Bài tập ôn tập môn Thương mại quốc tế (12 đề)
Bài tập ôn tập môn Thương mại quốc tế (12 đề) của Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật thương mại quốc tế (WTO law)
Trường: Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 36443508
ÔN TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐỀ ÔN TẬP SỐ 01 Câu 1. Nhận định
1. WTO ra quyết định chỉ dựa trên nguyên tắc đồng thuận nghịch Sai, Điều IX.1 Marrakesh -
2. Thuế quan là biện pháp duy nhất để chống trợ câos và chống bán phá giá Sai, Khoản 1 Đ.8 ADA
3. Án lệ không phải là nguồn của luật thương mại quốc tế. Sai.
4. Bên muốn được miễn trách nhiệm chỉ cần chứng minh cácđiều kiện được ghi
nhận tại Khoản 1 Điều 79 CISG 1980.
Sai. Tùy từng trường hợp chứng minh cả khoản 1 2 3 4 5
5. Theo CISG 1980, nếu người chào hàng im lặng trước bổ sung trong thư trả lời
chấp nhận chào hàng đối với chào hàng, thì hợp đồng sẽ được kết luận là chấp
nhận và bao gồm cả những thay đổi, bổ sung đó. Sai. Điều 18, Điều 19, CISG Câu 2. Bài tập
Công ty B (trụ sở thương mại tại Pháp) liên hệ với Công ty C (trụ sở thương mại tại Việt
Nam), đề nghị mua 100 tấn thịt gà đông lạnh chất lượng cao, giá X xuất xứ Việt Nam.
Ngày 14/01/2021, Công ty C liên hệ trực tiếp với Công ty B để xác nhận lại đơn hàng
và các điều khoản mà Công ty B đã truyền đạt, thời hạn trả lời vào ngày 25/02/2021
và thanh toán bằng 100%L/C.
Ngày 08/02/2019, Công ty C đã gửi Fax để cập nhập tình hình của công ty đang gặp
khó khăn do dịch bệnh Covid nên muốn bên B thanh toán trước 30% tiền hàng 5 ngày trước khi giao hàng.
Ngày 23/02/2021, Công ty B hồi đáp yêu cầu thay đổi hình thức thanh toán tiền hành thành 03 đợt.
Bên Công ty C từ chối giao hàng và tuyên bố không được bồi thường vì được miễn
trách. Do đó Công ty B khởi kiện Công ty C ra Tòa án Pháp để giải quyết.
Anh (Chị) hãy phân tích và trả lời câu hỏi:
1. CISG có được áp dụng điều chỉnh hợp đồng mua bán giữa Công ty B và Công ty
C không? Các bên đã giao kết chưa và hợp đồng được giao kết quy định thời hạn giao
hàng cuối cùng là ngày nào? Bài làm: lOMoARcPSD| 36443508 1. Tóm tắt:
Bên đề nghị - bên mua: Công ty B (trụ sở thương mại tại Pháp) Bên được đề nghị - bên bán:
2. Nếu CISG được áp dụng, Công ty C phải chịu trách nhiệm bồithường hoặc bất kỳ
nghĩa vụ nào khác không? 02 Câu 1. (4 điểm)
1. WTO không cấm hoàn toàn mọi hành vi bán phá giá.
CSPL: Điều 5.8 – Hiệp định chống bán phá giá (ADA)
Tính thiệt hại của hành vi bán phá gia không đáng kể
2. Trong mọi trường hợp các quốc gia thành viên WTO khôngđược phép sử dụng
các biện pháp hạn ngạch. CSPL: Điều XIII.1 – GATT
AD không phan biệt đối xử
3. Các quốc gia chỉ cần chứng minh theo các trường hợp từđiểm a đến điểm j thì có
thể được hưởng ngoại lệ tại Điều XX GATT 1994. .CSPL: Điều XX – GATT
Ngoài ra phải chứng minh các điểm đó k phi lí độc đoán – k tạo công cụ thương mại trá hình
4. Theo luật WTO, các quốc gia đang phát triển không thể bị áp dụng biện pháp tự vệ thương mại.
CSPL: Theo Điều 9 Hiệp định về tự vệ thương mại của WTO
Câu 2. (2 điểm) Lý thuyết
So sánh các biện pháp phòng vệ thương mại.
Câu 3. (4 điểm) Bài tập
Vào ngày 01/05/2017, Công ty TNHH TC có trụ sở tại Nhật Bản gửi chào hàng với việc
bán 3000 chiếc áo dệt kim loại A cho Công ty Starship Inc. có trụ sở tại Anh với mức
giá 50 USD/cái, thời hạn giao hàng là ngày 01/6/2017. lOMoARcPSD| 36443508
Nhận được chào hàng, Công ty Starship trả lời vào ngày 03/05/2017 đồng ý các nội
dung trong đơn chào hàng nhưng muốn thay đổi mức giá là 40 USD/cái và yêu cầu
Công ty TNHH TC trả lời trước ngày 15/05/2017.
Đến ngày 18/05/2017, Công ty TNHH TC gửi email trả lời đồng ý với các điều kiện sửa
đổi mà Công ty Starship đưa ra.
