Bài thảo luận môn Luật Tố tụng hình sự về chế định "Khởi tố vụ án hình sự"

Bài thảo luận môn Luật Tố tụng hình sự về chế định "Khởi tố vụ án hình sự" của Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD|36477832
MÔN: LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
BÀI THẢO LUẬN CHƯƠNG 5: KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
MỤC LỤC
NHẬN ĐỊNH...............................................................................................................1
Nhận định 1:..............................................................................................................1
Nhận định 2:..............................................................................................................1
Nhận định 3:..............................................................................................................1
Nhận định 4:..............................................................................................................2
Nhận định 5:..............................................................................................................2
Nhận định 6:..............................................................................................................2
Nhận định 7:..............................................................................................................3
Nhận định 8:..............................................................................................................3
Nhận định 9:..............................................................................................................3
Nhận định 10:............................................................................................................4
Nhận định 11:............................................................................................................4
Nhận định 12:............................................................................................................4
BÀI TẬP......................................................................................................................5
BÀI TẬP 1:.................................................................................................................5
BÀI TẬP 2:.................................................................................................................6
BÀI TẬP 3:.................................................................................................................7
BÀI TẬP 4:.................................................................................................................9
Chương 5
NHẬN ĐỊNH
Nhận định 1: Trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, VKS không thực hiện quyền
công tố.
Nhận định Sai.
CSPL: khoản 1 Điều 161 BLTTHS 2015.
Trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, VKS chức năng công tố và kiểm sát việc
tuân theo pháp luật về giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và việc
khởi tố vụ án hình sự.
Nhận định 2: quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến
nghị khởi tố là cơ quan có thẩm quyền KTVAHS.
Nhận định Đúng
Giải thích: Theo khoản 3 Điều 145 BLTTHS 2015, cơ quan thẩm quyền giải
quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tgồm: quan điều tra, quan
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, VKS.
Theo Điều 153 BLTTHS 2015, Cơ quan có thẩm quyền KTVAHS cũng gồm có
3 cơ quan trên.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố cũng là cơ quan có thẩm quyền KTVAHS.
CSPL: khoản 3 Điều 145, Điều 153 BLTTHS 2015
Nhận định 3: Cơ quan có quyền ra quyết định KTVAHS thì có quyền thay dổi bổ
sung quyết định khởi tố vụ án đó.
Nhận định Sai
CSPL: Điều 155, Khoản 1 Điều 156 BLTTHS 2015, Điều 8 TTLT 04/2018/TTLT-
VKSNDTC- BCA-
Giải thích: Chỉ quan điều tra Viện kiểm sát quyền thay đổi hoặc bổ
sung quyết định KTVAHS. Quy định như thế là vì không cần thiết để tất cả các chủ thể
có quyền khởi tố vụ án có quyền thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố.
Chương 5
Đặc biệt, theo Khoản 2 Điều 154 BLTTHS, trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra
quyết định KTVAHS, quyết định khởi tố phải được gửi cho Viện kiểm sát để xem xét,
quyết định việc điều tra, vậy khoản 1 Điều 156 giao cho Viện kiểm sát quyền thay
đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự là hoàn toàn hợp lý, bảo đảm để Viện
kiểm sát thực hiện được nhiệm vụ chuyên trách giám sát được tính hợp pháp, tính
căn cứ thống nhất của các hoạt động tố tụng, đồng thời nhằm làm gọn nhẹ quá trình tố
tụng.
Nhận định 4: quan thẩm quyền khởi tố vụ án hình sựquan tiến hành
tố tụng.
Nhận định Sai
CSPL: Điều 34, Điều 153 BLTTHS 2015.
Giải thích: Căn cứ Điều 153 BLTTHS, quan thẩm quyền KTVAHS gồm 4
quan: quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra, Viện kiểm t, Hội đồng xét xử. Trong 4 quan trên, cơ quan được giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động điều tra không phải là cơ quan tiến hành tố tụng
Nhận định 5: Mọi hành vi có dấu hiệu tội phạm do cán bộ thuộc quan tư pháp
thực hiện đều do CQĐT của VKSNDTC khởi tố vụ án.
Nhận định Sai
CSPL: Khoản 2 Điều 153 BLTTHS 2015, khoản 3 Điều 163 BLTTHS 2015.
Giải thích: Theo quy định tại khoản 3 Điều 163 về thẩm quyền điều tra thì
VKSNDTC có thẩm quyền điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về
tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công
chức thuộc quan pháp. Như vậy, trường hợp cán bộ thuộc quan pháp
phạm các tội khác với quy định tại Điều y thì không nhất thiết do CQĐT của
VKSNDTC khởi tố vụ án và điều tra.
Nhận định 6: Quyết định KTVAHS của CQĐT, quan được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra phải gửi cho VKS thẩm quyền để xét pchuẩn
Nhận định Sai
CSPL: Khoản 2 Điều 154 BLTTHS 2015
Chương 5
Giải thích: Theo Khoản 2 Điều 154 thì Quyết định KTVAHS của CQĐT, quan
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gửi cho VKS để kiểm sát việc
khởi tố, kiểm sát tính có căn cứ và tính hợp pháp của quyết định khởi tố; không phải để
phê chuẩn
Nhận định 7: VKS có quyền hủy bỏ mọi quyết định KTVAHS không có căn cứ và
trái pháp luật.
