-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập Thuế bảo vệ môi trường
Bài tập Thuế bảo vệ môi trường
Thuế bảo vệ môi trường 1 tài liệu
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội 388 tài liệu
Bài tập Thuế bảo vệ môi trường
Bài tập Thuế bảo vệ môi trường
Môn: Thuế bảo vệ môi trường 1 tài liệu
Trường: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội 388 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Preview text:
1.Tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải có phải là thuế, phí môi trường
không? Tiềnđóng góp hỗ trợ xử lý chất thải được sử dụng vào mục đích và
được quản lý, sửdụng như thế nào?
Tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải không phải là thuế, phí môi trường.
Thuế và phímôi trường là khoản thu ngân sách nhà nước, sử dụng cho các mục
đích khác nhau vàđược điều chỉnh bởi pháp luật về thuế, phí. Tiền đóng góp tài
chính của nhà sản xuất, nhậpkhẩu hỗ trợ xử lý chất thải là khoản kinh phí ngoài
ngân sách nhà nước, chỉ được sử dụngcho các hoạt động hỗ trợ thu gom, xử lý
chất thải (không sử dụng cho mục đích khác ngoàicác hoạt động hỗ trợ thu gom,
xử lý chất thải).Tiền đóng góp tài chính hỗ trợ xử lý chất thải được sử dụng để
hỗ trợ trực tiếp chocác hoạt động: (1) thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn
sinh hoạt phát sinh từ hộ giađình, cá nhân; (2) nghiên cứu, phát triển công nghệ,
kỹ thuật, sáng kiến xử lý chất thải rắnsinh hoạt; (3) thu gom, vận chuyển, xử lý
bao bì chứa thuốc bảo vệ thực vật. Cơ quan, tổchức có các hoạt động thu gom,
xử lý chất thải nêu trên có thể nộp hồ sơ để được xem xét,hỗ trợ kinh phí để
triển khai thực hiện. Việc quản lý, sử dụng tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chấtthải
của nhà sản xuất, nhập khẩu được quản lý, sử dụng công khai, minh bạch, đúng
mụcđích và được quyết định, giám sát bởi Hội đồng EPR quốc gia, trong đó có
đại diện của nhàsản xuất, nhập khẩu.
2.Ví dụ một công ty hàng năm có phối hợp với chính quyền các địa
phương tổ chứcchương trình thu gom chất thải bên ngoài môi trường và
đem số lượng này đi tiêuhủy và xử lý. Vậy công ty đóđó có được trừ số
lượng này khi đóng góp tài chính hỗtrợ xử lý chất thải hay không?
Đây là hai việc khác nhau nên không thể lấy việc này trừ cho việc kia.
Việc thực hiệnchương trình thu gom, xử lý chất thải bên ngoài môi trường là
việc làm tự nguyện củadoanh nghiệp, không bắt buộc. Trách nhiệm xử lý chất
thải của nhà sản xuất, nhập khẩu làtrách nhiệm bắt buộc đối với việc sản xuất,
nhập khẩu một số sản phẩm, bao bì nhất định.Hoạt động thu gom, xử lý chất
thải của công ty có thể được hỗ trợ từ khoản đóng góp tàichính hỗ trợ xử lý chất
thải của nhà sản xuất, nhập khẩu nếu đáp ứng các yêu cầu theo quyđịnh của pháp luật.
3. Nếu 1 công ty kinh doanh có ý định mua thuốc diệt cỏ thuộc loại
hạn chế sử dụngcủa công ty sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trong nước để
bán cho một công ty nướcngoài . Vậy lượng thuốc diệt cỏ thuộc loại này sẽ
không được sử dụng tại Việt Namthìcó phải chịu thuế bảo vệ môi trường
không? Nếu có thì ai sẽ là người nộp thuế bảovệ môi trường?
Căn cứ vào Điều 3, 4 Luật thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12 quy
định:“Điều 3. Đối tượng chịu thuế1. Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm: a) Xăng, trừ etanol; b) Nhiên liệu bay; c) Dầu diezel; d) Dầu hỏa; đ) Dầu mazut; e) Dầu nhờn; g) Mỡ nhờn. 2. Than đá, bao gồm: a) Than nâu;
b) Than an-tra-xít (antraxit); c) Than mỡ; d) Than đá khác.
3. Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC).
4. Túi ni lông thuộc diện chịu thuế.
5. Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng.
6. Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng.
7. Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng.
8. Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.
9. Trường hợp xét thấy cần thiết phải bổ sung đối tượng chịu thuế khác
cho phù hợp vớitừng thời kỳ thì Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quy
định.Chính phủ quy định chi tiết Điều này.Điều 4. Đối tượng không chịu thuế1.
Hàng hóa không quy định tại Điều 3 của Luật này không thuộc đối tượng chịu
thuế bảo vệmôi trường.
2. Hàng hóa quy định tại Điều 3 của Luật này không chịu thuế bảo vệ
môi trường trong cáctrường hợp sau:
a) Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu, biên
giới Việt Namtheo quy định của pháp luật, bao gồm hàng hóa được vận chuyển
từ nước xuất khẩu đếnnước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không
làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Namvà không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi
Việt Nam; hàng hóa quá cảnh qua cửa khẩu, biêngiới Việt Nam trên cơ sở Hiệp
định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nướcngoài hoặc thỏa thuận
giữa cơ quan, người đại diện được Chính phủ Việt Nam và Chínhphủ nước
ngoài ủy quyền theo quy định của pháp luật;
b) Hàng hóa tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật;
c) Hàng hóa do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở
kinh doanh xuấtkhẩu để xuất khẩu, trừ trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
mua hàng hóa thuộc đốitượng chịu thuế bảo vệ môi trường để xuất khẩu”.Ngoài
ra, căn cứ vào Điểm 2.4 Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 152/2011/TT-BTC của Bộ
Tàichính hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy
định chi tiết vàhướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Bảo vệ môi trường
và Điều 2 Thông tư số159/2012/TT-BTC quy định:“Điều 2. Đối tượng không
chịu thuế...2. Hàng hóa quy định tại Điều 3 Luật thuế bảo vệ môi trường và
hướng dẫn tại Điều 2 Nghịđịnh số 67/2011/NĐ-CP, Điều 1 Thông tư này không
chịu thuế trong các trường hợp sau:…
2.4. Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài (bao gồm cả hàng hóa xuất khẩu
được gia công từnguyên liệu, vật tư nhập khẩu) do cơ sở sản xuất (bao gồm cả
gia công) trực tiếp xuất khẩuhoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để
xuất khẩu thì cơ quan hải quan không thuthuế bảo vệ môi trường đối với hàng
hóa xuất khẩu và nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để giacông sau đó xuất khẩu ra
nước ngoài khi nhập khẩu.
Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường được
tổ chức, hộ giađình, cá nhân mua để xuất khẩu thì cơ sở sản xuất hàng hóa phải
kê khai, nộp thuế bảo vệmôi trường khi bán hàng hóa.…”=> Theo các quy định
trên, rõ ràng vì thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng là loại hànghóa thuộc
diện chịu thuế bảo vệ môi trường (theo Khoản 5 Điều 3 Luật thuế bảo vệ
môitrường) Đồng thời, lượng thuốc diệt cỏ này cũng không nằm trong Điểm c
Khoản 2 Điều 4Luật thuế bảo vệ môi trường nên hàng hóa này chắc chắn là đối
tượng chịu thuế bảo vệ môitrường. Bên cạnh đó, căn cứ vào Điểm 2.4 Khoản 2
Điều 2 Thông tư số 152/2011/TT-BTCvà Điều 2 Thông tư số 159/2012/TT-BTC
thì “cơ sở sản xuất hàng hóa phải kê khai, nộpthuế bảo vệ môi trường khi bán
hàng hóa”. Do vậy, trong trường hợp này chính công ty sảnxuất thuốc phải kê
khai, nộp thuế bảo vệ môi trường, còn công ty có ý định mua thuốc kiakhông
phải là người nộp thuế bảo vệ môi trường.4.Trường hợp Công ty là đơn vị đầu
mối kinh doanh xăng dầu trực tiếp nhập khẩu,sản xuất, chế biến xăng dầu bán ra
