-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập ôn hè lớp 2 lên lớp 3 năm 2024 môn Tiếng Việt - Đề 15
Bài tập ôn hè lớp 2 lên lớp 3 năm 2024 môn Tiếng Việt - Đề 15 gồm phần đề kiểm tra (đầy đủ nội dung cần củng cố) và đáp án chi tiết. Trong đó có sẵn phần ô li cho học sinh làm trực tiếp phần chính tả và tập làm văn. Mời quý thầy cô, phụ huynh và các bạn học sinh tham khảo.
Bài tập ôn hè Tiếng Việt 2 30 tài liệu
Tiếng Việt 2 2 K tài liệu
Bài tập ôn hè lớp 2 lên lớp 3 năm 2024 môn Tiếng Việt - Đề 15
Bài tập ôn hè lớp 2 lên lớp 3 năm 2024 môn Tiếng Việt - Đề 15 gồm phần đề kiểm tra (đầy đủ nội dung cần củng cố) và đáp án chi tiết. Trong đó có sẵn phần ô li cho học sinh làm trực tiếp phần chính tả và tập làm văn. Mời quý thầy cô, phụ huynh và các bạn học sinh tham khảo.
Chủ đề: Bài tập ôn hè Tiếng Việt 2 30 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 2 2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tiếng Việt 2
Preview text:
Bài tập ôn hè lớp 2 lên lớp 3 môn Tiếng Việt - Số 15
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------
Phần 1. Trắc nghiệm Đọc thầm văn bản sau:
Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa! Ngày này sang ngày
khác ông ngồi im trong vườn su hào, rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa
su hào. Rồi, để được theo ý mình, tự ông cầm một chiếc que, mỗi ngày chín mười giờ
sáng, lúc hoa tung cánh, đi từng cây su hào làm thay cho ong. Hàng vạn cây như vậy.
Để củ su hào nhân dân toàn miền Bắc nước ta ăn được to hơn, ngon hơn trước. Ông kĩ
sư làm cháu thấy cuộc đời đẹp quá. Bác về Sa Pa vẽ ông ta đi, bác.
(trích Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long)
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
1. Bài đọc có nhắc đến địa danh nào của nước ta? A. Đà Lạt B. Sa Pa C. Hạ Long D. Hà Nội
2. Ông kĩ sư ở vườn rau đã chăm sóc cho loài rau củ nào? A. Su su B. Bắp cải C. Súp lơ D. Su hào
3. Hằng ngày, ông kĩ sư ngồi trong vườn su hào để rình xem điều gì?
A. Xem ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào
B. Xem gió thụ phấn cho hoa su hào
C. Xem ánh nắng chiếu xuống những bông hoa su hào
D. Xem bông hoa su hào tự mình thụ phấn
4. Ông kĩ sư đã dùng dụng cụ gì để tự thụ phấn cho hoa su hào theo ý mình? A. Một cái đũa B. Một ngón tay C. Một cái thìa D. Một cái que
5. Nhờ bác kĩ sư mà củ su hào đã có những thay đổi gì?
A. Nhỏ hơn, ngọt hơn trước
C. Nhỏ hơn, đắng hơn trước
B. To hơn, đắng hơn trước
D. To hơn, ngon hơn trước
6. Ông kĩ sư khiến nhân vật “cháu” cảm thấy như thế nào?
A. Cảm thấy củ su hào ăn ngon quá
C. Cảm thấy thời tiết thật đẹp quá
B. Cảm thấy cuộc đời đẹp quá
D. Cảm thấy lao động thật đáng quý
7. Qua bài đọc, theo em nhân vật “bác” làm nghề gì? A. Giáo viên B. Bộ đội C. Kĩ sư D. Họa sĩ
8. Theo em, câu “Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa!” được
viết theo kiểu câu gì? A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào? D. Ai ở đâu? Phần 2. Tự luận Câu 1. Chính tả
Điệu hò chèo thuyền của chị Gái vang lên. Tôi nghe như có cơn gió chiều thổi
nhè nhẹ qua đồng; rồi vút bay cao. Đôi cánh thần tiên như nâng tôi bay lơ lửng, đưa
đến những bến bờ xa lạ. Trước mắt tôi, vừa hiện ra con sông như sông Thu Bồn từ ngang trời chảy lại…
Câu 2. Tập làm văn
Em hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu miêu tả một chiếc lá cây mà mình
cảm thấy yêu thích hay có ấn tượng đặc biệt.
Hướng dẫn trả lời Phần 1. Trắc nghiệm 1. B 2. D 3. A 4. D 5. D 6. B 7. D 8. B Phần 2. Tự luận Bài tham khảo
Cây bàng trường em có lá rất đẹp. Chiếc lá bàng to như bàn tay xòe ra, hình giống
như giọt nước. Lá mỏng, xanh mướt. Dọc theo thân lá là một đường gân lớn nối liền
với cuống lá. Từ đó, tỏa ra các gân nhỏ ra mép lá. Vào mùa hè, chúng em thường hái
những chiếc lá bàng to và già ở cuối cành để làm quạt mát hay ô che đầu cũng rất
tuyệt. Mùa thu đến, lá bàng chuyển sang màu đỏ cam hoặc đỏ nâu, đẹp như là ngọn
lửa vậy. Thế là chúng em cứ loay hoay dưới gốc cây, cố tìm ra chiếc lá còn lành lặn
và màu đỏ tươi nhất để đem về làm kỉ niệm. Lá bàng thực sự là một món đồ chơi gắn
bó với tuổi học trò của chúng em.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------