Bài tập thảo luận môn Lý luận định tội

Bài tập thảo luận môn Lý luận định tội của Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD|36443508
BÀI TẬP THẢO LUẬN MÔN LÝ LUẬN ĐỊNH TỘI
BÀI TẬP 1
Ngày 5/1/2008 A ra chợ mua bốn con dao Thái Lan (dài 20 cm, rộng 1cm, có
đầu nhọn) nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác. Đêm 6/1/2008 A mang
bốn con dao đến nơi B trọ, tại đây A bàn với B, C D mỗi người mang theo một
con dao A đã chuẩn bị sẵn đột nhập nhà ông X (người ng địa phương) để trộm
xe máy trị giá 40 triệu đồng bán lấy tiền tiêu xài và được tất cả đồng bọn nhất trí. A
phân công nhiệm vụ của từng người như sau: A là người biết nhà ông X nên A
người nhiệm vụ dẫn đường, trèo lên mái nhà, dỡ ngói chui vào nhà Ông A rồi
mở cửa; B C vào dắt xe máy ra ngoài; D đợi sẵn ngoài mang xe đi cất giấu.
Nếu trong quá trình thực hiện hành vi chiếm đoạt xe máy, gia đình ông X phát hiện
thì B C dùng dao khống chế để D mang xe chiếm đoạt được đi cất giấu. Thời
gian hành động 2 giờ sáng ngày 7/1/2008. Tối hôm đó khi đang trên đường đến
nhà ông X, do có dấu hiệu khả nghi nên cả bọn bị dân phòng phát hiện.
Câu hỏi:
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này, cần thực hiện các bước
nào? Tóm tắt nội dung của từng bước.
2. Tình tiết thực tế nào trong vụ án có giá trị định tội?
A ra chợ mua 4 con dao
A bàn với B,C,D và phân công nhiệm vụ
- Nếu trong qtr…
- Bị dân phòng phát hiện
3. Nêu những cấu thành tội phạm (với các tội danh cụ thể) mà người
tiến hành tố tụng cần dự kiến trước khi đưa ra kết luận về tội danh
đối với hành vi của A, B,C, D trong vụ án này.
173: hành vi lén lút (dẫn đường trèo lên mái, mang xe đi giấu)
168: xâm phạm quyền nhân thân quyền sở hữu (dùng dao khống chế) 4. Hãy
xác định tội danh đối với hành vi của A, B,C, D trong vụ án.
Đ168
Ko xử 173 vì trong kế hoạch dùng vũ lực chiếm đoạt trong TH cần thiết
5. Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối với hành vi
của A, B,C, D? - thuyết hành vi: có sd lực
- Lý thuyết khách thể: 168 bao gồm cả nhân thân và tài sản
- Đồng phạm: bàn trước, phân công nhiệm vụ
- Chuyển hóa: dùng dao: trộm sang cướp
- Giai đoạn: chuẩn bị phạm tội => thuộc Đ14 nên x
BÀI TẬP 2
Do biết A là người kinh doanh karaoke và cho nữ tiếp viên bán dâm quán,
nên B nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền của A.
lOMoARcPSD|36443508
Khoảng 16h ngày 21/4/2008, B bàn với C là Công an phường X (không quản
lý đia bàn nơi A kinh doanh karaoke) để chiếm đoạt tài sản của A bằng cách : C giả
Công an của Bộ Công an đến kiểm tra việc kinh doanh của A. khi phát hiện có dấu
hiệu mua bán dâm nên yêu cầu A đưa 5 triệu đồng nếu không sẽ truy cứu trách
nhiệm hình sự. A sợ nên đã đưa tiền cho C. C chia số tiền chiếm đoạt được cho B.
Câu hỏi
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này, cần thực hiện các bước nào? Tóm
tắt nội dung của từng bước.
2. Tình tiết thực tế nào trong vụ án giá trị định tội? - Nảy sinh ý định chiếm
đoạt - Bàn với C ..
- Chia số tiền chiếm đoạt
3. Nêu những cấu thành tội phạm (với các tội danh cụ thể) mà người tiến hành t
tụng cần dự kiến trước khi đưa ra kết luận về tội danh đối với hành vi ca B
C trong vụ án này.
174
357
170
4. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của B và C trong ván. Đ170: vì tin nên
sợ mới đưa (dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần nhằm chiếm đoạt tài sản)
Ko xử 174: ko phải tự nguyện đưa
Ko xử 357: C ko phải đang thực hiện công vụ; ko thuộc quyền hạn của C
5. Xác định sở thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối với hành
vi của B và C? - Hành vi: phân biệt 170, 174, 357
- Khách thể: cưỡng đoạt là vừa nhân thân vừa tài sản (357, 174)
- Chủ thể: phân biệt 357
- Hậu quả: 174 cấu thành vật chất, 170 cắt xén (ko yêu cầu hậu quả)
- Quan hệ nhân quả: hvi dẫn đến đưa tiền do sợ chứ ko phải gian dối
(phânbiệt 174 – 170)
- Đồng phạmBÀI TẬP 3.
A làm nghề chăn thuê, khoảng 15h ngày 9/2/2006, trong lúc đang chăn
bò, A thấy một con đực không rõ của ai đến ăn chung với của A, đến chiều
không thấy chủ bò đến lùa về, nên A đã đưa con bò này về cột ở trại của A. Đến
ngày 12/2/2006, A dẫn bò đi giấu ở nơi khác và đến ngày 17/2/2006, A thuê xe
vận chuyển con đó đi tiêu thụ. Trên đường đi chưa kịp tiêu thụ thì bị phát
hiện. Tài sản bị thiệt hại là con bò đực được định giá 5.500.000đ.
Câu hỏi:
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này, cần thực hiện các bước nào?
Tóm tắt nội dung của từng bước.
2. Tình tiết thực tế nào trong vụ án có giá trị định tội- A thấy… tiêu thụ
3. Nêu những cấu thành tội phạm (với các tội danh cụ thể) người tiến hànhtố
tụng cần dự kiến trước khi đưa ra kết luận về tội danh đối với hành vi của A
trong vụ án này.
lOMoARcPSD|36443508
Hành vi dẫn con bò không của ai đi giấu ở nơi khác và mang con bò đi tiêu
thụ của anh A đã xâm phạm đến quyền sở hữu nên dự kiến các tội danh của
anh A như sau:
- Đ173 Trộm cắp tài sản trong trường hợp này, A hành vi mang con
bòđi bán khi mà chủ sở hữu ko biết (hành vin lút)
- Đ176 Chiếm giữ trái phép tài sản con bò đi lạc (có đc tài sản 1 cáchngay
tình)
- Ko dự kiến sdụng trái phép Đ177 vì chưa khai thác công dụng (vắtsữa,
cày bừa,…)
- Ko phạm tội: ko đủ căn cứ CTTP
4. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án.
- A ko phạm Đ173: Đặc trưng của 173 là chiếm giữ tài sản đang nằm trongsự
quản ca người khác bằng hình thức lén lút. Trường hợp này ko chuyển
dịch tài sản về phía mình mà có đc 1 cách ngay tình (con bò tự đi lạc)
- A ko phạm Đ176 vì ko đđiều kiện: chỉ đk đc tài sản 1 cách ngaytình
và bán tài sản nhưng thiếu yêu cầu trả của người quản lý/người sở hữu/
CQNN
=> A ko phạm tội
5. Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối vớihành
vi của A ?
- thuyết định tội danh theo các yếu tố CTTP cụ thể định tội danh
theohành vi thuộc yếu tố mặt khách quan của CTTP: Trong trường hợp trên,
các tội danh này chỉ khác nhau về mặt hành vi nhưng qua quá trình phân
tích có thể
thấy ko thỏa mãn về mặt hành vi CTTP nên kết luận ko phạm tội I
TẬP 4.
Lâm, Sanh và một số bạn khác cùng xóm đến nhà Thắm chơi. Khi đi Lâm
mang theo một con dao bấm để trong túi. Trong lúc nói chuyện, Lâm lấy con dao
bấm mới được anh rể cho ra khoe với bạn bè.
Khoảng 22 giờ cùng ngày, Quân, Sự, Hiệp đi đến nhà Thắm, lại gần chỗ nhóm
bạn của Lâm đang ngồi hỏi: “Thằng nào Lâm đứng lên nói chuyện chút coi”
(trước đó Lâm và Quân đã xảy ra ẩu đả lẫn nhau). Lâm đứng lên nói: “Tao là Lâm
nè, chuyện không?”. Vừa dứt lời, Quân liền nhảy vào dùng tay đánh Lâm
nhưng Lâm tránh được; Sự Hiệp dùng dây thắt lưng xông vào đánh Lâm. Thấy
vậy, Sanh nhảy vào can ra nhưng cũng bị nhóm của Quân đánh nên
Sanh đã đánh lại. Lúc này Lâm lấy con dao nhíp trong túi ra đâm vào ngực Quân,
Sự, Hiệp mỗi người một nhát; Sanh cũng bị Lâm đâm nhầm một nhát vào vai. Sau
đó, Lâm vứt dao xuống sông và đến thẳng công an xã trình báo toàn bộ sự việc.
Do vết thương quá nặng, Quân bị chết trên đường đưa đi cấp cứu; Sự bị tổn
hại sức khỏe 21%; Hiệp bị tổn hại sức khỏe 17%.
lOMoARcPSD|36443508
(Nguồn: Bản án HSST số 62/2003 của TAND tỉnh Sóc Trăng). Câu
hỏi:
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này, cần thực hiện các bước nào?
Tóm tắt nội dung của từng bước.
2. Tình tiết thực tế nào trong vụ án có giá trị định tội?
3. Nêu những cấu thành tội phạm (với các tội danh cụ thể) người tiến hànhtố
tụng cần dự kiến trước khi đưa ra kết luận về tội danh đối với hành vi của
Lâm trong vụ án này.
134
123
22: hvi chống trả lại
4. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của m trong vụ án.
134
Ko 123 ko có hvi tước đoạt tính mạng, dựa trên tỉ lệ thương tích thì đây ko
là vùng nguy hiểm
Ko 22 hvi đâm nhầm bạn (ko tác động lên đối tượng gây hại) => ko thỏa
tự vệ chính đáng
5. Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối vớihành
vi của Lâm ? - Lý thuyết hvi
- Lý thuyết khách thể
- thuyết hậu quả: gây thương tích (chết người định khung) >< giếtngười
là tình tiết định tội
- thuyết lỗi trong mặt chủ quan: hỗn hợp lỗi (cố ý với hvi vô ý với hậuquả)
BÀI TẬP 5.
Đức, Thắng, Thủy, Chinh 4 công nhân sống cùng trong khu tập thể. Sau
khi đi làm về, Đức ra bể nước công cộng tắm. Khi Đức quay vào thì thấy anh Thủy
Chinh đến tắm. Năm phút sau, Đức quay lại hỏi anh Thủy và Chinh nhặt được
đồng hồ do Đức để quên không nhưng 2 anh xác nhận là không lấy.
Khoảng 20 giờ cùng ngày, Đức Thắng gọi anh Thủy và Chinh ra quán
nước hỏi về việc chiếc đồng hồ nhưng hai anh ThủyChinh vẫn nói là không nht
được. Thắng thấy vậy đứng dậy rút dao rựa từ trong người ra, đập xuống bàn nói:
“Chúng mày không trả, tao băm nát chúng mày ra” và tát anh Chinh mt cái; Đức
đấm anh Thủy mt cái vào bụng rồi bỏ về. Sau khi Đức bỏ về, Thắng bắt anh Thy
và Chinh lên cầu Long Biên, tiếp tục tra hỏi hai anh và nói: “Nếu chúng mày không
trả đồng hồ thì phải nhảy xuống sông Hồng”. Hai anh van xin nhưng
Thắng không chấp nhận. Sợ bị đánh nên anh Chinh nhảy từ độ cao 12 mét xuống
sông Hồng, bơi vào bờ thì bị ngất. Anh Thủy nói với Thắng là mình không biết bơi
và van xin Thắng tha cho nhưng Thắng không tha. Anh Thủy phải bám vào lan can
cầu tiếp tục van xin Thắng. Lúc này tổ tuần tra Công an thị trấn Gia Lâm phát
lOMoARcPSD|36443508
hiện, kéo anh Thủy lên, bắt Thắng đưa về công an giải quyết. (Nguồn: Tạp chí n
chủ và Pháp lut)
Câu hỏi:
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này cần thực hiện các bước nào? Tóm
tắt nội dung của từng bước ?
2. Những tình tiết thực tế nào trong vụ án trên giá trị pháp trong việc
định tội?
3. Nêu những cấu thành tội phạm cụ thể mà người định tội danh cần dự kiến
áp dụng khi định tội danh trong vụ án này?
130
133
Ko phạm tội
4. Định tội danh đối với hành vi của Thắng trong vụ án trên . Vô tội
Bức tử: ko có mối quan hệ phụ thuộc; ko thỏa đối xử tàn ác
133: hvi đe dọa ko đến mức độ nghiêm trọng (nạn nhân sợ b đánh)
5. Xác định s thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối với hành
vi của của Thắng trong vụ án trên?
- Hvi
- Hậu quả: 130 phải có hậu quBÀI TẬP 6.
Sau nhiều lần gửi xe để vào chợ huyện mua sắm, A nhận thấy việc giữ xe tại
bãi này rất lỏng lẻo, lúc đông đúc nhiều người lấy xe ra nhưng người giữ xe
không soát vé. Cho rằng có thlợi dụng tình hình này để “làm tiềnbãi xe nên A đã
hành động…
Đầu năm 2005, A đến gửi xe vào bãi. Chđến khi người ra vào lộn xộn, A
lẳng lặng dắt xe ra mà không ai phát hiện để soát vé. Ra khỏi bãi, A nổ máy phóng
về nhà. Sau khi cất giấu xe an toàn, A chậm rãi quay trở lại bãi xe. Giả vờ như vừa
từ trong chợ ra, A đi đi lại lại để tìm xe. Một người giữ xe chạy đến hỏi, A bảo rằng
xe gửi đây nhưng giờ không thấy. Cả bãi thẻ xe của A rồi nháo nhào tìm. Một
hồi, chủ bãi giữ xe thừa nhận: xe máy của A đã mất. A yêu cầu chủ bãi giữ xe phải
bồi thường cho mình 5 triệu đồng. Tưởng là yêu cầu của mình sẽ nhanh chóng được
thực hiện nhưng A không ngờ chủ bãi xe dùng dằng: “Chuyện này phải báo công an
rồi mới tính”.
Sự việc được đưa đến Công an huyện T. Sau khi ghi nhận diễn biến sự việc
tiến hành điều tra, cơ quan điều tra mời A lên làm việc. Ban đầu A quanh co chối
lOMoARcPSD|36443508
cãi, nhưng trước những chứng cứ của cơ quan điều ra đưa ra, A đã phải khai ra toàn
bộ sự thật như đã nêu trên.
(Nguồn: Theo Báo Pháp lut Tp.HCM)
Câu hỏi:
1. Để xác định đúng ti danh trong vụ án này cần thực hiện các bước nào? Tóm
tắt nội dung của từng bước ?
2. Những tình tiết thực tế nào trong vụ án trên có giá trị pháp trong việc định
tội?
3. Nêu những cấu thành tội phạm cụ thể mà người định tội danh cần dự kiến áp
dụng khi định tội danh trong vụ án này?
Hành vi lén lút dắt xe ra khỏi bãi giữ xe yêu cầu chủ giữ xe bồi thường
tiền cho A đã xâm phạm đến QSH nên dự kiến các tội danh của A như sau:
- Đ173: lén lút dắt xe ra khỏi sự quản lý của chủ giữ xe
- Đ174: hành vi gian dối, khi tự dắt xe mình đi và báo lại với chủ
giữ xe đểđòi bồi thường tiền
- ko phạm tội
4. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án trên. A phạm tội
Trộm cắp tài sản theo Đ173: xe gửi vào bãi (A vẫn là chủ sở hữu nhưng bảo
vệ bãi giữ xe lúc đó mới là người quản lý)
- Khách thể: xâm phạm đến QSH
- Mặt khách quan
+ Hành vi: Có hành vi lén lút lấy xe khỏi sự quản lý ca người khác
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
- Chủ thể: chủ thể thường có năng lực TNHS
A ko phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Đ174 vì tội lừa đảo ko có giai
đoạn chưa đạt: Trường hợp này, A chưa lừa đc chủ giữ xe, chưa lấy đc tiền
=> Đ174 là cấu thành vật chất rơi vào mô hình hậu quả có ý nghĩa trong việc
xác định tội phạm vì vậy nếu hậu quả chưa xảy ra thì ko xử đc
5. Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối với hành
vi của của A trong vụ án trên?
- thuyết hành vi: xử đc tội trộm cắp tài sản bởi nó có hành vi
lén lútchiếm đoạt tài sản đang nằm trong sự quản lý ca người khác
- thuyết hậu quả: xét thấy chưa hậu quả (chưa tự nguyện
giao tài sản) của lừa đảo nên ko xử 174
lOMoARcPSD|36443508
BÀI TẬP 7
Khoảng 9 giờ ngày 19/10/2020, Thành Trung (sinh năm 1980) mượn xe
máy của Huỳnh Văn Qúy (sinh năm 1986, thường trú tại TP. Cần Thơ), sau đó mang
xe đến cầm tại tiệm cầm đồ Thành Lợi được 5.000.000 đồng để trả nợ.
Khoảng 17 giờ ngày 20/10/2020, không thấy Trung trả lại xe nêm Qúy đi tìm.
Qúy gặp Trung tại quán cà phê Út Sinh thì Qúy nói dối đã cho người bạn ợn
xe dẫn Qúy đi lấy xe. Trung dẫn Qúy đi ra sau vườn thuộc phần đất nhà ông Lâm
Văn Thông với ý định giết Qúy để không phải trả lại chiếc xe đạp. Trên đường đi,
Trung thấy Qúy đeo một sợi dây chuyền vàng cổ nên càng quyết tâm giết
Qúy để chiếm đoạt dây chuyền vàng. Khi đến mương nước ở vườn nhà ông Thông,
Trung tạo cớ đã gần đến nơi lấy xe đạp, u Qúy xuống mương rửa chân rồi vào
nhà. Lợi dụng lúc Qúy đang rửa chân nên không để ý, Trung nhào đến ôm siết
cổ Qúy đè xuống mương dìm dưới nước cho đến khi chết. Sau đó, Trung lấy sợi dây
chuyền vàng 24k, trọng lượng 1 chỉ của Qúy lôi xác Qúy giấu dưới cỏ cặp t
Rạch Điều, cách mương nước của ông Thông khoảng 4m. Trung mang sợi dây
chuyền của Qúy đin được 7.000.000 đồng để tiêu xài cá nhân.
Ngày 24/10/2020, vợ chồng ông Thông ra vườn đốn chuối bán thì phát hiện
xác của Qúy trương thối nổi trên mặt nước nên báo cho công an. Ngày 25/10/2020,
Trung bị bắt.
Trong quá trình điều tra, quan điều tra đã thu giữ được các vật chứng gồm:
1 xe máy hiệu Yâmha, 1 đôi dép xốp hiệu Bitis, 1 đồng hồ điện tử đeo tay. Tại bản
kết luận giám định pháp y của Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Cần Thơ kết
luận: Nạn nhân Huỳnh Văn Qúy tử vong do ngạt nước.
Câu hỏi:
1. Để xác định đúng ti danh trong vụ án này cần thực hiện các bước nào? Tóm
tắt nội dung của từng bước ?
2. Những tình tiết thực tế nào trong vụ án trên có giá trpháp lý trong việc định
tội?
3. Nêu những cấu thành tội phạm cụ thể mà người định tội danh cần dự kiến áp
dụng khi định tội danh trong vụ án này?
175
168
123
174
4. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của Trung trong vụ án trên. 175
123
168
5. Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối với hành
vi của của Trung trong vụ án trên?
lOMoARcPSD|36443508
- Tổng hợp tội phạm: thực tế + trừu tượng (vừa cướp vừa giết: 1 hvi cấu thành
2 tội) - Lý thuyết hành vi
BÀI TẬP 8
Khoảng 12h ngày 8/11/2020, Trương Thị Kim T đi bộ đến cổng trường
Huy Tập phường 3 Quận Bình Thạnh thấy cháu Nguyễn Nhật Vy (sinh năm 2012)
là học sinh đang đứng trước cửa trường chờ vào lớp, trên người cháu Vy có đeo nữ
trang (2 nhẫn và một vòng đeo tay bằng vàng). T giả vđến nói với cháu Vy hôm
qua Vy đánh cháu của T, cháu Vy nói không đánh ai cả, thì T bảo: ”Nếu không đánh
thì cũng phải đi theo T đến nhà cho cháu T nhìn mặt xin lỗi cháu T”. Cháu Vy
tin lời nên đi theo T. T đón một chiếc xích đạp đi cùng Vy đến đường Nguyễn
Đình Chiểu thì xuống xe đi vào hẻm vắng. T nói với Vy: Có thằng theo dõi Vy
đeo nữ gtrang, lột nữ trang ra cất đi”. Vy tin lời nên tháo 2 chiếc nhẫn cất vào cặp
đưa cho T giữ dùm, còn chiếc vòng đeo tay do chật Vy tháo không được. Để
chiếm đoạt chiếc vòng đeo tay, T đón xe ôm chđến đường Hàn Hải Nguyên
phường 16 Quận 11, trên đường đi T mua một cây kềm cắt móng tay. Khi đến hẻm
83 đường Hàn Hải Nguyên, T cùng Vy xuống xe, T dẫn Vy vào hẻm và dùng kềm
cắt chiếc vòng nhưng không cắt được nên T đi bộ ra ngoài mua cây kéo nhỏ và thực
hiện cắt vòng nhưng không cắt được nên T mang ra tiệm đổi cây kéo lớn và sau đó
T đang dùng kéo cắt chiếc vòng của cháu Vy thì bị nhân dân phát hiện bắt giữ giao
về Công an phường 3 Quận Bình Thạnh xử lý.