Nhận đinh Sai.
CSPL: điểm c, khoản 1 Điều 161 BLTTHS 2015.
Giải thích: Khi quyết định KTVAHS của Hội đồng xét xử không căn cứ thì
VKS không quyền hủy bỏ quyết định KTVAHS đó phải kháng nghị lên Tòa án
trên một cấp.
Nhận định 8: Công an cấp quyền KTVAHS trong một strường hợp luật
định
Nhận định Sai
CSPL: Điều 153 LTTHS 2015; Điều 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39 Luật
TCCQĐTHS 2015
Giải thích: Theo Điều 153 BLTTHS 2015, Cơ quan có thẩm quyền KTVAHS:
Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra,
Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử. Công an cấp không phải cơ quan điều tra (từ Điều
4 đến Điều 7 LTCCQĐTHS 2015), cũng không phải là một trong những cơ quan được
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (từ Điều 32 đến Điều 39
LTCCQĐTHS 2015)
Căn cứ theo các quy định của các điều luật trên thì công an cấp xã không quyền
KTVAHS
Nhận định 9: VKS quyền ra quyết định KTVAHS ngay khi phát hiện quyết
định không KTVAHS của CQĐT là không có căn cứ và trái pháp luật
Nhận định Sai
CSPL: điểm a khoản 2 Điều 6 TTLT số 02/2012/TTLT-VKSNDTC-TTCP-
BCABQP
Chương 5
“2. Khi nhận được Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định không khởi tố vụ án
hình sự của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phân công ngay Kiểm sát viên để kiểm tra
tính có căn cứ, tính hợp pháp của các Quyết định đó đề xuất bằng văn bản với Lãnh
đạo Viện kiểm sát giải quyết như sau:
a) Nếu Quyết định không khởi tố vụ án nh sự của quan điều tra không
căn cứ, thì Viện kiểm sát ra Quyết định hủy bỏ quyết định đó ra Quyết
định khởi tố vụ án hình sự, chuyển cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền thực
hiện việc điều tra theo quy định tại Điều 109 của Bộ luật Tố tụng hình sự.”
Giải thích: Nếu quyết định không KTVAHS của CQĐT không căn cứ trái
pháp luật thì Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không KTVAHS và sau đó mới ra quyết
định KTVAHS, gửi cho cơ quan điều tra tiến hành điều tra
Nhận định 10: BĐBP quyền KTVAHS đối với những hành vi dấu hiệu tội
phạm xảy ra trên địa bàn do mình quản lý.
Nhận định Sai.
CSPL: Khoản 1 Điều 164 BLTTHS 2015.
Giải thích: Theo như tinh thần của điều luật thì BĐBP quyền KTVAHS khi
phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực và địa bàn quản lý của mình. Đối
với những hành vi có dấu hiệu tội phạm xảy ra trên địa bàn do mình quản lý thì BĐBP
không có thẩm quyền ra quyết định KTVAHS (phải thỏa cả 2 yếu tố là lĩnh vực và địa
bàn).
Nhận định 11: Bị hại có quyền KTVAHS trong một số trường hợp luật định
Nhận định Sai
CSPL: khoản 1 Điều 155 BLTTHS 2015
Giải thích: Bị hại chỉ có quyền yêu cầu KTVAHS trong một số trường hợp được
quy định tại khoản 1 Điều 155 BLTTHS
Nhận định 12: KTVAHS theo yêu cầu của bị hại chỉ áp dụng đối với tội phạm ít
nghiêm trọng.
Nhận định Sai
Chương 5
Giải thích: KTVAHS theo yêu cầu của bị hại không chỉ áp dụng đối với tội phạm
ít nghiêm trọng còn áp dụng với tội nghiêm trọng. Theo quy định tại khoản Điều
155 BLTTHS thì KTVAHS theo yêu cầu của người bị hại được áp dụng đối với những
vụ án về các tội phạm quy định tại khoản 1 các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143,
155, 156, 226 BLHS. Trong đó, khoản 1 Điều 141 khoản 1 Điều 143 thuộc loại tội
nghiêm trọng được quy định tại Điều 8 BLHS
Chương 5
BÀI TẬP
BÀI TẬP 1:
A (ngụ L, huyện H) bị cáo buộc dụ dỗ B (17 tuổi) ra chỗ vắng hiếp dâm. Ông
N (cha nạn nhận) đã làm đơn yêu cầu công an xã L khởi tố VAHS và xử lý A để trả lại
công bằng cho con gái mình.
Hành vi của A dấu hiệu tội phạm được quy định tại Điều 141 Tội hiếp dâm
BLHS 2015.
1. Công an xã L cần tiến hành những hoạt động gì trong trường hợp này?
Sau khi tiếp nhận yêu cầu khởi tố vVAHS của ông N Công an L cần tiến hành
những hoạt động theo quy định tại khoản 3 Điều 146 BLTTHS 2015:
Tiếp nhận tin tố giác vtội phạm, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu
chuyển ngay tố giác m theo tài liêu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có
thẩm
quyền, cụ thể là công an huyện H.
2. Giả sử B lại m đơn yêu cầu CQĐT công an huyện H không KTVAHS lo
sợnếu vụ việc được thụ lý sẽ nh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của mình. Nêu
hướng giải quyết của CQĐT?
