-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập ôn hè môn Tiếng Việt lớp 4 (33 đề) - Có đáp án
Bài tập ôn hè môn Tiếng Việt lớp 4 bao gồm các dạng bài tập Tiếng Việt giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố lại kiến thức của môn Tiếng Việt lớp 4. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo ngay sau đây.
Bài tập ôn hè Tiếng Việt 4 21 tài liệu
Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Bài tập ôn hè môn Tiếng Việt lớp 4 (33 đề) - Có đáp án
Bài tập ôn hè môn Tiếng Việt lớp 4 bao gồm các dạng bài tập Tiếng Việt giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố lại kiến thức của môn Tiếng Việt lớp 4. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập ôn hè Tiếng Việt 4 21 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:


































































































































Tài liệu khác của Tiếng Việt 4
Preview text:
Bài tập ôn hè môn Tiếng Việt lớp 4 Đề 1
Câu 1. Cho đoạn văn sau:
“Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột. Chị
mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại
ngắn chùn chùn. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khỏe cũng
chẳng bay được xa. Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc.”
(Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Tô Hoài)
a. Tìm trong đoạn văn trên 2 danh từ, 2 tính từ, 2 động từ.
b. Tìm một câu theo mẫu Ai làm gì?
c. Đặt một câu với từ bé nhỏ, gầy yếu.
Câu 2. Điền các từ phù hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
“Đêm nay anh …... ở trại. Trăng ngàn và gió núi bao la khiến lòng anh man mác
nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em. Trăng …... sáng soi xuống đất nước Việt
Nam …... yêu quý của các em. Trăng sáng ……. vằng vặc chiếu khắp thành phố,
làng mạc, núi rừng, nơi …… thân thiết của các em…” (Trung thu độc lập)
(đứng gác, quê hương, đêm nay, độc lập, mùa thu)
Câu 3. Đặt hai câu theo mẫu: a. Ai làm gì? b. Ai thế nào? c. Ai là gì?
Câu 4. Em hãy viết một bài văn tả một loài cây mà em yêu thích, trong bài có sử dụng một tính từ. Đáp án Câu 1.
a. 2 danh từ: chị, áo; 2 tính từ: mỏng, khỏe; 2 động từ: mặc, mở
b. Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc. c.
- Những chú kiến bé nhỏ đang hành quân trên đường.
- Dế Choắt đã rất gầy yếu.
Câu 2. Điền các từ phù hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
“Đêm nay anh đứng gác ở trại. Trăng ngàn và gió núi bao la khiến lòng anh man
mác nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em. Trăng đêm nay sáng soi xuống đất nước
Việt Nam độc lập yêu quý của các em. Trăng sáng mùa thu vằng vặc chiếu khắp
thành phố, làng mạc, núi rừng, nơi quê hương thân thiết của các em…”
Câu 3. Đặt hai câu theo mẫu: a.
- Mẹ đang nấu cơm cho cả gia đình.
- Bác sĩ đang khám bệnh. b.
- Hùng rất tốt bụng lại dễ thương.
- Cô Hòa không chỉ xinh đẹp mà còn dịu dàng. c.
- Em là học sinh lớp 4A, trường Tiểu học Nguyễn Du.
- Cô Hòa là một giáo viên dạy môn Tiếng Anh. Câu 4. Gợi ý: 1. Mở bài
Giới thiệu về cây yêu thích. 2. Thân bài a. Tả bao quát
- Khi nhìn từ xa, cây có hình dáng?
- Chiều cao của cây, độ rộng của thân cây? b. Tả chi tiết
- Lá: hình dáng của lá, màu sắc lá như thế nào? • Khi lá non • Khi lá trưởng thành • Khi lá già
• Lá ra sao khi đổi mùa
- Hoa: hình dáng, màu sắc của hoa như thế nào? mùi hương có thu hút ong bướm không • Nụ hoa • Cánh hoa
- Quả: miêu tả hình dáng, màu sắc, mùi vị của quả như thế nào? • Khi trái non • Khi trái già • Khi trái chín
- Vỏ cây: vỏ cây sần sùi, láng bóng hay nó khác
- Rễ cây: ngoằn ngoèo, sần sùi, có nhô lên mặt đất, to hay nhỏ,…. c. Tả bổ sung
- Lợi ích, công dụng của cây ăn quả mà em tả đối với em và mọi người.
- Em có chăm sóc cây và yêu quý nó như thế nào.
- Có những con vật hay bất kì ai liên quan đến cây ăn quả mà em tả. 3. Kết bài
- Nêu tình cảm và cảm nghĩ với cây ăn quả mà em tả.
- Thể hiện lời nhắc nhở, lời hứa của em với cây ăn quả đó. Đề 2
Câu 1. Cho đoạn văn sau:
“Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám
mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo.
Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm,
những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa
đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ
son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.”
(Đường đi Sa Pa, SGK Tiếng Việt 4, tập 2)
a. Hãy tìm một câu được viết theo mẫu Ai làm gì?
b. Tìm trong đoạn văn các động từ.
c. Đặt hai câu với một động từ vừa tìm được.
Câu 2. Tìm trạng ngữ trong các câu sau và cho biết đó là trạng ngữ chỉ gì?
a. Đúng lúc đó, một viên thị vệ hớt hải chạy vào.
b. Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc nọ buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân
ở đó không ai biết cười.
c. Trong rừng, muôn loài đang tổ chức cuộc thi chạy để tìm ra nhà vô địch.
d. Ngồi trong lớp, tôi chăm chú lắng nghe cô giáo giảng bài.
e. Hôm qua, tôi đã được điểm mười môn Toán.
g. Mẹ tôi đã đưa bà ngoại về vào chiều chủ nhật.
Câu 3. Trong các câu dưới đây, câu nào không phải là câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi?
a. Nhà Hoa có một vườn cây rất rộng lớn?
b. Cô Lan là giáo viên chủ nhiệm năm học lớp 4 của em?
c. Bạn thích nghe bài hát nào nhất?
d. Trong các môn học, bạn ghét nhất là môn nào?
e. Bạn có thích xem bóng đá không?
g. Con mèo nhà em có một bộ lông màu đen?
Câu 4. Viết một bức thư cho một người bạn kể về tình hình học tập của em. Tìm
một động từ có trong bức thư. Đáp án Câu 1.
a. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường.
b. Các động từ: leo, sà xuống, đi, lim dim, ăn. c.
- Chú khỉ leo lên ngọn cây thật nhanh.
- Chúng em leo lên cây để hái xoài.
Câu 2. Tìm trạng ngữ trong các câu sau và cho biết đó là trạng ngữ chỉ gì?
a. Đúng lúc đó, một viên thị vệ hớt hải chạy vào.
Trạng ngữ chỉ thời gian: đúng lúc đó
b. Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc nọ buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân
ở đó không ai biết cười.
Trạng ngữ chỉ thời gian: ngày xửa ngày xưa.
c. Trong rừng, muôn loài đang tổ chức cuộc thi chạy để tìm ra nhà vô địch.
Trạng ngữ chỉ nơi chốn: trong rừng
d. Ngồi trong lớp, tôi chăm chú lắng nghe cô giáo giảng bài.
Trạng ngữ chỉ nơi chốn: trong lớp
e. Hôm qua, tôi đã được điểm mười môn Toán.
Trạng ngữ chỉ thời gian: hôm qua
g. Mẹ tôi đã đưa bà ngoại về vào chiều chủ nhật.
Trạng ngữ chỉ thời gian: chiều chủ nhật
Câu 3. Trong các câu dưới đây, câu nào không phải là câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi?
Các câu không phải là câu hỏi: a, g Câu 4. Gợi ý: Thu Hoài thương nhớ,
Cậu và gia đình chuyển đến Mỹ đã được một tháng. Đầu thư, cho mình gửi lời hỏi
thăm tình hình sức khỏe của bố mẹ cậu nhé. Việc học tập tại một ngôi trường mới
của cậu có tốt không? Chắc hẳn, với tính cách của cậu sẽ nhanh chóng làm quen
được với nhiều bạn mới.
Còn mình, công việc học tập ở trường vẫn rất tốt Hoài ạ. Mình vẫn thường đạp xe
trên con đường mà chúng mình hay đi để đến trường. Ngôi trường vẫn chẳng có gì
thay đổi. Nhưng cả hai chúng mình thì đã thay đổi rồi nhỉ? Năm nay, chúng mình
lên lớp bốn. Sắp trở thành những học sinh cuối cấp nên cũng cảm thấy mình dường
có trách nhiệm hơn. Mình vẫn học ở lớp 4A cùng đa số các bạn cũ thôi. Cô giáo
chủ nhiệm của bọn mình là cô Hồng. Cô khá nghiêm khắc, nhưng giảng bài rất hay.
Mình rất thích học cô. Sau những tiết học căng thẳng, mình cùng các bạn vẫn
xuống sân trường chơi nhảy dây, trốn tìm… Không có gì thay đổi cả, chỉ là không
có bạn ở đây cùng mình nữa thôi.
Tuy rất buồn và không biết đến khi nào mới có thể gặp lại. Nhưng mình vẫn hy
vọng bạn ở bên đấy cố gắng học tập tốt. Nhớ thường xuyên viết thư cho mình nhé.
Hy vọng sẽ sớm được gặp lại bạn! Bạn tốt của cậu Thu Hương
(Động từ: chuyển, gửi, gặp…) Đề 3
Câu 1. Cho bài thơ sau:
“Nhác trông vắt vẻo trên cành,
Một anh Gà Trống tinh nhanh lõi đời.
Cáo kia đon đả ngỏ lời:
"Kìa anh bạn quý xin mời xuống đây
Để nghe cho rõ tin này
Muôn loài mạnh, yếu từ rày kết thân.
Lòng tôi sung sướng muôn phần
Báo cho bạn hữu xa gần đều hay.
Xin đừng e ngại xuống đây
Cho tôi hôn bạn, tỏ bày tình thân "
Nghe lời Cáo dụ thiệt hơn,
Gà rằng: "Xin được ghi ơn, trong lòng
Hòa bình gà, cáo sống chung
Mừng này còn có tin mừng nào hơn.
Kìa, tôi thấy cặp chó săn
Từ xa chạy lại, chắc loan tin này!"
Cáo nghe hồn lạc phách bay,
Quắp đuôi, co cẳng chạy ngay tức thì.
Gà ta khoái chí cười phì:
"Rõ phường gian dối, làm gì được ai”
(La Phông-ten, Nguyễn Minh dịch)
1. Hai nhân vật trong bài gồm? A. Cáo và Gà Trống B. Khỉ và Cáo C. Gà Trống và Ong
2. Gà Trống là danh từ, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai
3. Cáo dụ Gà Trống bằng cách nào?
A. Cáo mời Gà Trống xuống đất để đi dự bữa tiệc muôn loài.
B. Cáo mời Gà Trống xuống để báo tin rằng từ nay muôn loài sẽ kết thân, Gà hãy
xuống để Cáo bày tỏ tình thân.
C. Cáo mời Gà Trống xuống để báo tin rằng loài người sắp đến làm hại muôn loài,
Cáo và Gà hãy cùng đi trốn.
4. Gà Trống đã trả lời Cáo như thế nào?
A. Cảm ơn lòng tốt của Cáo, nói với Cáo rằng có cặp chó săn đang chạy đến.
B. Gà tin lời Cáo, xuống đất để đi dự bữa tiệc muôn loài.
C. Gà cảm ơn lòng tốt của Cáo, xuống đất cùng Cáo đi chạy trốn.
5. Qua câu chuyện, tác giả muốn khuyên nhủ chúng ta điều gì?
A. Kể chuyện Cáo gian ngoan mắc mưu Gà Trống
B. Kể chuyện Gà Trống đã làm Cáo sợ mất vía.
C. Khuyên người ta đừng vội tin những lời ngọt ngào.
Câu 2. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi làm gì?
a. Tôi đi dọc lối vào khu vườn.
b. Bỗng từ trên cây cáo, một con chim sẻ lao xuống.
c. Buổi chiều, tôi cùng các bạn trong lớp tổng vệ sinh lớp học.
d. Trên đường về nhà, tôi đã giúp một cụ bà sang đường.
e. Hôm qua, mẹ tôi đã nấu món sườn xào chua ngọt.
g. Lần đầu tiên, cô giáo gọi tên lên bảng kiểm tra bài cũ. Câu 3. Đặt câu:
a. Một từ ngữ chỉ hoạt động
b. Một từ ngữ chỉ nghề nghiệp
Câu 4. Kể một câu chuyện về lòng dũng cảm, trong đó có một câu văn sử dụng trạng ngữ. Đáp án Câu 1.
1. Hai nhân vật trong bài gồm? A. Cáo và Gà Trống
2. Gà Trống là danh từ, đúng hay sai? A. Đúng
3. Cáo dụ Gà Trống bằng cách nào?
B. Cáo mời Gà Trống xuống để báo tin rằng từ nay muôn loài sẽ kết thân, Gà hãy
xuống để Cáo bày tỏ tình thân.
4. Gà Trống đã trả lời Cáo như thế nào?
A. Cảm ơn lòng tốt của Cáo, nói với Cáo rằng có cặp chó săn đang chạy đến.
5. Qua câu chuyện, tác giả muốn khuyên nhủ chúng ta điều gì?
C. Khuyên người ta đừng vội tin những lời ngọt ngào.
Câu 2. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi làm gì?
a. Tôi đi dọc lối vào khu vườn.
b. Bỗng từ trên cây cáo, một con chim sẻ lao xuống.
c. Buổi chiều, tôi cùng các bạn trong lớp tổng vệ sinh lớp học.
d. Trên đường về nhà, tôi đã giúp một cụ bà sang đường.
e. Hôm qua, mẹ tôi đã nấu món sườn xào chua ngọt.
g. Lần đầu tiên, cô giáo gọi tôi lên bảng kiểm tra bài cũ. Câu 3. Đặt câu:
a. Em bé đang nằm trên nôi ngủ ngon lành.
b. Các bác nông dân ra đồng làm việc từ rất sớm. Câu 4. Gợi ý:
Tôi đã được đọc nhiều truyện viết về lòng dũng cảm. Tôi cũng đã nghe thầy giáo
kể về những tấm gương cao đẹp thể hiện lòng dũng cảm trong chiến đấu của bộ đội
ta. Tuy nhiên, trong trí nhớ của tôi thì câu chuyện sau đây đã gây cho tôi một ấn
tượng sâu sắc nhất, vì chính tôi đã chứng kiến chuyện này.