Tại cơ quan điều tra Công an Quận Bình Thạnh, T đã khai nhậnnh vi thực
hiện như đã nêu trên.
Câu hỏi:
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này cần thực hiện các bước nào?Tóm
tắt nội dung của từng bước ?
2. Những tình tiết thực tế nào trong vụ án trên có giá trị pháp lý trong việcđịnh
tội?
3. Nêu những cấu thành tội phạm cụ thể mà người định tội danh cần dự kiếnáp
dụng khi định tội danh trong vụ án này?
174
175
169
4. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của T. trong vụ án trên.
174
5. Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối vớihành
vi của của T trong vụ án trên?
- Lý thuyết hành vi
- Lý thuyết khách thể: 169, 174 - Lý thuyết hậu quả:
vòng tay Bài tập 9.
lOMoARcPSD|36443508
A đi xe máy chở B từ Phú Yên lên Đắc Lắc với tốc độ khoảng 7080 km/h.
Do không làm chủ được tốc độ, A đã tông vào xe đạp của chị X đang chở con nhỏ
phía sau (cháu Y, 3 tuổi) làm hai mẹ con chi X bị thương, trong đó cháu Y bị thương
nặng, mất máu nhiều. Thấy vậy A nói với chị Y để cho A và B chở cháu Y đi bệnh
viện cấp cứu. Chị X đồng ý. A cho cháu Y ngồi giữa, B ngồi phía sau gicháu Y
khỏi ngã chạy đi. Đến ruộng mía vắng người, A nói B bỏ cháu Y vào đó rồi
phóng xe chạy trốn.
Chị X cũng bắt xe ôm đến bệnh viện để xem việc cứu chữa con gái. Nhưng
khi đến nơi thì không thấy cháu Y đâu. Chị hoảng sợ báo công an truy tìm cháu
(Y) A, B. Khoảng 3 giờ sau, mọi người phát hiện cháu Y nằm bất tỉnh trong
ruộng mía ven đường. Do không được cứu chữa kịp thời bị mất máu quá nhiều,
cháu Y đã chết trên đường tới bệnh viện. Câu hỏi:
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này cần thực hiện các bước nào?
Tóm tắt nội dung của từng bước?
2. Những tình tiết thực tế nào trong vụ án trên có giá trị pháp trong việc
định tội?
3. Nêu những cấu thành tội phạm cụ thể mà người định tội danh cần dự kiến
áp dụng khi định tội danh trong vụ án này?
123
260
132
128
4. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A và B trong vụ án trên.
A 260
B 132
Ko xử giết người: vì hậu quả đứa bé chết ko phải là hvi vứt ở ruộng mía mà là
do chính tai nạn xe gây ra (hvi hậu quả ko mi quan hệ nhân quả, hậu
quả này ko phải là trực tiếp do hvi gây ra) => Hvi gây tai nạn (lỗi vô ý) mới là
hvi gây ra hậu quả chết người
Ko xử B tội 260: B chỉ ngồi sau A ko có đồng phạm. Tuy nhiên, tình huống
trên B có thể cứu nhưng lại ko làm (hậu quả gián tiếp). Lỗi vô ý ko có đồng
phạm
Ko xử A 132: vì đây là cấu thành thu hút – bị thu hút: dấu hiệu định tội 132 bị
hút vào dấu hiệu định khung 260
lOMoARcPSD|36443508
5. Xác định sthuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối với
hành vi của A, B trong vụ án trên?
Lý thuyết hành vi: có/ko có hvi phạm tội (ko hành động phạm tội Đ132)
Lý thuyết đồng phạm: A, B là 2 tội danh
Lý thuyết MQH nhân quả: 123 >< 260
thuyết cấu thành chung riêng: 128, 260
thuyết cấu thành thu hút: 132 => 260
Bài tập 10.
Biết được N có quan hệ ngoại tình với vợ mình, Q đã nhiều lần khuyên nhủ,
cảnh cáo N không duy trì quan hệ bất chính này nữa, nhưng N không nghe. Vì vậy,
Q nung nấu ý định trả thù, bằng mọi cách phải giết N.
Sau nhiều ngày theo dõi, Q biết N hay ngủ giường kê cạnh cửa sổ. Tối ngày
25.11.2001, Q mang khẩu súng K44 (Q trung đội trưởng dân quân, được đội
trưởng giao khẩu súng này để làm nhiệm vụ) đến cạnh cửa sổ nơi N thường ngủ,
nhằm vào giường có người đang ngủ bắn liền hai phát rồi bỏ chạy.
Hành vi trên của Q đã gây ra cái chết cho M (là em trai của N, bộ đi về nghỉ
phép, ngủ ở giường của N tối hôm đó).
Câu hỏi:
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này cần thực hiện các bước nào? Tóm tắt
nội dung của từng bước?
2. Những tình tiết thực tế nào trong vụ án trên giá trị pháp trong việc định
tội?
3. Nêu những cấu thành tội phạm cụ thể người định tội danh cần dkiến áp
dụng khi định tội danh trong vụ án này?
- Đ123: có hành vi tước đoạt tính mạng của nạn nhân (hành vi bắn)
- Đ125: nạn nhân ngoại tình (hành vi trái PL nghiêm trọng)
- Sd trái phép khí quân dụng Đ304: giết người bằng việc sử dụng súng súnglà
vũ khí quân dụng
4. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của Q trong vụ án trên.
Phạm 123 (nêu 4 cấu thành)
Ko phạm 125 tuy nạn nhân hành vi trái pháp luật nghiêm trọng nhưng hung
thủ đã nung nấu ý định trả thù mà việc nung nấu ý định trả thù không đc xem
giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh Phạm 304: hành vi dùng
súng cấu thành 1 tội độc lập
lOMoARcPSD|36443508
5. Xác định sthuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối với
hành vi của Q trong vụ án trên?
- Lý thuyết tổng hợp tội phạm cụ thể, đây là tổng hợp thực tế
- thuyết sai lầm: bắn nhầm, nhầm lẫn vđối tượng nhưng ko ảnh hưởng
vềkhách thể => tội danh ko thay đổi
- thuyết hành vi: đgiải quyết tranh chấp giữa 123 và 125 đặc thù của125
là phải giết người trong trạng thái tinh thần bị kích đng mạnh (sau nhiều ngày
theo dõi)
Bài tập 11.
Tổng hợp tội phm .
Biết nhà ông M trong cây lộc vừng rất giá trị, A rủ B, C, D đi lấy
trộm. Khi tới nhà ông M, A giao hẹn với cả bọn: Chúng mày cứ lấy, 15 phút tao
lại cho xe chạy qua một lần, nếu lấy được thì chở đi luôn”. Nói xong A phóng xe đi.
B nói D đứng ngoài canh gác để cho B và C vào trong nhà lấy tài sản. Do cây
lộc vừng quá nặng quá lớn nên B và C phải đào đất, xén bớt cành rễ ca cây
để khiêng ra ngoài. Trong khi đang đào rễ thì bị chủ nhà phát hiện nên cả bọn chạy
thoát.
Khoảng 2 tuần sau, A lại cùng A, B, C, D quay lại nhà ông M lấy cây lộc
vừng. Để thể lấy được tài sản, chúng mang theo kìm cộng lực, dây thừng, kìm
điện và bút thử điện. A chở cả bọn bằng xe máy đến tập trung tại ngôi nhà b hoang
(gần nhà ông M). B và C cùng vào lấy cây lộc vừng, những người khác đứng ngoài
canh chừng và có nhiệm vụ buộc chặt cánh cửa cổng nhà ông M, chtín hiệu của B
và C để cùng khiêng cây lộc vừng ra ngoài. Khoảng nửa tiếng sau, khi đang khiêng
cây lộc vừng ra ngoài thì bọn chúng lại bị phát hiện. B C bị bắt quả tang cùng
tang vật, những người còn lại chạy thoát.
Hội đồng giám định tài sản kết luận: Cây lộc vừng khi chưa bị xén cành, lá,
rễ có giá trị 140 triệu đồng. Sau lần lấy trộm thứ nhất, giá trị của cây lộc vừng này
còn 30 triệu đồng.
(Nguồn: Tạp chí Tòa án số 16, tháng 8.2006)
Câu hỏi:
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này cần thực hiện các bước nào? Tóm tắt
nội dung của từng bước?
2. Những tình tiết thực tế nào trong vụ án trên giá trị pháp trong việc định
tội?
lOMoARcPSD|36443508
3. Nêu những cấu thành tội phạm cụ thể người định tội danh cần dự kiến áp
dụng khi định tội danh trong vụ án này?
- Trộm cắp Đ173
- Cố ý làm hư hỏng tài sản Đ178
- Hủy hoại tài sản Đ178
4. Về việc định tội danh đối với hành vi của A, B, C, D, trong vụ án trên 3 ý
kiến như sau:
- Ý kiến thứ nhất: A, B, C, D phạm tội trộm cắt tài sản
- Ý kiến thứ hai: A, B, C, D phạm tội trộm cắt tài sản và tội hủy hoại tài sản
-
Ý kiến thứ ba: A, B, C, D phạm tội trộm cắt tài sản (hậu quả thiệt hại 30)
và tội cố ý làm hư hỏng tài sản (hậu quả thiệt hại 110).
5. Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối với hành vi
của A, B, C, D trong vụ án trên?
- Lý thuyết tổng hợp tội phạm
- thuyết định tội danh theo hành vi: nếu thêm hủy hoại (cách làm nàykhá
nguy hiểm)
- Lý thuyết đồng phạm
BÀI TẬP SỐ 12
Long là bộ đội mới giải ngũ về sống cùng gia đình trong 1 khu chung cư. Gia
đình Long sống trong căn hdưới trệt. Gia đình ông Xuân lầu trên. Do gia đình
ông Xuân hay đổ nước xuống nhà của Long nên giữa hai gia đình vốn đã có nhiều
hiềm khích. Vào 12h trưa, trong lúc Long ngủ trưa thai gia đình long ông Xuân
lại cãi nhau chuyện đổ nước. Gia đình ông Xuân khoảng gần 5 người với gậy gộc,
dao bao vây nhà Long uy hiếp đang phá cửa để vào nhà Long. Nghe ồn ào, Long
bật dậy ra thấy một đám người đông đang bao vây nhà mình, chặc hết của ra vào
phá của để xông vào nhà nên Long đã lấy 1 quả lựu đạn mang ra đám đông người
nói tất cdãn ra, nhưng đám đông vẫn ồn ào xông vào nhà nên Long đã ném quả
lựu đạn vào đám đông khiến 4 người chết, 9 người bị thương trong đó bố của
Long.
Câu hỏi
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này cần thực hiện các bước nào?
Tóm tắt nội dung của từng bước?
2. Những tình tiết thực tế nào trong vụ án trên có giá trị pháp trong việc
định tội?
3. Nêu những cấu thành tội phạm cụ thể mà người định tội danh cần dự kiến
áp dụng khi định tội danh trong vụ án này?
lOMoARcPSD|36443508
123
304
126
125
134
4. Theo anh (chị), Long đã phạm tội nào? Tại sao?
123
304
5. Xác định sthuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối với
hành vi của Long trong vụ án trên?
Lý thuyết hvi
Lý thuyết khách thể: 134 >< 123
Lý thuyết tổng hợp tội phạm (thực tế)
BÀI TẬP SỐ 13
Anh Hùng cặp sừng giác ước tính trị giá khoảng 500 triệu đồng. Biết Thnh
người chuyên môi giới các sản vật rừng quý hiếm nên anh Hùng nhờ Thnh bán
giúp. Qua thoả thuận, Thnh đồng ý sẽ đưa anh Hùng đến nhà của người mua để bán
cặp sừng tê giác. Thực tế, Thnh không tìm người mua mà lên kế hoạch chiếm đoạt
cặp sừng tê giác. Thnh rủ Sơn cùng tham gia. Thnh nói kế hoạch của mình và được
Sơn đồng ý. Thnh hẹn ngày giờ để đưa anh Hùng đi bán cặp sừng tê giác. Thnh đề
nghị anh Hùng bỏ căp nhưng thực tế sẽ đưa anh Hùng đến quán Cafe Trang vào lúc
11h để uống nước. Khi đđến quán cafe Thành để xe (không có người coi giữ, khóa
cổ xe rồi cùng với anh Hùng đi vào quán. Trong lúc hai người bước vào quán cafe
thì Sơn đã dùng chìa khóa xe do Thành giao trước mkhóa cổ và dắt ra khỏi quán.
Anh Hùng ngoái lại thấy người dắt xe nên hoán bắt được Sơn. Tại quan
chức năng Thành và Sơn thừa nhận hành vi đã thực hiện.
Câu hỏi
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này, cần thực hiện các bước nào?
Tóm tắt nội dung của từng bước.
2. Tình tiết thực tế nào trong vụ án có giá trị định tội?
3. Nêu những cấu thành tội phạm (với các tội danh cụ thể) người tiến
hành tố tụng cần dự kiến trước khi đưa ra kết luận về tội danh đối với hành
vi của Thành và Sơn trong vụ án này.
173
174
4. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của Thành và Sơn trong vụ án. 173
5. Xác định sthuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối với
hành vi của Thành và Sơn?
- Hvi
lOMoARcPSD|36443508
- Đồng phạm
BÀI TẬP SỐ 14
A và B cùng yêu 1 cô gái tên là C. A phát hiện ra cô gái C có thiện cảm với B
hơn nên hết sức tức giận. Một hôm, phát hiện anh B đang đèo cô C trên 1 chiếc xe
Honda, A lái xe Hon da đuổi theo, 1 tay cầm tay lái, 1 tay chém vào người anh B.
C ngồi đằng sau thấy vậy nên đã đỡ lại. Không ai bị thương ch gì. A tiếp tục
rượt đuổi để chém B. B tằng tốc độ dể chạy thoát. Do vừa tránh né sự tấn công của
A, nên B vừa lái xe, vừa phải quay lại quan sát sự tấn công của A. không kịp
quan sát phía trước, B đã đâm vào đống đá đang đổ gần vỉa hè, dưới lòng đường,
gây tai nạn giao thông. Kết quả C bị thương tích liệt hai chân, tỷ lệ thương tật
80%, anh B thương tích 8% .
Câu hỏi:
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này cần thực hiện các bước nào? Tóm tắt
nội dung của từng bước?
2. Những tình tiết thực tế nào trong vụ án trên giá trị pháp trong việc định
tội?
3. Nêu những cấu thành tội phạm cụ thể người định tội danh cần dkiến áp
dụng khi định tội danh trong vụ án này?
318
134
4. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án. 318
5. Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối với hành vi
của A trong vụ án trên?
Lý thuyết hvi: ko tước đoạt tính mạng
Lý thuyết MQH nhân quả: hvi chém ko có mi quan hệ nhân quả nội tại tất yếu
đối với thương tật
BÀI TẬP 15
Ngày 5/4/2008 sau khi đi uống phê, A (là cảnh sát bảo vệ công an thành phố
H) và B, C, D (là dân phòng phường X) bàn bạc rủ nhau đi kiếm tiền bằng cách tìm
bắt sòng bạc hoặc chặn bắt các xe máy đang vi phạm trên đường.
A mặc trang phục công an cùng B, C, D mỗi người đi một chiếc xe mô đến
đường Hiền Vương thì thấy M (mới 16 tuổi) chở N đang chạy cùng chiều. A chặn
đầu xe M còn B dùng xe tông thẳng vào xe của M, làm M và N té xuống đường. B
dùng tay đánh M đồng thời móc còng số 8 mang trong người ra còng tay M về phía
sau, tự xưng là công an Quận. C và D chạy tới lại tiếp tục đánh vào người M và N.
Đánh xong B đưa M lên xe của B bảo chvề công an quận giải quyết, rồi trên
đường đi nói đưa 500 nghìn đồng thì sẽ tha. Do đông người nên B đã mở còng
cho M .
M đồng ý đưa B về nhà lấy tiền, nhưng mcủa B nói chỉ còn 150 nghìn
nên đã đưa trước. S tiền đó cả bọn chia đều cho nhau. Vụ việc sau đó bị phát giác.
lOMoARcPSD|36443508
Câu hỏi:
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này, cần thực hiện các bước nào?
Tóm tắt nội dung của từng bước.
2. Tình tiết thực tế nào trong vụ án có giá trị định tội?
3. Nêu những cấu thành tội phạm (với các tội danh cụ thể) mà người tiến hành
tố tụng cần dự kiến trước khi đưa ra kết luận về tội danh đối với hành vi của
A, B,C, D trong vụ án này.
170
174
4. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A, B,C, D trong vụ án. 170
5. Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối với hành
vicủa A, B,C, D?
Lý thuyết hvi
Lý thuyết đồng phạm
Lý thuyết khách thể
Lý thuyết mối quan hệ nhân quả: vì sợ nên mới đưa
Bài tập 16.
Ngày 25.6.2003, H, T P rủ nhau đi ăn. Do không biết uống bia nên T gọi
một chai nước ngọt. Vừa uống, vừa nhìn con ruồi đang đậu trên miệng chai, T tình
cờ nói đùa: Bắt con ruồi bỏ vào chai ớc ngọt, đóng nắp chai đem lại Công ty C
(công ty sản xuất chai nước ngọt đó) để lấy tiền nhậu.
An uống xong cả ba ra về, T cũng quên câu chuyện mình vừa nói nhưng
không ngờ H lại ghi nhớ làm thật. Biết P chuyên đóng nắp chai nên chiều hôm
sau, H đem sẵn chai nước ngọt của Công ty C, trong đó 2 con ruồi nhờ P đóng
nắp chai giùm. Sau đó, H đem chai nước ngọt này đến Công ty C ngã giá 150 triệu
đồng và dọa: “Nếu Công ty C không đưa tiền thì H sẽ đưa thông tin này lêno”.
Chưa biết thực ra sao nhưng sợ mất uy n nên Công ty C đã chấp nhận
“mua” lại chai nước ngọt đó với giá 120 triệu đồng. Sau đó, H đã cho P 10 triệu
đồng “tiền công” đóng nắp chai.
Sau khi đưa tiền cho H, ng ty C đã mở cuộc họp nội bộ để làm trách
nhiệm. Quy trình sản xuất hiện đại, được quản nghiêm ngặt nên sau một ngày
họp, Công ty C vẫn không tìm ra được nguyên nhân của “sự cố” trên. Cuối cùng,
lãnh đạo công ty quyết định đem giám định chai nước ngọt có hai con ruồi đó. Kết
quả là: nắp của chai nước ngọt này là giả. Công ty C liền tố cáo sự vệc với cơ quan
điều tra. Sau đó cả H, T và P đều bị tạm giam.
Trong quá trình điều tra, H, T và P khai như sau:
1. H khai: “Do trong buổi nhậu, nghe T nói: “Bây giờ mà bắt con ruồi bỏ
vào chai nước ngọt, đóng nắp, đem lại ng ty C tiền xài” tôi thấy dễ dàng
lOMoARcPSD|36443508
nên mới nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của Công ty C đúng theo cách T nói.
Trong quá trình làm việc này tôi không nói cho T biết; nhưng khi đến nhờ P đóng
nắp chai, trong đó có 2 con ruồi thì tôi có nói cho P biết là để mang đến công ty C
chiếm đoạt tài sản”.
2. T khai: “Trong bữa nhậu tôi có nói: “Bây giờ bắt con ruồi bỏ vào
chai nước ngọt, đóng nắp, đem lại công ty C tiền xài”. Nhưng đó chỉ u
nói đùa tôi đọc báo thấy nước ngoài hđã làm như vậy. Tôi không ngờ H lại
ghi nhớ câu nói này làm theo đúng cách tôi nói. Trong quá trình H mang chai
nước ngọt trong đó con rui đến “đòi” tiền công ty C tôi không biết gì. Nhưng
sau khi H chia cho P 10 triệu đồng thì P có nói cho tôi biết việc H đã làm. Tôi nghĩ
mình không tham gia vào việc này nên không đòi H phải chia tiền cho tôi”.
3. P khai: Tôi làm nghề đóng nắp chai mt sở sản xuất sữa đậu
nành.Khi H mang chai nước ngọt của công ty C, trong đó có 2 con ruồi đến nhờ tôi
đóng nắp chai thì tôi mới nhớ lại câu nói đùa của T khi ở quán nhậu: “Bây giờ mà
bắt con ruồi bỏ vào chai nước ngọt, đóng nắp, đem lại công ty C tiền xài”.
Tôi hỏi H: Ong làm vậy để làm gì?”. H trả lời: “Kiếm chút tiền xài”. Khi tôi
đóng nút chai xong, khoảng 1 tuần sau H mang đến cho tôi 10 triệu đồng, nói
“Chia “phần” lấy được từ công ty C”. Tôi không biết công ty C trả cho H bao nhiêu
tiền, nhưng tôi hỏi T được bao nhiêu thì H nói: T không “dính” vào vụ này nên
không được chia tiền và dặn tôi không nên để cho T biết. Số tiền 10 triệu đó tôi đã
mua xe gắn máy.
(Nguồn: Theo Báo Pháp luật Tp.HCM) Câu
hỏi:
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này cần thực
hiện các bước nào? Tóm tắt nội dung của từng bước
?
2. Những tình tiết thực tế nào trong vụ án trên có giá
trị pháp lý trong việc định tội?