Nhận được email, Công ty Starship ngay lập tức trả lời không đồng ý với thư trả lời trễ hạn của Công ty TNHH TC. Hỏi: 1. Tóm tắt:
- Bên chào hàng: Công ty THNN TC - trụ sở thương mại tại Nhật Bản
- Bên được chào hàng: Công ty Starship Inc. - trụ sở thương mại tạiAnh
- Hợp đồng: mua bán 3000 chiếc áo dệt kim loại A – giá 50 USD/cái
1. Biết rằng Nhật Bản là thành viên CISG nhưng Anh thì không và trong hợp đồng các
bên đã thỏa thuận chọn luật Nhật Bản để điều chỉnh đối với hợp đồng. Hãy xác định
luật điều chỉnh đối với hợp đồng? (2 điểm) - Các bên thảo thuận
- CSPL: Điều 1 (1b), Điều 2 – CISG 1980
2. Giả sử CISG là nguồn luật điều chỉnh, hợp đồng giữa các bên đã được ký kết hay chưa? (2 điểm) Chưa SỐ 03 Câu 1. (4 điểm) 1.
Theo CISG, trả lời của bên được chào hàng có sự sửa đổi ban đầuthì luôn được
xem là hoàn chào hàng. Sai. Theo CISG Chào hàng mới khoản 1 Điều 19 Điều 395 396 BLDS 2.
Theo quy định của DSU, chỉ có các bên trong tranh chấp (nguyênđơn, bị đơn)
mới có quyền kháng cáo báo cáo giải quyết tranh chấp của Ban hội thẩm. Đúng khoản 4 Điều 17 3.
Theo quy định của WTO, trong mọi trường hợp, các quốc giathành viên WTO
không được phép sử dụng biện pháp hạn ngạch. Sai Điều 11 GATT 1994 lOMoARcPSD| 36443508 4.
Theo CISG, hợp đồng sẽ không bao giờ được giao kết giữa bênchào hàng và bên
được chào hàng nếu không có sự chấp nhận một cách cụ thể, rõ ràng từ bên được chào hàng.
Sai. Khoản 3 Điều 18 CISG
Câu 2. (2 điểm) Lý thuyết
Tháng 3/2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, để đảm bảo an ninh lương thực
trong nước, quốc gia A (thành viên CISG) đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo. Dưới
tác động của lệnh cấm này, nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo đã bị ảnh hưởng nghiêm
trọng. Bằng kiến thức của anh (chị) về luật thương mại quốc tế, áp dụng quy định của
CISG, hãy phân tích lệnh cấm xuất khẩu nêu trên có thể được xem là trường hợp miễn
trách nhiệm hay không? Tại sao?
Câu 3. (4 điểm) Bài tập
Năm 2016, Chính phủ Trinia (thành viên WTO, gia nhập WTO năm 2015) dự kiến thúc
đẩy sự phát triển của ngành sản xuất giày da nội dịa. Để thực hiện mục tiêu này, Trinia
ban hành một số chính sách dưới đây. Vận dụng quy định của WTO, anh (chị) hãy cho
biết những chính sách sau đây của Trinia có đúng luật?
1. Chính phủ Trinia giảm 50% thuế Thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp sản
xuất giày da chuyên xuất khẩu. Đồng thời, có chính sách thưởng thêm nếu doanh
nghiệp xuất khẩu được trên
17.000 đôi/năm. (1,5 điểm) CSPL:
Chủ thể: Chính phủ Trinia Biện pháp:
(1) Giảm 50% thuế Thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệpsản xuất giày da chuyên xuất khẩu
(2) Chính sách thưởng thêm nếu doanh nghiệp xuất khẩu được trên 17.000 đôi/năm.
- Biện pháp (1) được coi là trợ cấp vì thuế Thu nhập doanh nghiệp làmột khoản một
khoản thu phải nộp cho chính phủ nhưng đã giảm 50% theo định nghĩa tại Khoản
1.1(a) Điều 1 Hiệp định SCM. + DN có nhận được lợi ích
- Biện pháp (2) được là một khoản thưởng xuất khẩu
=> Cả 2 BP đều là trợ cấp liên quan đến xuất khẩu => Điều 3.1(a) trợ cấp xuất khẩu bị cấm lOMoARcPSD| 36443508 2.
Nhận thấy mặt hàng giày da xuất xứ từ tập đoàn DH thuộc Zanna(thành viên
WTO) có dấu hiệu bán phá giá, chính phủ Trinia ngay lập tức áp thuế chống bán phá
giá lên mặt hàng của doanh nghiệp này. (1,5 điểm)
Sai. CSPL: Điều 2, Điều 3 3.
Tập đoàn DH thuộc Zanna – đối tượng chịu ảnh hưởng mạnh mẽtừ lệnh áp thuế
chống bán phá giá từ Trinia dự kiến tự mình khởi kiện chính phủ Trinia lên WTO. Dự
định này của DH có phù hợp với luật WTO không? Tại sao? (1 điểm).
Sai, DN k thể kiện trực tiếp – vì Điều 1 DSU ĐỀ 04 1.
Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm là cơ quan thường trực theocơ chế giải
quyết tranh chấp của WTO.
