Bài tập nhận định ôn tập môn Thương mại quốc tế nội dung chương 2 có lời giải
Bài tập nhận định ôn tập môn Thương mại quốc tế nội dung chương 2 có lời giải của Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật thương mại quốc tế (WTO law)
Trường: Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 36443508 CHƯƠNG 2: WTO NHẬN ĐỊNH
Câu 1: Các quyết định của WTO chỉ được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng? Nhận định SAI.
CSPL: Điều 4 Hiệp định Marrakesh
Các quyết định quan trọng trong khuôn khổ WTO do Hội nghị Bộ trưởng quyết định, bao gồm tất cả
các vấn đề lquan đến hiệp định thương mại của WTO. Bên cạnh đó, Hội nghị BT được ban cho một số
thẩm quyền cụ thể (thông qua giải thích các Hiệp định của WTO; cho phép miễn trừ; thông qua sự sửa đổi
bổ sung; quyết định trong việc gia nhập; bổ nhiệm tổng giám đốc và quy chế tuyển chọn nhân sự).
Tuy nhiên, trong thời gian giữa các khoá họp của Hội nghị Bộ trưởng, thì chức năng của Hội nghị Bộ
trưởng sẽ do Đại Hội đồng đảm nhiệm. Bên cạnh đó, Những quyết định như quyết định ngân sách thường
niên, quy tắc tài chính của WTO sẽ thông qua do Đại hội đồng.
Câu 2: Các thành viên của WTO có thể tham gia vào tất cả các cơ quan của WTO? Nhận định ĐÚNG.
Trong khuôn khổ WTO, các thành viên có quy chế pháp lý bình đẳng với nhau, chính
vì vậy các thành viên của WTO có thể tham gia vào tất cả các cơ quan của WTO.
Câu 3: Đại hội đồng là cơ quan lãnh đạo chính trị cao nhất của WTO. Nhận định SAI.
CSPL: khoản 1, 2 Điều 4 HĐ Marrakesh.
Cơ quan lãnh đạo cấp cao nhất của WTO là Hội nghị bộ trưởng, bao gồm tất cả các
thành viên của WTO. Hội nghị bộ trưởng họp 2 năm 1 lần, là cơ quan thực hiện các
chức năng của WTO, có quyền đưa ra những quyết định về tất cả những vấn đề thuộc
bất kỳ một Hiệp định Thương mại Đa biên nào theo đúng các yêu cầu cụ thể về cơ chế
ra quyết định qui định trong Hiệp định này và Hiệp định Thương mại Đa biên có liên
quan. ĐHĐ chỉ là cq điều hành có thẩm quyền cao nhất giữa các kỳ họp của HNBT.
Câu 4: Kế thừa cách thức ra quyết định từ GATT 1947, trong mọi trường hợp, cơ
chế thông qua quyết định trong khuôn khổ WTO là đồng thuận. Nhận định SAI.
CSPL: Điều 9, 10 Hiệp định Marrakesh, Hiệp định DSU về giải quyết tranh chấp
WTO là một tổ chức dựa trên sự đồng thuận và điều chỉnh bởi các Thành viên. Cơ chế ra quyết định
của WTO bao gồm thủ tục thông thường và thủ tục đặc biệt.
Thủ tục ra quyết định thông thường dựa trên cơ sở: đồng thuận và quyết định bằng hình thức bỏ phiếu
biểu quyết đa số (Trong trường hợp không thể đưa ra quyết định bằng cơ chế đồng thuận thì vấn đề cần giải
quyết sẽ được quyết định bằng hình thức bỏ phiếu). Còn đối với thủ tục đặc biệt, Hiệp định thành lập WTO
quy định thủ tục ra quyết định dựa trên: nguyên tắc “đồng thuận nghịch” và nhất trí.
Như vậy, không phải trong mọi trường hợp cơ chế thông qua quyết định trong khuôn khổ WTO là đồng thuận.
* Một vấn đề cụ thể được xem xét theo nguyên tắc đồng thuận được thông qua khi 100% thành
viên WTO đồng ý thông qua quyết định đó. Nhận định sai
CSPL: Điều 9 Hiệp định Marrakesh, Hiệp định GATT 1947.
Theo quy định trên, một vấn đề cụ thể được xem xét theo nguyên tắc đồng thuận được thông qua nếu
không có thành viên nào có mặt tại phiên họp có ý kiến chính thức phản đối vấn đề đó chứ không phải
được thông qua khi 100% thành viên WTO đồng ý.
Như vậy, quyết định vẫn có thể được thông qua theo nguyên tắc đồng thuận nếu không có thành viên
nào có mặt tại phiên họp đó phản đối mà không cần tới 100% thành viên WTO đồng ý thông qua. lOMoARcPSD| 36443508
Câu 7: Tất cả các thành viên của WTO đều là thành viên của Hiệp định về
các biện pháp khắc phục thương mại. Nhận định đúng.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều II Hiệp định Marrakesh.
Nhóm Hiệp định về các biện pháp khắc phục thương mại hay còn gọi là nhóm Hiệp
định về các biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm: Hiệp định chống bán phá giá,
Hiệp định về các biện pháp tự vệ, Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng.
Ba hiệp định này đều là ba hiệp định thuộc phụ lục 1A của Hiệp định Marrakesh - bắt buộc đối
với tất cả các thành viên của WTO.
Câu 8: Toàn bộ nội dung của pháp luật WTO đều được quy định trong Hiệp định GATT 1994 Nhận định sai..
CSPL: Điều 1, khoản 1 Điều 2 Hiệp định Marrakesh
Không phải toàn bộ nội dung của pháp luật WTO đều được quy định trong Hiệp định GATT 1994.
Hiệp định GATT 1994 là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại nên nó sẽ điều chỉnh về hai nội
dung này. Còn nội dung của pháp luật WTO sẽ được quy định chung trong Hiệp định Marrakesh để điều
chỉnh các mối quan hệ thương mại giữa các Thành viên về những vấn đề liên quan đến các Hiệp định và
các văn bản pháp lý không tách rời, kể cả những Phụ lục kèm theo của Hiệp định này. Các phụ lục kèm theo
như phụ lục 1B, 1C, phụ lục 2, 3, 4 về Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS), Hiệp định về các
khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)...
Như vậy, nội dung của pháp luật WTO không chỉ được quy định trong Hiệp định GATT 1994 mà còn
được quy định trong các Hiệp định khác.
Câu 9: Các Hiệp định được liệt kê trong phụ lục của Hiệp định Marrakesh lOMoARcPSD| 36443508
đều ràng buộc tất cả các nước thành viên Nhận định sai.
Cơ sở pháp lý: Khoản2, 3 Điều II Hiệp định Marrakesh
Trong khuôn khổ Hiệp định Marrakesh có các phụ lục là các Hiệp định Thương mại
Đa biên nằm ở phụ lục 1, 2, 3 và các Hiệp định Thương mại Nhiều bên nằm ở phụ
lục 4. Chỉ các Hiệp định và văn bản pháp lý tại phụ lục 1,2,3 hay còn gọi là các Hiệp định Thương mại Đa
biên có giá trị pháp lý ràng buộc tất cả các thành viên. Còn các Hiệp định nằm trong phụ lục 4 hay còn gọi là
Các Hiệp định Thương mại Nhiều bên chỉ ràng buộc đối với các Thành viên đã chấp nhận chúng, và các
Hiệp định này sẽ không ràng buộc gì đối với những nước Thành viên không chấp nhận chúng. Câu 10: Khi
gia nhập WTO, Việt Nam chỉ phải cam kết tuân thủ mọi Hiệp định thương mại của tổ chức này. Nhận định sai.
Căn cứ Điều II.3 Hiệp định Marrakesh quy định các Hiệp định thương mại nhiều bên
cũng là những phần không thể tách rời khỏi hiệp định này và ràng buộc tất cả các
thành viên đã chấp nhận chúng. CÁCH 2:
Hiệp định thương mại đa biên trong khuôn khổ WTO không phải là nguồn duy nhất điều chỉnh quyền
và nghĩa vụ của các thành viên WTO, mà các văn bản pháp lý không thể tách rời như: Nghị định thư, Báo cáo
của Ban công tác và Biểu cam kết của các quốc gia khi gia nhập WTO (bao gồm các nghĩa vụ về mở cửa thị trường).
Ngoài ra, khi gia nhập WTO, ngoài phải cam kết tuân thủ mọi hiệp định thương mại của tổ chức này
thì theo báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam còn phải cam kết chịu bị phân
biệt đối xử trong thủ tục điều tra chống bán phá giá và các biện pháp đối kháng - bị coi là nền kinh tế phi thị
trường trong một thời gian nhất định sau khi đã chính thức trở thành thành viên WTO trong thời gian 12 năm.
Câu 11: Theo quy định của WTO, các thành viên của WTO là một trong các
bên bên ký kết GATT 1947 vẫn được quyền duy trì luật, chính sách thương
mại không phù hợp với các Hiệp định của WTO. Nhận định sai.
CSPL: khoản 3, 4 Điều 16 Hiệp định Marrakesh
Theo khoản 3 Điều 16 Hiệp định Marrakesh quy định “trong trường hợp có mâu thuẫn
giữa quy định của Hiệp định này với quy định của bất kỳ một Hiệp định Thương mại
Đa biên nào, thì các quy định của Hiệp định này sẽ được áp dụng để giải quyết mâu thuẫn nói trên”.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 4 Điều 16 HĐ Marrakesh thì pháp luật WTO có giá trị pháp lý
cao hơn pháp luật của các quốc gia thành viên. Các thành viên phải đảm bảo luật, quy định và các thủ tục
hành chính của mình phải tuân thủ, đảm bảo sự thống nhất các nghĩa vụ quy định tại các Hiệp định của WTO.
Như vậy, theo quy định của WTO thì các thành viên của WTO là một trong các bên
ký kết GATT 1947 không được quyền duy trì luật, chính sách thương mại không
phù hợp với các Hiệp định của WTO.
* Các hiệp định của WTO đều có thể áp dụng trực tiếp tại các nước thành viên. Nhận định sai.
CSPL: khoản 4 Điều 16 Hiệp định Marrakesh
Khi quốc gia tham gia ký kết hiệp định thương mại trong khuôn khổ WTO thì phải xây dựng chính
sách, pháp luật thương mại của quốc gia phù hợp với luật WTO. Như vậy, có thể nói, luật WTO có giá trị
pháp lý cao hơn các quy định của pháp luật quốc gia trong trường hợp có xung đột giữa các quy định liên
quan. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều trực tiếp hoặc gián tiếp quy định trong hệ thống pháp luật quốc
gia về những quy định của WTO. Vì thế, Luật WTO chỉ có giá trị gián tiếp đối với pháp luật trong nước.
Mặc dù thành viên WTO có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các cam kết của mình , họ vẫn có toàn quyền xác lập
các quy định liên quan của luật WTO sẽ được nội luật hóa trong hệ thống pháp luật quốc gia. lOMoARcPSD| 36443508
Câu 12: Các quốc gia có chủ quyền, những vùng lãnh thổ độc lập, các tổ chức
liên chính phủ đều có thể trở thành thành viên của WTO. Nhận định sai
CSPL: khoản 1 Điều XII hiệp định Marrakesh
Để trở thành Thành viên của WTO thì ngoài thành viên sáng lập ra thì các thành viên muốn gia nhập
phải là những chủ thể độc lập, tự chủ về kinh tế, không chỉ là các quốc gia có chủ quyền mà còn là các vùng
lãnh thổ thuế quan riêng hoàn toàn tự chủ trong việc điều hành các mối quan hệ ngoại thương và các vấn đề
khác quy định trong Hiệp định này và các Hiệp định Thương mại Đa biên. VD: Hongkong, Đài Loan,.... Do
đó, các tổ chức liên chính phủ không thể trở thành thành viên WTO ( HIỆN NAY, chỉ có EU là tv sáng lập).
13. Chỉ có các Quốc gia mới được trở thành thành viên của WTO. Nhận định Sai.
CSPL: khoản 1 Điều 12 Hiệp định Marrakesh
Giải thích: Theo đó ngoài các QG có thể gia nhập vào WTO thì vùng lãnh thổ thuế
quan riêng biệt (Hồng Kông, Ma Cao) hoàn toàn tự chủ trong việc điều hành các mối quan hệ ngoại thương
và các vấn đề khác quy định trong Hiệp định này và các Hiệp định TM Đa biên cũng có thể gia nhập, trở
thành thành viên của WTO.
14. Chỉ có các vùng lãnh thổ độc lập trong việc hoạch định chính sách thươngmại, có nền
kinh tế thị trường mới được gia nhập WTO. Nhận định Sai
CSPL: khoản 1 Điều 12 HĐ Marrakesh
Giải thích: Không chỉ có các vùng lãnh thổ độc lập trong việc hoạch định chính sách
TM, có nền kinh tế thị trường mới được gia nhập là thành viên mà quốc gia hay vùng
lãnh thổ thuế quan riêng quan riêng biệt nào hoàn toàn tự chủ trong việc điều hành các
quan hệ ngoại thương và các vấn đề khác được quy định trong HĐ cũng được gia nhập WTO.
Mặt khác, WTO không đưa ra các tiêu chí nhất định (ví dụ như về chế độ chính trị, trình độ kinh
tế,..) về việc gia nhập đối với các quốc gia, vùng lãnh thổ hải quan riêng biệt có ý định gia nhập WTO giống
như ở một số tổ chức kinh tế quốc tế khác. Do vậy, các vùng lãnh thổ độc lập hoặc quốc gia không cần có
nền kinh tế thị trường mới được gia nhập WTO. 15.
Ứng cử viên xin gia nhập WTO phải đàm phán song phương với tất cả
cácthành viên của WTO. Nhận định Sai
Quá trình đàm phán gia nhập WTO của mỗi nước được tiến hành theo 2 giai đoạn: Giai đoạn đầu nhằm
minh bạch hóa chính sách thương mại. Giai đoạn 2 là đàm phán về mở cửa thị trường. Việc đàm phán được
tiến hành theo 2 phương thức song song: Đa phương và song phương. Đàm phán đa phương tập trung vào
vấn đề thể chế, chính sách thương mại của nước xin gia nhập, được tiến hành tại các phiên họp của Ban
Công tác về việc gia nhập WTO. Đàm phán song phương tập trung vào vấn đề mở cửa thị trường của
nước xin gia nhập, được tiến hành giữa nước xin gia nhập với từng thành viên WTO có yêu cầu đàm phán.
Như vậy, ứng cử viên xin gia nhập WTO không phải đàm phán song phương với tất cả các
thành viên của WTO mà chỉ đàm phán với thành viên WTO có yêu cầu đàm phán. 16.
WTO thừa nhận thành viên sáng lập có nhiều đặc quyền hơn thành
viêngia nhập. Nhận định Sai
CSPL: Điều 11, Điều 12 Hiệp định Marrakesh; Điều 16.4, 16.5 Marakesht
Giải thích: Việc WTO ghi nhận thành viên sáng lập và thành viên gia nhập dựa vào yếu tố thời điểm, không
có ý nghĩa phân biệt quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các loại thành viên này. Nói cách khác, trong khuôn
khổ pháp lý WTO, thành viên sáng lập và thành viên gia nhập có quy chế pháp lý bình đẳng, nếu có sự khác
nhau trong việc thực hiện nghĩa vụ thương mại quốc tế là do sự cam kết khác nhau của từng thành viên vào
thời điểm gia nhập WTO.
Không có bất kỳ quy định nào thể hiện rằng thành viên sáng lập có nhiều đặc quyền hơn thành viên
gia nhập, dù là thành viên sáng lập hay thành viên gia nhập thì đều phải sửa đổi chính sách thương mại, lOMoARcPSD| 36443508
chính sách kinh tế phù hợp với các quy định của WTO và không được phép bảo lưu điều khoản của Hiệp định Marrakesh.
CHƯƠNG VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP:
1. Tất cả các tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia thành viên thuộc thẩm quyền giải quyết của WTO.
Nhận định sai CSPL: Điều 1.1 DSU Cách 1:
Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế trong khuôn khổ WTO được quy
định tại Thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO (DSU).
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được quy định tại Điều 1.1 DSU. Theo đó, chỉ áp dụng để giải
quyết những tranh chấp chấp phát sinh giữa các thành viên WTO theo các quy định về tham vấn và giải
quyết các tranh chấp của những hiệp định được liệt kê trong phụ lục 1 của DSU (còn gọi là hiệp định
có liên quan). Do vậy, chỉ các tranh chấp phát sinh từ hiệp định có liên quan mới là đối tượng giải quyết
theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.
Chính vì thế, không phải tất cả các tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia thành viên đều thuộc thẩm
quyền giải quyết của WTO.
Cách 2 của BMD: Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO chỉ giải quyết các tranh chấp phát sinh từ
các hiệp định có liên quan (được DSU liệt kê trong Phụ lục 1 của DSU.) của các thành viên WTO.
Trong khi đó cơ chế rà soát chính sách thương mại ghi nhận tại phụ lục 3 của hiệp định WTO không là
hiệp định có liên quan (quy định trong phụ lục 1). Do đó trong trường hợp tranh chấp phát sinh giữa các
quốc gia thành viên về hiệp định này sẽ không thuộc thẩm quyền giải quyết của WTO.
Như vậy, không phải tất cả các tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia thành viên đều thuộc thẩm
quyền giải quyết của WTO. 2.
Các thủ tục và quy tắc bổ sung đặc biệt ghi nhận tại Điều 1.2 DSU và Phụ lục 2 DSU là
các trường hợp ngoại lệ của việc áp dụng thống nhất thủ tục giải quyết tranh chấp theo cơ chế của WTO. Nhận định SAI.
Theo cơ chế của WTO, trong quá trình giải quyết tranh chấp cần phải áp dụng một cách
thống nhất thủ tục được quy định tại Điều 1.2 Hiệp định DSU, tuy nhiên, trong một số
trường hợp đặc biệt được nêu tại Điều 1.2 DSU và Phụ lục 2 DSU thì phải thực hiện
thêm một số thù tục, quy tắc bổ sung đặc biệt. Đây không tạo ra trường hợp ngoại lệ của
nguyên tắc áp dụng thống nhất thủ tục giải quyết tranh chấp mà các thủ tục đặc biệt
được áp dụng nhằm bổ sung, hỗ trợ thêm cho thủ tục giải quyết tranh chấp thông thường. 3.
Thành viên của Ban Hội Thẩm không được mang quốc tịch của các bên tranh chấp. Nhận định sai.
CSPL: Khoản 3 Điều 8 Hiệp định DSU. lOMoARcPSD| 36443508
Theo quy định của DSU về thành phần của Ban hội thẩm thì công dân của nước thanh
viên là các bên tranh chấp hoặc là nước thứ 3 sẽ không được tham gia vào Ban hội
thẩm. Tuy nhiên nếu giữa các nước có tranh chấp có thỏa thuận khác thì công dân
của họ vẫn có thể được tham gia vào Ban hội thẩm. 4.
Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm là cơ quan giải quyết tranh chấp thường trực
trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Nhận định sai.
CSPL: khoản 1 Điều 6, khoản 1, 2 Điều 8 DSU; khoản 1 Điều 17 DSU
Đối với ban hội thẩm, nếu bên nguyên đơn có yêu cầu, một ban hội thẩm phải được thành lập chậm
nhất là tại cuộc họp của DSB tiếp theo cuộc họp mà tại đó yêu cầu này lần đầu tiên được đưa ra như một
mục của chương trình nghị sự DSB. BHT bao gồm những người có năng lực tốt được chọn lựa với mục đích
bảo đảm sự độc lập của các thành viên. Chính vì thế, đây là cơ quan không thường trực trong cơ chế giải
quyết tranh chấp của WTO.
Mặt khác CQPT, là cơ quan thường trực theo điều 17 DSU, CQPT gồm 7 thành viên làm việc theo
nhiệm kỳ thông thường là 4 năm và có thể được bầu lại. Như vậy, chỉ có cơ quan Phúc thẩm là cơ quan giải
quyết tranh chấp thường trực trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. 5.
Chỉ các bên tham gia vào tranh chấp ở giai đoạn sơ thẩm mới có quyền kháng cáo báo
cáo củaBan Hội thẩm. Nhận định sai
CSPL: khoản 4 Điều 16, K4 Đ17 DSU
Bên thứ ba có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tham gia vào tranh chấp không có
quyền kháng cáo báo cáo của Ban hội thẩm. Chỉ có các bên có tranh chấp bao gồm bên
khởi kiện và bên bị kiện mới có thể quyền kháng cáo. Trong vòng 60 ngày sau ngày
chuyển báo cáo của Ban hội thẩm tới các thành viên, báo cáo này không được thông qua
khi có một bên tranh chấp chính thức thông báo cho Cơ quan giải quyết tranh chấp về
quyết định kháng cáo của mình. Các bên thứ ba đã thông báo cho Cơ quan giải quyết
tranh chấp về quyền lợi đáng kể đối với vấn đề theo khoản 2 Điều 10 DSU có thể đệ
trình văn bản cho Cơ quan Phúc thẩm và được cơ hội để Cơ quan Phúc thẩm nghe vấn đề ⇨
ChỈ các bên tc mới có quyền kháng cáo
6.Phúc thẩm là giai đoạn bắt buộc trong thủ tục giải quyết tranh chấp theo quy định của DSU. Nhận định sai
CSPL: khoản 4 Điều 16, Điều 17 DSU
Thủ tục giải quyết tranh chấp theo quy định của DSU gồm 4 bước chính:
(i) tham vấn giữa các bên
(ii) giai đoạn xét xử bởi ban hội thẩm (iii)
giải quyết tranh chấp bởi cơ quan phúc thẩm(iv) thực thi phán quyết.
Phúc thẩm không phải là giai đoạn bắt buộc trong thủ tục giải quyết tranh chấp
theo quy định của DSU. Cơ quan phúc thẩm có nhiệm vụ xem xét kháng cáo về các vụ
việc của Ban hội thẩm. Chỉ khi một bên tranh chấp chính thức thông báo cho Cơ quan
giải quyết tranh chấp về quyết định kháng cáo của mình hoặc Cơ quan giải quyết tranh lOMoARcPSD| 36443508
chấp quyết định trên cơ sở đồng thuận không thông qua bản báo cáo thì mới có giai đoạn phúc thẩm.
Còn nếu không có kháng cáo => không có thủ tục phúc thẩm => do đó không phải giai đoan bb
Như vậy, phúc thẩm không phải là giai đoạn bắt buộc trong thủ tục giải quyết tranh chấp theo quy định của DSU. 8.