Hôm ấy, tôi và Tuấn cùng đi học về. Chúng tôi phải ra bến sông, qua đò mới có thể
trở về xóm trại của mình. Lúc ấy mới độ năm giờ chiều nhưng đã có vẻ tối vì trời
đầy mây đen và có mưa lác đác rơi. Bến đò vắng vẻ. Dưới đó chì có bác lái đò và
một chú bộ đội đang chờ hai đứa chúng tôi đi xuống. Người nào cũng lụp xụp
khoác áo mưa. Miếng gỗ bắc làm cầu xuống đò rất trơn. Tôi thận trọng đi trước, dò
từng bước và đã xuống đến lòng đò. Tuấn đi sau, bỗng đến giữa cầu, Tuấn trượt
chân ngã nhào xuống nước và bị dòng sông đang vào mùa nước lớn cuốn trôi đi.
Thế là, nhanh như cắt, anh bộ đội trút bỏ vội vàng cái nón cối đội đầu, cái áo mưa
khoác trên vai và quẳng cái ba lô nặng trên lưng xuống lòng thuyền, rồi nhảy ùm
xuống lao theo Tuấn đang bị trôi xa. Chỉ mươi sải bơi dài, anh bộ đội đã đuổi kịp
Tuấn lúc ấy đang chới với trên dòng nước và dường như sắp bị chìm. Anh bộ đội
quàng một tay vào cổ Tuấn rồi bơi nhanh về thuyền. Bác lái chèo nhanh thuyền về
phía hai người dưới nước và đã lôi được họ lên thuyền. Sự việc diễn ra thật bất ngờ
và quá nhanh chóng. Tuấn chỉ bị sặc nước chút ít nhưng mọi điều nguy hiểm đã
qua. Tôi thay mặt bạn cảm ơn anh bộ đội nhưng anh chỉ hiền lành cười và nói:
- Mùa này, nước lũ đang về, khi qua sông các em phải hết sức cẩn thận đấy.
Đấy câu chuyện của tôi chỉ có thế, nhưng tôi và chắc là cả Tuấn nữa suốt đời sẽ
chẳng quên. Anh bộ đội mà chúng tôi còn chưa biết tên đúng là một người lính Cụ Hồ dũng cảm. Đề 4
Câu 1. Cho đoạn văn sau:
“Tô Hiến Thành làm quan triều Lý, nổi tiếng là người chính trực.
Năm 1175, vua Lý Anh Tông mất, di chiếu cho Tô Hiến Thành phò thái tử Long
Cán, con bà thái hậu họ Đỗ, lên ngôi. Nhưng bà Chiêu Linh thái hậu lại muốn lập
con mình là Long Xưởng. Bà cho người đem vàng bạc đút lót vợ Tô Hiến Thành
để nhờ ông giúp đỡ. Tô Hiến Thành nhất định không nghe, cứ theo di chiếu lập
Long Cán làm vua. Đó là vua Lý Cao Tông.”
(Một người chính trực)
a. Tìm một câu có sử dụng trạng ngữ trong đoạn văn trên.
b. Tìm một câu theo mẫu “Ai làm gì?” trong đoạn văn trên.
c. Đặt một câu với từ chính trực.
Câu 2. Tìm trong các câu sau, các từ chỉ hoạt động:
a. Người lớn đánh trâu ra cày.
b. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá.
c. Chàng kị sĩ sợ quá, thúc ngựa vọt ra, chạy đến miệng cống.
d. Đi được ít lâu, Hoa gặp một cậu bé đang ngồi dưới gốc cây thổi sáo.
Câu 3. Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a. Trong nhà, mọi người đều yêu thương nhau.
b. Chúng em đang chơi trò trốn tìm.
c. Em rất ngưỡng mộ các chú bộ đội, công an.
d. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ.
Câu 4. Viết một đoạn văn tả con vật mà em yêu thích nhất, trong đó có sử dụng
mẫu câu Ai làm gì? Đáp án Câu 1.
a. Năm 1175, vua Lý Anh Tông mất, di chiếu cho Tô Hiến Thành phò thái tử Long
Cán, con bà thái hậu họ Đỗ, lên ngôi.
b. Bà cho người đem vàng bạc đút lót vợ Tô Hiến Thành để nhờ ông giúp đỡ.
c. Trần Thủ Độ là một người chính trực.
Câu 2. Tìm trong các câu sau, các từ chỉ hoạt động:
a. Người lớn đánh trâu ra cày.
b. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá.
c. Chàng kị sĩ sợ quá, thúc ngựa vọt ra, chạy đến miệng cống.
d. Đi được ít lâu, Hoa gặp một cậu bé đang ngồi dưới gốc cây thổi sáo.
Câu 3. Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a. Trong nhà, em yêu nhất là mẹ.
Chủ ngữ: mọi người, vị ngữ: đều yêu thương nhau.
b. Chúng em đang chơi trò trốn tìm.
Chủ ngữ: chúng em, vị ngữ: đang chơi trò trốn tìm
c. Em rất ngưỡng mộ các chú bộ đội, công an.
Chủ ngữ: em, vị ngữ: rất ngưỡng mộ các chú bộ đội, công an
d. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ.
Chủ ngữ: cây gạo, vị ngữ: sừng sừng như một tháp đèn khổng lồ. Câu 4. Gợi ý:
Mùa hè năm nay, em đã về quê ngoại chơi. Em rất thích thú vì ở nhà bà ngoại có
nuôi rất nhiều con vật. Nhưng em cảm thấy ấn tượng nhất với chú gà chọi duy nhất
trong khu vườn. Thân hình của chú cao hơn hẳn với những con gà xung quanh.
Ban đầu, em không biết chú ta thuộc giống gà chọi, chỉ đến khi hỏi ông ngoại. Vẻ
bề ngoài của gà chọi thực sự ấn tượng. Đôi chân dài và to khiến cho mỗi bước đi
trở nên dũng mãnh. Bắp chân chắc nịch và nổi lên đầy những cơ bắp. Điều đặc biệt
là cái đầu to và cứng cùng với bộ móng sắc và nhọn luôn được chăm sóc kỹ càng
để luôn sẵn sàng cho mọi cuộc chiến đấu. Bộ da của gà chọi lúc nào cũng có màu
đỏ gắt. Mỗi buổi sớm thức dậy, chú gà chọi luôn đánh thức mọi người bằng tiếng
gáy đầy uy lực của mình. Hôm nay, nhóm trẻ con trong làng tổ chức thi chọi gà,
em cùng thằng Tùng - con bác Lan (chị của mẹ em), đem chú gà chọi ra cánh đồng
ở đầu làng tham gia thi đấu. Cuộc thi diễn ra thật náo nhiệt. Tuy cuối cùng không
giành chiến thắng nhưng em và Tùng rất vui vì chú gà chọi của mình đã chiến đấu hết mình. Đề 5
Câu 1. Cho bài thơ sau:
Trong tù không rượu cũng không hoa.
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
(Ngắm trăng, Hồ Chí Minh)
a. Tìm trong bài một từ ghép, một từ láy.
b. Tìm trong bài một danh từ, một động từ, một tính từ.
Câu 2. Đặt câu với các từ sau: a. lon ton b. lấp lánh c. xanh tươi d. học tập
Câu 3. Tìm các từ chỉ: a. màu sắc b. cảm xúc
Câu 4. Viết một văn tả hoạt động của một con vật. Đáp án Câu 1.
a. Từ ghép: nhà thơ, từ láy: hững hờ
b. Danh từ: trăng, động từ: nhòm, tính từ: đẹp
Câu 2. Đặt câu với các từ sau:
a. Em bé chạy lon ton trong sân.
b. Những ngôi sao trên bầu trời sáng lấp lánh.
c. Cánh đồng lúa xanh tươi.
d. Chúng em cố gắng học tập thật chăm chỉ
Câu 3. Tìm các từ chỉ:
a. màu sắc: xanh rờn, đỏ rực, trăng trắng…
b. cảm xúc: vui, buồn, buồn bã, vui vẻ… Câu 4. Gợi ý:
Chú thỏ nhà em rất ngoan ngoãn, tuyệt đối không cắn hay hút máu gì cả, vì thỏ ăn
chủ yếu là rau và củ. Cứ đến giờ ăn, em lại thả vào chuồng chú vài cây rau muống,
có khi là rau lang hay rau má, chú đều xơi tái. Đầu tiên chóp mũi nhỏ ươn ướt sẽ
ngửi ngửi vật thể được cho vào chuồng, xác định không có gì nguy hiểm mới bắt
đầu cắm cúi ăn. Hai chiếc răng cửa to bản làm nhiệm vụ cắn thức ăn, đặc biệt khi
em cho chú ăn cà rốt hoặc củ cải mới thấy răng thỏ hoạt động hết công suất. Ăn no
nê rồi chú còn ung dung vểnh râu lên đắc chí nữa chứ. Khi ngủ trông chúng rất
hiền lành, đôi mắt nhắm tịt lại, bốn chân co rúm và cổ đã ngắn còn rụt vào thân tụ
thành một khối. Những lúc như thế em thấy thật vui vẻ. Chú thỏ này là món quà
mà em thích nhất từ bé đến giờ. Chắc chắn chú sẽ là người bạn đồng hành cùng em
một thời gian dài. Nhờ có chú mà em biết cách chăm sóc động vật, em rất yêu quý chú thỏ nhà em. Đề 6
Câu 1. Cho đoạn văn sau:
“Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp
lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như
thủy tinh. Thân hình chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú
đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân.” (Con chuồn chuồn nước)
1. Đôi cánh của chuồn chuồn được so sánh với? A. giấy bóng B. cách hoa C. cánh bướm D. cỏ lau
2. Bộ phận nào được so sánh với thủy tinh? A. đôi chân B. hai con mắt C. cái đầu D. đôi cánh
3. Chú chuồn chuồn đang đậu ở đâu? A. trên mặt nước B. trên một bong hoa
C. trên một cành lộc vừng D. trên cái hàng rào
4. Câu “Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!” thuộc kiểu câu? A. Ai làm gì? B. Ai là gì? C. Ai như thế nào?
D. Cả 3 đáp án đều sai
Câu 2. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a. Con chuồn chuồn có đôi cánh mỏng manh
b. Con đường của làng em vừa được sửa lại.
c. Những bông hoa cùng nhau khoe sắc thắm.
d. Trường học là ngôi nhà thứ hai của em.
Câu 3. Viết một đoạn văn tả một cây ăn quả mà em thích, trong đó có câu sử dụng
trạng ngữ chỉ thời gian.
Câu 4. Kể lại câu chuyện về một người có tài. Đáp án Câu 1.
1. Đôi cánh của chuồn chuồn được so sánh với? A. giấy bóng
2. Bộ phận nào được so sánh với thủy tinh? B. hai con mắt
3. Chú chuồn chuồn đang đậu ở đâu?
C. trên một cành lộc vừng
4. Câu “Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!” thuộc kiểu câu? C. Ai như thế nào?
Câu 2. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a. Con chuồn chuồn có đôi cánh mỏng manh
Chủ ngữ: con chuồn chuồn, vị ngữ: có đôi cánh mỏng manh
b. Con đường của làng em vừa được sửa lại.
Chủ ngữ: con đường của làng em, vị ngữ: vừa được sửa lại
c. Những bông hoa đã nở.
Chủ ngữ: những bông hoa, vị ngữ: cùng nhau khoe sắc thắm
d. Trường học là ngôi nhà thứ hai của em.
Chủ ngữ: trường học, vị ngữ: là ngôi nhà thứ hai của em.
Câu 3. Viết một đoạn văn tả một cây ăn quả mà em thích, trong đó có câu sử dụng
trạng ngữ chỉ thời gian.
Câu 4. Kể lại câu chuyện về một người có tài. Đề 7
Câu 1. Cho đoạn văn sau:
Bọn nhện chăng từ bên nọ sang bên kia đường biết bao tơ nhện. Lại thêm sừng
sững giữa lối đi một anh nhện gộc. Nhìn vào các khe đá chung quanh, tôi thấy lủng
củng những nhện là nhện. Chúng đứng im như đá mà coi vẻ hung dữ.
(Dế Mèn bênh vực kẻ yếu)
1. Tìm động từ có trong đoạn văn trên.
2. Tìm một câu theo mẫu Ai làm gì?
3. Đặt câu với từ hung dữ.
Câu 2. Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho các câu sau:
a. Những bông hoa đã bắt đầu nở rộ.
b. Ông mặt trời lặn dần. c. Bố em đi công tác.
d. Hùng cùng các bạn đang đá bóng.
Câu 3. Xác định chủ ngữ vị ngữ trong các câu sau?
a. Chúng em đang chơi nhảy dây dưới sân trường.
b. Cây cối trong vườn thật tươi tốt.
c. Em cùng các bạn đến thăm cô Hồng.
d. Những chú chim nhảy nhót trên cành cây.
Câu 4. Kể về chuyến du lịch đáng nhớ của em. Đáp án Câu 1.
1. Động từ có trong đoạn văn trên: chăng, nhìn, thấy, đứng
2. Chúng đứng im như đá mà coi vẻ hung dữ.
3. Cậu ấy có tính cách hung dữ lắm!
Câu 2. Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho các câu sau:
a. Những bông hoa trong vườn đã bắt đầu nở rộ.
b. Ông mặt trời lặn dần sau lũy tre.
c. Bố em đi công tác ở Hà Nội.
d. Hùng cùng các bạn đang đá bóng trên sân trường.
