Bài tập từ Hán Việt Ngữ Văn 8 | Kết nối tri thức
Bài tập từ Hán Việt Ngữ Văn 8 | Kết nối tri thức. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF bao gồm 11 trang tổng hợp các kiến thức chọn lọc giúp các bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời các bạn đón xem!
Chủ đề: Bài 4: Tiếng cười trào phúng trong thơ (KNTT)
Môn: Ngữ Văn 8
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập từ Hán Việt
I. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt
- Trong tiếng Việt có một khối lượng khá lớn các từ Hán Việt. Các tiếng để cấu tạo
nên từ Hán Việt được gọi là yếu tố Hán Việt.
- Phần lớn các yếu tố Hán Việt không thể dùng độc lập mà dùng để cấu tạo từ ghép.
- Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng khác nghĩa.
II. Từ ghép Hán Việt
- Từ ghép Hán Việt có hai loại chính: chính phụ và đẳng lập.
- Trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt:
⚫ Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau. (Ví dụ: ái quốc…)
⚫ Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau. (Ví dụ: thiên thư…)
III. Sử dụng từ Hán Việt
- Trong nhiều trường hợp, người ta dùng từ Hán Việt để:
⚫ Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính.
⚫ Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ.
⚫ Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xưa.
- Khi nói hoặc viết, không nên quá lạm dụng từ Hán Việt, làm cho lời ăn tiếng nói
thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
IV. Bài tập ôn luyện
Bài 1. Thi tìm nhanh các từ Hán Việt có các yếu tố sau: nhân (người), đại (lớn). Đáp án:
- Nhân: thi nhân, văn nhân, nhân mã, nhân ngư, danh nhân, doanh nhân, thành
nhân, nam nhân, nữ nhân, nhân loại, nhân cách, nhân tính, chúng nhân, nhân tài, cố nhân, cổ nhân,
- Đại: đại thắng, đại bại, đại tướng, đại tá, đại úy, đại thủy, đại gia, đại vương, đại
đế, đại nghiệp, đại ca, đại huynh, đại tỷ, đại bá, đại hà, đại san, đã vũ, đại nạn, đại dịch, đại nhân…
Bài 2. Phân loại các từ ghép Hán Việt sau: phụ tử, hữu duyên, nhật nguyệt, thiên
địa, kim chi, huynh đệ, ngọc diệp, nhân mã, minh nguyệt, thảo mộc, hậu cung, long
bào, tâm can, thất nghiệp. Đáp án:
- Từ ghép chính phụ: hữu duyên (có duyên), kim chi (cành vàng), ngọc diệp (lá
ngọc), nhân mã (nửa người nửa ngựa), hậu cung (phía sau cung, nơi ở của vợ vua),
long bào (áo vua), thất nghiệp (không có việc), minh nguyệt (trăng sáng).
- Từ ghép đẳng lập: phụ tử (cha con), nhật nguyệt (mặt trời và mặt trăng), thiên địa
(trời đất), huynh đệ (anh em), thảo mộc (cỏ cây), tâm cam (tim gan).
Bài 3. Điền các từ Hán Việt thích hợp vào chỗ trống: a. gặp gỡ, yết kiến
- Tôi… cô ấy trên một chuyến tàu về Hà Nội.
- Vua sai người đưa cậu bé vào… . b. hy sinh, mất
- Ông ấy… đi đã để lại niềm tiếc thương vô hạn cho chúng tôi.
- Các chiến sĩ đã… trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc. c. bênh vực, bão chữa
- Luật sư đang… cho bị cáo tại phiên tòa.
- Khi tôi bị mọi người đổ oan, cậu ấy đã… cho tôi. d. anh em, huynh đệ
- … nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân. - … tương tàn. Đáp án: a. gặp gỡ, yết kiến
- Tôi gặp gỡ cô ấy trên một chuyến tàu về Hà Nội.
- Vua sai người đưa cậu bé vào yết kiến. b. hy sinh, mất
- Ông ấy mất đi đã để lại niềm tiếc thương vô hạn cho chúng tôi.