3. Nêu những cấu thành tội phạm cụ th người
định tội danh cần dự kiến áp dụng khi định tội danh
trong vụ án này?
4. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của H, T và
P trong vụ án trên.
5. Xác định sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh
chấp tội danh đối với hành vi của H, T và P?
lOMoARcPSD|36443508
BÀI TẬP 17
A B hàng xóm sát vách mâu thuẫn kéo dài trong nhiều năm. A
quyết định trả thù nên mua một can xăng để sẵn chờ cơ hội. Vào lúc 1 giờ sáng, A
cầm can xăng đi về phía nhà B tưới xăng vào khe cửa, sau đó dùng dây điện buộc
chặt bên ngoài tất cả các cửa ra vào rồi châm lửa đốt. Khi lửa đã bốc cao, A bỏ đi
nơi khác. Lúc này trong nhà, vchồng B và mt đứa con đang ngủ say, phát hiện bị
cháy nhà t liền tri tìm cách lao ra ngoài nhưng cánh cửa đã bị buộc chặt.
Nhưng may mắn nhờ được cứu chữa kịp thời nên vợ chồng ông B chỉ bị bỏng nhẹ,
còn đứa con của ông B bbỏng với tỷ lthương tật là 12%. Ngoài ra, tài sản của ông
B bị cháy với tổng thiệt hại là 1,5 tỷ đồng. Vụ việc sau đó bị phát hiện. Câu hỏi:
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này cần thực hiện các bước nào?Tóm
tắt nội dung của từng bước ?
2. Những tình tiết thực tế nào trong vụ án trên có giá trị pháp lý trong việcđịnh
tội?
3. Nêu những cấu thành tội phạm cụ thể mà người định tội danh cần dự kiếnáp
dụng khi định tội danh trong vụ án này?
Đốt nhà: Hủy hoại tài sản
Giết người 123
Cố ý gây thương tích 134
4. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án trên.
Đ123, Hủy hoại tài sản
Ko cố ý gây thương tích: mô hình tội phạm
5. Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối vớihành
vi của A?
- Lý thuyết tổng hợp tội phạm, cụ thể là tổng hợp trừu tượng (chỉ
có 1 hànhvi đốt nhà nhưng hành vi này cấu thành nhiều tội phạm)
- thuyết hành vi: phân biệt 123, 134 (biết nạn nhân trong nhà
nhưngvẫn buộc cửa để đốt nhà => ý chí: mong muốn thực hiện hành vi
giết người)
- thuyết giai đoạn: Trong trường hợp này tuy nạn nhân ko chết
nhưngngười phạm tội phạm lỗi cố ý trực tiếp. Mà cố ý trực tiếp thì có hậu
quả nạn nhân chết xảy ra hay ko thì ko ý nghĩa trong việc xác định hành
vi tội phạm, nó chỉ có ý nghĩa trong việc xác định giai đoạn. BÀI TẬP 18
A (30 tuổi) là đối tượng nghiện ma túy, A có quen và yêu cô B (20 tuổi). Vào
khoảng 19h ngày 25/9/2020, A đến rủ B đi chiếm đoạt tài sản của những người lái
lOMoARcPSD|36443508
xe ôm. A và B thuê ông X là người lái xe ôm chở về quận 2, do đã có ý định chiếm
đoạt xe máy của ông X nên A đề nghị ông X đưa xe máy cho mình chạy và đc ông
X đồng ý. A lái xe, B ngồi giữa và ông X ngồi sau. Khi đến gần cầu Sài Gòn, A giả
bộ cho xe lên lề nhưng không đc kêu ông X nhảy xuống đẩy. Khi ông X nhảy
xuống xe thì A cho xe chạy luôn. Sau đó, A B đem xe đi bán đc 10tr đồng
cùng chia nhau tiền tiêu xài. Vụ việc sau đó bị phát giác. Câu hỏi:
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này cần thực hiện các bước nào?Tóm
tắt nội dung của từng bước ?
2. Những tình tiết thực tế nào trong vụ án trên có giá trị pháp lý trong việcđịnh
tội?
3. Nêu những cấu thành tội phạm cụ thể mà người định tội danh cần dự kiếnáp
dụng khi định tội danh trong vụ án này?
- Công nhiên chiếm đoạt tài sản 172: ông X xuống xe => có vướng mắc
- Cướp giật 171: nhanh chóng chiếm đoạt tài sản
4. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án trên.
Cướp giật 171: công khai + nhanh chóng
Ko công nhiên vì mc dù trường hợp này là chiếm đoạt một cách công khai,
ông X tuy có vướng mắc nhưng chỉ là vướng mắc tạm thời, ông X vẫn hoàn
toàn có đủ khả năng để ngăn cản hành vi lấy xe của A nếu như A ko có hành
vi nhanh chóng chiếm đoạt
5. Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối vớihành
vi của A?
- Lý thuyết hành vi
BÀI TẬP 19
A (20 tuổi) đối tượng sống lang thang, ko nghề nghiệp. Ngày 30/4, quan
sát thấy ông N để xe khu đất trống (chìa khóa xe đang cắm ở cổ xe) trèo lên cột
điện để nối dây điện bị đứt nên A nảy sinh ý định chiếm đoạt chiếc xe của ông N. A
đi lại chỗ cột điện đạp đổ chiếc thang mà ông N dùng để trèo lên cột điện rồi ngang
nhiên ngồi lên chiếc xe máy (trị giá 25 tr đồng) của ông N nổ máy phóng đi.
Ông N mặc dù biết A lấy xe của mình nhưng do chiếc thang đã bị A đạp đổ nên ko
thể xuống để ngăn cản hành vi của A. Vụ việc sau đó bị phát giác. Câu hỏi:
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này cần thực hiện các bước nào?Tóm
tắt nội dung của từng bước ?
2. Những tình tiết thực tế nào trong vụ án trên có giá trị pháp lý trong việcđịnh
tội?
lOMoARcPSD|36443508
3. Nêu những cấu thành tội phạm cụ thể mà người định tội danh cần dự kiếnáp
dụng khi định tội danh trong vụ án này?
- A đạp thang khiến ông N ko xuống đc => ông N đang trong tình trạngvướng
mắc => Công nhiên chiếm đoạt tài sản 172
- Trong trường hợp này, A là người tạo ra tình trạng vướng mắc của N =>
Cướp tài sản 168: N đang trên cột điện nên hành vi của A thể tạo ra
vướng mắc ngăn cản sự chống trả của N nhưng trong trường hợp này A lại
người tạo ra tình trạng đó. Trong khi đặc thù của công nhiên là do tình
4. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án trên.
Đ172
Ko xử cướp 168 vì: Hành vi đạp thang thể khiến nạn nhân rơi vào tình
trạng ko thể chống cự đc?
+ Khách thể của cướp: QH nhân thân và QH tài sản => hành vi lấy thang ko
trực tiếp xâm phạm đến quyền đc bảo vệ về sức khỏe, tính mạng
* ớng mắc 2 tội: Đối với cướp tlấn cấn vấn đxâm phạm quyền nhân
thân; Đối với công nhiên thì vướng mắc vấn đề là trong trường hợp này tình
trạng vướng mắc được tạo ra bởi chính hung thủ. Tuy nhiên, trong dấu hiệu
pháp của công nhiên ko loại trừ đi trường hợp cố ý tạo nên vướng mắc. =>
Trong trường hợp các tội danh sự vướng mắc thì xét theo nguyên tắc
lợi cho người phạm tội thì xử tội nhẹ hơn, trường hợp này xử công nhiên
5. Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối vớihành
vi của A? - Lý thuyết hành vi
- Lý thuyết khách thể
BÀI TẬP 20
Ông N thuê T và H mang máy đến nhà mình xay xát cà phê khô lấy cà phê
nhân. Buổi sáng, sau khi xay xát hết 6 bao cà phê thì T và H xin ông N cho nghỉ
và kéo máy về nhà mình. Đầu giờ chiều T và H lại kéo máy trở lại làm tiếp. Đến
khoảng 16h cùng ngày, do sợ trời tối, đường xa, T và H lại xin nghỉ sớm, kéo máy
về và hẹn hôm sau lại đến. Việc T và H bỏ công kéo máy đi và về rất vất vả, cng
với số lượng cà phê nhân thu đc ít hơn bình thường làm ông N sinh nghi nên đã
kiên quyết giữ máy lại, tháo thùng ra kiểm tra thì thấy 38kg cà phê nhân trong một
ngăn bí mật dưới đáy thùng.
Chuyện bại lộ, T khai buổi sáng hôm đó đã lấy đc của ông N 80kg phê
nhân đang cất giữ ở nhà năn nỉ xin chủ nhà tha thứ. T bỏ máy xay lai9j, về nhà
chở toàn bộ số cà phê lấy được buổi sáng đến trả cho ông N. Tại công an xã, T khai
lOMoARcPSD|36443508
H chỉ người làm thuê cho mình và không biết về việc T lén xén bớt phê xay
được của khách hàng. (Biết rằng tại thời điểm T thực hiện hành vi trên, giá phê
nhân là 40.000 đồng/kg). Câu hỏi:
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này cần thực hiện các bước nào?Tóm
tắt nội dung của từng bước ?
2. Những tình tiết thực tế nào trong vụ án trên có giá trị pháp lý trong việcđịnh
tội?
3. Nêu những cấu thành tội phạm cụ thể mà người định tội danh cần dự kiếnáp
dụng khi định ti danh trong vụ án này?
174
175
173
4. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của H, T và P trong vụ án trên.173
5. Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối vớihành
vi của H, T và P?
Lý thuyết hvi
Đồng phạm
Giai đoạn
Hậu quả
BÀI TẬP 21
Chiều ngày 17/1/2020, A gặp anh B ngoài bến xe, thấy anh B giữ chiếc túi du
lịch khá cẩn thận nên A đã đoán đc trong đó tài sản. Sau khi bắt chuyện, nhận
đồng hương và biết anh B cần chỗ ngồi nghỉ để sáng mai đi tiếp, A mời anh B về
phòng trọ mà A mới thuê nghỉ qua đêm. Về phòng trọ, A rủ B uống rượu mừng tái
ngộ và hai người cùng uống hết gần 1 lít rượu trắng. Nửa đêm, A cho rằng anh B đã
ngủ say, A lén dậy lấy túi du lịch của anh B và bỏ trốn. Khi B kiểm tra túi của A thì
trong túi 50tr đồng. Sáng hôm sau B ra công an trình báo A bị bắt ngay sau
đó. Tại trụ sở công an, anh B còn khai thêm: Khi A lẻn dậy lấy chiếc túi du lịch của
mình, mặc anh B biết nhưng do quá say nên anh ko có biện pháp kháng cự.
Câu hỏi:
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này cần thực hiện các bước nào?Tóm
tắt nội dung của từng bước ?
2. Những tình tiết thực tế nào trong vụ án trên có giá trị pháp lý trong việcđịnh
tội?
lOMoARcPSD|36443508
3. Nêu những cấu thành tội phạm cụ thể mà người định tội danh cần dự kiếnáp
dụng khi định tội danh trong vụ án này?
168
173
4. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án trên.
173
Ko xử 168 vì có hành vi chuốc rượu, mà việc có uống hay ko là do B quyết
định => ko phải là dùng thủ đoạn khác khiến cho nạn nhân ko thể chống cự
đc
5. Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối vớihành
vi của A? - Lý thuyết hành vi
- Lý thuyết khách thể
BÀI TẬP 22
Khoảng 11h ngày 20/11, A chB đến bãi giữ xe khu du lịch X chiếm đoạt xe
máy. Quan sát thấy bãi xe máy dùng phấn ghi số trên xe khách, cả hai bàn nhau đem
xe máy của A vào bãi gửi, sau đó thấy xe nào xịn hơn thì xóa số ghi trên xe đó rồi
dùng phấn ghi lại giống với số thẻ xe mình để lấy xe đem ra ngoài.
A chạy xe máy của mình đến gửi tại bãi gixe và nhận thẻ giữ xe số 3219 rồi
đưa cho B. Khoảng 15p sau, B quay lại bãi giữ xe xóa số 3371 trên một xe máy hiệu
Yamaha (trị giá 15tr đồng) của anh D, ghi lại số 3219 giống như số thẻ xe B
cầm. Tiếp đó, B ung dung trình thẻ cho nhân viên giữ xe và báo với người giữ xe
bị mất thẻ xe đề nghị người này cho lấy lại xe gắn máy. Vụ việc sau đó bị phát
giác.
Câu hỏi:
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này cần thực hiện các bước nào?Tóm
tắt nội dung của từng bước ?
2. Những tình tiết thực tế nào trong vụ án trên có giá trị pháp lý trong việcđịnh
tội?
3. Nêu những cấu thành tội phạm cụ thể mà người định tội danh cần dự kiếnáp
dụng khi định tội danh trong vụ án này?
174
173
4. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A và B trong vụ án trên.174
5. Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối vớihành
vi của A và B?
lOMoARcPSD|36443508
Lý thuyết hành vi
BÀI TẬP 23
A (21 tuổi) ý định lấy xe gắn máy một quán phê. Nhân lúc B để xe
trước cửa và đang đi vào quán, A lén dùng khóa vạn năng mở khóa xe rồi ngồi n
nổ máy. B quay lại thấy A đang ngồi trên xe của mình liền lao đến ôm chặt lấy A.
A liền dùng dao đâm một nhát vào bụng và phóng xe bỏ chạy, nhưng đã bị bắt giữ
ngay sau đó. B b thương với tỷ lệ thương tật là 25%. Câu hỏi:
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này cần thực hiện các bước nào?Tóm
tắt nội dung của từng bước ?
2. Những tình tiết thực tế nào trong vụ án trên có giá trị pháp lý trong việcđịnh
tội?
3. Nêu những cấu thành tội phạm cụ thể mà người định tội danh cần dự kiếnáp
dụng khi định tội danh trong vụ án này?
173: hành vi lén lút m khóa
134: tỷ lệ thương tật
168
4. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án trên.168
5. Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối vớihành
vi của A?
- thuyết chuyển hóa: Ban đầu trộm cắp 173 sau đó hành vi dùng
vũlực với nạn nhân hành vi dùng vũ lực nàyđchiếm đoạt tài sản nên
chuyển hóa sang cướp 168 => tỷ lệ thương tật trở thành tình tiết định khung
tăng nặng của cướp nên ko xử thêm 134
- Lý thuyết hành vi
- Lý thuyết khách thể
- Thu hút: cướp đã có cố ý gây thương tích
BÀI TẬP 24
A làm thợ chụp ảnh dạo thành phố Đà Lạt. Thấy anh B (là khách du lịch)
mang theo một máy ảnh Canon có giá trị khoảng 7tr đồng đến thuê ngựa của C
để chụp ảnh, A đã đến làm quen với anh B đề nghị chụp cảnh anh B đang cưỡi
ngựa. Anh B thuê A chúp 2 tấm hình bằng máy ảnh của A, đồng thời đưa máy ảnh
của mình cho A, nhờ A quay phim cảnh B đang cưỡi ngựa. A giả vờ quay phim
khoảng 3 phút, sau đó bất ngờ bỏ chạy cùng với máy ảnh của anh B. Anh B đã trình
báo với công an. Chiều cùng ngày, công an thành phố Đà Lạt bắt đc A. A khai đã
bán chiếc máy ảnh của anh B với giá 6tr đồng. Câu hỏi:
lOMoARcPSD|36443508
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này cần thực hiện các bước nào?Tóm
tắt nội dung của từng bước ?
2. Những tình tiết thực tế nào trong vụ án trên có giá trị pháp lý trong việcđịnh
tội?
3. Nêu những cấu thành tội phạm cụ thể mà người định tội danh cần dự kiếnáp
dụng khi định tội danh trong vụ án này?
174
171
175: có tài sản 1 cách hợp pháp
4. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án trên.
171
Ko xử 174: hvi chiếm đoạt là hvi bỏ chạy chứ ko gắn liền với thủ đoạn gian
dối
Ko xử 175: ko sd gian dối
5. Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối vớihành
vi của A?
Lý thuyết hành vi
BÀI TẬP 25
Khoảng 20h30p ngày 8/9/2020, P gọi điện rủ T, B, H đi t karaoke tại
phòng 302 quán karaoke X để hát cùng S, D. Do mâu thuẫn từ trước với D nên trong
lúc mọi người đang hát, S nói với T tìm người cảnh o D giúp S. Đến khoảng
22 giờ, T đi ra khỏi phòng hát gọi điện vào số của H nhưng B nghe máy. T bảo B đi
đến quán karaoke P để đánh cảnh cáo D giúp S và nói lát nữa sẽ gửi ảnh để B nhận
dạng người cần đánh. B đồng ý.
Sau khi gọi điện nhờ B, T đi vào phòng hát chụp 1 ảnh của D rồi gửi vào tài
khoản messenger của B. B nhận ảnh nhắn lại cho T là ảnh mờ không nhìn rõ mặt. T
tiếp tục chụp một ảnh khác của D gửi cho B và bào B dùng tay đánh cảnh cáo người
trong ảnh một hai cái thôi, không dùng đồ đạc để đánh. Lúc này B H đang
cùng trên xe taxi đến quán karaoke. B nhận ảnh đưa cho H xem nói với H T
nhờ đánh cảnh cáo người trong ảnh. H đồng ý. Đến khoảng 23h cùng ngày, khi B,
H cổng quán, B gọi điện báo cho T là đã đến nơi. Lúc này, T vẫn đang trong png
hát cùng mọi người thì thấy D xin phép vtrước nên T gọi điện thoại báo cho B biết
D đang đi xuống. B nhìn trước cửa quán karaoke X thấy một người đàn ông từ quán
hát đi ra và lên xe taxi có đặc điểm giống với người mà T đã gửi ảnh nên đi đến vị
trí xe taxi, gọi người đàn ông xuống xe. Khi người đàn ông xuống xe, B dùng tay
lOMoARcPSD|36443508
trái tát mạnh vào phía dưới mang tai phải của nạn nhân, H dùng tay trái đấm 1 phát
vào má phải làm nạn nhân lùi lại phía sau.
H tiếp tục dùng chân trái đạp vào ngực nạn nhân. B lao vào dùng chân đá vào
phần eo bên phải nạn nhân. H dùng tay phải đấm mạnh vào mặt, dùng chân phải đạp
mạnh liên tiếp 3 phát vào ngực, bụng nạn nhân thì thấy nạn nhân từ từ ngồi xuống
lưng dựa vào cửa cuốn, chân duỗi ra phía trước. B dùng chân phải đá vào vùng đùi,
dùng tay trái túm cổ áo nạn nhân nhấc người lên dùng tay phải đấm 1 phát vào
phần bên phải mồm. H tiếp tục dùng chân trái đá vào cổ nạn nhân 1 phát và đấm 1
phát vào ngực. Khi thấy nạn nhân ngồi bất tỉnh, lưng dựa vào cửa cuốn cả hai mới
thôi, bỏ mặc nạn nhân tại đó và đi về nhà.
Khoảng 10p sau, T không hát nữa đi về thấy người nằm bất tỉnh nên đưa
đi cấp cứu tại Bệnh viện trong tình trạng :bất tỉnh, mất phản xạ, ko nhịp tự thở,
mạch cảnh ko bắt được”. Sau đó, nạn nhân đc chuyển đến Bệnh viện tại Hà Nội để
tiếp tục cấp cứu nhưng đến 9g5p ngày 10/9/2020 thì nạn nhân tử vong. Tuy nhiên,
nạn nhân ko phải là anh D mà là anh P (khách hát karaoke).
Tại bản kết luận giám định pháp y về tử thi số 56/BKL-TTPY ngày 15/9/2020
của Trung tâm pháp y Sở y tế C kết luận:
1. Dấu hiệu chính qua giám định:
- Vùng thái dương bên phải đám xung huyết, tụ máu, kích thước: 4cm
x2cm. Tổ chức cân cơ vùng trán đỉnh bên trái vết xung huyết, tụ máu, kích
thước: 3,5cm x 2cm.
- Xuất huyết màng mềm toàn bộ não thất, tiểu não, các khe cuốn não
cómáu tụ. Nguyên nhân chết: Chấn thương sọ não kín. chế: Ngoại lực tác
động => xuất huyết màng mềm toàn bộ não thất tiểu não, các khe cuốn não
có máu tụ dẫn đến tử vong,
2. Vật gây thương tích: vật tày. Câu
hỏi:
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này cần thực hiện các bước nào?Tóm
tắt nội dung của từng bước ?
2. Những tình tiết thực tế nào trong vụ án trên có giá trị pháp lý trong việcđịnh
tội?
3. Nêu những cấu thành tội phạm cụ thể mà người định tội danh cần dự kiếnáp
dụng khi định tội danh trong vụ án này?
4. Hãy xác định tội danh đối với hành vi trong vụ án trên.
lOMoARcPSD|36443508
5. Xác định sở thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh trường
hợptrên?
Bài tập 7.
Trần Văn T. làm nghề mua bán phế liệu dạo. Vào lúc 8h30’ ngày 19/9/2003,
T điều khiển xe gắn máy đi trên đường Quốc lộ 1A đến gần trước cổng Công ty P,
T phát hiện có 1 trụ cấp nước phòng cháy chữa cháy (PCCC) và vắng người qua lại,
T xuống xe dùng kiềm cộng lựcmỏ lết mang theo sẵn, cắt xích bảo hiểm để lấy
02 nắp đậy của trụ cấp nước PCCC thì bị lực lượng công an PCCC tuần tra phát
hiện bắt quả tang cùng vật chứng, giao cho Công an phường lập biên bản xử lý.
