Bài tập thực hành chức năng tổ chức | Quản trị học đại cương | Đại học Bách Khoa Hà Nội
Bài tập thực hành chức năng tổ chức | Quản trị học đại cương | Đại học Bách Khoa Hà Nội. Tài liệu được biên soạn giúp các bạn tham khảo, củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao kết thúc học phần. Mời các bạn đọc đón xem!
Preview text:
QUẢN TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG
CÁC BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
CHƯƠNG 3 (CHỨC NĂNG TỔ CHỨC)
Yêu cầu: Các anh/chị làm các bài tập tình huống sau và nộp lại cho
giảng viên trên hệ thống Microsoft Teams. Chú ý:
- Đây là các bài tập nhằm giúp sinh viên ôn lại và vận dụng các kiến thức đã học
vào các tình huống đã học trong chương 3 - chức năng tổ chức, cho giảng viên
biết sinh viên nắm bắt bài học ra sao, ý thức học tập thế nào. Do vậy, sinh viên
có ý thức tự giác, chủ động làm bài với năng lực học tập cao nhất của bản thân
thay vì tìm tòi các bài giải để copy hoặc sử dụng bài làm của người khác. Sinh
viên phải nêu được phần kiến thức liên quan để giải thích, lý luận cho việc giải quyết vấn đề.
- Hình thức trình bày: Sinh viên trình bày đúng thể thức văn bản hành chính được
quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư ngày 05/3/2020 (Khổ
trang: A4; Cách lề trái 2,5 - 3 cm, cách lề phải 2 - 2,5 cm, cách mép trên, cách
mép dưới 2 - 2,5 cm; căn đoạn: Justify; căn dòng…).
ĐỊNH HƯỚNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP:
- Khái niệm, nội dung của chức năng tổ chức?
- Khái niệm, các nguyên tắc xây dựng cơ cấu tổ chức?
- Trong tổ chức tồn tại những mối quan hệ quyền hạn nào? Việc sử dụng các loại
quyền hạn sẽ dẫn đến những mô hình tổ chức nào? Lấy ví dụ minh họa.
- Tầm quản trị và cấp quản trị có mối quan hệ với nhau như thế nào? Hay nêu
những mô hình cơ cấu tổ chức xét theo số cấp quản trị?
- Thế nào là tập quyền, phân quyền và ủy quyền trong quản trị các tổ chức? Hãy
nêu quá trình ủy quyền và những tiền đề để có thể thực hiện quá trình đó có hiệu quả?
- Trình bày những yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức và các nguyên tắc thiết kế cơ cấu tổ chức?
- Trình bày quá trình thiết kế cơ cấu tổ chức. Quá trình đó chỉ sử dụng cho xây
dựng cơ cấu mới hay cả việc hoàn thiện cơ cấu đang tồn tại?
- Trong tổ chức có những loại cán bộ quản trị nào? Họ giữ vai trò gì đối với tổ chức?
- Trong những yêu cầu đối với cán bộ quản trị, theo anh (chị) yêu cầu nào quan
trọng nhất, yêu cầu nào có thể bỏ qua? Tại sao?
(Phần này: Sinh viên tự ôn để hệ thống hóa kiến thức) 1
BÀI TẬP THỰC HÀNH
(Chú ý đối với các bài tập tình huống: Sinh viên phải nêu được nội dung kiến thức
liên quan và cách vận dụng kiến thức đó vào bài tập tình huống; Làm và nộp bài)
Bài tập số 1: PHÂN QUYỀN
Công ty tin học Quyết Thắng đang trên đà phát triển. Trụ sở chính của công ty đặt tại
TP.HCM và công ty có chi nhánh ở Hà Nội và Đà Nẵng.