Câu 3. Xác định chủ ngữ vị ngữ trong các câu sau?
a. Chúng em /đang chơi nhảy dây dưới sân trường.
b. Cây cối trong vườn/ thật tươi tốt.
c. Em cùng các bạn/đến thăm cô Hồng.
d. Những chú chim/nhảy nhót trên cành cây. Câu 4. Gợi ý:
Vào kì nghỉ hè năm ngoái, gia đình em đã có một chuyến du lịch tới thành phố Đà
Lạt. Cùng đi với gia đình em còn có hai gia đình khác, họ đều là bạn của bố mẹ em.
Mọi người đã thuê một chiếc ô tô khoảng mười sáu chỗ ngồi để di chuyển đến Đà Lạt.
Chuyến xe khởi hành từ lúc ba giờ sáng. Đến giữa trưa mới đến nơi. Mọi người
trong đoàn quyết định sẽ về khách sạn, ăn trưa và nghỉ ngơi. Khoảng ba giờ chiều
sẽ tập trung để bắt đầu hành trình tham quan Đà Lạt.
Điểm tham quan đầu tiên là thác Prenn. Nhìn từ xa, nước từ trên cao đổ xuống
thành một đường cầu vồng trắng xóa. Mọi người cùng nhau đi trên một cái cầu
phao vòng quanh hồ, đến gần chỗ thác nước. Gia đình em cùng nhau chụp rất
nhiều tấm ảnh kỷ niệm. Điểm tham quan tiếp theo là Thung Lũng Tình Yêu.
Khung cảnh ở đây tuyệt đẹp với rất nhiều loài hoa khác nhau. Đứng trên đồi cao
lộng gió, nhìn xuống thung lũng, em có cảm giác khung cảnh này giống như một bức tranh cổ tích.
Ngày thứ hai, chúng tôi lại đi tham quan Đồi Cù, thác Cam Ly, nhà toàn quyền,
dinh Bảo Đại. Mỗi nơi đều có một vẻ đẹp riêng, một sự mới lạ, mang những dấu ấn
riêng của Đà Lạt. Đến những địa điểm tham quan khác nhau, mọi người trong gia
đình đều chụp ảnh để lưu lại những kỉ niệm đẹp. Đến buổi sáng ngày thì ba, cả gia
đình phải tạm biệt thành phố Đà Lạt trong sự nuối tiếc.
Chuyến du lịch thành phố Đà Lạt đã để lại cho em thật nhiều kỉ niệm đẹp. Em rất
hy vọng có thể sớm quay trở lại nơi đây một lần nữa. Đề 8
Câu 1. Cho đoạn văn sau:
An-đrây-ca lên 9, sống với mẹ và ông. Ông em 96 tuổi rồi nên rất yếu.
Một buổi chiều, ông nói với mẹ An-đrây-ca: “Bố khó thở lắm!…”. Mẹ liền bảo
An-đrây-ca đi mua thuốc. Cậu bé nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp
đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi một lúc mới nhớ lời mẹ dặn, em vội
chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang vào nhà.
Bước vào phòng ông nằm, em hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã
qua đời. “Chỉ vì mình chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết.” - An-đrây-ca
oà khóc và kể hết mọi chuyện mẹ nghe. Mẹ an ủi em:
- Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu. Ông đã mất từ lúc con ra khỏi nhà.
Nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, em ngồi khóc nức nở dưới gốc
cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt:
“Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được một ít năm nữa!”
(Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca)
1. An-đrây-ca được mẹ nhờ việc gì? A. Đi mua thuốc cho ông
B. Đi mua quần áo cho em trai. C. Đi mua rau cho mẹ
2. Vì sao An-đrây-ca quên mua thuốc cho ông?
A. Vì cậu mải chơi đá bóng.
B. Vì cậu mải nói chuyện với bạn.
C. Vì cậu mải làm việc nhà.
3. Khi về nhà, thấy ông đã mất, An-đrây-ca cảm thấy như thế nào? A. Vui vẻ, hạnh phúc B. Xót xa, hối hận C. Cả hai đáp án trên
4. Câu chuyện mang đến bài học gì?
A. Tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân.
B. Lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của chính mình. C. Cả 2 đáp án trên
Câu 2. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a. Tôi là một học sinh gương mẫu.
b. Hai anh em tôi rất yêu thương nhau.
c. Đứa bé khóc lên khi bị ngã.
d. Con đường vừa mới được làm xong.
Câu 3. Đặt câu theo mẫu: a. Ai thế nào? b. Ai làm gì?
Câu 4. Kể về một câu chuyện mà em đã được chứng kiến. Đáp án Câu 1.
1. An-đrây-ca được mẹ nhờ việc gì? A. Đi mua thuốc cho ông
2. Vì sao An-đrây-ca quên mua thuốc cho ông?
A. Vì cậu mải chơi đá bóng.
3. Khi về nhà, thấy ông đã mất, An-đrây-ca cảm thấy như thế nào? B. Xót xa, hối hận
4. Câu chuyện mang đến bài học gì? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 2. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a. Tôi/là một học sinh gương mẫu.
b. Hai anh em tôi/ rất yêu thương nhau.
c. Đứa bé/ khóc lên khi bị ngã.
d. Con đường/ vừa mới được làm xong.
Câu 3. Đặt câu theo mẫu:
a. Hoài An là một cô bạn xinh đẹp và dễ thương.
b. Ông nội đang chăm sóc cây cam trong vườn.
Câu 4. Kể về một câu chuyện mà em đã được chứng kiến. Đề 9
Câu 1. Cho đoạn thơ sau:
“Mắt trẻ con sáng lắm
Nhưng chưa thấy gì đâu!
Mặt trời mới nhô cao
Cho trẻ con nhìn rõ
Màu xanh bắt đầu cỏ
Màu xanh bắt đầu cây
Cây cao bằng gang tay
Lá cỏ bằng sợi tóc
Cái hoa bằng cái cúc Màu đỏ làm ra hoa
Chim bấy giờ sinh ra
Cho trẻ nghe tiếng hót
Tiếng hót trong bằng nước
Tiếng hót cao bằng mây
Những làn gió thơ ngây
Truyền âm thanh đi khắp”
(Chuyện cổ tích về loài người, Xuân Quỳnh)
Tìm trong đoạn thơ: hai động từ, hai danh từ, hai tính từ.
Câu 2. Đặt một câu kể và một câu cầu khiến.
Câu 3. Đặt câu hỏi cho phần được in đậm:
a. Chiếc điện thoại này có rất nhiều tiện ích.
b. Nhà em trồng rất nhiều cây cam trong vườn.
c. Hoa phượng là loài hoa của tuổi học trò.
d. Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc.
Câu 4. Viết thư cho bạn kể về tình hình học tập của em. Đáp án Câu 1.
• Danh từ: trẻ con, âm thanh • Động từ: nhô, nhìn • Tình từ: sáng, cao
Câu 2. Đặt một câu kể và một câu cầu khiến.
- Chú em đang làm việc ở bộ công an.
- Hùng giảng cho tớ bài này nhé.
Câu 3. Đặt câu hỏi cho phần được gạch chân:
a.Cái gì có rất nhiều tiện ích?
b. Nhà em trồng rất nhiều cây cam ở đâu?
c. Cái gì là loài hoa của tuổi học trò?
d. Khi nào cây cối đâm chồi nảy lộc?
Câu 4. Viết thư cho bạn kể về tình hình học tập của em. Đề 10
Câu 1. Xác định trạng ngữ trong các câu sau?
a. Một hôm, qua một vùng cỏ xước xanh dài, tôi chợt nghe tiếng khóc tỉ tê.
b. Hôm nay bọn chúng chăng tơ ngang đường đê bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt em.
c. Trên mỗi chiếc tàu, ông dán dòng chữ "Người ta thì đi tàu ta" và treo một cái
ống để khách nào đồng tình với ông thì vui lòng bỏ ống tiếp sức cho chủ tàu.
d. Mẹ khuyên nhủ tôi phải chăm chỉ học hành bằng một giọng nói rất nhẹ nhàng.
Câu 2. Sắp xếp các danh từ sau vào nhóm danh từ chung và danh từ riêng: Hà Nội,
đất nước, cây cối, bông hoa, gia đình, Tuấn Anh, Việt Nam, bài tập, con đường, bà
ngoại, Nha Trang, Nguyễn Ái Quốc, Xuân Diệu, sách giáo khoa, con ong, Hòn Gai,
Nghệ An, Nguyễn Đình Thi.
Câu 3. Lựa chọn đáp án thích hợp:
a. Nhà em có bốn người: bố, mẹ, anh trai và em. (Câu kể/Câu cảm)
b. Hồng là một cô bạn dễ thương. (Danh từ/Tính từ)
c. Năm nay, con có được học sinh giỏi không? (Câu hỏi/Câu cầu khiến)
d. Chúng tôi được thực hành bằng một chiếc máy tính hiện đại. (Trạng ngữ chỉ
nơi chốn/Trạng ngữ chỉ phương tiện).
Câu 4. Tả cây bút máy mà em vẫn thường dùng. Đáp án
Câu 1. Xác định trạng ngữ trong các câu sau? a. Trạng ngữ: Một hôm b. Trạng ngữ: Hôm nay
c. Trạng ngữ: Trên mỗi chiếc tàu
d. Trạng ngữ: bằng một giọng nói rất nhẹ nhàng. Câu 2.
Danh từ chung: đất nước, cây cối, bông hoa, gia đình, bài tập, con đường, bà ngoại, sách giáo khoa, con ong,
Danh từ riêng: Hà Nội, Tuấn Anh, Việt Nam, Nha Trang, Nguyễn Ái Quốc, Xuân
Diệu, Hòn Gai, Nghệ An, Nguyễn Đình Thi.
Câu 3. Lựa chọn đáp án thích hợp:
a. Nhà em có bốn người: bố, mẹ, anh trai và em. (Câu kể)
b. Hồng là một cô bạn dễ thương. (Tính từ)
c. Năm nay, con có được học sinh giỏi không? (Câu hỏi)
d. Chúng tôi được thực hành bằng một chiếc máy tính hiện đại. (Trạng ngữ chỉ phương tiện). Câu 4. Gợi ý:
Một trong những người bạn gắn bó với em những năm tháng đi tuổi học trò đó
chính là chiếc bút máy. Nhân dịp sinh nhật lần thứ chín, bố mẹ đã mua tặng em
một chiếc bút máy màu xanh nhạt.
Cây bút nhỏ nhắn, xinh xắn, chỉ dài bằng một gang tay của em, có màu xanh nhạt
và trên thân bút in hình nhân vật hoạt hình chú mèo máy Đô ra ê mon em rất thích.
Cây bút này có hai phần có thể tách rời nhau đó chính là nắp bút và thân bút. Thân
bút và nắp bút đều được làm từ nhựa cứng cáp, ở giữa hai phần là phần ren , khi
đậy nắp bút vào rất khít và vừa vặn. Khi vừa mở nắp bút ra, đập vào mắt em đó
chính là chiếc ngòi bút được mạ màu vàng sáng loáng. Trên đầu chiếc ngòi bút đó
chính là một viên bi nho nhỏ, viên bi đó vừa dùng để thấm mực được đẩy từ bên
dưới lên vừa có công dụng không làm rách giấy mỗi khi viết. Vặn phần thân bút ra,
bên trong là một khoang bơm mực gồm có một cái pít tông hút mực, rất tiện lợi
mỗi khi bơm mực mà không bị rây ra tay. Từ ngày sử dụng chiếc bút máy bố mẹ
mua cho em, những nét chữ trong vở của em như đẹp hơn, rõ ràng hơn và em còn
được cô khen có tiến bộ về chữ viết và mỗi khi ngồi vào bàn học, em cũng cảm thấy thích thú hơn.
Em rất thích món quà sinh nhật này, em sẽ giữ gìn cây bút cẩn thận và sẽ dùng nó
để viết lên những trang tương lai sáng ngời. Đề 11
Câu 1. Tìm danh từ, động từ, tính từ trong đoạn thơ sau:
“Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác”
(Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ)
Câu 2. Hãy cho biết các câu sau thuộc kiểu câu gì? (Câu kể, câu cảm, câu cầu khiến)
a. Bà ngoại thường nấu cơm cho em ăn.
b. Cậu giúp tớ làm bài này nhé!
c. Trời hôm nay mới đẹp làm sao!
d. Chú chó nhà em có một bộ lông màu xám.
e. Đừng nói chuyện trong giờ học!
Câu 3. Xác định thành phần câu:
a. Hàng ngày, tôi đi học cùng với Lan Anh.
b. Tùng và Hùng là những người bạn tốt của nhau.
c. Trên bầu trời, chị mây đang dạo chơi.
d. Nhà em gồm có năm thành viên.
Câu 4. Kể về ước mơ của em. Đáp án Câu 1.
• Danh từ: anh, trời, Bác, đêm nay, bếp lửa, vẻ mặt, trời, mái lều tranh
• Động từ: thức dậy, ngồi, ngủ, mưa
• Tính từ: khuya, xơ xác, lâm thâm, trầm ngâm, lặng yên
Câu 2. Hãy cho biết các câu sau thuộc kiểu câu gì? (Câu kể, câu cảm, câu cầu khiến) a. câu kể b. câu cầu khiến c. câu cảm d. câu kể e. câu cầu khiến
Câu 3. Xác định thành phần câu:
a. Hàng ngày/ tôi/ đi học cùng với Lan Anh. (Trạng ngữ - Chủ ngữ - Vị ngữ)
b. Tùng và Hùng/ là những người bạn tốt của nhau. (Chủ ngữ - Vị ngữ)
c. Trên bầu trời/ chị mây/ đang dạo chơi. (Trạng ngữ - Chủ ngữ - Vị ngữ)
d. Nhà em/ gồm có năm thành viên. (Chủ ngữ - Vị ngữ) Câu 4. Gợi ý:
Hôm nay là tiết học tập làm văn, cô giáo lên lớp và bắt đầu viết đề bài lên bảng. Đề
bài là kể về ước mơ của em.