Thành viên Cơ quan Phúc thẩm không được mang quốc tịch của các bêntranh chấp. Nhận định sai.
Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 17 Hiệp định DSU.
Cơ quan Phúc thẩm phải bao gồm những người có uy tín, chuyên môn trong lĩnh vực
thương mại quốc tế và hoạt động độc lập với các chính phủ. Khác với các thành viên
Ban hội thẩm, quốc tịch của các thành viên Cơ quan phúc thẩm không quan trọng.
Thành viên cơ quan phúc thẩm vẫn có thể mang quốc tịch của các bên tranh chấp miễn
là họ không tham gia vào việc xem xét các tranh chấp có thể gây xung đột quyền lợi trực
tiếp hoặc gián tiếp. Khi hoạt động, các thành viên này phải hoàn toàn độc lập với chính phủ mình. 9.
Trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, tất cả các vấn đề sẽ được xem xét thông
qua trên cơ sở nguyên tắc đồng thuận – nghịch (negative consensus). Nhận định sai
CSPL: Điều 6; 16.4; 17.14; 22.6 của DSU
Đồng thuận nghịch là một cơ chế tự động và được áp dụng trong giải quyết tranh chấp tại WTO. Theo
đó, một quyết định cụ thể chỉ không được thông qua khi tất cả thành viên DSB có mặt tại cuộc họp bỏ phiếu
không thông qua quyết định này.
Nguyên tắc thông qua quyết định này chỉ được áp dụng bởi Cơ quan giải quyết Tranh chấp khi xem
xét thông qua 3 vấn đề bao gồm : Quyết định thành lập ban hội thẩm, Thông qua các báo cáo của ban hội
thẩm và cơ quan phúc thẩm, thông qua yêu cầu cho phép áp trả đũa thương mại. 10.
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đặt ra nhằm trừng phạt các quốc gia vi phạm luật WTO Nhận định sai
CSPL: khoản 7 Điều 3 DSU
Mục đích của cơ chế giải quyết tranh chấp là để đảm bảo có một giải pháp tích cực đối với vụ tranh
chấp. Một giải pháp mà các bên tranh chấp có thể chấp nhận được và phù hợp với các hiệp định có liên
quan thì rõ ràng cần được ưu tiên.
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO phản ánh sự mềm dẻo trong các quy định về quyền và nghĩa vụ
của các thành viên WTO nhằm đạt được một mục tiêu nhất định của Hiệp định liên quan.
CHƯƠNG NGUYÊN TẮC ĐỐI XỬ NHẬN ĐỊNH
Câu 1: Theo quy định của WTO, các quốc gia thành viên không được phép áp
dụng các mức thuế nhập khẩu khác nhau lên hàng nhập khẩu tương tự có xuất
xứ từ các thành viên WTO khác. Nhận định SAI.
CSPL: Điều XX và Điều XXIV GATT 1994, Mục 4 Điều khoản khả thể. lOMoARcPSD| 36443508
Theo quy chế đãi ngộ tối huệ quốc MFN, quốc gia phải dành cho các quốc gia khác là
thành viên của WTO những ưu đãi, miễn trừ như nhau. Tuy nhiên nhằm tạo điều kiện
cho các quốc gia đang và kém phát triển được tham gia vào tự do hóa thương mại, các
quốc gia thành viên WTO có thể dành cho những quốc gia này những ưu đãi, miễn trừ
khác so với những quốc gia khác khi đạt đủ những điều kiện nhất định ví dụ như cho
phép áp dụng mức thuế thấp hơn cho các nước đang và kém phát triển. Ngoài ra, các
quốc gia tham gia vào những thỏa thuận liên minh thương mại khu vực (các thiết chế
thương mại khu vực) cũng có thể cho nhau hưởng quy chế đối xử ưu đãi đặc biệt hơn so
với quy chế MFN khi thỏa mãn quy định tại khoản 5 Điều XXIV GATT.
1.1 Thành viên WTO không được áp dụng mức thuế thấp hơn biểu cam kết thuế quan mà họ đã
đính kèm với GATT trong mọi trường hợp. “TRÍCH ĐỀ KIỂM TRA CỦA DS44B1). Nhận định sai.
CSPL: Khoản 2 Điều 24 GATT
Các thành viên của liên kết khu vực có thể hưởng mức thuế quan ưu đãi hơn ( mức thuế thấp hơn biểu
cam kết thế quan mà họ đã đính kèm GATT) so với các thành viên khác của WTO không phải là thành viên
của liên kết khu vực đó khi liên kết khu vực đó đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 24 GATT (các ưu đãi
thương mại khu vực). Các liên kết thương mại khu vực trên thế giới như: EU, ASEAN, FTA,.. ⇨
2 câu nội dung trả lời tương tự nhau, lấy câu đầu
Câu 2: Thành viên WTO không được phép áp thuế nhập khẩu vượt quá mức trần đã cam kết. Nhận định SAI.
CSPL: Điều 2.2 HĐ GATT 1994.
Về cơ bản, thành viên WTO không được phép áp thuế nhập khẩu vượt quá mức trần đã cam kết. Tuy nhiên,
Một số trường hợp thành viên WTO được phép áp thuế nhập khẩu vượt quá mức trần đã cam kết như quy
định tại Khoản 2 Điều II Hiệp định GATT 1994. Theo đó, một bên có thể ký kết áp dụng với nhập khẩu bất
cứ một sản phẩm nào vào bất cứ thời kỳ nào các khoản thu dưới đây:
+một khoản thu tương đương với một khoản thuế nội địa áp dụng phù hợp với sản phẩm nội địa tương
tự hoặc với một mặt hàng được sử dụng toàn bộ hay một phần để chế tạo ra sản phẩm nhập khẩu.
+bất cứ một khoản thuế chống bán phá giá hay thuế đối kháng nào áp dụng phù hợp với các quy định
của Điều VI Hiệp định này.
+các khoản lệ phí hay khoản thu khác phù hợp với giá thành của dịch vụ đã cung cấp.
3. Điều XX Hiệp định GATT 1994 chỉ ghi nhận ngoại lệ đối với nguyên tắc đối xử tối huệ quốc. Nhận định sai
Nguyên tắc MFN được hiểu là nếu một nước dành cho một nước thành viên một sự đối xử ưu đãi nào
đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các nước thành viên khác. Thông thường nguyên
tắc MFN được quy định trong các hiệp định thương mại song phương.
Các nguyên tắc hoạt động của tổ chức thương mại thế giới gồm nguyên tắc không phân biệt đối xử
trên cơ sở hai chế độ pháp lý là NT và MFN, nguyên tắc tự do hóa thương mại, nguyên tắc minh bạch. Điều
XX quy định việc áp dụng các ngoại lệ chung cho các nguyên tắc hoạt động của WTO. Điều XX không
được tạo ra sự phân biệt đối xử phi lý giữa các nước có điều kiện như nhau hay hạn chế, ngăn cản thương mại quốc tế.
Như vậy trường hợp ngoại lệ theo Điều XX GATT 1994 ngoài là ngoại lệ đặc trưng của quy chế đãi
ngộ quốc gia (NT) và quy chế đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) thì còn là ngoại lệ của nguyên tắc tự do hóa
thương mại và nguyên tắc minh bạch. lOMoARcPSD| 36443508
4. Nguyên tắc MFN nhằm tạo ra sự công bằng và bình đẳng giữa hàng hóa
nhập khẩu và hàng hóa được sản xuất trong nước. Nhận định sai.
CSPL: khoản 1 Điều I, Điều II khoản 2 Điều III GATT 1994; Điều IV Hiệp định TRIPS.
CSPL: Điều I Hiệp định GATT 1994, Điều II Hiệp định GATS, Điều IV Hiệp định TRIPS
Theo quy định trên thì chế độ đãi ngộ tối huệ quốc chủ yếu đảm bảo sự đối xử bình đẳng giữa hàng
hóa dịch vụ có xuất xứ từ các quốc gia khác nhau chứ không phải nhằm tạo ra sự đối xử bình đẳng và công
bằng giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa được trong nước.
Ngoài ra, nguyên tắc MFN cũng giúp nhân rộng các nhân nhượng thuế quan đã đạt được qua các vòng
đàm phán và các nhận nhượng đạt được trong đàm phán về mở cửa thị trường cho tất cả các thành viên của WTO.
Còn nguyên tắc NT mới là nguyên tắc nhằm tạo ra sự công bằng và bình đẳng giữa hàng hóa nhập
khẩu và hàng hóa được sản xuất trong nước.
5. Để được hưởng ngoại lệ chung theo Điều XX GATT 1994, các nước chỉ cần
chứng minh mình thuộc một trong các trường hợp từ điểm a đến điểm j Điều XX. Nhận định Sai.
Các quốc gia để được hưởng ngoại lệ chung theo Điều XX GATT 1994 ngoài việc
thoả mãn điều kiện chứng minh mình thuộc một trong các trường hợp từ điểm a đến
điểm j Điều XX GATT 1994 thì phải đáp ứng sự phù hợp đối với lời mở đầu của Điều
XX GATT 1994: Không được tạo ra công cụ phân biệt đối xử độc đoán hay phi lý giữa
các nước có cùng điều kiện như nhau, khôg tạo ra một sự hạn chế trá hình với thương mại quốc tế.
Cơ sở pháp lý: Điều XX GATT 1994.
Theo một cách diễn đạt khác: Tại Điều XX GATT 1994 được chia thành điều khoản
chung và tiểu khoản. Các trường hợp quy định tại điểm (a) đến điểm (j) là phần tiểu
khoản. Nhưng muốn xem xét có được hưởng ngoại lệ chung theo Điều XX GATT
1994 hay không thì ngoài xét có thuộc tiểu khoản hay không thì còn phải xem xét nó cóđáp ứng được
điều khoản chung của Điều XX hay không. Nếu đáp ứng được cả điều khoản chung và tiểu khoản thì mới
có thể được hưởng ngoại lệ chung theo Điều XX
GATT 1994. Cụ thể là ngoài thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm (a) đến điểm (j) Điều
XX thì các quốc gia còn phải chứng minh các biện pháp được đề cập không được theo cách tạo ra công
cụ phân biệt đối xử độc đoán hay phi lý giữa các nước có cùng điều kiện như nhau, hay tạo ra một sự
hạn chế trá hình với thương mại quốc tế.
6.Theo quy định của Hiệp định GATT, nguyên tắc NT nhằm đảm bảo công bằng và bình đẳng giữa
hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa trong nước. Nhận định sai
CSPL: Điều III Hiệp định GATT 1947, ĐIều XVII Hiệp định GATS, Điều III Hiệp định TRIPS
Nguyên tắc NT được hiểu là hàng hoá nhập khẩu, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài phải
được đối xử không kém thuận lợi hơn so với hàng hóa cùng loại trong nước. Phạm vi phạm áp dụng của
nguyên tắc NT đối với hàng hoá, dịch vụ và sở hữu trí tuệ có khác nhau. Ðối với hàng hoá và sở hữu trí tuệ
việc áp dụng nguyên tắc NT là một nghĩa vụ chung, có nghĩa là hàng hóa và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài
sau khi đã đóng thuế quan hoặc được đăng ký bảo vệ hợp pháp phải được đối xử bình đẳng như hàng hoá và
quyền sở hữu trí tuệ trong nước đối với thuế và lệ phí nội địa, các quy định về mua, bán, phân phối, vận
chuyển. Ðối với dịch vụ, nguyên tắc này chỉ áp dụng đối với những lĩnh vực, ngành nghề đã được mỗi nước
đưa vào trong danh mục cam kết cụ thể của mình và mỗi nước có quyền đàm phán đưa ra những ngoại lệ.
Như vậy, ngoài hàng hóa được hưởng nguyên tắc NT thì quyền sở hữu trí tuệ và dịch vụ cũng
được áp dụng nguyên tắc này. lOMoARcPSD| 36443508
7. Khi thiết lập Khu vực Thương mại Tự do (FTA) hoặc một Liên minh Hải quan (Custom
Union) theo Điều XXIV GATT 1994, các thành viên của các liên kết này sẽ được hưởng ngoại lệ của
nguyên tắc MFN và nguyên tắc NT. Nhận định sai
CSPL: Điều 24 Gatt 1994
Để được hưởng ngoại lệ của nguyên tắc MFN và nguyên tắc NT phải đáp ứng đủ điều kiện quy định
quy định tại Điều XXIV GATT 1994.
+ Về hình thức: việc thiết lập thiết chế khu vực phải đảm bảo tính minh bạch.
+ Về nội dung: việc thiết lập đế chế khu vực phải đáp ứng 2 điều kiện: điều kiện nội biên (điều chỉnh
các mối quan hệ giữa các thành viên thiết chế khu vực), điều kiện ngoại biên( điều chỉnh các mối quan hệ
giữa các thành viên thiết chế khu vực và các thành viên khác của WTO).
Như vậy, Khi thiết lập Khu vực Thương mại Tự do (FTA) hoặc một Liên minh Hải quan (Custom
Union) theo Điều XXIV GATT 1994, các thành viên của các liên kết này khi đáp ứng điều kiện luật định sẽ
được hưởng ngoại lệ của nguyên tắc MFN và nguyên tắc NT.
8. Điều XXIV Hiệp định GATT ghi nhận ngoại lệ đối với nguyên tắc MFN. Nhận định đúng
CSPL: khoản 3 Điều XXIV Hiệp định GATT
Nguyên tắc MFN là một nguyên tắc bắt buộc trong khuôn khổ hệ thống thương mại đa phương của
WTO, tuy nhiên WTO cũng quy định những trường hợp ngoại lệ đối với MFN trong các lĩnh vực thương
mại. Ví dụ tại khoản 3 Điều XXIV quy định ngoại lệ liên quan đến vận chuyển biên giới dành cho các
quốc gia có chung đường biên giới.
CHƯƠNG VỀ TỰ VỆ THƯƠNG MẠI
Mọi chính sách của quốc gia đều có thể trở thành trợ cấp Chính phủ? (Ví dụ
như chính phủ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 25% xuống 18% để khuyến
khích doanh nghiệp đầu tư phát triển, hướng tới xuất khẩu, đây có phải là trợ cấp
gián tiếp cho xuất khẩu?). Sai.
Cơ sở pháp lý: Điều 1.1 SCM.
Theo em, không phải mọi chính sách của quốc gia đều có thể trở thành trợ cấp Chính
phủ. Vì để được coi là trợ cấp Chính phủ thì ngoài yếu tố về chủ thể thì trợ cấp đó phải
là trợ cấp mang lại lợi ích cho đối tượng nào đó được hưởng mà các đối tượng bình
thường khác không được hưởng. Việc quốc gia ban hành chính sách, mà chính sách này
không mang lại lợi ích phân biệt giữa các chủ thể khác nhau thì chính sách này không
phải là trợ cấp Chính phủ theo quy định của Hiệp định SCM của WTO. Trong ví dụ
trên, chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp không phải trợ cấp của Chính phủ
theo quy định của WTO vì đây là chính sách áp dụng cho tất cả doanh nghiệp kinh
doanh trong quốc gia, và không có mục đích cụ thể thúc đẩy xuất khẩu (khi giảm thuế,
không chỉ có các doanh nghiệp xuất khẩu hưởng lợi ích này mà còn có các doanh nghiệp khác).
Câu 1: Việc ký kết nhiều thỏa thuận tự do hóa thương mại sẽ làm giảm thiểu
các trường hợp áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Nhận định SAI.
CSPL: Tự do hóa thương mại là sự nới lỏng can thiệp của nhà nước hay chính phủ
vào lĩnh vực trao đổi, buôn bán quốc tế. Còn biện pháp áp dụng phòng vệ thương mại là
các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại để bảo vệ thị trường lOMoARcPSD| 36443508
nội địa trước sự xâm nhập của hàng hóa nước ngoài. Hơn nữa, ký thỏa thuận tự do hóa
thương mại là nhằm khuyến khích, hỗ trợ, làm giảm bớt các rào cản thương mại, giúp
các nước tăng cường trao đổi hàng hóa, không nhằm bảo vệ thị trường nội địa như các
biện pháp phòng vệ thương mại. Như vậy hai khái niệm này có nội hàm và phạm trù
khác nhau nên việc ký kết nhiều thỏa thuận tự do hóa thương mại sẽ không đương nhiên
làm giảm thiểu các biện pháp phòng vệ thương mại.
Câu 2: Các quốc gia không phải là thành viên WTO thì không thể bị áp thuế
chống bán phá giá (thuế đối kháng). Nhận định SAI.
CSPL: Điều 1 Hiệp định về chống bán phá giá; Điều IV GATT 1994.
Căn cứ tại Điều 1 của Hiệp định ADA và Điều VI của Hiệp định GATT 1994 thì các nước ký kết GATT
1994 sẽ được áp dụng các biện pháp chống bán phá giá trong đó có thuế chống bán phá giá (thuế đối
kháng) khi có đủ các điều kiện quy định theo Luật và phải tiếp nhận việc điều tra được bắt đầu và tiến
hành theo đúng các quy định của Hiệp định này chứ không yêu cầu phải bắt buộc là thành viên của WTO.
Do đó, quốc gia nào vi phạm các quy định trên thì đều có thể bị áp dụng biện pháp đối kháng chứ không
nhất thiết phải là thành viên của WTO.
Câu 3: Thuế quan là biện pháp duy nhất để chống trợ cấp và chống bán phá giá. Nhận định SAI.
Ngoài thuế quan còn có biện pháp chống trợ cấp và phá giá bao gồm:
- Cam kết xóa bỏ trợ cấp tại Điều 18.1 Hiệp định SCM.
- Nhà sản xuất xem xét lại giá sản phẩm tại Điều 18.1 Hiệp định SCM.
-Các bp tạm thời ( Điều 17 SCM)
- Cam kết về giá tại Điều 8 Hiệp định ADA.
Câu 4: Mọi hành vi trợ cấp đều vi phạm hiệp định SCM? Nhận định trên là SAI.
CSPL: Điều 3, Điều 5, Điều 8 Hiệp định SCM
Có 03 loại trợ cấp, với quy chế áp dụng khác nhau
- Trợ cấp bị cấm (Trợ cấp đèn đỏ): gồm Trợ cấp xuất khẩu hoặc Trợ cấp nhằm ưu tiên sử dụng hàng
nội địa so với hàng nhập khẩu. Đây là những hình thức trợ cấp mà hiện tất cả các thành viên WTO đều bị cấm áp dụng
- Trợ cấp không bị khiếu kiện (Trợ cấp đèn xanh): Bao gồm Trợ cấp cho nghiên cứu và phát triển
(R&D), Trợ cấp cho các khu vực kém phát triển, Trợ cấp bảo vệ môi trường. => TC được phép.
- Trợ cấp không bị cấm nhưng có thể bị khiếu kiện (Trợ cấp đèn vàng): Bao gồm tất cả các loại trợ
cấpcó tính cá biệt (trừ các loại trợ cấp đèn xanh). Các nước thành viên có thể áp dụng các hình thức trợ cấp
này nếu nó không gây thiệt hại cho nước thành viên khác hoặc ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước thành viên khác.
Như vậy không phải mọi hành vi trợ cấp đều vi phạm hiệp định SCM.
Câu 5: Trợ cấp chính phủ là hiện tượng bị cấm và phải bị rút bỏ theo WTO. Nhận định trên là SAI.
CSPL: khoản 1 Điều 1, Phần III Hiệp định SCM.
Trong WTO, các chính phủ được phép trợ cấp, nhưng chỉ trong các giới hạn và
điều kiện nhất định. Trợ cấp chính phủ phải là hành vi thỏa mãn Điều 1.1 Hiệp định
SCM. Theo phần III Hiệp định SCM, trong trợ cấp của chính phủ có 3 loại trợ cấp: trợ
cấp bị cấm (trợ cấp đèn đỏ), trợ cấp không bị khiến kiện (trợ cấp đèn xanh), trợ cấp
không bị cấm nhưng có thể bị khiếu kiện (trợ cấp đèn vàng), nếu trợ cấp của chính phủ
không phải là trợ cấp đèn đỏ thì không bị cấm và phải rút bỏ theo WTO. Nếu quốc lOMoARcPSD| 36443508
gia trợ cấp đèn vàng có vi phạm thì không bị rút bỏ trợ cấp mà chỉ có thể yêu cầu điều
chỉnh chính sách thương mại.
Như vậy, không phải mọi trợ cấp chính phủ đều là hiện tượng bị cấm và phải bị rút bỏ theo WTO.
Câu 6. Miễn giảm các khoản thuế gián thu cho hàng xuất khẩu như thuế giá
trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt,… là một trong những hình thức trợ cấp.
- Hướng 1: Nhận định sai. => đúng hơn
CSPL: Điều 1.1.(ii), điểm g phụ lục I Hiệp định SCM
Giải thích: Phải miễn giảm các khoản thuế gián thu cho hàng xuất khẩu cao hơn mức áp dụng đối với
sản xuất hay lưu thông một sản phẩm tương tự tiêu thụ trên thị trường nội địa, đối với sản xuất hay lưu
thông xuất khẩu hàng hóa thì mới là một hình thức trợ cấp. Còn thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt
là những loại thuế đanh vào việc hàng hóa lưu thông trong nước. như vậy hàng hóa xuất khẩu đi nước khác
thì không lưu thông trong nước không làm phát sinh việc thu thuế vậy nên sẽ không thu những loại thuế
này.như vậy đây không được xem là trợ cấp. trợ cấp là khoản thuế đáng lẽ nhà nước phải thu, nhưng chính
phủ đã bỏ qua không thu đối với hàng xuất khẩu, ví dụ như thuế xuất khẩu là buộc phải thu đối với hàng xuất khẩu.
- Hướng 2: Nhận định ĐÚNG.
CSPL: điểm ii khoản 1 Điều 1 HĐ SCM và điểm g Phụ lục I.
Để xác định có trợ cấp hay không thì phải hội đủ 2 điều kiện: (1) Các khoản đóng góp tài chính là của
Chính phủ hoặc cơ quan công quyền như: các khoản thu phải nộp cho chính phủ đã được bỏ qua hay
không thu (ví dụ: ưu đãi tài chính như miễn thuế ),.... (2) Đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp được trợ cấp.