Cách đây 6 năm, sau khi tốt nghiệp khoa công nghệ thông tin của một trường đạhọc có
uy tín, Sơn được nhận vào làm việc tại phòng kinh doanh của công ty. Trong thời gian
làm việc Sơn đã chứng minh được năng lực của mình, đồng thời có quan hệ tốt với đồng
nghiệp và đặc biệt rất có trách nhiệm trong công việc. Vì vậy, cho dù so với đồng nghiệp
trong phòng, Sơn còn khá trẻ nhưng ban giám đốc công ty vẫn thống nhất đề bạt Sơn
làm trưởng phòng kinh doanh thay cho ông trưởng phòng được điều động đi làm trưởng
chi nhánh của công ty tại Đà Nẵng. Tuy vậy, do e ngại Sơn chưa có kinh nghiệm lãnh
đạo, lại còn trẻ nên giám đốc yêu cầu phó giám đốc phụ trách kinh doanh giúp đỡ, kèm cặp thêm cho Sơn.
Ông Phó giám đốc đã kèm cặp Sơn rất nhiệt tình trong công tác điều hành, từ việc phân
công công việc chi tiết đến việc quyết định thời gian hoàn thành ông đều tham gia. Việc
này diễn ra khá lâu và các thành viên trong phòng dần dần chỉ nghelệnh của phó giám
đốc mà không nghe theo sự điều hành của Sơn. Mỗi khi Sơn định giao việc gì cho các
thành viên trong phòng thì họ đều đề nghị Sơn hỏi ý kiến phó giám đốc cho chắc. Dần
dần, các thành viên trong phòng có ý coi thường Sơn. Sơn luôn bị rơi vào trạng thái bị
động, mặc dù vẫn là người chịu trách nhiệm chính công việc của phòng.
Câu hỏi: Nếu là Sơn, anh (chị) sẽ giải quyết như thế nào? Bài học quản trị rút ra được từ tình huống này?
Bài tập 2: QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM
Kế toán trưởng của doanh nghiệp nhà nước X là người có nghiệp vụ chuyên môn, rất sợ
trách nhiệm nên làm việc gì cũng phải theo đúng nguyên tắc mới làm. Gần đây, do cạnh
tranh ngày càng khốc liệt, doanh nghiệp bắt đầu gặp phải những khó khăn chứ không
còn thuận lợi như trước. Để giải quyết công việc có hiệu quả, trong một số trường hợp
doanh nghiệp cũng cần phải chi một số khoản chi không thật đúng nguyên tắc. Vì vậy
giám đốc đã trao đổi với kế toán trưởng về vấn đề này. Tuy nhiên kế toán trưởng không
đồng ý, nói rằng làm sai tuy công ty có lợi nhưng khi có chuyện gì xảy ra thì chỉ có giám
đốc và kế toán trưởng chịu trách nhiệm thôi. Hơn nữa những sai phạm về tài chính
thường liên quan đến pháp luật nên ông không muốn làm sai khi chỉ còn chưa đầy mười
năm nữa là nghỉ hưu. Ông mong giám đốc thông cảm cho ông.
Câu hỏi: Giám đốc phải làm gì trong trường hợp này? Bài học quản trị rút ra được từ tình huống này? 2
Bài tập 3: TẬP TRUNG QUYỀN LỰC
Công ty X là công ty nhỏ chuyên sản xuất bánh kẹo. Ông Phương là một thợ làm bánh
rất giỏi, có kinh nghiệm, và gắn bó với Công ty từ ngày đầu thành lập cho đến nay. Đặc
biệt, ông là người nắm được các bí quyết làm bánh và những bí quyết của ông đã tạo
dựng nên thương hiệu cho Công ty. Công ty đã rất nhiều lần tìm kiếm người thay thế
ông Phương nhưng không thể tìm ra được. Do đó, trong Công ty ông Phương là người
gần như không thể thay thế và ông cũng không chịu truyền lại bí quyết của mình cho bất kỳ ai.
Do biết được khả năng của mình cũng như việc bất khả thay thế nên ông Phương rất
lộng quyền. Ông tự cho mình cái quyền được đuổi bất kỳ công nhân nào nếu người đó
không làm theo ý của ông. Vị giám đốc Công ty biết được điều này nhưng đành làm ngơ
vì nếu đuổi việc ông Phương thì Công ty sẽ không biết tìm ai để thay thế và như vậy
công việc kinh doanh của Công ty sẽ bị đình trệ. Thương hiệu mà Công ty mất công tạo
dựng trong suốt thời gian qua sẽ bị sụp đổ. Chính vì thế Công ty đành chấp nhận “chung
sống” với sự lộng quyền của ông Phương.