- Các chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc. c. bênh vực, bão chữa
- Luật sư đang bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa.
- Khi tôi bị mọi người đổ oan, cậu ấy đã bênh vực cho tôi. d. anh em, huynh đệ
- Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân. - Huynh đệ tương tàn.
Bài 4. Giải thích nghĩa và sắp xếp các từ hữu ích, thi nhân, đại thắng, phát thanh,
bảo mật, tân bin, hậu đãi, phòng hỏa vào nhóm thích hợp:
a. Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau
b. Từ có yếu tố chính đứng sau, yếu tố phụ đứng trước Đáp án: Giải nghĩa:
⚫ hữu ích: hữu là có, ích là ích lợi
⚫ thi nhân: thi là thơ, nhân là người
⚫ đại thắng: đại là lớn; thắng là thắng lợi
⚫ phát thanh: phát là phát ra, bắn ra, thanh là tiếng
⚫ bảo mật: bảo là giữ gìn, mật là kín đáo
⚫ tân binh: tân là mới, binh là lính
⚫ hậu đãi: hậu là sau, đãi là cư xử, đối đãi
⚫ phòng hỏa: phòng là ngăn ngừa; hỏa là lửa
a. Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hỏa
b. Từ có yếu tố chính đứng sau, yếu tố phụ đứng trước: thi nhân, đại thắng, tân binh,
Bài 5. Tìm từ Hán Việt trong đoạn văn sau và cho biết chúng được dùng với sắc thái gì?
“Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi nghề nghiệp lại có lòng nhân đức,
thương xót đám con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi.
Về sau, con cháu đều hành nghề y làm đến hàng ngũ phẩm, tứ phẩm có tới hai, ba
vị. Người đời khen ngợi họ không để sa sút nghiệp nhà”
(Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng) Đáp án:
- Các từ Hán Việt là: lương y, chân chính, nhân đức, ngũ phẩm, tứ phẩm,
- Các từ Hán Việt trên tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xưa.
Bài 6. Đặt câu với các từ Hán Việt sau: quốc gia, thuyết minh, mĩ nhân, hào hiệp. Đáp án:
- Các quốc gia đều có quyền được hưởng tự do.
- Bài văn thuyết minh của bạn làm rất tốt.
- Cô gái này là một mĩ nhân.
- Anh ta có tấm lòng hào hiệp.
Bài 7. Giải thích nghĩa của các từ Hán Việt sau: cố nhân, thiên thư, sơn thủy, mục
đồng, nhật kí, minh nguyệt. Đáp án:
- cố nhân: người xưa, người cũ. - thiên thư: sách trời - sơn thủy: non nước
- mục đồng: trẻ chăn trâu
- nhật kí: ghi chép hằng ngày - minh nguyệt: trăng sáng
Bài 8. Điền các từ Hán Việt tương ứng vào bảng sau: thiên (trời)
thiên địa, thiên thư, thiên nhiên, thiên hạ,...
bách (trăm) bách niên, bách chiến, bách thắng, bách phát,... thi (thơ)
thi nhân, thi ca, thi phẩm, thi
nhân (người) nhân đạo, nhân đức, nhân tính, nhân phẩm,... hắc (đen) hắc mã, hắc long,... mĩ (đẹp)
mĩ nhân, mĩ nữ, tuyệt mĩ,... gia (nhà)
gia đình, gia phả, gia quy, gia môn,... Đáp án: thiên (trời)
thiên địa, thiên thư, thiên nhiên, thiên hạ,...
bách (trăm) bách niên, bách chiến, bách thắng, bách phát,... thi (thơ)
thi nhân, thi ca, thi phẩm, thi
nhân (người) nhân đạo, nhân đức, nhân tính, nhân phẩm,... hắc (đen) hắc mã, hắc long,... mĩ (đẹp)
mĩ nhân, mĩ nữ, tuyệt mĩ,... gia (nhà)
gia đình, gia phả, gia quy, gia môn,...