Ta có thể thấy, việc miễn giảm các khoản thuế gián thu là khoản đóng góp tài chính dưới dạng hỗ trợ
gián tiếp, tức là miễn hoặc không thu các khoản mà đáng lẽ đối tượng đó phải nộp. Và việc miễn giảm này,
sẽ giảm bớt một phần chi phí cho doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp nhận được lợi ích từ việc này. Do đó,
đáp ứng đủ 2 điều kiện trên, nên đây là một trong những hình thức trợ cấp. Câu 7. Hiệp định về trợ cấp
và các biện pháp đối kháng là hiệp định duy nhất trong WTO đề cập đến trợ cấp. Nhận định SAI.
CSPL: Điều 6, 16 GATT 1994; Điều 15 GATS; Phần 4 Hiệp định AOA (Hiệp
định Nông nghiệp).
Về vấn đề trợ cấp, không chỉ có hiệp định SCM mà trong GATT 1994 quy định
những điều khoản chung, khái quát nhất. Ngoài ra, trong hiệp định GATS tại Điều 15
cũng quy định về trợ cấp trong lĩnh vực thương mại dịch vụ. Bên cạnh đó, tại phần 4
Hiệp định AOA (Hiệp định Nông nghiệp) cũng quy định về những khoản hỗ trợ của Chính phủ trong nước.
Câu 8: Với việc thi hành Hiệp định SCM, các nước thành viên WTO sẽ không còn trợ cấp nữa. Nhận định SAI.
CSPL: Điều 3, Điều 5, Điều 8 Hiệp định SCM.
Giải thích: Theo Hiệp định SCM, chỉ có trợ cấp đèn đỏ (Điều 3 Hiệp định SCM) là bị
cấm, còn trợ cấp đèn vàng (Điều 5 Hiệp định SCM) là trợ cấp có thể bị kiện, trợ cấp
đèn xanh (Điều 8 Hiệp định SCM) là trợ cấp được phép sử dụng. Do đó, các nước
thành viên WTO vẫn được trợ cấp nếu đó không phải trợ cấp bị cấm.
9. Trong WTO, nước nhập khẩu được tự do áp dụng thuế đối kháng khi có dấu hiệu hàng nhập
khẩu được trợ cấp. Nhận định sai
CSPL: Điều 11.2 và Điều 11.9 Hiệp định SCM
Đề được áp thuế đối kháng thì phải đáp ứng 3 điều kiện: lOMoARcPSD| 36443508 -
Hàng nhập khẩu được trợ cấp (với biên độ trợ cấp không thấp hơn 1%) -
Ngành sx sp tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại dáng kể or bị đe dọa thiệt hại đáng
kể hoặc ngăn cản đáng kể hoặc mhawm vảm đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước - Có
mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nk được trợ cấp và thiệt hại nói trên.
Ngoài ra, còn phải đảm bảo yêu cầu về đơn yêu cầu của chủ thể khởi kiện (Điều 11.4) 10.
Để đảm bảo tính khách quan, cơ quan điều tra chống trợ cấp phải là một tổ chức quốc tế độclập. Nhận định sai
CSPL: Điều 11.3 Hiệp định SCM
Giải thích: Đối với vụ kiện đối kháng/trợ cấp sẽ được thực hiện theo pháp luật của nước nhập khẩu
và bởi các cơ quan quản lý nhà nước của nước nhập khẩu. Tuy nhiên, quy trình và cơ chế điều tra và áp
dụng các biện pháp đối kháng phải tuyệt đối tuân thủ quy định của pháp luật WTO. 11.
Bán phá giá chỉ xảy ra khi giá xuất khẩu nhỏ hơn giá bán tại thị trường trong nước.
Bán phá giá trong thương mại quốc tế là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hóa được xuất khẩu (bán
sang thị trường nước khác) với giá thấp hơn giá bán của mặt hàng đó tại thị trường nước xuất khẩu.Như vậy
có thể hiểu một cách đơn giản là nếu giá xuất khẩu (giá XK) của một mặt hàng thấp hơn giá nội địa (giá
thông thường) của nó thì sản phẩm đó được coi là bán phá giá tại thị trường nước nhập khẩu sản phẩm đó.
Bán phá giá là một hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hoá được xuất khẩu sang thị trường khác (Thị
trường nhập khẩu) lại có giá thấp hơn nhiều, bán phá giá sẽ xảy khi gặp phải một trong ba trường hợp sau
giá bán thực tế trên thị trường thế giới nhỏ hơn chi phí sản xuất, giá xuất khẩu thấp hơn giá nội địa nhưng
cao hơn chi phí sản xuất, giá xuất khẩu thấp hơn giá thấp nhất đang được bán trên thị trường thế giới.
Cách 2: Bán phá giá chỉ xảy ra khi giá xuất khẩu nhỏ hơn giá bán tại thị trường trong nước theo điều
kiện thương mại thông thường. € CSPL: Điều 2.1, 2.2 Hiệp định chống bán phá giá ADA 13.
Doanh nghiệp thường áp dụng biện pháp phá giá nhằm hy sinh lợi
nhuậntrước mắt để tối ưu hóa lợi nhuận lâu dài. Nhận định sai
Bởi vì việc bán phá giá được thực hiện không chỉ nhằm mục đích tạo lợi nhuận lâu dài
về sau mà nó thường được sử dụng để cạnh tranh không lành mạnh tại thị trường nước
nhập khẩu nhằm mục đích giải quyết cho vấn đề thiếu hụt ngoại tệ; do trong một nước
có quá nhiều hàng tồn kho, không thể giải quyết theo cơ chế giá bình thường; giúp cho
các ngành mới gia nhập thị trường và đẩy mạnh phát triển những ngành công nghiệp
mũi nhọn của đất nước, tăng cường xuất khẩu. 14.
Số vụ điều tra chống bán phá giá nhằm vào một nước xuất khẩu có
quanhệ tỷ lệ thuận với mức tăng trưởng xuất khẩu của nước đó. Nhận định trên sai
Đây chỉ là một sự nhận định chủ quan và ngẫu nhiên, không có cơ sở để chứng minh
điều này. Một nước khi xuất khẩu càng cao nhưng họ tôn trọng quan hệ thương mại
quốc tế, cạnh tranh một cách lành mạnh và minh bạch trong quan hệ thương mại thì họ
không thể nào bị điều tra về hành vi bán phá giá. Việc bán phá giá hay không tùy thuộc
vào ý chí của nhà sản xuất tại thị trường nước xuất khẩu. Hơn nữa để điều tra chống
bán phá giá thì phải thỏa mãn điều kiện do luật định còn mức tăng trưởng xuất khẩu là
do tiềm lực kinh tế của quốc gia và thị phần trong thương mại quốc tế hai vấn đề này
không phải là điều kiện của nhau. 15.
Trong WTO, nếu có đủ bằng chứng, có thể cùng một lúc áp dụng cả
babiện pháp phòng vệ thương mại đối với một mặt hàng. lOMoARcPSD| 36443508
Nhận định trên là: sai.
Cơ sở pháp lý: Điều 6.5 GATT 1994.
Theo điều 6.5 GATT 1994, thì không một sản phẩm nào xuất xứ lãnh thổ của một bên
ký kết nhập khẩu vào lãnh thổ của một bên ký kết khác cùng một lúc phải chịu cả thuế
bán phá giá và thuế đối kháng cho cùng một hoàn cảnh bán phá giá hay trợ cấp xuất
khẩu. Như vậy, dù có đủ điều kiện để cùng áp dụng cả ba biện pháp thì theo quy định
tên sẽ không thể áp dụng cùng một lúc cả ba biện pháp này. 16.
Mọi hành vi phá giá đều bị áp thuế chống bán phá giá.Nhận định sai.
Cơ sở pháp lý: Điều 2, Điều 3, Điều 5. 8 ADA
Nếu hành vi bán phá giá có biên độ bán phá giá thấp hơn 2% của giá xuất khẩu thì
không được coi là bán phá giá nên cũng không thể áp dụng thuế chống bán phá giá.
Muốn áp dụng thuế chống phá giá phải đáp ứng 3 điều kiện:
- Sản phẩm đang được bán phá giá;
- Có sự thiệt hại vật chất được gây ra hoặc đe dọa gây ra đối với doanhnghiệp nội địa đang sản xuất các sản
phẩm tương tự vơi sản phẩm bán phá giá, hoặc gây ra sự trì trệ đối với quá trình thành lập của 1 ngành công nghiệp trong nước;
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hai điều kiện trên.
Ngoài ra, có 02 biện pháp có thể áp dụng cho hành vi phá giá, đó là cam kết về giá;
áp thuế chống bán phá giá chứ không nhất thiết hành vi bán phá giá nào cũng phải áp
thuế chống bán phá giá.
17. Ngành sản xuất nội địa có liên quan trong điều tra áp dụng một biện pháp
phòng vệ là ngành sản xuất các sản phẩm tương tự sản phẩm nhập khẩu bị điều tra. Nhận định sai.
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 2 Hiệp định SA.
Ngành sản xuất nội địa có liên quan trong điều tra áp dụng một biện pháp phòng vệ
ngoài các ngành sản xuất các sản phẩm tương tự sản phẩm nhập khẩu bị điều tra thì
còn có các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp.
“Một Thành viên có thể áp dụng một biện pháp tự vệ cho một sản phẩm chỉ khi Thành
viên đó đã xác định được, phù hợp với những quy định dưới đây, là sản phẩm đó được
nhập vào lãnh thổ của mình khi có sự gia tăng nhập khẩu, tương đối hay tuyệt đối so với
sản xuất nội địa, và theo đó có thể gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng cho
ngành công nghiệp nội địa sản xuất ra các sản phẩm tương tự hoặc các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp."
18. Việc áp dụng các biện pháp PVTM bắt buộc phải trải qua 4 giai đoạn: giaiđoạn nộp đơn,
điều tra đến KL sơ bộ, phán quyết sơ bộ đến chính thức, thi hành và giám sát phán
quyết. Nhận định sai.
Cơ sở pháp lý: Hiệp định SA.
Việc áp dụng các biện pháp PVTM không bắt buộc phải trải qua 4 giai đoạn. Nếu trong
trường hợp điều tra đến giai đoạn kết luận sơ bộ cho thấy không có hành vi thì có thể đi
đến kết luận chính thức là không có hành vi vi phạm và sẽ không có bước thi hành và
giám sát thi hành. Như vậy, việc áp dụng các biện pháp PVTM bắt buộc phải trải qua 4
giai đoạn mà nó tùy thuộc vào từng vụ việc cụ thể.
19. Hiệp định ADA, SMA, SA là những hiệp định được WTO xây dựng nhằmchống lại
những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động TMQT. Nhận định sai.
CSPL: Điều 19 GATT, hiệp định SA.
SA có thể áp dụng ngay cả khi có hành vi cạnh tranh lành mạnh.
Chỉ hiệp định ADA, SMA được xây dựng nhằm chống lại những hành vi cạnh tranh
không lành mạnh trong hoạt động TMQT. Hiệp định SA được sử dụng để đối phó với lOMoARcPSD| 36443508
hành vi thương mại hoàn toàn bình thường, lành mạnh (không có hành vi cạnh tranh
không lành mạnh hoặc hành vi VPPL trong hoạt động TMQT).
20. Rà soát hoàng hôn có thể kéo dài việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại mãi mãi. Nhận định sai
CSPL: Khoản 3 Điều 7 Hiệp định SA.
Giải thích: Mặc dù rà soát hoàng hôn không quy định hạn chế về số lần thực hiện. Tuy nhiên, đối với
biện pháp tự về thương mại có quy định chỉ được gia hạn một lần và đối đa cho việc áp dụng và gia hạn là 8 năm.
Vì vậy, sau 8 năm thì phải chấm dứt tự vệ thương mại, nếu muốn tiếp tục thực hiện tự về thì
phải tiến hành điều tra lại từ đầu.
Như vậy, đối với biện pháp tự vệ thương mại thì rà soát hoàng hôn không thể làm cho phương pháp
phòng vệ này kéo dài mãi mãi.
21. Khi hết thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ chính thức thì biện pháp này vẫn có thể được gia hạn. Nhận định sai
Giải thích: Nếu hết thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ chính thức mà toàn bộ thời gian áp dụng biện
pháp tự về kể cả thời gian áp dụng biện pháp tạm thời, thời gian bắt đầu áp dụng và bất kỳ sự gia hạn nào đã
là 8 năm thì không thể được gia hạn thêm nữa.
CSPL: khoản 3 Điều 7 Hiệp định SA. 23.
Các thành viên WTO không được phép áp dụng biện pháp phi thuế
quantrong mọi trường hợp. Nhận định sai.
CSPL: Điều XI Hiệp định GATT
Theo đó các biện pháp phi thuế quan được quy định tại khoản 1 Điều này vẫn có thể
được các thành viên WTO áp dụng trong các trường hợp được quy định tại khoản 2
như cấm, hạn chế xuất khẩu nhằm ngăn ngừa hay khắc phục sự khan hiếm trầm trọng
về lương thực, hay nhằm triển khai các biện pháp của chính phủ. 24.
Trong yêu cầu đối với việc áp dụng biện pháp tự vệ thương mại, không
cóquy trình rà soát, rà soát hoàng hôn. Nhận định sai.
CSPL: Điều 7.1, 7.3, 7.4 Hiệp định SA.
Quy định về thời hạn và rà soát các biện pháp tự vệ: Một thành viên chỉ áp dụng các
biện pháp phòng vệ thương mại trong thời hạn cần thiết để ngăn chặn hay khắc phục tổn
hại nghiêm trọng và tạo điều kiện điều chỉnh. Thời gian này không được vượt quá 4
năm, trừ khi được gia hạn.
Theo Điều 7.4 HĐ SA “Nhằm tạo điều kiện điều chỉnh trong trường hợp thời hạn áp
dụng một biện pháp tự vệ theo các quy định khoản 1 Điều 12 vượt quá 1 năm, Thành
viên áp dụng sẽ từng bước nới lỏng biện pháp này trong khoảng thời gian áp dụng. Nếu
thời gian áp dụng vượt quá 3 năm, Thành viên áp dụng biện pháp này sẽ rà soát thực tế
trong thời hạn không muộn hơn trung kỳ của biện pháp, và nếu thích hợp, có thể loại bỏ
hoặc đẩy nhanh tốc độ tự do hóa. Một biện pháp, khi được gia hạn thêm theo khoản 2
không được hạn chế hơn và phải tiếp tục được nới lỏng”
Rà soát được thực hiện theo yêu cầu của bên liên quan hoặc theo yêu cầu của chính cơ
quan điều tra. Nếu kết quả rà soát cho thấy việc ngừng áp dụng biện pháp tự vệ sẽ tiếp lOMoARcPSD| 36443508
tục gây thiệt hại thì biện pháp tự vệ sẽ được tiếp tục thực hiện, hoặc nếu cho kết quả phù
hợp thì biện pháp tự vệ sẽ có thể được loại bỏ.
Như vậy, khi áp dụng biện pháp tự vệ thương mại vẫn có quy trình rà soát, rà soát hoàng hôn.
25. Theo WTO, có thể loại trừ 1 số sản phẩm ra khỏi việc áp dụng các biện
pháp tự vệ căn cứ vào xuất xứ hàng hóa. Nhận định đúng.
CSPL: Khoản 8 Điều XXIV GATT 1994.
Biện pháp tự vệ được áp dụng một cách thống nhất cho hàng hoá nhập khẩu. Tuy
nhiên, “khu vực mậu dịch tự do” các rào cản trong quan hệ thương mại giữa các thành
viên này phải được triệt tiêu, ít nhất là về cơ bản. CHƯƠNG VỀ CISG
Câu 1: Tất cả hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đều được điều chỉnh bởi CISG. Nhận định SAI.
CSPL: Điều 1, Điều 2 Công ước viên 1980 – CISG.
CISG được áp dụng trong trường hợp:
- Cả hai bên trong hợp đồng đều đến từ Quốc Gia Thành Viên.Đồng thời các bên trong hợp đồng
không có thỏa thuận về việc loại trừ CISG theo Điều 6 .
- Áp dụng theo quy tắc tư pháp quốc tế : 2 bên thỏa thuận luật áp dụng là luật nước là thành viên
CISG, luật của quốc gia này sẽ được áp dụng để điều chỉnh đối với hợp đồng (ĐƯ ĐK CHỌN LUẬT) và
luật quốc gia đó không bảo lưu Điều 1.1(b) CISG theo Đ95 CISG.
Ngoài ra, hợp đồng đó phải không thộc hợp đồng mà CISG không áp dụng tại Điều 2.
Do đó, không phải tất cả…
Câu 2: CISG điều chỉnh tất cả các vấn đề trong hợp đồng mua bán hàn hóa
quốc tế. Nhận định SAI. CSPL: Điều 4,5 CISG
CISG chỉ điều chỉnh việc ký kết hợp đồng mua bán và các quyền và nghĩa vụ của
người bán, người mua phát sinh từ hợp đồng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 CISG, có những vấn đề trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà
CISG không điều chỉnh đó là tính hiệu lực của hợp đồng, hoặc bất cứ điều khoản nào của hợp đồng, hoặc
bất kỳ tập quán nào, hậu quả mà hợp đồng có thể đối với quyền sở hữu các hàng hóa đã bán. Thêm vào đó,
Điều 5 của CISG cũng quy định về việc công ước sẽ không áp dụng cho trách nhiệm của người bán trong
trường hợp hàng của người bán gây thiệt hại về thân thể hoặc làm chết một người nào đó.
Như vậy, CISG không điều chỉnh tất cả các vấn đề trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Câu 3: CISG không điều chỉnh hợp đồng gia công quốc tế. Nhận định SAI. CSPL: Điều 3 CISG
Công ước viên 1980 là công ước của Liên Hợp Quốc về mua bán hàng hóa quốc tế (CISG), tức CISG
chỉ áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa.
Khái niệm về hợp đồng gia công được quy định tại Điều 542 Bộ luật dân sự 2015 như sau: “Hợp đồng
gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm
theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công.”
Như vậy, Hợp đồng gia công là việc một bên phải thực hiện một công việc cho bên còn lại và nhận thù
lao. Trong hợp đồng gia công bên đặt gia công đã cung cấp phần lớn nguyên liệu cần thiết cho việc chế tạo
hoặc sản xuất hàng hóa đó. Mà theo khoản 1 Điều 3 Công ước thì CISG sẽ điều chỉnh khi mà bên đặt hàng lOMoARcPSD| 36443508
không có nghĩa vụ cung cấp phần lớn nguyên liệu cần thiết cho việc chế tạo hay sản xuất hàng hóa. Điều này
đồng nghĩa với việc hợp đồng gia công quốc tế không nằm trong quy định của CISG.
Câu 4. Nếu các bên thỏa thuận chọn luật áp dụng là CISG thì Công ước sẽ
điều chỉnh hợp đồng của họ. Nhận định sai.
Cơ sở pháp lý: Điều 2 CISG.
Các bên thỏa thuận thì thỏa thuận phải đư đk chọn luật + luật của nước được chọn không bảo lưu Điều 1.1b.
Bên cạnh đó,Các bên thỏa thuận chọn luật áp dụng là CISG nhưng nếu hợp đồng của các bên là một trong
các hợp đồng được quy định tại Điều 2 CISG thì dù cho có thỏa thuận của các bên, CISG vẫn không thể
được áp dụng vì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước. 5.
CISG áp dụng đối với mọi hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký kết giữa các
bên có trụ sở thương mại tại các nước thành viên CISG. Nhận định sai CSPL: Điều 2 CISG
Công ước Viên không áp dụng vào việc mua bán các hàng hóa quy định tại Điều 2 của công ước. Do
đó nếu một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại tại các nước
thành viên CISG mà hàng hóa đó thuộc các trường hợp tại Điều 2 như hàng hóa bán đấu giá, cổ phiếu, cổ
phần,... thì CISG sẽ không được áp dụng để điều chỉnh.
Như vậy, CISG không áp dụng đối với mọi hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký kết giữa các
bên có trụ sở thương mại tại các nước thành viên CISG. 6.
Nếu các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đều không có trụ sở thương mại
tại nước thành viên CISG thì Công ước không được áp dụng để điều chỉnh hợp đồng này. Đáp án ở câu 14 7.
Nếu các bên thỏa thuận, vấn đề hiệu lực hợp đồng sẽ do CISG điều chỉnh. Nhận định sai CSPL: Điều 4 CISG
CISG không điều chỉnh các vấn đề về tính hiệu lực của hợp đồng hoặc bất kỳ tập quán nào, hậu quả
mà hợp đồng có thể đối với quyền sở hữu các hàng hóa đã bán. Như vậy, nếu các bên thỏa thuận, vấn đề
hiệu lực hợp đồng CISG cũng sẽ không điều chỉnh. 8.
Một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký kết giữa các thương nhân có trụ sở
thương mại tại các quốc gia khác nhau đều là thành viên của CISG thì các bên không thể loại trừ khả
năng áp dụng Công ước này cho hợp đồng của họ. Nhận định sai CSPL: Điều 6 CISG
trường hợp 2 bên thỏa thuận chọn luật của một quốc gia không là thành viên của CISG để điều chỉnh
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì họ đã loại trừ khả năng áp dụng của CU này. 9.
Nếu các thương nhân thỏa thuận lựa chọn áp dụng CISG là nguồn luật điều chỉnh hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế của mình thi không thể thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng
trái với các quy định của Công ước này. lOMoARcPSD| 36443508 Nhận định sai CSPL: Điều 6 CISG
Theo quy định tại Điều này thì CISG cho phép các bên có thể loại bỏ hoặc làm trái bất cứ điều khoản
nào của công ước nếu thỏa mãn điều kiện tại Điều 12 CISG
Như vậy, nếu các thương nhân thỏa thuận lựa chọn áp dụng CISG là nguồn luật điều chỉnh hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế của mình thì vẫn có thể thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng trái với các
quy định của Công ước này khi tuân thủ điều kiện tại điều 12. 10.
Trong trường hợp một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà có tồn tại thỏa thuận về
nghĩa vụ lắp đặt hoặc dịch vụ bảo trì sản phẩm thì hợp đồng đó sẽ không được điều chỉnh bởi CISG. Nhận định sai
CSPL: Khoản 2 Điều 3 CISG
Theo quy định trên, CISG không điều chỉnh với các hợp đồng mà nghĩa vụ của bên giao hàng chủ yếu
là phải thực hiện một công việc hoặc cung cấp một dịch vụ khác. Điều này có nghĩa nếu hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế mà có tồn tại thỏa thuận về nghĩa vụ lắp đặt hoặc dịch vụ bảo trì sản phẩm thuộc về
bên đặt hàng thì CISG vẫn điều chỉnh (nếu nó không phải nghĩa vụ chủ yếu mà chỉ là nghĩa vụ kèm theo). 11.
