Bài tập tình huống ôn tập môn Luật Tố tụng hành chính
Bài tập tình huống ôn tập môn Luật Tố tụng hành chính của Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoARcPSD| 36443508 Tình huống:
Bài tập thứ 2 ngày 31/10/2022
Ngày 30/3/2018 chủ tịch UBND thành phố H đã ra Quyết Định số 117/QĐ-
UBND xử phạt công ty TNHH A (có trụ sở tại quận k, thành phố H) với mức
phạt 200 triệu đồng và tiêu hủy 50 hộp mực in do công ty có hành hành vi sản
xuất và kinh doanh mực trái pháp luật. CTY TNHH A cho rằng QĐ trên là trái
pháp luật. Vậy công ty TNHH A có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình bằng phương thức nào?
Công ty TNHH A có thể bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình bằng phương pháp
thiếu nại hoặc khởi kiện ở TAND cấp tỉnh nơi công ty A đặt trụ sở.
Bài tập thứ 4 ngày 2/11/2022
Công ty TNHH A chuyên sản xuất hàng nhựa có trụ sở đặt tại phường X, thành
phố Y, tỉnh Z. Ngày 10/7/2017, thanh tra sở tài nguyên và môi trường tỉnh Z
tiến hành thanh tra công ty A và lập biên bản ghi nhận hành vi xả nước thải
trái phép xuống Hồ T của công ty A. Ngày 17/7/2017 chánh thanh tra sở tài
nguyên và môi trường tỉnh Z ra Quyết Định số 133/QĐ-TTr xử phạt công ty A
30 triệu đồng, đình chỉ hoạt động trong 1 tháng. Không đồng ý, ngày 30/8/2017
công ty A khởi kiện ra TAND có thẩm quyền.
1.Vụ việc trên có thuộc thẩm quyền xét xử hành chính của TAND không?
Thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TAND theo thủ tục
TTHC vì CSPL (Khoản 1 Điều 30 và Khoản 1 Điều 3LTTHC 2015 SĐ, BS 2019) Quyết định hành chính:
Hình thức: văn bản số 133/QĐ-TTr
Chủ thể: Chánh thanh tra sở tài nguyên và môi trường của tỉnh Z
- Là người có thẩm quyền trong cơ quan quản lý hành chính
nhà nước ở cấp tỉnh.
Nội dung: là quyết định hành chính cá biệt
Không rơi vào trường hợp loại trừ tại khoản 1 Điều 30 LTTHC 2015 SĐ, BS 2019
2.Nếu thuộc thì TAND cấp nào? Cấp tỉnh hay cấp huyện có thẩm quyền giải
quyết giải quyết và tại TA ở địa phương nào?
Thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TAND cấp tỉnh, vì đây là Quyết định
hành chính của Chánh thanh tra sở tài nguyên và môi trường tỉnh Z; Là
người có thẩm quyền trong cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở cấp lOMoARcPSD| 36443508
tỉnh. Cắn cứ vào Khoản 3 Điều 32 LTTHC 2015 SĐ, BS 2019 thì TAND tỉnh
Z sẽ có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính trên.
3.Giả sử công ty A vừa thiếu nại và vừa khởi kiện thì giải quyết như thế nào?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 33 LTTHC 2015 SĐ, BS 2017 quy định: “Trường
hợp người khởi kiện có đơn khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm
quyền, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại thì Tòa án phải yêu cầu người khởi kiện lựa chọn cơ quan giải
quyết và có văn bản thông báo cho Tòa án”. Vào trường hợp này thì Tòa
án sẽ yêu cầu công ty TNHH A lựa chọn hình thức giải quyết nếu là thiếu
nại thì Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện; còn nếu lựa chọn hình thức khởi
kiện tại Tòa án thì Tòa án sẽ thụ lý giải quyết theo con đường tố tụng hành chính.
Khiếu kiện có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa Án không? Vụ Án 1:
Ngày 26/4/2019 bà Phan Thị Hương Thủy đã nộp đơn khởi kiện vụ án hành
chính đến TAND TP Hà Nội đề nghị tòa hủy Quyết định kỷ luật Luật sự của Ban
chủ nhiệm Đoàn Luật sư Tp Hà nội.
Không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Vì Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư
Tp Hà Nội không phải là cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được
giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong
cơ quan quản lý hành chính nhà nước mà là tổ chức xã hội; Và nếu có khiếu kiện
cũng không thể thụ lý vì thuộc trường hợp loại trừ tại Điểm c Khoản 1 Điều 30
LTTHC 2015. Nên bà Phan Thị Hương Thủy không thể yêu cầu Tòa án giải quyết
vụ việc này theo con đường tố tụng hành chính. (Căn cứ pháp lý Khoản 1 Điều 3
LTTHC 2015 SĐ, BS 2019) Vụ án 2:
Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ gửi TAND Hà nội đơn khởi kiện Quyết định 167 ngày
1/11/2007 của Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch phân vùng, thăm dò, khai thác,
chế biến sử dụng quặng bô xít giai đoạn 2007-2015.
Không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Vì đây là Quyết định hành chính
chủ đạo chứ không phải Quyết định hành chính cá thể; Và chỉ có Quyết định
hành chính cá thể mới thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án. (Căn cứ pháp lý
Khoản 1 Điều 3 LTTHC 2015 SĐ, BS 2019)
Nhận diện Quyết định hành chính: lOMoARcPSD| 36443508
Hình thức của QĐ hành chính bằng VB (hướng dẫn tại Khoản 1 Điếu NQ 02/2011)
Công văn số 2922/QLD-CL về việc đình chỉ lưu hành thuốc không đạt tiêu chuẩn
chất lượng của Cục trưởng cục QLD đối với công ty cổ phần Dược N có trụ sở tại
tổ 2 Phường M thành phố Z.
Là quyết định hành chính; Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 LTTHC 2015 SĐ, BS
2019. Thì công văn số 2922/QLD-CL đã thỏa mãn 4 điều kiện của một quyết định hành chính:
Hình thức ban hành phải là văn bản
Do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực
hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm
quyền trong cơ quan, tổ chứ đó ban hành;
Là Quyết định cá biệt, cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính
được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể;
Không thuộc trường hợp loại trừ quy định tại khoản 1
Điều 30 LTTHC 2015 SĐ, BS 2019.