Tại cơ quan điều tra, Trầnn T khai nhận hành vi mở lấy 2 nắp đậy của trụ
cấp nước PCCC nhằm mang đi bán phế liệu để lấy tiền tiêu xài.
Theo công văn số X/QĐ CNCL-TCHC ngày 20/09/2003 của Chi nhánh cấp
nước Chợ Lớn trực thuộc Tổng công ty nước Sài Gòn xác định: Hệ thống các trụ
cứu hỏa đường ống cấp nước trên tuyến Quốc lộ 1A, đoạn trước Công ty P, đã
được Chi nhánh Cấp nước Chợ lớn thi công lắp đặt hoàn chỉnh phục vụ công tác
chữa cháy trên địa bàn, chưa có biên bản bàn giao cho Công an PCCC để đưa vào
sử dụng, nhưng khi cần lấy nước thì lúc nào cũng có thể sử dụng được.
Căn cứ vào công văn phúc đáp s Y/CV-KHVT ngày 29/06/2004 của Chi
nhánh Cấp nước Ch Lớn hợp đồng mua bán tr cứu hỏa số 2392 ngày
20/06/2002 xác định đơn giá của nắp trụ cứu hỏa là 650 ngàn đồng/ 1 cái cộng thuế
giá trị gia tăng là 5%.
Sau khi thu hồi được 2 nắp trụ cứu hỏa, Chi nhánh cấp nước Chợ Lớn đã lắp
đặt trở lại vị trí nắp trụ cứu hỏa bị T lấy cắp, thì kết quả được xác định các thao tác
đóng mở van của trụ cứu hỏa này vẫn thực hiện tốt, nghĩa là trụ vẫn hoạt động bình
thường.
Câu hỏi:
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này cần thực hiện các bước nào?Tóm
tắt nội dung của từng bước ?
2. Những tình tiết thực tế nào trong vụ án trên có giá trị pháp lý trong việcđịnh
tội?
3. Nêu những cấu thành tội phạm cụ thể mà người định tội danh cần dự kiếnáp
dụng khi định ti danh trong vụ án này?
4. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của T. trong vụ án trên.
5. Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối vớihành
vi của của T trong vụ án trên
BÀI TẬP 17.
lOMoARcPSD|36443508
Khoảng giữa tháng 3. 2003, Lâm Chấn Cường (Việt kiều Mỹ gốc Hoa) đến
nơi Bùi An Bình làm việc và đặt vấn đề với Bình về việc Cường cần nhập quần áo
để gia công cho đối tác Hồng Kông. công ty của Bình không chức năng gia
công quần áo nên Bình liên hệ với Trương Công Hải (Giám đốc công ty TNHH
H&D) được Hải giới thiệu Nguyễn Thế Hùng (Giám đốc công ty Thế Quang)
nhận gia công hàng cho Cường.
Thông qua Cường, Bình đến công ty H&D đưa cho Nguyễn Huy Vịnh (làm
dịch vụ xuất nhập khẩu cho công ty Thế Quang) tờ giấy viết tay có ghi sẵn tên, địa
chỉ tên giám đốc của các công ty nước ngoài để Vịnh soạn hợp đồng gia ng
quần áo đối tác nước ngoài. Đánh máy xong, Vịnh đưa cho Hùng ký trước, rồi báo
cho Bình. Bình báo lại cho Cường. Cường liên lạc với Vịnh đưa cho Cường hợp
đồng để Cường mang cho phía đối tác nước ngoài ký (tổng cộng 2 Hợp đồng)
Sau khi các công ty nước ngoài hai hợp đồng nêu trên, Cường đưa cho
Vịnh 2 Hợp đồng này và bộ hồ nhập khẩu hàng cho Vịnh. Từ bộ hồ sơ này, Vịnh
khai vào tờ khai hàng hóa nhập khẩu rồi đưa cho Hùng ký. Sau đó Vịnh đem tờ
khai hàng hóa nhập khẩu cùng bộ hồ hàng nhập khẩu đến đội thủ tục hàng hóa
thuộc chi cục Hải quan quản hàng gia công đăng tổng cộng 08 tờ khai hàng
hóa nhập khẩu. Các nhân viên kiểm hóa thuộc chi cục Hải quan quản hàng gia
công Cục hải quan TP. HCM là Hoàng Minh Dần và Nguyễn Văn Hoàng kiểm tra
hàng hóa. Dần ghi kết qua kiểm tra với hành thức kiểm tra toàn bộ số quần áo hoàn
chỉnh xuất xứ Hồng Kông, hàng nhập khẩu đúng khai báo.
Thực tế kiểm tra hàng theo tất cả 08 tkhai khi hàng hóa nhập khẩu, Dần yêu
cầu Vịnh mtừng công-ten-nơ hàng. Mặc đã được lãnh đạo Chi cục Hải quan
quản lý hàng gia công duyệt với hình thức kiểm tra toàn bộ nhưng Dần chỉ kiểm tra
một số thùng hàn với hình thức kiểm tra xác xuất. Sau khi kiểm tra xong, Dần chọn
lấy mẫu lưu. Dần kêu Vịnh lấy dao kéo tháo tất cả các nhãn mắc trong mẫu lưu,
niêm chì bỏ vào túi nylon giao cho Vịnh cất giữ, còn mẫu lưu này Vịnh đem về văn
phòng công ty H&D để Hùng đem về công ty Thế Quang bảo quản tất cả 436.159
bộ quần áo được thông quan. Vịnh nhận hàng và thuê xe chở đến giao cho Cường.
Khi kiểm hàng, Vịnh thấy hàng nhập khẩu quần áo thành phẩm không đúng với
dăng ký. Vịnh báo lại cho Hùng Bình biết. Sau khi nhận hàng về Cường bo
Vịnh làm thủ tục xuất hàng. Bình đến công ty H&D đưa cho Vịnh các chứng từ để
làm thủ tục xuất hàng. Vịnh lập bảng nguyên phụ kiện gia công cân đối tsố sản
phẩm xuất rồi đưa cho Hùng ký tên, đóng dấu để Vịnh đi đưng ký tờ khai hàng hóa
xuất khẩu.
Vào ngày 27,28 và 30 tháng 5 năm 2003, Đi thủ tục hàng gia công phối hợp
cùng với Tổ kiểm soát Chi cục HQ quản lý hàng gia công. Cục HQ tiến hành kiểm
tra thực tế lô hàng của công ty Thế Quang tại Tân Cảng. Kết quả kiểm tra xác định
trị giá hàng phạm pháp:
- Đối với 436,155 sản phẩm đã nhập trot lọt với trị giá ghi trên h
sơnhập khẩu là 740.032,15 USD; Thuế nhập khẩu là 370.016,07 USD
- Đối với lô hàng bị tạm giữ: trị giá hàng hóa ghi trên hồ sơ nhập
là563.678,82 USD, tổ thuế phải thu là 2.788.160.384đ
lOMoARcPSD|36443508
Bản án ST 313/2006/HSST ngày 21.03.06 của TA TP. HCM đã tuyên bị cáo
Nguyễn Thế Hùng Hoàng Minh Dần phạm tội Vận chuyển trái phép hàng hóa
qua biên giới theo Đ.154 BLHS.
Cả hai bị cáo đều kháng cáo. Tại bản án phúc thẩm số 870/2006/HSPT, Tòa
phúc thẩm TC tại TP. HCM đã sửa bản án thẩm từ tội danh vận chuyến... sang
tội Trốn thuế
Câu hỏi:
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này cần thực hiện các bước
nào?Tóm tắt nội dung của từng bước ?
2. Những tình tiết thực tế nào trong vụ án trên giá trị pháp trong
việc định tội?
3. Nêu những cấu thành tội phạm mà người tiến hành tố tụng cần cần dự
kiếntrước khi đưa ra kết luận về hành vi của T trong vụ án này?
4. Định tội danh đối với hành vi của Hùng Dần trong vụ án trên có 3
ýkiến như sau
- Ý kiến thứ nhất : Hùng và Dần phạm tội ”Vận chuyển trái phép hàng
hóaqua biên giới” (Điều 154 BLHS)
- Ý kiến thứ hai : Hùng và Dần phạm tội ”Buôn lậu” (Điều 153 BLHS)
- Ý kiến thứ ba : Hùng và Dần phạm tội ”Trn thuế” (Điều 161 BLHS)
Theo anh (chò) ý kiến nào đúng ? Taïi sao?
5. Xác định sở thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối với
hành vi của Hùng và Dần ?
ĐỀ THI MÔN: LÝ LUẬN ĐỊNH TỘI
Khoảng 23 giờ ngày 24/01, A người yêu của A chị B đi ăn tối. Trong
lúc ăn tối, C đi ngang qua và có lời lẽ trêu ghẹo chị B. A căn ngăn nhưng C không
những không nghe mà còn xúc phạm cả A B. Sau đó, C tát vào mặt A, giật con
dao trong tay chị chủ quán chém vào cổ tay A nhưng A tránh được nên chỉ bị xây
xước nhẹ. A sợ quá bỏ chạy nhưng C vẫn cầm dao đuổi theo. Bất ngờ A dừng lại,
nhặt một viên đá to ven đường ném về phía C (đoạn đường này không đèn đường,
trời không trăng). Viên đá rơi trúng đầu C làm C ngã bất tỉnh. Ngay lập tức A
gọi mọi người đưa C đi cấp cứu, nhưng do bị chấn thương sọ não nặng nên 4 ngày
sau C chết trong bệnh viện.
Câu hỏi:
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này, cần thực hiện các bước
nào?Tóm tắt nội dung của từng bước.
lOMoARcPSD|36443508
2. Tình tiết thực tế nào trong vụ án này giá trị định tội đối với hành
vicủa A?
3. Dựa trên các tình tiết của vụ án, hãy nêu những cấu thành tội phạm
(vớicác tội danh cụ thể) người tiến hành tố tụng cần dkiến trước khi đưa ra kết
luận về tội danh đối vi hành vi của A trong vụ việc này.
4. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ này và giải thích
tạisao?
5. Xác định sở thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối
vớihành vi ca A và giải thích tại sao?./.
ĐỀ THI MÔN: LÝ LUẬN ĐỊNH TỘI
o khoảng 22 giờ 30 phút ngày 09 tháng 10, Hng K cùng với Thị
Thùy D, Nguyễn Công V, Đặng Minh H, Phạm Tuấn N và một số người khác ngồi
uống nước tại nhà hàng Fleur d’or Maison. Nhóm của K được xếp vào ngồi tại vtrí
bàn số 06 trong nhà hàng. Cùng lúc này, có anh Nguyễn Văn L đang ngồi cùng các
bạn tại bàn số 09 và số 17. Do anh L có mâu thuẫn trước với Phạm Tuấn N nên khi
anh L ra về, đi qua bàn của những người này đã bN đấm dùng chai bia thy tinh
đập vào đầu, khiến anh L ngã ra đất. Thấy có sự việc xô xát xảy ra, anh Đỗ Minh T
nhân viên bảo vệ của quán đã vào can thiệp, đưa anh L ra cửa quán. Trong lúc
anh T vào can ngăn đã dùng dùi cui điện chích vào người Vũ Thị Thùy D Đặng
Minh H. Do bức c thấy bạn mình bị đánh, K đã cùng mt số đối tượng trong
nhóm dùng vỏ chai bia, cốc thủy tinh tấn công anh T và các nhân viên bảo vệ trong
quán. Sau khi anh T chạy ra khỏi cửa quán xuống đường Đinh Tiên Hoàng thì K
Thị Thùy D tiếp tục đuổi theo, chửi bới, la hét gây náo loạn khu vực đường Đinh
Tiên Hoàng (lúc đó khoảng 0 giờ 45 phút ngày 10 tháng 10). Sau đó, bị cáo K giật
từ tay Đặng Minh H mt gây tre (có một đầu nhọn) kéo trên đường rồi tiếp tục
đuổi theo anh T. Đến khu vực vỉa hè gần ngã tư Phan Chu Trinh – Hoàng Văn Thụ,
anh T bị ngã, K cầm gậy lao đến vụt vào người anh T, dùng đầu nhọn của gậy chọc
hai nhát vào người anh T. Thấy anh T cùng các nhân viên bảo vkhác không chống
cự lại thì cả nhóm bỏ về. Tại biên bản kết luận giám định pháp y số 420/2016/TgT
ngày 27 tháng 10 năm 2016 của Trung tâm Pháp y Hải Phòng kết luận anh Đỗ Minh
T bị một số thương tích là 6%, anh Nguyễn Văn L bị thương tích 3%.
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này, cần thực hiện các
bước nào?
Tóm tắt nội dung của từng bước?
2. Tình tiết thực tế nào trong vụ án có giá trị định tội?
lOMoARcPSD|36443508
3. Nêu những cấu thành tội phạm (đối với các tội danh cụ thể) mà
ngườitiến hành tố tụng cần dự kiến trước khi đưa ra kết luận về tội danh đối
với hành vi của các đối tượng trong vụ án này.
4. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của các đối tượng trong
vụ án này.
5. Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh
đối vớihành vi của các đối tượng.
ĐỀ LÝ LUẬN ĐỊNH TỘI
A biết nhà X tủ lạnh bị hỏng. Khoảng 9 giờ sáng ngày 12/9/2018, A
biết chỉ có một mình bà X ở nhà, con trai bà X là anh Y đi làm. A đến nhà nói với
X: Cháu Năm Triệu, bạn của Y, Y nhờ cháu đến sửa giúp bác i tủ lạnh”.
Bà X tin lời, mời A vào nhà, ch cho A thấy cái tủ lạnh ở phòng khách. A mở tủ gi
vờ sửa. Lúc bà X xuống bếp lây nước mời A thì A đã nhanh tay ôm TV (bà X mới
mua giá 8 triệu đồng) chạy ra trước nhà X, leo lên xe máy của B chsẵn, bỏ
chạy. X lên nhà không thấy, ngó mắt thấy mất cái TV liền chạy ra cửa thì thấy
A B vừa chạy khoảng được 15 mét. X la lên: “Năm Triệu, Năm Triệu..”. A
quay lại nói: “Sáu triệu cũng không bán” và bỏ chạy. Hai tuần sau, bà X đi chợ thấy
A đang ngồi uống cà phê nên đã báo công an.
Dự kiến tội danh: Điều 174, Điều 173 BLHS.
Định tội: Tội trm cắp tài sản (Điều 173 BLHS)
ĐỀ LÝ LUẬN ĐỊNH TỘI - DS44B
Ông X làm nghề sửa chữa và bán phụ tùng xe Honda. A đến tiệm của ông X
hỏi mua một số ph tùng xe máy trị giá 4,8 triệu đồng. A bảo ông X cho toàn bộ s
phụ tùng vào một chiếc thùng (loại dùng để đựng bột ngọt Vedan) buộc kín
lại. Sau đó, A nói cần đi ra chợ để mua một số đồ khác rồi sẽ quay trở về lấy hàng
trả tiền. Một c sau, A quay lại chtheo một thùng giống y hệt như loại thùng
mà ông X đã sử dụng để đựng số phụ tùng xe. Trong khi ông X vào nhà nghe điện
thoại thì A đã tráo chiếc thùng mà mình mang theo để lấy những phụ tùng của ông
X. Khi ông X quay ra, A viện do không đủ tiền nên hẹn về nhà lấy tiền một
giờ sau quay lại lấy hàng. Sau gần 3 giờ, không thấy A quay lại, ông X sinh nghi
nên mở thùng ra xem mới biết bên trong thùng toàn là muối và giấy vụn, còn chiếc
thùng đựng phụ tùng xe đã bị A mang đi.
Dự kiến tội danh: Điều 174, Điều 173 BLHS
Định tội: Tội trm cắp tài sản (Điều 173 BLHS)
ĐỀ THI SỐ 01
lOMoARcPSD|36443508
Khoảng 11 giờ ngày 20/11, A chở B đến bãi gixe khu du lịch X chiếm đoạt
xe máy. Quan sát thấy bãi xe máy dùng phấn ghi số trên xe khách, cả hai bàn nhau
đem xe máy của A vào bãi gửi, sau đó thấy xe nào xn hơn thì xóa số ghi trên xe đó
rồi dùng phấn ghi số lại giống với số thẻ xe mình để lấy xe đem ra ngoài.
A chạy xe máy của mình đến gửi tại bãi giữ xe và nhận thẻ giữ xe số 3219 rồi
đưa cho B. Khoảng 15 phút sau, B quay lại bãi giữ xe xóa số 3371 trên một xe máy
hiệu Yamaha (trị gmười năm triệu đồng) của anh D, ghi lại số 3219 giống như s
thẻ xe mà B cầm. Tiếp đó, B ung dung trình thẻ cho nhân viên giữ xe và dắt xe ra,
đến tiệm sửa khóa làm lại chìa khóa xe, rồi cùng A đem xe đi bán. Xong xuôi, A
quay lại bãi giữ xe báo với người giữ xe bị mất thẻ xe đề nghị người này
cho lấy lại xe gắn máy. Vụ việc sau đó bị phát giác.
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này, cần thực hiện các bước
nào?
Tóm tắt nội dung của từng bước. (2 điểm)
2. Tình tiết thực tế nào trong vụ án này giá trị định tội đối với hành
vicủa A và B? (2 điểm)
3. Dựa trên các tình tiết của vụ án, hãy nêu những cấu thành tội phạm
(vớicác tội danh cụ thể) người tiến hành tố tụng cần dkiến trước khi đưa ra kết
luận về tội danh đối với hành vi của A và B trong vụ việc này. (2 điểm)
4. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A B trong vụ này
giảithích tại sao? (2 điểm)
5. Xác định sở thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối
vớihành vi ca A và B và giải thích tại sao? (2 điểm)./.
..................................................
ĐỀ THI SỐ 02
Sau khi bàn bạc thống nhất sẽ tìm hội đchiếm đoạt tài sản của chị Yến,
nên Hải đi trước đến khu vực rừng phòng hộ chờ Mong.
Vào ngày 12/3, như thường lệ, Mong điều khiển xe ô chở chị Yến sang
Campuchia để đánh bạc, đến chiều cùng ngày Mong chở chYến về Việt Nam. Khi
xe của Mong đi đến khu vực rừng phòng hộ, thì Hải đón xe lại xin đi nhờ, Mong
ngừng xe cho Hải đi cùng, được khoảng 2km thì chị Yến yêu cầu Mong dừng lại,
chị Yến giao cho Mong giữ bộ túi xách bên trong có 70.000.000 đồng để đi vsinh.
Khi chị Yến vừa đi vào chốt trực Kiểm m gần đó, thì lập tức Hải giật túi xách trên
tay của Mong bỏ chạy vào rừng. Mong tri hô và giả vờ đuổi theo một đoạn rồi quay
lại chở chị Yến đi trình báo cơ quan Công an. Sự việc sau đó bị phát giác.
lOMoARcPSD|36443508
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này, cần thực hiện các bước
nào?
Tóm tắt nội dung của từng bước? (2 điểm)
2. Tình tiết thực tế nào trong vụ án có giá trị định tội đối với hành vi ca
Hải và Mong? (2 điểm)
3. Nêu những cấu thành tội phạm ối với các tội danh cụ thể)
ngườitiến hành tố tụng cần dự kiến trước khi đưa ra kết luận về tội danh đối với
hành vi của Hải và Mong trong vụ án này. (2 điểm)
4. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của Hải Mong trong vụ án
này.(2 điểm)
5. Xác định sở thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối
vớihành vi ca Hải và Mong. (2 điểm)
................................................................
ĐỀ THI SỐ 03
Ngày 02/10, A cùng với B C mang theo hung khí đi trên 2 chiếc xe gn
máy m đánh anh X để trả thù (do A đã mâu thuẫn với anh X từ trước). Đang
trên đường đi thì A phát hiện X đang chạy xe gắn máy hiệu Suzuki ở phía trước. X
cũng phát hiện ra bọn A và thấy bọn A 3 người nên X điều khiển xe bỏ chạy.
Thấy X bỏ chạy nên A cùng B và C đuổi theo. X chạy được một đoạn thì xe bị chết
máy nên X bỏ lại xe tiếp tục chạy trốn. Lúc A cùng B, C chạy đến, do không thấy
X nên A đã lấy chiếc xe Suzuki mà X để lại khởi động, nổ máy bỏ về cùng đồng
bọn. Đi được mt đoạn khoảng 500m thì xe Suzuki lại chết máy nên A cùng B, C
dùng hung khí mang theo đập phá xe của X làm thiệt hại khoảng 15 triệu đồng.
1. Để xác định đúng ti danh trong vụ án này, cần thực hiện các bước nào?
Tóm tắt nội dung của từng bước? (2 điểm)
2. Tình tiết thực tế nào trong vụ án có giá trị định tội đối vớinh vi của A,
B và C? (2 điểm)
3. Nêu những cấu thành tội phạm (đối với các tội danh cụ thể) mà
ngườitiến hành tố tụng cần dự kiến trước khi đưa ra kết luận về tội danh đối với
hành vi của A, B và C trong vụ án này. (2 điểm)
4. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A, B và C trong vụ án này.
(2 điểm)
5. Xác định sở thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối
vớihành vi ca A, B và C. (2 điểm)
| 1/31

Preview text:

lOMoARcPSD| 36443508
BÀI TẬP THẢO LUẬN MÔN LÝ LUẬN ĐỊNH TỘI BÀI TẬP 1
Ngày 5/1/2008 A ra chợ mua bốn con dao Thái Lan (dài 20 cm, rộng 1cm, có
đầu nhọn) nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác. Đêm 6/1/2008 A mang
bốn con dao đến nơi B trọ, tại đây A bàn với B, C và D là mỗi người mang theo một
con dao mà A đã chuẩn bị sẵn đột nhập nhà ông X (người cùng địa phương) để trộm
xe máy trị giá 40 triệu đồng bán lấy tiền tiêu xài và được tất cả đồng bọn nhất trí. A
phân công nhiệm vụ của từng người như sau: A là người biết rõ nhà ông X nên A là
người có nhiệm vụ dẫn đường, trèo lên mái nhà, dỡ ngói chui vào nhà Ông A rồi
mở cửa; B và C vào dắt xe máy ra ngoài; D đợi sẵn ở ngoài mang xe đi cất giấu.