Bài 9. Phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt trong các trường hợp sau: a. đồng - đồng môn - mục đồng b. thiên - thiên địa - thiên niên kỉ c. tử - phụ tử - tử thi d. gia - gia quy - gia vị Đáp án: a. đồng - đồng môn: cùng - mục đồng: trẻ con b. thiên - thiên địa: trời - thiên niên kỉ: năm c. tử - phụ tử: con - tử thi: chết d. gia - gia quy: nhà - gia vị: thêm
Bài 10. Tìm 5 từ ghép Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau;
5 từ ghép có yếu tố chính đứng sau, yếu tố phụ đứng trước. Đáp án:
- 5 từ ghép Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: vô dụng, bất
tử, bảo mật, phóng hỏa, hữu hạn…
- 5 từ ghép có yếu tố chính đứng sau, yếu tố phụ đứng trước: thi nhân, đại thắng,
tân binh, học viên, tri thức….
Bài 11. Tìm những từ ghép Hán Việt có chứa các yếu tố Hán Việt quốc, sơn, cư,
bại (đã được chú nghĩa dưới bài Nam quốc sơn hà) Đáp án:
- 1uốc: quốc gia, quốc kỳ, quốc huy, quốc hiệu, quốc ca, quốc hoa…
- sơn: sơn thủy, sơn hà, xuất sơn, sơn lâm...
- cư: an cư, dân cư, cư trú, nhập cư...
- bại: thất bại, thành bại, bại trận, bại tướng…
Bài 12. Sắp xếp các từ ghép Hán Việt vào nhóm dưới đây: a. Chính phụ b. Đẳng lập
Các từ: thiên địa, nam nhân, thi nhân, giang sơn, ái quốc, gia chủ, phụ mẫu, quốc ca, sơn thủy. Đáp án:
a. Chính phụ: nam nhân, thi nhân, ái quốc, gia chủ, quốc ca
b. Đẳng lập: thiên địa, giang sơn, phụ mẫu, sơn thủy
Bài 13. Anh/chị hãy viết một đoạn văn với chủ đề tự chọn có sử dụng từ Hán Việt. Đáp án: Mẫu 1
Sách là để đọc, không phải để trưng bày. Vì sách có một vai trò vô cùng quan trọng.
Từ xưa đến nay, con người sử dụng sách như một công cụ để lưu giữ lại toàn bộ tri
thức của nhân loại. Vì vậy, khi đọc sách con người sẽ có thêm nguồn thông tin,
kiến thức phong phú. Không chỉ là những tri thức của hiện tại mà còn là những
nghiên cứu, những tinh hoa mà phải trải qua một quá trình dài mới có thể đúc kết
ra được. Qua những trang sách, chúng ta có thể tìm về với quá khứ, bước đến
tương lai hoặc có thể phiêu lưu khắp mọi nơi trên thế giới. Có đôi khi những cuốn
sách còn giúp bạn xác định được cho mình những mục tiêu, gây dựng những ước
mơ tốt đẹp. Đồng thời, có những cuốn sách còn giúp con người có thêm niềm tin,
sức mạnh để vượt qua những khó khăn, nghịch cảnh trong cuộc sống. Tất cả điều
này sẽ giúp bạn trở thành một người thành công hay thất bại. Một cuốn sách hay
cũng có khả năng giáo dục, giúp con người sống tốt hơn và hoàn thiện bản thân
hơn. Chính vì vai trò to lớn đó, chúng ta cần phải trân trọng, biết cách thưởng thức những cuốn sách.