Vị giám đốc cũ đến tuổi nghỉ hưu. Bà Hương được cấp trên điều về Công ty thay thế
cho Vị Giám đốc này. Ngay khi về Công ty bà Hương đã nhận ra được sự lộng quyền
của ông Phương và quyết tâm phải làm điều gì đó để bớt sự lộng quyền này, đồng thời
cũng là tạo ra không khí làm việc thoải mái cho anh em công nhân. Tuy nhiên, tìm người
thay thế ông Phương là điều không thể làm ngay được.
Câu hỏi: Bà Hương sẽ phải làm gì trong tình huống này. Bài học quản trị rút ra được từ tình huống này?
Bài tập 4: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 là một sự kiện quan trọng của đất nước,
dự kiến diễn ra vào quý I.2021. Hai nội dung quan trọng nhất của mỗi kỳ Đại hội Đảng
là công tác văn kiện và công tác nhân sự, đặc biệt việc chuẩn bị nhân sự Đại hội có vị
trí, ý nghĩa cực kỳ quan trọng, là nhân tố bảo đảm thành công của Đại hội và triển khai
thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Đại hội. Để chuẩn bị thật tốt công tác đặc biệt
quan trọng này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân
sự Đại hội XIII của Đảng có bài viết: “Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong
công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng”. Bài viết được đăng tải rộng rãi và
thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo cán bộ và nhân dân. Toàn văn bài viết
được đăng tải trên báo Nhân dân điện tử (https://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/
44245102-mot-so-van-de-can-duoc-dac-biet-quan-tam-trong-cong-tac-chuan-bi-nhan-su-%C3%B0ai- hoi-xiii-cua-%C3%B0ang.html).
Câu hỏi đặt ra: Từ kiến thức được học về chức năng tổ chức, anh/chị hãy cho biết bài
viết trên đã đề cấp tới những nội dung gì trong công tác tổ chức. Trong các nội dung
trong bài viết, Anh/chị thấy tâm đắc nội dung nào? Vì sao? Những nội dung trong bài
viết chỉ có ích với các tổ chức chính trị hay mang tính bao trùm cho các tổ chức, trong
đó có doanh nghiệp, trong xã hội? Liên hệ với bản thân trong việc tu dưỡng để trở thành
nhà quản lý trong doanh nghiệp và các tổ chức trong tương lai? 3
PHẦN BÀI TẬP THAM KHẢO:
Bài tập 1: LỰA CHỌN GIÁM ĐỐC
Công ty X là công ty trực thuộc Tổng công ty Y. Cho đến nay, Ông An đã là giám đốc
của công ty X được hơn 15 năm. Trong thời gian đó ông đã quy hoạch người kế cận ông
là anh Quang - trưởng phòng kinh doanh. Anh Quang là con trai ông Bình, nguyên thủ
trưởng của ông An trong thời chiến. Ông Bình đã từng vì cứu ông An mà bị mất một
cánh tay và mù một mắt. Vì vậy, ông An đã coi Quang như con ruột mình.
Khi Quang tốt nghiệp đại học ông đưa Quang về công ty làm việc. Hơn 10 năm làm việc
ở công ty, Quang làm việc rất xuất sắc, mang về nhiều lợi ích cho công ty và Quang
được mọi người yêu mến. Tất cả những điều đó làm ông An rất tự hào.
Cách đây vài ngày ông An nhận được tin vui. Ban lãnh đạo Tổng công ty Y mới họp và
dự kiến sẽ đề bạt ông lên vị trí phó tổng giám đốc Tổng công ty. Ông An cũng nắm được
thông tin người đề xuất ông chính là Tổng giám đốc. Sau khi nghe tin, ông đã gặp anh
Quang bàn việc dự kiến anh Quang sẽ thay ông làm giám đốc công ty X.
