ bán phá giá tăng khi lấy giá của Liên minh châu Âu thay cho giá tại Trung Quốc -
Hướng giải quyết: Doanh nghiệp Trung Quốc sẽ kiến nghị cơ quan điều tra của Trung
Quốc xác định lại giá thông thường chính là giá tại thị trường Trung Quốc . Cơ sở pháp lý Điều 2
HĐ chống bán phá giá (ADA) và K1 D6 GATT 1994 -
Nếu kiến nghị không được chấp nhận thì đề nghị chính phủ Trung quốc tham vấn
vớichính phủ Hoa Kỳ về việc tính biên độ bán phá giá D4 DSU. Nếu tham vấn không thành công
thì yêu thành lập Ban hội thẩm theo D6 DSU. Đồng thời doanh nghiệp Trung Quốc phải cung cấp
các tài liệu liên quan để minh chứng cho yêu cầu của mình. lOMoAR cPSD| 36443508
Bài 7. Năm 2009, A gia nhập WTO. Dựa trên các cam kết mở cửa thị trường, tại thời điểm đó, sản
phẩm dầu ăn nhập khẩu đã chiếm lĩnh thị trường nội địa của A. Năm 2013, ngành công nghiệp dầu
ăn trong nước yêu cầu chính phủ A áp dụng biện pháp tự vệ dưới hình thức tăng thuế nhập khẩu đối
với sản phẩm dầu ăn có xuất xứ từ thành viên của WTO từ 15% lên 25%. Anh/ chị hãy cho biết 1.
Chính phủ nước A có ngay lập tức áp dụng thuế tự vệ đối với dầu ăn nhập khẩu khi các
doanhnghiệp trong nước có yêu cầu?
- Không được áp dụng ngay lập tức mà phải tiến hành các thủ tục điều tra; chỉ áp dụng
biệnpháp tự vệ tạm thời ngay sau khi có kết luận điều tra sơ bộ. Cơ sở pháp lý D3; D6 Hiệp định tự vệ
- Ngoài ra phải chứng minh được việc gia tăng đột biến sản phẩm nhập nhẩu mới xuất
hiệntrong thời gian gần đây. 2.
Nếu A áp dụng các mức thuế nhập khẩu tự vệ khác nhau cho dầu ăn nhập khẩu từ các nước
khácnhau thì có vi phạm quy định của WTO?
- Không vì còn tùy thuộc vào tỷ lệ thị phần của từng quốc gia (D5,D6 Hiệp định tự vệ) 3.
Chính phủ nước A có thể áp dụng biện pháp tự vệ nào ngoài biện pháp áp thuế tự vệ? Điều
kiệnvà cách thức áp dụng biện pháp đó là gì? - Đặt ra các hạn ngạch Điều kiện:
+ Hàng hóa liên quan được nhập khẩu tăng đột biến về số lượng
+ Ngành sản xuất sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa đó bị thiệt hại
hoặc đe dọa thiệt hại nghiêm trọng; và
+ Có mối quan hệ nhân quả giữa hiện tượng nhập khẩu tăng đột biến và thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại nói trên
Cách thức áp dụng biện pháp đó là: Sự gia tăng về số lượng của hàng hóa nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Sự gia tăng này là gia tăng tuyệt đối hoặc tương đối so với sản xuất trong nước
+ Sự gia tăng này phải mang tính đột biến
- Điều kiện về tiêu chuẩn
+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất khẩu, nhập khẩu
phải có giấy phép của Bộ, ngành liên quan;
+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm các quy định liên quan về kiểm dịch, an toàn
thực phẩm và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền trước khi thông quan;
+ Hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh
mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và các hàng hóa không thuộc trường hợp nêu lOMoAR cPSD| 36443508
trên, chỉ phải làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu. (D5, D6 Hiệp định tự vệ)
Bài 8. Quốc gia X đã ký với doanh nghiệp ABC (doanh nghiệp lớn nhất của quốc gia này kinh doanh
xuất khẩu sản phẩm X) một hợp đồng tài trợ 30 triệu USD, giải ngân thành 3 lần. Lần 1 ngày khi ký
kết hợp đồng. Lần 2, 3 sau khi nhận được báo cáo về tình hình thực hiện các mục tiêu của hợp đồng
liên quan đến kết quả xuất khẩu.