Nếu trong quá trình thực hiện hành vi chiếm đoạt xe máy, gia đình ông X phát hiện
thì B và C dùng dao khống chế để D mang xe chiếm đoạt được đi cất giấu. Thời
gian hành động là 2 giờ sáng ngày 7/1/2008. Tối hôm đó khi đang trên đường đến
nhà ông X, do có dấu hiệu khả nghi nên cả bọn bị dân phòng phát hiện. Câu hỏi: 1.
Để xác định đúng tội danh trong vụ án này, cần thực hiện các bước
nào? Tóm tắt nội dung của từng bước. 2.
Tình tiết thực tế nào trong vụ án có giá trị định tội? – A ra chợ mua 4 con dao
– A bàn với B,C,D và phân công nhiệm vụ - Nếu trong qtr…
- Bị dân phòng phát hiện 3.
Nêu những cấu thành tội phạm (với các tội danh cụ thể) mà người
tiến hành tố tụng cần dự kiến trước khi đưa ra kết luận về tội danh
đối với hành vi của A, B,C, D trong vụ án này.
173: hành vi lén lút (dẫn đường trèo lên mái, mang xe đi giấu)
168: xâm phạm quyền nhân thân quyền sở hữu (dùng dao khống chế) 4. Hãy
xác định tội danh đối với hành vi của A, B,C, D trong vụ án. Đ168
Ko xử 173 vì trong kế hoạch dùng vũ lực chiếm đoạt trong TH cần thiết
5. Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối với hành vi
của A, B,C, D? - Lý thuyết hành vi: có sd vũ lực
- Lý thuyết khách thể: 168 bao gồm cả nhân thân và tài sản
- Đồng phạm: bàn trước, phân công nhiệm vụ
- Chuyển hóa: dùng dao: trộm sang cướp
- Giai đoạn: chuẩn bị phạm tội => thuộc Đ14 nên xử BÀI TẬP 2
Do biết A là người kinh doanh karaoke và có cho nữ tiếp viên bán dâm ở quán,
nên B nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền của A. lOMoARcPSD| 36443508
Khoảng 16h ngày 21/4/2008, B bàn với C là Công an phường X (không quản
lý đia bàn nơi A kinh doanh karaoke) để chiếm đoạt tài sản của A bằng cách : C giả
Công an của Bộ Công an đến kiểm tra việc kinh doanh của A. khi phát hiện có dấu
hiệu mua bán dâm nên yêu cầu A đưa 5 triệu đồng nếu không sẽ truy cứu trách
nhiệm hình sự. A sợ nên đã đưa tiền cho C. C chia số tiền chiếm đoạt được cho B. Câu hỏi
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này, cần thực hiện các bước nào? Tóm
tắt nội dung của từng bước.
2. Tình tiết thực tế nào trong vụ án có giá trị định tội? - Nảy sinh ý định chiếm đoạt - Bàn với C ..
- Chia số tiền chiếm đoạt
3. Nêu những cấu thành tội phạm (với các tội danh cụ thể) mà người tiến hành tố
tụng cần dự kiến trước khi đưa ra kết luận về tội danh đối với hành vi của B và C trong vụ án này. 174 357 170
4. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của B và C trong vụ án. Đ170: vì tin nên
sợ mới đưa (dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần nhằm chiếm đoạt tài sản)
Ko xử 174: ko phải tự nguyện đưa
Ko xử 357: C ko phải đang thực hiện công vụ; ko thuộc quyền hạn của C
5. Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối với hành
vi của B và C? - Hành vi: phân biệt 170, 174, 357
- Khách thể: cưỡng đoạt là vừa nhân thân vừa tài sản (357, 174)
- Chủ thể: phân biệt 357
- Hậu quả: 174 cấu thành vật chất, 170 cắt xén (ko yêu cầu hậu quả)
- Quan hệ nhân quả: hvi dẫn đến đưa tiền là do sợ chứ ko phải gian dối (phânbiệt 174 – 170)
- Đồng phạmBÀI TẬP 3.
A làm nghề chăn bò thuê, khoảng 15h ngày 9/2/2006, trong lúc đang chăn
bò, A thấy một con bò đực không rõ của ai đến ăn chung với bò của A, đến chiều
không thấy chủ bò đến lùa về, nên A đã đưa con bò này về cột ở trại của A. Đến
ngày 12/2/2006, A dẫn bò đi giấu ở nơi khác và đến ngày 17/2/2006, A thuê xe
vận chuyển con bò đó đi tiêu thụ. Trên đường đi chưa kịp tiêu thụ thì bị phát
hiện. Tài sản bị thiệt hại là con bò đực được định giá 5.500.000đ. Câu hỏi:
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này, cần thực hiện các bước nào?
Tóm tắt nội dung của từng bước.
2. Tình tiết thực tế nào trong vụ án có giá trị định tội- A thấy… tiêu thụ
3. Nêu những cấu thành tội phạm (với các tội danh cụ thể) mà người tiến hànhtố
tụng cần dự kiến trước khi đưa ra kết luận về tội danh đối với hành vi của A trong vụ án này. lOMoARcPSD| 36443508
Hành vi dẫn con bò không rõ của ai đi giấu ở nơi khác và mang con bò đi tiêu
thụ của anh A đã xâm phạm đến quyền sở hữu nên dự kiến các tội danh của anh A như sau:
- Đ173 Trộm cắp tài sản vì trong trường hợp này, A có hành vi mang con
bòđi bán khi mà chủ sở hữu ko biết (hành vi lén lút)
- Đ176 Chiếm giữ trái phép tài sản vì con bò đi lạc (có đc tài sản 1 cáchngay tình)
- Ko dự kiến sử dụng trái phép Đ177 vì chưa có khai thác công dụng (vắtsữa, cày bừa,…)
- Ko phạm tội: ko đủ căn cứ CTTP
4. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án.
- A ko phạm Đ173: Đặc trưng của 173 là chiếm giữ tài sản đang nằm trongsự
quản lý của người khác bằng hình thức lén lút. Trường hợp này ko có chuyển
dịch tài sản về phía mình mà có đc 1 cách ngay tình (con bò tự đi lạc)
- A ko phạm Đ176 vì ko đủ điều kiện: chỉ có đk có đc tài sản 1 cách ngaytình
và bán tài sản nhưng thiếu yêu cầu trả của người quản lý/người sở hữu/ CQNN => A ko phạm tội
5. Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối vớihành vi của A ?
- Lý thuyết định tội danh theo các yếu tố CTTP cụ thể là định tội danh
theohành vi thuộc yếu tố mặt khách quan của CTTP: Trong trường hợp trên,
các tội danh này chỉ khác nhau về mặt hành vi nhưng qua quá trình phân tích có thể
thấy ko thỏa mãn về mặt hành vi CTTP nên kết luận ko phạm tội BÀI TẬP 4.
Lâm, Sanh và một số bạn khác cùng xóm đến nhà Thắm chơi. Khi đi Lâm có
mang theo một con dao bấm để trong túi. Trong lúc nói chuyện, Lâm có lấy con dao
bấm mới được anh rể cho ra khoe với bạn bè.
Khoảng 22 giờ cùng ngày, Quân, Sự, Hiệp đi đến nhà Thắm, lại gần chỗ nhóm
bạn của Lâm đang ngồi và hỏi: “Thằng nào là Lâm đứng lên nói chuyện chút coi”
(trước đó Lâm và Quân đã xảy ra ẩu đả lẫn nhau). Lâm đứng lên nói: “Tao là Lâm
nè, có chuyện gì không?”. Vừa dứt lời, Quân liền nhảy vào dùng tay đánh Lâm
nhưng Lâm tránh được; Sự và Hiệp dùng dây thắt lưng xông vào đánh Lâm. Thấy
vậy, Sanh nhảy vào can ra nhưng cũng bị nhóm của Quân đánh nên
Sanh đã đánh lại. Lúc này Lâm lấy con dao nhíp trong túi ra đâm vào ngực Quân,
Sự, Hiệp mỗi người một nhát; Sanh cũng bị Lâm đâm nhầm một nhát vào vai. Sau
đó, Lâm vứt dao xuống sông và đến thẳng công an xã trình báo toàn bộ sự việc.
Do vết thương quá nặng, Quân bị chết trên đường đưa đi cấp cứu; Sự bị tổn
hại sức khỏe 21%; Hiệp bị tổn hại sức khỏe 17%. lOMoARcPSD| 36443508
(Nguồn: Bản án HSST số 62/2003 của TAND tỉnh Sóc Trăng). Câu hỏi:
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này, cần thực hiện các bước nào?
Tóm tắt nội dung của từng bước.
2. Tình tiết thực tế nào trong vụ án có giá trị định tội?
3. Nêu những cấu thành tội phạm (với các tội danh cụ thể) mà người tiến hànhtố
tụng cần dự kiến trước khi đưa ra kết luận về tội danh đối với hành vi của Lâm trong vụ án này. 134 123 22: hvi chống trả lại
4. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của Lâm trong vụ án. 134
Ko 123 vì ko có hvi tước đoạt tính mạng, dựa trên tỉ lệ thương tích thì đây ko là vùng nguy hiểm
Ko 22 vì hvi đâm nhầm bạn (ko tác động lên đối tượng gây hại) => ko thỏa tự vệ chính đáng
5. Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối vớihành
vi của Lâm ? - Lý thuyết hvi - Lý thuyết khách thể
- Lý thuyết hậu quả: gây thương tích (chết người là định khung) >< giếtngười
là tình tiết định tội
- Lý thuyết lỗi trong mặt chủ quan: hỗn hợp lỗi (cố ý với hvi vô ý với hậuquả) BÀI TẬP 5.
Đức, Thắng, Thủy, Chinh là 4 công nhân sống cùng trong khu tập thể. Sau
khi đi làm về, Đức ra bể nước công cộng tắm. Khi Đức quay vào thì thấy anh Thủy
và Chinh đến tắm. Năm phút sau, Đức quay lại hỏi anh Thủy và Chinh có nhặt được
đồng hồ do Đức để quên không nhưng 2 anh xác nhận là không lấy.
Khoảng 20 giờ cùng ngày, Đức và Thắng gọi anh Thủy và Chinh ra quán
nước hỏi về việc chiếc đồng hồ nhưng hai anh Thủy và Chinh vẫn nói là không nhặt
được. Thắng thấy vậy đứng dậy rút dao rựa từ trong người ra, đập xuống bàn và nói:
“Chúng mày không trả, tao băm nát chúng mày ra” và tát anh Chinh một cái; Đức
đấm anh Thủy một cái vào bụng rồi bỏ về. Sau khi Đức bỏ về, Thắng bắt anh Thủy
và Chinh lên cầu Long Biên, tiếp tục tra hỏi hai anh và nói: “Nếu chúng mày không
trả đồng hồ thì phải nhảy xuống sông Hồng”. Hai anh van xin nhưng
Thắng không chấp nhận. Sợ bị đánh nên anh Chinh nhảy từ độ cao 12 mét xuống
sông Hồng, bơi vào bờ thì bị ngất. Anh Thủy nói với Thắng là mình không biết bơi
và van xin Thắng tha cho nhưng Thắng không tha. Anh Thủy phải bám vào lan can
cầu và tiếp tục van xin Thắng. Lúc này tổ tuần tra Công an thị trấn Gia Lâm phát lOMoARcPSD| 36443508
hiện, kéo anh Thủy lên, bắt Thắng đưa về công an giải quyết. (Nguồn: Tạp chí Dân chủ và Pháp luật) Câu hỏi: 1.
Để xác định đúng tội danh trong vụ án này cần thực hiện các bước nào? Tóm
tắt nội dung của từng bước ? 2.
Những tình tiết thực tế nào trong vụ án trên có giá trị pháp lý trong việc định tội? 3.
Nêu những cấu thành tội phạm cụ thể mà người định tội danh cần dự kiến
áp dụng khi định tội danh trong vụ án này? 130 133 Ko phạm tội 4.
Định tội danh đối với hành vi của Thắng trong vụ án trên . Vô tội
Bức tử: ko có mối quan hệ phụ thuộc; ko thỏa đối xử tàn ác
133: hvi đe dọa ko đến mức độ nghiêm trọng (nạn nhân sợ bị đánh) 5.
Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối với hành
vi của của Thắng trong vụ án trên? - Hvi
- Hậu quả: 130 phải có hậu quảBÀI TẬP 6.
Sau nhiều lần gửi xe để vào chợ huyện mua sắm, A nhận thấy việc giữ xe tại
bãi này rất lỏng lẻo, lúc đông đúc có nhiều người lấy xe ra nhưng người giữ xe
không soát vé. Cho rằng có thể lợi dụng tình hình này để “làm tiền” bãi xe nên A đã hành động…
Đầu năm 2005, A đến gửi xe vào bãi. Chờ đến khi người ra vào lộn xộn, A
lẳng lặng dắt xe ra mà không ai phát hiện để soát vé. Ra khỏi bãi, A nổ máy phóng
về nhà. Sau khi cất giấu xe an toàn, A chậm rãi quay trở lại bãi xe. Giả vờ như vừa
từ trong chợ ra, A đi đi lại lại để tìm xe. Một người giữ xe chạy đến hỏi, A bảo rằng
xe gửi đây nhưng giờ không thấy. Cả bãi dò thẻ xe của A rồi nháo nhào tìm. Một
hồi, chủ bãi giữ xe thừa nhận: xe máy của A đã mất. A yêu cầu chủ bãi giữ xe phải
bồi thường cho mình 5 triệu đồng. Tưởng là yêu cầu của mình sẽ nhanh chóng được
thực hiện nhưng A không ngờ chủ bãi xe dùng dằng: “Chuyện này phải báo công an rồi mới tính”.
Sự việc được đưa đến Công an huyện T. Sau khi ghi nhận diễn biến sự việc
và tiến hành điều tra, cơ quan điều tra mời A lên làm việc. Ban đầu A quanh co chối lOMoARcPSD| 36443508
cãi, nhưng trước những chứng cứ của cơ quan điều ra đưa ra, A đã phải khai ra toàn
bộ sự thật như đã nêu trên.
(Nguồn: Theo Báo Pháp luật Tp.HCM) Câu hỏi:
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này cần thực hiện các bước nào? Tóm
tắt nội dung của từng bước ?
2. Những tình tiết thực tế nào trong vụ án trên có giá trị pháp lý trong việc định tội?
3. Nêu những cấu thành tội phạm cụ thể mà người định tội danh cần dự kiến áp
dụng khi định tội danh trong vụ án này?
Hành vi lén lút dắt xe ra khỏi bãi giữ xe và yêu cầu chủ giữ xe bồi thường
tiền cho A đã xâm phạm đến QSH nên dự kiến các tội danh của A như sau: -
Đ173: lén lút dắt xe ra khỏi sự quản lý của chủ giữ xe -
Đ174: hành vi gian dối, khi tự dắt xe mình đi và báo lại với chủ
giữ xe đểđòi bồi thường tiền - ko phạm tội
4. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án trên. A phạm tội
Trộm cắp tài sản theo Đ173: xe gửi vào bãi (A vẫn là chủ sở hữu nhưng bảo
vệ bãi giữ xe lúc đó mới là người quản lý) -
Khách thể: xâm phạm đến QSH - Mặt khách quan
+ Hành vi: Có hành vi lén lút lấy xe khỏi sự quản lý của người khác -
Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp -
Chủ thể: chủ thể thường có năng lực TNHS
A ko phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Đ174 vì tội lừa đảo ko có giai
đoạn chưa đạt: Trường hợp này, A chưa lừa đc chủ giữ xe, chưa lấy đc tiền
=> Đ174 là cấu thành vật chất rơi vào mô hình hậu quả có ý nghĩa trong việc
xác định tội phạm vì vậy nếu hậu quả chưa xảy ra thì ko xử đc
5. Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối với hành
vi của của A trong vụ án trên? -
Lý thuyết hành vi: xử đc tội trộm cắp tài sản bởi nó có hành vi
lén lútchiếm đoạt tài sản đang nằm trong sự quản lý của người khác -
Lý thuyết hậu quả: xét thấy chưa có hậu quả (chưa tự nguyện
giao tài sản) của lừa đảo nên ko xử 174 lOMoARcPSD| 36443508 BÀI TẬP 7
Khoảng 9 giờ ngày 19/10/2020, Võ Thành Trung (sinh năm 1980) mượn xe
máy của Huỳnh Văn Qúy (sinh năm 1986, thường trú tại TP. Cần Thơ), sau đó mang
xe đến cầm tại tiệm cầm đồ Thành Lợi được 5.000.000 đồng để trả nợ.
Khoảng 17 giờ ngày 20/10/2020, không thấy Trung trả lại xe nêm Qúy đi tìm.
Qúy gặp Trung tại quán cà phê Út Sinh thì Qúy nói dối là đã cho người bạn mượn
xe và dẫn Qúy đi lấy xe. Trung dẫn Qúy đi ra sau vườn thuộc phần đất nhà ông Lâm
Văn Thông với ý định giết Qúy để không phải trả lại chiếc xe đạp. Trên đường đi,
Trung thấy Qúy có đeo một sợi dây chuyền vàng ở cổ nên càng có quyết tâm giết
Qúy để chiếm đoạt dây chuyền vàng. Khi đến mương nước ở vườn nhà ông Thông,
Trung tạo cớ đã gần đến nơi lấy xe đạp, kêu Qúy xuống mương rửa chân rồi vào
nhà. Lợi dụng lúc Qúy đang rửa chân nên không để ý, Trung nhào đến ôm và siết
cổ Qúy đè xuống mương dìm dưới nước cho đến khi chết. Sau đó, Trung lấy sợi dây
chuyền vàng 24k, trọng lượng 1 chỉ của Qúy và lôi xác Qúy giấu dưới cỏ cặp sát
Rạch Điều, cách mương nước của ông Thông khoảng 4m. Trung mang sợi dây
chuyền của Qúy đi bán được 7.000.000 đồng để tiêu xài cá nhân.
Ngày 24/10/2020, vợ chồng ông Thông ra vườn đốn chuối bán thì phát hiện
xác của Qúy trương thối nổi trên mặt nước nên báo cho công an. Ngày 25/10/2020, Trung bị bắt.
Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra đã thu giữ được các vật chứng gồm:
1 xe máy hiệu Yâmha, 1 đôi dép xốp hiệu Bitis, 1 đồng hồ điện tử đeo tay. Tại bản
kết luận giám định pháp y của Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Cần Thơ kết
luận: Nạn nhân Huỳnh Văn Qúy tử vong do ngạt nước. Câu hỏi:
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này cần thực hiện các bước nào? Tóm
tắt nội dung của từng bước ?
2. Những tình tiết thực tế nào trong vụ án trên có giá trị pháp lý trong việc định tội?
3. Nêu những cấu thành tội phạm cụ thể mà người định tội danh cần dự kiến áp
dụng khi định tội danh trong vụ án này? 175 168 123 174
4. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của Trung trong vụ án trên. 175 123 168
5. Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối với hành
vi của của Trung trong vụ án trên? lOMoARcPSD| 36443508
- Tổng hợp tội phạm: thực tế + trừu tượng (vừa cướp vừa giết: 1 hvi cấu thành
2 tội) - Lý thuyết hành vi BÀI TẬP 8
Khoảng 12h ngày 8/11/2020, Trương Thị Kim T đi bộ đến cổng trường Hà
Huy Tập phường 3 Quận Bình Thạnh thấy cháu Nguyễn Nhật Vy (sinh năm 2012)
là học sinh đang đứng trước cửa trường chờ vào lớp, trên người cháu Vy có đeo nữ
trang (2 nhẫn và một vòng đeo tay bằng vàng). T giả vờ đến nói với cháu Vy hôm
qua Vy đánh cháu của T, cháu Vy nói không đánh ai cả, thì T bảo: ”Nếu không đánh
thì cũng phải đi theo T đến nhà cho cháu T nhìn mặt và xin lỗi cháu T”. Cháu Vy
tin lời nên đi theo T. T đón một chiếc xích lô đạp đi cùng Vy đến đường Nguyễn
Đình Chiểu thì xuống xe đi vào hẻm vắng. T nói với Vy: ” Có thằng theo dõi Vy
đeo nữ gtrang, lột nữ trang ra cất đi”. Vy tin lời nên tháo 2 chiếc nhẫn cất vào cặp
và đưa cho T giữ dùm, còn chiếc vòng đeo tay do chật Vy tháo không được. Để
chiếm đoạt chiếc vòng đeo tay, T đón xe ôm chở đến đường Hàn Hải Nguyên
phường 16 Quận 11, trên đường đi T mua một cây kềm cắt móng tay. Khi đến hẻm
83 đường Hàn Hải Nguyên, T cùng Vy xuống xe, T dẫn Vy vào hẻm và dùng kềm
cắt chiếc vòng nhưng không cắt được nên T đi bộ ra ngoài mua cây kéo nhỏ và thực
hiện cắt vòng nhưng không cắt được nên T mang ra tiệm đổi cây kéo lớn và sau đó
T đang dùng kéo cắt chiếc vòng của cháu Vy thì bị nhân dân phát hiện bắt giữ giao
về Công an phường 3 Quận Bình Thạnh xử lý.