thì việc kê khai và nộp thuế bảo vệ môi trườngđược thực hiện như thế nào?Căn
cứ Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính hướng
dẫn vềthuế Bảo vệ môi trường (BVMT):+ Tại Khoản 4 Điều 6 quy định thời
điểm tính thuế bảo vệ môi trường:“Đối với xăng, dầu sản xuất hoặc nhập khẩu
để bán, thời điểm tính thuế là thời điểm doanhnghiệp đầu mối kinh doanh xăng,
dầu bán ra.”+ Tại Điểm 2.2 Khoản 2 Điều 7 quy định kê khai, nộp thuế bảo vệ
môi trường trong một sốtrường hợp cụ thể được thực hiện như sau:“Các công ty
kinh doanh xăng dầu đầu mối thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế bảo vệ
môitrường vào ngân sách nhà nước tại cơ quan thuế địa phương nơi kê khai,
nộp thuế giá trịgia tăng, cụ thể:- Các công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối trực
tiếp nhập khẩu, sản xuất, chế biến xăngdầu (gọi chung là các đơn vị đầu mối)
thực hiện kê khai, nộp thuế tại địa phương nơi cácđơn vị đầu mối đóng trụ sở
chính đối với lượng xăng dầu do các đơn vị này trực tiếp xuất,bán bao gồm xuất
để tiêu dùng nội bộ, xuất để trao đổi sản phẩm hàng hóa khác, xuất trảhàng
nhập khẩu ủy thác, bán cho tổ chức, cá nhân khác ngoài Hệ thống của đơn vị
đầu mối(kể cả các doanh nghiệp mà đơn vị đầu mối có cổ phần từ 50% trở
xuống); trừ lượng xăngdầu xuất bán và nhập khẩu ủy thác cho công ty kinh
doanh xăng dầu đầu mối khác....”Căn cứ Điều 4 Thông tư số 159/2012/TT-BTC
ngày 28/9/2012 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổsung Điểm 2.2 Khoản 2 Điều 7
Thông tư số 152/2011/TT-BTC như sau: Xăng dầu được xuất, bán ra theo sản
lượng ghi trên hóa Đơn, chứng từ xuất, bán thì người
nộp thuế phải kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường theo sản lượng ghi trên hóa đơn, chứng từ xuất, bán đó.”
Trường hợp Công ty là đơn vị đầu mối kinh doanh xăng dầu trực tiếp nhập khẩu, sản xuất,
chế biến xăng dầu bán ra thì thực hiện kê khai, nộp thuế bảo vệ môi
trường đối với lượng
xăng dầu do Công ty trực tiếp xuất, bán theo sản lượng ghi trên hóa đơn, chứng từ xuất.
5.Công ty A ký hợp đồng gia công với công ty B để nhận gia công dầu
gốc thành dầu nhờn. Vậy xin hỏi trong trường hợp này, ai là người nộp
thuế bảo vệ môi trường?
Căn cứ vào Điều 3 Luật thuế bảo vệ môi trường 2010 quy định:
“Điều 3. Đối tượng chịu thuế
1. Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm: a) Xăng, trừ etanol; b) Nhiên liệu bay; c) Dầu diezel; d) Dầu hỏa; đ) Dầu mazut; e) Dầu nhờn; g) Mỡ nhờn. 2. Than đá, bao gồm: a) Than nâu;
b) Than an-tra-xít (antraxit); c) Than mỡ; d) Than đá khác.
3. Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC).
4. Túi ni lông thuộc diện chịu thuế.
5. Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng.
6. Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng.
7. Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng.
8. Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.
9. Trường hợp xét thấy cần thiết phải bổ sung đối tượng chịu thuế khác cho phù hợp với
từng thời kỳ thì Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quy định.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Đồng thời, căn cứ Điều 3 của Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2011
của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm
2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Bảo
vệ môi trường quy định:
“Điều 3. Người nộp thuế
1. Người nộp thuế bảo vệ môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu
hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 1 của Thông tư này.
2. Người nộp thuế bảo vệ môi trường trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:
2.1. Người nhận ủy thác nhập khẩu hàng hóa là người nộp thuế bảo vệ môi trường, không
phân biệt hình thức nhận ủy thác nhập khẩu và xuất giao trả hàng cho người ủy thác hay
nhận ủy thác nhập khẩu