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà một bên ký kết là thương nhân có trụ sở
thương mại tại Việt Nam phải bắt buộc được ký kết dưới hình thức văn bản và các hình thức khác có
giá trị pháp lý tương đương. Nhận định ĐÚNG.
CSPL: Điều 11,12,29 CISG, khoản 2 Điều 27 Luật thương mại
Theo quy định trên tại Đ11, hợp đồng mua bán không cần phải được ký kết hoặc xác nhận dưới hình
thức văn bản, cũng không cần tuân thủ một yêu cầu nào khác về hình thức của hợp đồng.
Tuy nhiên, Việt Nam bảo lưu quy định về hình thức của hợp đồng nêu tại Điều 11, Điều 29 và phần II
của CISG, phù hợp với quy định tại Điều 12 và Diều 96 của CISG.
Theo k2, dd27 LTM thì Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn
bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Do đó, ….
12 Theo CISG, trả lời chào hàng làm thay đổi cơ bản nội dung chào hàng
ban đầu thì cấu thành một hoàn giá.
Nhận định SAI. CSPL: Khoản 1 và 3 Điều 19 CISG.
Được gọi là thay đổi cơ bản nội dung chào hàng ban đầu khi trả lời chào hàng chứa đựng những điểm bổ
sung, bớt đi hay sửa đổi khác liên quan đến các điều kiện về giá cả, thanh toán, phẩm chất và số lượng
hàng hóa, địa điểm và thời hạn giao hàng, phạm vi trách nhiệm của các bên hay đến sự giải quyết
tranh chấp. Những thay đổi khác không được coi là thay đổi cơ bản nội dung chào hàng ban đầu và không
cấu thành một hoàn giá.
Như vậy, theo CISG, không phải trả lời chào hàng nào làm thay đổi nội dung chào hàng ban đầu thì
cũng cấu thành một hoàn chào hàng.`
13. Theo CISG, hợp đồng sau khi giao kết vẫn có thể được các bên thỏa thuận sửa đổi bằng lời nói. Nhận định đúng lOMoARcPSD| 36443508 CSPL: Điều 29 CISG
Căn cứ theo quy định trên, các bên có thể thỏa thuận để sửa đổi hay chấm dứt hợp đồng. Trường hợp
trong hợp đồng có điều khoản quy định rằng mọi sự sửa đổi phải được các bên lập thành văn bản thì không
thể sửa đổi hợp đồng theo thỏa thuận bằng lời nói. Điều này có nghĩa nếu trong hợp đồng không có điều
khoản này thì hợp đồng sau khi giao kết vẫn có thể được các bên thỏa thuận sửa đổi bằng lời nói.
Câu 14: Nếu các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đều không có
trụ sở thương mại tại nước thành viên CISG thì Công ước không được áp dụng để
điều chỉnh hợp đồng này Nhận định sai.
CSPL: điểm b khoản 1 Điều 1 CISG.
Công ước được áp dụng khi các bên có trụ sở thương mại tại quốc gia khác nhau
- Khi các quốc gia này là các quốc gia thành viên của Công ước, hoặc -
Khi các quy tắc của tư pháp quốc tế dẫn chiếu đến áp dụng luật của một
quốc gia thành viên của Công ước này
Khi tranh chấp xảy ra, các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa không có trụ sở
thương mại tại các quốc gia là thành viên của Công ước nhưng áp dụng theo quy tắc tư
pháp quốc tế của quốc gia đó thì luật được ưu tiên chọn để áp dụng là luật mà các bên
có thỏa thuận dựa trên nguyên tắc tắc do hợp đồng (đư đk chọn luật) và luật của nc đc chọn k bảo lưu điều
1.1b. Trong trường hợp này, Công ước vẫn được áp dụng để điều chỉnh hợp đồng này.
15. Theo CISG, một trả lời chào hàng có kèm theo sửa đổi, bổ sung nhưng không làm thay đổi nội
dung cơ bản của chào hàng thì chắc chắn cấu thành một chấp nhận chào hàng. Nhận định sai CSPL: Điều 19 CISG
Căn cứ theo quy định trên, một trả lời chào hàng có kèm theo sửa đổi, bổ sung nhưng không làm thay
đổi nội dung cơ bản của chào hàng sẽ được coi là chấp nhận chào hàng khi người chào hàng không ngay
lập tức biểu hiện bằng miệng để phản đối những điểm khác biệt đó hoặc gửi thông báo về sự phản đối
của mình cho người được chào hàng. Còn nếu người chào hàng làm như vậy thì chắc chắn sẽ không cấu
thành một chấp nhận chào hàng.
Câu 16: Theo CISG, nếu người chào hàng im lặng trước những điều kiện bổ sung
trong thư trả lời chấp nhận đối với chào hàng thì hợp đồng sẽ được kết lập và bao
gồm cả những điều kiện bổ sung đó. Nhận định sai.
CSPL: Điều 18, khoản 1 Điều 19 CISG
Theo khoản 1 Điều 19, nếu những điều kiện bổ sung trong thư trả lời chấp nhận đối chào hàng làm biến
đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng thì đó là từ chối chào hàng và cấu thành chào hàng mới.
Trong trường hợp này, người chào hàng ban đầu đã trở thành người nhận chào hàng.
Theo Điều 18 thì sự im lặng hoặc không hành động không mặc nhiên có giá trị một sự chấp nhận.
Vì vậy, không phải cứ khi nào người chào hàng im lặng trước những điều kiện bổ
sung trong thư trả lời chấp nhận đối với chào hàng thì hợp đồng sẽ được kết lập và bao
gồm cả những điều kiện bổ sung đó. 17.
Theo CISG, trong mọi trường hợp, một sự trả lời trễ hạn không được coilà
một chấp nhận chào hàng. Nhận định sai.
Chấp nhận chào hàng theo quy định của CISG 1980 có hiệu lực khi người chào hàng nhận được chấp nhận.
Vậy, chào hàng không có phát sinh hiệu lực khi sự chấp nhận không được gửi tới người chào hàng, trong
thời hạn đã quy định trong chào hàng. Nhưng vẫn có trường hợp, xét theo các tình tiết của sự giao dịch,
trong đó có xét đến tốc độ của các phương tiện liên lạc, một sự trả lời trễ hạn vẫn có hiệu lực của một chấp
nhận nếu ngừoi chào hàng thông báo miệng không chậm trễ cho người nhận chào hàng hoặc gửi cho người
này một thông báo về việc chậm trễ. Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 21 CISG. lOMoARcPSD| 36443508 18.
Theo CISG, bên chào hàng có thể hủy chào hàng nếu như chào hàng này
chưa đến nơi ngườiđược chào hàng. Nhận định sai
CSPL: khoản 1 Điều 16
Căn cứ theo quy định trên thì bên chào hàng có thể hủy chào hàng nếu bên được chào hàng nhận được
thông báo hủy bỏ trước thời điểm họ gửi đi chấp nhận chào hàng chứ không phải là căn cứ vào chào hàng
này đến nơi người được chào hàng hay chưa. 19.
Theo CISG, một bên trong hợp đồng được miễn trách nếu việc không
thựchiện hợp đồng do bên thứ ba là bên cam kết thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng. Nhận định sai.
CISG cho một bên trong hợp đồng được miễn trách nhiệm nếu việc không thực hiện hợp đồng là do bên thứ
ba mà họ nhờ thực hiện là bên cam kết thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng cũng không thực hiện
điều đó thì chỉ được miễn trách trong trường hợp: (ghi ra điểm a,b khoản 2 Điều 79)
Cơ sở pháp lý: Khoản 1, khoản 2 Điều 79 CISG.
20.Theo CISG, biện pháp yêu cầu bồi thường thiệt hại chỉ được bên bị vi phạm áp dụng khi và chỉ khi
bên vi phạm có vi phạm cơ bản hợp đồng. Nhận định sai
CSPL: Điều 45, Điều 61 CISG
Căn cứ theo các quy định trên thì khi người mua hoặc người bán không thực hiện một nghĩa vụ nào đó
của họ phát sinh từ hợp đồng mua bán hay CISG thì người bán hoặc người mua có căn cứ để yêu cầu bồi
thường thiệt hại chứ không cần xác định vi phạm đó có phải là vi phạm cơ bản hợp đồng hay không.
Ngoài ra theo quy định tại Điều 25 CISG thì một vi phạm hợp đồng được coi là vi phạm cơ bản theo
khuôn khổ Công ước Viên 1980 nếu nó đáp ứng đủ các yếu tố: có vi phạm hợp đồng, có thiệt hại đáng kể
xảy ra và bên vi phạm nhận biết được hậu quả xảy ra nếu như có vi phạm đó (hay còn gọi là khả năng tiên liệu).
Theo CISG, biện pháp yêu cầu bồi thường thiệt hại không phải được bên bị vi phạm áp dụng khi và
chỉ khi bên vi phạm có vi phạm cơ bản hợp đồng. 21.
Theo CISG, chế tài buộc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng có thể áp dụng đồng thời với chế
tài hủy hợp đồng. Nhận định sai
CSPL: k1 Điều 46, k2 Điều 47, Khoản 2 Điều 63.
=> ko đc áp dụng chung 22.
Theo cisg, Chế tài buộc thực nghĩa nghĩa vụ không được áp cùng vs chế tài btth
=> sai. CSPL như trên + thêm k2 Điều 45 23.
Theo cisg, nếu một bên trong hợp đồng chứng minh được việc vi phạm nghĩa vụ của
mình là do sự kiện bất khả kháng thì bên đó được giải phóng toàn bộ nghĩa vụ của mình trong hợp đồng.
Sai. Khoản 3,4,5 Điều 79
⇨ Phải thông báo, miễn cũng chỉ trong thời gian tồn tại trở ngại vs lại chỉ đc miễn btth thui. lOMoARcPSD| 36443508 24.
Theo CISG, trong trường hợp một bên vi phạm hợp đồng do hành vi của một bên thứ
ba là nguyên nhân chính dẫn đến hành vi vi phạm đó thì bên vi phạm sẽ được miễn trách nhiệm. Nhận định sai.
CISG cho một bên trong hợp đồng được miễn trách nhiệm nếu việc không thực hiện hợp đồng là do bên thứ
ba mà họ nhờ thực hiện là bên cam kết thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng cũng không thực hiện
điều đó thì chỉ được miễn trách trong trường hợp: (ghi ra điểm a,b khoản 2 Điều 79)
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 79 CISG.
24. Các sự kiện thiên tai tự nhiên luôn là cơ sở chắc chắn để được miễn trách nhiệm theo CISG.
Sai. CSPL: k1,k4 Điều 79.
Đầu tiên phải chứng minh sự kiện đó đáp ứng 3 điều kiện tại k1 Phải thông báo tại k4 ⇨ Đc miễn BÀI TẬP Bài 1:
Công ty TP Việt Nam có trụ sở ở TP.HCM giao kết một hợp đồng thiết kế một phần
mềm kế toán với công ty Solution informatique (SI) trụ sở tại Bordeaux, Pháp.
Theo hợp đồng này, SI sẽ thiết kế cho TP một phần mềm và đồng thời bảo trì cho
phần mềm 3 lần. Tổng giá trị hợp đồng là 30.000 Euro, được biết chi phí để bảo trì
thông thường cho một phần mềm loại này theo giá thị trường là 100 Euro/hư hỏng.
Trong quá trình sử dụng, trong tháng đầu tiên, TP đã phải yêu cầu SI bảo trì tới 3
lần đồng thời phát hiện phần mềm do SI thiết kế không phù hợp với yêu cầu quy
định trong hợp đồng ban đầu. Do đó, mâu thuẫn xảy ra, các bên đồng ý đưa tranh
chấp ra trọng tài thương mại Việt Nam. TP yêu cầu áp dụng CISG để giải quyết
tranh chấp. Ngược lại, SI cho răng hợp đồng giữa các bên không phải là hợp đồng
mua bán hàng hóa nên không thể áp dụng CISG.
Anh/Chị hãy nhận xét lập luận của các bên và giúp trọng tài xác định luật áp
dụng để giải quyết tranh chấp nêu trên. Trả lời:
Thứ nhất, hợp đồng mua bán hàng hóa giữa Công ty TP Việt Nam có trụ sở ở
TP.HCM với Công ty Solution informatique (SI) trụ sở tại Bordeaux, Pháp thuộc phạm
vi điều chỉnh của CISG vì hai công ty có trụ sở ở hai quốc gia khác nhau và là thành
viên của Công ước theo điểm a khoản 1 Điều 1 CISG.
Thứ hai, đây là thỏa thuận thiết kế phần mềm không thuộc các trường hợp không
được áp dụng Công ước theo Điều 2 CISG.
Thứ ba, đây là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nếu việc thiết kế phần mềm này
là chủ yếu, việc bảo trì cho phần mềm là một dịch vụ đi kèm hay chiếm tỉ lệ nhỏ
trong tổng giá trị hợ đồng thì hợp đồng này vẫn được CISG điều chỉnh theo Điều 3 CISG.
Vì vậy trong trường hợp này, CISG sẽ được áp dụng để giải quyết tranh chấp. Tuy
nhiên, một số ý kiến cho rằng CISG quy định áp dụng đối với hợp đồng mua bán
hàng hóa hữu hình, chưa có quy định đối với các loại hàng hóa vô hình như phần
mềm nên không thể chấp nhận áp dụng CISG để giải quyết tranh chấp. Bài 2:
Tháng 7/2017, Công ty Xuất khẩu Da Việt Nam (XKD) giao kết với Công ty
Scarpe Italiano (SI) hợp đồng mua bán 300 tấm da loại tốt, hợp đồng chỉ quy định
giá theo giá trên thị trường Việt Nam vào thời điểm giao kết. Tuy nhiên, cũng theo
hợp đồng, các vấn đề khác và giá cả có thể thay đổi bởi các bên chiếu theo giá thị
trường Việt Nam vào thời điểm giao hàng. Giám đốc XKD không mong muốn việc lOMoARcPSD| 36443508
áp dụng CISG vì Việt Nam chỉ mới gia nhập Công ước này. Do sơ suất khi giao
kết hợp đồng, các bên đã không thỏa thuận điều khoản chọn luật áp dụng cho hợp đồng.
Với tư cách là chuyên viên pháp lý của XKD, Anh/Chị hãy tư vấn cho giám
đốc cách thức loại bỏ khả năng áp dụng CISG trong trường hợp này. Trả lời:
Để loại bỏ khả năng áp dụng CISG trong trường hợp này, chúng ta có thể dùng những cách thức sau:
Trường hợp 1, nếu trụ sở thương mại của hai công ty đều nằm tại Việt Nam. Vì CISG
áp dụng cho trường hợp trụ sở của các bên nằm tại các quốc gia khác nhau mà không
phụ thuộc vào quốc tịch của các bên theo Điều 1 CISG. Vì vậy khi các bên đều có trụ
sở nằm tại Việt Nam thì CISG không được áp dụng để điều chỉnh mà thay vào đó là pháp luật Việt Nam.
Trường hợp 2, nếu Công ty Scarpe Italiano (SI) có trụ sở tại nước ngoài thì các bên
cần thỏa thuận với nhau bổ sung thêm điều khoản tuyên bố loại bỏ khả năng áp dụng
CISG cho hợp đồng. Vì theo Điều 6 CISG, các bên có thể loại bỏ việc áp dụng CISG trong hợp đồng.
Bài 3: Ngày 13/6/2014, siêu thị điện máy Molto có tụ sở tại Pháp đưa ra chào hàng
theo đó sẽ bán 200 tủ lạnh đặc thù với độ lạnh đến -60 độ C, số lượng hạn chế với
giá 100 euro/máy cho công ty điện lạnh Novoo Nordisk có trụ sở tại Đan Mạch.
Ngày 15/6/2014, công ty Molto thu hồi chào hàng vì có một bên thứ ba đề nghị mua
hàng hóa này với giá cao hơn. Ngày 17/6/2014, công ty Nordisk đưa ra lời chấp
nhận đối với đơn chào hàng nêu trên; tuy nhiên, Molto đã không giao hàng. Vì
vậy, Nordisk đã kiện công ty Molto ra Tòa án Copenhagando bên bán không thực
hiện hợp đồng. Bên bán Molto cho rằng căn cứ vào CISG bên này đã thu hồi chào
hàng theo Điều 16 do đó không có hợp đồng được giao kết. Bên mua Nordisk cho
rằng căn cứ vào pháp luật quốc gia này (Điều 1 Uniform Scandinavian rule), chào
hàng luôn có hiệu lực trong một thời gian và không thể bị thu hồi trong thời gian
đó. Từ lập luận này, bên mua cho rằng hợp đồng đã được giao kết.
Biết rằng Đan Mạch (thành viên CISG) đã thực hiện bảo lưu phần II Công ước
theo quy định điều 92, Anh/Chị hãy giúp Tòa án Copenhagen xác định luật áp
dụng để giải quyết tranh chấp nêu trên. Trả lời: -
Đan Mạch là thành viên CISG, tuy nhiên Đan Mạch bảo lưu phần II Công ước
làphần Giao kết hợp đồng. Do đó, theo khoản 2 Điều 92, Đan Mạch không được xem
là thành viên của Công ước về các vấn đề quy định tại phần II. -
Vì vậy, ta có Pháp là thành viên CISG, Đan Mạch không là thành viên CISG.
Dođó, luật áp dụng không thể là CISG điều chỉnh về vấn đề thu hồi chào hàng. Mà
Tòa án Copenhagen phải áp dụng các nguyên tắc tư pháp quốc tế để xác định luật áp
dụng là luật Đan Mạch hay luật của Pháp đối với vấn đề thu hồi chào hàng của Molto có phù hợp hay không.
Bài 4: Công ty Origine tại Pháp đặt mua 3000 thùng xúc xích Đức thông qua chi
nhánh tại Pháp của một công ty sản xuất xúc xích cừu German Deli với yêu cầu
xúc xích phải sử dụng nguyên liệu, đóng gói và mang nhãn hiệu Đức. Sau đó, hàng
hóa được chuyển trực tiếp từ cơ sở sản xuất tại Đức bằng đường sắt tới trụ sở
Công ty Origine tại Pháp. Tuy nhiên, công ty Origine cho rằng hàng hóa không
phù hợp với mô tả của hợp đồng nên từ chối thanh toán. Bên bán kiện bên mua ra
Tòa Colmar Pháp. Công ty Origine cho rằng hợp đồng được giao kết bởi hai công
ty được hình thành theo pháp luật Pháp nên pháp luật Pháp phải được áp dụng để
giải quyết tranh chấp. Trái lại, German Deli cho rằng hàng hóa được chuyển từ lOMoARcPSD| 36443508
quốc gia này sang quốc gia khác và trên hết hợp đồng được thực hiện vởi Công ty
German Deli có trụ sở tại Đức, do vậy CISG phải được áp dụng.
Anh/Chị hãy nhận xét các vấn đề pháp lý liên quan trong tình huống nêu trên. Trả lời: -
Origine và German Deli là hai công ty có trụ sở tại hai quốc gia khác nhau
làPháp và Đức, thêm vào đó hai quốc gia này đều là thành viên của CISG nên thuộc
phạm vi điều chỉnh của CISG theo Điều 1 Công ước. -
Theo Origine thì pháp luật Pháp được áp dụng do cả hai công ty được thành
lậptheo pháp luật của Pháp. Theo Khoản 3 Điều 1 CISG thì quốc tịch của các bên
không được xét tới khi xác định phạm vi áp dụng của Công ước này. Bài 5:
Công ty kinh doanh khu vui chơi giải trí dành cho trẻ em Global Garden có trụ sở
tại Hàn Quốc giao kết hợp đồng với công ty Ichimono có trụ sở tại Nhật Bản vào
ngày 21/11/2013 với điều khoản như sau:
“Bên A (Global Garden) sẽ cung cấp các bản vẽ thiết kế, khuôn, mẫu và các
nguyên vật liệu được quy định tại Phụ lục A1 hợp đồng và theo yêu cầu hợp lý của
Bên B (Ichimono) cho Bên B để Bên B tiến hành sản xuất các bộ phận của đường
tàu roller coaster theo tiêu chuẩn của bên A. Bên B có trách nhiệm giao hàng cho
Bên A theo điều kiện Ex-Work Yokohama, chậm nhất là vào ngày 3/3/2014. Luật
áp dụng cho hợp đồng này là luật Hàn Quốc, loại trừ các quy tắc tư pháp quốc
tế.” Anh chị hãy cho biết hợp đồng trên có thuộc phạm vi áp dụng của CISG
không, biết rằng vào thời điểm giao kết hợp đồng chỉ có Hàn Quốc là thành viên CISG?
Hợp đồng trên thuộc phạm vi áp dụng của CISG nếu Hàn Quốc không bảo lưu Điều 1.1 (b) CISG. CSPL: Điều 1.1 (b) CISG.
Giải thích: Hợp đồng mua bán hàng hóa trên đáp ứng điều kiện thuộc phạm vi áp
dụng CISG theo Điều 1 CISG: (1)
Các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau: Công ty
GlobalGarden có trụ sở tại Hàn Quốc và công ty Ichimono có trụ sở tại Nhật Bản. (2)
Theo quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật của nước thành
viênCISG: trong hợp đồng thỏa thuận “luật áp dụng cho hợp đồng này là luật Hàn
Quốc, loại trừ các quy tắc tư pháp quốc tế” – có nghĩa là dù có các quy phạm xung
đột của luật Hàn Quốc dẫn chiếu đến việc áp dụng luật của nước khác (Nhật Bản) thì
cũng không sử dụng luật của nước đó mà vẫn áp dụng luật Hàn Quốc. Mà Hàn Quốc
là thành viên của CISG, do đó, CISG là một phần của pháp luật Hàn Quốc nên thỏa
thuận này đồng nghĩa với việc CISG được sử dụng.