Sai. Chỉ có cơ quan phúc thẩm thường trực theo nhiệm kỳ 4 năm, ban hội thẩm đc xây
dựng theo những vụ án tranh chấp 3-5 người của các bên tranh chấp. Điều 6, Điều 17 khoản 1 DSU 2.
Trong mọi trường hợp vụ kiện chống bán phá giá luôn dẫn đến kếtquả là việc
áp thuế chống bán phá giá.
Sai. Khi giải quyết vụ kiện kphai lúc nào cũng dẫn đến kết quả là việc áp thuế chống
bán phá giá, Điều 7 8 9 ADA, các biện pháp tạm thời là làm trc đó sau khi điều tra thì
cam kết về giá hoặc áp thuế hoặc k vi phạm. 3.
Công ước Viên 1980 (CISG) là nguồn luật điều chỉnh hợp đồngmua bán hàng
hóa quốc tế khi các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia là thành viên công ước.
Sai, có thể thỏa thuận sử dụng pháp luật quốc gia cũng đc. Mặc dù có trụ sở tại nước
thành viên nhưng hợp đồng mua bán tại Điều 2 CISG cũng k sử dụng CISG nhé hihi.
Câu 2. (2 điểm) Lý thuyết
Anh (Chị) hãy phân tích khái niệm “hàng hóa tương tự” của GATT và các phương pháp
xác định tính “tương tự” trong khuôn khổ hệ thống WTO.
Câu 3. (5 điểm) Bài tập
Công ty TP là Công ty dệt may (có trụ sở thương mại tại Việt Nam) chuyên bán quần
áo thể thao cho Công ty N (trụ sở thương mại tại Mỹ).
Trong hơn 20 năm, Công ty TP và Công ty N đều cử đại diện công ty mình gặp nhau để
ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa cho năm đó vào ngày 01/01 hàng năm.
Ngày 01/01/2020, đại diện hai công ty đã gặp nhau tại Mỹ để ký kết hợp đồng cho năm
2020. Theo đó, Công ty TP tiếp tục cung cấp quần áo thể thao cho Công ty N với giá lOMoARcPSD| 36443508
100 triệu USD, giao hàng vào ngày 10 hàng tháng. Luật áp dụng cho hợp đồng là CISG.
Hai bên thỏa thuận “tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng sẽ được giải
quyết bởi Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)”. Tuy nhiên, do sự bùng phát
chủng mới của virus corona (COVID-19) trên phạm vi toàn cầu. Để kiểm soát dịch bệnh,
Mỹ thắt chặt kiểm soát biên giới vào tháng
3/2020. Lấy lý do này, Công ty N đã không nhận hàng hóa được giao bởi Công ty TP
vào tháng 3 và tháng 4/2020 gây thiệt hại cho Công ty TP. 1.
Trong trường hợp này, Công ty N có thể từ chối nhận hàng hóađược giao bởi
Công ty TP không? Tại sao?
Trong TH này công ty N k thể từ chối nhận hàng như vậy, bởi vì như vậy không được Điều 60 2.
Là một luật sư, anh (chị) hãy tư vấn cho Công ty TP để bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của mình?
Hành vi từ chối nhận hàng của bên công ty N là hành vi vi phạm hợp đồng
Điều 61 62 74 yêu cầu người mua trả tiền nhận hàng các yêu cầu thiệt hại các khoản
tổn thất của thiệt hại đó. Đề 05 1.
Trong mọi trường hợp, các thành viên WTO không được phép ápdụng biện
pháp hạn ngạch đối với sản phẩm hàng hóa của các thành viên khác.
Sai. Trong 1 số TH quy định tại khoản 2 Điều XI GATT đc áp dụng. 2.
Theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, khi không đồng ý vớiBáo cáo của
Ban hội thẩm, nguyên đơn, bị đơn hoặc bên thứ ba có quyền kháng cáo.
Sai. Khoản 4 Điều 17 DSU, chỉ các bên tranh chấp có quyền kháng cáo 3.
Theo quy định của Công ước Viên 1980 (CISG), hợp đồng mua bánhàng hóa của
các thương nhân có trụ sở ở các quốc gia khác nhau được điều chỉnh bởi Công ước.
Sai. CISG công ước áp dụng khi cả 2 bên đều có trụ sở ở quốc gia thành viên, còn nếu
không có trụ sở thương mại tại các quốc gia thành viên thì phải lựa chọn luật và công
ước viên?? Khoản 1 điều 1 CISG. 1 trong 2 or cả 2 k là thành viên chỉ áp dụng khi 2 bên
lựa chọn, or nếu đều là thành viên mà 2 bên lựa chọn luật quốc gia or luật khác đều
đc. Câu 2. (2 điểm) Lý thuyết
Có nhận định như sau: “Các biện pháp phi thuế quan được xem là các rào cản đối với
thương mại quốc tế. Do đó, trong khuôn khổ hệ thong thương mại đa phương WTO,
các biện pháp phi thuế quan bị cấm triệt để”. Anh/Chị hãy bình luận về nhận định trên.
Câu 3. (5 điểm) Bài tập lOMoARcPSD| 36443508
A là một nước công nghiệp phát triển và là thành viên của WTO.