Thông báo số 646/CCT-TB về việc nộp tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ nhà
đất của chi cục thuế huyện ĐT tỉnh Lâm Đồng đối với chị Dương Thị Bích M
thường trú tại xã Liên Nghĩa, huyện ĐT, Tỉnh Lâm Đồng.
Là quyết định hành chính; Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3
LTTHC 2015 SĐ, BS 2019. Thì Thông báo số 646/CCT-TB đã thỏa mãn 4 điều
kiện của một quyết định hành chính:
Hình thức ban hành phải là văn bản
Do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực
hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm
quyền trong cơ quan, tổ chứ đó ban hành;
Là Quyết định cá biệt, cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính
được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể;
Không thuộc trường hợp loại trừ quy định tại khoản 1
Điều 30 LTTHC 2015 SĐ, BS 2019.
Quyết định 125/QĐXPVPHC-CTT của chánh thanh tra sở tài nguyên và môi
trường TP.Hà Nội xử phạt VPHC 100 triệu đồng đối với công ty Minh Đạt có trụ
sở tại Quận BĐ, TP.HN vì công ty này có hành vi xả rác thải trái quy định.
Là quyết định hành chính; Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 lOMoARcPSD| 36443508
LTTHC 2015 SĐ, BS 2019. Thì Quyết định 125/QĐXPVPHCCTT đã thỏa mãn 4
điều kiện của một quyết định hành chính:
Hình thức ban hành phải là văn bản
Do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực
hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm
quyền trong cơ quan, tổ chứ đó ban hành;
Là Quyết định cá biệt, cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính
được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể;
Không thuộc trường hợp loại trừ quy định tại khoản 1 Điều 30 LTTHC 2015 SĐ, BS 2019.
Bài tập ngày 7/11/2022
Xác định có phải là QĐ hành chính cá biệt hay không?
VD: Quyết định số 176/QĐ-XPVPHC của chánh thanh tra sở giáo dục và đào
tạo tỉnh H đối với ông Nguyễn Văn A – hiệu trưởng trường PTTH Hoa Mai số
tiền 15 triệu đồng do có hành vi thu tiền trái phép 1tr/1 em HS lớp 10 và buộc
ông A phải hoàn trả lại số tiền đã thu trái phép cho học sinh lớp 10.
Quyết định hành chính cá biệt: Là Quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt
động quản lí nhà nước, tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích của một hoặc một
số đối tượng cụ thể và có hiệu lực áp dụng một lần đối với đối tượng cụ thể (QĐ cá biệt-QĐ áp dụng PL)
Như vậy Quyết định số 176/QĐ-XPVPHC của chánh thanh tra sở giáo dục và đào
tạo tỉnh H áp dụng đối với ông Nguyễn Văn A – hiệu trưởng trường PTTH Hoa
Mai là Quyết định hành chính cá biệt, vì đây là một Quyết định xử phạt cụ thể
của người có thẩm quyền trong cơ quan quản lý hành chính nhà nước áp dụng
với 1 cá nhân là ông Nguyễn Văn A.
Xác định QĐ hành chính nào thuộc thẩm quyền xét xử của TAND
1.QĐ số 120/QĐ-XPHC của chánh thanh tra Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
đối với công ty Hạnh Phúc do công ty này có hành vi sáng chế bài hát
không đúng thuần phong mỹ tục.
Là Quyết định hành chính, căn cứ theo khoản 1 Điều 3 LTTHC 2015 SĐ, BS
2019; Và Khoản 1 Điều 30 LTTHC 2015 SĐ, BS 2019; Thì Quyết định số
120/QĐ-XPHC không thuộc các trường hợp l0ại trừ tại Khoản 1 Điều 30
LTTHC 2015 SĐ, BS 2019 nên thuộc thẩm quyền xét xử của TAND.
2.Quyết định số 01/2015/QĐST-HC ngày 10/7/2015 về việc đình chỉ giải
quyết VAHC sơ thẩm của TAND TP.HCM. lOMoARcPSD| 36443508
Không phải Quyết định hành chính, căn cứ theo khoản 1 Điều 3 LTTHC
2015 SĐ, BS 2019; Và Khoản 1 Điều 30 LTTHC 2015 SĐ, BS 2019; Thì Quyết định số
01/2015/QĐST-HC thuộc trường hợp loại trừ tại Điểm c Khoản 1 Điều 30
LTTHC 2015 SĐ, BS 2019 nên không thuộc thẩm quyền xét xử của TAND.
3.Công văn số 801/TCT-TNCT ngày 2/3/2016 của Tổng cục thuế về việc
hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2016 và cấp mã số
thuế thu nhập cá nhân.
Không phải Quyết định hành chính, căn cứ theo khoản 1 Điều 3 LTTHC
2015 SĐ, BS 2019; Và Khoản 1 Điều 30 LTTHC 2015 SĐ, BS 2019; Thì Quyết
định số 801/TCT-TNCT là một Quyết định hành chính chủ đạo và chỉ có
Quyết định hành chính cá biệt mới thuộc thẩm quyền xét xử của TAND; Vì
thế Quyết định hành chính này không thuộc thẩm quyền xét xử của TAND.
Xác định hành vi hành chính nào của cơ quan hành chính nhà nước, người có
thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước
1.Hành vi không cấp sổ tạm trú cho bà A của trưởng công An phường Tam
Bình, Q.Thủ Đức, Tp.HCM khi bà A đã nộp đủ hồ sơ.
=> Hành vi của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.
2.Hành vi tạm giữ xe của Đội trưởng đội cảnh sát giao thông thuộc phòng
cảnh sát giao thông TP.Thủ Dầu Một
=> Hành vi của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.
3.Hành vi không cấp giấy đăng ký khai sinh cho con chị B của UBND Phường
2, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM. => Hành vi của cơ quan hành chính nhà nước
– Căn cứ vào pháp luật chuyên ngành về thẩm quyền của các chủ thể.
Hành vi hành chính phải trong nhiệm vụ công vụ được giao
Hãy xác định hành vi hành chính trong các VD sau đây:
1.Do ghen tức nên vào lúc 17h ngày 10/6/2018 Anh C là cảnh sát giao thông
đường bộ thuộc phòng CSGT thuộc công an tỉnh A đã dùng tay đánh anh H gây thương tích.
=> không phải hành vi hành chính, vì hành vi đánh anh H của anh C là cảnh
sát giao thông bắt nguồn từ mâu thuẫn cá nhân chứ không thuộc phạm vi
thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao.