Anh/ chị hãy cho biết:
1. Khoản tài trợ này có được xem là trợ cấp hay không?
+ Điều 16 Gatt 1994, Điều 1 Hiệp định trợ cấp
+ Có, vì đây là hỗ trợ tài chính mang tính riêng biệt cho một doanh nghiệp xuất khẩu
2. Hãy xác định các khoản lợi ích được nhận
+ ABC nhận được nguồn vốn vay, khả năng cạnh tranh về tài chính, cạnh tranh về giá thành,
tăng khả năng chiếm lĩnh thị phần khi nhập khẩu vào các quốc gia khác
3. Sản phẩm của ABC được xuất khẩu sang quốc gia Y và khiến doanh thu từ ngành công nghiệpsản
xuất mặt hàng này của Y sụt giảm nghiêm trọng. Doanh nghiệp A của Y quyết định nộp đơn khởi
kiện yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của Y quyết định nộp đơn khởi kiện yêu cầu cơ quan có thẩm
quyền của Y áp dụng thuế đối kháng. Biết rằng ngành sản xuất mặt hàng này của Y có 6 nhà sản xuất, trong đó:
+ NSX A sản xuất 25% tổng sản lượng nội địa.
+NSX B sản xuất 10% tổng sản lượng nội địa
+ NSX C, D sản xuất 13% tổng sản lượng nội địa.
+ NSX E sản xuất 20% tổng sản lượng nội địa.
+ NSX F sản xuất 9% tổng sản lượng nội địa
Biết: quyết định nộp đơn khởi kiện của NSX A bị hai NSX B và NSX C phản đối
Hỏi: Đơn khởi kiện của doanh nghiệp A có được cơ quan có thẩm quyền xem xét hay không? Nêu cơ sở pháp lý.
- Điều 11.4 Hiệp định trợ cấp
- Tính hợp lệ của đơn yêu cầu tổng sản lượng đồng ý phải đạt
+ Điều kiện 1, đồng ý chiếm 50% / tổng sản lượng có ý kiến (A, B, C)
+ Điều kiện 2, đống ý chiếm 25%/ tổng sản lượng cả nước (100%)
số nhà sản xuất đồng ý phải có tổng sản lượng đạt đủ 2 điều kiện trên
- Có ý kiến (NSX A, B, C): 48% - Cả nước có: 100% - Đồng ý (NSX A): 25% lOMoAR cPSD| 36443508
- Điều kiện 1: A/(A+B+C) = 25%/ 48% (> 50%, đạt),
- Điều kiện 2: 25%/100% (=25%,đạt), như vậy,đủ yêu cầu
Đơn khởi kiện của doanh nghiệp A được cơ quan có thẩm quyền xem xét
Bài 9. Quốc gia A và quốc gia B là thành viên của WTO. B cho rằng A đã có hành vi phân biệt đối
xử với thịt bò nhập khẩu từ nước mình, B khởi kiện A ra cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO.
Tham vấn không thành công, Ban Hội thẩm kết luận rằng A đã tạo ra phân biệt đối xử khi đưa ra
một quy định nội địa nhằm tạo sự ưu đãi hơn cho thịt bò nội địa. Cụ thể, A đã vi phạm khoản 4 Điều III GATT 1994
Anh/ Chị hãy cho biết: 1.
Giả sử A không kháng cáo quyết định của Ban Hội thẩm thì Báo cáo của Ban Hội thẩm có
hiệulực ngay lập tức không? Trong trường hợp nào thì Báo cáo này không có hiệu lực? -
A không kháng cáo quyết định của Ban hội thẩm thì báo cáo của Ban hội thẩm không
cóhiệu lực vì: nếu 1 bên không kháng cáo thì quyết định của ban hội thẩm phải được trình cho DSB
thông qua 60 ngày sau khi chuyển báo cáo cho các thành viên. Cơ sở pháp lý: khoản 4, điều 16 DSU -
Trong trường hợp báo cáo không có hiệu lực khi: Báo cáo này không được thông qua
tạiphiên họp DSB; một bên tranh chấp chính thức thông báo cho DSB về quyết định kháng cáo của
mình hoặc DSB quyết định trên cơ sở đồng thuận không thông qua bản báo cáo này . Cơ sở pháp lý: khoản 4, điều 16 DSU 2.