Em rất thích thú với đề bài này, các bạn lần lượt đứng dậy kể. Bạn thì ước được
làm bác sĩ, bạn thì làm ca sĩ, còn bạn nữa thì làm phi hành gia. Tới lượt em, em bảo
em muốn làm cô giáo. Cô em ngạc nhiên hỏi vì sao. Em bảo em cũng muốn được
như cô, được làm người mẹ hiền thứ hai của các bạn học trò, muốn dạy các bạn
cách làm người đúng mực, lễ phép, sau đó mới dạy chữ.
Cô giáo cười và động viên em cố lên. Em tự hứa với lòng rằng “khi lớn lên em
nhất định làm một cô giáo tốt bụng, luôn yêu thương học trò của mình. Đề 12
Câu 1. Đọc và trả lời câu hỏi:
Một nhà văn đã từng nói: “Con người là động vật duy nhất biết cười”.
Theo một thống kê khoa học, mỗi ngày, trung bình người lớn cười 6 phút, mỗi lần
cười kéo dài 6 giây. Một đứa trẻ trung bình mỗi ngày cười 400 lần.
Tiếng cười là liều thuốc bổ. Bởi vì khi cười, tốc độ thở của con người lên đến 100
ki-lô-mét một giờ, các cơ mặt được thư giãn thoải mái và não thì tiết ra một chất
làm người ta có cảm giác sảng khoái, thỏa mãn. Ngược lại, khi người ta ở trong
trạng thái nổi giận hoặc căm thù, cơ thể sẽ tiết ra một chất làm hẹp mạch máu.
Ở một số nước, người ta đã dùng biện pháp gây cười để điều trị bệnh nhân. Mục
đích của việc này là làm rút ngắn thời gian chữa bệnh và tiết kiệm tiền cho nhà nước.
Bởi vậy, có thể nói: ai có tính hài hước, người đó chắc chắn sẽ sống lâu hơn.
(Tiếng cười là liều thuốc bổ)
1. Theo thống kê khoa học, trung bình mỗi ngày người lớn cười mấy phút? A. 6 phút B. 7 phút C. 8 phút
2. Theo thống kê khoa học, một đứa mỗi ngày cưới trung bình mấy lần? A. 400 lần B. 500 lần C. 600 lần
3. Ở một số nước, người ta đã dùng biện pháp gây cười để làm gì? A. Điều trị bệnh nhân
B. Giúp con người vui vẻ
C. Tăng khả năng giao tiếp
4. Tiếng cười được so sánh với? A. Bông hoa B. Điểm mười C. Liều thuốc bổ
Câu 2. Xác định trạng ngữ trong câu sau, cho biết đó là trạng ngữ chỉ gì?
a. Ngày mai, chúng em sẽ được đi tham quan.
b. Trên bầu trời, đàn én bay lượn báo hiệu mùa xuân đã về.
c. Để đi lại nhanh chóng, con người đã phát minh ra ô tô.
d. Vì đường trơn, các phương tiện đi lại rất khó khăn.
e. Hôm qua, tôi cùng Lan đã hoàn thành chiếc diều này.
Câu 3. Đặt câu theo mẫu: a. Ai làm gì? b. Ai là gì? c. Ai thế nào?
Câu 4. Kể một lại câu chuyện Nàng tiên ốc. Đáp án Câu 1.
1. Theo thống kê khoa học, trung bình mỗi ngày người lớn cười mấy phút? A. 6 phút
2. Theo thống kê khoa học, một đứa mỗi ngày cưới trung bình mấy lần? A. 400 lần
3. Ở một số nước, người ta đã dùng biện pháp gây cười để làm gì? A. Điều trị bệnh nhân
4. Tiếng cười được so sánh với? C. Liều thuốc bổ
Câu 2. Xác định trạng ngữ trong câu sau, cho biết đó là trạng ngữ chỉ gì?
a. Ngày mai - Trạng ngữ chỉ thời gian
b. Trên bầu trời - Trạng ngữ chỉ nơi chốn
c. Để đi lại nhanh chóng - Trạng ngữ chỉ mục đích
d. Vì đường trơn - Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
e. Hôm qua - Trạng ngữ chỉ thời gian
Câu 3. Đặt câu theo mẫu:
a. Cả nhà em sẽ cùng đi du lịch vào ngày mai.
b. Ông ngoại em là một bác sĩ đã về hưu.
c. Lan có mái tóc mềm mượt và đen nhánh.
Câu 4. Học sinh tự làm. Đề 13
Câu 1. Cho đoạn văn sau:
“Mặt trời lên cao dần. Gió đã bắt đầu mạnh. Gió lên, nước biển càng dữ. Khoảng
mênh mông ầm ĩ càng lan rộng mãi vào. Biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng
manh như con mập đớp con cá chim nhỏ bé”.
(Thắng biển, SGK Tiếng Việt 4, tập 2)
Tìm trong đoạn văn sau các danh từ, động từ, tính từ.
Câu 2. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau:
Hàng trăm con voi đang tiến về bãi. Người các buôn làng kéo về nườm nượp. Mấy
anh thanh niên khua chiêng rộn ràng. Các bà đeo những vòng bạc, vòng vàng. Các
chị mặc những chiếc váy thêu rực rỡ. Hôm nay, Tây Nguyên thật tưng bừng. (Theo Lê Tấn)
Câu 3. Đặt câu với từ: tập luyện, cầu lông.
Câu 4. Tả chú gà chọi. Đáp án Câu 1.
• Danh từ: mặt trời, gió, nước biển, biển cả, con đê, con mập, con cá chim
• Động từ: lên, lan, nuốt tươi, đớp
• Tính từ: cao, mạnh, rộng, ầm ĩ, mỏng manh, nhỏ bé, mênh mông
Câu 2. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau:
Hàng trăm con voi/ đang tiến về bãi. Người các buôn làng/ kéo về nườm nượp.
Mấy anh thanh niên/ khua chiêng rộn ràng. Các bà đeo/ những vòng bạc, vòng
vàng. Các chị/ mặc những chiếc váy thêu rực rỡ. Hôm nay, Tây Nguyên/ thật tưng bừng. (Theo Lê Tấn)
Câu 3. Đặt câu với từ: tập luyện, cầu lông.
- Các cầu thủ tập luyện chăm chỉ để chuẩn bị cho trận thi đấu sắp tới.
- Môn thể thao mà em yêu thích nhất đó là cầu lông.
Câu 4. Học sinh tự làm. Đề 14
Câu 1. Cho đoạn văn sau:
Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm
đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu
riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi của mít chín
quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn.
Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương
bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như
vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy, li ti giữa những cánh hoa.
Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống
những tổ kiến. Mùa trái rộ vào tháng tư, tháng năm ta. (Sầu riêng)
1. Sầu riêng là loại trái quý của? A. Miền Bắc B. Miền Trung C. Miền Nam
2. Sầu riêng thơm mùi của?
A. mít chín quyện với hương bưởi
B. béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn C. Cả 2 đáp án trên
3. Hoa sầu riêng nở vào khi nào? A. Đầu năm B. Cuối năm C. Giữa năm
4. Câu: “Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến” sử dụng biện pháp? A. Nhân hoá B. So sánh C. Cả 2 đáp án trên
Câu 2. Gạch chân dưới trạng ngữ trong các câu sau:
a. Tết đến, trẻ con cảm thấy háo hức vì được mua quần áo mới.
b. Để giúp đỡ các bạn nhỏ vùng cao, em đã ủng hộ sách vở, đồ dùng học tập.
c. Chú chim nhỏ đang ở trong chiếc tổ nhỏ bé của mình.
d. Trời nắng nóng, cây cối trong vườn trông thật thiếu sức sống.
Câu 3. Sắp xếp các từ sau vào hai nhóm từ ghép và từ láy: chiếc thuyền, cái mũi,
gầy gò, thăm thẳm, cao lớn, con lợn, gia đình, cái quạt, rì rào, vòng tay, dây buộc
tóc, bánh chưng, rực rỡ, dịu dàng.
Câu 4. Tả con trâu ở làng quê Việt Nam. Đáp án Câu 1.
1. Sầu riêng là loại trái quý của? C. Miền Nam
2. Sầu riêng thơm mùi của? C. Cả 2 đáp án trên
3. Hoa sầu riêng nở vào khi nào? B. Cuối năm
4. Câu: “Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến” sử dụng biện pháp? B. So sánh
Câu 2. Gạch chân dưới trạng ngữ trong các câu sau:
a. Tết đến, trẻ con cảm thấy háo hức vì được mua quần áo mới.
b. Để giúp đỡ các bạn nhỏ vùng cao, em đã ủng hộ sách vở, đồ dùng học tập.
c. Chú chim nhỏ đang ở trong chiếc tổ nhỏ bé của mình.
d. Trời nắng nóng, cây cối trong vườn trông thật thiếu sức sống. Câu 3.
• Từ ghép: chiếc thuyền, cái mũi, cao lớn, con lợn, gia đình, cái quạt, vòng tay,
dây buộc tóc, bánh chưng.
• Từ láy: gầy gò, thăm thẳm, rì rào, rực rỡ, dịu dàng. Câu 4. Gợi ý: 1. Mở bài
Giới thiệu về con trâu mà em tả: Con trâu của gia đình em nuôi hay con trâu mà
em có dịp nhìn thấy ngoài đồng. 2. Thân bài
- Tả về ngoại hình bên ngoài của con trâu:
• Là một chú trâu đực có lớp da dày màu đen bóng trông rất lực lưỡng và hung tợn
• Nổi bật trên khuôn mặt con trâu là 2 cái sừng dài cong vút.
• Hai lỗ tai to bè như cánh quạt lâu lâu lại phe phẩy xua đuổi lũ ruồi vo ve trước mặt.
• Đôi mắt của con trâu đen láy tròn xoe rất dễ thương
• Miệng con trâu rất to và nó liên tục nhồm nhoàm nhai cỏ. Và con trâu nó
không có hàm răng trên nên mỗi lần nó ăn cỏ là lại thè chiếc lưỡi to bè ra
liếm lấy bụi cỏ tạo nên âm thanh bục bục.
• Hai lỗ mũi con trâu cũng to và liên tục thở phì phò phì phò
• Bốn chân của con trâu cao và to gần bằng cột nhà
• Phía sau là cái đuôi dài có dính một ít lông, và chiếc đuôi phẩy qua phẩy lại
2 bên mình liên tục để đuổi bầy ruồi.
- Tả về hành động của con trâu
• Là con trâu đực nên nó khá hung dữ, người lạ đến đụng vào người nó là
quay đầu lại và khịt khịt mũi rất đáng sợ.
• Đang gặm cỏ nhưng chốc chốc nó lại ngẩng đầu lên như đang quan sát có ai
đến quấy rầy nó không.
• Khi phát hiện có con trâu đực khác đi lại gần là nó gầm lên Ọ Ọ Ọ và giương
cặp sừng lên cảnh báo không cho lại gần.
• Mỗi ngày con trâu này giúp ích cho gia đình em rất nhiều, nó kéo xe chở đất,
chở phân và cày ruộng rất khỏe.
• Khi nào ba em đeo xe vào cho nó kéo là em leo lên ngồi trên lưng nó cảm
giác rất tuyệt như đang cưỡi ngựa trong mấy bộ phim trên tivi.
• Vào thời gian gặt lúa mùa hè con trâu làm việc rất vất vả, nó liên tục phải
chở lúa gặt ngoài đồng về cho nhà em rồi những nhà hàng xóm thuê. Nên
vào buổi tối nó được ba em cho ăn rất nhiều và còn tắm cho nó nữa. 3. Kết bài
Em rất yêu quý con trâu này, hàng ngày em đều đi với nó như một người bạn thân
thiết. Và ba em cũng thường hay nói Con trâu là đầu cơ nghiệp nên cả nhà em rất quan tâm chăm sóc nó. Đề 15
Câu 1. Đọc và trả lời câu hỏi:
Xưa kia, người ta cứ nghĩ rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ,
còn mặt trời, mặt trăng và muôn ngàn vì sao phải quay xung quanh cái tâm này.
Người đầu tiên bác bỏ ý kiến sai lầm đó là nhà thiên văn học Ba Lan Cô-péc-ních.
Năm 1543, Cô-péc-ních cho xuất bản một cuốn sách chứng minh rằng chính trái
đất mới là một hành tinh quay xung quanh mặt trời. Phát hiện của nhà thiên văn
học làm cho mọi người sửng sốt, thậm chí nó còn bị coi là tà thuyết vì nó ngược
với những lời phán bảo của Chúa trời.
Chưa đầy một thế kỷ sau, năm 1632, nhà thiên văn học Ga-li-lê lại cho ra đời một
cuốn sách mới cổ vũ cho ý kiến của Cô-péc-ních. Lập tức, tòa án quyết định cấm
cuốn sách ấy và mang Ga-li-lê ra xét xử. Khi đó, nhà bác học đã gần bảy chục tuổi.
Bị coi là tội phạm, nhà bác học già buộc phải thề từ bỏ ý kiến cho rằng trái đất
quay. Nhưng vừa bước ra khỏi tòa án, ông đã bực tức nói to:
- Dù sao trái đất vẫn quay!
Ga-li-lê phải trải qua những năm cuối đời trong cảnh tù đày. Nhưng cuối cùng, lẽ
phải đã thắng. Tư tưởng của hai nhà bác học dũng cảm đã trở thành chân lý giản dị
trong đời sống ngày nay.
(Dù sao trái đất vẫn quay)
1. Xưa kia con người vẫn nghĩ gì về trái đất?
A. Trái đất là trung tâm của vũ trụ.
B. Trái đất quay quanh mặt trời.
C. Trái đất quay quanh mặt trăng.
2. Ai là người đầu tiên bác bỏ ý kiến trái đất là trung tâm của vũ trụ? A. Cô-péc-ních B. Anhxtanh C. E-đi-xơn
3. Khi bước ra khỏi tòa án, nhà thiên văn học Ga-li-lê đã nói gì? A. Tôi không có tội.
B. Trái đất quay quanh mặt trời.
C. Dù sao trái đất vẫn quay!
4. Văn bản cho thấy Cô-péc-ních và Ga-li-lê là người như thế nào?
A. Họ là những con người trí tuệ, sáng suốt khi đã tìm ra chân lý.
B. Họ là những con người dũng cảm khi dám đi ngược lại với chung với xã hội chứ không từ bỏ chân lý. C. Cả 2 đáp án trên.