Từ Hán Việt: trưng bày, nhân loại Mẫu 2
Trong cuộc sống, chúng ta cần phải có tấm lòng biết ơn, điều đó đã được gửi gắm
qua câu “Uống nước nhớ nguồn”. Xét về nghĩa đen, “uống nước nhớ nguồn” ý nói
khi được thưởng thức dòng nước mát lành, hãy nhớ đến nơi bắt đầu của dòng nước
đó. Còn xét về nghĩa bóng, “uống nước” là hưởng những thành quả, thành tựu mà
người khác tạo ra và “nhớ nguồn” chính nhớ tới những người đã tạo ra thành quả
đó. Như vậy, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người cần có lòng biết ơn. Nếu có
lòng biết ơn có nghĩa là bạn sẽ biết trân trọng mọi thứ trong cuộc sống. Nhờ vậy
mà bản thân sẽ cố gắng hơn, để đạt được những thành quả tốt đẹp mà bản thân
mình đã từng khao khát có được. Thái độ biết ơn, trân trọng cũng sẽ khiến cho mọi
người xung quanh có cái nhìn thiện cảm, thêm yêu thương bạn hơn. Ngược lại,
chúng ta cũng cần phải phê phán những hành động vô ơn, bội bạc cũng như lối
sống ích kỉ, thực dụng của một số người trong xã hội hiện nay. Câu tục ngữ “Uống
nước nhớ nguồn” đã đem lại lời nhắn nhủ đầy ý nghĩa. Hãy sống biết ơn để luôn
cảm thấy cuộc đời này thật giá trị, ý nghĩa.
Từ Hán Việt: thành tựu, ích kỉ Mẫu 3
Bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” thật giàu giá trị. Mở đầu là câu hỏi tu từ
“Trong đầm gì đẹp bằng sen” như một lời khẳng định rằng dù có nhiều loài hoa rực
rỡ, nhưng không có bất cứ loài hoa nào có thể sánh được với hoa sen. Tiếp theo, vẻ
đẹp của hoa sen được khắc họa qua “lá xanh, bông trắng, nhị vàng”. Cách sử dụng
điệp ngữ “nhị vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” gợi ra hình ảnh những cánh hoa
sen xếp thành từng tầng từng lớp. Môi trường sống của hoa sen là ở đầm lầy, có
nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi hôi tanh, rất khó chịu. Nhưng dù vậy,
hoa sen vẫn có mùi thơm ngát dịu dàng. Bên cạnh đó, tác giả dân gian còn gửi gắm
vẻ đẹp phẩm chất của con người Việt Nam qua hình ảnh hoa sen - giản dị mà vô
cùng thanh cao. Dù ở trong hoàn cảnh nào, con người Việt Nam vẫn giữ được tâm
hồn trong sạch, nhân cách tốt đẹp. Có thể kể đến tấm gương của các bậc tiền nhân
như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi đã cáo quan về ở ẩn để tránh xa khỏi chốn
quan trường xô bồ. Hay Chủ tịch Hồ Chí Minh - tấm gương sáng người cho phẩm
chất đó. Trong suốt những năm bôn ba tìm đường cứu nước, Người đã phải kiếm
sống bằng nhiều công việc lao động khác nhau. Dù khó khăn, vất vả nhưng Bác
vẫn giữ được tấm lòng trong sáng, lý tưởng cao cả của bản thân. Với tư cách là một
học sinh, tôi hiểu được rằng cần cố gắng rèn luyện bản thân để sống sao cho xứng
đáng với thế hệ đi trước. Bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” gửi gắm ý nghĩa sâu sắc.
Từ Hán Việt: giá trị, nhân cách Mẫu 4
Bác Hồ là một trong những biểu tượng về lối sống giản dị mà thanh bạch. Lối sống
giản dị được thể hiện trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong công việc. Đối
với việc ăn uống hết, món ăn toàn là: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo
hoa… Vào những dịp lễ tết, có món gì ngon lạ, ngon Bác đều mời anh chị phục vụ
ăn cùng. Những thức ăn còn lại Bác sắp xếp tươm tất, Bác không muốn để người
khác ăn phần thừa của mình. Ngay cả trong công việc hay trong quan hệ với mọi
người, Bác cũng sống vô cùng giản dị. Xung quanh đều có rất ít người giúp việc.
Những công việc có thể tự làm, Bác không để ai phải giúp đỡ. Đối với nhân dân,
Bác luôn quan tâm và yêu quý như người thân trong gia đình. Có thể kể đến những
việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với
các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến…
Cách sống giản dị của Bác khiến mỗi người dân Việt Nam không khỏi ngưỡng mộ
và tự hào. Mỗi người dân hãy cố gắng học tấm và làm theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Từ Hán Việt: biểu tượng, đồng chí