Vì vậy, hợp đồng trên thuộc phạm vi áp dụng của CISG. Bài 6:
Công ty Xiaoping có trụ sở tại Tứ Xuyên (Trung Quốc) giao kết hợp đồng mua bán
thép với công ty Steelward có trụ sở tại Bắc Kinh (Trung Quốc) và Ulsan (Hàn
Quốc). Công ty Xiaoping không biết công ty Steelward có thêm trụ sở tại Hàn
Quốc và hợp đồng ghi nhận các bên tham gia giao kết là Công ty Xiaoping có trụ
sở tại Tứ Xuyên (Trung Quốc) và với công ty Steelward có trụ sở tại Bắc Kinh
(Trung Quốc). Hàng hóa được giao từ trụ sở công ty Steelward tại Ulsan (Hàn
Quốc) cho bên mua. Sau khi nhận hàng, các bên xảy ra tranh chấp về chất lượng
hàng hóa và Steelward cho rằng luật áp dụng để điều chính hợp đồng này là CISG
theo Điều 1(1)a). Công ty Xiaoping không đồng ý vì cho rằng đây là hợp đồng được
ký kết giữa các bên có trụ sở ở cùng một quốc gia, do đó, luật Trung Quốc có giá
trị điều chỉnh giao dịch này.
Anh/Chị hãy cho biết hợp đồng trên có thuộc phạm vi áp dụng của CISG hay không, biết rằng Hàn
Quốc và Trung Quốc đã trở thành thành viên Công ước vào thời điểm giao kết hợp đồng? lOMoARcPSD| 36443508 Bài 7:
Bên mua một nhà sản xuất ổ cắm mạng có trụ sở tại bang California (Hoa
Kỳ) gửi đơn đặt hàng phụ kiện thiết bị điện tử với bị đơn là một doanh nghiệp được
thành lập tại Hoa Kỳ nhưng có các trụ sở tại bang Oregon (Hoa Kỳ) và Canada.
Trong quá trình thương lượng với bên mua, bên bán đã gửi các văn bản về phẩm
cách kỹ thuật từ Canada cho bên mua tham khảo. Khi đặt mua phụ kiện, bên mua
theo hướng dẫn của bên bán đã gửi hầu hết các đơn đặt hàng cho trụ sở của bên
bán tại Oregon Hoa Kỳ vào ngày 11/6/2001. Vào ngày 20/7/2001, hàng hóa được gửi
đến cho bên mua từ trụ sở của bên bán tại Canada. Sau khi kiểm tra, hàng hóa bị
cho là không phù hợp với hợp đồng và bên mua khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Anh/Chị hãy xác định luật nào được áp dụng để giải quyết tranh chấp trên.
Biết thời điểm đó chỉ có Hoa Kỳ là thành viên CISG đã bảo lưu Đ.1.1b.
CISG sẽ không được áp dụng.
Bị đơn là một doanh nghiệp được thành lập tại Hoa Kỳ nhưng có các trụ sở tại bang
Oregon (Hoa Kỳ) và Canada. Địa điểm kinh doanh cho các mục đích của hợp đồng được
đề cập và việc thực hiện của nó là tại Canada. Cụ thể, trong quá trình thương lượng với
bên mua, bên bán đã gửi các văn bản về phẩm cách kỹ thuật từ Canada cho bên mua
tham khảo; ngày 20/7/2001, hàng hóa được gửi đến cho bên mua từ trụ sở của bên bán
tại Canada. Sau khi kiểm tra, hàng hóa bị cho là không phù hợp với hợp đồng. Theo
Điều 10 của CISG, nếu một bên có hơn một trụ sở thương mại thì trụ sở thương mại của
họ sẽ là trụ sở có mối liên hệ chặt chẽ nhất với hợp đồng và việc thực hiện của nó, tức là
tại Canada. Do đó, hợp đồng được đề cập trong vụ kiện này là giữa các bên từ hai Quốc
gia ký kết khác nhau, Canada và Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, chỉ có Hoa Kỳ là thành viên CISG nên Đ.1.1.a sẽ không được áp dụng và
Hoa Kỳ đã bảo lưu Đ.1.1b nên CISG sẽ không được áp dụng trong trường hợp này. Bài 8: Tình huống:
Công ty ABC của Việt Nam chào hàng để bán một số túi da cho công ty DEF của Nhật Bản. Chào
hàng ghi rõ có hiệu lực trong vòng 15 ngày từ thời điểm gửi đi (ngày 5/1/2007).
Nhận được chào hàng này vào ngày 10/1/ 2007, công ty DEF chấp nhận các điều kiện của chào hàng,
chỉ thay đổi nội dung liên quan giải quyết tranh chấp là trọng tài của Phòng Thương Mại Quốc Tế (ICC). lOMoARcPSD| 36443508
Áp dụng quy định của công ước Vienna (1980) & bộ luật Dân sự Việt Nam (2005).
1, Trả lời của DEF có được xem là một chấp nhận chào hàng hay không?
2, Giả sử trả lời của DEF là một chấp nhận chào hàng nhưng ABC lại nhận được vào ngày 28/1 thì
đây có phải là chấp nhận chào hàng không?
3, Giả sử trả lời của DEF là chấp nhận chào hàng thì hợp đồng được ký vào ngày nào? Bài làm:
1. Trả lời của DEF không được xem là một chấp nhận chào hàng.Vì:
Theo điều 18 – điều 24 của công ước Vienna 1980
CISG quy định chấp nhận chào hàng là sự chấp nhận toàn bộ nội dung của chào hàng. Bất kì sự thay đổi, bổ
sung nào với chào hàng ban đầu đều được xem như sự từ chối chào hàng và cấu thành chào hàng mới, trừ
phi các nội dung mới không làm thay đổi cơ bản nội dung của chào hàng ban đầu. Các yếu tố bổ sung hay
sửa đổi liên quan đến việc giải quyết tranh chấp đều được coi là biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng.
DEF đã thay đổi nội dung liên quan giải quyết tranh chấp, do đó được coi là biến đổi một cách cơ bản nội
dung của chào hàng. Vì vậy trả lời của DEF không được xem là chấp nhận chào hàng. 2. 2a.
Giả sử trả lời của DEF là một chấp nhận chào hàng, nhưng ABC lại nhận được vào ngày 28/1 thì đây không
phải là chấp nhận chào hàng. Vì:
Theo Khoản 1 Điều 390 BLDS 2005
Đề Nghị giao kết được chấm dứt khi: hết thời hạn trả lời chấp nhận mà chưa nhận được Chấp Nhận của Bên Được Đề Nghị.
Trên thư chào hàng của ABC ghi rõ có hiệu lực trong vòng 15 ngày, tức có hiệu lực đến ngày 20/1. Đến
ngày 28/1 thì đã hết thời hạn trả lời chấp nhận mà ABC mới nhận được Chấp nhận của DEF. Do đó, đây
không phải là chấp nhận chào hàng. 2b.
Tuy nhiên, theo điều 397 BLDS 2005: Chấp Nhận vẫn có hiệu lực nếu đến chậm vì lý do khách quan với
điều kiện Bên Đề Nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này. Tức, vì một lý do khách quan nào đó mà
trả lời của DEF đến chậm, và lý do đó được ABC chấp nhận, thì đây được coi là chấp nhận chào hàng.
3. Giả sử trả lời của DEF là chấp nhận chào hàng thì hợp đồng được ký vào ngày 10/01/2007.
Theo điều 23, công ước Vienna 1980:
Hợp đồng được coi là đã ký kết kể từ lúc sự chấp nhận chào hàng có hiệu lực.
Ngày 10/1 DEF nhận được chào hàng và chấp nhận chào hàng, tức ngày 10/1 chào hàng có hiệu lực, hợp
đồng được coi là đã ký kết.
Bài 9: Công ty kinh doanh thực phẩm dành cho gia súc ABC có trụ sở tại Hà Lan giao kết hợp
đồng mua bán và lắp đặt nhà kho cũ đã qua sử dụng với công ty CDE có trụ sở tại Ý. Hai bên thỏa
thuận rằng bên mua sẽ thanh toán cho bên bán 10.000 Euro chi phí lắp đặt và 3.500 Euro giá vật liệu
xây dựng nhà kho, bên bán có trách nhiệm giao hàng đúng thời hạn và cử nhân công đến trụ sở của
bên mua để tiến hành việc lắp đặt.
Sau khi tiến hành lắp đặt 3 ngày, trần nhà kho có dấu hiệu bị rạn và hệ thống dây điện không
vận hành tốt nên ABC thông báo cho CDE sự kiện này và yêu cầu cử người đến sửa chữa, khắc phục.
Dù đã tiến hành sửa chữa, một tuần sau nhà kho vẫn không hoạt động tốt nên ABC tuyên bố hủy hợp
đồng và yêu cầu CDE bồi thường thiệt hại.
Anh/Chị hãy cho biết hợp đồng giữa các bên có thuộc phạm vi điều chỉnh của CISG 1980 không,
biết rằng vào thời điểm giao kết hợp đồng, Hà Lan và Ý đều đã trở thành thành viên CISG 1980. Trả lời:
Trong trường hợp này, hợp đồng giữa các bên không thuộc phạm vi điều chỉnh của CISG 1980.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 3 CISG 1980. lOMoARcPSD| 36443508
Giải thích: Hợp đồng giữa ABC và CDE là hợp đồng mua bán giữa các bên có trụ sở thương mại tại 2
quốc gia khác nhau và 2 quốc gia này đều là thành viên của CISG 1980. Tuy nhiên, xét về tính chất mua bán
của hợp đồng, thì nghĩa vụ của bên giao hàng (tức CDE) ngoài trách nhiệm giao hàng còn có tiến hành lắp
đặt nhà kho, điều này cho thấy nghĩa vụ của bên giao hàng chủ yếu là phải thực hiện một công việc. Do đó,
căn cứ khoản 2 Điều 3 CISG 1980 thì hợp đồng giữa ABC và CDE không thuộc phạm vi điều chỉnh của CISG 1980. Bài 10: GIẢI: lOMoARcPSD| 36443508 Bài 11:
Ngày 15/3/2014, Công ty A (có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh) gửi cho
công ty B (Đức) một đề nghị mua 50 máy tính hiệu Sony với giá là 65.000 USD.
Trong đề nghị nêu rõ thời hạn để B trả lời là 10 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị
này. Đề nghị được gửi qua đường bưu điện. Ngày 25/3/2014 B mới nhận được đề
nghị và ngày 27/3/2014 B gửi trả lời cho A. Theo đó B đồng ý với đề nghị của A,
nhưng quy định thêm điều khoản theo đó A tự thuê xe vận chuyển hàng. A nhận
được thư của B vào ngày 06/4/2014 và gọi điện đến B thông báo chấp nhận yêu cầu
của B, nhưng đề nghị giảm giá hàng. B không đồng ý mức giảm đó và đề nghị một
mức giá khác. A không đồng ý và thông báo sẽ để B suy nghĩ trong vòng 7 ngày
Nếu B đồng ý thì giao hàng cho A trong 07 ngày đó. Hết thời hạn này nhưng B không trả lời.
Anh/chị hãy cho biết giả sử luật áp dụng là CISG, giữa A và B đã hình thành hợp
đồng chưa? B có vi phạm hợp đồng (nếu có) nếu không giao hàng cho A không?
Đầu tiên nói về luật áp dụng: dựa theo Điều 1 CISG => vn và Đức đều là tvien+ các bên k có tt loại trừu CƯ
theo điều 6 => CISG điều chỉnh
Đề nghị ngày 15/03/2014 được coi là một chào hàng => đáp ưng điều kiện Điều 14.
Ngày 27/3/2014, B gửi trả lời cho A trong đó quy định thêm điều khoản A tự thuê xe
vận chuyển hàng. Việc quy định thêm điều khoản này đã làm bổ sung thêm phạm vi
trách nhiệm của A, theo Khoản 3 Điều 19 CISG thì đây là một trong những điều kiện làm
biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng. Theo đó, quy định tại Khoản 1 Điều
19 CISG quy định trả lời có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng
những điểm bổ sung thì được coi là từ chối chào hàng và cấu thành một hoàn chào hàng.
Chính vì thế, chào hàng ngày 15/3/2014 của A đã hết hiệu lực và B trở thành bên chào hàng.
Tương tự như trên, ngày 6/4/2014 A đề nghị giảm giá và điều này làm cho đề nghị chào
hàng ngày 27/3/2014 của B hết hiệu lực. A đã thông báo để B suy nghĩ trong vòng
7 ngày nhưng hết thời hạn này B vẫn chưa trả lời. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 18
CISG, thì sự im lặng không mặc nhiên có giá trị như một sự chấp nhận (giả sử trong TH này không có hình
thành thói quen về im lặng là chấp nhận), có nghĩa là B đã từ chối chào hàng của A.
Vậy nên giữa A và B chưa hình thành hợp đồng. Do đó, B k giao thì cũng coi là k vi phạm.
CSPL: Khoản 1 Điều 18 Khoản 2 Điều 19 CISG lOMoARcPSD| 36443508 Bài tập 12:
Ngày 10/2/2012, Công ty A (có trụ sở chính tại quốc gia G) gửi tới trụ sở của Công ty C (pháp
nhân đăng ký tại quốc gia H) đơn đặt hàng mua 8 máy cán giấy tự động, theo đơn giá và phương thức
vận chuyển mà công ty C giới thiệu trên website của mình. Trong đơn đặt hàng, Công ty A ghi rõ
muốn nhận được hồi âm của C tước 11/3/2012. Công ty C không có văn bản chính thức thể hiện việc
chấp nhận chào hàng gửi cho A, tuy nhiên đã tiến hành sản xuất máy cán giấy như yêu cầu của A, sau
đó thuê phương tiện vận tải để chở hàng cho A. Ngày 10/3/2012, khi công ty C thông báo tàu hàng đã
cập cảng và đề nghị công ty A nhận hàng và thanh toán thì nhận được thông báo của A từ chối nhận
hàng vì hai bên chưa ký kết hợp đồng.
1. Nếu G là thành viên của CISG, trong khi H không phải thành viên CISG thì hợp đồng giữa A
và C có thể chịu sự điều chỉnh của CISG hay không? Vì sao? Bài làm:
CSPL: điểm b, khoản 1, Điều 1 CISG, Điều 95 CISG;
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 CISG, về phạm vi áp dụng theo lãnh thổ, Công ước
này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương maị tại các quốc gia khác
nhau khi theo quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng luật của Quốc gia thành viên của CISG.
Xét thấy, vì công ty A và công ty C có trụ sở chính tại 2 quốc gia khác nhau là G và H, trong đó, G là
thành viên của công ước viên 1980. Do đó căn cứ theo điều 1.1b CISG thì theo nguyên tắc tư pháp quốc tế
thì luật được áp dụng là luật của Quốc gia G (thành viên của CISG). Như vậy, mặc dù H không phải thành
viên của CISG nhưng hợp đồng giữa A và C vẫn có khả năng được CISG điều chỉnh.
Vậy nên, nếu G là thành viên của CISG, trong khi H không phải thành viên CISG thì CISG vẫn có thể
được áp dụng cho hợp đồng giữa A và C, với điều kiện là các bên thỏa thuận áp dụng lựa chọn luật áp dụng
cho hợp đồng là luật của một nước thành viên CISG (luật Quốc gia G) và quốc gia G không bảo lưu Điều
1.1.b theo quy định tại Điều 95 Công ước CISG.
2. Việc từ chối nhận hàng của Công ty A hợp pháp không? Tại sao? Được biết trong quá trình
làm việc với nhau từ trước, giữa hai bên đã hình thành một thói quen là C không cần trả lời chấp
nhận mà chỉ cần thực hiện việc giao hàng đúng thời hạn đã thỏa thuận. Bài làm:
CSPL: khoản 1 Điều 9, khoản 3 Điều 18 CISG.
Ngày 10/2/2012, Công ty A (trụ sở tại quốc gia G) gửi tới Công ty (trụ sở tại quốc gia H) đơn đặt hàng
8 máy cán giấy hiện đại. Trong đơn đặt hàng, công ty A ghi rõ muốn nhận được hồi âm của B trước ngày 11/3/3012.
Sau đó, Công ty C không có văn bản chính thức thể hiện việc chấp nhận chào hàng gửi cho A.
Ngày 10/3/2012, C đề nghị A nhận hàng nhưng A từ chối nhận hàng.
Tuy nhiên, trong quá trình là việc với nhau từ trước, giữa hai bên đã hình thành với nhau một thói
quen là C không cần trả lời chấp nhận mà chỉ cần thực hiện việc giao hàng đúng thời hạn đã thỏa thuận.
+ Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 CISG thì các bên bị ràng buộc bởi các thói quen đã được họ thiết lập.
Có nghĩa là trường hợp này mặc dù C không phản hồi lại lời chào hàng của A thì hợp đồng giữa hai bên vẫn
được xác lập trên cơ sở là thói quen mà họ đã thiết lập trong quá trình làm việc với nhau.
+ Bên cạnh đó, căn cứ khoản 3 Điều 18 CISG thì nếu do hiệu lực của chào hàng hoặc do thực tiễn đã
có giữa hai bên trong mối quan hệ tương hỗ hoặc tập quán thì người được chào hàng có thể chứng tỏ sự chấp
nhận của mình bằng cách làm một hành vi nào đó như hành vi liên quan đến việc gửi hàng hay trả tiền chẳng lOMoARcPSD| 36443508
hạn dù họ không thông báo cho người chào hàng thì chấp nhận chào hàng có hiệu lực từ khi hành vi đó được
thực hiện (điều kiện là hành vi đó được thực hiện trong thời hạn đã quy định tại điểm trên, tức là trong thời
hạn mà Công ty A quy định trong chào hàng cho Công ty C để C chấp nhận chào hàng). Xét thấy, ngày
10/3/2012 C giao ( giao đúng hạn, tức là trước 11/3/2012).
Chính vì vậy, việc từ chối nhận hàng của Công ty A là bất hợp pháp. Bài tập 13:
Bên mua là công ty Beautyon có trụ sở kinh doanh tại Áo, sau khi xem giày mẫu được cung cấp
bởi ông J là nhân viên của một doanh nghiệp tại Đức và cũng là trung gian thương mại độc lập cho
công ty Lamode có trụ sở kinh doanh tại Ý chỉ định, đã gửi đơn đặt hàng mua giày của doanh nghiệp
này vào ngày 12/8/2002. Đơn đặt hàng của Beautyon được gửi đến cho doanh nghiệp tại Đức, sau đó
lại được doanh nghiệp này chuyển cho Lamode. Phần người nhận trong đơn đặt hàng là tên của
doanh nghiệp tại Đức, không phải là Lamode. Vào ngày 18/8/2002, Lamode có trao đổi với Beautyon
về màu giày và nhận được sự đồng ý của bên này. Sau khi vận chuyển hàng hóa, Lamode đã gửi hàng
hóa cho bên Beautyon yêu cầu thanh toán. Theo yêu cầu của ông J cho rằng doanh nghiệp của ông J
có nhờ Lamode sản xuất giày cho đơn hàng này nên Beautyon phải gửi tờ séc để thanh toán cho công
ty tại Đức để trả tiền cho Lamode. Tuy nhiên, Lamode không nhận được thanh toán từ bất cứ bên
nào, do đó đã khởi kiện yêu cầu Beautyon trả đủ tiền và lãi chậm thanh toán cho họ.
Anh/Chị hãy cho biết theo CISG, hợp đồng đã được giao kết chưa và việc giao kết diễn ra giữa các bên nào? Bài làm:
CSPL: khoản 1,2 Điều 18 và Điều 23 CISG;
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 CISG thì Hợp đồng được giao kết kể từ thời điểm chấp nhận chào
hàng có hiệu lực phù hợp với các quy định của công ước này.
Căn cứ theo khoản 1, 2 Điều 18 thì một lời tuyên bố hay một hành vi khác của người được chào hàng
biểu lộ sự đồng ý với chào hàng cấu thành một chấp nhận chào hàng và chấp nhận chào hàng có hiệu lực từ
khi người chào hàng nhận được chấp nhận. -
Trong tình huống trên, hợp đồng đã được giao kết vì đã có tồn tại một lời chào hàng và chấp
nhận chào hàng đã có hiệu lực, cụ thể là khi doanh nghiệp tại Đức gửi lời chào hàng đến công ty
Beautyon thông qua việc cung cấp giày mẫu cho công ty. Và nhằm biểu lộ sự đồng ý giao kết hợp đồng,
thì sau khi xem giày mẫu, công ty Beautyon đã gửi đơn đặt hàng đến doanh nghiệp tại Đức vào ngày 12/08/2002. -
Hợp đồng được phát sinh giữa công ty Beautyon và doanh nghiệp tại Đức, bởi vì:
+ Khi tham gia giao dịch với bên thứ ba (công ty Beautyon), bên trung gian (doanh nghiệp tại Đức) có
thể làm việc với nhiều tư cách. Họ có thể tạo ra một giao dịch thương mại nhân danh chính mình hoặc nhân
danh bên thuê dịch vụ (công ty Lamode) nhưng cũng có thể họ chỉ thực hiện nhiệm vụ giới thiệu bên thứ ba
với bên thuê dịch vụ mà không có quan hệ gì với bên thứ ba. Doanh nghiệp tại Đức là trung gian thương mại
độc lập, có trụ sở riêng và tư cách pháp lý độc lập với bên thuê dịch vụ (công ty Lamode). Theo yêu cầu của
ông J cho rằng doanh nghiệp tại Đức của ông có nhờ Lamode sản xuất đơn hàng này cho Beautyon. Và khi
công ty Beautyon gửi đơn đặt hàng thì phần tên người nhận của đơn đặt hàng là tên của doanh nghiệp tại
Đức. Vì vậy có thể hiểu doanh nghiệp tại Đức đã thực hiện giao dịch nhân danh chính mình nên quan hệ hợp
đồng được phát sinh giữa công ty Beautyon và doanh nghiệp tại Đức.
+ Giữa doanh nghiệp tại Đức và công ty Lamode không phải là hợp đồng mua bán hàng hóa, vì công
ty Lamode chỉ định, thuê dịch vụ của doanh nghiệp tại Đức nên chỉ là quan hệ trung gian thương mại độc lOMoARcPSD| 36443508
lập. Do đó, hợp đồng giữa doanh nghiệp tại Đức và công ty Lamode không thuộc phạm vi điều chỉnh của CISG.