Ba tháng sau khi Báo cáo của Ban hội thẩm có hiệu lực, A không có động thái gì trong việc
thựcthi phán quyết. Khi đó, B nên có biện pháp gì? -
Cụ thể, nếu A tạm thời không thể thực hiện được khuyến nghị của Cơ quan Giải
quyếtTranh chấp, A và B có thể thỏa thuận về khoản bồi thường. Việc bồi thường phải được thực
hiện trên nguyên tắc tự nguyện và phù hợp với hiệp định có liên quan. -
Nếu A và B không đạt được thỏa thuận về việc bồi thường trong vòng 20 ngày kể từ
khihết hạn thực hiện khuyến nghị, Bên B có thể yêu cầu Cơ quan Giải quyết Tranh chấp cho phép
áp dụng các biện pháp trả đũa song song hoặc trả đũa chéo. 3.
Giả sử A và B thỏa thuận chọn Tòa án Tư pháp quốc tế (International Court of Justice) có trụ
sởở Hague, Hà Lan để giải quyết tranh chấp trên. Hỏi Tòa án này có thẩm quyền hay không? -
A và B thoả thuận chọn Toà án tư pháp quốc tế có trụ sở tại Hague, Hà Lan để giải
quyếttranh chấp trên. Toà án này không có thẩm quyền vì:
+ Chức năng chính là giải quyết các tranh chấp cho các nước thành viên dựa trên sự thỏa
thuận của các bên tranh chấp và đưa ra các ý kiến tư vấn pháp lý cho Đại hội đồng, Hội đồng Bảo
an và các ủy ban khác trực thuộc UN. lOMoAR cPSD| 36443508
Bài 10. A, B, C, D là thành viên của WTO. D là thị trường tiêu thụ xoài lớn trên thế giới và là thị
trường xuất khẩu quan trọng của A, B, C. Năm 2014, D ban hành một đạo luật hỗ trợ A, quốc gia
đang phát triển và từng là thuộc địa của D với mức thuế nhập khẩu ưu đãi 0%; nhưng lại áp thuế hạn
ngạch 10% cho xoài nhập khẩu từ B, C. Biết rằng C cũng là quốc gia đang phát triển
Doanh nghiệp xuất khẩu của B, C rất bất bình vì chế độ thuế này của D và cho rằng có sự phân biệt đối xử.
Anh/ chị hãy cho biết:
1. Các doanh nghiệp của B, C có thể kiện D tại WTO được không? Tại sao?
2. D có thể bị khiếu kiện trên cơ sở nào? Bên đi kiện có trách nhiệm chứng minh gì trong thủ tụcgiải
quyết tranh chấp của WTO?
3. D phải điều chỉnh chính sách thương mại của mình theo hướng nào để không bị coi là vi phạmquy
định của WTO mà vẫn đảm bảo mục tiêu ban đầu?
Bài 11. Ngày 5/12/2012 nhằm trang bị cho HLV và học viên võ thuật, công ty TNHH dịch vụ
MARTIAL ( trụ sở thương mại tại Đức) mua 1000 đôi giày thể thao trị giá 400.000 USD , thời hạn
giao hàng là ngày 19/01/2013 theo điều kiện EXW - Icoterms 2000.
Ngày 13/01/2013, đình công xảy ra tại công ty ADIDAS. Ngày 17/01/2013, khi đình công
chấm dứt , ADIDAS gửi fax cho MARTIAL cho rằng do sự kiện đình công nên công ty này không
sản xuất kịp, vì vậy không giao hàng kịp cho MARTIAL vào ngày 19/01/2013 như quy định trong
hợp đồng. MARTIAL yêu cầu ADIDAS tiếp tục thực hiện hợp đồng bằng cách cho gia hạn đến
ngày 25/01/2013, ngoài ra còn đòi bồi thường do chậm trễ giao hàng. ADIDAS không đồng ý với
yêu cầu này. Hòa giải không thành công, ADIDAS và MARTIAL thỏa thuận giải quyết vụ tranh
chấp tại trung tâm trọng tài quốc tế.