Câu 2. Sắp xếp các từ sau theo hai nhóm danh từ và tính từ: cây cối, con đường,
nhà cửa, xinh đẹp, mùa thu, hiền lành, bông hoa, buồn bã, Hà Nội, ồn ào, nhanh
nhẹn, sông núi, tươi tốt, máy tính, chăm chỉ, xấu xa, con mèo, công viên.
Câu 3. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì?
a. Bố em đang tưới cây ở trong vườn.
b. Các bác nông dân đang cấy lúa trên cánh đồng.
c. Các bạn học sinh đang tổng vệ sinh lớp học.
d. Em gái của em đang nằm ngủ ngon lành trên nôi.
Câu 4. Kể một câu chuyện về sự đoàn kết, thương yêu bạn bè. Đáp án Câu 1.
1. Xưa kia con người vẫn nghĩ gì về trái đất?
A. Trái đất là trung tâm của vũ trụ.
2. Ai là người đầu tiên bác bỏ ý kiến trái đất là trung tâm của vũ trụ? A. Cô-péc-ních
3. Khi bước ra khỏi tòa án, nhà thiên văn học Ga-li-lê đã nói gì?
C. Dù sao trái đất vẫn quay!
4. Văn bản cho thấy Cô-péc-ních và Ga-li-lê là người như thế nào? C. Cả 2 đáp án trên. Câu 2.
• Danh từ: cây cối, con đường, nhà cửa, mùa thu, bông hoa, Hà Nội, sông núi,
máy tính, con mèo, công viên.
• Tính từ: xinh đẹp, hiền lành, buồn bã, ồn ào, nhanh nhẹn, tươi tốt, chăm chỉ, xấu xa.
Câu 3. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì?
a. Bố em đang tưới cây ở trong vườn.
b. Các bác nông dân đang cấy lúa trên cánh đồng.
c. Các bạn học sinh đang tổng vệ sinh lớp học.
d. Em gái của em đang nằm ngủ ngon lành trên nôi.
Câu 4. Học sinh tự làm. Đề 16
Câu 1. Tìm trạng ngữ chỉ thời gian trong các câu sau:
a. Chú bé sớm tỏ ra thông minh từ khi còn bé.
b. Một hôm, Hồng xin mẹ được đi chơi cùng với các bạn.
c. Hôm nay, bọn chúng chăng tơ ngang đường để bắt em.
d. Bà ngoại sẽ đến thăm gia đình em vào ngày mai.
Câu 2. Xác định từ ghép, từ láy trong đoạn thơ sau: Tre xanh, Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh.
Thân gầy guộc, lá mong manh,
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi,
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu. (Tre Việt Nam)
Câu 3. Xác định các thành phần câu:
a. Con gà trống nhà em rất đẹp.
b. Hôm qua, mẹ đã mua cho em một chiếc cặp sách.
c. Chiếc máy tính này là quà sinh nhật của em.
d. Buổi sáng, các bác nông dân ra đồng làm việc.
Câu 4. Viết đoạn văn ngắn nói về một người có ý chí, nghị lực Đáp án
Câu 1. Tìm trạng ngữ chỉ thời gian trong các câu sau:
a. Chú bé sớm tỏ ra thông minh từ khi còn bé.
b. Một hôm, Hồng xin mẹ được đi chơi cùng với các bạn.
c. Hôm nay, bọn chúng chăng tơ ngang đường để bắt em.
d. Bà ngoại sẽ đến thăm gia đình em vào ngày mai. Câu 2.
• Từ ghép: ngày xưa, đất sỏi, đất vôi, bạc màu, xanh tươi, bao giờ, ở đâu.
• Từ láy: gầy guộc, mong manh. Câu 3.
a. Con gà trống nhà em/ rất đẹp. (Chủ ngữ - Vị ngữ)
b. Hôm qua,/ mẹ/ đã mua cho em một chiếc cặp sách. (Trạng ngữ - Chủ ngữ - Vị ngữ)
c. Chiếc máy tính này/ là quà sinh nhật của em. (Chủ ngữ - Vị ngữ)
d. Buổi sáng,/ các bác nông dân/ ra đồng làm việc. (Chủ ngữ - Vị ngữ)
Câu 4. Học sinh tự làm. Đề 17
Câu 1. Đọc và trả lời câu hỏi:
Ngay từ nhỏ, cậu bé Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã rất thích vẽ. Cha cậu đưa cậu đến
nhờ nhà danh họa Vê-rô-ki-ô dạy dỗ.
Suốt mười mấy ngày đầu, thầy Vê-rô-ki-ô chỉ cho Lê-ô-nác-đô vẽ trứng. Cậu bé vẽ
hết quả này đến quả khác và đã bắt đầu tỏ vẻ chán ngán. Thầy Vê-rô-ki-ô bèn bảo:
- Con đừng tưởng vẽ trứng là dễ! Trong một nghìn quả trứng xưa nay không có lấy
hai quả hoàn toàn giống nhau đâu. Muốn thể hiện thật đúng hình dáng của từng
quả trứng, người họa sĩ phải rất khổ công mới được. Thầy lại nói:
- Tập vẽ đi vẽ lại quả trứng thật nhiều lần, con sẽ biết quan sát sự vật một cách tỉ
mỉ và miêu tả nó trên giấy vẽ một cách chính xác. Đến lúc ấy, con muốn vẽ bất cứ
cái gì cũng đều có thể vẽ được như ý.
Lê-ô-nác-đô hiểu ra và miệt mài tập vẽ.
Sau nhiều năm khổ luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành nhà danh họa kiệt
xuất. Các tác phẩm của ông được trân trọng trưng bày ở nhiều bảo tàng lớn trên thế
giới, là niềm tự hào của toàn nhân loại. Không những thế, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi
còn là nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kỹ sư và là nhà bác học lớn của thời đại Phục hưng. (Vẽ trứng)
1. Từ nhỏ Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã yêu thích gì? A. Vẽ B. Ca hát C. Đánh đàn
2. Thầy Vê-rô-ki-ô chỉ cho Lê-ô-nác-đô vẽ gì? A. Vẽ phong cảnh B. Vẽ con người C. Vẽ quả trứng
3. Thầy Vê-rô-ki-ô muốn rèn luyện cho Lê-ô-nác-đô điều gì?
A. Khả năng quan sát sự vật một cách tỉ mỉ
B. Cách miêu tả sự vật trên giấy vẽ một cách chính xác C. Cả 2 đáp án trên
4. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến Lê-ô-nác-đô trở thành một họa sĩ thiên tài? A. Dùng công khổ luyện B. Gặp được thầy hay C. Năng khiếu bẩm sinh
Câu 2. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a. Học sinh đang chăm chú nghe giảng.
b. Các bác nông dân đang vất vả làm lụng ngoài cánh đồng.
c. Chim chóc thi nhau kéo về khu vườn.
d. Chiếc máy tính này được sửa cách đây hai tuần.
Câu 3. Tìm phần trả lời cho câu hỏi Thế nào?
a. Con hổ bị thương rất nặng.
b. Hà không chỉ ngoan ngoãn mà còn học giỏi.
c. Anh ta thật xấu xa, hèn nhát.
d. Ánh nắng chói chang làm con người mệt mỏi.
Câu 4. Tả chiếc bàn học của em. Đáp án Câu 1.
1. Từ nhỏ Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã yêu thích gì? A. Vẽ
2. Thầy Vê-rô-ki-ô chỉ cho Lê-ô-nác-đô vẽ gì? C. Vẽ quả trứng
3. Thầy Vê-rô-ki-ô muốn rèn luyện cho Lê-ô-nác-đô điều gì? C. Cả 2 đáp án trên
4. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến Lê-ô-nác-đô trở thành một họa sĩ thiên tài? A. Dùng công khổ luyện
Câu 2. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a. Học sinh/ đang chăm chú nghe giảng.
b. Các bác nông dân/ đang vất vả làm lụng ngoài cánh đồng.
c. Chim chóc/ thi nhau kéo về khu vườn.
d. Chiếc máy tính này/được sửa cách đây hai tuần.
Câu 3. Tìm phần trả lời cho câu hỏi Thế nào?
a. Con hổ bị thương rất nặng.
b. Hà không chỉ ngoan ngoãn mà còn học giỏi.
c. Anh ta thật xấu xa, hèn nhát.
d. Ánh nắng chói chang làm con người mệt mỏi.
Câu 4. Học sinh tự làm. Đề 18
Câu 1. Đọc và trả lời câu hỏi:
Trăng ơi... từ đâu đến?
Hay từ cánh rừng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà.
Trăng ơi... từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kì
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi.
(Trăng ơi từ đâu đến)
1. Trăng được so sánh với những hình ảnh nào?
2. Tìm 2 danh từ, 2 động từ, 2 tính từ.
3. Tìm từ trái nghĩa với từ: chín, tròn ở trong bài.
Câu 2. Tìm các trạng ngữ trong các câu sau:
a. Trên bàn học, em đặt sách vở rất gọn gàng.
b. Những chú chim đang nằm trong chiếc tổ của mình.
c. Từ trên cao, quả bóng rơi xuống.
d. Em sống cùng với bố mẹ trong ngôi nhà của mình.
Câu 3. Bộ phận in đậm trong câu sau trả lời cho câu hỏi gì?
a. Tôi là con út trong gia đình.
b. Chúng tôi đang chơi nhảy dây trên sân trường.
c. Bác Hùng là một cảnh sát đã về hưu.
d. Hoa rất xinh đẹp lại hiền lành.
Câu 4. Tả cái thước kẻ của em. Đáp án Câu 1.
1. Trăng được so sánh với những hình ảnh: quả chín, mắt cá.
2. 2 danh từ: trăng, mắt cá; 2 tính từ: tròn, xa, 2 động từ: đến, chớp
3. Từ trái nghĩa với từ chín: xanh; tròn - méo.
Câu 2. Tìm các trạng ngữ trong các câu sau: a. Trên bàn học
b. trong chiếc tổ của mình. c. Từ trên cao
d. trong ngôi nhà của mình.
Câu 3. Bộ phận in đậm trong câu sau trả lời cho câu hỏi gì? a. Là gì? b. Làm gì? c. Ai? d. Như thế nào?
Câu 4. Học sinh tự làm. Đề 19
Câu 1. Đọc và trả lời câu hỏi:
Ngày xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho
mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc
nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.
Có chú bé mồ côi tên là Chôm nhận thóc về, dốc công chăm sóc mà thóc vẫn chẳng nảy mầm.
Đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua.
Chôm lo lắng đến trước nhà vua, quỳ tâu:
- Tâu Bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.
Mọi người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé đứng
dậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không. Không ai trả lời. Lúc bấy giờ nhà vua mới ôn tồn nói:
- Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được?
Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta!
Rồi vua dõng dạc nói tiếp:
- Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé
trung thực và dũng cảm này.
Chôm được truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh. (Những hạt thóc giống)
1. Nhà vua trong câu chuyện muốn làm gì?
2. Nhà vua đã tìm người nối ngôi bằng cách nào?
3. Chú bé Chôm đã làm gì khác với mọi người?
4. Người nối ngôi mà nhà vua muốn tìm sẽ như thế nào?
Câu 2. Tìm các danh từ trong đoạn thơ sau:
Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao,
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.
(Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận)
Câu 3. Xác định chủ ngữ trong các câu sau:
a. Hôm nay, cô giáo đã đến nhà gặp mẹ em.
b. Hoa hồng nở rực rỡ trong khu vườn.
c. Chiếc máy tính này vẫn còn mới.
d. Trên bầu trời, từng đàn chim én bay lượn.
Câu 4. Tả cánh diều tuổi thơ. Đáp án Câu 1.
1. Nhà vua trong câu chuyện muốn làm gì?
Nhà vua muốn tìm người nối ngôi.
2. Nhà vua đã tìm người nối ngôi bằng cách nào?
Nhà vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn:
ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.
3. Chú bé Chôm đã làm gì khác với mọi người?
Chôm đã thú nhận với vua mình không trồng được thóc.
4. Người nối ngôi mà nhà vua muốn tìm sẽ như thế nào? Một người trung thực.
Câu 2. Các danh từ trong đoạn thơ: bài ca, cá, thuyền, trăng, biển, đời, sao, lưới,
trời, sao, vảy, đuôi, buồm, nắng.
Câu 3. Xác định chủ ngữ trong các câu sau: a. cô giáo b. Hoa hồng c. Chiếc máy tính này d. từng đàn chim én
Câu 4. Học sinh tự làm. Đề 20
Câu 1. Đọc và trả lời câu hỏi:
Tương truyền vào thời vua Lê - chúa Trịnh có ông Trạng Quỳnh là người rất thông
minh. Trạng thường dùng lối nói hài hước hoặc những cách độc đáo để châm biếm
thói xấu của vua chúa, quan lại và bênh vực dân lành.
Một hôm, Trạng túc trực trong phủ chúa. Chúa bảo:
- Ta ăn đủ của ngon vật lạ trên đời mà vẫn không thấy ngon miệng. Ngươi có biết
thứ gì ngon thì mách cho ta. Trạng bẩm:
- Chúa đã xơi “mầm đá” chưa ạ?
Nghe có món lạ, chúa bèn sai Trạng dâng lên. Trạng Quỳnh cho người đi lấy đá
đem về ninh, còn mình thì về nhà kiếm một lọ tương thật ngon đem giấu trong phủ
chúa. Lọ tương được bịt thật kĩ, ngoài đề hai chữ “đại phong”.
Bữa ấy, chúa đợi món “mầm đá” đã quá bữa, thấy đói bụng bèn hỏi:
- “Mầm đá” đã chín chưa? Trạng đáp: - Dạ, chưa ạ.
Chốc chốc, đói quá, chúa lại hỏi, Trạng lại tâu:
- Thứ ấy phải ninh thật kĩ, không thì khó tiêu.
Đã khuya, chúa lại hỏi. Trạng Quỳnh biết chúa đã đói lả, mới tâu:
- Xin chúa hãy xơi tạm vài thứ dã vị này, còn “mầm đá” thần xin dâng sau.
Rồi Trạng truyền dọn cơm với tương lên. Chúa đang đói lên ăn rất ngon miệng.