A rất quan tâm đến việc bảo vệ quyền con người và bảo vệ môi trưởng. Nhận thấy rằng
một số sản phẩm xe hơi khi sử dụng có thể giải phóng một số chất gây ảnh hưởng đến
môi trường và sức khỏe con người, vì vậy cơ quan có thẩm quyền của A đã ban hành
tiêu chuẩn nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường trong quy trình sản xuất đối với sản
phẩm xe hơi nhập khẩu, nhưng không áp dụng tiêu chuẩn này cho xe hơi trong nước.
Chính sách trên của A đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến ô tô xuất khẩu của B và C, hai
quốc gia chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường ô tô của A. B và C đã phản ứng gay
gắt đối với chính sách của A và dự định khởi kiện A ra WTO. 1.
Để bảo vệ quyền lợi của mình, các doanh nghiệp sản xuất ô tôcủa B và C đã
quyết định khởi kiện theo cơ chế của WTO. Anh/Chị hãy cho biết cơ quan giải quyết
tranh chấp của WTO có thụ lý vụ việc này không?
CSPL: Phần chú giải Hiệp định Marrakesh, Điều 1(1) DSU,
Các DN sản xuất ô tô của B và C không là “thành viên” theo quy định của Marrakesh
nên chủ thể có quyền khởi kiện theo Điều 1(1) của DSU 2.
Các biện pháp mà A áp dụng có vi phạm quy định của WTOkhông? Nếu có,
Anh/Chị hãy chỉ rõ những vi phạm và căn cứ pháp lý liên quan.
Biện pháp của A: Ban hành tiêu chuẩn về môi trường trong quy trình sản xuất xe hơi
đối với sản phẩm xe hơi nhập khẩu Vi phạm
+ NT theo Khoản 4, Điều III –GATT + Điều XX – GATT
Biện pháp của A nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường, nhưng phương thức thực hiện đã
tạo ra công cụ phân biệt đối xử độc đoán, áp đặt một chiều vì đã không tham vấn hay
thông báo với các bên có nguy cơ chịu thiệt hại tự biện pháp của A ban hành, những
quy định trên liên quan tới bảo vệ môi trường đã tạo ra hạn chế thương mại trá hình
vì chỉ áp dụng với các sản phẩm nhập khẩu làm vi phạm Điều XX – GATT, đồng thời dẫn
đến kết quả bảo vệ hàng nội địa vi phạm Điều III - GATT Đề số 06
1.Trong mọi trường hợp, WTO không cho phép áp dụng biện pháp hạn ngạch.
2.Nhằm loại bỏ tác động bất lợi của sản phẩm bán phá giá trên thị trường, mức thuế
chống bán phá giá phải được áp dụng cao hơn biên giá của sản phẩm nhập khẩu. lOMoARcPSD| 36443508
3.Theo pháp luật WTO, nguyên tắc NT yêu cầu thành viên không được áp dụng thuế
VAT đối với hàng hóa nhập khẩu cao hơn hoặc thấp hơn mức thuế áp dụng đối với
hàng hóa được sản xuất trong nước.
Câu 2. (2 điểm) Lý thuyết
So sánh chế độ đãi ngộ đặc biệt và khác biệt dành cho các thành viên đang phát triển
trong khuôn khổ WTO. Cho ví dụ cụ thể chứng minh? (2 điểm) Câu 3. (5 điểm) Bài tập
Ngày 15/3/2016, Công ty A (có trụ sở tại TP.HCM) gửi cho Công ty B
(trụ sở tại Đức) một đề nghị mua 50 máy tính hiệu Sony với giá 65.000 USD, trả lời trước ngày
28/3/2016. Nhận được chào hàng, B gửi thư trả lời A theo đó B đồng ý với đề nghị của
A, nhưng yêu cầu tăng giá hàng hóa với mức giá mới là 75.000 USD, và yêu cầu A trả
lời lại trước ngày 17/4/2016. A nhận được trả lời này vào ngày 27/3/2016. Ngày
14/4/2016, Công ty B quyết định không bán hàng cho A nữa nên ngay lập tức thông
báo cho Công ty A về việc này. Nhận được thông báo, A không trả lời lại. Ngày
15/4/2016, Công ty A gửi fax trả lời đồng với với giá hàng mà B đã đề nghị tăng và yêu
cầu Công ty B bán hàng theo đúng giá đã điều chỉnh và những điều khoản đã thỏa
thuận vì hợp đồng đã được ký kết. Tranh chấp xảy ra, hai bên thỏa thuận chọn Trung
tâm trọng tài quốc tế VIAC để giải quyết và chọn luật Đức làm luật áp dụng.
1.Xác định luật áp dụng để điều chỉnh nội dung tranh chấp. Biết rằng Việt Nam là thành
viên CISG 1980 từ ngày 01/01/2017, Đức là thành viên CISG 1980 từ ngày 01/01/1991? (1.5 điểm).
2.Giả sử CISG 1980 là nguồn luật điều chỉnh hợp đồng. Theo CISG 1980, xác định hợp
đồng giữa A và B đã được giao kết chưa? Nêu rõ CSPL và giải thích? (3.5 điểm) 07
Câu 1. (4 điểm) Nhận định
1.Trường hợp ngoại lệ theo Điều XXIV GATT 1994 là ngoại lệ đặc trưng của quy chế đãi
ngộ quốc gia (NT) và quy chế đãi ngộ tối huệ quốc (MFN).