Tại cơ quan điều tra Công an Quận Bình Thạnh, T đã khai nhận hành vi thực hiện như đã nêu trên. Câu hỏi:
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này cần thực hiện các bước nào?Tóm
tắt nội dung của từng bước ?
2. Những tình tiết thực tế nào trong vụ án trên có giá trị pháp lý trong việcđịnh tội?
3. Nêu những cấu thành tội phạm cụ thể mà người định tội danh cần dự kiếnáp
dụng khi định tội danh trong vụ án này? 174 175 169
4. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của T. trong vụ án trên. 174
5. Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối vớihành
vi của của T trong vụ án trên? - Lý thuyết hành vi
- Lý thuyết khách thể: 169, 174 - Lý thuyết hậu quả:
vòng tay Bài tập 9. lOMoARcPSD| 36443508
A đi xe máy chở B từ Phú Yên lên Đắc Lắc với tốc độ khoảng 70–80 km/h.
Do không làm chủ được tốc độ, A đã tông vào xe đạp của chị X đang chở con nhỏ
phía sau (cháu Y, 3 tuổi) làm hai mẹ con chi X bị thương, trong đó cháu Y bị thương
nặng, mất máu nhiều. Thấy vậy A nói với chị Y để cho A và B chở cháu Y đi bệnh
viện cấp cứu. Chị X đồng ý. A cho cháu Y ngồi giữa, B ngồi phía sau giữ cháu Y
khỏi ngã và chạy đi. Đến ruộng mía vắng người, A nói B bỏ cháu Y vào đó rồi phóng xe chạy trốn.
Chị X cũng bắt xe ôm đến bệnh viện để xem việc cứu chữa con gái. Nhưng
khi đến nơi thì không thấy cháu Y đâu. Chị hoảng sợ báo công an truy tìm cháu bé
(Y) và A, B. Khoảng 3 giờ sau, mọi người phát hiện cháu Y nằm bất tỉnh trong
ruộng mía ven đường. Do không được cứu chữa kịp thời và bị mất máu quá nhiều,
cháu Y đã chết trên đường tới bệnh viện. Câu hỏi: 1.
Để xác định đúng tội danh trong vụ án này cần thực hiện các bước nào?
Tóm tắt nội dung của từng bước? 2.
Những tình tiết thực tế nào trong vụ án trên có giá trị pháp lý trong việc định tội? 3.
Nêu những cấu thành tội phạm cụ thể mà người định tội danh cần dự kiến
áp dụng khi định tội danh trong vụ án này? 123 260 132 128 4.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A và B trong vụ án trên. A 260 B 132
Ko xử giết người: vì hậu quả đứa bé chết ko phải là hvi vứt ở ruộng mía mà là
do chính tai nạn xe gây ra (hvi và hậu quả ko có mối quan hệ nhân quả, hậu
quả này ko phải là trực tiếp do hvi gây ra) => Hvi gây tai nạn (lỗi vô ý) mới là
hvi gây ra hậu quả chết người
Ko xử B tội 260: B chỉ ngồi sau A ko có đồng phạm. Tuy nhiên, tình huống
trên B có thể cứu nhưng lại ko làm (hậu quả gián tiếp). Lỗi vô ý ko có đồng phạm
Ko xử A 132: vì đây là cấu thành thu hút – bị thu hút: dấu hiệu định tội 132 bị
hút vào dấu hiệu định khung 260 lOMoARcPSD| 36443508 5.
Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối với
hành vi của A, B trong vụ án trên?
Lý thuyết hành vi: có/ko có hvi phạm tội (ko hành động phạm tội Đ132)
Lý thuyết đồng phạm: A, B là 2 tội danh
Lý thuyết MQH nhân quả: 123 >< 260
Lý thuyết cấu thành chung riêng: 128, 260 Lý
thuyết cấu thành thu hút: 132 => 260 Bài tập 10.
Biết được N có quan hệ ngoại tình với vợ mình, Q đã nhiều lần khuyên nhủ,
cảnh cáo N không duy trì quan hệ bất chính này nữa, nhưng N không nghe. Vì vậy,
Q nung nấu ý định trả thù, bằng mọi cách phải giết N.
Sau nhiều ngày theo dõi, Q biết N hay ngủ ở giường kê cạnh cửa sổ. Tối ngày
25.11.2001, Q mang khẩu súng K44 (Q là trung đội trưởng dân quân, được xã đội
trưởng giao khẩu súng này để làm nhiệm vụ) đến cạnh cửa sổ nơi N thường ngủ,
nhằm vào giường có người đang ngủ bắn liền hai phát rồi bỏ chạy.
Hành vi trên của Q đã gây ra cái chết cho M (là em trai của N, bộ đội về nghỉ
phép, ngủ ở giường của N tối hôm đó). Câu hỏi:
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này cần thực hiện các bước nào? Tóm tắt
nội dung của từng bước?
2. Những tình tiết thực tế nào trong vụ án trên có giá trị pháp lý trong việc định tội?
3. Nêu những cấu thành tội phạm cụ thể mà người định tội danh cần dự kiến áp
dụng khi định tội danh trong vụ án này?
- Đ123: có hành vi tước đoạt tính mạng của nạn nhân (hành vi bắn)
- Đ125: nạn nhân ngoại tình (hành vi trái PL nghiêm trọng)
- Sd trái phép vũ khí quân dụng Đ304: giết người bằng việc sử dụng súng mà súnglà vũ khí quân dụng 4.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của Q trong vụ án trên.
Phạm 123 (nêu 4 cấu thành)
Ko phạm 125 vì tuy nạn nhân có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng nhưng hung
thủ đã nung nấu ý định trả thù mà việc nung nấu ý định trả thù không đc xem là
giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh Phạm 304: hành vi dùng
súng cấu thành 1 tội độc lập lOMoARcPSD| 36443508 5.
Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối với
hành vi của Q trong vụ án trên?
- Lý thuyết tổng hợp tội phạm cụ thể, đây là tổng hợp thực tế
- Lý thuyết sai lầm: bắn nhầm, nhầm lẫn về đối tượng nhưng ko ảnh hưởng
vềkhách thể => tội danh ko thay đổi
- Lý thuyết hành vi: để giải quyết tranh chấp giữa 123 và 125 mà đặc thù của125
là phải giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (sau nhiều ngày theo dõi) Bài tập 11.
Tổng hợp tội phạm .
Biết nhà ông M trong xã có cây lộc vừng rất có giá trị, A rủ B, C, D đi lấy
trộm. Khi tới nhà ông M, A giao hẹn với cả bọn: “Chúng mày cứ lấy, 15 phút tao
lại cho xe chạy qua một lần, nếu lấy được thì chở đi luôn”. Nói xong A phóng xe đi.
B nói D đứng ngoài canh gác để cho B và C vào trong nhà lấy tài sản. Do cây
lộc vừng quá nặng và quá lớn nên B và C phải đào đất, xén bớt cành lá và rễ của cây
để khiêng ra ngoài. Trong khi đang đào rễ thì bị chủ nhà phát hiện nên cả bọn chạy thoát.
Khoảng 2 tuần sau, A lại cùng A, B, C, D quay lại nhà ông M lấy cây lộc
vừng. Để có thể lấy được tài sản, chúng mang theo kìm cộng lực, dây thừng, kìm
điện và bút thử điện. A chở cả bọn bằng xe máy đến tập trung tại ngôi nhà bỏ hoang
(gần nhà ông M). B và C cùng vào lấy cây lộc vừng, những người khác đứng ngoài
canh chừng và có nhiệm vụ buộc chặt cánh cửa cổng nhà ông M, chờ tín hiệu của B
và C để cùng khiêng cây lộc vừng ra ngoài. Khoảng nửa tiếng sau, khi đang khiêng
cây lộc vừng ra ngoài thì bọn chúng lại bị phát hiện. B và C bị bắt quả tang cùng
tang vật, những người còn lại chạy thoát.
Hội đồng giám định tài sản kết luận: Cây lộc vừng khi chưa bị xén cành, lá,
rễ có giá trị 140 triệu đồng. Sau lần lấy trộm thứ nhất, giá trị của cây lộc vừng này còn 30 triệu đồng.
(Nguồn: Tạp chí Tòa án số 16, tháng 8.2006) Câu hỏi:
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này cần thực hiện các bước nào? Tóm tắt
nội dung của từng bước?
2. Những tình tiết thực tế nào trong vụ án trên có giá trị pháp lý trong việc định tội? lOMoARcPSD| 36443508
3. Nêu những cấu thành tội phạm cụ thể mà người định tội danh cần dự kiến áp
dụng khi định tội danh trong vụ án này? - Trộm cắp Đ173
- Cố ý làm hư hỏng tài sản Đ178
- Hủy hoại tài sản Đ178
4. Về việc định tội danh đối với hành vi của A, B, C, D, trong vụ án trên có 3 ý kiến như sau:
- Ý kiến thứ nhất: A, B, C, D phạm tội trộm cắt tài sản
- Ý kiến thứ hai: A, B, C, D phạm tội trộm cắt tài sản và tội hủy hoại tài sản
- Ý kiến thứ ba: A, B, C, D phạm tội trộm cắt tài sản (hậu quả thiệt hại 30)
và tội cố ý làm hư hỏng tài sản (hậu quả thiệt hại 110).
5. Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối với hành vi
của A, B, C, D trong vụ án trên?
- Lý thuyết tổng hợp tội phạm
- Lý thuyết định tội danh theo hành vi: nếu thêm hủy hoại (cách làm nàykhá nguy hiểm) - Lý thuyết đồng phạm BÀI TẬP SỐ 12
Long là bộ đội mới giải ngũ về sống cùng gia đình trong 1 khu chung cư. Gia
đình Long sống trong căn hộ dưới trệt. Gia đình ông Xuân ở lầu trên. Do gia đình
ông Xuân hay đổ nước xuống nhà của Long nên giữa hai gia đình vốn đã có nhiều
hiềm khích. Vào 12h trưa, trong lúc Long ngủ trưa thì hai gia đình long và ông Xuân
lại cãi nhau vì chuyện đổ nước. Gia đình ông Xuân khoảng gần 5 người với gậy gộc,
dao bao vây nhà Long uy hiếp đang phá cửa để vào nhà Long. Nghe ồn ào, Long
bật dậy ra thấy một đám người đông đang bao vây nhà mình, chặc hết của ra vào và
phá của để xông vào nhà nên Long đã lấy 1 quả lựu đạn mang ra đám đông người
nói tất cả dãn ra, nhưng đám đông vẫn ồn ào xông vào nhà nên Long đã ném quả
lựu đạn vào đám đông khiến 4 người chết, 9 người bị thương trong đó có bố của Long. Câu hỏi 1.
Để xác định đúng tội danh trong vụ án này cần thực hiện các bước nào?
Tóm tắt nội dung của từng bước? 2.
Những tình tiết thực tế nào trong vụ án trên có giá trị pháp lý trong việc định tội? 3.
Nêu những cấu thành tội phạm cụ thể mà người định tội danh cần dự kiến
áp dụng khi định tội danh trong vụ án này? lOMoARcPSD| 36443508 123 304 126 125 134 4.
Theo anh (chị), Long đã phạm tội nào? Tại sao? 123 304 5.
Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối với
hành vi của Long trong vụ án trên? Lý thuyết hvi
Lý thuyết khách thể: 134 >< 123
Lý thuyết tổng hợp tội phạm (thực tế) BÀI TẬP SỐ 13
Anh Hùng có cặp sừng tê giác ước tính trị giá khoảng 500 triệu đồng. Biết Thnh
là người có chuyên môi giới các sản vật rừng quý hiếm nên anh Hùng nhờ Thnh bán
giúp. Qua thoả thuận, Thnh đồng ý sẽ đưa anh Hùng đến nhà của người mua để bán
cặp sừng tê giác. Thực tế, Thnh không tìm người mua mà lên kế hoạch chiếm đoạt
cặp sừng tê giác. Thnh rủ Sơn cùng tham gia. Thnh nói kế hoạch của mình và được
Sơn đồng ý. Thnh hẹn ngày giờ để đưa anh Hùng đi bán cặp sừng tê giác. Thnh đề
nghị anh Hùng bỏ căp nhưng thực tế sẽ đưa anh Hùng đến quán Cafe Trang vào lúc
11h để uống nước. Khi đđến quán cafe Thành để xe (không có người coi giữ, khóa
cổ xe rồi cùng với anh Hùng đi vào quán. Trong lúc hai người bước vào quán cafe
thì Sơn đã dùng chìa khóa xe do Thành giao trước mở khóa cổ và dắt ra khỏi quán.
Anh Hùng ngoái lại thấy có người dắt xe nên hô hoán bắt được Sơn. Tại cơ quan
chức năng Thành và Sơn thừa nhận hành vi đã thực hiện. Câu hỏi 1.
Để xác định đúng tội danh trong vụ án này, cần thực hiện các bước nào?
Tóm tắt nội dung của từng bước. 2.
Tình tiết thực tế nào trong vụ án có giá trị định tội? 3.
Nêu những cấu thành tội phạm (với các tội danh cụ thể) mà người tiến
hành tố tụng cần dự kiến trước khi đưa ra kết luận về tội danh đối với hành
vi của Thành và Sơn trong vụ án này. 173 174 4.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của Thành và Sơn trong vụ án. 173 5.
Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối với
hành vi của Thành và Sơn? - Hvi lOMoARcPSD| 36443508 - Đồng phạm BÀI TẬP SỐ 14
A và B cùng yêu 1 cô gái tên là C. A phát hiện ra cô gái C có thiện cảm với B
hơn nên hết sức tức giận. Một hôm, phát hiện anh B đang đèo cô C trên 1 chiếc xe
Honda, A lái xe Hon da đuổi theo, 1 tay cầm tay lái, 1 tay chém vào người anh B.
Cô C ngồi đằng sau thấy vậy nên đã đỡ lại. Không ai bị thương tích gì. A tiếp tục
rượt đuổi để chém B. B tằng tốc độ dể chạy thoát. Do vừa tránh né sự tấn công của
A, nên B vừa lái xe, vừa phải quay lại quan sát sự tấn công của A. Vì không kịp
quan sát phía trước, B đã đâm vào đống đá đang đổ gần vỉa hè, dưới lòng đường,
gây tai nạn giao thông. Kết quả cô C bị thương tích liệt hai chân, tỷ lệ thương tật
80%, anh B thương tích 8% . Câu hỏi:
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này cần thực hiện các bước nào? Tóm tắt
nội dung của từng bước?
2. Những tình tiết thực tế nào trong vụ án trên có giá trị pháp lý trong việc định tội?
3. Nêu những cấu thành tội phạm cụ thể mà người định tội danh cần dự kiến áp
dụng khi định tội danh trong vụ án này? 318 134
4. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án. 318
5. Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối với hành vi của A trong vụ án trên?
Lý thuyết hvi: ko tước đoạt tính mạng
Lý thuyết MQH nhân quả: hvi chém ko có mối quan hệ nhân quả nội tại tất yếu đối với thương tật BÀI TẬP 15
Ngày 5/4/2008 sau khi đi uống cà phê, A (là cảnh sát bảo vệ công an thành phố
H) và B, C, D (là dân phòng phường X) bàn bạc rủ nhau đi kiếm tiền bằng cách tìm
bắt sòng bạc hoặc chặn bắt các xe máy đang vi phạm trên đường.
A mặc trang phục công an cùng B, C, D mỗi người đi một chiếc xe mô tô đến
đường Hiền Vương thì thấy M (mới 16 tuổi) chở N đang chạy cùng chiều. A chặn
đầu xe M còn B dùng xe tông thẳng vào xe của M, làm M và N té xuống đường. B
dùng tay đánh M đồng thời móc còng số 8 mang trong người ra còng tay M về phía
sau, tự xưng là công an Quận. C và D chạy tới lại tiếp tục đánh vào người M và N.
Đánh xong B đưa M lên xe của B bảo là chở về công an quận giải quyết, rồi trên
đường đi nói là đưa 500 nghìn đồng thì sẽ tha. Do đông người nên B đã mở còng cho M .
M đồng ý và đưa B về nhà lấy tiền, nhưng mẹ của B nói chỉ còn 150 nghìn
nên đã đưa trước. Số tiền đó cả bọn chia đều cho nhau. Vụ việc sau đó bị phát giác. lOMoARcPSD| 36443508 Câu hỏi: 1.
Để xác định đúng tội danh trong vụ án này, cần thực hiện các bước nào?
Tóm tắt nội dung của từng bước. 2.
Tình tiết thực tế nào trong vụ án có giá trị định tội? 3.
Nêu những cấu thành tội phạm (với các tội danh cụ thể) mà người tiến hành
tố tụng cần dự kiến trước khi đưa ra kết luận về tội danh đối với hành vi của
A, B,C, D trong vụ án này. 170 174 4.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A, B,C, D trong vụ án. 170 5.
Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối với hành vicủa A, B,C, D? Lý thuyết hvi Lý thuyết đồng phạm Lý thuyết khách thể
Lý thuyết mối quan hệ nhân quả: vì sợ nên mới đưa Bài tập 16.
Ngày 25.6.2003, H, T và P rủ nhau đi ăn. Do không biết uống bia nên T gọi
một chai nước ngọt. Vừa uống, vừa nhìn con ruồi đang đậu trên miệng chai, T tình
cờ nói đùa: Bắt con ruồi bỏ vào chai nước ngọt, đóng nắp chai đem lại Công ty C
(công ty sản xuất chai nước ngọt đó) để lấy tiền nhậu.
An uống xong cả ba ra về, T cũng quên câu chuyện mình vừa nói nhưng
không ngờ H lại ghi nhớ và làm thật. Biết P chuyên đóng nắp chai nên chiều hôm
sau, H đem sẵn chai nước ngọt của Công ty C, trong đó có 2 con ruồi nhờ P đóng
nắp chai giùm. Sau đó, H đem chai nước ngọt này đến Công ty C ngã giá 150 triệu
đồng và dọa: “Nếu Công ty C không đưa tiền thì H sẽ đưa thông tin này lên báo”.
Chưa biết thực hư ra sao nhưng sợ mất uy tín nên Công ty C đã chấp nhận
“mua” lại chai nước ngọt đó với giá 120 triệu đồng. Sau đó, H đã cho P 10 triệu
đồng “tiền công” đóng nắp chai.
Sau khi đưa tiền cho H, Công ty C đã mở cuộc họp nội bộ để làm rõ trách
nhiệm. Quy trình sản xuất hiện đại, được quản lý nghiêm ngặt nên sau một ngày
họp, Công ty C vẫn không tìm ra được nguyên nhân của “sự cố” trên. Cuối cùng,
lãnh đạo công ty quyết định đem giám định chai nước ngọt có hai con ruồi đó. Kết
quả là: nắp của chai nước ngọt này là giả. Công ty C liền tố cáo sự vệc với cơ quan
điều tra. Sau đó cả H, T và P đều bị tạm giam.
Trong quá trình điều tra, H, T và P khai như sau: 1.
H khai: “Do trong buổi nhậu, nghe T nói: “Bây giờ mà bắt con ruồi bỏ
vào chai nước ngọt, đóng nắp, đem lại công ty C là có tiền xài” tôi thấy dễ dàng lOMoARcPSD| 36443508
nên mới nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của Công ty C đúng theo cách T nói.
Trong quá trình làm việc này tôi không nói cho T biết; nhưng khi đến nhờ P đóng
nắp chai, trong đó có 2 con ruồi thì tôi có nói cho P biết là để mang đến công ty C
chiếm đoạt tài sản”. 2.
T khai: “Trong bữa nhậu tôi có nói: “Bây giờ mà bắt con ruồi bỏ vào
chai nước ngọt, đóng nắp, đem lại công ty C là có tiền xài”. Nhưng đó chỉ là câu
nói đùa vì tôi đọc báo thấy ở nước ngoài họ đã làm như vậy. Tôi không ngờ H lại
ghi nhớ câu nói này và làm theo đúng cách tôi nói. Trong quá trình H mang chai
nước ngọt trong đó có con ruồi đến “đòi” tiền công ty C tôi không biết gì. Nhưng
sau khi H chia cho P 10 triệu đồng thì P có nói cho tôi biết việc H đã làm. Tôi nghĩ
mình không tham gia vào việc này nên không đòi H phải chia tiền cho tôi”. 3.
P khai: “Tôi làm nghề đóng nắp chai ở một cơ sở sản xuất sữa đậu
nành.Khi H mang chai nước ngọt của công ty C, trong đó có 2 con ruồi đến nhờ tôi
đóng nắp chai thì tôi mới nhớ lại câu nói đùa của T khi ở quán nhậu: “Bây giờ mà
bắt con ruồi bỏ vào chai nước ngọt, đóng nắp, đem lại công ty C là có tiền xài”.
Tôi có hỏi H: “Ong làm vậy để làm gì?”. H trả lời: “Kiếm chút tiền xài”. Khi tôi
đóng nút chai xong, khoảng 1 tuần sau H mang đến cho tôi 10 triệu đồng, nói là
“Chia “phần” lấy được từ công ty C”. Tôi không biết công ty C trả cho H bao nhiêu
tiền, nhưng tôi hỏi T được bao nhiêu thì H nói: T không “dính” vào vụ này nên
không được chia tiền và dặn tôi không nên để cho T biết. Số tiền 10 triệu đó tôi đã mua xe gắn máy.
(Nguồn: Theo Báo Pháp luật Tp.HCM) Câu hỏi: 1.
Để xác định đúng tội danh trong vụ án này cần thực
hiện các bước nào? Tóm tắt nội dung của từng bước ? 2.