Vì không thỏa mãn 4 điều kiện của một hành vi hành chính:
Chủ thể thực hiện hành vi: Là cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan,
tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành
hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chứ đó ban hành; lOMoARcPSD| 36443508
Hình thức thực hiện: hành động hay không hành động;
Về mặt tính chất (phạm vi): thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao;
Không thuộc trường hợp loại trừ quy định tại khoản 1 Điều 30 LTTHC 2015 SĐ, BS 2019.
2.Hành vi khám xét người của ông trưởng công an phường đối với chị B khi
nghi ngờ chị B đang giấu đồ trộm cắp trong người.
=> Là hành vi hành chính, vì hành vi khám xét người chị B của ông trưởng
công an phường thuộc phạm vi thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao.
Vì đã thỏa mãn 4 điều kiện của một hành vi hành chính:
Chủ thể thực hiện hành vi: Là cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan,
tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành
hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chứ đó ban hành;
Hình thức thực hiện: hành động hay không hành động;
Về mặt tính chất (phạm vi): thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao;
Không thuộc trường hợp loại trừ quy định tại khoản 1 Điều 30 LTTHC 2015 SĐ, BS 2019.
3.Hành vi tạm giữ ông A của trưởng công an huyện K, tỉnh H do ông A có
hành vi đánh người.
=> Là hành vi hành chính, vì hành vi tạm giữ ông A của trưởng công an
huyện K, tỉnh H thuộc phạm vi thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao.
Vì đã thỏa mãn 4 điều kiện của một hành vi hành chính:
Chủ thể thực hiện hành vi: Là cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan,
tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành
hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chứ đó ban hành;
Hình thức thực hiện: hành động hay không hành động;
Về mặt tính chất (phạm vi): thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao;
Không thuộc trường hợp loại trừ quy định tại khoản 1 Điều 30 LTTHC 2015 SĐ, BS 2019.
Xác định hành vi hành chính nào thuộc thẩm quyền xét xử hành chính của TAND:
1.Hành vi từ chối đơn khởi kiện của TAND huyện X, tỉnh Y.
* Là hành vi hành chính ở dạng không hành động của TAND huyện X, tỉnh
Y; Căn cứ pháp lý Khoản 3 Điều 3
LTTHC 2015 SĐ, BS 2019. Và nếu TAND có thụ lý thì cũng ko thể giải quyết
vì nó thuộc công việc nội bộ của Cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điểm
c Khoản 1 Điều 30 LTTHC 2015 SĐ, BS 2019. lOMoARcPSD| 36443508
2.Hành vi từ chối tiếp nhận hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cho hộ gia đình ông N của UBND tỉnh M.
Là hành vi hành chính ở dạng không hành động của UBND tỉnh M; Căn cứ
pháp lý Khoản 3 Điều 3 LTTHC 2015 SĐ, BS 2019. Và thẩm quyền xét xử sở
thẩm của TAND tỉnh M theo quy định tại Khoản 3 Điều 32 LTTHC 2015 SĐ, BS 2019.
3.Hành vi khám người không đúng quy định của chiến sỹ bộ đội biên phòng A.
Là hành vi hành chính ở dạng hành động của chiến sĩ bộ đội biên phòng;
và vì bộ đội biên phòng trực thuộc Bộ quốc phòng và căn cứ pháp lý Khoản
3 Điều 3 LTTHC 2015 SĐ, BS 2019. Vì thế nên hành vi hành chính này thuộc
thẩm quyền xét xử hành chính của TAND.
Quyết định kỷ luật buộc thôi việc
Tại sao trong các hình thức kỷ luật đối với công chức thì chỉ có hình thức kỷ
luật buộc thôi việc mới là loại việc thuộc thẩm quyền xét xử của TAND?
Hình thức kỷ luật của Công chức, viên chức; Bao gồm 4 hình thức: o Khiển trách; o Cảnh cáo; o Hạ bậc lương; o Buộc thôi việc;
Và hình thức buộc thôi việc này xâm phạm đếnquyền, lợi ích hợp pháp của
người bị ảnh hưởng, tác động của hình thức kỷ luật này. Trên thực tế
người bị áp dụng hình thức Quyết định kỷ luật buộc thôi việc sẽ ít nhiều
bị ảnh hưởng tới phẩm chất đạo đức của người đó và sẽ bị người trong cơ
quan dè biểu coi thường.
Trong Bộ máy nhà nước không chỉ công chức bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc
thôi việc mà còn có viên chức bị áp dụng hình thức kỷ luật này, nhưng tại sao
viên chức không được kiện theo trình tự tố tụng hành chính mà chỉ có công
chức mới được kiện theo trình tự tố tụng hành chính?
Vì viên chức nếu bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì sẽ kiện theo con đường
lao động vì giữa viên chức và người quản lý, sử dụng viên chức ký với nhau
HĐ, còn công chức thì do chủ thể quản lý là nhà nước đơn phương ra
quyết định bổ nhiệm, tuyển dụng công chức nên sẽ kiện theo con đường tố tụng hành chính.
Xác định người có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền XXHC
của TAND sau (9/11/2022): lOMoARcPSD| 36443508
1.Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết VAHC giữa TAND quận 2 với TAND quận 1, TP.HCM.
TAND không thể thụ lý giải quyết vụ án hành chính này vì nó mang tính
nội bộ của cơ quan, tổ chức. CSPL Điểm c Khoản 1 Điều 30 LTTHC 2015 SĐ, BS 2019.
2.Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết VAHC giữa TAND quận 3, TP.HCM
với TAND huyện cai lậy, tỉnh Tiền Giang.
TAND không thể thụ lý giải quyết vụ án hành chính này vì nó mang tính
nội bộ của cơ quan, tổ chức. CSPL Điểm c Khoản 1 Điều 30 LTTHC 2015 SĐ, BS 2019.
3.Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết VAHC giữa TAND TP.HCM với TAND tỉnh Quảng Ngãi.
TAND không thể thụ lý giải quyết vụ án hành chính này vì nó mang tính
nội bộ của cơ quan, tổ chức. CSPL Điểm c Khoản 1 Điều 30 LTTHC 2015 SĐ, BS 2019.
Xác định tòa án nhân dân có thẩm quyền xét xử vụ án Hành Chính sau?