Anh/ chị hãy cho biết:
1. Luật nào được áp dụng để điều chỉnh trong trường hợp này? Vì sao?
- Luật CUV 1980 sẽ được áp dụng để điều chỉnh trong trường hợp này, vì theo D1 CUV Pháp và
Đức là 2 quốc gia thành viên; và 2 công ty này có trụ sở thương mại tại 2 quốc gia thành viên. Ngoài
ra giày thể thao là mặt hàng thuộc sự điều chỉnh của CUV theo Đ2
2. MARTIAL lập luận rằng điều khoản Force Majeure trong hợp đồng quy định rõ đình công không
được xem là căn cứ miễn trách nhiệm. Tuy nhiên, ADIDAS cho rằng vì các bên có trụ sở thương
mại tại các quốc gia thành viên CISG nên phải tuân theo điều 79 CISG để xác định miễn trách nhiệm,
từ đó ADIDAS cho rằng mình được miễn trách nhiệm bồi thương thiệt hại và không phải tiếp tục lOMoAR cPSD| 36443508
hợp đồng . ADIDAS có thể được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại và buộc thực hiện đúng hợp
đồng trong trường hợp này không?
- ADIDAS không được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại và buộc thực hiện đúng hợp đồng
trong trường hợp này vì căn cứ theo D79 ADIDAS phải có nghĩa vụ thông báo trong khoảng thời
gian hợp lý (K4D79); ngoài ra trong hợp đồng đã thỏa thuận rõ đình công không được xem là căn
cứ miễn trách nhiệm nên sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng sẽ được ưu tiên áp dụng như vậy
ADIDAS không có đủ điều kiện,cơ sở để được hưởng miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại và buộc
thực hiện đúng hợp đồng trong trường hợp này
Bài 12. Ngày 15/06/2014 doanh nghiệp A (trụ sở tại Hà Nội) ký kết hợp đồng bán 1000 MT cà phê
với giá 400 USD/ MT cho doanh nghiệp B ( trụ sở tại singapore), giao hàng theo điều kiện FOB tại
cảng Hải Phòng ( Incoterms 2010) . Thanh toán bằng L/C. Thời hạn giao hàng từ ngà 15/09 đến 30/09/2014.
Ngày 16/09/2014 công ty A gửi cho B một thông báo với nội dung rằng: tại Việt nam đang
có bão, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất và thu hoạch cà phê. Do đó, A không thể giao
hàng kịp theo thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng và hiện tại, doanh nghiệp đang cố gắng khắc
phục hậu quả để hoạt động bình thường trở lại và sẽ có thông báo lịch giao hàng cụ thể.
Công ty B không đồng ý với yêu cầu của công ty A giao hàng đúng thời hạn đã thỏa thuận,
nếu không sẽ bị công ty B kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do giao hàng trễ hẹn. Các bên không
thương lượng được và đưa tranh chấp ra giải quyết tại Trung tâm trọng tải quốc tế Singapore.
Giả sử luật pháp áp dụng là CISG và hợp đồng không có quy định về điều khoản miễn trách
nhiệm, Anh (chị) hãy chọn bên A hoặc bên B để đảm bảo về quyền lợi và đưa ra lập luận phù hợp.
- Nếu chọn bên A: Khi áp dụng D79 CUV A sẽ lập luận, bão ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản
xuất là nằm ngoài khả năng kiểm soát của A mặc dù biết Việt Nam hay có bão nhưng A cũng không
thể tiên liệu được một cách hợp lý về mức độ nghiêm trọng của bão vào thời điểm giao kết hợp đồng
là tháng 6; A sẽ cung cấp các tài liệu để chứng minh rằng mình đã cố gắng nhưng không thể khắc
phục được. Ví dụ: như đã gửi thư chào hàng để nghị mua hàng với nhiều công ty khác, cung cấp số
liệu do bão ảnh hưởng đến vùng đó nên không thể cung cấp đủ cho B được ; bên A đã thông báo
cho bên B ngay khi có bão và cam kết tiếp tục thực hiện hợp đồng, -
Nếu chọn bên B: Với tư cách là người bán A phải có nghĩa vụ lường trước được những rủi ro
vềviệc không có hàng để cung cấp bằng cách dự trữ sẵn hàng hoặc tiếp cận những nguồn hàng khác
ngay khi có thể; B cần hàng trong khoảng thời gian này nếu như A giao hàng trễ thì B sẽ mất đi cơ
hội kinh doanh gây ra thiệt hại rất lợi; A đã cố gắng khắc phục, đã làm hết mọi cách chưa; thời điểm
khi hết bão vẫn còn trong thời hạn giao hàng nên A phải có nghĩa vụ hạn chế tổn thất cho B bằng lOMoAR cPSD| 36443508
cách cố gắng giao hàng trong khoảng thời gian đó vì A đã không có sự hứa hẹn cụ thể nào về lịch giao hàng
Bài 13. Công ty C ( trụ sở tại Thụy Sĩ) ký hợp đồng nhập khẩu hàng hóa trẻ em với công ty D ( có
trụ sở tại Mỹ) với điều kiện giao hàng CIF – Incoterm 2000. Theo hợp đồng, thời hạn giao hàng là
ngày 10/01/2010. Để thực hiện hợp đồng đã kí với công ty C, công ty D đã ký hợp đồng mua nguyên
vật liệu với công ty E ( có trụ sở thương mại ở Hungary).