Thấy chiếc lọ đề hai chữ “đại phong”, chúa lấy làm lạ, bèn hỏi:
- Mắm “đại phong” là mắm gì mà ngon thế? - Bẩm, là tương ạ!
- Vậy ngươi đề hai chữ “đại phong” là nghĩa làm sao?
- Bẩm, “đại phong” là gió lớn. Gió lớn thì đổ chùa, đổ chùa thì tượng lo, tượng lo là lọ tương ạ. Chúa bật cười:
- Lâu nay ta không ăn, quên cả vị. Sao tương ngon thế?
- Bẩm chúa, lúc đói, ăn cơm muối cũng ngon, no thì chẳng có gì vừa miệng đâu ạ. (Mầm đá)
1. Trạng Quỳnh đã giới thiệu cho chúa Trịnh món ăn gì? B. Mầm đá
2. Trạng Quỳnh đã chuẩn bị món ăn cho chúa như thế nào? C. Cả 2 đáp án trên.
3. Vì sao chúa ăn tương vẫn cảm thấy ngon miệng? A. Vì chúa đã quá đói. B. Vì tương rất ngon C. Cả 2 đáp án trên
4. Trạng Quỳnh là một người như thế nào? A. thông minh, nhanh trí B. hài hước, dí dỏm C. Cả 2 đáp án trên
Câu 2. Tìm trạng ngữ trong các câu sau:
a. Tại Hoàng mà chúng tôi không được vào đội bóng.
b. Để bảo vệ sức khỏe, mỗi người cần thường xuyên tập thể dục.
c. Cô giáo dặn dò chúng em bằng một giọng nói nhẹ nhàng.
d. Ngày kia, chúng em có bài kiểm tra môn Toán.
Câu 3. Sắp xếp các từ sau vào hai nhóm từ ghép và từ láy: hoa huệ, con mèo, lấp
ló, xao xuyến, chập chờn, lịch sử, bài thơ, hộp bút, thấp thoáng, sách vở, mênh
mông, bút chì, Việt Nam, công cốc, cảnh sát.
Câu 4. Viết thư thăm hỏi chúc mừng sinh nhật bạn. Đáp án Câu 1.
1. Trạng Quỳnh đã giới thiệu cho chúa Trịnh món ăn gì? A. Nem công chả phượng B. Mầm đá C. Bánh chưng bánh giầy
2. Trạng Quỳnh đã chuẩn bị món ăn cho chúa như thế nào?
A. Trạng Quỳnh cho người đi lấy đá đem về ninh.
B. Trạng Quỳnh về nhà kiếm một lọ tương thật ngon đem giấu trong phủ chúa. Khi
chúa đã đói lả mới đem lọ tương cho chúa ăn. C. Cả 2 đáp án trên.
3. Vì sao chúa ăn tương vẫn cảm thấy ngon miệng? A. Vì chúa đã quá đói.
4. Trạng Quỳnh là một người như thế nào? A. thông minh, nhanh trí
Câu 2. Tìm trạng ngữ trong các câu sau: a. Tại Hoàng.
b. Để bảo vệ sức khỏe.
c. bằng một giọng nói nhẹ nhàng. d. Ngày kia. Câu 3.
• Từ ghép: hoa huệ, con mèo, lịch sử, bài thơ, hộp bút, sách vở, bút chì, Việt Nam, cảnh sát.
• Từ láy: lấp ló, xao xuyến, chập chờn, thấp thoáng, mênh mông, công cốc
Câu 4. Học sinh tự viết. Đề 21
Câu 1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Tết Trung thu, cu Chắt được … . Đó là một chàng ... rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây
cương vàng và một nàng ... mặt trắng, ngồi trong mái lầu son. Chắt còn một đồ
chơi nữa là chú bé bằng Đất em nặn lúc đi chăn trâu.
Cu Chắt cất đồ chơi vào cái nắp tráp hỏng. Hai người bột và chú bé Đất làm quen
với nhau. Sáng hôm sau, chàng kị sĩ …. với nàng công chúa:
- Cu Đất thật đoảng. Mới chơi với nó một tí mà chúng mình đã bẩn hết quần áo đẹp.
Cu Chắt bèn bỏ hai người bột vào cái lọ … .
Còn một mình, chú bé Đất nhớ quê, tìm đường ra ... . Mới đến chái bếp, gặp trời đổ
mưa, chú ngấm nước, rét quá. Chú bèn vào bếp, cời đống rấm ra sưởi. Ban đầu
thấy ấm và … . Lúc sau nóng rát cả chân tay. Chú sợ, lùi lại. (Chú đất nung)
(phàn nàn, công chúa, khoan khoái, cánh đồng, món quà, kị sĩ, thủy tinh)
Câu 2. Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong các câu sau:
a. Những cuốn sách nằm in trên bàn.
b. Bức thư của em đã được gửi đi từ tuần trước.
c. Bố sẽ đi công tác vào ngày mai.
d. Em là một học sinh chăm chỉ.
e. Chiếc áo này mới mua vào hôm qua.
Câu 3. Các từ sau thuộc từ ghép hay từ láy: con gà, mát mẻ, que kem, vở kịch,
môn toán, thỉnh thoảng, hương thơm, lấp lánh, xa xôi, bức tranh, cười nói, mờ mịt, nắng mưa, xinh đẹp.
Câu 4. Kể lại truyện Dế mèn bênh vực kẻ yếu. Đáp án
Câu 1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Tết Trung thu, cu Chắt được món quà. Đó là một chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa tía,
dây cương vàng và một nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son. Chắt
còn một đồ chơi nữa là chú bé bằng Đất em nặn lúc đi chăn trâu.
Cu Chắt cất đồ chơi vào cái nắp tráp hỏng. Hai người bột và chú bé Đất làm quen
với nhau. Sáng hôm sau, chàng kị sĩ phàn nàn với nàng công chúa:
- Cu Đất thật đoảng. Mới chơi với nó một tí mà chúng mình đã bẩn hết quần áo đẹp.
Cu Chắt bèn bỏ hai người bột vào cái lọ thủy tinh.
Còn một mình, chú bé Đất nhớ quê, tìm đường ra cánh đồng . Mới đến chái bếp,
gặp trời đổ mưa, chú ngấm nước, rét quá. Chú bèn vào bếp, cời đống rấm ra sưởi.
Ban đầu thấy ấm và khoan khoái. Lúc sau nóng rát cả chân tay. Chú sợ, lùi lại.
Câu 2. Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong các câu sau:
a. Những cuốn sách/ nằm in/ trên bàn. (chủ ngữ - vị ngữ - trạng ngữ)
b. Bức thư của em/ đã được gửi đi/ từ tuần trước. (chủ ngữ - vị ngữ - trạng ngữ)
c. Bố/ sẽ đi công tác /vào ngày mai. (chủ ngữ - vị ngữ - trạng ngữ)
d. Em/ là một học sinh chăm chỉ. (chủ ngữ - vị ngữ)
e. Chiếc áo này/ mới mua/vào hôm qua. (chủ ngữ - vị ngữ - trạng ngữ) Câu 3.
• Từ ghép: con gà, que kem, vở kịch, môn toán, hương thơm, bức tranh,
cười nói, nắng mưa, xinh đẹp.
• Từ láy: mát mẻ, thỉnh thoảng, lấp lánh, xa xôi, mờ mịt.
Câu 4. Học sinh tự viết. Đề 22
Câu 1. Cho đoạn văn sau:
Từ nhỏ, Xi-ôn-cốp-xki đã mơ ước được bay lên bầu trời. Có lần, ông dại dột nhảy
qua cửa sổ để bay theo những cánh chim. Kết quả, ông bị ngã gãy chân. Nhưng rủi
ro lại làm nảy ra trong đầu óc non nớt của ông lúc bấy giờ một câu hỏi: “Vì sao
quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?”
(Người tìm đường lên các vì sao)
1. Tìm 2 danh từ, 2 động từ trong đoạn văn trên
2. Tìm một câu hỏi trong đoạn văn.
3. Xác định chủ ngữ vị ngữ trong câu: Từ nhỏ, Xi-ôn-cốp-xki đã mơ ước được bay lên bầu trời.
Câu 2. Gạch chân dưới trạng ngữ trong các câu sau:
a. Mẹ đã nhắc nhở em bằng một giọng nói nhẹ nhàng.
b. Từ hai năm trước, cây cầu này đã được xây xong.
c. Những con cá sống dưới sông là mối nguy hiểm với con người.
d. Hoa phượng nở vào mùa hè.
e. Em giúp mẹ việc nhà để được đi chơi.
Câu 3. Chép chính xác bài thơ Ngắm trăng, tình một tính từ trong bài thơ.
Câu 4. Kể một câu chuyện về du lịch hay thám hiểm. Đáp án Câu 1.
1. 2 danh từ: bầu trời, cửa sổ, 2 động từ: bay, nhảy
2. 1 câu hỏi trong đoạn văn: Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?
3. chủ ngữ: Xi-ôn-cốp-xki, vị ngữ: đã mơ ước được bay lên bầu trời.
Câu 2. Gạch chân dưới trạng ngữ trong các câu sau:
a. Mẹ đã nhắc nhở em bằng một giọng nói nhẹ nhàng.
b. Từ hai năm trước, cây cầu này đã được xây xong.
c. Những con cá sống dưới sông là mối nguy hiểm với con người.
d. Hoa phượng nở vào mùa hè.
e. Em giúp mẹ việc nhà để được đi chơi. Câu 3. - Chép chính xác: Ngắm trăng
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. - Tính từ: đẹp
Câu 4. Học sinh tự viết. Đề 23
Câu 1. Đọc và trả lời câu hỏi:
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
(Ngắm trăng, Tiếng Việt 4, tập 2)
1. Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào? A. Trong tù
B. Ở chiến khu Việt Bắc C. Khi ở Hà Nội
2. Chủ ngữ trong câu: Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ? A. Người B. ngắm trăng soi C. ngoài cửa sổ
3. Bài thơ ca ngợi điều gì?
A. Tinh thần lạc quan của Bác trong hoàn cảnh ngục tù.
B. Tình yêu thiên nhiên, yêu của sống của Bác. C. Cả 2 đáp án trên 4. Đâu là từ láy? A. hững hờ B. cảnh đẹp C. nhà thơ
Câu 2. Đặt câu với các từ sau: tài giỏi, thông minh.
Câu 3. Gạch chân dưới thành phần trạng ngữ trong các câu sau:
a. Trên trời, những đám mây đen bắt đầu kéo đến.
b. Khoảng mười phút sau, trời bắt đầu mưa.
c. Cây cối trong vườn sau cơn mưa trông đầy sức sống.
d. Từng giọng sương đọng trên phiến lá.
Câu 4. Kể lại cuộc nói chuyện giữa bố mẹ với em về tình hình học tập. Đáp án Câu 1.
1. Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào? A. Trong tù
2. Chủ ngữ trong câu: Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ? A. Người
3. Bài thơ ca ngợi điều gì? C. Cả 2 đáp án trên 4. Đâu là từ láy? A. hững hờ Câu 2.
- Cô Hạnh là một người phụ nữ tài giỏi.
- Cậu bé này vốn nổi tiếng thông minh.
Câu 3. Gạch chân dưới thành phần trạng ngữ trong các câu sau:
a. Trên trời, những đám mây đen bắt đầu kéo đến.
b. Khoảng mười phút sau, trời bắt đầu mưa.
c. Cây cối trong vườn sau cơn mưa trông đầy sức sống.
d. Từng giọng sương đọng trên phiến lá.
Câu 4. Học sinh tự viết. Đề 24
Câu 1. Đọc và trả lời câu hỏi:
Mặt trời lên cao dần. Gió đã bắt đầu mạnh. Gió lên, nước biển càng dữ. Khoảng
mênh mông ầm ĩ càng lan rộng mãi vào. Biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng
manh như con mập đớp con cá chim nhỏ bé. (Thắng biển)
1. Tìm các từ ghép, từ láy trong đoạn văn trên.
2. Tìm một câu sử dụng hình ảnh so sánh.
3. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu: Gió đã bắt đầu mạnh.
Câu 2. Xác định trạng ngữ trong câu và cho biết đó là trạng ngữ gì?
a. Bài tập này em đã làm hôm qua.
b. Bức tranh được treo ở góc tường.
c. Cô giáo yêu cầu các bạn giữ trật tự để giảng bài.
d. Chiếc bánh được gói bằng hộp giấy.
Câu 3. Điền dấu câu thích hợp:
Nhà vua giật mình () đưa tay lên mép. Một hạt cơm lăn xuống áo hoàng bào. Các
quan đưa tay bụm miệng cười () Đến khi cậu bé chỉ quả táo cắn dở đang căng
phồng trong túi áo của quan coi vườn ngự uyển thì ai nấy đều bật cười thành tiếng.
Nhà vua gật gù () Thế rồi, ngắm nhìn cậu bé, ngài bỗng hỏi ()
() Này cháu, vì sao nãy giờ cháu cứ đứng lom khom thế ()
- Tâu Bệ hạ, ban nãy cháu bị quan thị vệ đuổi, cuống quá nên... đứt dải rút ạ.
(Vương quốc vắng nụ cười, tiếp theo, Tiếng Việt 4, tập 2)
Câu 4. Kể lại câu chuyện Nàng tiên ốc. Đáp án Câu 1. 1.
• Từ ghép: mặt trời, nước biển, biển cả, con đe, con mập con cá chim, nhỏ bé
• Từ láy: mênh mông, mỏng manh
2. Câu sử dụng hình ảnh so sánh: Biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như
con mập đớp con cá chim nhỏ bé.
3. Chủ ngữ: Gió, vị ngữ: đã bắt đầu mạnh.
Câu 2. Xác định trạng ngữ trong câu và cho biết đó là trạng ngữ gì? a. hôm qua - thời gian
b. ở góc tường - nơi chốn
c. để giảng bài - mục đích
d. bằng hộp giấy - phương tiện
Câu 3. Điền dấu câu thích hợp:
Nhà vua giật mình, đưa tay lên mép. Một hạt cơm lăn xuống áo hoàng bào. Các
quan đưa tay bụm miệng cười. Đến khi cậu bé chỉ quả táo cắn dở đang căng phồng
trong túi áo của quan coi vườn ngự uyển thì ai nấy đều bật cười thành tiếng.