1.Ông H là luật sư thuộc đoàn luật sư tỉnh lâm Đồng, đang cư trú tại KP1,
P5, Tp.Đà lạt, tỉnh Lâm Đồng. Do có sự sai phạm về nguyên tắc hành nghề
luật sư nên ông H bị Bộ trưởng bộ tư pháp ra quyết định thu hồi thẻ
hành nghề luật sư. Không đồng ý ông H khởi kiện ra TAND có thẩm quyền.
Khởi kiện ra TAND tỉnh và là TNND Lâm đồng nơi Ông H đang cư trú vì (do
quyết định hành chính của Bộ trưởng); CSPL Khoản 1 Điều 32 LTTHC 2015
quy định : “ Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của bộ,
cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước,
Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi hành chính
của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư
trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án”.
2.Công ty CP Bắc Hà có trụ sở tại phường An Thới Đông, Q.12, Tp.HCM. Do
có sai phạm về việc xả thải chất cấm gây ô nhiễm môi trường nên đã bị
chánh thanh tra Bộ tài nguyên và môi trường xử phạt 100 triệu đồng.
Không đồng ý công ty Bắc Hà khởi kiện ra TAND có thẩm quyền.
Khởi kiện ra TAND cấp tỉnh và là TAND Thành phố Hồ Chí Minh nơi Công
ty CP Bắc Hà đặt trụ sở vì (do quyết định xử phạt hành chính của người có
thẩm quyền trong cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở TW); CSPL lOMoARcPSD| 36443508
Khoản 2 Điều 32 LTTHC 2015 quy định : “ Khiếu kiện quyết định hành
chính, hành vi hành chính của cơ quan thuộc một trong các cơ quan nhà
nước quy định tại khoản 1 Điều này và quyết định hành chính, hành vi
hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi
kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án”.
3.Chủ tịch UBND phường H, Tp.HCM ra quyết định xử phạt vi phạm hành
chính đối với bà A trong trường hợp bà A có vi phạm về giờ giấc mở,
đóng cửa quán Karaoke?
Khởi kiện ra TAND cấp huyện nơi Bà A mở quán Karaoke vì (do quyết định
xử phạt hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan quản lý hành
chính nhà nước); Căn cứ pháp lý khoản 1 Điều 31 LTTHC 2015 quy định:
“Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành
chính nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành
chính với Tòa án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đó”.
4.Chi cục trưởng chi cục quản lý thị trường tỉnh H ra quyết định xử phạt đối
với công ty A do công ty A có hành vi kinh doanh không giấy phép?
Khởi kiện ra TAND tỉnh H nơi công ty A đặt trụ sở vì (do quyết định xử phạt
hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan quản lý hành chính
nhà nước); Căn cứ pháp lý khoản 2 Điều 32 LTTHC 2015 quy định: “Khiếu
kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan thuộc một
trong các cơ quan nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này và quyết định
hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan
đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng
phạm vi địa giới hành chính với Tòa án”.
5.Quyết định kỷ luật buộc thôi việc của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn với anh B – chuyên viên văn phòng Bộ (hộ khẩu thường
trú tại quận Thủ Đức, Tp. HCM) (cơ sở 2 của Bộ tại số 135 Pasteur, quận 3, Tp.HCM).
Khởi kiện ra TAND Tp.HCM nơi anh B bị kỷ luật buộc thôi việc là cơ sở 2
của Bộ tại số 135 Pasteur, quận 3, Tp.HCM (do quyết định kỷ luật buộc
thôi việc của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn); Khởi
kiện quyết định buộc thôi việc của ông Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn; Căn cứ pháp lý khoản 6 Điều 32 LTTHC 2015 quy định:
“Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan,
tổ chức cấp tỉnh, bộ, ngành trung ương mà người khởi kiện có nơi làm việc
khi bị kỷ luật trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án”. lOMoARcPSD| 36443508
6.Quyết định thu hồi đất của UBND huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam đối
với ông Bình cư trú tại huyện Châu Đốc tỉnh An Giang.
Khởi kiện ra TAND tỉnh Quảng Nam nơi ông Bình có đất (do quyết định thu
hồi đất của UBND cấp huyện Phú Ninh); Khởi kiện quyết định thu hồi đất
của UBND huyện Phú Ninh; Căn cứ pháp lý khoản 4 Điều 32 LTTHC 2015
quy định: “ Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy
ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cùng
phạm vi địa giới hành chính với Tòa án”.
7.Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của chủ tịch
UBND Quận 2 với ông X (hộ khẩu thường trú quận 2).
Khởi kiện ra TAND Tp.HCM nơi ông X sinh sống (do quyết định xử phạt vi
phạm hành chính của chủ tịch UBND Quận 2); Khởi kiện quyết định xử
phạt vi phạm hành chính của chủ tịch UBND Quận 2; Căn cứ pháp lý khoản
4 Điều 32 LTTHC 2015 quy định: “ Khiếu kiện quyết định hành chính, hành
vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án”.
Xác định cách thức giải quyết trong tình huống sau: (9/11/2022)
Bà A,B,C,D đồng sở hữu 2000m2 đất tại KP2, phường BC, quận TĐ,Tp.HCM.
Ngày 10/7/20217 UBND quận TĐ ra Quyết định số 235/QĐ-UBND thu hồi
2000m2 đất nêu trên. Ngày 20/7/2017 bà A, B nộp đơn khiếu nại đến UBND
quận TĐ, Ngày 18/7/2017 bà C, D nộp đơn khởi kiện ra TAND yêu cầu hủy QĐ
số 235/QĐ-UBND. Hãy xác định phương thức giải quyết như thế nào?
CSPL Khoản 3 Điều 33 LTTHC 2015 SĐ, BS 2019 có quy định: “Trường hợp nhiều
người vừa khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền, đồng thời có
đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, trong đó có người
lựa chọn Tòa án giải quyết và có người lựa chọn người có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại hoặc trường hợp có người chỉ khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có
thẩm quyền và người khác chỉ khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại thì thẩm quyền giải quyết được xác định như sau: a)
Trường hợp quyền lợi, nghĩa vụ của người khởi kiện và ngườikhiếu nại độc
lập với nhau thì việc giải quyết yêu cầu của người khởi kiện thuộc thẩm quyền
của Tòa án, còn việc giải quyết khiếu nại của những người khiếu nại thuộc thẩm
quyền của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại; b)
Trường hợp quyền lợi, nghĩa vụ của người khởi kiện và ngườikhiếu nại
không độc lập với nhau thì Tòa án thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục chung, lOMoARcPSD| 36443508
đồng thời thông báo cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và yêu cầu
chuyển toàn bộ hồ sơ giải quyết khiếu nại cho Tòa án”.