+ Còn giữa công ty Beautyon và công ty Lamode chỉ trao đổi thông tin về màu giày chứ không thể
hiện ý định giao kết hợp đồng, không thể hiện quyền và nghĩa vụ bị ràng buộc theo hợp đồng. Bài tập 14:
Ngày 5/12/2012 nhằm trang bị cho HLV và học viên võ thuật, công ty TNHH
Dịch vụ MARTIAL (có trụ sở thương mại tạo Pháp) giao kết hợp đồng với công ty
TNHH ADIDAS (có trụ sở thương mại tại Đức) mua 1000 đôi giày thể thao trị giá
400.000 USD, thời hạn giao hàng là ngày 19/01/2013 theo điều kiện EXW – INCOTERMS 2000.
Ngày 13/01/2013 đình công xảy ra tại công ty ADIDAS. Ngày 17/01/2013, khi
đình công chấm dứt, ADIDAS gửi fax cho MARTIAL báo rằng do sự kiện đình
công nên công ty này không sản xuất kịp, vì vậy không giao hàng kịp cho
MARTIAL vào ngày 19/01/2013 như quy định trong hợp đồng. MARTIAL yêu cầu
ADIDAS tiếp tục thực hiện hợp đồng bằng cách gia hạn đến ngày 25/01/2013, ngoài
ra còn đòi bồi thường thiệt hại do chậm trễ giao hàng. ADIDAS không đồng ý các yêu cầu này.
Hòa giải không thành công, ADIDAS và MARTIAL thỏa thuận giải quyết
tranh chấp tại trung tâm trọng tài quốc tế Paris. 1.
Luật nào được áp dụng điều chỉnh trong trường hợp này? Tại sao?Căn cứ
theo Điều 1.1a CISG 1980 thì công ước này được áp dụng cho các hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau khi các
quốc gia này là thành viên của Công ước. Pháp và Đức đều là thành viên của Công ước,
hàng hóa là giày thể thao không thuộc trường hợp được quy định tại Điều 2 của Công
ước, cũng như Khoản 2 Điều 3 của Công ước các bên không có thỏa thuận khác, vậy
CISG điều chỉnh hợp đồng này. 2.
MORTAL lập luận rằng khoản Force Majeure trong hợp đồng quy định
rõđình công không được xem là căn cứ miễn trách nhiệm. Tuy nhiên, ADIDAS
cho rằng vì các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia thành viên CISG nên
phải căn cứ theo Điều 79 CISG để xác định miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
và không phải tiếp tục thực hiện hợp đồng. ADIDAS có thể miễn trách nhiệm bồi
thường thiệt hại và buộc thực hiện đúng hợp đồng trong trường hợp này không?
Để được miễn trách nhiệm theo điều 79 CISG phải thỏa mãn 4 điều kiện:
- Trở ngại khách quan có nằm ngoài kiểm soát hay không?
- Trở ngại này có thể tính tới vào lúc giao kết hợp đồng hay không?
- Các bên có nghĩa vụ có thể phòng tránh hay vượt qua được trở ngại hay không?
- Việc không thực hiện nghĩa vụ có mối qua hệ với trở ngại hay không?
Xét thấy trở ngại của ADIDAS, việc công nhân đình công là nằm ngoài kiểm soát
nhưng trở ngại này đã được tính tới và quy định vào lúc giao kết hợp đồng, nên không
đảm bảo căn cứ áp dụng Điều 79 CISG. Như vậy, ADIDAS không được miễn trách
nhiệm theo Điều 79 CISG và buộc thực hiện đúng hợp đồng Bài tập 15:
Ngày 15/06/2014 doanh nghiệp A (trụ sở tại Hà Nội) ký kết hợp đồng bán 1000 MT
cà phê với giá 400 USD/MT cho doanh nghiệp B (trụ sở tại Singapore), giao hàng
theo điều kiện FOB tại cảng Hải Phòng (INCOTERM 2010). Thanh toán bằng L/C.
Thời hạn giao hàng từ ngày 15/09 đến 30/09/2014.
Ngày 16/09/2014 công ty A gửi cho B một thông báo với nội dung rằng tại Việt
Nam đang có bão, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất và thu hoạch cà phê.
Do đó, A không thể giao hàng theo thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng và hiện
tại, doanh nghiệp đang cố gắng khắc phục hậu quả để hoạt động bình thường trở
lại và sẽ thông báo lịch giao hàng cụ thể sau. lOMoARcPSD| 36443508
Công ty B không đồng ý và yêu cầu công ty A giao hàng đúng thời hạn đã thỏa
thuận, nếu không sẽ bị công ty B kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do giao hàng trễ
hạn. Các bên không thương lượng được và đưa tranh chấp ra giải quyết tại Trung
tâm trọng tài quốc tế Singapore.
Giả sử luật áp dụng là CISG và hợp đồng không có quy định về điều khoản
miễn trách nhiệm, Anh/Chị hãy chọn bên A hoặc bên B để bảo vệ quyền lợi và đưa
ra lập luận phù hợp. Trả lời:
Bảo vệ quyền lợi cho bên B:
Giữa A và B có hợp đồng mua bán cà phê nhưng trong hợp đồng không có quy định về
điều khoản miễn trách nhiệm. Hợp đồng giữa A và B có quy định thời hạn giao hàng là
từ ngày 15/09 đến 30/09/2014. Với tư cách là người bán, A phải có nghĩa vụ lường trước
rủi ro về việc không có hàng để cung cấp, dự trữ sẵn hàng hoặc tiếp cận nguồn cung cấp
hàng khác… Doanh nghiệp A phải chuẩn bị trước thời gian có bão, phải có kế hoạch sản
xuất, thu hoạch cà phê hoặc thu gom để kịp giao hàng cho doanh nghiệp B. Tuy nhiên,
tới ngày 16/09/2014 thì công ty A thông báo với công ty B là có bão, ảnh hưởng đến thu
hoạch nên không thể giao hàng đúng hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng. Theo quy định
tại Điều 33(a) CISG thì công ty A phải giao hàng đúng vào ngày giao hàng mà hợp
đồng đã quy định. Công ty A phải giao hàng phù hợp với hợp đồng, số lượng, phẩm
chất, mô tả trong hợp đồng (Điều 35 CISG). Công ty B có thể buộc công ty A thực hiện
nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu công ty A không thực hiện thì công ty B
có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại do công ty A chậm trễ thực hiện nghĩa vụ (Điều 45, 46, 47 CISG).
Bảo vệ quyền lợi cho bên A:
Theo Điều 79 CISG, bên A không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một
nghĩa vụ nào, ở đây bên A có thể không chịu trách nhiệm về việc phải giao hàng đúng
thời hạn đã thỏa thuận cho bên B nếu A chứng minh được:
(i) Việc không thực hiện nghĩa vụ này là do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soátcủa
A. Sự kiện này cần thỏa mãn ba điều kiện: phải xảy ra khách quan không phụ thuộc
vào ý chí của bên vi phạm; không có lỗi của bên vi phạm gây ra trở ngại này; trở
ngại phải hoàn toàn vượt khỏi phạm vi ảnh hưởng của họ hoặc phạm vi trách nhiệm
của họ. Sự kiện đó có thể là các hiện tượng tự nhiên như sóng thần, động đất, núi
lửa… hoặc có thể là những sự kiện do con người tạo ra như đình công, bạo loạn,
chiến tranh… Những sự kiện này phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới việc bên vi
phạm không thể thực hiện nghĩa vụ của mình. Cụ thể: Ngày 16/09/2014 công ty A
gửi cho B một thông báo với nội dung rằng tại Việt Nam đang có bão, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến việc sản xuất và thu hoạch cà phê. Do đó, A không thể giao hàng
theo thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng và hiện tại.
(ii) A không thể lường trước được trở ngại đó vào lúc giao kết hợp đồng với bênB. Trở
ngại phải không nhìn thấy trước được hay nằm ngoài khả năng dự kiến trước; các
bên không biết hoặc không buộc phải biết sự kiện đó sẽ diễn ra; sự kiện đó phải là
sự kiện bất thường, không thường xuyên lặp đi lặp lại như một quy luật. Nếu trở
ngại gây khó khăn do việc thực hiện hợp đồng có thể nhìn thấy trước hay dự kiến
trước thì phải coi bên vi phạm nghĩa vụ đã tự mình tiếp nhận gánh chịu rủi ro về trở
ngại phát sinh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
(iii) A không thể tránh được trở ngại khi nó xảy ra.
Khi trở ngại có khả năng xảy ra hoặc đã xảy ra, bên vi phạm cần nỗ lực hết sức để khắc
phục, né tránh trở ngại hoặc ít nhất là tác động tới hậu quả để lại của trở ngại nhằm hạn
chế tối đa những thiệt hại tổn thất mà trở ngại đem lại. Vì thế, khi một sự kiện xảy ra
mặc dù đáp ứng hai dấu hiệu trên nhưng bên vi phạm nghĩa vụ đã có thể tránh, khắc
phục được trở ngại hoặc tác động vào hậu quả trở ngại bằng các biện pháp tích cực, cần
thiết, kịp thời với khả năng thực hiện của mình mà không làm thì vẫn phải chịu trách lOMoARcPSD| 36443508
nhiệm. Cụ thể, A đang cố gắng khắc phục hậu quả để hoạt động bình thường trở lại và
sẽ thông báo lịch giao hàng cụ thể sau cho bên B.
A không thực hiện việc giao hàng như thỏa thuận nên đã thông báo cho bên B biết về
trở ngại (do bão) và hậu quả của thiên tai đối với khả năng thực hiện nghĩa vụ (bão ảnh
hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất và thu hoạch cà phê). Nếu thông báo không tới
tay bên B trong một thời hạn hợp lý kể từ khi bên A biết hay đáng lẽ phải biết về trở
ngại đó thì bên A phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do việc bên B không nhận
được thông báo. Tuy nhiên, trong đề bài thông báo này đã được bên A gửi đến tay bên
B trong một thời hạn cụ thể (ngày 16/09/2014 công ty A gửi cho B một thông báo). Bài tập 16:
Công ty C (có trụ sở tại Thuỵ Sĩ) ký hợp đồng nhập khẩu quần áo trẻ em với công
ty D (có trụ sở tại Mỹ) với điều kiện giao hàng CIF – Incoterms 2000. Theo hợp
đồng, thời hạn giao hàng là ngày 10/01/2010. Để thực hiện hợp đồng đã ký với
công ty C, công ty D đã ký hợp đồng mua nguyên vật liệu với công ty E (có trụ sở
thương mại tại Hungary).
Tình huống 1: Giả sử E không giao nguyên vật liệu theo đúng thời hạn đã quy
định trong hợp đồng đã ký với D. Ngày 20/01/2010, D mới giao hàng cho C. C yêu
cầu bồi thường thiệt hại. D không đồng ý vì việc họ không giao hàng đúng hạn vì
người thứ ba là E không thực hiện việc giao nguyên vật liệu. Cho biết quan điểm
của anh/chị về vấn đề này. Trả lời:
* CISG là luật được áp dụng để điều chỉnh cho hợp đồng này vì đây là hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế giữa công ty C (có trụ sở tại Thuỵ Sĩ) và công ty D (có trụ sở tại
Mỹ), giữa công ty D và công ty E (có trụ sở thương mại tại Hungary). Bên vi phạm và
bên thứ ba (người được bên vi phạm giao cho hoàn thành toàn bộ hoặc một phần hợp
đồng) có thể sẽ được miễn trách trong trường hợp người thứ ba đó không thực hiện
theo đúng hợp đồng và thỏa mãn điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 79 CISG.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 79 CISG thì trong tình huống này, D sẽ được
miễn trách nhiệm trong trường hợp chứng minh được 3 điều kiện: (i) Việc không thực
hiện nghĩa vụ là do trở ngại khách quan nằm ngoài sự kiểm soát của D. Trở ngại này
xảy ra không phụ thuộc vào ý chí của D; không có lỗi của D gây ra. Ví dụ như: thiên
tai, sự cố trong sản xuất, sự cố trong quá trình vận tải… (ii) D không thể lường trước
được trở ngại trong quá trình giao kết hợp đồng. Tức là trở ngại đó phải không thể nhìn
thấy trước được hay nằm ngoài khả năng dự kiến; các bên không biết hoặc không buộc
phải biết sự kiện đó sẽ diễn ra; sự kiện đó phải là sự kiện bất thường, không thường
xuyên lặp đi lặp lại như một quy luật.
(iii) D không thể tránh được hoặc không thể khắc phục được hậu quả của nó. Khi trở
ngại có khả năng xảy ra hoặc đã xảy ra, bên D nỗ lực hết sức để phòng tránh, khắc
phục những ảnh hưởng do hậu quả của sự kiện này để lại nhằm hạn chế tối đa những
thiệt hại tổn thất mà trở ngại đem lại.
Nếu một sự kiện xảy ra mặc dù đáp ứng hai dấu hiệu trên nhưng D đã có thể tránh, khắc
phục được trở ngại hoặc loại bỏ ảnh hưởng do hậu quả sự kiện để lại bằng các biện
pháp tích cực, cần thiết, kịp thời với khả năng thực hiện của mình mà không làm thì D
vẫn phải chịu trách nhiệm.
Bên thứ ba (E) cũng sẽ được miễn trách nhiệm nếu các quy định của khoản 1 Điều
79 CISG được áp dụng với E (khoản 2 Điều 79 CISG).
Tình huống 2: Giả sử E không giao nguyên vật liệu được cho D vì dây chuyền sản xuất bị hư hỏng
thì D có được miễn trách nhiệm khi không thực hiện hợp đồng với C không? Nghĩa vụ vận chuyển,
giao nhận hàng hóa và bảo hiểm giữa C và D được phân chia như thế nào? Trả lời:
* Giả sử E không giao nguyên vật liệu được cho D vì dây chuyền sản xuất bị hư
hỏng thì D không thể được miễn trách. lOMoARcPSD| 36443508
Để D được miễn trách nhiệm thì phải thỏa mãn 3 điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 79 CISG: (i)
Việc không thực hiện nghĩa vụ là do trở ngại khách quan nằm ngoài sự kiểmsoát. (ii)
Bên vi phạm không thể lường trước được trở ngại trong quá trình giao kết hợpđồng. (iii)
Bên vi phạm không thể tránh được hoặc khắc phục được hậu quả của nó.Trong
tình huống này, việc dây chuyền sản xuất của E bị hư hỏng nên không thể giao hàng
cho D là một sự cố trong quá trình sản xuất, có thể coi là trở ngại khách quan. Tuy
nhiên, không thể nói đây là trở ngại không thể lường trước được vì D và E phải biết về
sự cố này khi giao kết hợp đồng và có thể quy định điều khoản trong hợp đồng. Sự cố
này có thể khắc phục bằng việc kiểm tra lại máy móc trước khi sản xuất hoặc trong quá
trình sản xuất mà xảy ra sự cố, E có thể thực hiện sửa chữa, thay thế máy móc để đảm
bảo thực hiện đúng hợp đồng.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 4 Điều 79 CISG thì D phải có nghĩa vụ thông báo
cho C về khả năng có thể giao hàng chậm trễ hoặc có thể thỏa thuận lại ngày giao
hàng nhưng bên D đã không làm.
* Nghĩa vụ vận chuyển, giao nhận hàng hóa và bảo hiểm giữa C và D được phân chia như sau: Người bán: Công ty D. Người mua: Công ty C. - Nghĩa vụ giao hàng:
+ Thông thường, hợp đồng mua bán hàng hoá (HĐMBHH) quy định địa điểm cụ thể để
tiến hành giao hàng. Nếu không có thỏa thuận nào về nơi giao hàng thì, theo Điều 31
CISG, việc giao hàng sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp.
Nếu HĐMBHH quy định về việc vận chuyển hàng hoá thì D phải giao hàng cho người
chuyên chở đầu tiên để chuyển giao cho C. Nếu HĐMBHH không quy định về việc vận
chuyển hàng hoá và HĐMBHH liên quan tới hàng hoá đặc định hoặc hàng hóa đồng
loại được lấy ra từ một khối lượng hàng xác định, hoặc được sản xuất tại một địa điểm
cụ thể; và tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên đã biết rằng hàng hoá đã ở địa điểm
đó hoặc được sản xuất tại địa điểm đó thì D có nghĩa vụ giao hàng dưới sự sắp xếp của
C tại địa điểm đó. Trong tất cả các trường hợp khác, D phải giao hàng theo sự sắp xếp
của C tại trụ sở kinh doanh của D tại thời điểm giao kết hợp đồng. Theo Điều 33 CISG,
D phải giao hàng vào ngày đã được thỏa thuận trong hợp đồng hoặc được hiểu ngầm
trong hợp đồng. Thời hạn giao hàng là ngày 10/01/2010. D phải giao hàng hoá phù hợp.
Tính phù hợp của hàng hoá được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 35 CISG. Theo đó,
hàng hoá phải đúng chất lượng, số lượng và mô tả được quy định trong hợp đồng và
được đóng gói theo cách thức đã được yêu cầu rõ ràng trong hợp đồng, hoặc theo cách đóng gói thông thường.
- Nghĩa vụ giao chứng từ liên quan tới hàng hoá: Nghĩa vụ giao chứng từ của Dđược quy định tại Điều 34
CISG. Cụ thể, D phải giao cho C các chứng từ liên quan tới hàng hoá tại thời điểm, địa điểm và theo cách
thức được quy định trong hợp đồng. Thông thường, D phải giao chứng từ vào thời điểm và dưới hình thức
mà chúng cho phép người mua (i) nắm quyền sở hữu đối với hàng hóa từ tay người chuyên chở khi hàng
hóa đến nơi giao hàng, (ii) thực hiện thủ tục thông quan và (iii) tiến hành khiếu nại người chuyên chở hoặc
công ty bảo hiểm nếu cần.
- Nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu về hàng hoá:
+ D có nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu về hàng hoá theo quy định tại Điều
42.1 CISG. Quy định này được đưa ra để đảm bảo quyền sở hữu thực sự của C đối với
hàng hóa sau khi nhận chuyển giao từ D.
+ D bị coi là vi phạm Điều 42 CISG khi và chỉ khi người mua chứng minh đủ ba điều kiện: lOMoARcPSD| 36443508 (i)
D phải biết hoặc không thể không biết về những quyền hạn hoặc yêu cầu
liênquan đến quyền sở hữu công nghiệp hay quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa
của người thứ ba tại thời điểm giao kết hợp đồng; (ii)
Các quyền và yêu cầu của người thứ ba phải dựa trên quy định của quốc
giađược xác định theo điểm a, b của Điều 42.1 CISG; (iii)
Các điều kiện được nêu tại Điều 42.2 CISG không tồn tại trên thực tế.Đồng
thời, để đảm bảo quyền lợi của mình, C có nghĩa vụ gửi thông báo cho D về việc
này theo quy định tại Điều 43 CISG.
- Nghĩa vụ giao kết hợp đồng chuyên chở và mua bảo hiểm hàng hóa: quy định tại
Điều 32 CISG với ba trường hợp cụ thể:
Thứ nhất, nếu sự cá biệt hóa không được thực hiện khi hàng hóa đã được giao cho người
thứ ba (người chuyên chở), D phải cho phép C tiến hành nhận diện hàng hóa bằng cách
thông báo cho C biết về việc họ đã gửi hàng kèm theo chỉ dẫn để nhận biết hàng hoá.
Thứ hai, khi D có nghĩa vụ thu xếp việc vận chuyển hàng hóa, D phải ký kết các hợp
đồng cần thiết để việc chuyên chở được thực hiện tới nơi giao hàng bằng các phương tiện
chuyên chở thích hợp với hoàn cảnh cụ thể và theo các điều kiện thông thường. Tuy
nhiên, D không có nghĩa vụ sử dụng những phương tiện vận chuyển đặc biệt trừ trường
hợp các bên có thỏa thuận riêng biệt.
Thứ ba, nếu D không có nghĩa vụ bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển, thì
nếu C yêu cầu, D có nghĩa vụ phải cung cấp mọi thông tin cần thiết liên quan đến
hàng hoá và việc vận chuyển hàng hoá để tạo điều kiện cho C mua bảo hiểm cho hàng hoá đó.
Tình huống 3: Giả sử hàng hoá của D được đưa lên tàu tại Hoa Kỳ đúng thời hạn.
Nhưng trong quá trình vận chuyển hàng hoá cho C đến Thuỵ Sĩ thì gặp bão nên đến 30/01/2010
hàng hoá của D mới đến công ty C. Trách nhiệm của D trong trường hợp này như thế nào? Biết
rằng Hoa Kỳ, Thuỵ Sĩ và Hungary đều là các quốc gia thành viên CISG. Áp dụng CISG để giải
quyết vụ việc trên. Trả lời:
* Trong tình huống này, D có thể được miễn trách nhiệm nếu D chứng minh được
mình thỏa mãn 3 điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 79 CISG: (i)
Việc không thực hiện nghĩa vụ là do trở ngại khách quan nằm ngoài sự
kiểmsoát của D. Trở ngại khách quan ở đây là do bão gây ra, D không lường trước được. (ii)
D đã không thể lường trước được trở ngại trong quá trình giao kết hợp
đồng.Trong tình huống này, nếu D chứng minh được việc có bão nằm ngoài khả năng
dự kiến của D, bão là sự kiện bất thường và không phải lúc nào cũng có, D không
biết bão sẽ diễn ra lúc nào. (iii)
Những trở ngại này không thể tránh được hoặc không thể khắc phục được
hậuquả của nó. Hàng hoá của D được đưa lên tàu tại Hoa Kỳ đúng thời hạn nhưng
trong quá trình vận chuyển hàng hoá cho C đến Thuỵ Sĩ thì gặp bão nên D không thể
khắc phục được hậu quả khi có bão xảy ra làm tàu chậm.
* D sẽ phải chịu trách nhiệm nếu sự việc có bão xảy ra đã được dự báo từ trước nhưng
D không chịu cập nhập thông tin và vẫn tiếp tục giao hàng thì trở ngại này có thể lường
trước được. Khi có trở ngại xảy ra, D có thể thông báo cho C biết và thỏa thuận, C có
thể gia hạn thêm cho D một thời hạn bổ sung hợp lý để D thực hiện nghĩa vụ theo
khoản 1 Điều 47 CISG. C có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại vì sự chậm trễ trên theo
quy định tại Điều 74 CISG. BÀI TẬP NGOÀI:
Ngày 10/2/2012, Công ty A (có trụ sở chính tại quốc gia G) gửi tới trụ sở của công ty C (pháp
nhân đăng ký tại quốc gia H) đơn đặt hàng mua 8 máy cán giấy tự động, theo đơn giá và phương thức
vận chuyển cụ thể mà công ty C giới thiệu trên website của mình. Trong đơn đặt hàng, công ty A ghi
rõ muốn nhận được hồi âm của C trước 11/3/2012. Công ty C không có văn bản chính thức thể hiện lOMoARcPSD| 36443508
việc chấp nhận chào hàng gửi cho A, tuy nhiên đã tiến hành sản xuất máy cán giấy như yêu cầu của A,
sau đó thuê phương tiện vận tải để chở hàng cho A. Ngày 10/3/2012, khi công ty C thông báo tàu hàng
đã cập cảng và đề nghị công ty A nhận hàng và thanh toán thì nhận được thông báo của A từ chối
nhận hàng vì hai bên chưa ký kết hợp đồng.