Tình huống 1: giả sử E không giao nguyên vật liệu theo đúng thời hạn đã đã quy định trong
hợp đồng đã ký với D. Ngày 20/01/2010, D mới giao hàng cho C, C yêu cầu bồi thường thiệt hại. D
không đồng ý vì việc họ không giao hàng được đúng hạn vì người thứ 3 là E không thực hiện việc
giao nguyên vật liệu. Cho biết quan điểm của anh (chị) về vấn đề này. -
Căn cứ K2 D79 CUV. D phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại vì giao hàng trễ hạn bởi
vì Ekhông giao hàng cho D không được xem sự kiện miễn trách
Tình huống 2: Giả sử E không giao nguyên vật liệu được cho D vì dây chuyền sản xuất bị hư
hỏng thì D có được miễn trách nhiệm khi không thực hiện hợp đồng với C không?
Nghĩa vụ vận chuyển giao nhận hàng hóa và bảo hiểm giữa C và D được phân chia thế nào?
- D cũng không được miễn trách vì dây chuyền sản xuất bị hỏng là việc có thể kiểm soát được hoặc
có thể khắc phục được do đó E không được hưởng miễn trách nên đó D cũng không được miễn trách. (K2D79) -
D phải trả cước phí vận chuyển, mua phí bảo hiểm và giao hàng cho C tại cảng của Mỹ (CIF củaIncoterm)
Tình huống 3: Giả sử hàng hóa của D được đưa lên tàu tại Hoa Kỳ đúng thời hạn. Nhưng
trong quá trình vận chuyển hàng hóa cho C đến Thụy Sĩ thì gặp bão nên đến 30/01/2010 hàng hóa
của D mới đến công ty C. Trách nhiệm của D trong trường hợp này thế nào?
Biết rằng Hoa Kỳ, Thụy Sĩ và Hungary đều là các quốc gia thành viên CISG. Áp dụng CISG
để giải quyết vụ việc trên. -
D không phải chịu trách nhiệm gì vì đã chuyển giao rủi ro khi giao hàng lên tàu, mọi chi phí
rủiro thiệt hại xảy ra sẽ do C chịu trách nhiệm, vì các bên đã chọn điều khoản CIF của Incoterms
nên việc chuyển giao nghĩa vụ, chuyển giao rủi ro giữa người mua và người bán đã thực hiện giao hàng khi lên tàu
Bài 14. Công ty dược Việt Nam (DVN) giao kết hợp đồng mua lá thuốc với công ty CRM có trụ sở
tại Pháp. Được biết nhà cung cấp duy nhất của công ty DVN là công ty Ling Sun có trụ sở tại Trung
Quốc. Theo hợp đồng, mỗi quý trong năm 2017, DVN sẽ giao cho CRM 01 tấn lá thuốc với giá 300
triệu VNĐ/ tấn. Tháng 6/ 2017, chính phủ Trung Quốc nhận thấy dược tính cao của loại lá thuốc
cũng là đối tượng của hợp đồng giữa DVN và CRM nên đã hạn chế xuất khẩu loại lá này. Công ty lOMoAR cPSD| 36443508
Ling sun do đó chỉ có thể cung cấp cho DVN một số lượng ít (100kg) mỗi tháng. Vì vậy DVN ngay
lập tức thông báo tình hình và nêu lý do mình không thể giao hàng cho CRM. CRM nắm rõ tình
hình, ngay sau khi nhận được thông tin về lệnh hạn chế xuất khẩu lá thuốc từ Trung Quốc, giám đốc
CRM đã điện thoại cho DVN đề nghị thay đổi hợp đồng theo đó DVN sẽ chỉ cung cấp cho CRM
300kg thuốc mỗi quý. Bên DVN đồng ý với các thay đổi được nêu trong cuộc điện thoại. Tuy nhiên
sau đó, DVN đã không thực hiện việc giao hàng này. CRM đã kiện DVN ra tòa án nhân dân TP.HCM.