Bài tập ngày 14/11/2022
1.Chợ A có diện tích 6.088m2 được UBND tỉnh KG giao cho công ty cổ phần
B thuê làm chợ năm 2010. Sau đó công ty B chuyển nhượng thương
quyền (năm 2012) cho DNTN C khai thác. Ngày 18/12/2015, UBND tỉnh
KG ra Quyết định số 1320/QĐ-UBND thu hồi gần 1000m2 đất chợ làm
đường giao thông nội bộ. DNTN C đã khởi kiện đối với Quyết định số 1320. Hỏi:
Cơ quan nào giải quyết vụ án hành chính trên? Ai có quyền, nghĩa vụ vận
dụng pháp luật TTHC để giải quyết? Các? Có địa vị pháp lý gì?
Cơ quan giải quyết vụ án hành chính trên là Tòa án nhân dân tỉnh KG và
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh KG.
Người có quyền, NV vận dụng pháp luật TTHC để giải quyết trên, bao gồm:
Cơ quan tố tụng hành chính: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh KG;
Người tham gia tố tụng: Khoản 2 Điều 36 LTTHC 2015 SĐ, BS 2019;
Người Tham gia tố tụng: Điều 53 LTTHC 2015 SĐ, BS 2019; Bao gồm: Dương sự: Người khởi kiện; Người bị kiện;
Người có quyền lợi và NV liên quan.
Người tham gia tố tụng:
Người đại diện của đương sự;
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự;
Người làm chứng; Người giám định; Người phiên dịch.
Địa vị pháp lý ( quyền và nghĩa vụ):
Quyền và nghĩa vụ của đương sự (Điều 55 LTHC 2015 SĐ, BS 2019);
Quyền và nghĩa vụ của người khởi kiện (Điều 56 LTHC 2015 SĐ, BS 2019);
Quyền và nghĩa vụ của người bị kiện (Điều 57 LTHC 2015 SĐ, BS 2019);
Quyền và nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (Điều 58 LTHC 2015 SĐ, BS 2019);
2.Ông A là Việt kiều Mỹ đã khởi kiện Tổng lãnh sự quán của Việt Nam tại
San Fransico về việc từ chối cấp giấy miễn thị thực nhập cảnh vào Việt lOMoARcPSD| 36443508
Nam. Ông A hiện đang sinh sống và làm việc tại San Fransico. Hãy xác
định cơ quan tố tụng hành chính trong vụ án hành chính này?
Cơ quan tố tụng hành chính trong vụ án hành chính này là TAND và
Viện kiểm sát nhân dân. CSPL Khoản 1 Điều 36 LTTHC 2015 SĐ, BS 2019.
Đây là một hành vi hành chính dạng không hành động (thỏa đủ 4
điều kiện của một hành vi hành chính) và thẩm quyền xét xử sơ
thẩm vụ án hành chính này là của TAND cấp tỉnh; Căn cứ theo khoản
3 Điều 3 LTTHC 2015 SĐ, BS 2019. Tiếp tục căn cứ theo khoản 5 Điều
32 LTTHC 2015 SĐ, BS 2019; thì khiếu kiện hành vi hành chính của
cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước
ngoài nếu người khởi kiện không có nơi cư trú tại Việt Nam có thể
khởi kiện tại TAND Thành Phố Hà Nội hoặc TAND Thành Phố HCM.
Xác định người khởi kiện?
1.A khởi kiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND
xã Y đối với A về hành vi gấy rối trật tự công cộng với mức phạt là 5 triệu
đồng (mức phạt vượt quá theo ND9167/2013/NĐ-CP).
Người khởi kiện là là anh A; Người bị kiện là Chủ tịch UBND xã Y; Đối tượng
bị kiện là Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của chủ tịch tịch UBND
xã Y. CSPL Điều 53 LTTHC 2015 SĐ, BS 2019.
2.Ông Thịnh Giám đốc công ty TNHH Tiến Thịnh khởi kiện Quyết định truy
thu thuế của Cục trưởng Cục thuế TP H.
Không thể khiếu kiện vì đây là Quyết định hành chính chủ đạo nên Tòa án
không thụ lý giải quyết theo con đường tố tụng hành chính.
3.A (15 tuổi) bị Chủ tịch UBND xã H, huyện Y, tỉnh Z xử phạt vi phạm hành
chính vì có hành vi gây rối trật tự công cộng. Không đồng ý bà B (là mẹ
của A) đã làm đơn khởi kiện Chủ tịch UBND xã H do mình ký tên tới TAND huyện Y, tỉnh Z.
Để trở thành người khởi kiện thì người khởi kiện phải có năng lực chủ thể TTHC, bao gồm:
NLPL: khả năng có các quyền và nghĩa vụ trong TTHC do Pháp luật quy
định.(CSPL Khoản 1 Điều 54 LTTHC 2015 SĐ, BS 2019)
NLHV: Khả năng tự mình thực hiện quyền và nghĩa vụ trong TTHC hoặc ủy
quyền cho người đại diện tham gia TTHC. NLHV hành chính được xác định
dựa trên cơ sở NLHVDS.(CSPL Khoản 2 Điều 54 LTTHC 2015 SĐ, BS 2019)
Người khởi kiện trong trường hợp này là người đại diện theo pháp luật lOMoARcPSD| 36443508
của cháu A (tức là bà B mẹ cháu), vì do cháu A là người chưa thành niên
nên chưa thể đáp ứng được điều kiện NLPL do PL quy định về độ tuổi; căn
cứ vào khoản 3 Điều 54 LTTHC 2015 SĐ, BS 2019.
Câu hỏi ngày 17/11/2022
Ông A là chuyên viên thuộc văn phòng UBND huyện M, do có vi phạm
khi thực hiện công vụ nên ông A bị Chủ tịch UBND huyện M ra quyết định
kỷ luật dưới hình thức cảnh cáo, không đồng ý, ông A khởi kiện ra Tòa
an nhân dân huyện M. Hỏi TAND huyện M có thụ lý vụ việc trên không?