Nhà vua gật gù. Thế rồi, ngắm nhìn cậu bé, ngài bỗng hỏi:
- Này cháu, vì sao nãy giờ cháu cứ đứng lom khom thế?
- Tâu Bệ hạ, ban nãy cháu bị quan thị vệ đuổi, cuống quá nên... đứt dải rút ạ.
Câu 4. Học sinh tự làm. Đề 25
Câu 1. Cho đoạn văn sau:
Rồi đột nhiên, chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu
lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng. Chú bay lên cao
hơn và xa hơn. Dưới tầm cánh chú bây giờ là lũy tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao
với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước
hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những
đoàn thuyền ngược xuôi. Còn trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút. (Con chuồn chuồn nước)
1. Tìm năm từ ghép trong đoạn văn trên.
2. Tìm năm danh từ trong đoạn văn trên.
Câu 2. Xác định chủ ngữ trong các câu sau:
a. Bố em vừa đi làm về.
b. Hôm qua, em và Hoa đã đi mua sách.
c. Trên trời, những đám mây trắng như bông.
d. Cả vườn hoa rực rỡ sắc màu.
Câu 3. Tìm trạng ngữ trong các câu sau:
a. Ngày mai, lớp em sẽ đi tham quan ở Hà Nội.
b. Những cánh chim bay lượn trên bầu trời.
c. Giọt sương long lanh đọng trên những chiếc lá.
d. Ngôi nhà của em nằm trên đường Nguyễn Du.
Câu 4. Kể chuyện về người có khả năng và sức khỏe đặt biệt mà em biết. Đáp án Câu 1.
1. Năm từ ghép trong đoạn văn trên: cái bóng, mặt hồ, lũy tre, bờ ao, đất nước.
2. Năm danh từ trong đoạn văn trên: khóm khoai, cánh đồng, đàn trâu, dòng sông, đoàn thuyền.
Câu 2. Xác định chủ ngữ trong các câu sau: a. Bố em b. em và Hoa c. những đám mây trắng d. Cả vườn hoa
Câu 3. Tìm trạng ngữ trong các câu sau: a. Ngày mai b. trên bầu trời c. trên những chiếc lá
d. trên đường Nguyễn Du
Câu 4. Học sinh tự làm. Đề 26
Câu 1. Xác định các câu sau được viết theo mẫu câu nào? a. Mẹ em rất dịu dàng.
b. Tuần trước, chúng em đã tổng vệ sinh toàn lớp học.
c. Hoa là một học sinh chăm chỉ.
d. Em đã làm xong bài tập về nhà.
Câu 2. Điền dấu câu thích hợp:
Một hôm() Đỗ thái hậu và vua tới thăm ông, hỏi:
- Nếu chẳng may ông mất thì ai sẽ là người thay ông?
Tô Hiến Thành không do dự, đáp ()
- Có gián nghị đại phu Trần Trung Tá.
Thái hậu ngạc nhiên hỏi:
- Vũ Tán Đường hết lòng vì ông () sao không tiến cử? Tô Hiến Thành tâu:
- Nếu Thái Hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường () còn hỏi
người tài ba giúp nước () thần xin cử Trần Trung Tá ()
(Một người chính trực, Tiếng Việt 4, tập 1)
Câu 3. Đặt câu có:
a. trạng ngữ chỉ thời gian
b. trạng ngữ chỉ mục đích
Câu 4. Tả chiếc cần trục bến cảng. Đáp án
Câu 1. Xác định các câu sau được viết theo mẫu câu nào? a. Ai thế nào? b. Ai làm gì? c. Ai là gì? d. Ai làm gì?
Câu 2. Điền dấu câu thích hợp:
Một hôm, Đỗ thái hậu và vua tới thăm ông, hỏi:
- Nếu chẳng may ông mất thì ai sẽ là người thay ông?
Tô Hiến Thành không do dự, đáp:
- Có gián nghị đại phu Trần Trung Tá.
Thái hậu ngạc nhiên hỏi:
- Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử? Tô Hiến Thành tâu:
- Nếu Thái Hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi
người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá.
(Một người chính trực, Tiếng Việt 4, tập 1)
Câu 3. Đặt câu có:
a. Sáng nay, em đã ăn một chiếc bánh mì rồi.
b. Chiếc cầu được xây dựng để mọi người đi lại dễ dàng.
Câu 4. Học sinh tự làm. Đề 27
Câu 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Một tiếng reo to nổi lên, rồi ầm ầm hơn hai chục thanh niên cả nam lẫn nữ, mỗi
người vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ. Họ khoác vai
nhau thành một sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn. Nước quật vào
mặt, vào ngực, trào qua đầu hàng rào sống. Họ ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuống.
Trong đám thanh niên xung kích, có người ngã, có người ngạt. Nhưng những bàn
tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt, và thân hình họ quấn chặt lấy những cọc tre
đóng chắc, dẻo như chão. Tóc dài các cô quấn chặt vào cổ các cậu con trai, mồ hôi
như suối, hòa lẫn với nước chát mặn. Đám người không sợ chết đã cứu được quãng đê sống lại. (Thắng biển)
1. Tìm năm từ ghép trong đoạn văn sau.
2. Tìm năm động từ trong đoạn văn trên.
Câu 2. Xác định vị ngữ, chủ ngữ trong các câu sau:
a. Thoa là một người bạn tốt bụng.
b. Chúng em đang làm bài tập Toán.
c. Bức tranh của em đã đạt giải Nhất.
d. Cuộc thi diễn ra ba mươi phút rồi.
Câu 3. Xác định các câu sau được viết theo mẫu câu nào?
a. Hoàng là lớp trưởng của lớp 5A.
b. Hà đang quét sân giúp bố mẹ.
c. Hường rất hiền lành, chăm chỉ.
d. Hoàng Anh là một học sinh gương mẫu.
Câu 4. Kể lại chuyện Vịt con xấu xí. Đáp án Câu 1.
1. Năm từ ghép trong đoạn văn: tiếng reo, thanh niên, sợi dây, bàn tay, thân hình.
2. Năm động từ trong đoạn văn: vác, nhảy, quật, ngụp, ngã, khoác. Câu 2.
a. Thoa/ là một người bạn tốt bụng.
b. Chúng em/ đang làm bài tập Toán.
c. Bức tranh của em/ đã đạt giải Nhất.
d. Cuộc thi/ diễn ra ba mươi phút rồi.
Câu 3. Xác định các câu sau được viết theo mẫu câu nào? a. Ai là gì? b. Ai làm gì? c. Ai thế nào? d. Ai là gì?
Câu 4. Học sinh tự làm. Đề 28
Câu 1. Đọc và trả lời câu hỏi:
Có lần thần Đi-ô-ni-dốt hiện ra, cho vua Mi-đát được ước một điều. Mi-đát vốn tham lam nên nói ngay:
- Xin Thần cho mọi vật tôi chạm đến đều hóa thành vàng!
Thần Đi-ô-ni-dốt mỉm cười ưng thuận.
Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. Vua ngắt một quả
táo, quả táo cũng thành vàng nốt. Tưởng không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa!
Bọn đầy tớ dọn thức ăn cho Mi-đát. Nhà vua sung sướng ngồi vào bàn. Và lúc đó
ông mới biết mình đã xin một điều ước khủng khiếp. Các thức ăn, thức uống khi
vua chạm tay vào đều biến thành vàng. Mi-đát bụng đói cồn cào, chịu không nổi,
liền chắp tay cầu khẩn:
- Xin Thần tha tội cho tôi! Xin Người lấy lại điều ước để cho tôi được sống!
Thần Đi-ô-ni-dốt liền hiện ra và phán:
- Nhà ngươi hãy đến sông Pác-tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến
mất và nhà người sẽ rửa sạch được lòng tham.
Mi-đát làm theo lời dạy của thần, quả nhiên thoát khỏi cái quà tặng mà trước đây
ông hằng mong ước. Lúc ấy, nhà vua mới hiểu rằng hạnh phúc không thể xây dựng
bằng ước muốn tham lam.
(Điều ước của vua Mi-dát)
1. Vua Mi-dát đã ước điều gì khi được thần Đi-ô-ni-dốt cho một điều ước?
A. Xin thần cho vua có sức khỏe.
B. Xin thần cho mọi vật vua chạm đến đều hóa thành vàng.
C. Xin thần cho vua có nhiều của cải.
2. Điều gì đã xảy ra khi vua ngồi vào bàn ăn?
A. Mọi thứ đều biến thành vàng.
B. Vua xin thần lấy lại điều ước. C. Cả 2 đáp án trên
3. Vua Mi-dát đã hiểu ra điều gì?
A. Những ước mơ tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người.
B. Kẻ tham lam sẽ phải chịu kết quả không tốt. C. Cả 2 đáp án trên
Câu 2. Điền dấu câu thích hợp:
Từ ngày phải nghỉ học () Cương đâm ra nhớ cái lò rèn cạnh trường. Một hôm, em ngỏ ý với mẹ ()
- Mẹ nói với thầy cho con đi học nghề rèn.
Mẹ Cương đã nghe rõ mồn một lời con, nhưng bà vẫn hỏi lại: - Con vừa bảo gì ()
- Mẹ xin thầy cho con đi làm thợ rèn. - Ai xui con thế?
Cương cố cắt nghĩa cho mẹ hiểu ()
() Thưa mẹ, tự ý con muốn thế. Con thương mẹ vất vả () đã phải nuôi bằng ấy đứa
em còn phải nuôi con... Con muốn học một nghề để kiếm sống… (Thưa chuyện với mẹ)
Câu 3. Đặt câu với các từ: họa sĩ, ước mơ.
Câu 4. Kể về sự đổi mới của phố phường hoặc làng xóm của em. Đáp án Câu 1.
1. Vua Mi-dát đã ước điều gì khi được thần Đi-ô-ni-dốt cho một điều ước?
B. Xin thần cho mọi vật vua chạm đến đều hóa thành vàng.
2. Điều gì đã xảy ra khi vua ngồi vào bàn ăn? C. Cả 2 đáp án trên
3. Vua Mi-dát đã hiểu ra điều gì?
A. Những ước mơ tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người.
Câu 2. Điền dấu câu thích hợp:
Từ ngày phải nghỉ học, Cương đâm ra nhớ cái lò rèn cạnh trường. Một hôm, em ngỏ ý với mẹ:
- Mẹ nói với thầy cho con đi học nghề rèn.
Mẹ Cương đã nghe rõ mồn một lời con, nhưng bà vẫn hỏi lại: - Con vừa bảo gì?
- Mẹ xin thầy cho con đi làm thợ rèn. - Ai xui con thế?
Cương cố cắt nghĩa cho mẹ hiểu:
- Thưa mẹ, tự ý con muốn thế. Con thương mẹ vất vả, đã phải nuôi bằng ấy đứa em
còn phải nuôi con... Con muốn học một nghề để kiếm sống… Câu 3.
- Em muốn trở thành một họa sĩ nổi tiếng.
- Ước mơ của em là trở thành ca sĩ.
Câu 4. Học sinh tự làm. Đề 29
Câu 1. Cho đoạn trích sau:
“Triều đình được mẻ cười vỡ bụng. Tiếng cười thật dễ lây. Ngày hôm đó, vương
quốc nọ như có phép mầu làm thay đổi. Đến đâu cũng gặp những gương mặt tươi
tỉnh, rạng rỡ. Hoa bắt đầu nở. Chim bắt đầu hót. Còn những tia nắng mặt trời thì
nhảy múa và sỏi đá cũng biết reo vang dưới những bánh xe. Vương quốc u buồn đã
thoát khỏi nguy cơ tàn lụi.”
(Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo))
a. Tìm 2 từ ghép trong đoạn văn trên.
b. Tìm 2 động từ trong đoạn văn trên.
c. Đặt câu với các từ vừa tìm được.
Câu 2. Tìm trạng ngữ trong các câu sau:
a. Hôm qua, em đã được xem một trận thi đấu bóng đá.
b. Ngày kia, bác Hà về quê thăm ông bà nội.
c. Cuối tuần, em được nghỉ học.
d. Mùa hè, chúng em phải tạm biệt mái trường thân yêu.
Câu 3. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi: Làm gì?
a. Bác Hoa đang cấy lúa dưới cánh đồng.
b. Hùng đang làm bài tập về nhà.
c. Vĩ sẽ đọc bài cho các bạn trong lớp nghe.
d. Hôm qua, tôi đã đi chợ cùng mẹ.
Câu 4. Tả chiếc hộp bút của em. Đáp án Câu 1.
a. Từ ghép: triều đình, tiếng cười b. nở, hót c.
- Hôm nay, triều đình mở tiệc cưới cho nhà vua.
- Mỗi tiếng cười đều đem lại hạnh phúc.
- Hoa trong vườn đã nở hết.
- Tiếng chim hót líu lo trên cành cây. Câu 2. a. Hôm qua b. Ngày kia c. Cuối tuần d. Mùa hè Câu 3.
a. Bác Hoa đang cấy lúa dưới cánh đồng.
b. Hùng đang làm bài tập về nhà.
c. Vĩ sẽ đọc bài cho các bạn trong lớp nghe.
d. Hôm qua, tôi đã đi chợ cùng mẹ. Câu 4. Gợi ý:
Mỗi học sinh có rất nhiều đồ dùng học tập. Nhưng em yêu thích và trân trọng nhất
chính là chiếc hộp bút. Đó là món quà sinh nhật của bố đã tặng cho em.
Chiếc hộp bút tuy giản đơn, không hề cầu kỳ nhưng lại rất đẹp. Nó được làm bằng
nhựa cứng rất bền và chắc. Hộp bút có hình chữ nhật. Chiều dài khoảng mười lăm
xăng-ti-mét. Chiều rộng khoảng năm xăng-ti-mét.
Mặt trên của hộp bút có in hình một con lợn rất dễ thương. Hộp bút có hai ngăn, có
khóa để đóng mở. Nó giúp em đựng được nhiều đồ dùng học tập như thước kẻ, tẩy,
bút chì, bút bi… Từ ngày có chiếc hộp bút này, em cất đồ dùng học tập dễ dàng và
gọn gàng hơn. Mỗi cuối tuần, em thường bỏ hết đồ dùng học tập ra khỏi chiếc hộp.