Trong trường hợp trên ông N - người đại diện theo pháp luật là người có đơn yêu
cầu KTVAHS thì vụ án chỉ được đình chỉ khi ông N có đơn rút yêu cầu (khoản 2 Điều
155 BLTTHS 2015). Do đó yêu cầu không khởi tố VAHS của B bị hại không được
chấp nhận.
3. Khi tiến hành xác minh về tuổi của A, căn cứ cho rằng cha mẹ A trước đâyđã
đăng khai sinh trễ hạn cho A. CQĐT sẽ giải quyết tình huống này như thế
nào?
Thực hiện giám định tuổi theo khoản 1 Điều 206 BLTTHS 2015.Căn cứ Khoản 1
Điều 206 BLTTHS 2015 có quy định bắt buôc phải trưng cầu giám định khi có sự nghi
ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự, có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng
khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án. Như vậy, khi căn cứ cho rằng A
được đăng khai sinh trễ, cần xác minh lại tuổi của A để xác định năng lực trách
nhiệm hình sự.
lOMoARcPSD|36477832
BÀI TẬP
2:
A là nhân viên bảo vệ của công ty cổ phần X nhưng đã thực hiện hành vi trộm cắp
tài sản. Vụ việc bị phát hiện, giám đốc công ty X làm đơn kiến nghị CQĐT nơi công ty
đặt trụ sở KTVAHS để thu hồi tài sản bị mất.
1. Kiến nghị khởi tố của công ty cổ phần X có được xem là cơ sở KTVAHS không?
Tại sao?
Kiến nghị khởi tố của công ty cổ phần X được xem là cơ sở KTVAHS. sở
KTVAHS những nguồn tin dựa vào đó quan thẩm quyền khởi tố xác định
dấu hiệu tội phạm.
Điều 143 BLTTHS 2015 cũng quy định các nguồn tin mà dựa vào đó, cơ quan có
thẩm quyền tiến hành xác định dấu hiệu của tội phạm, bao gồm:
“a)Tố giác của công dân;
b)Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
c)Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
d)Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
e)Cơ quan thẩm quyền tiến hành ttụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội
phạm;
g)Người phạm tội tự thú.”
Dựa trên năm nguồn tin về tội phạm y, quan thẩm quyền khởi tổ vụ án
hình sự tiến hành xác minh nhằm xác định có hay không có dấu hiệu của tội phạm, qua
đó quyết định về việc khởi tố.
Đối với trường hợp trên, kiến nghị khởi tố của công ty cổ phần X là nguồn tin về
tội phạm (khoản 2 Điều 143 BLTTHS 2015) để CQĐT nơi công ty đặt trụ sở xác
minh có hay không dấu hiệu của tội phạm
2. Để quyết định KTVAHS, CQĐT cần tiến hành những hoạt động nào?
Trình tự ra quyết định khởi tố vụ án hình sự theo các bước như sau:
Tiếp nhận kiến nghị khởi tố của công ty cổ phần X
lOMoARcPSD|36477832
BÀI TẬP
CQĐT phải lập biên bản ghi vào sổ tiếp nhận; thể ghi âm hoặc ghi hình
âm thanh việc tiếp nhận. Trường hợp kiến nghị khởi tố của CTCP X gửi qua dịch vụ
bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận
Trường hợp phát hiện kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của
mình thì CQĐT có trách nhiệm chuyển ngay kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên
quan đã tiếp nhận cho CQĐT có thẩm quyền.
Kiểm tra và xác minh các tin tức về tội phạm A để c định dấu hiệu tội phạm.
(Điều 147 BLTTHS)
Ở đây A đã phạm tội trộm cắp tài sản quy định tại khoản 1 Điều 138 BLHS.
Nếu đủ căn cứ KTVAHS, CQĐT tiến hành ra quyết định khởi tố vụ án hình
sự đối với A.
Quyết định KTVAHS phải tuân thủ theo quy định tại Điều 154 BLTTHS 2015.
3. Trong quá trình xác minh vụ việc, A đã chủ động trả lại tài sản cho công ty
vàcông ty X làm đơn bãi nại. Trên sở đó, CQĐT đã ra quyết định không
KTVAHS. Nhận xét về cách giải quyết của CQĐT.
CSPL: Điều 157 BLTTHS 2015
Cách giải quyết của CQĐT không phù hợp với quy định của pháp luật. Căn cứ
Điều 157 BLTTHS 2015 thì A chủ động trả lại tài sản cho công ty được công ty X
đã làm đơn bãi nại không là căn cứ không khởi tố vụ án hình sự.
Việc có giấy bãi nại của công ty X chỉ được coi tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự đối với anh A.
3:
A sinh m 1975, trú tại tỉnh T. Ngày 01/12/2012, A thấy chị B nhà một mình
nên nảy sinh ý định hiếp dâm, trong lúc giằng co với chị B để thực hiện hành vi của
mình, A đã bóp cổ chị B đến chết. Thấy chị B chết nên A không thực hiện hành vi hiếp
dâm nữa đẩy xác chị B xuống mương. Kết luận giám định pháp y xác định B chết
là do chẹn cổ gây ngạt đến tử vong. CQĐT sau đó đã tiến hành khởi tvụ án, khởi tố bị
lOMoARcPSD|36477832
BÀI TẬP
can A về tội giết người. Sau khi điều tra, thu thập thêm chứng cứ lời khai, VKSND
tỉnh T đã bổ sung quyết định khởi tố bị can A, thêm tội danh hiếp dâm
1. Việc VKSND tỉnh T bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với A đúng
thẩmquyền không?