TAND huyện M không thụ lý giải quyết vụ việc trên vì đây là một quyết
định kỷ luật dưới hình thức cảnh cáo, không đáp ứng đủ điều kiện của một
quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
Bà B là công chức thuộc UBND huyện H, thành phố T bị chủ tịch UBND
huyện H ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc, không đồng ý bà B làm đơn
kiện ra TAND thành phố T. Hỏi TAND Thành phố T có thụ lý vụ việc trên hay không?
- TAND Thành phố T thụ lý giải quyết vụ việc trên vì đây là một quyết
định kỷ luật buộc thôi việc, đã đáp ứng đủ điều kiện của một quyết
định kỷ luật buộc thôi việc.
- TA thụ lý giải quyết thuộc cấp Tóa án cấp huyện – huyện H nơi công
chức bị kỷ luật đang công tác (Khoản 2 Điều 31 LTTHC 2015 SĐ, BS 2019).
- LƯU Ý: Không nhằm với cấp xét xử của vụ việc Quyết định hành
chính, Nếu là Quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyện or UBND
cấp huyện thì cấp Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nhân dân
cấp tỉnh (Khoản 1 Điều 31 LTTHC 2015 SĐ, BS 2019). So Sánh:
Sự khác nhau giữa người đại diện và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự =>Hoàn toàn độc lập (Điều 60 – Điều 61 LTTHC 2015 SĐ, BS 2019)
Người đại diện: Là người tham gia tố tụng thay mặt cho đương sự thực
hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự (Căn cứ Điều 60 LTTHC 2015 SĐ, BS 2019).
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự: Người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người tham gia tố tụng để bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (Căn cứ Điều 6 LTTHC 2015 SĐ, BS 2019). lOMoARcPSD| 36443508
Nếu đương sự có yêu cầu thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, họ
đồng ý thì sẽ gửi đơn lên TAND và TA sẽ làm thủ tục đăng ký. Thì lúc này
sẽ trở thành người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Sự khác nhau giữa người làm chứng và người chứng kiến
Người làm chứng: Người làm chứng là người biết các tình tiết có liên quan
đến nội dung vụ án được đương sự đề nghị và Tòa án triệu tập tham gia
tố tụng với vai trò người làm chứng và sẽ có quyền và nghĩa vụ của người
làm chứng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm
chứng. (Căn cứ Điều 62 LTTHC 2015 SĐ, BS 2019).
Người chứng kiến: Người chứng kiện không được quy định trong LTTHC.
Người chứng kiến chỉ đơn thuần chứng kiến một hoạt động tố tụng trong
quá trình giải quyết vụ án đó mà thôi, và không cần biết tình tiết của vụ
án. VD: trong quá trình VKS thu thập chứng cứ từ các đương sự thì sẽ cần
người làm chứng trong quá trình thu thập chứng cứ đó để đảm bảo tính minh bạch.
CHƯƠNG 4: KHỞI KIỆN VÀ THỤ LÝ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH Ngày 21/11/2022
1.Cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉ có thể khởi kiện khi các khiếu kiện trái pháp luật?
Sai. Đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện; hành vi khởi kiện là
một phương thức để cơ quan, tổ chức, cá nhân bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của mình khi mà quyền lợi ích hợp pháp đó bị xạm hại từ các
hoạt động quản lý nhà nước. Như vậy cơ quan, tổ chức, cá nhân có
quyền khởi kiện vụ án hành chính khi cảm thấy Quyết định hành chính,
hành vi hành chính đó xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình
chứ không nhất thiết phải là khiếu kiện trái pháp luật. (CSPL Điều 5 LTTHC 2015 SĐ, BS 2019).
2.Tòa án phát hiện ra có một QĐ hành chính nó xâm phạm đến quyền
lợi của một cá nhân cụ thể nào đó và xâm phạm một cách trực tiếp.
Vậy Tòa án có quyền tự lấy lên để Tòa án giải quyết để bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của cá nhân đó hay không?
Đối với Tòa án: thẩm quyền của TA không tự nhiên phát sinh mà thẩm
quyền của Tòa án chỉ phát sinh khi có hành vi khởi kiện của cá nhân,
cơ quan, tổ chức. Như vậy Tòa án không phải người trực tiếp bị ảnh lOMoARcPSD| 36443508
hưởng bởi các Quyết định hành chính hay hành vi hành chính nên
không thể tự lấy QĐ hành chính của người trực tiếp bị ảnh hưởng bởi
các QĐHC và HVHC đem lên Tòa để bảo vệ quyền, và lợi ích hợp pháp
của người đó được, mà phải do tự người đó thực hiện hành vi khiếu
kiện đó, thì Tóa án mới tiến hành thụ lý giải quyết được. (CSPL Điều 8 LTTHC 2015 SĐ, BS 2019). TÌNH HUỐNG
1.Ông A xây dựng trái phép bị chủ tịch UBND quận H (Thành phố Q) ra
quyết định số 1234/QĐ-UBND xử phạt 12.000.000 đồng. Buộc tháo
gỡ công trình trái phép. Không đồng ý với QĐ trên, ông A đã nhờ ông
B (Luật sư) là em trai ruột của mình khởi kiện vụ án trên.
Hỏi ông B có quyền khởi kiện ra TA hay không? Vì sao?
TH1: Ông B không có quyền khởi kiện vụ án hành chính vì căn cứ
theo Khoản 2 Điều 3 LTTHC 2015 SĐ, BS 2019 Quy định: “ Quyết định hành
chính bị kiện là quyết định quy định tại khoản 1 Điều này mà quyết định
đó làm phát sinh, thay đổi, hạn chế, chấm dứt quyền, lợi ích hợp pháp của
cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc có nội dung làm phát sinh nghĩa vụ, ảnh
hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Trong
trường hợp này ông B không phải là người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi
quyết định hành chính này, mà chính là ông A nên chỉ ông A mới có quyền khởi kiện ra Tòa án.
Và căn cứ theo Khoản 8 Điều 3 LTTHC 2015 SĐ, BS 2019 quy định: “Người
khởi kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án hành chính đối với
quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi
việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh,
quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước; danh
sách cử tri bầu cử đại biểu quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu hội
đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân (sau đây gọi chung là danh sách cử tri)”.
TH2: Ông B không phải là người bị xâm phạm trực tiếp bởi QĐHC này mà
là ông A mới là người bị xâm phạm trực tiếp; Như vậy trong trường hợp
này chỉ có ông A mới là người khởi kiện và làm đơn khởi kiện ra Tòa, ông
B không có quyền khởi kiện.
