Bài tập tình huống nhóm Triết - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
1. Chỉ ra tình huống mà Hùng và Hà phải đối mặt ở đây là gì. Hùng và Hà đang nhận ra sự thay đổi của con mình, và thấy được các dấu hiệu của con về bệnh trầm cảm, vẻ hồn nhiên của con dần mất đi, sống khépkín, tính tình nhút nhát, học hành sa sút và trở nên trầm tĩnh. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRẦM CẢM
1. Chỉ ra tình huống mà Hùng và Hà phải đối mặt ở đây là gì.
Hùng và Hà đang nhận ra sự thay đổi của con mình, và thấy được các dấu
hiệu của con về bệnh trầm cảm, vẻ hồn nhiên của con dần mất đi, sống khép
kín, tính tình nhút nhát, học hành sa sút và trở nên trầm tĩnh.
2. Việc Hùng và Hà phát hiện ra sự thay đổi của bé Thủy có thể giải
thích bằng phạm trù nào của phép biện chứng duy vật? - Nguyên nhân và kết quả
vì: Thủy có sự thay đổi từng là một đứa trẻ
hiếu động, hay hỏi cha mẹ và người lớn những câu hỏi để thỏa chí tò mò của
tuổi thơ, từ ngày tới trường Thủy dần mất đi vẻ hồn nhiên, sống khép mình
hơn, không nói mong tới lớp như những năm học mẫu giáo, không còn hỏi
những câu hỏi có tính khám phá của tuổi thơ, tính tình nhút nhát, học hành
sa sút, không có bạn trên lớp, lầm lỳ ít nói, khóc trong mơ, không bày tỏ
chính kiến của mình, ngồi ăn lầm lũi và dường như không để ý xung quanh,
sự thay đổi đó là nguyên nhân tạo ra kết quả Hùng phát hiện ra sự thay đổi
tâm lý của bé. Không những thế, Hà phát hiện ra sự thay đổi của con mình
bởi nguyên nhân là nghe được từ con gái của bạn thân, sau đó cô mới suy
nghĩ lại về những hành động của con gái như ít nói, khóc mơ,.. -
Bản chất và hiện tượng vì:bản chất bé Thủy là một cô bé hiếu động, tò
mò, khám phá, học hành khá tốt. Tuy nhiên khi có những hiện tượng, có sự
thay đổi trong hành động không giống với bé trong tuổi thơ và mọi đứa trẻ
10 tuổi khác như trên đã nói. Từ đó, thông qua hiện tượng đã thể hiện được
sự thay đổi so với bản chất bên trong của Thủy, đã bị tác động tiêu cực từ
nhà trường, thầy cô làm cho thay đổi, ngày càng lầm lỳ, khép kín. -
Khả năng và hiện thưc vì: chính những sự thay đổi ở hiện thực của bé
cho thấy khả năng đã mắc bệnh trầm cảm nhưng vì bé còn quá nhỏ thời gian
không lâu, ba mẹ phát hiện không quá trễ, nhà trường và thầy cô tạo áp lực,
nghiêm khắc nhưng không quá nghiêm trọng nên hiện thực bệnh vẫn chưa
biểu hiện cụ thể, rõ ràng và biến đổi thành tình trạng xấu, nghiêm trọng.
3. Vì sao bé Thủy đang là đứa bé hiếu động, trở nên lầm lì ít nói?
Theo bạn đâu là nguyên nhân cơ bản?
Có nhiều nguyên nhân khiến bé Thủy đang là đứa bé hiếu động, trở nên lầm lì ít nói:
- Vì tính chất công việc bận rộn nên hai vợ chồng Hà ít dành thời gian vào
việc quan tâm, chăm sóc, chia sẻ với bé Thủy nên không nhận ra những thay
đổi tiêu cực của bé (nguyên nhân cơ bản )
- Thay đổi môi trường sống, học tập thật sự không hề dễ dàng đối với một
đứa trẻ. Khi tâm sinh lý của trẻ chưa phát triển hoàn toàn sẽ tạo cho trẻ
nhiều rào cản. Trẻ sẽ phải chịu rất nhiều những áp lực khi chuyển nhà,
chuyển trường như học ở một ngôi trường tốt, các thày cô dạy giỏi và rất nghiêm khắc
Có thể thấy, nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi con con và yếu tố tác
động từ cô giáo – sự răn dạy của cô đã khiến cho bé sợ hãi và thay đổi suy nghĩ, tính cách.
- Do sự ám ảnh về quy định không được nói chuyện trong lớp đã khiến cho
Thủy trở nên ít nói, ít hoạt bát, ít chia sẻ, dẫn đến khép kín và không dám nói
với ai về điều gì. Điều đó khiến Thủy không có bạn bè, không có sự giao tiếp
xã hội với bất kỳ ai, học tập sa sút dần.
Nguyên nhân thứ yếu có lẽ đến từ cha mẹ khi đã bỏ qua sự thay đổi nhỏ của
con mà không thể phát hiện sớm.
- Do quá bận bịu với công việc và thờ ơ, ít nói chuyện với con cái, Hùng và Hà
không thể phát hiện ra kịp thời các dấu hiệu mà phớt lờ bỏ qua. Sự thiếu chia
sẻ đến từ ba mẹ đã khiến bé Thủy không thể nói chuyện với bất kỳ ai, ám
ảnh hình ảnh cô giáo hằng đêm và không thể làm bài tập, khiến cho kết quả học tập kém đi.