Việc VKSND tỉnh T bsung quyết định khởi tbị can đối với A không đúng
thẩm quyền.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 8 TTLT số 04/2018: “Khi căn cứ thay đổi hoặc bổ
sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát có văn bản yêu cầu; chậm nhất 03
ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Cơ quan điều tra phải ra quyết định thay
đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự; nếu đã yêu cầu quan điều
tra không thực hiện thì Viện kiểm sát ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định
khởi tố vụ án hình sự.”
Vậy VKSND tỉnh T không được bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với A
VKSND tỉnh T phải gửi văn bản yêu cầu CQĐT ra quyết định bổ sung quyết định
KTVAHS. Trường hợp sau 3 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu CQĐT
không thực hiện thì VKSND tỉnh T mới được ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố
bị can đối với A
2. A bị can trong vụ án giết người, hiếp m nhưng qua điều tra cho thấy
trướcđó A còn thực hiện hành vi cướp tài sản nhưng chưa bị khởi tố vụ án, khởi
tố bị can. Trong trường hợp này quan thẩm quyền sẽ giải quyết như thế nào?
Tình huống trên thuộc trường hợp đặc biệt tại khoản 11.3 mục 11 Thông số
05/2005/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP: “Nếu một người thực hiện nhiều hành vi phạm
tội khác nhau nhưng được phát hiện không cùng một thời điểm thì phải ra quyết định
KTVAHS riêng đối với từng hành vi phạm tội đó và tùy từng trường hợp mà xem xét để
quyết định nhập vụ án theo quy định tại Điều 117 BLTTHS”
Do đó trong trường hợp này, ngoài quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội
giết người tội hiếp dâm thì quan điều tra còn phải ra quyết định khởi tố vụ án,
quyết định khởi tố bị can A về hành vi cướp tài sản
3. Giả sử tại phiên tòa xét xthẩm, TAND tỉnh T phát hiện A còn thực
hiệnhành vi trộm cắp tài sản nhưng vụ án chưa được khởi tố n HĐXX đã ra
quyết định KTVAHS. VKSND tỉnh T phát hiện quyết định KTVAHS của HĐXX
không có căn cứ thì phải giải quyết như thế nào?
lOMoARcPSD|36477832
BÀI TẬP
Khi quyết định KTVAHS của Hội đồng xét xkhông có căn cứ thì VKSND tỉnh
T không có quyền hủy bỏ quyết định KTVAHS đó mà phải kháng nghị lên Tòa án trên
một cấp, cụ thể ở đây Tòa án nhân dân cấp cao TP.HCM nếu tỉnh T ở miền Nam, Tòa
án nhân dân cấp cao Đà Nẵng nếu tỉnh T ở miền Trung và Tòa án nhân dân cấp cao Hà
Nội nếu tỉnh T ở miền Bắc.
lOMoARcPSD|36477832
BÀI TẬP
4:
A gây thương tích cho B, hành vi y thương tích ng với khoản 1 Điều 134
BLHS. B không yêu cầu khởi tố, tuy nhiên VKS vẫn thấy hành vi phạm tội của A cần
phải đưa ra xét xử để phục vụ công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Vì vậy, VKS
đã khởi tố vụ án hình sự trên với lý do vì lợi ích chung của xã hội.
1. Việc khởi tố vụ án hình sự như trên của VKS là đúng hay sai?
Việc khởi tố vụ án hình sự như trên của VKS Sai. Căn cứ khoản 8 Điều 157
BLTTHS 2015 thì tội phạm quy định tại khoản 1 Điều 134 BLHS 2015 mà bị hại hoặc
người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố thì không được KTVAHS.
Do vậy theo khoản 1 Điều 158 BLTTHS, Viện kiểm sát phải ra quyết định không
khởi tố vụ án hình sự, trường hợp nếu đã khởi tố thì phải ra quyết định hủy bỏ quyết
định KTVAHS thông báo cho cơ quan, tổ chức, nhân đã tố giác, báo tin về tội
phạm, kiến nghị khởi tố biết rõ lý do.
2. Giả sử B có yêu cầu KTVAHS nhưng trong giai đoạn điều tra B rút yêu cầukhởi
tố đối với A. quan thẩm quyền sẽ giải quyết như thế nào? Nếu sau đó, B
yêu cầu khởi tố lại thì có được chấp nhận không? Tại sao?
A có hành vi y thương tích cho B tương ứng khoản 1 Điều 134 BLHS, theo quy
định tại khoản 1 Điều 155 BLTTHS thì B thể yêu cầu khởi tố hành vi trên của A,
đây là trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại.