Ông B chỉ được quyền khởi kiện khi: ông A ủy quyền cho ông B, và ông B
trở thành người đại diện theo ủy quyền cho ông A. Vì cảm thấy mình lOMoARcPSD| 36443508
không am hiểu về pháp luật nên ủy quyền cho ông B để ông B có thể bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông A.
Ông B là người tham gia tố tụng thay mặt cho đương sự (là ông A) thực hiện
các quyền và nghĩa vụ tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương
sự (Căn cứ Điều 60 LTTHC 2015 SĐ, BS 2019).=> Ông B được khởi kiện ra Tòa.
2.Ngày 20/7/2018, Chánh văn phòng UBND tỉnh C ban hành Quyết định
số 102/QĐ-VP phân công nhiệm vụ cho chuyên viên A là chuyên viên
của văn phòng UBND tỉnh C, ông A cho rằng việc phân công không
đảm bảo tính khách quan nên đã khởi kiện quyết định trên ra Tòa án.
Hỏi ông A có quyền khởi kiện ra TA hay không? Vì sao?
Ông A có quyền khởi kiện vụ án hành chính vì căn cứ theo Khoản 2
Điều 3 LTTHC 2015 SĐ, BS 2019 Quy định: “ Quyết định hành chính bị kiện
là quyết định quy định tại khoản 1 Điều này mà quyết định đó làm phát
sinh, thay đổi, hạn chế, chấm dứt quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức, cá nhân hoặc có nội dung làm phát sinh nghĩa vụ, ảnh hưởng đến
quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Trong trường hợp
này ông A là người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định hành chính này,
nên ông A có quyền khởi kiện ra Tòa án.
Và căn cứ theo Khoản 8 Điều 3 LTTHC 2015 SĐ, BS 2019 quy định: “Người
khởi kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án hành chính đối với
quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi
việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh,
quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước; danh
sách cử tri bầu cử đại biểu quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu hội
đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân (sau đây gọi chung là danh sách cử tri)”.
Thời hiệu khởi kiện
3. Ngày 15/7/2017, bà A được UBND quận 9 ra Quyết định số
20/QĐUBND cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 1000m2 đất.
Bà nhận QĐ này vào ngày 15/8/2017. Ngày 20/8/2017, bà A khiếu
nại đến chủ tịch UBND quận 9, đơn khiếu nại được thụ lý ngày 28/8/2017.
A. Ngày 22/9/2017 bà A nhận được QĐGQKN bác yêu cầu của
bà,không đồng ý nên bà đã khởi kiện.
Thời hiệu khởi kiện của bà A từ ngày 22/9/2017 đến hết ngày lOMoARcPSD| 36443508
22/9/2018. (CSPL Điểm a Khoản 3 Điều 116 LTTHC 2015 SĐ, BS 2019)
B. Đến ngày 29/9/2017 đơn khiếu nại của bà vẫn chưa được
giảiquyết, bà A khiếu kiện ra Tòa án.
Thời hạn giải quyết khiếu nại của bà A: Do đây là vụ việc đơn giản
nên thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 30 ngày kể từ ngày thụ
lý (28/8/2017) đến hết ngày 27/9/2017. (CSPL Điều 28 Luật khiếu nại 2011)
Xác định thời hiệu khởi kiện
Vậy thời hiệu khởi kiện của bà A bắt đầu từ ngày 27/9/2017 cho đến
hết ngày 27/9/2018. (Điểm b Khoản 3 Điều 116 LTTHC 2015 SĐ, BS 2019).
4. Ngày 10/7/2018, chủ tịch UBND huyện K tổ chức lực lượng,phương
tiện cưỡng chế tháo dỡ nhà của ông A do ông A xây dựng trái phép
và ông A chứng kiến hành vi này, không đồng ý ông A khởi kiện ra
Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Tính thời hiệu khởi kiện?
Thời hiệu khởi kiện của ông A là một năm kể từ ngày hành vi hành
chính được thực hiện, bắt đầu từ ngày 10/7/2018 đến ngày 10/7/2019;
CSPL Điểm a Khoản 2 Điều 116 LTTHC 2015 SĐ, BS 2019.
Ngày 30/8/2018 ông B là hàng xóm của ông A đi công tác về phát
hiện nhà mình bị hư hỏng do hành vi của lực lượng cưỡng chế nhà
ông A gây ra nên đã khởi kiện. Tính thời hiệu khởi kiện? Thời hiệu
khởi kiện của ông B là một năm kể từ ngày biết được hành vi hành
chính, bắt đầu từ ngày 30/8/2018 đến ngày 30/8/2019; CSPL Điểm a
Khoản 2 Điều 116 LTTHC 2015 SĐ, BS 2019.
5. Ngày 15/8/2017, anh B và chị C nộp đủ hồ sơ đăng ký kết hôn
đếncán bộ tư pháp của trường C quận H nhưng 30 ngày sau vẫn
không được giải quyết. B khởi kiện hành vi không giải quyết đăng ký kết hôn.
Xác định thời hiệu khởi kiện?
Hạn đăng ký kết hôn ( trong trường hợp bình thường là 5 ngày làm
việc khi nộp đủ hồ sơ)
- Hành vi hành chính thể hiện dưới dạng không hành động.
- Hạn đăng ký kết hôn (trong trường hợp bình thường là 5 ngày
làm việc khi nộp đủ hồ sơ) từ ngày 15/8/2017 đến ngày 20/8/2017
(nếu không rơi vào thứ 7 và chủ nhật); CSPL Điểm a Khoản 2
Điều 116 LTTHC 2015 SĐ, BS 2019. lOMoARcPSD| 36443508
- Vậy thời hiệu khởi kiện từ ngày 20/8/2017 đến hết ngày
20/8/2018 (Do vụ việc không có khiếu nại).
Thụ lý vụ án (21/11/2022)
1. Tại sao TA không thụ lý vụ án vào ngày nộp tiền mà lại thụ lý
vào ngày nộp biên lai tạm ứng án phí?
Tiền tạm ứng án phí phải được người khởi kiện nộp cho cơ quan thi
hành án dân sự cùng cấp với TA có thẩm quyền. (Tổng cục thi hành
án dân sự ở trung ương trực thuộc bộ tư pháp, Cục thi hành án dân
sự cấp tỉnh, Chi cục thi hành án cấp huyện).