Những tình tiết thực tế nào trong vụ án trên có giá
trị pháp lý trong việc định tội? 3.
Nêu những cấu thành tội phạm cụ thể mà người
định tội danh cần dự kiến áp dụng khi định tội danh trong vụ án này? 4.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của H, T và P trong vụ án trên. 5.
Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh
chấp tội danh đối với hành vi của H, T và P? lOMoARcPSD| 36443508 BÀI TẬP 17
A và B là hàng xóm sát vách và có mâu thuẫn kéo dài trong nhiều năm. A
quyết định trả thù nên mua một can xăng để sẵn chờ cơ hội. Vào lúc 1 giờ sáng, A
cầm can xăng đi về phía nhà B tưới xăng vào khe cửa, sau đó dùng dây điện buộc
chặt bên ngoài tất cả các cửa ra vào rồi châm lửa đốt. Khi lửa đã bốc cao, A bỏ đi
nơi khác. Lúc này trong nhà, vợ chồng B và một đứa con đang ngủ say, phát hiện bị
cháy nhà thì liền tri hô và tìm cách lao ra ngoài nhưng cánh cửa đã bị buộc chặt.
Nhưng may mắn nhờ được cứu chữa kịp thời nên vợ chồng ông B chỉ bị bỏng nhẹ,
còn đứa con của ông B bị bỏng với tỷ lệ thương tật là 12%. Ngoài ra, tài sản của ông
B bị cháy với tổng thiệt hại là 1,5 tỷ đồng. Vụ việc sau đó bị phát hiện. Câu hỏi:
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này cần thực hiện các bước nào?Tóm
tắt nội dung của từng bước ?
2. Những tình tiết thực tế nào trong vụ án trên có giá trị pháp lý trong việcđịnh tội?
3. Nêu những cấu thành tội phạm cụ thể mà người định tội danh cần dự kiếnáp
dụng khi định tội danh trong vụ án này?
Đốt nhà: Hủy hoại tài sản Giết người 123
Cố ý gây thương tích 134
4. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án trên.
Đ123, Hủy hoại tài sản
Ko cố ý gây thương tích: mô hình tội phạm
5. Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối vớihành vi của A?
- Lý thuyết tổng hợp tội phạm, cụ thể là tổng hợp trừu tượng (chỉ
có 1 hànhvi đốt nhà nhưng hành vi này cấu thành nhiều tội phạm)
- Lý thuyết hành vi: phân biệt 123, 134 (biết nạn nhân ở trong nhà
nhưngvẫn buộc cửa để đốt nhà => ý chí: mong muốn thực hiện hành vi giết người)
- Lý thuyết giai đoạn: Trong trường hợp này tuy nạn nhân ko chết
nhưngngười phạm tội phạm lỗi cố ý trực tiếp. Mà cố ý trực tiếp thì có hậu
quả nạn nhân chết xảy ra hay ko thì ko có ý nghĩa trong việc xác định hành
vi tội phạm, nó chỉ có ý nghĩa trong việc xác định giai đoạn. BÀI TẬP 18
A (30 tuổi) là đối tượng nghiện ma túy, A có quen và yêu cô B (20 tuổi). Vào
khoảng 19h ngày 25/9/2020, A đến rủ B đi chiếm đoạt tài sản của những người lái lOMoARcPSD| 36443508
xe ôm. A và B thuê ông X là người lái xe ôm chở về quận 2, do đã có ý định chiếm
đoạt xe máy của ông X nên A đề nghị ông X đưa xe máy cho mình chạy và đc ông
X đồng ý. A lái xe, B ngồi giữa và ông X ngồi sau. Khi đến gần cầu Sài Gòn, A giả
bộ cho xe lên lề nhưng không đc và kêu ông X nhảy xuống đẩy. Khi ông X nhảy
xuống xe thì A cho xe chạy luôn. Sau đó, A và B đem xe đi bán đc 10tr đồng và
cùng chia nhau tiền tiêu xài. Vụ việc sau đó bị phát giác. Câu hỏi:
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này cần thực hiện các bước nào?Tóm
tắt nội dung của từng bước ?
2. Những tình tiết thực tế nào trong vụ án trên có giá trị pháp lý trong việcđịnh tội?
3. Nêu những cấu thành tội phạm cụ thể mà người định tội danh cần dự kiếnáp
dụng khi định tội danh trong vụ án này?
- Công nhiên chiếm đoạt tài sản 172: ông X xuống xe => có vướng mắc
- Cướp giật 171: nhanh chóng chiếm đoạt tài sản
4. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án trên.
Cướp giật 171: công khai + nhanh chóng
Ko công nhiên vì mặc dù trường hợp này là chiếm đoạt một cách công khai,
ông X tuy có vướng mắc nhưng chỉ là vướng mắc tạm thời, ông X vẫn hoàn
toàn có đủ khả năng để ngăn cản hành vi lấy xe của A nếu như A ko có hành
vi nhanh chóng chiếm đoạt
5. Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối vớihành vi của A? - Lý thuyết hành vi BÀI TẬP 19
A (20 tuổi) là đối tượng sống lang thang, ko nghề nghiệp. Ngày 30/4, quan
sát thấy ông N để xe ở khu đất trống (chìa khóa xe đang cắm ở cổ xe) trèo lên cột
điện để nối dây điện bị đứt nên A nảy sinh ý định chiếm đoạt chiếc xe của ông N. A
đi lại chỗ cột điện đạp đổ chiếc thang mà ông N dùng để trèo lên cột điện rồi ngang
nhiên ngồi lên chiếc xe máy (trị giá 25 tr đồng) của ông N nổ máy phóng đi.
Ông N mặc dù biết A lấy xe của mình nhưng do chiếc thang đã bị A đạp đổ nên ko
thể xuống để ngăn cản hành vi của A. Vụ việc sau đó bị phát giác. Câu hỏi:
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này cần thực hiện các bước nào?Tóm
tắt nội dung của từng bước ?
2. Những tình tiết thực tế nào trong vụ án trên có giá trị pháp lý trong việcđịnh tội? lOMoARcPSD| 36443508
3. Nêu những cấu thành tội phạm cụ thể mà người định tội danh cần dự kiếnáp
dụng khi định tội danh trong vụ án này?
- A đạp thang khiến ông N ko xuống đc => ông N đang trong tình trạngvướng
mắc => Công nhiên chiếm đoạt tài sản 172
- Trong trường hợp này, A là người tạo ra tình trạng vướng mắc của N =>
Cướp tài sản 168: N đang trên cột điện nên hành vi của A có thể tạo ra
vướng mắc ngăn cản sự chống trả của N nhưng trong trường hợp này A lại
là người tạo ra tình trạng đó. Trong khi đặc thù của công nhiên là do vô tình
4. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án trên. Đ172
Ko xử cướp 168 vì: Hành vi đạp thang có thể khiến nạn nhân rơi vào tình
trạng ko thể chống cự đc?
+ Khách thể của cướp: QH nhân thân và QH tài sản => hành vi lấy thang ko
trực tiếp xâm phạm đến quyền đc bảo vệ về sức khỏe, tính mạng
* Vướng mắc 2 tội: Đối với cướp thì lấn cấn vấn đề xâm phạm quyền nhân
thân; Đối với công nhiên thì vướng mắc vấn đề là trong trường hợp này tình
trạng vướng mắc được tạo ra bởi chính hung thủ. Tuy nhiên, trong dấu hiệu
pháp lý của công nhiên ko loại trừ đi trường hợp cố ý tạo nên vướng mắc. =>
Trong trường hợp các tội danh có sự vướng mắc thì xét theo nguyên tắc có
lợi cho người phạm tội thì xử tội nhẹ hơn, trường hợp này xử công nhiên
5. Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối vớihành
vi của A? - Lý thuyết hành vi - Lý thuyết khách thể BÀI TẬP 20
Ông N thuê T và H mang máy đến nhà mình xay xát cà phê khô lấy cà phê
nhân. Buổi sáng, sau khi xay xát hết 6 bao cà phê thì T và H xin ông N cho nghỉ
và kéo máy về nhà mình. Đầu giờ chiều T và H lại kéo máy trở lại làm tiếp. Đến
khoảng 16h cùng ngày, do sợ trời tối, đường xa, T và H lại xin nghỉ sớm, kéo máy
về và hẹn hôm sau lại đến. Việc T và H bỏ công kéo máy đi và về rất vất vả, cộng
với số lượng cà phê nhân thu đc ít hơn bình thường làm ông N sinh nghi nên đã
kiên quyết giữ máy lại, tháo thùng ra kiểm tra thì thấy 38kg cà phê nhân trong một
ngăn bí mật dưới đáy thùng.
Chuyện bại lộ, T khai buổi sáng hôm đó đã lấy đc của ông N 80kg cà phê
nhân đang cất giữ ở nhà và năn nỉ xin chủ nhà tha thứ. T bỏ máy xay lai9j, về nhà
chở toàn bộ số cà phê lấy được buổi sáng đến trả cho ông N. Tại công an xã, T khai lOMoARcPSD| 36443508
H chỉ là người làm thuê cho mình và không biết về việc T lén xén bớt cà phê xay
được của khách hàng. (Biết rằng tại thời điểm T thực hiện hành vi trên, giá cà phê
nhân là 40.000 đồng/kg). Câu hỏi:
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này cần thực hiện các bước nào?Tóm
tắt nội dung của từng bước ?
2. Những tình tiết thực tế nào trong vụ án trên có giá trị pháp lý trong việcđịnh tội?
3. Nêu những cấu thành tội phạm cụ thể mà người định tội danh cần dự kiếnáp
dụng khi định tội danh trong vụ án này? 174 175 173
4. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của H, T và P trong vụ án trên.173
5. Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối vớihành vi của H, T và P? Lý thuyết hvi Đồng phạm Giai đoạn Hậu quả BÀI TẬP 21
Chiều ngày 17/1/2020, A gặp anh B ngoài bến xe, thấy anh B giữ chiếc túi du
lịch khá cẩn thận nên A đã đoán đc trong đó có tài sản. Sau khi bắt chuyện, nhận
đồng hương và biết anh B cần chỗ ngồi nghỉ để sáng mai đi tiếp, A mời anh B về
phòng trọ mà A mới thuê nghỉ qua đêm. Về phòng trọ, A rủ B uống rượu mừng tái
ngộ và hai người cùng uống hết gần 1 lít rượu trắng. Nửa đêm, A cho rằng anh B đã
ngủ say, A lén dậy lấy túi du lịch của anh B và bỏ trốn. Khi B kiểm tra túi của A thì
trong túi có 50tr đồng. Sáng hôm sau B ra công an trình báo và A bị bắt ngay sau
đó. Tại trụ sở công an, anh B còn khai thêm: Khi A lẻn dậy lấy chiếc túi du lịch của
mình, mặc dù anh B có biết nhưng do quá say nên anh ko có biện pháp kháng cự. Câu hỏi:
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này cần thực hiện các bước nào?Tóm
tắt nội dung của từng bước ?
2. Những tình tiết thực tế nào trong vụ án trên có giá trị pháp lý trong việcđịnh tội? lOMoARcPSD| 36443508
3. Nêu những cấu thành tội phạm cụ thể mà người định tội danh cần dự kiếnáp
dụng khi định tội danh trong vụ án này? 168 173
4. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án trên. 173
Ko xử 168 vì có hành vi chuốc rượu, mà việc có uống hay ko là do B quyết
định => ko phải là dùng thủ đoạn khác khiến cho nạn nhân ko thể chống cự đc
5. Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối vớihành
vi của A? - Lý thuyết hành vi - Lý thuyết khách thể BÀI TẬP 22
Khoảng 11h ngày 20/11, A chở B đến bãi giữ xe khu du lịch X chiếm đoạt xe
máy. Quan sát thấy bãi xe máy dùng phấn ghi số trên xe khách, cả hai bàn nhau đem
xe máy của A vào bãi gửi, sau đó thấy xe nào xịn hơn thì xóa số ghi trên xe đó rồi
dùng phấn ghi lại giống với số thẻ xe mình để lấy xe đem ra ngoài.
A chạy xe máy của mình đến gửi tại bãi giữ xe và nhận thẻ giữ xe số 3219 rồi
đưa cho B. Khoảng 15p sau, B quay lại bãi giữ xe xóa số 3371 trên một xe máy hiệu
Yamaha (trị giá 15tr đồng) của anh D, ghi lại số 3219 giống như số thẻ xe mà B
cầm. Tiếp đó, B ung dung trình thẻ cho nhân viên giữ xe và báo với người giữ xe là
bị mất thẻ xe và đề nghị người này cho lấy lại xe gắn máy. Vụ việc sau đó bị phát giác. Câu hỏi:
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này cần thực hiện các bước nào?Tóm
tắt nội dung của từng bước ?
2. Những tình tiết thực tế nào trong vụ án trên có giá trị pháp lý trong việcđịnh tội?
3. Nêu những cấu thành tội phạm cụ thể mà người định tội danh cần dự kiếnáp
dụng khi định tội danh trong vụ án này? 174 173
4. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A và B trong vụ án trên.174
5. Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối vớihành vi của A và B? lOMoARcPSD| 36443508 Lý thuyết hành vi BÀI TẬP 23
A (21 tuổi) có ý định lấy xe gắn máy ở một quán cà phê. Nhân lúc B để xe
trước cửa và đang đi vào quán, A lén dùng khóa vạn năng mở khóa xe rồi ngồi lên
nổ máy. B quay lại thấy A đang ngồi trên xe của mình liền lao đến ôm chặt lấy A.
A liền dùng dao đâm một nhát vào bụng và phóng xe bỏ chạy, nhưng đã bị bắt giữ
ngay sau đó. B bị thương với tỷ lệ thương tật là 25%. Câu hỏi:
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này cần thực hiện các bước nào?Tóm
tắt nội dung của từng bước ?
2. Những tình tiết thực tế nào trong vụ án trên có giá trị pháp lý trong việcđịnh tội?
3. Nêu những cấu thành tội phạm cụ thể mà người định tội danh cần dự kiếnáp
dụng khi định tội danh trong vụ án này?
173: hành vi lén lút mở khóa 134: tỷ lệ thương tật 168
4. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án trên.168
5. Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối vớihành vi của A?
- Lý thuyết chuyển hóa: Ban đầu là trộm cắp 173 sau đó có hành vi dùng
vũlực với nạn nhân mà hành vi dùng vũ lực này là để chiếm đoạt tài sản nên
chuyển hóa sang cướp 168 => tỷ lệ thương tật trở thành tình tiết định khung
tăng nặng của cướp nên ko xử thêm 134 - Lý thuyết hành vi - Lý thuyết khách thể
- Thu hút: cướp đã có cố ý gây thương tích BÀI TẬP 24
A làm thợ chụp ảnh dạo ở thành phố Đà Lạt. Thấy anh B (là khách du lịch)
có mang theo một máy ảnh Canon có giá trị khoảng 7tr đồng đến thuê ngựa của C
để chụp ảnh, A đã đến làm quen với anh B và đề nghị chụp cảnh anh B đang cưỡi
ngựa. Anh B thuê A chúp 2 tấm hình bằng máy ảnh của A, đồng thời đưa máy ảnh
của mình cho A, nhờ A quay phim cảnh B đang cưỡi ngựa. A giả vờ quay phim
khoảng 3 phút, sau đó bất ngờ bỏ chạy cùng với máy ảnh của anh B. Anh B đã trình
báo với công an. Chiều cùng ngày, công an thành phố Đà Lạt bắt đc A. A khai đã
bán chiếc máy ảnh của anh B với giá 6tr đồng. Câu hỏi: lOMoARcPSD| 36443508
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này cần thực hiện các bước nào?Tóm
tắt nội dung của từng bước ?
2. Những tình tiết thực tế nào trong vụ án trên có giá trị pháp lý trong việcđịnh tội?
3. Nêu những cấu thành tội phạm cụ thể mà người định tội danh cần dự kiếnáp
dụng khi định tội danh trong vụ án này? 174 171
175: có tài sản 1 cách hợp pháp
4. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án trên. 171
Ko xử 174: hvi chiếm đoạt là hvi bỏ chạy chứ ko gắn liền với thủ đoạn gian dối Ko xử 175: ko sd gian dối
5. Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối vớihành vi của A? Lý thuyết hành vi BÀI TẬP 25
Khoảng 20h30p ngày 8/9/2020, P gọi điện rủ và T, B, H đi hát karaoke tại
phòng 302 quán karaoke X để hát cùng S, D. Do mâu thuẫn từ trước với D nên trong
lúc mọi người đang hát, S có nói với T tìm người cảnh cáo D giúp S. Đến khoảng
22 giờ, T đi ra khỏi phòng hát gọi điện vào số của H nhưng B nghe máy. T bảo B đi
đến quán karaoke P để đánh cảnh cáo D giúp S và nói lát nữa sẽ gửi ảnh để B nhận
dạng người cần đánh. B đồng ý.
Sau khi gọi điện nhờ B, T đi vào phòng hát chụp 1 ảnh của D rồi gửi vào tài
khoản messenger của B. B nhận ảnh nhắn lại cho T là ảnh mờ không nhìn rõ mặt. T
tiếp tục chụp một ảnh khác của D gửi cho B và bào B dùng tay đánh cảnh cáo người
trong ảnh một hai cái thôi, không dùng đồ đạc gì để đánh. Lúc này B và H đang
cùng trên xe taxi đến quán karaoke. B nhận ảnh đưa cho H xem và nói với H là T
nhờ đánh cảnh cáo người trong ảnh. H đồng ý. Đến khoảng 23h cùng ngày, khi B,
H cổng quán, B gọi điện báo cho T là đã đến nơi. Lúc này, T vẫn đang trong phòng
hát cùng mọi người thì thấy D xin phép về trước nên T gọi điện thoại báo cho B biết
D đang đi xuống. B nhìn trước cửa quán karaoke X thấy một người đàn ông từ quán
hát đi ra và lên xe taxi có đặc điểm giống với người mà T đã gửi ảnh nên đi đến vị
trí xe taxi, gọi người đàn ông xuống xe. Khi người đàn ông xuống xe, B dùng tay lOMoARcPSD| 36443508
trái tát mạnh vào phía dưới mang tai phải của nạn nhân, H dùng tay trái đấm 1 phát
vào má phải làm nạn nhân lùi lại phía sau.
H tiếp tục dùng chân trái đạp vào ngực nạn nhân. B lao vào dùng chân đá vào
phần eo bên phải nạn nhân. H dùng tay phải đấm mạnh vào mặt, dùng chân phải đạp
mạnh liên tiếp 3 phát vào ngực, bụng nạn nhân thì thấy nạn nhân từ từ ngồi xuống
lưng dựa vào cửa cuốn, chân duỗi ra phía trước. B dùng chân phải đá vào vùng đùi,
dùng tay trái túm cổ áo nạn nhân nhấc người lên và dùng tay phải đấm 1 phát vào
phần bên phải mồm. H tiếp tục dùng chân trái đá vào cổ nạn nhân 1 phát và đấm 1
phát vào ngực. Khi thấy nạn nhân ngồi bất tỉnh, lưng dựa vào cửa cuốn cả hai mới
thôi, bỏ mặc nạn nhân tại đó và đi về nhà.
Khoảng 10p sau, T không hát nữa đi về thấy có người nằm bất tỉnh nên đưa
đi cấp cứu tại Bệnh viện trong tình trạng :bất tỉnh, mất phản xạ, ko có nhịp tự thở,
mạch cảnh ko bắt được”. Sau đó, nạn nhân đc chuyển đến Bệnh viện tại Hà Nội để
tiếp tục cấp cứu nhưng đến 9g5p ngày 10/9/2020 thì nạn nhân tử vong. Tuy nhiên,
nạn nhân ko phải là anh D mà là anh P (khách hát karaoke).
Tại bản kết luận giám định pháp y về tử thi số 56/BKL-TTPY ngày 15/9/2020
của Trung tâm pháp y Sở y tế C kết luận:
1. Dấu hiệu chính qua giám định: -
Vùng thái dương bên phải có đám xung huyết, tụ máu, kích thước: 4cm
x2cm. Tổ chức cân cơ vùng trán đỉnh bên trái có vết xung huyết, tụ máu, kích thước: 3,5cm x 2cm. -
Xuất huyết màng mềm toàn bộ não thất, tiểu não, các khe cuốn não
cómáu tụ. Nguyên nhân chết: Chấn thương sọ não kín. Cơ chế: Ngoại lực tác
động => xuất huyết màng mềm toàn bộ não thất tiểu não, các khe cuốn não
có máu tụ dẫn đến tử vong,

2. Vật gây thương tích: vật tày. Câu hỏi:
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này cần thực hiện các bước nào?Tóm
tắt nội dung của từng bước ?
2. Những tình tiết thực tế nào trong vụ án trên có giá trị pháp lý trong việcđịnh tội?
3. Nêu những cấu thành tội phạm cụ thể mà người định tội danh cần dự kiếnáp
dụng khi định tội danh trong vụ án này?
4. Hãy xác định tội danh đối với hành vi trong vụ án trên. lOMoARcPSD| 36443508
5. Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh trường hợptrên? Bài tập 7.
Trần Văn T. làm nghề mua bán phế liệu dạo. Vào lúc 8h30’ ngày 19/9/2003,
T điều khiển xe gắn máy đi trên đường Quốc lộ 1A đến gần trước cổng Công ty P,
T phát hiện có 1 trụ cấp nước phòng cháy chữa cháy (PCCC) và vắng người qua lại,
T xuống xe dùng kiềm cộng lực và mỏ lết mang theo sẵn, cắt xích bảo hiểm để lấy
02 nắp đậy của trụ cấp nước PCCC thì bị lực lượng công an PCCC tuần tra phát
hiện bắt quả tang cùng vật chứng, giao cho Công an phường lập biên bản xử lý.