Nếu B có yêu cầu KTVAHS nhưng trong giai đoạn điều tra B rút yêu cầu khởi tố
đối với A thì căn cứ theo khoản 2 Điều 155 BLTTHS, quan thẩm quyền phải đình
chỉ vụ án. Tuy nhiên, nếu căn cứ xác định B yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý
muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì lúc nàyquan điều tra, Viện kiểm sát, a
án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Nếu sau đó, B yêu cầu khởi tố lại thì đơn yêu cầu khởi tố lại của B không được
chấp nhận, trừ trường hợp B rút yêu cầu trái với ý muốn, do bị ép buộc hoặc ỡng bức.
căn cứ theo khoản 3 Điều 155 BLTTHS 2015 thì bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì
không có quyền yêu cầu lại.
| 1/12

Preview text:

lOMoARcPSD| 36477832
MÔN: LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
BÀI THẢO LUẬN CHƯƠNG 5: KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ MỤC LỤC
NHẬN ĐỊNH...............................................................................................................1
Nhận định 1:..............................................................................................................1
Nhận định 2:..............................................................................................................1
Nhận định 3:..............................................................................................................1
Nhận định 4:..............................................................................................................2
Nhận định 5:..............................................................................................................2
Nhận định 6:..............................................................................................................2
Nhận định 7:..............................................................................................................3
Nhận định 8:..............................................................................................................3
Nhận định 9:..............................................................................................................3
Nhận định 10:............................................................................................................4
Nhận định 11:............................................................................................................4
Nhận định 12:............................................................................................................4
BÀI TẬP......................................................................................................................5
BÀI TẬP 1:.................................................................................................................5
BÀI TẬP 2:.................................................................................................................6
BÀI TẬP 3:.................................................................................................................7
BÀI TẬP 4:.................................................................................................................9 Chương 5 NHẬN ĐỊNH
Nhận định 1: Trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, VKS không thực hiện quyền công tố. Nhận định Sai.
CSPL: khoản 1 Điều 161 BLTTHS 2015.
Trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, VKS có chức năng công tố và kiểm sát việc
tuân theo pháp luật về giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và việc
khởi tố vụ án hình sự.
Nhận định 2: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến
nghị khởi tố là cơ quan có thẩm quyền KTVAHS. Nhận định Đúng
Giải thích: Theo khoản 3 Điều 145 BLTTHS 2015, cơ quan có thẩm quyền giải
quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm: Cơ quan điều tra, Cơ quan
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, VKS.
Theo Điều 153 BLTTHS 2015, Cơ quan có thẩm quyền KTVAHS cũng gồm có 3 cơ quan trên.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố cũng là cơ quan có thẩm quyền KTVAHS.
CSPL: khoản 3 Điều 145, Điều 153 BLTTHS 2015
Nhận định 3: Cơ quan có quyền ra quyết định KTVAHS thì có quyền thay dổi bổ
sung quyết định khởi tố vụ án đó. Nhận định Sai
CSPL: Điều 155, Khoản 1 Điều 156 BLTTHS 2015, Điều 8 TTLT 04/2018/TTLT- VKSNDTC- BCA-
Giải thích: Chỉ có Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát có quyền thay đổi hoặc bổ
sung quyết định KTVAHS. Quy định như thế là vì không cần thiết để tất cả các chủ thể
có quyền khởi tố vụ án có quyền thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố. Chương 5
Đặc biệt, theo Khoản 2 Điều 154 BLTTHS, trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra
quyết định KTVAHS, quyết định khởi tố phải được gửi cho Viện kiểm sát để xem xét,
quyết định việc điều tra, vì vậy khoản 1 Điều 156 giao cho Viện kiểm sát quyền thay
đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự là hoàn toàn hợp lý, bảo đảm để Viện
kiểm sát thực hiện được nhiệm vụ chuyên trách giám sát được tính hợp pháp, tính có
căn cứ thống nhất của các hoạt động tố tụng, đồng thời nhằm làm gọn nhẹ quá trình tố tụng.
Nhận định 4: Cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự là cơ quan tiến hành tố tụng. Nhận định Sai
CSPL: Điều 34, Điều 153 BLTTHS 2015.
Giải thích: Căn cứ Điều 153 BLTTHS, cơ quan có thẩm quyền KTVAHS gồm 4
cơ quan: Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử. Trong 4 cơ quan trên, cơ quan được giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động điều tra không phải là cơ quan tiến hành tố tụng
Nhận định 5: Mọi hành vi có dấu hiệu tội phạm do cán bộ thuộc cơ quan tư pháp
thực hiện đều do CQĐT của VKSNDTC khởi tố vụ án. Nhận định Sai
CSPL: Khoản 2 Điều 153 BLTTHS 2015, khoản 3 Điều 163 BLTTHS 2015.
Giải thích: Theo quy định tại khoản 3 Điều 163 về thẩm quyền điều tra thì
VKSNDTC có thẩm quyền điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về
tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công
chức thuộc cơ quan tư pháp. Như vậy, trường hợp cán bộ thuộc cơ quan tư pháp mà
phạm các tội khác với quy định tại Điều này thì không nhất thiết do CQĐT của
VKSNDTC khởi tố vụ án và điều tra.
Nhận định 6: Quyết định KTVAHS của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra phải gửi cho VKS có thẩm quyền để xét phê chuẩn Nhận định Sai
CSPL: Khoản 2 Điều 154 BLTTHS 2015 Chương 5
Giải thích: Theo Khoản 2 Điều 154 thì Quyết định KTVAHS của CQĐT, cơ quan
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gửi cho VKS để kiểm sát việc
khởi tố, kiểm sát tính có căn cứ và tính hợp pháp của quyết định khởi tố; không phải để phê chuẩn
Nhận định 7: VKS có quyền hủy bỏ mọi quyết định KTVAHS không có căn cứ và trái pháp luật. Nhận đinh Sai.