Sau đó, em sẽ dùng khăn mềm lau để hộp bút luôn sạch đẹp.
Em rất thích chiếc hộp bút đó. Chiếc hộp bút là báu vật vô giá đối với em. Em sẽ
giữ gìn nó thật cẩn thận. Đề 30
Câu 1. Cho đoạn văn:
“Toàn bộ khu đền quay về hướng tây. Lúc hoàng hôn, Ăng-co Vát thật huy hoàng.
Mặt trời lặn, ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền. Những ngọn tháp cao vút ở
phía trên, lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xòe tán tròn vượt lên hẳn những
hàng muỗm già cổ kính. Ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong, uy nghi kỳ lạ,
càng cao càng thâm nghiêm dưới ánh trời vàng, khi đàn dơi bay tỏa ra từ các ngách.” (Ăng-co-vát)
a. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu: “Lúc hoàng hôn, Ăng-co Vát thật huy hoàng.”
b. Tìm 2 tính từ trong đoạn văn trên.
Câu 2. Đặt câu với các từ sau: a. cổ kính b. mềm mại c. yếu đuối d. hoàng hôn
Câu 3. Xác định vị ngữ trong các câu:
a. Mùa xuân, cây cối trở nên tươi tốt.
b. Ngày hôm qua, tôi đã về thăm ông bà.
c. Con đường làng đã được làm lại.
d. Bức tranh của em vẽ rất đẹp.
Câu 4. Viết một bức thư cho bố đang đi công tác xa nhà. Đáp án Câu 1.
a. Trạng ngữ: lúc hoàng hôn, chủ ngữ: Ăng-co Vát, vị ngữ: thật huy hoàng.
b. Hai tính từ gồm: cao, cổ kính Câu 2.
a. Tháp Rùa cổ kính nằm giữa hồ Gươm.
b. Chiếc khăn này có chất liệu rất mềm mại.
c. Bạn Phương Anh khá yếu đuối.
d. Hôm qua, em được ngắm hoàng hôn. Câu 3. a. trở nên tươi tốt b. đã về thăm ông bà c. đã được làm lại d. vẽ rất đẹp Câu 4.
......ngày ...tháng .....năm Gửi bố kính yêu!
Đầu thư, con muốn gửi lời hỏi thăm sức khỏe đến bố. Sau đó, bố cho con gửi lời
chào, lời hỏi thăm sức khỏe đến các cô các chú trong đơn vị bố nhé. Hôm nay cô
giáo giao bài tập với đề bài: Viết thư cho bố đi công tác xa. Nếu các bạn khác ít
nhiều loay hoay khó viết vì các bạn luôn gần bố mỗi ngày, còn con hoàn thành rất
nhanh bởi bố con là bộ đội, thường xuyên đi công tác.
Mọi người ở nhà vẫn khỏe mạnh. Công việc của mẹ khá bận rộn. Nên con thường
làm việc nhà giúp mẹ. Em Mít rất ngoan, ăn khỏe và ngủ khỏe lắm ạ. Cuối học kì,
điểm thi môn Toán và tiếng Việt của con đều được mười. Bố có cảm thấy tự hào về con không ạ?
Bố ơi, con mong bố sớm về thăm gia đình. Con nhớ bố nhiều lắm! Con gái của bố Minh Huyền Đề 31
Câu 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Ngay từ nhỏ, cậu bé Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã rất thích vẽ. Cha cậu đưa cậu đến
nhờ nhà danh họa Vê-rô-ki-ô dạy dỗ.
Suốt mười mấy ngày đầu, thầy Vê-rô-ki-ô chỉ cho Lê-ô-nác-đô vẽ trứng. Cậu bé vẽ
hết quả này đến quả khác và đã bắt đầu tỏ vẻ chán ngán. Thầy Vê-rô-ki-ô bèn bảo:
- Con đừng tưởng vẽ trứng là dễ! Trong một nghìn quả trứng xưa nay không có lấy
hai quả hoàn toàn giống nhau đâu. Muốn thể hiện thật đúng hình dáng của từng
quả trứng, người họa sĩ phải rất khổ công mới được. Thầy lại nói:
- Tập vẽ đi vẽ lại quả trứng thật nhiều lần, con sẽ biết quan sát sự vật một cách tỉ
mỉ và miêu tả nó trên giấy vẽ một cách chính xác. Đến lúc ấy, con muốn vẽ bất cứ
cái gì cũng đều có thể vẽ được như ý.
Lê-ô-nác-đô hiểu ra và miệt mài tập vẽ.
Sau nhiều năm khổ luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành nhà danh họa kiệt
xuất. Các tác phẩm của ông được trân trọng trưng bày ở nhiều bảo tàng lớn trên thế
giới, là niềm tự hào của toàn nhân loại. Không những thế, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi
còn là nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kĩ sư và là nhà bác học lớn của thời đại Phục hưng. (Vẽ trứng)
1. Ai là người đã đưa Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đến nhờ nhà danh họa Vê-rô-ki-ô dạy dỗ?
2. Suốt mười mấy ngày đầu, Lê-ô-nác-đô phải học vẽ cái gì?
3. Bài học mà nhà danh họa Vê-rô-ki-ô muốn nhắn nhủ với Lê-ô-nác-đô là gì?
Câu 2. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a. Mẹ tôi là một kiến trúc sư nổi tiếng.
b. Minh Anh đang làm bài tập về nhà.
c. Hằng ngày, tôi đến trường từ sáu giờ ba mươi phút sáng.
d. Tôi và Hòa đã đi chơi vào dịp cuối tuần.
Câu 3. Dấu gạch ngang trong các câu sau có tác dụng gì?
a. Chúa tàu trừng mắt nhìn bác sĩ, quát: - Có câm mồm không?
Bác sĩ điềm tĩnh hỏi:
- Anh bảo tôi phải không? (Khuất phục tên cướp)
b. Hà Nội - thủ đô của nước Việt Nam là một điểm đến an toàn, hấp dẫn.
c. Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc Tuấn đã lãnh đạo nghĩa quân giành thắng lợi.
Câu 4. Viết một đoạn văn tả con gà trống nhà em. Đáp án
Câu 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
1. Cha của Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi 2. Vẽ trứng
3. Tập vẽ đi vẽ lại quả trứng thật nhiều lần, con sẽ biết quan sát sự vật một cách tỉ
mỉ và miêu tả nó trên giấy vẽ một cách chính xác. Đến lúc ấy, con muốn vẽ bất cứ
cái gì cũng đều có thể vẽ được như ý.
Câu 2. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a. Mẹ tôi/ là một kiến trúc sư nổi tiếng.
b. Minh Anh/ đang làm bài tập về nhà.
c. Hằng ngày, tôi/đến trường từ sáu giờ ba mươi phút sáng.
d. Tôi và Hòa/ đã đi chơi vào dịp cuối tuần.
Câu 3. Dấu gạch ngang trong các câu sau có tác dụng gì?
a. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
b và c. Đánh dấu phần chú thích Câu 4.
Trong thế giới loài vật, em thích nhất là con gà trống tía. Thân hình của nó cân đối,
chắc nịch như chiếc ấm giỏ. Trên đầu trống tía rung rinh chiếc mào đỏ tươi. Lông
cổ màu vàng xen đỏ đậm, còn lông cánh thì màu xanh đen. Toàn thân nó lại phủ
một lớp lông vũ mềm mại màu xám sẫm. Chiếc đuôi của nó vổng cao, những cái
lông đuôi dài và cong rủ xuống trông thật là đẹp. Đôi chân nhỏ xíu màu vàng bóng
nhưng lại rất chắc khỏe, với cái móng cứng và sắc, chiếc cựa nhọn hoắt chĩa ngang.
Mỗi buổi sáng, nó thường cất tiếng kêu để đánh thức mọi người dậy. Em yêu chú gà của nhà mình lắm. Đề 32
Câu 1. Cho đoạn thơ sau:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi.
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Hát rằng: cá bạc Biển Đông lặng,
Cá thu Biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.” (Đoàn thuyền đánh cá)
Hãy tìm 2 danh từ, 2 động từ. 2 tính từ trong đoạn thơ trên.
Câu 2. Đặt câu theo mẫu: a. Ai làm gì? v. Ai là gì? Câu 3. Tìm:
a. Các từ láy chỉ âm thanh
b. Các từ ghép chỉ con vật
Câu 4. Tả con trâu ở làng quê Việt Nam. Đáp án Câu 1.
• Danh từ: mặt trời, đoàn thuyền • Động từ: cài, sập • Tính từ: sáng, cao
Câu 2. Đặt câu theo mẫu:
a. Tối nay, Thu đang làm bài tập về nhà.
b. Bác Phương là một nhạc tài năng. Câu 3. Tìm:
a. Các từ láy chỉ âm thanh: leng keng, xào xạc, tí tách, rì rào, róc rách, vi vu…
b. Các từ ghép chỉ con vật: con chó, con khỉ, con voi, con lợn, con thỏ…
Câu 4. Tả con trâu ở làng quê Việt Nam.
Con trâu là một loài vật quen thuộc với người nông dân Việt Nam. Nghỉ hè về quê,
em đã được nhìn thấy con vật này.
Nhà bác Năm có nuôi một con trâu. Thân hình của nó rất to lớn. Cân nặng khoảng
ba trăm ki-lô-gam. Lớp da rất dày, đen xì và bóng nhẵn. Trên đầu có hai cái sừng
nhọn hoắt, và rất cứng cáp. Tai nó to bằng cái lá đa, thỉnh thoảng lại phe phẩy như
cái quạt. Đôi mắt của trâu to bằng hạt mít. Cái đuôi giống bông cỏ lau. Bốn cái
chân chắc khỏe. Nó rất to và khỏe.
Trâu là loài động vật hiền lành, chăm chỉ. Chúng thường giúp các bác nông dân
cày bừa, kéo đồ vật. Hàng tuần, em phụ bố vệ sinh chuồng trại cho trâu. Việc chăm
sóc trâu rất quan trọng, trâu có khoe thì cày bừa mới tốt và cho nhiều thóc lúa. Bởi
vậy mới nói con trâu chính là đầu cơ nghiệp là như thế.
Từ lâu, trâu đã trở thành bạn tốt của người nông dân. Những chú trâu mới hiền
lành và đáng yêu làm sao! Đề 33
Câu 1. Điền dấu câu thích hợp:
Sơn cũng thấy lạnh, vội vơ lấy cái chăn trùm lên đầu rồi cất tiếng gọi chị [ ] Mẹ
Sơn nghe thấy [ ] đặt chén nước chè xuống, bảo chị Lan:
[ ] Con vào buồng lấy thúng áo ra mẹ mặc cho em, đi.
Rồi quay lại bảo Sơn [ ]
- Con sang đây mà ngồi cho ấm. Bước khéo để cho em bé ngủ.
Sơn kéo chăn lên đắp cho em, ngồi xếp bằng bên khay nước. Mẹ Sơn rót cho một
chén [ ] Sơn cầm lấy chén chè nóng áp vào mặt, vào má cho ấm, rồi để mặt vào
miệng chén cho hơi bốc lên [ ] Bà Sơn thường vẫn bảo làm thế cho tỉnh mắt.
Câu 2. Các câu sau thuộc kiểu câu nào?
a. Bố của em là một bác sĩ.
b. Bác Năm đang cấy lúa.
c. Hòa rất tốt bụng và dễ mến.
d. Chiếc ô tô của cậu Hòa rất đắt.
Câu 3. Đặt câu có sử dụng trạng ngữ chỉ phương tiện, trạng ngữ chỉ nơi chốn.
Câu 4. Viết đoạn văn tả ngoại hình của một con vật. Đáp án
Câu 1. Điền dấu câu thích hợp:
Sơn cũng thấy lạnh, vội vơ lấy cái chăn trùm lên đầu rồi cất tiếng gọi chị [.] Mẹ
Sơn nghe thấy [,] đặt chén nước chè xuống, bảo chị Lan:
[-] Con vào buồng lấy thúng áo ra mẹ mặc cho em, đi.
Rồi quay lại bảo Sơn [: ]
- Con sang đây mà ngồi cho ấm. Bước khéo để cho em bé ngủ.
Sơn kéo chăn lên đắp cho em, ngồi xếp bằng bên khay nước. Mẹ Sơn rót cho một
chén [,] Sơn cầm lấy chén chè nóng áp vào mặt, vào má cho ấm, rồi để mặt vào
miệng chén cho hơi bốc lên [.] Bà Sơn thường vẫn bảo làm thế cho tỉnh mắt.
Câu 2. Các câu sau thuộc kiểu câu nào? a. Ai là gì? b. Ai làm gì? c. Ai như thế nào? d. Cái gì như thế nào? Câu 3.
- Tôi đi học bằng xe đạp.
- Trong vườn, các loài hoa thi nhau khoe sắc. Câu 4.
Gợi ý: Chú thỏ của em có màu trắng như tuyết, bộ lông dày và rất mềm mại, mỗi
khi chơi đùa cùng chú thỏ, vuốt ve bộ lông của chú em đều cảm thấy rất thoải mái.
Chú thỏ có hai chiếc tai rất dài ở trên đầu, chiếc mũi nhỏ xinh, chiếc miệng nhỏ
nhưng có hai chiếc răng dài trông rất đáng yêu. Đôi mắt của chú thỏ rất tròn và to,
lúc nào cũng long lanh sáng. Chú thỏ có bốn chân nhỏ xinh có thể chạy nhanh
thoăn thoắt. Chú thỏ của em rất hiền lành và ngoan ngoãn, khi được em ôm thì
chúng nằm rất ngoan, thỉnh thoảng còn dùng chiếc lưỡi nhỏ liếm liếm vào tay em
làm em rất nhột. Thỏ cũng có rất nhiều màu khác nhau như màu xám, nâu xám,
nhưng em thích nhất là những chú thỏ màu trắng vì em thấy màu trắng làm cho chú
thỏ đáng yêu và dễ thương hơn rất nhiều.