Anh (chị) hãy cho biết DVN có được miễn trách nhiệm đối với việc không giao hàng hay
không? ( căn cứ theo pháp luật Việt Nam và CISG) -
DVN công ty dược Việt Nam không được miễn trách nhiệm đối với việc không giao hàng;
vì cácbên đã thỏa thuận sửa đổi hợp đồng giao 300kg thuốc mỗi quý nhưng công ty dược Việt Nam
vẫn không thực hiện; mà không có bất kỳ sự thông báo nên sẽ không được miễn trách (D79 CUV) -
Giả sử trong HĐ của công ty VN và Pháp có yêu cầu sửa đổi bằng văn bản nhưng các bên đã có
hành vi thống nhất sửa đổi hợp đồng qua điện thoại do đó các bên bị ràng buộc bởi các thay đổi này
và doanh nghiệp VN vẫn vi phạm nếu không giao hàng -
Giả sử các bên không chứng minh được đã có sự thống nhất thay đổi trong điện thoại; thì
công tydược VN vẫn phải có nghĩa vụ khắc phục bằng cách thiện chí giao 300kg thuốc mỗi quý ( D79 CUV và D294 Luật TMVN)
Bài 15. Công ty Costa del cocoa Brasile (CCB) có trụ sở Rio de Janero, Brazil giao kết hợp đồng
cung cấp 1000 tấn ca cao nguyên liệu cho công ty Belgian Chocolate Neuhaus (BCN) có trụ sở tại
Bỉ. Việc giao hàng sẽ chia làm 4 đợt chia đều cho 4 quý trong năm 2016. Công ty CCB cung cấp
được 500 tấn cacao cho công ty BCN cho tới tháng 6/2016. Tuy nhiên, tháng 7/2016, nắng nóng
khô hạn nên đã gây cháy rừng trên diện rộng tại Brazil. Công ty CCB ngay lâp tức thông báo cho
BCN về tình hình này và tuyên bố thời gian giao hàng sẽ sẽ có thể bị dời lại so với thoả thuận ban
đầu. Trên thực tế với kinh nghiệm nhiều năm trong hoạt động tại Brazil, CCB biết rằng nguy cơ
cháy rừng ở quốc gia này vào mùa hè rất cao nên đã luôn chuẩn bị sẵn sàng trong kho, chất lượng
hàng này đủ điều kiện giao hàng cho BCN. Mặc dù vậy, nhưng 2 quý sau của năm 2016, không có
thêm một lô ca cao nào được vận chuyển đến người mua. Công ty BCN sau đó đã đưa vụ việc ra
trọng tài ICC để giải quyết. Trong phiên trọng tài, công ty CCB viễn dẫn sự kiện cháy rừng vào
tháng 7/2016 để làm căn cứ miễn trách nhiệm giải thích cho việc không tiếp tục giao hàng cho BCN.
Anh (chị) hãy đánh giá liệu CCB có được miễn trách nhiệm trong trường hợp này hay không,
căn cứ theo quy định của CISG. lOMoAR cPSD| 36443508 -
CCB không được miễn trách nhiệm trong trường hợp này Vì sự kiện cháy rừng này có thể
tiênliệu được vào thời điểm giao kết hợp đồng hoặc có thể khắc phục được bằng chứng là CCB đã
luôn chuẩn bị hàng sẵn ở trong kho tuy nhiên đã không cố gắng giao hàng cho BCN làm cho BCN
bị thiệt hại nên CCB phải bồi thường (K1D79 CUV)