-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài thảo luận luật thuế GTGT | Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu có chịu thuế GTGT không? Theo anh (chị) điều này có mâu thuẫn với điều 2 Luật Thuế GTGT qui định: “Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng” không? Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Luật thuế GTGT 1 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 852 tài liệu
Bài thảo luận luật thuế GTGT | Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu có chịu thuế GTGT không? Theo anh (chị) điều này có mâu thuẫn với điều 2 Luật Thuế GTGT qui định: “Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng” không? Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật thuế GTGT 1 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 852 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46342576
THẢO LUẬN TCC 3 – LÝ THUYẾT
1. Hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu có chịu thuế GTGT không? Theo anh (chị) điều
này có mâu thuẫn với điều 2 Luật Thuế GTGT qui định: “Thuế GTGT là thuế
tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ
sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng” không?
Hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu có chịu thuế GTGT. Điều này không có mâu thuẫn
với Điều 2 Luật thuế GTGT vì Điều 2 Luật Thuế GTGT quy định: “thuế giá trị gia tăng là
thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất,
lưu thông và tiêu dùng”.
Và đối với hàng hoá nhập khẩu, đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hoá nhập
khẩu dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam được phép nhập khẩu qua
biên giới Việt Nam hoặc từ khu chế xuất nhập khẩu vào thị trường nội địa, trừ các đối
tượng không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật.
Vậy nên về bản chất thì thuế GTGT được đánh trên tất cả các loại hàng hoá và dịch
vụ đem ra tiêu dùng trên lãnh thổ quốc gia nhằm tạo sự công bằng, bình đẳng giữa hàng
hóa trong nước và hàng hóa nước ngoài dưới góc độ thuế GTGT.
Thuế GTGT sẽ được tính trên giá đã bao gồm cả Thuế NK và Thuế TTĐB. Sau này,
phần Thuế GTGT đó sẽ do người tiêu dùng cuối cùng chịu, Doanh nghiệp nhập khẩu sẽ
được khấu trừ nó khi bán HH ra. Từ đó, tạo ra phần GTGT đầu vào cho các chủ thể để họ
có thể khấu trừ thuế GTGT đầu ra đầu vào.
2. Điều tiết thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu có ý nghĩa khác biệt như thế nào
so với việc dùng thuế nhập khẩu để điều tiết hàng nhập khẩu?
Nhà nước điều tiết thuế không xem xét đến yếu tố chủ thể cũng như mục đích
nhập khẩu là gì mà nhà nước chỉ quan tâm đến hành vi nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ vào
lãnh thổ Việt Nam làm gia tăng lượng hàng hóa, dịch vụ tương tự trong thị trường Việt
Nam, ảnh hưởng trực tiếp đến các tổ chức kinh tế trong nước. Bên cạnh đó, thuế suất
thuế nhập khẩu căn cứ vào chủng loại hàng hóa và xuất xứ hàng hóa, tùy thuộc vào quan
hệ ngoại giao – thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia khác mà có thể áp dụng các
mức thuế suất khác nhau như thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt hoặc thuế suất
thông thường. Như vậy khi VN ký kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế về kinh tế và
có quy định mức thuế suất thấp thì VN buộc phải tuân thủ đúng như cam kết.
Tuy nhiên, để đảm bảo thu nguồn lợi cho ngân sách NN từ thuế thì phải áp
dụng GTGT. Như thế NN cùng một lúc vừa thu được thuế vừa tuân thủ các cam kết đối
với hàng hóa có xuất xứ từ nước ngoài. Do dó, thuế GTGT có ý nghĩa quan trọng khi áp
dụng đối với hàng hóa nhập khẩu
Thuế GTGT: đánh vào phần tăng thêm
Thuế NK: ngoại giao, đánh toàn bộ MoARc PSD |46342576
3. Mức thuế suất thuế GTGT hiện hành được quy định như thế nào? Ý nghĩa của
mức thuế suất thuế GTGT là 0% áp dụng đối với hàng xuất khẩu?
Luật Thuế GTGT hiện hành quy định áp dụng 03 mức thuế suất: 0%, 5% và 10%
với những quy định cụ thể như sau:
Thuế suất 0%: Được áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, không phân biệt
đối tượng và hình thức xuất khẩu. Mức thuế suất này được áp dụng đối với cả hoạt
động xuất khẩu tại chỗ, các dịch vụ xuất khẩu khi đáp ứng đủ điều kiện pháp luật.
Trừ các trường hợp đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật thuế GTGT.
Thuế suất 5%: Áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, được khuyến khích tiêu
dùng, sản xuất trong nước, hoạt động bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội.
Khoản 2 Điều 8 Luật thuế GTGT quy định cụ thể về các hàng hóa dịch vụ hưởng thuế suất 5%.
Thuế suất 10%: Mức thuế suất cơ bản, áp dụng với tất cả các hàng hóa, dịch vụ còn
lại. Mục 3 Điều 8 Luật thuế GTGT quy định cụ thể các hàng hóa, dịch vụ không
thuộc diện chịu mức thuế 0% và 5% thì chịu mức thuế suất 10%.
Áp dụng mức thuế suất thuế GTGT là 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có ý nghĩa:
Nhường quyền đánh thuế cho nơi hàng hoá tiêu dùng. Tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế.
Khuyến khích xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ vì được hoàn thuế GTGT nên giá hàng
hoá dịch vụ xuất khẩu giảm đi tạo điều kiện cạnh tranh về giá của hàng xuất
khẩu,đồng thời kích thích tăng cường hàng xuất khẩu.
Để được hoàn thuế thì Doanh nghiệp phải hoá đơn chứng từ đầy đủ, hợp lệ, thúc đẩy
tăng cường hạch toán kinh doanh.