Anh/Chị hãy cho biết: 1.
Nếu G là thành viên của CISG 1980, trong khi H không phải thành viên CISG 1980 thì
hợp đồng giữa A và C có thể chịu sự điều chỉnh của CISG 1980 hay không? Tại sao?
Hợp đồng giữa A và C vẫn có thể chịu sự điều chỉnh của CISG 1980 vì nếu hai bên quyết định chọn
luật của quốc gia G để giải quyết tranh chấp thì CISG có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên, nếu cả 2 quốc
gia quyết định chọn áp dụng luật của quốc gia H mà quốc gia H không là thành viên, không dẫn chiếu đến
CISG thì CISG không thể điều chỉnh trong trường hợp này. 2.
Việc từ chối nhận hàng của Công ty A hợp pháp không? Tại sao? Được biết trong quá
trình làm việc với nhau từ trước, giữa hai bên đã hình thành một thói quen là C không cần trả lời
chấp nhận mà chỉ cần thực hiện việc giao hàng đúng thời hạn đã thoả thuận. Trong trường hợp này:
- Căn cứ theo Điều 14.1 CISG thì lời đề nghị giao kết hợp đồng của A đối với C là lời chào hàng hợp lệ;
- Căn cứ theo Điều 15.1 CISG thì công ty A đã gửi đơn đặt hàng đến nơi công ty C;
- Căn cứ theo Điều 18.1 CISG và thói quen đã hình thành từ trước giữa A và C thì sự im lặng của C
được coi là chấp nhận lời chào hàng.
- Tuy nhiên, căn cứ khoản 2 Điều 18 CISG và căn cứ đơn đặt hàng, công ty A ghi rõ muốn nhận được
hồi âm của C trước 11/3/2012 thì chấp nhận chào hàng chưa phát sinh hiệu lực do công ty C không có văn
bản thể hiện việc chấp nhận chào hàng gửi cho A.
Vì vậy, theo em hợp đồng này chưa được ký kết và không phát sinh hiệu lực. Theo đó, A không có
nghĩa vụ phải nhận hàng, Việc từ chối nhận hàng của Công ty A là hợp pháp. lOMoARcPSD| 36443508 MỘT SỐ ĐỀ THI: Đề 1
Câu 1. (4 điểm) Nhận định 1.
WTO không cấm hoàn toàn mọi hành vi bán phá giá. Nhận định đúng CSPL: khoản 8 Điều 5 ADA
Trong trường hợp biên độ chống bán phá giá không đáng kể: nhỏ hơn 2% giá xuất khẩu hoặc khối
lượng hàng bán phá giá là không đáng kể: ●
Hàng hóa bán phá giá từ một nước bị điều tra nhỏ hơn 3% tổng nhập khẩu, đồng thời; ●
Tổng khối lượng hàng hóa bán phá giá từ tất cả các nước bị điều tra nhỏ hơn hoặc bằng 7%
Đây là điều kiện được miễn trừ, có thể xem là trường hợp ngoại lệ mà WTO không cấm. Như vậy
WTO không cấm hoàn toàn mọi hành vi bán phá giá. 2.
Trong mọi trường hợp các quốc gia thành viên WTO không được phép sử dụng các
biện pháphạn ngạch. Nhận định sai
CSPL: Điều 19 Hiệp định GATT 1994, Hiệp định tự vệ Thương mại (SA)
Theo các quy định trên, biện pháp hạn ngạch là một trong hai biện pháp tự vệ thương mại. Căn cứ vào
Điều 2 Hiệp định SA trong trường hợp quốc gia thành viên WTO đã xác định được, phù hợp với những quy
định của hiệp định SA là sản phẩm được nhập vào lãnh thổ của quốc gia mình khi có sự gia tăng nhập khẩu,
tương đối hay tuyệt đối so với sản xuất nội địa và theo đó có thể nó gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn hại
nghiêm trọng cho ngành công nghiệp nội địa sản xuất ra các sản phẩm tương tự hoặc các sản phẩm cạnh
tranh trực tiếp thì quốc gia đó có thể áp dụng 1 biện pháp phòng vệ thương mại trong đó có biện pháp hạn ngạch.
Ngoài ra, khái niệm về tổn hại nghiêm trọng và đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng được quy định
tại điểm a,b Khoản 1 Điều 4 SA Như vây,...
3. Các quốc gia chỉ cần chứng minh theo các trường hợp từ điểm a đến điểm j thì có thể được
hưởng ngoại lệ tại Điều XX GATT 1994. Nhận định sai CSPL: Điều XX GATT 1994
Để được hưởng ngoại lệ chung theo Điều XX GATT 1994, ngoài việc các quốc gia thành viên của
WTO viện dẫn chứng minh biện pháp vi phạm thuộc 1 hoặc nhiều ngoại lệ quy định ở các điểm từ điểm (a)
đến (j) của Điều XX GATT 1994 thì còn phải chứng minh việc áp dụng các biện pháp vi phạm đó là cần
thiết và liên quan. Điều này có nghĩa nếu việc áp dụng biện pháp vi phạm là không cần thiết và cũng không
có mối liên quan nào thì quốc gia áp dụng biện pháp vi phạm cũng sẽ không được hưởng ngoại lệ quy định
tại Điều XX. Bên cạnh đó, điều kiện áp dụng 1 biện pháp cụ thể phải đáp ứng các yêu cầu được nêu ở phần mở đầu của Điều XX.
Như vậy không phải chỉ cần chứng minh theo các trường hợp từ điểm a đến điểm j thì các quốc gia có
thể được hưởng ngoại lệ tại Điều XX GATT 1994.
4. Theo luật WTO, các quốc gia đang phát triển không thể bị áp dụng biện pháp tự vệ thương mại. Nhận định sai
CSPL: Điều 9 Hiệp định về các biện pháp tự vệ
Căn cứ theo quy định này, có hai trường hợp các quốc gia đang phát triển không được miễn bị áp dụng các biện pháp tự vệ: lOMoARcPSD| 36443508 ●
Thứ nhất, tỷ phẩn nhập khẩu của sản phẩm đó vào nước áp dụng biện pháp tự vệ vượt quá 3% ●
Các nước đang phát triển có tỉ phần nhập khẩu riêng rẽ nhỏ hơn 3% nhưng tổng cộng lại
chiếm trên 9% hàng nhập khẩu.
Như vậy, các quốc gia đang phát triển vẫn có thể bị áp dụng biện pháp tự vệ thương mại.
Câu 2. (2 điểm) Lý thuyết
So sánh các biện pháp phòng vệ thương mại.
Biện pháp phòng vệ thương mại gồm ba biện pháp cơ bản: Biện pháp chống bán phá giá, Biện pháp
đối kháng, Biện pháp tự vệ.
Biện pháp chống bán phá giá Biện pháp tự vệ
& Biện pháp đối kháng ● Xử lý hành vi ●
Áp dụng ngay cả khi hoạt động thương thương mại diễn ra lành mạnh
mại không lành mạnh (unfair trade) ●
Áp thuế hoặc hạn ngạch ● Thông qua việc áp thuế ●
Phải đền bù cho các đối tác thương mại (điều 8) ● Không phải đền bù ●
Không quan tâm đến xuất xứ hay nhà ●
Thuế riêng biệt cho xuất khẩu (áp dụng như thuế quan). Phải áp dụng trên
từng nước và từng nhà xuất khẩu
nguyên tắc không phân biệt đối xử
Câu 3. (4 điểm) Bài tập
Vào ngày 01/05/2017, Công ty TNHH TC có trụ sở tại Nhật Bản gửi chào hàng với việc bán 3000
chiếc áo dệt kim loại A cho Công ty Starship Inc. có trụ sở tại Anh với mức giá 50 USD/cái, thời hạn
giao hàng là ngày 01/6/2017. Nhận được chào hàng, Công ty Starship trả lời vào ngày 03/05/2017 đồng
ý các nội dung trong đơn chào hàng nhưng muốn thay đổi mức giá là 40 USD/cái và yêu cầu Công ty
TNHH TC trả lời trước ngày 15/05/2017. Đến ngày 18/05/2017, Công ty TNHH TC gửi email trả lời
đồng ý với các điều kiện sửa đổi mà Công ty Starship đưa ra. Nhận được email, Công ty Starship ngay
lập tức trả lời không đồng ý với thư trả lời trễ hạn của Công ty TNHH TC. Hỏi:
1. Biết rằng Nhật Bản là thành viên CISG nhưng Anh thì không và trong hợp đồng các bên đã
thỏa thuận chọn luật Nhật Bản để điều chỉnh đối với hợp đồng. Hãy xác định luật điều chỉnh đối với
hợp đồng? (2 điểm)
● b1: Xét có phải hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không
● b2: Xét về hàng hóa có thuộc trường hợp tại khoản 2 không
● b3: Các trường hợp áp dụng CISG
CISG sẽ được áp dụng để điều chỉnh hợp đồng trên trong 3 trường hợp sau đây:
● Cả hai bên trong hợp đồng đều đến từ Quốc Gia Thành Viên.
● 1 bên không là thành viên CISG, 1 bên là thành viên CISG: 2 bên thỏa thuận áp dụng nước là
thành viên CISG, luật của quốc gia này sẽ được áp dụng để điều chỉnh đối với hợp đồng mà trong điều
kiện chọn luật không loại trừ CISG và quốc gia này không bảo lưu điểm b khoản 1 Điều 1 CISG theo
quy định tại Điều 95 của công ước
● 2 bên không lựa chọn luật áp dụng, cơ quan giải quyết tranh chấp chọn CISG lOMoARcPSD| 36443508
2. Giả sử CISG là nguồn luật điều chỉnh, hợp đồng giữa các bên đã được ký kết hay chưa? (2 điểm) Chào hàng 1: Điều 19 Chào hàng 2: Điều 18
Đầu tiên áp dụng Điều 15 Áp dụng k1 k3 Điều 19 Áp dụng k2 Điều 18 Đề 2
Câu 1. (3 điểm) Nhận định sau đây đúng hay sai, giải thích ngắn gọn. 1.
WTO là một diễn đàn cho các cuộc đàm phán giữa các nước thành viên về những mối quan hệquốc tế. nhận định sai
CSPL: Điều 3 Hiệp định Marrakesh
WTO được thành lập nhằm tạo nên một diễn đàn thương mại, nơi các vấn đề liên quan đến thương mại
được đưa ra bàn bạc, đàm phán một cách công khai, thẳng thắn. Việc tranh luận và đàm phán trên diễn đàn
này chỉ gồm các mối quan hệ thuộc lĩnh vực thương mại trong những vấn đề được điều chỉnh theo các thỏa
thuận quy định trong các Phụ lục liên quan.
Như vậy, WTO không phải là một diễn đàn cho các cuộc đàm phán giữa các nước thành viên về
những mối quan hệ quốc tế mà chỉ là diễn đàn cho các cuộc đàm phán giữa các nước thành viên về những
mối quan hệ thương mại đa biên bởi vì những mối quan hệ quốc tế còn bao gồm các lĩnh vực khác như
chính trị, dân sự, ngoại giao,... 2.
Thuế quan là biện pháp duy nhất để chống trợ cấp và chống bán phá giá. Nhận định sai
CSPL: Điều 7, 8, 9 Hiệp định về chống bán phá giá
Biện pháp chống bán phá giá về thực chất là để chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của
hàng hóa nhập khẩu và trong đó thuế chống bán phá giá là công cụ được sử dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên,
ngoài thuế quan còn có biện pháp tạm thời, cam kết về giá cũng là biện pháp để chống bán phá giá được quy
định trong Hiệp định về chống bán phá giá, nhưng các biện pháp này ít được áp dụng hơn.
Như vậy, thuế không phải biện pháp để chống trợ cấp và chống bán phá giá duy nhất. 3.
Theo CISG 1980, nếu người chào hàng im lặng trước những thay đổi, bổ sung trong thư
trả lời chấp nhận chào hàng đối với chào hàng, thì hợp đồng sẽ được kết lập và bao gồm cả những
thay đổi, bổ sung đó. Nhận định sai CSPL: Điều 19 CISG
Theo quy định tại điều trên, trường hợp trong thư trả lời có những nội dung thay đổi, bổ sung là những
điều kiện làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng như điều kiện liên quan tới giá, địa điểm
thanh toán,.. mà người chào hàng im lặng thì được coi là từ chối ký kết hợp đồng.
Như vậy, nếu người chào hàng im lặng trước những thay đổi, bổ sung trong thư trả lời chấp nhận chào
hàng đối với chào hàng, thì hợp đồng sẽ không được kết lập và bao gồm cả những thay đổi, bổ sung nếu nội
dung thay đổi đó là điều kiện cơ bản của hợp đồng
Công ty B (trụ sở thương mại tại Pháp) liên hệ với Công ty C (trụ sở thương mại tại Việt Nam),
đề nghị mua 100 tấn cà chua chất lượng cao, giá X xứ Việt Nam. Ngày 14/01/2020, Công ty C liên hệ
trực tiếp với Công ty B để xác nhận lại đơn hàng và các điều khoản mà chi nhánh Công ty này ở Pháp
truyền đạt, thời hạn trả lời vào ngày 25/04/2020 lOMoARcPSD| 36443508
Ngày 18/03/2020, Công ty C đã gửi fax đề cập đến tình hình của Công ty hiện nay đang gặp khó
khăn do tổ chức WHO đã tuyên bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu vào ngày 11/03/2020 và Chính phủ
đã yêu cầu không được tụ tập quá 20 người trong một cơ sở làm việc khiến việc thu hoạch cà chua bị
chậm trễ vì thiếu nhân sự, do đó tuyên bố không thể giao hàng. Ngày 23/03/2020, Công ty B yêu cầu
Công ty C giao hàng ngày 28/04/2020, thanh toán tiền hàng thành 03 đợt. Bên Công ty C từ chối vì
không thể giao hàng và không bồi thường vì được miễn trách. Do đó, Công ty B kiện Công ty C ra
Tòa án Pháp để giải quyết.
Anh (Chị) hãy phân tích và trả lời câu hỏi: 1.
CISG có được áp dụng để giải quyết tranh chấp này không?
Công ty B (trụ sở thương mại tại Pháp) liên hệ với Công ty C (trụ sở thương mại tại Việt Nam), đề
nghị mua 100 tấn cà chua chất lượng cao, giá X xứ Việt Nam. Vì Công ty B và công ty C có trụ sở thương
mại tại hai quốc gia khác nhau nên có thể coi đây là mua bán hàng hóa quốc tế.
Công ty B (trụ sở thương mại tại Pháp) và Công ty C (trụ sở thương mại tại Việt Nam) đang trao đổi
về việc mua bán hàng hóa quốc tế mà hàng hóa ở đây là cà chua - hàng hóa không thuộc Điều 2 CISG.
Ngoài ra, Pháp và Việt Nam đều là thành viên CISG, hai bên cũng không đề cập đến việc chọn luật áp dụng
hay loại trừ CISG nên theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 CISG thì CISG có thể được áp dụng để giải quyết tranh chấp trên. 2.
Nếu CISG được áp dụng, Công ty C phải chịu trách nhiệm do không giao hàng đúng
thời hạn mà các bên đã thỏa thuận không? Đề DS 42
Câu 1: Nhận định đúng sai (4 điểm)
A/ Trường hợp ngoại lệ theo Điều XX GATT 1994 là ngoại lệ đặc trưng của quy chế đãi ngộ
quốc gia (NT) và quy chế đãi ngộ tối huệ quốc (MFN). Nhận định sai CSPL: Điều XX GATT
Các nguyên tắc hoạt động của tổ chức thương mại thế giới gồm nguyên tắc không phân biệt đối xử
trên cơ sở hai chế độ pháp lý là NT và MFN, nguyên tắc tự do hóa thương mại, nguyên tắc minh bạch. Điều
XX quy định việc áp dụng các ngoại lệ chung cho các nguyên tắc hoạt động của WTO. Điều XX không
được tạo ra sự phân biệt đối xử phi lý giữa các nước có điều kiện như nhau hay hạn chế, ngăn cản thương mại quốc tế.
Như vậy trường hợp ngoại lệ theo Điều XX GATT 1994 ngoài là ngoại lệ đặc trưng của quy chế đãi
ngộ quốc gia (NT) và quy chế đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) thì còn là ngoại lệ của nguyên tắc tự do hóa
thương mại và nguyên tắc minh bạch.
B/ Nhằm mục đích tăng cường liên kết thương mại khu vực, các quốc gia thành viên WTO chắc
chắn sẽ được hưởng ngoại lệ tại điều XXIV nếu như các quốc gia thành thiết lập các khu vực tự do mậu dịch (FTA) Nhận định sai
Để được hưởng ngoại lệ của nguyên tắc MFN và nguyên tắc NT tự do mậu dịch (FTA) phải đáp ứng
đủ điều kiện quy định quy định tại Điều XXIV GATT 1994.
+ Về hình thức: việc thiết lập thiết chế khu vực phải đảm bảo tính minh bạch.
+ Về nội dung: việc thiết lập đế chế khu vực phải đáp ứng 2 điều kiện: điều kiện nội biên (điều chỉnh
các mối quan hệ giữa các thành viên thiết chế khu vực), điều kiện ngoại biên( điều chỉnh các mối quan hệ
giữa các thành viên thiết chế khu vực và các thành viên khác của WTO).
Như vậy, Khi thiết lập Khu vực Thương mại Tự do (FTA) hoặc một Liên minh Hải quan (Custom
Union) theo Điều XXIV GATT 1994, các thành viên của các liên kết này khi đáp ứng điều kiện luật định sẽ
được hưởng ngoại lệ của nguyên tắc MFN và nguyên tắc NT. lOMoARcPSD| 36443508
C/ Khi áp dụng các biện pháp phòng vệ Thương mại như đối kháng, chống bán phá giá và tự vệ
Thương mại, các quốc gia thành viên WTO phải áp dụng một cách không phân biệt đối xử. Nhận định sai
CSPL: khoản 2 Điều 2 Hiệp định SCM
Biện pháp tự vệ phải được áp dụng theo cách không phân biệt đối xử về xuất xứ hàng hoá nhập khẩu liên quan.
Như vậy khác với biện pháp chống bán phá giá và biện pháp chống trợ cấp (hai biện pháp này chỉ áp
dụng đối với nhà xuất khẩu từ một hoặc một số nước xuất khẩu nhất định bị điều tra), biện pháp tự vệ
áp dụng cho tất cả các nhà sản xuất, xuất khẩu của tất cả các nước xuất khẩu đang xuất mặt hàng đó sang nước nhập khẩu. Cách 2: Nhận định sai
CSPL: Điều 2.2, Điều 9.1 Hiệp định tự vệ thương mại
Khi áp dụng biện pháp tự vệ thương mại sẽ có sự phân biệt nguồn gốc xuất xứ đối với hàng hóa xuất
xứ từ các nước đang phát triển cụ thể hàng hóa nhập khẩu từ thành viên đang phát triển có thị phần không
vượt quá 3% tính riêng lẻ (mức thị phần tối thiểu de minimis) hoặc không vượt quá 9% tính gộp mặc dù thị
phần tính riêng lẻ thấp hơn 3% thì sẽ không được áp dụng biện pháp tự vệ thương mại. Đây là ngoại lệ của
nguyên tắc áp dụng không phân biệt đối xử.
D/ Theo CISG, trong mọi trường hợp, khi một bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế vi
phạm nghĩa vụ của mình thì bên bị vi phạm có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Nhận định sai (trang 130 sách hướng dẫn) CSPL: Điều 78, 79 CISG
CISG cho phép áp dụng miễn trách nhiệm trong các trường hợp: ●
Xảy ra khó khăn, trở ngại ● Lỗi của bên có quyền ●
Miễn trách do hành vi của bên thứ ba ●
Miễn trách do các bên thỏa thuận
Khi một bên vi trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chứng minh được các yêu cầu về điều kiện
vận dụng chế định miễn trách do trở ngại thì sẽ được miễn trách nhiệm BTTH. Như vậy, theo CISG, không
phải trong mọi trường hợp, khi một bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế vi phạm nghĩa vụ của
mình thì bên bị vi phạm có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại. II. BAI TAP (4 DIEM)
Công ty Ernesto de la Cruz (EDC) có trụ sở tại Rio de Janeiro, Brazil giao kết hợp đồng cung cấp
100.000 tấn cacao nguyên liệu cho công ty Miguel Rivera Chocolate (MRC) có trụ sở tại Thái Lan.
Việc giao hàng sẽ chia làm 04 đợt chia đều cho 04 quý trong năm 2016. Công ty EDC cung cấp
được 500 tấn ca cao cho công ty MRC cho tới tháng 6/2016. Tuy nhiên, tháng 7/2016, nắng nóng và khô
hạn đã gây nên cháy rừng trên diện rộng tại Brazil. Công ty EDC lập tức thông báo cho MRC về tình
hình này và tuyên bố thời gian giao hàng có thể bị dời lại so với thỏa thuận ban đầu.
Trên thực tế, với kinh nghiệm nhiều năm trong hoạt động tại Brazil, EDC biết rằng nguy cơ cháy
rừng vào mùa hè tại quốc gia này rất cao nên đã luôn chuẩn bị hàng sẵn trong kho, chất lượng hàng này đủ
điều kiện để giao hàng cho MRC. Mặc dù vậy, trong hai quý sau của năm 2016, không có thêm một lỗ cacao
nào được vận chuyển đến cho người mua, tranh chấp xảy ra.
1/ Phân tích khả năng áp dụng CISG cho vụ tranh chấp này? Chủ thể: ●
Công ty Ernesto de la Cruz (EDC) có trụ sở thương mại tại Rio de Janeiro, Brazil ●
công ty Miguel Rivera Chocolate (MRC) có trụ sở thương mại tại Thái Lan lOMoARcPSD| 36443508
=> Hai thương nhân có trụ sở thương mại tại 2 quốc gia khác nhau. Mà hai quốc gia Brazil, Thái Lan
đều là thành viên công ước CISG
Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa cụ thể là cacao (không thuộc các trường hợp không áp dụng công
ước tại Điều 2 CISG). => Đây là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo khoản 1 Điều 3 CISG. Các bên
trong hợp đồng không có thoả thuận về việc loại trừ việc áp dụng CISG theo Điều 6.