Và có lẽ 2 kết quả lớn nhất là sự thay đổi về tính cách và điểm học tập mới
thực sự khiến Hà và Hùng nhận ra được tính nghiêm trọng của vấn đề.
4. Hùng và Hà phải làm gì để khắc phục tình trạng tiêu cực của con mình?
Điều tiên quyết đó là Hà và Hùng cần phải hỏi han và tìm hiểu rõ nguyên
nhân về sự thay đổi của con. Sự thờ ơ của chính cha mẹ trong thời gian gần
đây đã khiến bé Thủy không có chỗ dựa cho mình, một mình bé Thủy phải tự
mình thay đối, đem những tâm tư của mình giấu trong lòng và không để ai
khác biết. Hậu quả là trong lâu dài gây ra căn bệnh trầm cảm và ít nói hơn.
Nói chuyện với con nhiều hơn, yêu thương con nhiều hơn, cho bé đi tham gia
các hoạt động ngoại khóa để vừa mở mang kiến nhức như tính cách trước
đây của bé, vừa có thể giúp bé giao tiếp xã hội nhiều hơn. Đồng thời cần phải
làm việc và nói chuyện trực tiếp với cô giáo nếu đó là nguyên nhân chính.
Cần có một buổi nói chuyện thẳng thắn về vấn đề của bé và mong cô có thể
nhẹ nhàng, từ tốn hơn với Thủy, hạn chế dùng lời khó nghe để có thể khiến
tinh thần của bé trở lại.
- Yêu thương, quan tâm, trò chuyện với trẻ nhiều hơn, dành thời gian bên con;
lắng nghe con nói, đồng cảm, động viên con.
- Tạo cho con thói quen tốt như ngủ, dậy đúng giờ; tham gia hoạt động vui
chơi giải trí; cho trẻ có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đủ vitamin
- Đừng bỏ rơi con khi con không chịu chia sẻ; chú ý đến mối quan hệ ở trường của con.
- Thường xuyên liên hệ với giáo viên, nhà trường để cùng quan tâm đến con
em trong thời gian học tập, giúp các cháu tự tin vào bản thân, hòa nhập cùng bạn bè.
- Cho bé đi đến nhiều nơi như khu vui chơi, nhà họ hàng, các lớp học năng
khiếu mà bé thích, đi du lịch,…, giảm áp lực học tập.
- Cần phải làm việc và nói chuyện trực tiếp với cô giáo nếu đó là nguyên
nhân chính. Nên có một buổi nói chuyện thẳng thắn về vấn đề của bé và
mong cô có thể nhẹ nhàng, từ tốn hơn với Thủy, hạn chế dùng lời răn dạy
quá nghiêm khắc để có thể khiến tinh thần của bé trở lại.
5. Từ góc độ triết học, bạn hãy bàn về trường hợp bé Thủy đang là
đứa bé hiếu động, trở nên lầm lì ít nói.
Theo Lê Nin "Muốn thực sự hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát và
nghiên cứu tất cả các mối quan hệ và quan hệ gián tiếp của sự vật đó”.
Chúng ta không thể làm được điều đó một cách hoàn toàn đầy đủ, nhưng sự
vật cần thiết phải xét đến tất cả mọi mặt sẽ đề phòng cho chúng ta khỏi
phạm phải sai lầm và cứng nhắc" (Lê Nin toàn tập – NXB tiến bộ). như vậy
nếu muốn bàn về sự thay đổi của bé Thủy, ta cần nhìn vấn đề từ nhiều khía
cạnh, ở những phạm trù khác nhau -
Phạm trù bản chất - hiện tượng: Thủy vốn là đứa bé hiếu động, hay
hỏi cha mẹ và người lớn những câu hỏi để thỏa chí tò mò của tuổi
thơ nhưng lại hay tỏ thái độ không hài lòng, giận dỗi khi không được
ba mẹ trả lời thỏa đáng. Nhưng trong thực tế vẻ hồn nhiên của Thủy
dần mất đi, sống khép mình hơn, không muốn đi học, không thích
khám phá, tính tình nhút nhát, học hành sa sút và trở nên lầm lì, ít
nói. Do Thủy chỉ mới 10 tuổi đang còn nhỏ để đủ nhận thức và hiểu
biết về mọi thứ xung quanh. -
Phạm trù nguyên nhân – kết quả: Do Thủy theo học tại ngôi trường
có tiếng tại thành phố nhờ mối quan hệ của Hùng có thể là môi
trường học tập khắc nghiệt và không phù hợp với Thủy. Thủy chỉ là
một đứa trẻ nhưng vì sợ Thủy giận nên Hà và Hùng nên luôn đưa ra
những câu trả lời làm cho Thủy vui mặc dù nó không đúng khiến
Thủy nhận thức sai về đời sống. Do công việc bận rộn của Hà và
Hùng ít dành thời gian cho Thủy trong khi Thủy đang còn nhỏ và là
con một. Không những thế sau khi Hà biết tin còn giấu Hùng vì sợ
ảnh hưởng đến công việc của Hùng. -
Phạm trù khả năng – hiện thực: Thủy đang có sự thay đổi theo chiều
hướng xấu nếu gia đình và mọi người xung quanh không phát hiện
kịp thì nó có thể nghiêm trọng hơn. Vì vậy bệnh tình của Thủy vẫn
có khả năng khắc phục được. THÀNH VIÊN TRONG NHÓM GỒM 1. Trần Ngọc Minh Khoa 2. Lê Thụy Diễm Hương 3. Cao Hoài Nam 4. Võ Song Hương 5. Trần Thị Diệu Huyền