2.Biện pháp chống bán phá giá trong WTO được xem là một trong những công cụ an
toàn mà quốc gia thành viên có thể sử dụng bất kể lúc nào.
3.NT là biểu hiện cơ bản nhất của nguyên tắc tự do hóa thương mại trong WTO.
4.Nếu hàng hóa được nhập vào thị trường trong nước mà hàng hóa đó được coi là
được nhận sự trợ cấp của chính phủ nước xuất khẩu thì doanh nghiệp trong nước có
thể khởi kiện ra WTO để áp thuế chống trợ cấp.
Câu 2. (2 điểm) Lý thuyết lOMoARcPSD| 36443508
Hãy trình bày điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ thương mại theo quy định của WTO.
Câu 3. (4 điểm) Bài tập
Tháng 01/2020, Công ty Labetta có trụ sở thương mại tại Thái Lan, chuyên kinh doanh
các loại máy móc sản xuất cà phê, cử đại diện tham dự một hội chợ thương mại được
tổ chức tại thành phố Frankfurt, Đức. Trong hội chợ này, để giới thiệu các sản phẩm
của mình, đại diện Labetta đã phân phát tờ rơi cho toàn bộ các thương nhân đang hiện
diện tại hội chợ với nội dung như sau: “Labetta là đơn vị chuyên sản xuất và cung cấp
máy rang cà phê tốt nhất thế giới, trong đó có mẫu máy rang cà phê mẫu MD-010 với
khả năng rang cà phê 100kg/giờ, chất lượng tuyệt hảo, toàn bộ thông số của MD-010
sẽ được kèm theo mặt sau của từ rơi này. Trong dịp hội chợ lần này, Labetta sẽ phân
phối máy MD-010 với giá ưu đãi 50% so với bình thường là 10.000 USD”. Nhận được
thông báo này, đại diện Công ty Caferita, một nhà sản xuất cà phê lớn của Brazil đã tìm
đến gian hàng của Labetta để gặp mặt đại diện Công ty Thái Lan này. Sau khi bàn bạc,
các bên đã đi đến ký kết một hợp đồng mua bán 1000 máy MD-010 với các thông số
kỹ thuật như tờ rơi ,à Caferita nhận được và hàng hóa sẽ phải được giao 02 lần, lần
thứ nhất là 50 cái vào tháng 02/2020 và lần tiếp theo chậm nhất là tháng 4/2020. Các
bên đều thong nhất là nếu có tranh chấp phát sinh, trọng tài ICC sẽ là trọng tài có thẩm quyền giải quyết.
1.Giả sử, Labetta đã giao cho Caferita 50 cái máy vào tháng 02/2020. Tuy nhiên trong
đợt giao hàng lần này, Caferita phát hiện 10 máy không thể sản xuất được đủ công suất 100 kg/giờ.
Sau nhiều lần liên lạc với bên Thái Lan nhưng không nhận được sự trả lời thỏa đáng.
Bên mua Brazil đã quyết định khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại. Anh (Chị) hãy
trình bày khả năng áp dụng CISG trong trường hợp này?
2.Giả sử, Labetta đã giao cho Caferita 50 cái máy vào tháng 02/2020, nhưng số hàng
còn lại không thể giao trong tháng 4/2020. Đối tác Brazil đã khởi kiện yêu cầu bồi
thường thiệt hại. Trong phiên trọng tài, Labetta cho rằng sự kiện dịch bệnh Covid-19
đã gây ra khó khăn về việc vận chuyển hàng hóa cho Brazil do Chính phủ Thái Lan yêu
cầu cách ly nhân viên kỹ thuật sau khi từ Brazil trở về. Vì vậy, đây là trường hợp bất
khả kháng nên Labetta sẽ được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại vì giao hàng
không đúng với thỏa thuận trng hợp đồng. Theo anh (chị), bên bán có được miễn trách không? 08
Câu 1. Nhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý (4 điểm)
1.Nếu các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đều không có trụ sở thương
mại tại nước thành viên CISG 1980 thì công ước không được áp dụng để điều chỉnh hợp đồng này. lOMoARcPSD| 36443508
2.Các quyết định của WTO chỉ được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng.
3.Tham vấn là giai đoạn WTO khuyến nghị các thành viên tiến hành trước khi yêu cầu
thành lập Ban hội thẩm giải quyết tranh chấp.
4.Theo quy định của CISG 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, chào hàng có
thể bị hủy khi người chào hàng gửi yêu cầu hủy chào hàng đến người được chào hàng
trước khi người này gửi thông báo chấp nhận chào hàng. Câu 2. (2 điểm)
Anh (Chị) hãy nêu và phân tích những đặc điểm cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Câu 3. (4 điểm) Bài ập
Tháng 02/2020, một loại virus gây viêm đường hô hấp xuất hiện và gây tác động lớn
đến kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có X (ở khu vực chấu Á).