Tại cơ quan điều tra, Trần Văn T khai nhận hành vi mở lấy 2 nắp đậy của trụ
cấp nước PCCC nhằm mang đi bán phế liệu để lấy tiền tiêu xài.
Theo công văn số X/QĐ –CNCL-TCHC ngày 20/09/2003 của Chi nhánh cấp
nước Chợ Lớn trực thuộc Tổng công ty nước Sài Gòn xác định: Hệ thống các trụ
cứu hỏa và đường ống cấp nước trên tuyến Quốc lộ 1A, đoạn trước Công ty P, đã
được Chi nhánh Cấp nước Chợ lớn thi công lắp đặt hoàn chỉnh phục vụ công tác
chữa cháy trên địa bàn, chưa có biên bản bàn giao cho Công an PCCC để đưa vào
sử dụng, nhưng khi cần lấy nước thì lúc nào cũng có thể sử dụng được.
Căn cứ vào công văn phúc đáp số Y/CV-KHVT ngày 29/06/2004 của Chi
nhánh Cấp nước Chợ Lớn và hợp đồng mua bán trụ cứu hỏa số 2392 ngày
20/06/2002 xác định đơn giá của nắp trụ cứu hỏa là 650 ngàn đồng/ 1 cái cộng thuế giá trị gia tăng là 5%.
Sau khi thu hồi được 2 nắp trụ cứu hỏa, Chi nhánh cấp nước Chợ Lớn đã lắp
đặt trở lại vị trí nắp trụ cứu hỏa bị T lấy cắp, thì kết quả được xác định các thao tác
đóng mở van của trụ cứu hỏa này vẫn thực hiện tốt, nghĩa là trụ vẫn hoạt động bình thường. Câu hỏi:
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này cần thực hiện các bước nào?Tóm
tắt nội dung của từng bước ?
2. Những tình tiết thực tế nào trong vụ án trên có giá trị pháp lý trong việcđịnh tội?
3. Nêu những cấu thành tội phạm cụ thể mà người định tội danh cần dự kiếnáp
dụng khi định tội danh trong vụ án này?
4. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của T. trong vụ án trên.
5. Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối vớihành
vi của của T trong vụ án trên BÀI TẬP 17. lOMoARcPSD| 36443508
Khoảng giữa tháng 3. 2003, Lâm Chấn Cường (Việt kiều Mỹ gốc Hoa) đến
nơi Bùi An Bình làm việc và đặt vấn đề với Bình về việc Cường cần nhập quần áo
để gia công cho đối tác Hồng Kông. Vì công ty của Bình không có chức năng gia
công quần áo nên Bình liên hệ với Trương Công Hải (Giám đốc công ty TNHH
H&D) và được Hải giới thiệu Nguyễn Thế Hùng (Giám đốc công ty Thế Quang)
nhận gia công hàng cho Cường.
Thông qua Cường, Bình đến công ty H&D đưa cho Nguyễn Huy Vịnh (làm
dịch vụ xuất nhập khẩu cho công ty Thế Quang) tờ giấy viết tay có ghi sẵn tên, địa
chỉ và tên giám đốc của các công ty nước ngoài để Vịnh soạn hợp đồng gia công
quần áo đối tác nước ngoài. Đánh máy xong, Vịnh đưa cho Hùng ký trước, rồi báo
cho Bình. Bình báo lại cho Cường. Cường liên lạc với Vịnh đưa cho Cường hợp
đồng để Cường mang cho phía đối tác nước ngoài ký (tổng cộng 2 Hợp đồng)
Sau khi các công ty nước ngoài ký hai hợp đồng nêu trên, Cường đưa cho
Vịnh 2 Hợp đồng này và bộ hồ sơ nhập khẩu hàng cho Vịnh. Từ bộ hồ sơ này, Vịnh
khai vào tờ khai hàng hóa là nhập khẩu rồi đưa cho Hùng ký. Sau đó Vịnh đem tờ
khai hàng hóa nhập khẩu cùng bộ hồ sơ hàng nhập khẩu đến đội thủ tục hàng hóa
thuộc chi cục Hải quan quản lý hàng gia công đăng ký tổng cộng 08 tờ khai hàng
hóa nhập khẩu. Các nhân viên kiểm hóa thuộc chi cục Hải quan quản lý hàng gia
công – Cục hải quan TP. HCM là Hoàng Minh Dần và Nguyễn Văn Hoàng kiểm tra
hàng hóa. Dần ghi kết qua kiểm tra với hành thức kiểm tra toàn bộ số quần áo hoàn
chỉnh xuất xứ Hồng Kông, hàng nhập khẩu đúng khai báo.
Thực tế kiểm tra hàng theo tất cả 08 tờ khai khi hàng hóa nhập khẩu, Dần yêu
cầu Vịnh mở từng công-ten-nơ hàng. Mặc dù đã được lãnh đạo Chi cục Hải quan
quản lý hàng gia công duyệt với hình thức kiểm tra toàn bộ nhưng Dần chỉ kiểm tra
một số thùng hàn với hình thức kiểm tra xác xuất. Sau khi kiểm tra xong, Dần chọn
lấy mẫu lưu. Dần kêu Vịnh lấy dao kéo tháo tất cả các nhãn mắc trong mẫu lưu,
niêm chì bỏ vào túi nylon giao cho Vịnh cất giữ, còn mẫu lưu này Vịnh đem về văn
phòng công ty H&D để Hùng đem về công ty Thế Quang bảo quản và tất cả 436.159
bộ quần áo được thông quan. Vịnh nhận hàng và thuê xe chở đến giao cho Cường.
Khi kiểm hàng, Vịnh thấy hàng nhập khẩu là quần áo thành phẩm không đúng với
dăng ký. Vịnh báo lại cho Hùng và Bình biết. Sau khi nhận hàng về Cường bảo
Vịnh làm thủ tục xuất hàng. Bình đến công ty H&D đưa cho Vịnh các chứng từ để
làm thủ tục xuất hàng. Vịnh lập bảng kê nguyên phụ kiện gia công cân đối từ số sản
phẩm xuất rồi đưa cho Hùng ký tên, đóng dấu để Vịnh đi đưng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu.
Vào ngày 27,28 và 30 tháng 5 năm 2003, Đội thủ tục hàng gia công phối hợp
cùng với Tổ kiểm soát Chi cục HQ quản lý hàng gia công. Cục HQ tiến hành kiểm
tra thực tế lô hàng của công ty Thế Quang tại Tân Cảng. Kết quả kiểm tra xác định
trị giá hàng phạm pháp: -
Đối với 436,155 sản phẩm đã nhập trot lọt với trị giá ghi trên hồ
sơnhập khẩu là 740.032,15 USD; Thuế nhập khẩu là 370.016,07 USD -
Đối với lô hàng bị tạm giữ: trị giá hàng hóa ghi trên hồ sơ nhập
là563.678,82 USD, tổ thuế phải thu là 2.788.160.384đ lOMoARcPSD| 36443508
Bản án ST 313/2006/HSST ngày 21.03.06 của TA TP. HCM đã tuyên bị cáo
Nguyễn Thế Hùng và Hoàng Minh Dần phạm tội Vận chuyển trái phép hàng hóa
qua biên giới theo Đ.154 BLHS.
Cả hai bị cáo đều kháng cáo. Tại bản án phúc thẩm số 870/2006/HSPT, Tòa
phúc thẩm TC tại TP. HCM đã sửa bản án sơ thẩm từ tội danh vận chuyến... sang tội Trốn thuế Câu hỏi: 1.
Để xác định đúng tội danh trong vụ án này cần thực hiện các bước
nào?Tóm tắt nội dung của từng bước ? 2.
Những tình tiết thực tế nào trong vụ án trên có giá trị pháp lý trong việc định tội? 3.
Nêu những cấu thành tội phạm mà người tiến hành tố tụng cần cần dự
kiếntrước khi đưa ra kết luận về hành vi của T trong vụ án này? 4.
Định tội danh đối với hành vi của Hùng và Dần trong vụ án trên có 3 ýkiến như sau -
Ý kiến thứ nhất : Hùng và Dần phạm tội ”Vận chuyển trái phép hàng
hóaqua biên giới” (Điều 154 BLHS) -
Ý kiến thứ hai : Hùng và Dần phạm tội ”Buôn lậu” (Điều 153 BLHS) -
Ý kiến thứ ba : Hùng và Dần phạm tội ”Trốn thuế” (Điều 161 BLHS)
Theo anh (chò) ý kiến nào đúng ? Taïi sao?
5. Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối với
hành vi của Hùng và Dần ?
ĐỀ THI MÔN: LÝ LUẬN ĐỊNH TỘI
Khoảng 23 giờ ngày 24/01, A và người yêu của A là chị B đi ăn tối. Trong
lúc ăn tối, C đi ngang qua và có lời lẽ trêu ghẹo chị B. A căn ngăn nhưng C không
những không nghe mà còn xúc phạm cả A và B. Sau đó, C tát vào mặt A, giật con
dao trong tay chị chủ quán chém vào cổ tay A nhưng A tránh được nên chỉ bị xây
xước nhẹ. A sợ quá bỏ chạy nhưng C vẫn cầm dao đuổi theo. Bất ngờ A dừng lại,
nhặt một viên đá to ven đường ném về phía C (đoạn đường này không có đèn đường,
trời không có trăng). Viên đá rơi trúng đầu C làm C ngã bất tỉnh. Ngay lập tức A
gọi mọi người đưa C đi cấp cứu, nhưng do bị chấn thương sọ não nặng nên 4 ngày
sau C chết trong bệnh viện. Câu hỏi: 1.
Để xác định đúng tội danh trong vụ án này, cần thực hiện các bước
nào?Tóm tắt nội dung của từng bước. lOMoARcPSD| 36443508 2.
Tình tiết thực tế nào trong vụ án này có giá trị định tội đối với hành vicủa A? 3.
Dựa trên các tình tiết của vụ án, hãy nêu những cấu thành tội phạm
(vớicác tội danh cụ thể) mà người tiến hành tố tụng cần dự kiến trước khi đưa ra kết
luận về tội danh đối với hành vi của A trong vụ việc này. 4.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ này và giải thích tạisao? 5.
Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối
vớihành vi của A và giải thích tại sao?./.
ĐỀ THI MÔN: LÝ LUẬN ĐỊNH TỘI
Vào khoảng 22 giờ 30 phút ngày 09 tháng 10, Vũ Hồng K cùng với Vũ Thị
Thùy D, Nguyễn Công V, Đặng Minh H, Phạm Tuấn N và một số người khác ngồi
uống nước tại nhà hàng Fleur d’or Maison. Nhóm của K được xếp vào ngồi tại vị trí
bàn số 06 trong nhà hàng. Cùng lúc này, có anh Nguyễn Văn L đang ngồi cùng các
bạn tại bàn số 09 và số 17. Do anh L có mâu thuẫn trước với Phạm Tuấn N nên khi
anh L ra về, đi qua bàn của những người này đã bị N đấm và dùng chai bia thủy tinh
đập vào đầu, khiến anh L ngã ra đất. Thấy có sự việc xô xát xảy ra, anh Đỗ Minh T
là nhân viên bảo vệ của quán đã vào can thiệp, đưa anh L ra cửa quán. Trong lúc
anh T vào can ngăn đã dùng dùi cui điện chích vào người Vũ Thị Thùy D và Đặng
Minh H. Do bức xúc vì thấy bạn mình bị đánh, K đã cùng một số đối tượng trong
nhóm dùng vỏ chai bia, cốc thủy tinh tấn công anh T và các nhân viên bảo vệ trong
quán. Sau khi anh T chạy ra khỏi cửa quán xuống đường Đinh Tiên Hoàng thì K và
Vũ Thị Thùy D tiếp tục đuổi theo, chửi bới, la hét gây náo loạn khu vực đường Đinh
Tiên Hoàng (lúc đó khoảng 0 giờ 45 phút ngày 10 tháng 10). Sau đó, bị cáo K giật
từ tay Đặng Minh H một gây tre (có một đầu nhọn) kéo lê trên đường rồi tiếp tục
đuổi theo anh T. Đến khu vực vỉa hè gần ngã tư Phan Chu Trinh – Hoàng Văn Thụ,
anh T bị ngã, K cầm gậy lao đến vụt vào người anh T, dùng đầu nhọn của gậy chọc
hai nhát vào người anh T. Thấy anh T cùng các nhân viên bảo vệ khác không chống
cự lại thì cả nhóm bỏ về. Tại biên bản kết luận giám định pháp y số 420/2016/TgT
ngày 27 tháng 10 năm 2016 của Trung tâm Pháp y Hải Phòng kết luận anh Đỗ Minh
T bị một số thương tích là 6%, anh Nguyễn Văn L bị thương tích 3%. 1.
Để xác định đúng tội danh trong vụ án này, cần thực hiện các bước nào?
Tóm tắt nội dung của từng bước? 2.
Tình tiết thực tế nào trong vụ án có giá trị định tội? lOMoARcPSD| 36443508 3.
Nêu những cấu thành tội phạm (đối với các tội danh cụ thể) mà
ngườitiến hành tố tụng cần dự kiến trước khi đưa ra kết luận về tội danh đối
với hành vi của các đối tượng trong vụ án này. 4.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của các đối tượng trong vụ án này. 5.
Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh
đối vớihành vi của các đối tượng.
ĐỀ LÝ LUẬN ĐỊNH TỘI
A biết nhà bà X có tủ lạnh bị hỏng. Khoảng 9 giờ sáng ngày 12/9/2018, A
biết chỉ có một mình bà X ở nhà, con trai bà X là anh Y đi làm. A đến nhà nói với
bà X: “Cháu là Năm Triệu, bạn của Y, Y nhờ cháu đến sửa giúp bác cái tủ lạnh”.
Bà X tin lời, mời A vào nhà, chỉ cho A thấy cái tủ lạnh ở phòng khách. A mở tủ giả
vờ sửa. Lúc bà X xuống bếp lây nước mời A thì A đã nhanh tay ôm TV (bà X mới
mua giá 8 triệu đồng) chạy ra trước nhà bà X, leo lên xe máy của B chờ sẵn, bỏ
chạy. Bà X lên nhà không thấy, ngó mắt thấy mất cái TV liền chạy ra cửa thì thấy
A và B vừa chạy khoảng được 15 mét. Bà X la lên: “Năm Triệu, Năm Triệu..”. A
quay lại nói: “Sáu triệu cũng không bán” và bỏ chạy. Hai tuần sau, bà X đi chợ thấy
A đang ngồi uống cà phê nên đã báo công an.
Dự kiến tội danh: Điều 174, Điều 173 BLHS.
Định tội: Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS)
ĐỀ LÝ LUẬN ĐỊNH TỘI - DS44B
Ông X làm nghề sửa chữa và bán phụ tùng xe Honda. A đến tiệm của ông X
hỏi mua một số phụ tùng xe máy trị giá 4,8 triệu đồng. A bảo ông X cho toàn bộ số
phụ tùng dó vào một chiếc thùng (loại dùng để đựng bột ngọt Vedan) và buộc kín
lại. Sau đó, A nói cần đi ra chợ để mua một số đồ khác rồi sẽ quay trở về lấy hàng
và trả tiền. Một lúc sau, A quay lại chở theo một thùng giống y hệt như loại thùng
mà ông X đã sử dụng để đựng số phụ tùng xe. Trong khi ông X vào nhà nghe điện
thoại thì A đã tráo chiếc thùng mà mình mang theo để lấy những phụ tùng của ông
X. Khi ông X quay ra, A viện lý do không đủ tiền nên hẹn về nhà lấy tiền và một
giờ sau quay lại lấy hàng. Sau gần 3 giờ, không thấy A quay lại, ông X sinh nghi
nên mở thùng ra xem mới biết bên trong thùng toàn là muối và giấy vụn, còn chiếc
thùng đựng phụ tùng xe đã bị A mang đi.
Dự kiến tội danh: Điều 174, Điều 173 BLHS
Định tội: Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS) ĐỀ THI SỐ 01 lOMoARcPSD| 36443508
Khoảng 11 giờ ngày 20/11, A chở B đến bãi giữ xe khu du lịch X chiếm đoạt
xe máy. Quan sát thấy bãi xe máy dùng phấn ghi số trên xe khách, cả hai bàn nhau
đem xe máy của A vào bãi gửi, sau đó thấy xe nào xịn hơn thì xóa số ghi trên xe đó
rồi dùng phấn ghi số lại giống với số thẻ xe mình để lấy xe đem ra ngoài.
A chạy xe máy của mình đến gửi tại bãi giữ xe và nhận thẻ giữ xe số 3219 rồi
đưa cho B. Khoảng 15 phút sau, B quay lại bãi giữ xe xóa số 3371 trên một xe máy
hiệu Yamaha (trị giá mười năm triệu đồng) của anh D, ghi lại số 3219 giống như số
thẻ xe mà B cầm. Tiếp đó, B ung dung trình thẻ cho nhân viên giữ xe và dắt xe ra,
đến tiệm sửa khóa làm lại chìa khóa xe, rồi cùng A đem xe đi bán. Xong xuôi, A
quay lại bãi giữ xe và báo với người giữ xe là bị mất thẻ xe và đề nghị người này
cho lấy lại xe gắn máy. Vụ việc sau đó bị phát giác. 1.
Để xác định đúng tội danh trong vụ án này, cần thực hiện các bước nào?
Tóm tắt nội dung của từng bước. (2 điểm) 2.
Tình tiết thực tế nào trong vụ án này có giá trị định tội đối với hành vicủa A và B? (2 điểm) 3.
Dựa trên các tình tiết của vụ án, hãy nêu những cấu thành tội phạm
(vớicác tội danh cụ thể) mà người tiến hành tố tụng cần dự kiến trước khi đưa ra kết
luận về tội danh đối với hành vi của A và B trong vụ việc này. (2 điểm) 4.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A và B trong vụ này và
giảithích tại sao? (2 điểm) 5.
Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối
vớihành vi của A và B và giải thích tại sao? (2 điểm)./.
.................................................. ĐỀ THI SỐ 02
Sau khi bàn bạc thống nhất sẽ tìm cơ hội để chiếm đoạt tài sản của chị Yến,
nên Hải đi trước đến khu vực rừng phòng hộ chờ Mong.
Vào ngày 12/3, như thường lệ, Mong điều khiển xe ô tô chở chị Yến sang
Campuchia để đánh bạc, đến chiều cùng ngày Mong chở chị Yến về Việt Nam. Khi
xe của Mong đi đến khu vực rừng phòng hộ, thì Hải đón xe lại xin đi nhờ, Mong
ngừng xe cho Hải đi cùng, được khoảng 2km thì chị Yến yêu cầu Mong dừng lại,
chị Yến giao cho Mong giữ bộ túi xách bên trong có 70.000.000 đồng để đi vệ sinh.
Khi chị Yến vừa đi vào chốt trực Kiểm lâm gần đó, thì lập tức Hải giật túi xách trên
tay của Mong bỏ chạy vào rừng. Mong tri hô và giả vờ đuổi theo một đoạn rồi quay
lại chở chị Yến đi trình báo cơ quan Công an. Sự việc sau đó bị phát giác. lOMoARcPSD| 36443508 1.
Để xác định đúng tội danh trong vụ án này, cần thực hiện các bước nào?
Tóm tắt nội dung của từng bước? (2 điểm) 2.
Tình tiết thực tế nào trong vụ án có giá trị định tội đối với hành vi của Hải và Mong? (2 điểm) 3.
Nêu những cấu thành tội phạm (đối với các tội danh cụ thể) mà
ngườitiến hành tố tụng cần dự kiến trước khi đưa ra kết luận về tội danh đối với
hành vi của Hải và Mong trong vụ án này. (2 điểm) 4.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của Hải và Mong trong vụ án này.(2 điểm) 5.
Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối
vớihành vi của Hải và Mong. (2 điểm)
................................................................ ĐỀ THI SỐ 03
Ngày 02/10, A cùng với B và C mang theo hung khí đi trên 2 chiếc xe gắn
máy tìm đánh anh X để trả thù (do A đã có mâu thuẫn với anh X từ trước). Đang
trên đường đi thì A phát hiện X đang chạy xe gắn máy hiệu Suzuki ở phía trước. X
cũng phát hiện ra bọn A và thấy bọn A có 3 người nên X điều khiển xe bỏ chạy.
Thấy X bỏ chạy nên A cùng B và C đuổi theo. X chạy được một đoạn thì xe bị chết
máy nên X bỏ lại xe và tiếp tục chạy trốn. Lúc A cùng B, C chạy đến, do không thấy
X nên A đã lấy chiếc xe Suzuki mà X để lại khởi động, nổ máy bỏ về cùng đồng
bọn. Đi được một đoạn khoảng 500m thì xe Suzuki lại chết máy nên A cùng B, C
dùng hung khí mang theo đập phá xe của X làm thiệt hại khoảng 15 triệu đồng.
1. Để xác định đúng tội danh trong vụ án này, cần thực hiện các bước nào?
Tóm tắt nội dung của từng bước? (2 điểm)
2. Tình tiết thực tế nào trong vụ án có giá trị định tội đối với hành vi của A, B và C? (2 điểm) 3.
Nêu những cấu thành tội phạm (đối với các tội danh cụ thể) mà
ngườitiến hành tố tụng cần dự kiến trước khi đưa ra kết luận về tội danh đối với
hành vi của A, B và C trong vụ án này. (2 điểm) 4.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A, B và C trong vụ án này. (2 điểm) 5.
Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối
vớihành vi của A, B và C. (2 điểm)