CSPL: điểm c, khoản 1 Điều 161 BLTTHS 2015.
Giải thích: Khi quyết định KTVAHS của Hội đồng xét xử không có căn cứ thì
VKS không có quyền hủy bỏ quyết định KTVAHS đó mà phải kháng nghị lên Tòa án trên một cấp.
Nhận định 8: Công an cấp xã có quyền KTVAHS trong một số trường hợp luật định Nhận định Sai
CSPL: Điều 153 LTTHS 2015; Điều 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39 Luật TCCQĐTHS 2015
Giải thích: Theo Điều 153 BLTTHS 2015, Cơ quan có thẩm quyền KTVAHS:
Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra,
Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử. Công an cấp xã không phải cơ quan điều tra (từ Điều
4 đến Điều 7 LTCCQĐTHS 2015), cũng không phải là một trong những cơ quan được
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (từ Điều 32 đến Điều 39 LTCCQĐTHS 2015)
Căn cứ theo các quy định của các điều luật trên thì công an cấp xã không có quyền KTVAHS
Nhận định 9: VKS có quyền ra quyết định KTVAHS ngay khi phát hiện quyết
định không KTVAHS của CQĐT là không có căn cứ và trái pháp luật Nhận định Sai
CSPL: điểm a khoản 2 Điều 6 TTLT số 02/2012/TTLT-VKSNDTC-TTCP- BCABQP Chương 5
“2. Khi nhận được Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định không khởi tố vụ án
hình sự của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phân công ngay Kiểm sát viên để kiểm tra
tính có căn cứ, tính hợp pháp của các Quyết định đó và đề xuất bằng văn bản với Lãnh
đạo Viện kiểm sát giải quyết như sau:

a) Nếu Quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra không có
căn cứ, thì Viện kiểm sát ra Quyết định hủy bỏ quyết định đó và ra Quyết
định khởi tố vụ án hình sự, chuyển cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền thực
hiện việc điều tra theo quy định tại Điều 109 của Bộ luật Tố tụng hình sự.”

Giải thích: Nếu quyết định không KTVAHS của CQĐT không có căn cứ và trái
pháp luật thì Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không KTVAHS và sau đó mới ra quyết
định KTVAHS, gửi cho cơ quan điều tra tiến hành điều tra
Nhận định 10: BĐBP có quyền KTVAHS đối với những hành vi có dấu hiệu tội
phạm xảy ra trên địa bàn do mình quản lý. Nhận định Sai.
CSPL: Khoản 1 Điều 164 BLTTHS 2015.
Giải thích: Theo như tinh thần của điều luật thì BĐBP có quyền KTVAHS khi
phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực và địa bàn quản lý của mình. Đối
với những hành vi có dấu hiệu tội phạm xảy ra trên địa bàn do mình quản lý thì BĐBP
không có thẩm quyền ra quyết định KTVAHS (phải thỏa cả 2 yếu tố là lĩnh vực và địa bàn).
Nhận định 11: Bị hại có quyền KTVAHS trong một số trường hợp luật định Nhận định Sai
CSPL: khoản 1 Điều 155 BLTTHS 2015
Giải thích: Bị hại chỉ có quyền yêu cầu KTVAHS trong một số trường hợp được
quy định tại khoản 1 Điều 155 BLTTHS
Nhận định 12: KTVAHS theo yêu cầu của bị hại chỉ áp dụng đối với tội phạm ít nghiêm trọng. Nhận định Sai Chương 5
Giải thích: KTVAHS theo yêu cầu của bị hại không chỉ áp dụng đối với tội phạm
ít nghiêm trọng mà còn áp dụng với tội nghiêm trọng. Theo quy định tại khoản Điều
155 BLTTHS thì KTVAHS theo yêu cầu của người bị hại được áp dụng đối với những
vụ án về các tội phạm quy định tại khoản 1 các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143,
155, 156, 226 BLHS. Trong đó, khoản 1 Điều 141 và khoản 1 Điều 143 thuộc loại tội
nghiêm trọng được quy định tại Điều 8 BLHS Chương 5 BÀI TẬP BÀI TẬP 1:
A (ngụ xã L, huyện H) bị cáo buộc dụ dỗ B (17 tuổi) ra chỗ vắng hiếp dâm. Ông
N (cha nạn nhận) đã làm đơn yêu cầu công an xã L khởi tố VAHS và xử lý A để trả lại
công bằng cho con gái mình.
Hành vi của A có dấu hiệu tội phạm được quy định tại Điều 141 Tội hiếp dâm BLHS 2015.
1. Công an xã L cần tiến hành những hoạt động gì trong trường hợp này?
Sau khi tiếp nhận yêu cầu khởi tố vụ VAHS của ông N Công an xã L cần tiến hành
những hoạt động theo quy định tại khoản 3 Điều 146 BLTTHS 2015:
Tiếp nhận tin tố giác về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và
chuyển ngay tố giác kèm theo tài liêu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có ̣ thẩm
quyền, cụ thể là công an huyện H.
2. Giả sử B lại làm đơn yêu cầu CQĐT công an huyện H không KTVAHS vì lo
sợnếu vụ việc được thụ lý sẽ ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của mình. Nêu
hướng giải quyết của CQĐT?