Tháng 4/2020, để hạn chế nguy cơ lây nhiễm, X đã ban hành lệnh hạn chế nhập cảnh
đối với các cá nhân và hàng hóa có xuất xứ từ các quốc gia được tổ chức Y tế Thế giới
WHO xác định là vùng dịch có nguy cơ cao bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Ý và Liên
bang Nga. Vào thời điểm tháng 02/2020, X áp thuế nhập nhẩu đối với sản phẩm thị gia
cầm nhập khẩu là 20%. Đến tháng 4/2020, X tăng thuế nhập khẩu này lên 40% đối với
sản phẩm thịt gia cầm đối với mọi quốc gia trên thế giới nhằm hạn chế bớt nhập khẩu
để hỗ trợ ngành sản xuất chăn nuôi trong nước trong giai đoạn kinh tế khó khăn. Biết X là thành viên WTO.
Anh (Chị) hãy trả lời các câu hỏi sau, giải thích và nêu cơ sở pháp lý:
1.Việc tăng thuế nhập khẩu đối với sản phẩm thịt gia cầm của X có phù hợp với luật WTO không? Tại sao?
2.Thay vì tăng thuế lên 40%, quyết định cấm nhập khẩu thịt gà từ 03 quốc gia thuộc
vùng dịch với lý do có bằng chứng chủng virus này có thể lây nhiễm từ người sang gia
cầm. Lệnh cấm này của X có phù hợp với luật WTO không? Tại sao? 09
Câu 1. Nhận định sau đây đúng hay sai, nêu rõ cơ sở pháp lý:
1.Theo luật WTO, trong mọi trường hợp biên độ trợ cấp dương sẽ dẫn đến việc áp
dụng thuế chống trợ cấp.
2.Doanh nghiệp của một nước thành viên WTO có thể vận dụng cơ chế giải quyết tranh
chấp của WTO để khởi kiện một chính phủ nước thành viên khác.
3.Thành viên WTO bắt buộc phải thuân thủ đúng và đầy đủ tất các các hiệp định trong
khuôn khổ tổ chức này. lOMoARcPSD| 36443508 Câu 2. Lý thuyết
Anh/Chị hãy dựa vào các quy định của Hiệp định GATT để so sánh giữa khu vực mậu
dịch tự do và liên minh thuế quan. Nêu cơ sở pháp lý, phân tích và ví dụ. Câu 3. Bài tập
Ngày 30/11/2019, Công ty Anabel (trụ sở thương mại tại Indonesia) đã gửi tới trụ sở
thương mại của Công ty Andy Tony (Việt Nam) đơn đặt hàng mua 500 kg cá hồi với giá
5.55 USD/kg và yêu cầu giao hàng đến trụ sở Công ty Anabel. Trong đơn đặt hàng,
Công ty Anabel ghi rõ muốn được nhận hồi âm từ Công ty Andy Tony trước ngày
10/12/2019. Nhận được đơn đặt hàng vào ngày 01/12/2019, Công ty Andy Tony đã
không trả lời. Thay vào đó, vào ngày 10/12/2019, Công ty Andy Tony thuê phương tiện
vận tải để chở hàng giao cho Công ty Anabel và thông báo cho Công ty Anabel thời
gian nhận hàng vào ngày 11/12/2019. Tuy nhiên, khi Công ty Andy Tony giao hàng, Công ty
Anabel đã từ chối nhận hàng và không thahnh toán. Vì vậy, Công ty Andy Tony đã khởi
kiện Công ty Anabel tại Tòa án Việt Nam. Anh/Chị hãy cho biết:
1.Tòa án Việt Nam có thể áp dụng Luật Thương mại Việt Nam, Indonesia hay CISG để
giải quyết tranh chấp này?
2.Việc từ chối nhận hàng của Công ty Anabel hợp pháp không? Tại sao? (Giả sử, trong
quá trình làm việc với nhau từ trước, giữa hai bên đã hình thành một tập quán là Công
ty Andy Tony không cần chấp nhận trả lời chào hàng mà chỉ cần thực hiện việc giao
hàng để chứng minh sự chấp nhận đơn hàng của mình). 10
Câu 1. (3 điểm) Nhận định
1.Trường hợp ngoại lệ theo Điều XX GATT 1994 là ngoại lệ đặc trưng của quy chế đãi
ngộ quốc gia (NT) và quy chế đãi ngộ tối huệ quốc (MFN).
2.Nhằm mục đích tăng cường liên kết thương mại khu vực, các quốc gia thành viên
WTO chắc chắn sẽ được hưởng ngoại lệ tại Điều XXIV nếu như các quốc gia thành viên
thiết lập các khu vực tự do mậu dịch (FTA).
3.Khi áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại như đối kháng, chống bán phá giá
và tự vệ thương mại, các quốc gia thành viên WTO phải áp dụng một cách không phân biệt đối xử.
Câu 2. (2 điểm) Lý thuyết
Bình luận điều kiện để được hưởng ngoại lệ nguyên tắc MFN theo Điều XXIV GATT. Cho ví dụ chứng minh. lOMoARcPSD| 36443508
Câu 3. (5 điểm) Bài tập
Công ty A có trụ sở tại Hoa Kỳ gửi chào hàng bán 10 tấn hạt gồ tiêu có xuất xử Brazil
cho Công ty B có trụ sở tại Trung Quốc. Chào hàng ghi rõ: “Chấp nhận chào hàng chỉ
có hiệu lực trong vòng 15 ngày kể từ ngày gửi lại từ 12/3/2014. Giá cả sẽ được các bên
thỏa thuận khi bên mua chấp nhận chào hàng. Thời hạn giao hàng là ngày 15/8/2014”.