Tuy nhiên, mới vui chưa được bao lâu thì sáng nay ông An đã rơi vào tình thế khó xử.
Chuyện là Tổng giám đốc mới mời ông lên trao đổi về công tác nhân sự. Tổng giám đốc
gợi ý với ông đề nghị Minh – con của tổng giám đốc – hiện là trưởng phòng marketing
của Tổng công ty thay ông An làm giám đốc công ty X. Anh Minh cũng là người được
đào tạo bài bản và rất có năng lực, trong diện quy hoạch của Tổng công ty.
Câu hỏi: Nếu là ông An, anh (chị) sẽ xử lý vấn đề trên như thế nào? Bài học quản
trị rút ra từ tình huống này là gì?
Bài tập 2 : P và U là hai doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và phân phối
sản phẩm các chất tẩy rửa (xà phòng, dầu gội đầu, dầu tắm…). Hiện nay, công ty P
chiếm khoảng 30% thị trường và công ty U chiếm khoảng 40% thị trường chất tẩy rửa trong nước.
Bà phụ trách bán hàng của P đến đề nghị được làm việc cho U và có hứa rằng nếu được
tiếp nhận sẽ tiết lộ kế hoạch bán hàng của P trong năm.
Câu hỏi: Nếu anh (chị) là giám đốc của U thì có nhận bà phụ trách cửa hàng của P
không? Tại sao? Nếu tiếp nhận thì sắp xếp vào vị trí nào?
(Nguồn: Trang 56 - Giáo trình Quản trị học đại cương, Nguyễn Quang Chương - NXB Bách Khoa Hà Nội) 4
Bài tập 3: Tân Hiệp Phát là một doanh nghiệp thuộc thị trường nước giải khát với các
sản phẩm như: Bia Bến Thành, Bia tươi Laser đóng chai, nước tăng lực Number One,
Trà xanh không độ O2, trà thảo mộc Dr. Thanh…
Đầu năm 2009 trên một số phương tiện thông tin đại chúng có thông tin phát hiện ra một
số nguyên liệu đã quá hạn sử dụng tại công ty. Công ty đã rất bình tĩnh với thông tin
này. Sau đó vài ngày công ty cho công bố các biên bản kiểm tra chất lượng nguyên vật
liệu trước khi đưa vào sản xuất, biên bản niêm phong nguyên vật liệu quá hạn, các xác
nhận của cơ quan hữu quan. Sau đó, thị phần của Tân Hiệp Phát không bị giảm mà còn
tăng lên, công ty còn cho ra sản phẩm mới Trà xanh không độ O2 và Trà thảo mộc Dr Thanh không đường.
Câu hỏi: Bạn đánh giá như thế nào về cách xử lý thông tin của các nhà quản lý ở Tân Hiệp Phát.
(Nguồn: Trang 56 - 57 - Giáo trình Quản trị học đại cương, Nguyễn Quang Chương - NXB Bách Khoa Hà Nội)
Bài tập 4: Trong chức năng tổ chức, Cơ cấu tổ chức là một trong ba nội dung chính yếu.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước xác định “Đổi mới, sắp xếp bộ máy chính trị
tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” là một nhiệm vụ quan trọng. Qua những bài viết
được đăng tải trên một số báo điện tử:
https://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/42656402-doi-moi-sap-xep-bo-may-chinh-tri-tinh-gon-
hoat-dong-hieu-luc-hieu-qua.html
http://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?ItemID=43858 http://noichinh.vn/in/
https://moha.gov.vn/danh-muc/tinh-gon-bo-may-tang-hieu-qua-hoat-dong-41734.html …
Câu hỏi: Anh/chị hãy cho biết tại sao phải tiến hành hoạt động trên? Kết quả của hoạt
động đem lại những lợi ích gì? Đối với doanh nghiệp, hoạt động này có quan trọng
không? Từ góc độ tổ chức và công tác cán bộ, việc triển hoạt động có thể gặp phải
những khó khăn gì và giải pháp khắc phục? 5