Trong trường hợp trên ông N - người đại diện theo pháp luật là người có đơn yêu
cầu KTVAHS thì vụ án chỉ được đình chỉ khi ông N có đơn rút yêu cầu (khoản 2 Điều
155 BLTTHS 2015). Do đó yêu cầu không khởi tố VAHS của B – bị hại không được chấp nhận.
3. Khi tiến hành xác minh về tuổi của A, có căn cứ cho rằng cha mẹ A trước đâyđã
đăng ký khai sinh trễ hạn cho A. CQĐT sẽ giải quyết tình huống này như thế nào?
Thực hiện giám định tuổi theo khoản 1 Điều 206 BLTTHS 2015.Căn cứ Khoản 1
Điều 206 BLTTHS 2015 có quy định bắt buôc phải trưng cầu giám định khi có sự̣ nghi
ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự, có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng
khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án. Như vậy, khi có căn cứ cho rằng A
được đăng ký khai sinh trễ, cần xác minh lại tuổi của A để xác định năng lực trách nhiệm hình sự. lOMoARcPSD| 36477832 BÀI TẬP 2:
A là nhân viên bảo vệ của công ty cổ phần X nhưng đã thực hiện hành vi trộm cắp
tài sản. Vụ việc bị phát hiện, giám đốc công ty X làm đơn kiến nghị CQĐT nơi công ty
đặt trụ sở KTVAHS để thu hồi tài sản bị mất.
1. Kiến nghị khởi tố của công ty cổ phần X có được xem là cơ sở KTVAHS không? Tại sao?
Kiến nghị khởi tố của công ty cổ phần X có được xem là cơ sở KTVAHS. Cơ sở
KTVAHS là những nguồn tin mà dựa vào đó cơ quan có thẩm quyền khởi tố xác định dấu hiệu tội phạm.
Điều 143 BLTTHS 2015 cũng quy định các nguồn tin mà dựa vào đó, cơ quan có
thẩm quyền tiến hành xác định dấu hiệu của tội phạm, bao gồm:
“a)Tố giác của công dân;
b)Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
c)Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
d)Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
e)Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
g)Người phạm tội tự thú.”
Dựa trên năm nguồn tin về tội phạm này, cơ quan có thẩm quyền khởi tổ vụ án
hình sự tiến hành xác minh nhằm xác định có hay không có dấu hiệu của tội phạm, qua
đó quyết định về việc khởi tố.
Đối với trường hợp trên, kiến nghị khởi tố của công ty cổ phần X là nguồn tin về
tội phạm (khoản 2 Điều 143 BLTTHS 2015) để CQĐT nơi công ty đặt trụ sở xác
minh có hay không dấu hiệu của tội phạm
2. Để quyết định KTVAHS, CQĐT cần tiến hành những hoạt động nào?
Trình tự ra quyết định khởi tố vụ án hình sự theo các bước như sau:
• Tiếp nhận kiến nghị khởi tố của công ty cổ phần X lOMoARcPSD| 36477832 BÀI TẬP
CQĐT phải lập biên bản và ghi vào sổ tiếp nhận; có thể ghi âm hoặc ghi hình có
âm thanh việc tiếp nhận. Trường hợp kiến nghị khởi tố của CTCP X gửi qua dịch vụ
bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận
Trường hợp phát hiện kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của
mình thì CQĐT có trách nhiệm chuyển ngay kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên
quan đã tiếp nhận cho CQĐT có thẩm quyền.
• Kiểm tra và xác minh các tin tức về tội phạm A để xác định dấu hiệu tội phạm. (Điều 147 BLTTHS)
Ở đây A đã phạm tội trộm cắp tài sản quy định tại khoản 1 Điều 138 BLHS.
• Nếu có đủ căn cứ KTVAHS, CQĐT tiến hành ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với A.
Quyết định KTVAHS phải tuân thủ theo quy định tại Điều 154 BLTTHS 2015.
3. Trong quá trình xác minh vụ việc, A đã chủ động trả lại tài sản cho công ty
vàcông ty X làm đơn bãi nại. Trên cơ sở đó, CQĐT đã ra quyết định không
KTVAHS. Nhận xét về cách giải quyết của CQĐT.
CSPL: Điều 157 BLTTHS 2015
Cách giải quyết của CQĐT không phù hợp với quy định của pháp luật. Căn cứ
Điều 157 BLTTHS 2015 thì A chủ động trả lại tài sản cho công ty và được công ty X
đã làm đơn bãi nại không là căn cứ không khởi tố vụ án hình sự.
Việc có giấy bãi nại của công ty X chỉ được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự đối với anh A. 3:
A sinh năm 1975, cư trú tại tỉnh T. Ngày 01/12/2012, A thấy chị B ở nhà một mình
nên nảy sinh ý định hiếp dâm, trong lúc giằng co với chị B để thực hiện hành vi của
mình, A đã bóp cổ chị B đến chết. Thấy chị B chết nên A không thực hiện hành vi hiếp
dâm nữa mà đẩy xác chị B xuống mương. Kết luận giám định pháp y xác định B chết
là do chẹn cổ gây ngạt đến tử vong. CQĐT sau đó đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị lOMoARcPSD| 36477832 BÀI TẬP
can A về tội giết người. Sau khi điều tra, thu thập thêm chứng cứ và lời khai, VKSND
tỉnh T đã bổ sung quyết định khởi tố bị can A, thêm tội danh hiếp dâm 1.