1.Vào ngày 27/3/2014, Công ty B gửi lại chấp nhận chào hàng cho bên bán, trong đó
bổ sung thêm điều khoản sau: “Điều kiện giao hàng FOB Los Angeles Ibcoterms 2010,
giá cả sẽ được tính theo giá thị trường vào thời điểm bên mua nhận được hàng hóa”.
Công ty A đồng ý ngay và tiến hành thực hiện hợp đồng. Sau đó các bên xảy ra tranh
chấp và Công ty A cho rằng các bên không tồn tại hợp đồng vì quy định về giá cả không
phù hợp với quy định của CISG. Hỏi: hợp đồng giữa các bên có được giao kết theo quy định của CISG không?
2.Giả sử Công ty A có giao kết hợp đồng với nhà cung cấp hạt hồ tiêu là Công ty C có
trụ sở tại Brazil để giao hàng cho Công ty B. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, do
giá cả hạt hồ tiêu tăng cao vì mưa lớn tại Tanzania làm nguồn cung khan hiếm, Công
ty C gửi yêu cầu tăng giá bán hàng cho Công ty A vào ngày 12/6/2014. Công ty A không
đồng ý tăng giá hàng hóa, Công ty C tuyên bố hủy hợp đồng và không cung cấp hàng
hóa cho Công ty A vào ngày 01/7/2014. Vào ngày 12/8/2014, Công ty A gửi mail thông
báo cho Công ty B không thể cung cấp hạt hồ tiêu do sự kiện bất khả kháng từ phía
nhà cung cấp. Công ty B hủy hợp đồng và yêu cầu Công ty A bồi thường thiệt hại. Công
ty A không đồng ý vì cho rằng mình được miễn trách theo CISG. Hỏi: Công ty A có được
miễn trách trong trường hợp này không? 11
Câu 1. (3 điểm) Nhận định
1.Theo luật WTO, doanh nghiệp sẽ bị xem là có bán phá giá nếu cơ quan điều tra xác
định biên độ bán phá giá dương.
2.Theo CISG, trả lời đối với chào hàng bao gồm yêu cầu sửa đổi đổi về giá cả hàng hóa
vẫn được xem là một chấp nhận chào hàng.
3.Theo pháp luật WTO, trợ cấp đèn vàng chỉ bị đối kháng khi khoản trợ cấp này gây ra
tổn hại nghiệm trọng cho quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên WTO. Câu 2. (2 điểm) Lý thuyết
Có nhận định như sau: “Các hiệp định về phòng vệ thương mại trong khuôn khổ WTO
thiết lập khuôn khổ pháp lý nhằm hạn chế trường hợp các quốc gia nhập khẩu lạm
dụng để biến chúng thành các rào cản thương mại trá hình nhằm bảo hộ ngành sản
xuất trong nước”. Anh (Chị) có đồng ý hay không? Hãy lựa chọn phân tích các quy định
của MỘT hiệp định phòng vệ thương mại cụ thể để chứng minh. lOMoARcPSD| 36443508
Câu 3. (5 điểm) Bài tập
Ngày 11/1/2007, Thái Lan chính thức trở thành thành viên của WTO. Thái Lan cam kết
cắt giảm mức thuế nhập khẩu hiện hành đối với dòng sản phẩm nông sản nhập khẩu
từ các thành viên WTO xuống 15%. Tuy nhiên trên thực tế, mức thuế nhập khẩu nông
sản được áp dụng đối cới các thành viên WTO là không giống nhau. Cụ thể, mức thuế
nhập khẩu đối với sản phẩm nông sản từ Việt Nam là 20%, Hòa Kỳ là 15% và Nhật Bản
là 10%. Hãy xem xét các tình huống sau:
1.Thái Lan và Nhật Bản đã ký kết một hiệp định thương mại song phương, theo đó Thái
Lan thỏa thuận giảm mức thuế hiện hành đối với nông sản của Nhật Bản xuống còn
10%. Anh/Chị chị cho biết chính sách thuế của Việt Nam như vậy có phù hợp với quy
định của Hiệp định GATT 1994 hay không?
2.Sau khi Thái Lan thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu xuống còn 15% đối với nông sản,
số lượng nông sản nhập khẩu tăng đột biến vào thị trường của Thái Lan. Cụ thể, chỉ
trong vòng 3 năm (20072010) tổng lượng nông sản xuất khẩu từ Nhật Bản, Hoa Kỳ và
Việt Nam vào thị trường Thái Lan đã tăng lên nhanh chóng từ 200.000 tấn vào năm
2007 lên mức 900.000 tấn vào năm 2010. Sự gia tăng nông sản nhập khẩu từ các quốc
gia này khiến cho các doanh nghiệp trong nước đứng trước nguy cơ phá sản. Anh (Chị)
hãy cho biết cơ quan có thẩm quyền của Thái Lan có thể áp dụng biện pháp nào để
bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp của quốc gia mình? 12 Câu 1. Nhận định
1.Thành viên gia nhập WTO chỉ phải thực hiện các nghĩa vụ quy định trong các
Hiệp định Thương mại đa biên trong khuôn khổ WTO.