Vậy, từ những cơ sở nêu trên tranh chấp này thuộc phạm vi điều chỉnh của CISG.
2/ Giả sử, công ty Miguel Rivera Chocolate sau đó đã đưa vụ việc ra trọng tài ICC để giải quyết.
Trong phiên trọng tải, Công ty Ernesto de la Cruz viện dẫn sự kiện cháy rừng vào tháng 7/2016 để
làm căn cứ miễn trách giải thích cho việc không tiếp tục giao hàng cho Miguel Rivera Chocolate.
Hãy đánh giá liệu Ernesto de la Cruz có được miễn trách trong trường hợp này không, căn cứ
theo quy định của CISG?
CSPL: khoản 1, 4 Điều 79 CISG Theo quy định trên, 1.
bên vi phạm cần chứng minh được đầy đủ các yếu tố sau:
- Xảy ra trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát: cháy rừng trên diện rộng là do nắng nóng và khô hạn nên
nằm ngoài sự kiểm soát của EDC
- Trở ngại đó không thể được tính tới một cách hợp lý bởi bên vi phạm vào lúc hợp đồng được
ký kết. Theo đó, tại thời điểm giao kết hợp đồng bên EDC đã tính tới việc có nguy cơ cháy rừng vào mùa hè
tại quốc gia này bằng chứng là EDC đã luôn chuẩn bị hàng sẵn trong kho
- Trở ngại đó không thể tránh được hoặc khắc phục được. EDC đã tính tới việc cháy rừng diễn ra
vào mùa hè và có thể khắc phục được hậu quả của nó bằng cách là đã chuẩn bị hàng trong kho đủ để giao cho MRC.
EDC đã tính tới việc cháy rừng diễn ra vào mùa hè và có chuẩn bị sẵn hàng trong kho và chất
lượng của cacao đủ điều kiện để giao hàng cho MRC. Như vậy chúng ta có thể thấy trong trường hợp
này công ty EDC của việc cháy rừng giao hàng đã chuẩn bị trong kho cho MRC.
- Mối quan hệ nhân quả giữa trở ngại đó và hành vi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng. Cụ thể
trong trường hợp này, cháy rừng trên diện rộng không là nguyên nhân trực tiếp làm cho EDC không thể giao được hàng.
=> Như vậy, vấn đề phía EDC đang gặp phải làm EDC không giao được hàng không đáp ứng các điều
kiện về trở ngại theo Điều 79.1.
(2) Bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ thông báo (trong thời gian hợp lý): khoản 4 Điều 79 CISG
Thỏa mãn điều kiện thông báo
( note: Thời hạn hợp lý tùy vào từng trường hợp để xem có hợp lý hay không.
Từ những căn cứ trên, EDC không đáp ứng đủ điều kiện để được miễn trách trong trường hợp này. HS 42A
1. Nhận định đúng - sai và giải thích ngắn gọn tại sao, nêu rõ cơ sở pháp lý (3 điểm)
A/ Tất cả hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đều được điều chỉnh bởi CISG 1980 Nhận định: Sai
CSPL: Khoản 1 Điều 1; Điều 2 CISG 1980
Theo quy định của khoản 1 Điều 1 CISG 1980 thì CISG chỉ điều chỉnh cho các hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế giữa các bên có trụ sở thương mại khác nhau: ●
Khi các quốc gia này là các quốc gia thành viên của Công ước; lOMoARcPSD| 36443508 ●
Khi theo quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật của các nước thành viên Công ước này.
Ngoài ra, CISG không điều chỉnh cho các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nếu đối tượng của hợp
đồng đó thuộc vào các trường hợp quy định tại Điều 2 CISG 1980.
Như vậy, không phải tất cả hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đều được điều chỉnh bởi CISG 1980
B/ Theo CISG 1980, chế tài hủy hợp đồng có thể áp dụng đồng thời với chế tài phạt vi phạm hợp đồng. Nhận định sai
Trong CISG 1980 không có quy định về chế tài phạt vi phạm. Tuy nhiên các bên trong hợp đồng có
thể thỏa thuận áp dụng chế tài này.
Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng sẽ không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải
thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận. Mà bản chất chế tài phạt vi phạm là chế tài do các bên thỏa thuận trong
hợp đồng mới được áp dụng. Do đó trên thực tiễn bên bị vi phạm sẽ thực hiện chế phạt vi phạm ( nếu có
thỏa thuận) trước xong mới thực hiện chế tài hủy bỏ hợp đồng để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
(Điều 423 BLDS, Điều 312 Luật Thương mại 2005). II. BÀI TẬP: (5 Điểm)
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid 19, một số quốc gia đã phát hiện virus
Corona trên bao bì sản phẩm thực phẩm đông lạnh. Để tăng cường các biện pháp ngăn chặn nguy cơ
xâm nhập của dịch bệnh, quốc gia A đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm đông lạnh nhập
khẩu từ các quốc gia đang có dịch bệnh Covid 19, trong đó có hàng hóa từ quốc gia B.
Chính phủ quốc gia B cho rằng lệnh cấm của A không dựa trên căn cứ khoa học và cản trở tiến
trình tự do hóa thương mại. Các doanh nghiệp xuất khẩu thực nhập đông lạnh của B rất bất bình vì chính sách này.
A và B là thành viên của WTO.
Anh/Chị hãy phân tích (chỉ ra cơ sở pháp lý và thực tiễn giải quyết tranh chấp của WTO) các câu hỏi sau đây:
1. Các doanh nghiệp của B có thể kiện tại WTO được không? Tại sao?
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO chỉ giải quyết các tranh chấp giữa các thành viên của tổ chức
đối với các hiệp định thương mại của hệ thống WTO. Điều 1.1 của DSU quy định rõ DSU áp dụng cho việc
tham vấn và giải quyết tranh chấp “giữa các thành viên”; như vậy chỉ có đại diện của các thành viên WTO
mới có quyền tham gia tranh tụng. Các thành viên của WTO có thể tham gia với tư cách là bên đi kiện hoặc
bên bị kiện hoặc bên thứ ba. Như vậy, các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức phi chính phủ không được phép
tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO với tư cách là các bên của vụ kiện.
Vì các lý lẽ trên, các doanh nghiệp của B không thể kiện tại WTO.
2. A có thể bị khiếu kiện tại WTO dựa trên cơ sở gì? Phân tích các cơ sở pháp lý mà A có
thể bị kiện tại WTO.
CSPL: Điều XXIII. 1 DSU quy định thành viên phải được quyền khiếu kiện tới WTO đối với bất kỳ
chính sách hay biện pháp thương mại của nước thành viên khác vi phạm các hiệp định liên quan làm triệt
tiêu hoặc phương hại tới lợi ích của mình có được từ các hiệp định này hoặc gây trở ngại tới việc đạt được
bất cứ mục tiêu nào của các hiệp định liên quan. Trong trường hợp này, A đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu
thực phẩm đông lạnh nhập khẩu từ các quốc gia đang có dịch bệnh Covid 19, trong đó có hàng hóa từ quốc
gia B, làm cho quốc gia B suy giảm lợi ích, cản trở tiến trình tự do hóa thương mại
3. A có thể căn cứ vào quy định nào của WTO để bảo vệ những lập luận của mình? CLC41A lOMoARcPSD| 36443508
I/ NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI: (4 điểm)
1/ Theo Hiệp định Marrakesh, đồng thuận là phương thức thông qua quyết định duy nhất ở Hội
nghị Bộ trưởng và Đại hội đồng WTO. Nhận định: Sai
CSPL: ĐIỀU 9.1, Điều 10 HĐ MARRAKESH
Trong trường hợp không thể đạt được một quyết định trên cơ sở đồng thuận hoặc cũng có thể tránh
trường hợp việc thông qua quyết định có thể bị trì hoãn thì vấn đề cần giải quyết sẽ được quyết định bằng
hình thức bỏ phiếu tại Hội nghị Bộ trưởng và Đại hội đồng WTO.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều X.2 Hiệp định Marrakesh khi quyết định các sửa đổi liên quan
đến nghĩa vụ mang tính cốt lõi của hệ thống thương mại đa phương WTO như quyết định bổ sung điều
khoản của các hiệp định thương mại, quyết định giải thích theo thẩm quyền,... thì nhất trí là phương thức
duy nhất để thông qua các quyết định trong trường hợp này ở Hội nghị Bộ Trưởng và Đại hội đồng WTO.
Như vậy, theo Hiệp định Marrakesh, đồng thuận không là phương thức thông qua quyết định duy nhất
ở Hội nghị Bộ trưởng và Đại hội đồng WTO.
2/ Theo nguyên tắc MFN, chính phủ các quốc gia phải dành những ưu đãi như nhau giữa hàng
hóa nhập khẩu và hàng hóa nội địa tương tự. Nhận định sai.
CSPL: Điều I Hiệp định GATT 1994, Điều II Hiệp định GATS, Điều IV Hiệp định TRIPS
Theo quy định của Điều I GATT 1994 thì bất kỳ ưu đãi nào được bất kỳ quốc gia thành viên nào dành
cho sản phẩm có xuất xứ từ bất kỳ quốc gia thành viên khác sẽ được áp dụng cho sản phẩm tương tự có xuất
xứ từ mọi bên ký kết khác ngay tức khắc và vô điều kiện.
Mục tiêu cuối cùng của chế độ đãi ngộ tối huệ quốc giúp đảm bảo các đối tượng có xuất xứ từ các
nguồn khác nhau đều được đối xử như nhau khi nhập khẩu vào thị trường quốc gia khác chứ không phải
dành những ưu đãi như nhau giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa nội địa tương tự.
3/ Rà soát hoàng hôn sẽ dẫn đến việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá hay biện pháp đối
kháng hàng được trợ cấp kéo dài vô thời hạn. Nhận định sai.
CSPL: Điều 21 Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM)
Theo quy định tại điều này thì 5 năm kể từ ngày có quyết định áp thuế chống trợ cấp hoặc rà soát lại,
cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra lại (rà soát hoàng hôn) để xem xét việc chấm dứt việc áp thuế hay tiếp
tục áp thuế thêm 5 năm nữa. Như vậy trong trường hợp khi cơ quan điều tra rà soát hoàng hôn quyết định
rằng việc ngừng đánh thuế không có khả năng làm cho trợ cấp và tổn hại tiếp diễn và tái diễn thì sẽ chấm dứt
việc áp thuế chống trợ cấp.
Như vậy, Rà soát hoàng hôn sẽ không dẫn đến việc áp dụng biện pháp đối kháng hàng được trợ cấp kéo dài vô thời hạn.
4/ Trong mọi trường hợp, cá nhân mang quốc tịch của một trong hai thành viên WTO đang
tranh chấp sẽ không thể trở thành hội thẩm viên của Ban hội thẩm giải quyết tranh chấp cho các thành viên này. III/ BÀI TẬP: (4 điểm)
Công ty B (trụ sở thương mại tại Pháp) liên hệ với chi nhánh Công ty C (trụ sở thương mại Việt Nam)
tại Pháp, yêu cầu mua 100 tấn gạo chất lượng cao, giá X xuất xứ Việt Nam. Ngày 14 tháng 2 năm 2019,
công ty C liên hệ trực tiếp với Công ty B để xác nhận lại đơn hàng với các điều khoản mà chi nhánh công ty
này ở Pháp đã truyền đạt. thời hạn trả lời vào ngày 20 tháng 2 năm 2019. Ngày 18 tháng 2 năm 2019, công lOMoARcPSD| 36443508
ty C bị chảy kho hàng nên hàng hóa không còn đủ để thực hiện các hợp đồng mua bán nên Công ty C đã gửi
fax đề cập đến tình hình của công ty và tuyên bố không thể giao hàng. Ngày 23 tháng 2 năm 2019, Công ty
B hồi đáp yêu cầu công ty C giao hàng vào ngày 30 tháng 2, thanh toán tiền hàng thành 3 đợt. Bên công ty C
không thể giao hàng. Do đó, công ty B kiên công ty C ra tòa án Pháp để giải quyết.
Các anh/ chị hãy phân tích và trả lời câu hỏi: 1)
CISG có được áp dụng điều chỉnh cho hợp đồng mua bán giữa các công ty B và C? 2)
Nếu CISG được áp dụng, công ty C phải chịu trách nhiệm bồi thường hoặc bất kỳ nghĩa vụ nào khác hay không? Câu lý thuyết:
1. Nêu và phân tích quy tắc “WTO plus” trong thủ tục đàm phán gia nhập WTO, nhắm tới hỗ
trợ các quốc gia đang phát triển hoàn thiện pháp luật thương mại quốc gia và tạo lợi thế cho họ trong quá trình đàm phán.
Ví dụ: Khi Việt Nam đàm phán xin gia nhập WTO chúng ta phải cam kết thêm các
nghĩa vụ cao hơn mức nghĩa vụ vốn có của WTO, chẳng hạn như WTO không phân biệt
trình độ phát triển của các nước, hay phân biệt nền kinh tế thị trường hay phi thị trường
nhưng tại thời điểm đàm phán gia nhập thì Việt Nam phải chấp nhận yêu cầu của nước
thành viên WTO, tự mình xác định nền kinh tế Việt Nam là phi thị trường và chấp nhận
sự phân biệt đối xử.
Trong quá trình đàm phán để gia nhập WTO thì các nước sáng lập luôn đòi hỏi nước xin
gia nhập các nghĩa vụ cao hơn nghĩa vụ vốn có của WTO, vì để cam kết các nghĩa vụ
tăng thêm nên đây là gánh nặng cho thành viên xin gia nhập, do đó khi đàm PA phán
các nước xin gia nhập phải cân nhắc kĩ lợi ích để đàm phán thành công cho các bên.
CHƯƠNG PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI
2.Tại sao nói biện pháp tự vệ thương mại là một ngoại lệ của quy định về mức
thuế trần trong hệ thống thương mại WTO?
Trong khuôn khổ hệ thống GATT/WTO, biện pháp tự vệ thương mại được quy dịnh chủ
yếu tại Điều XIX Hiệp định GATT và Hiệp định tự vệ thương mại. Về bản chất, biện
pháp tự vệ thương mại là một trường hợp ngoại lệ của hệ thống thương mại
GATT/WTO, theo đó, trong một số trường hợp đặc biệt khẩn cấp thành viên WTO được
phép miễn thực hiện một số nghĩa vụ theo quy định của GATT và các cam kết WTO liên quan.
Biện pháp tự vệ thương mại là một ngoại lệ của quy định về mức thuế trần trong hệ
thống thương mại WTO vì sau khi có kết quả khẳng định rằng hàng hóa nhập khẩu bị
điều tra đáp ứng các điều kiện được ghi nhận tại Điều 2 và Điều 4 của Hiệp định tự vệ
thương mại, thành viên nhập khẩu được quyền áp dụng biện pháp thuế quan và phải
phù hợp với nguyên tắc được quy định. -
Áp dụng biện pháp thuế quan là việc thành viên nhập khẩu nâng mức thuế
nhậpkhẩu áp dụng đối với sản phẩn bị điều tra cao hơn mức thuế trần mà thành viên
nhập khẩu đã cam kết trong biểu thuế quan. Về nguyên tắc, việc áp dụng mức thuế cao
hơn mức thuế trần này là sự vi phạm Điều II.1 Hiệp định GATT.
3. Tại sao Hiệp định tự vệ yêu cầu mức độ thiệt hại phải “nghiêm trọng” thay
vì thiệt hại “đáng kể” như trong thủ tục điều tra áp thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng. lOMoARcPSD| 36443508
Hiệp định tự vệ yêu cầu mức độ thiệt hại phải “nghiêm trọng” thay vì thiệt hại “đáng
kể” như trong thủ tục điều tra áp thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng vì: - Bản
chất của trợ cấp và bán phá giá là đối phó lại các hành vi thương mại không lành mạnh.
Riêng đối với tự vệ thương mại, quốc gia sẽ áp dụng ngay khi đối tác của mình không
có bất kì sự vi phạm nào cả. Biện pháp tự vệ thương mại chỉ liên quan đến vấn đề khắc
phục khó khăn đối với ngành sản xuất trong nước của nước áp dụng biện pháp tự vệ do
ảnh hưởng của việc thực hiện cắt giảm thuế quan và việc hạn chế áp dụng các biện pháp
phi thuế quan để thực hiện các cam kết của thành viên áp dụng biện pháp tự vệ, không
bị chi phối bởi yếu tố cạnh tranh lành mạnh hay không lành mạnh của hàng nhập khẩu. -
Tự vệ thương mại đối phó lại với cả hành vi thương mại hoàn toàn bình
thườngvà lành mạnh cho nên đây là công cụ phải trả tiền, yêu cầu mức độ áp dụng và
chứng minh các thiệt hại nghiêm trọng, phức tạp hơn đối với các quốc gia đang dự
kiến áp dụng biện pháp này. Thành viên tiến hành áp dụng biện pháp tự vệ thương mại
phải tiến hành bồi thường cho các đối tác thương mại khác. 4.
Giảm thuế nhanh hơn lộ trình đã cam kết khi gia nhập WTO có vi
phạmcam kết với tổ chức này không? Đây có phải là một hình thức trợ cấp cho
những doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu đầu vào có nguồn gốc nhập khẩu để sản xuất hay không? Trả lời:
Việc giảm thuế nhanh hơn lộ trình đã cam kết khi gia nhập WTO là không vi phạm
cam kết với tổ chức này. Bởi vì, khi thực hiện cam kết giảm thuế nhập khẩu theo biểu
cam kết WTO, thì mỗi quốc gia thành viên đều phải giảm theo lộ trình, và lộ trình này
chỉ nói đến thời hạn và mức thuế giảm phải đạt được trong thời hạn này. Việc cam kết
như vậy của thành viên WTO, có thể hiểu là quốc gia đó phải không được chậm trễ hơn
thời hạn đã cam kết, mà không đề cập đến việc giảm nhanh hơn thời hạn này có bị coi
là có vi phạm hay không. Do đó, theo em việc giảm thuế này không vi phạm với cam kết với tổ chức này. 5.
Về mặt bản chất, tự vệ TM có giống các biện pháp khắc phục TM cònlại
của WTO (như biện pháp đối kháng với hành vi trợ cấp, biện pháp chống lại
hành vi bán phá giá) hay không? -
Tự vệ thương mại: Là biện pháp mà WTO cho phép một quốc gia thành viên
cóthể hạn chế nhập khẩu một hoặc một số loại hàng hoá trong trường hợp khẩn cấp,
khi hàng hoá nhập khẩu gia tăng đột biến trên thị trường, gây ra hoặc đe doạ gây ra sự
tổn hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp nội địa sản xuất ra các sản phẩm tương
tự hoặc các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp. -
Về bản chất, biện pháp đối kháng với hành vi trợ cấp và biện pháp chống lại
hànhvi bán phá giá được áp dụng để đối phó với hành vi thương mại không lành mạnh
của doanh nghiệp xuất khẩu (như bán phá giá hoặc được trợ cấp).
Trong khi đó, biện pháp tự vệ là công cụ bảo vệ ngành sản xuất hàng hóa trong nước,
nhằm hạn chế những tác động tiêu cực gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trong
nước do hàng hóa nhập khẩu gia tăng đột biến. Biện pháp tự vệ không xuất phát từ
hành vi vi phạm của doanh nghiệp xuất khẩu, không xuất phát từ hành vi cạnh tranh
không lành mạnh. Đây là công cụ phải trả tiền.
Vậy thì không giống với 2 biện pháp còn lại, tự vệ thương mại có thể áp dụng ngay cả
khi hành vi đó là hành vi cạnh tranh lành mạnh và phải bồi thường thiệt hại cho nước
có lợi ích thương mại bị ảnh hưởng xấu do áp dụng biện pháp này.
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Phân tích và cho ví dụ minh họa về phạm vi áp dụng DSU.
Theo quy định tại Điều 1 của Bản Thỏa thuận ghi nhận về các quy tắc và thủ tục điều
chỉnh việc giải quyết tranh chấp thì DSB sẽ giải quyết tranh chấp phát sinh “giữa các
Thành viên và từ “hiệp định có liên quan” như: Hiệp định thành lập WTO, các hiệp lOMoARcPSD| 36443508
định về thương mại hàng hoá (GATT và các hiệp định liên quan), Hiệp định GATS,
Hiệp định TRIPS, các hiệp định thương mại nhiều bên và ngay cả chính DSU.
Phạm vi đối tượng các tranh chấp mà DSU được áp dụng:
- Cơ sở pháp lý: Điều XXIII.1 GATT 1994.
- Trong trường hợp một thành viên tin tưởng rằng một lợi ích trực tiếp hay giántiếp từ Hiệp định
này bị triệt tiêu hay suy giảm hoặc việc đạt được bất kỳ mục tiêu của Hiệp định này bị trở ngại do: a)
Một bên ký kết không hoàn thành các nghĩa vụ đã cam kết trong khuôn khổ Hiệpđịnh này; hoặc b)
Một bên ký kết khác áp dụng một biện pháp nào đó, dù biện pháp này có
tráivới quy định của Hiệp định này hay không (Điều 26 DSU); c) Sự tồn tại một
tình huống bất kỳ nào khác.
2. Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm khác nhau như thế nào? Cơ quan
Phúc thẩm có hoạt động mang tính vụ việc như Ban Hội thẩm không? Tiêu chí Ban Hội thẩm Cơ quan Phúc thẩm Cơ chế thành Theo vụ việc (ad hoc) Là cơ quan thường lập trực Thành phần 3 – 5 thành viên (điều 7 thành viên do DSB 8 DSU) bổ nhiệm (Điều 17.1 DSU) Chức năng Xem xét vấn đề tranh Xem xét đơn kháng chấp
nghị (yêu cầu ph úc thẩm)
dựa theo quy định trong các của tranh chấp đối với kết Hiệp
luận của Ban Hội thẩm. định của WTO mà bên nguyên đơn
việc dẫn trong đơn kiện để giúp DSB đưa ra khuyến nghị thích hợp cho các bên tranh chấp (Điều 11, 19 DSU) Kết quả công Báo cáo trình DSB Quyết định việc