2. Có phải bất cứ trường hợp nào TA chỉ thụ lý vụ án vào ngàynộp
biên lại tạm ứng án phí?
Theo quy định của pháp lệnh án phí và lệ phí Tòa án không phải bất
cứ trường hợp nào người khởi kiện cũng phải nộp tiền tạm ứng án
phí mà sẽ có 1 số trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không
phải nộp tiền tạm ứng án phí quy định trong nghị quyết
326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 quy định về mức thu, miễn
giảm, thu nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí TA. (VD:
khiếu kiện danh sách cử tri, người có công, người khuyết tật,…).
3. Ông A là chủ tịch UBND xã X đã ủy nhiệm cho ông B là Phóchủ
tịch UBND xã trực tiếp thực hiện việc cưỡng chế đối với ông C.
Việc cưỡng chế HVHC đối với ông C là HVHC của ông A hay HVHC của ông B?
Nếu trong quá trình thực hiện việc cưỡng chế có sai sót thì ông
C đi khởi kiện trực tiếp ông A hay khởi kiện ông B?
BÀI 5: CHỨNG CỨ & CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
1. VD: Ngày 15/7/2017, bà A được UBND quận 9 ra Quyết định
số 20/QĐ-UBND cấp giấy chứng nhận QSD 1000m2 đất. Bà
nhận QĐ này vào ngày 15/8/2017. Không đồng ý với QĐ trên
bởi bà cho rằng diện tích đất thực tế của bà là 1050m2 và bà
cũng làm thủ tục xin cấp GCNQSD đất cho 1050m2 đất
nhưng trong giấy CNQSD đất chỉ có 1000m2 nên bà A đã
khởi kiện ra TA. (bà biết Quyết định này 20/7/2017). Vấn đề
cần chứng minh ở đây là gì?
1 năm kể từ ngày 15/8/2017 đến ngày 15/8/2018
2.Ngày 15/7/2017. Bà A được UBND quận 9 ra quyết định số
20/QĐ-UBND cấp giấy chứng nhận QSD 1000m2 đất. Bà nhận lOMoARcPSD| 36443508
QĐ này vào ngày 15/8/2017. Đồng ý với QĐ trên nên bà A đã
tiến hành rào xung quanh phần diện tích đất được cấp. Ngày
27/9/2017, ông B hàng xóm của Bà A đi làm ăn xa về phát hiện
trong 1000m2 đất của bà A thì có 100m2 đất thuộc quyền sở
hữu của mình nên đã khởi kiện ra TAND yêu cầu hủy QĐ số
20/QĐ-UBND. Xác định thời hiệu khởi kiện?
Căn cứ pháp lý Điểm a Khoản 2 Điều 116 LTTHC 2015 SĐ, BS 2019
quy định: “01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết
định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc
thôi việc”. Như vậy thời hiệu khởi kiện của ông B được tính từ
ngày ông biết được quyết định hành chính này, nghĩa là từ ngày
27/9/2017 đến ngày 27/9/2018.
3.A không thấy tên mình trong danh sách cử tri bầu cử HĐND nên
A đã khiếu nại lên UBND Phường X, quận Y (nơi lập danh sách
cử tri). Ngày 10/5/2021 UBND phường X ra quyết định giải
quyết khiếu nại bác yêu cầu của A, A không đồng ý với với QĐ
giải quyết khiếu nại của UBND Phường X nên đã khởi kiện ra Tòa.
Xác định thời hiệu khởi kiện của A biết rằng ngày bầu cử là ngày 23/5/2021
Thời hiệu khởi kiện của A là từ ngày nhận được quyết định giải
quyết khiếu nại là từ ngày 10/5/2021 đến hết ngày 18/5/2021,
trước ngày bầu cử 5 ngày. CSPL Điểm c Khoản 2 Điều 116 Luật TTHC 2015 SĐ, BS 2019.
Phần 1. Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn tại sao?
1.Quyết định kỷ luật buộc thôi việc thuộc đối tượng khởi kiện
để yêu cầu tòa án giải quyết vụ án hành chính là văn bản
được thể hiện dưới hình thức quyết định.
2.Quyết định công nhận đối thoại thành không bị kháng nghị
theo thủ tục phúc thẩm.
3.Người làm chứng được quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời.
4.Việc thay đổi thẩm phán tại phiên tòa do chánh án Tòa án quyết định.
Phần 2. Bài tập tình huống lOMoARcPSD| 36443508
Công ty cổ phần Thành công (có trụ sở đặt tại thành phố H, tỉnh
B) do có hành vi vi phạm trong lĩnh vực thuế nên đã bị cục
trưởng Cục thuế tỉnh B ra Quyết định số 123/QĐ – CT ngày
16/3/2018 về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế với số
tiền 1 tỷ đồng ( cục thuế tỉnh B có trụ sở tại huyện X, thành phố
H, tỉnh B) và công ty Thành Công đã nhận được quyết định này
vào ngày 16/3/2018. Không đồng ý với quyết định trên nên
ngày 20/3/2018 Công ty cổ phần Thành Công đã làm đơn khiếu
nại đến Cục trưởng Cục thuế tỉnh B, đơn khiếu nại của công ty
Thành Công được thụ lý ngày 25/3/2018. Tuy nhiên đến ngày
30/4/2018, đơn khiếu nại của công ty Thành Công vẫn chưa
được giải quyết nên ông Thành là tổng giám đốc của Công ty
Cổ phần Thành Công đã làm đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Hỏi:
a.Khiếu kiện trên có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
nhân dân không? Tại sao? Nếu thuộc thẩm quyền thì Tòa án
nào có thẩm quyền giải quyết?
b.Xác định người tham gia tố tụng trong vụ án trên?
c. Tính thời hiệu khởi kiện?
d.Giả sử vụ án đã được Tòa án có thẩm quyền thụ lý vào ngày
10/5/2018, đến ngày 20/9/2018 Tòa án ra quyết định tạm
đình chỉ giải quyết vụ án. Ngày 25/10/2018 Tòa án ra quyết
định tiếp tục giải quyết vụ án do căn cứ tạm đình chỉ đã hết.
Ngày 28/12/2018 Tòa án có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Hỏi Tòa án có vi phạm thời hạn chuẩn bị xét xử hay không?