2.Với tư cách thành viên của WTO, quốc gia không thể áp dụng các mức ưu đãi khác
nhau cho hàng hóa có xuất xứ từ các thành viên WTO khác.
3.Rà soát hoàng hôn sẽ dẫn đến việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá hay biện
pháp đối kháng hàng được trợ cấp kéo dài vô thời hạn.
4.Trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, nếu các thương nhân chọn CISG để điều
chỉnh cho hợp đồng mua bán giữa họ thì CISG chắc chắn được áp dụng. Câu 2. Lý thuyết
Trình bày về nguyên tắc áp dụng ngoại lệ chung (Điều XX) của Hiệp định GATT. Câu 3. Bài tập
Công ty Fuji Food (trụ sở thương mại tại Nhật) liên hệ với chi nhánh lOMoARcPSD| 36443508
Công ty ABC (trụ sở thương mại tại Việt Nam) tại Pháp, yêu cầu mua 100 tấn gạo chất
lượng cao, giá X xuất xứ Việt Nam. Ngày 14/02/2019, Công ty ABC liên hệ trực tiếp với
Công ty Fuji Food để xác nhận lại đơn hàng và các điều khoản mà chi nhánh Công ty
này ở Pháp truyền đạt, thời hạn trả lời vào ngày 20/02/2019. Ngày 18/02/2019, Công
ty ABC bị cháy kho hàng nên hàng hóa không còn đủ để thực hiện hợp đồng mua bán
hàng hóa nên Công ty ABC đã gửi Fax để cập nhập tình hình của công ty và tuyên bố
không thể giao hàng. Ngày 23/02/2019, Công ty Fuji Food hồi đáp yêu cầu Công ty ABC
giao hàng ngày 30/02/2019, thanh toán tiền hàng thành 03 đợt. Bên Công ty ABC không thể giao hàng.
Do đó, Công ty Fuji Food kiện Công ty ABC ra Tòa án Việt Nam để giải quyết.
Anh (Chị) hãy phân tích và trả lời câu hỏi:
1.CISG có được áp dụng điều chỉnh hợp đồng mua bán giữa Công ty Fuji Food và Công ty ABC?
2.Nếu CISG được áp dụng, Công ty ABC phải chịu trách nhiệm bồi thường hoặc bất kỳ
nghĩa vụ nào khác không? 13
Câu 1. (4 điểm) Nhận định
1.WTO cấm hoàn toàn mọi hành vi bán phá giá.
2.Theo CISG 1980, nếu người chào hàng im lặng trước những điều kiện bổ sung trong
thư trả lời chấp nhận đối với chào hàng, thì hợp đồng sẽ được kết lập và bao gồm cả
những điều kiện bổ sung đó.
3.Theo luật WTO, doanh nghiệp của một nước thành viên có thể khởi kiện chính phủ
nước thành viên khác ra cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO.
4.Thành viên WTO bắt buộc phải tuân thủ đúng và đầy đỉ tất cả các hiệp định trong hệ
thong các văn bản pháp lý của tổ chức này. Câu 2. (2 điểm)
Phân biệt trường hợp hủy chào hàng và rút lại/thu hồi chào hàng. Câu 3. (4 điểm)
Ngày 18/11/2019, Công ty Amila (có trụ sở thương mại tại Việt Nam) chào hàng một
lô cà phê hòa tan, 100 tấn trị giá 2.000 USD cho Công ty Betafa (có trụ sở thương mại
tại Hoa Kỳ), thời hạn trả lời chấp nhận chào hàng là 01 tháng, kể từ ngày chào hàng
được gửi đi. 01 tuần sau khi nhận được chào hàng, Công ty Betafa đã gửi lại thư yêu
cầu giảm 5% giá cà phê trong hợp đồng. Trong lúc đang cân nhắc, Amila nhận được lời
chào hàng từ Công ty Cemina (có trụ sở thương mại tại Trung Quốc) với giá cao hơn
giá mà Công ty Betafa đưa ra nên Amila đã gửi thông báo cho Công ty Betafa báo rằng
đã giao dịch với Cemina và không thể giao kết hợp đồng với Công ty Betafa. 01 ngày lOMoARcPSD| 36443508
sau, Công ty Betafa gửi thông báo rằng họ hủy đề nghị giảm giá 5% và chấp nhận hoàn
toàn chào hàng của Amila. Công ty Amila không trả lời thông báo này. Công ty Betafa
sau đó gửi mail yêu cầu Amila thực hiện hợp đồng nếu không sẽ khởi kiện. Công ty
Amila trả lời do hợp đồng chưa được giao kết thành công nên sẽ không giao hàng.
1.CISG 1980 có được áp dụng trong trường hợp này không, phan tích các trường hợp áp dụng?
2.Giả sử CISG 1980 được áp dụng, Amila có phải giao hàng cho Công ty Betafa không? Tại sao?