Việc VKSND tỉnh T bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với A có đúng thẩmquyền không?
Việc VKSND tỉnh T bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với A là không đúng thẩm quyền.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 8 TTLT số 04/2018: “Khi có căn cứ thay đổi hoặc bổ
sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát có văn bản yêu cầu; chậm nhất 03
ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Cơ quan điều tra phải ra quyết định thay
đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự; nếu đã yêu cầu mà Cơ quan điều
tra không thực hiện thì Viện kiểm sát ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định
khởi tố vụ án hình sự.”

Vậy VKSND tỉnh T không được bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với A mà
VKSND tỉnh T phải gửi văn bản yêu cầu CQĐT ra quyết định bổ sung quyết định
KTVAHS. Trường hợp sau 3 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu mà CQĐT
không thực hiện thì VKSND tỉnh T mới được ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với A 2.
A là bị can trong vụ án giết người, hiếp dâm nhưng qua điều tra cho thấy
trướcđó A còn thực hiện hành vi cướp tài sản nhưng chưa bị khởi tố vụ án, khởi
tố bị can. Trong trường hợp này cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết như thế nào?

Tình huống trên thuộc trường hợp đặc biệt tại khoản 11.3 mục 11 Thông tư số
05/2005/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP: “Nếu một người thực hiện nhiều hành vi phạm
tội khác nhau nhưng được phát hiện không cùng một thời điểm thì phải ra quyết định
KTVAHS riêng đối với từng hành vi phạm tội đó và tùy từng trường hợp mà xem xét để
quyết định nhập vụ án theo quy định tại Điều 117 BLTTHS”

Do đó trong trường hợp này, ngoài quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội
giết người và tội hiếp dâm thì Cơ quan điều tra còn phải ra quyết định khởi tố vụ án,
quyết định khởi tố bị can A về hành vi cướp tài sản 3.
Giả sử tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, TAND tỉnh T phát hiện A còn thực
hiệnhành vi trộm cắp tài sản nhưng vụ án chưa được khởi tố nên HĐXX đã ra
quyết định KTVAHS. VKSND tỉnh T phát hiện quyết định KTVAHS của HĐXX
không có căn cứ thì phải giải quyết như thế nào?
lOMoARcPSD| 36477832 BÀI TẬP
Khi quyết định KTVAHS của Hội đồng xét xử không có căn cứ thì VKSND tỉnh
T không có quyền hủy bỏ quyết định KTVAHS đó mà phải kháng nghị lên Tòa án trên
một cấp, cụ thể ở đây là Tòa án nhân dân cấp cao TP.HCM nếu tỉnh T ở miền Nam, Tòa
án nhân dân cấp cao Đà Nẵng nếu tỉnh T ở miền Trung và Tòa án nhân dân cấp cao Hà
Nội nếu tỉnh T ở miền Bắc. lOMoARcPSD| 36477832 BÀI TẬP 4:
A gây thương tích cho B, hành vi gây thương tích ứng với khoản 1 Điều 134
BLHS. B không yêu cầu khởi tố, tuy nhiên VKS vẫn thấy hành vi phạm tội của A cần
phải đưa ra xét xử để phục vụ công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Vì vậy, VKS
đã khởi tố vụ án hình sự trên với lý do vì lợi ích chung của xã hội.
1. Việc khởi tố vụ án hình sự như trên của VKS là đúng hay sai?
Việc khởi tố vụ án hình sự như trên của VKS là Sai. Căn cứ khoản 8 Điều 157
BLTTHS 2015 thì tội phạm quy định tại khoản 1 Điều 134 BLHS 2015 mà bị hại hoặc
người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố thì không được KTVAHS.
Do vậy theo khoản 1 Điều 158 BLTTHS, Viện kiểm sát phải ra quyết định không
khởi tố vụ án hình sự, trường hợp nếu đã khởi tố thì phải ra quyết định hủy bỏ quyết
định KTVAHS và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội
phạm, kiến nghị khởi tố biết rõ lý do.
2. Giả sử B có yêu cầu KTVAHS nhưng trong giai đoạn điều tra B rút yêu cầukhởi
tố đối với A. Cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết như thế nào? Nếu sau đó, B
yêu cầu khởi tố lại thì có được chấp nhận không? Tại sao?

A có hành vi gây thương tích cho B tương ứng khoản 1 Điều 134 BLHS, theo quy
định tại khoản 1 Điều 155 BLTTHS thì B có thể yêu cầu khởi tố hành vi trên của A,
đây là trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại.
Nếu B có yêu cầu KTVAHS nhưng trong giai đoạn điều tra B rút yêu cầu khởi tố
đối với A thì căn cứ theo khoản 2 Điều 155 BLTTHS, Cơ quan có thẩm quyền phải đình
chỉ vụ án. Tuy nhiên, nếu có căn cứ xác định B yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý
muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì lúc này Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa
án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Nếu sau đó, B yêu cầu khởi tố lại thì đơn yêu cầu khởi tố lại của B không được
chấp nhận, trừ trường hợp B rút yêu cầu trái với ý muốn, do bị ép buộc hoặc cưỡng bức.
Vì căn cứ theo khoản 3 Điều 155 BLTTHS 2015 thì bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì
không có quyền yêu cầu lại.