Bài thảo luận pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Là sự gia tăng tài sản hoặc phát sinh việc chiếm hữu, sử dụng của một chủ thể đối với tài sản nhưng không dựa trên căn cứ do pháp luật quy định (Không có căn cứ pháp luật ở đây tức là việc chủ thể được lợi nhận được lợi ích đó không thuộc các trường hợp pháp luật quy định.) hoặc có thể là người được lợi đáng ra (một cách tất yếu) phải bị mất đi 1 khoản lợi nào đó nhưng họ lại không bị mất và dẫn đến thiệt hại của 1 chủ thể khác. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD| 46342576
1
VẤN ĐỀ 1: ĐƯỢC LỢI VỀ TÀI SẢN KHÔNG CÓ CĂN CỨ PHÁP
LUẬT
*Tóm tắt Bản án số 19/2017/DS – PT ngày 03/05/2017 của Tòa án nhân dân huyện Long
Hồ tỉnh Vĩnh Long
Chị Huỳnh Diệu T nộp số tiền mặt 5.000.000 đồng tại Phòng giao dịch xã TB thuộc
chi nhánh NN & PTNT huyện V, tỉnh VL để chuyển cho anh Đặng Trường T. Phòng giao
dịch TB chuyển nhầm số tiền 50.000.000 đồng. Sau đó, anh T đã rút tiền mặt
45.000.000 đồng để trả nợ cho chị ruột Đặng Thị Mỹ. Khi phát hiện sai sót, phía Ngân
hàng huyện V đã phong tỏa số tài khoản còn lại là 5.045.700 đồng và thông báo đến cho
anh T biết stiền Ngân hàng đã chuyển thừa 45.000.000 đồng yêu cầu anh T trả
lại. Ngày 8/11/2016, anh T thừa nhận hứa trả lại nhưng sau đó thay đổi ý kiến. Đến ngày
12/11/2016, công an huyện V phối hợp với công an LP, huyện LH qua làm việc với
anh T anh cam kết đến ngày 14/11/2016 trả 20.000.000 đồng ngày 21/11/2016
trả 20.000.000 đồng còn lại. Khi đến hạn cam kết thì anh T vẫn không thực hiện. Ngân
hàng u cầu anh T trách nhiệm trả lại cho Ngân hàng số tiền 40.000.000đ, đồng thời
tính lãi chậm trả theo mức lãi suất 10% /năm kể từ ngày
22/11/2016 cho đến khi trả dứt số tiền trên. Tòa án chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn
NN & PTNT VN: Buộc anh T có trách nhiệm trả cho nguyên đơn NN & PTNT VN số
tiền 40.000.000đ, đình chỉ xét xử yêu cầu của nguyên đơn về việc yêu cầu bị đơn trả lãi
chậm trả theo mức lãi suất 10%/năm.
1. Thế nào là được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
Pháp luật dân sự hiện hành không có định nghĩa rõ ràng về khái niệm được lợi về
tài sản không có căn cứ pháp luật, nên định nghĩa sau đây mà nhóm đưa ra sẽ dựa theo
giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, khoản 2 Điều
576 Bộ Luật dân sự 2015 và Điều 236 Bộ Luật dân sự 2015:
“Điều 579. Nghĩa vụ hoàn trả
2. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt
hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại
Điều 236 của Bộ luật này.”
“Điều 236. Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản
không có căn cứ pháp luật
Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình,
liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản
thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ
luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
lOMoARcPSD| 46342576
2
Như vậy, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật được hiểu:
- Là sự gia tăng tài sản hoặc phát sinh việc chiếm hữu, sử dụng của một chủ thể đối
với tài sản nhưng không dựa trên căn cứ do pháp luật quy định (Không có căn cứ
pháp luật ở đây tức là việc chủ thể được lợi nhận được lợi ích đó không thuộc các
trường hợp pháp luật quy định.) hoặc có thể là người được lợi đáng ra (một cách
tất yếu) phải bị mất đi 1 khoản lợi nào đó nhưng họ lại không bị mất và dẫn đến
thiệt hại của 1 chủ thể khác.
- Là việc tránh được những khoản chi phí để bảo quản, giữ nguyên tài sản mà lẽ ra
tài sản phải giảm sút. Ví dụ: rải nhầm phân bón vào đám ruộng bên cạnh mà tưởng
là ruộng nhà mình (điều kiện: hai đám ruông cùng một giống lúa, cùng thời gian
sinh trưởng)
1
Một ví dụ khác đó là nhận được tiền do người khác giao nhầm; ngân hàng nhầm lẫn
khi chuyển quá số tiền vào tài khoản của khách hàng
2. Vì sao được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là căn cứ phát sinh nghĩa vụ?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 275 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về căn cứ để phát sinh
nghĩa vụ:
“Điều 275. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ
Nghĩa vụ phát sinh từ căn cứ sau đây:
1. Hợp đồng
2. Hành vi pháp lý đơn phương.
3. Thực hiện công việc không có ủy quyền.
4. Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
5. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật.
6. Căn cứ khác do pháp luật quy định.”
Áp dụng nguyên tắc cân bằng số học, khi được lợi về tài sản không có căn cứ pháp
luật thì giữa người được lợi và chủ sở hữu tài sản có thể sẽ phát sinh việc hoàn trả tài sản;
thanh toán chi phí cho người bảo quản, làm tăng giá trị tài sản hoặc bồi thường thiệt hại.
Cụ thể, tư tưởng chủ đạo của nguyên tắc này là mỗi người phải được hưởng và được giữ
lại những gì thuộc về mình. Do đó, khi bị mất, bị thiệt hại về tài sản ngoài ý muốn chủ
1
Chế Mỹ Phương Đài, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức –
Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 1
lOMoARcPSD| 46342576
3
quan, không phải do lỗi của mình, người đó có quyền được đòi lại. Đó là những căn cứ
làm phát sinh nghĩa vụ dân sự khi được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
Do đó được lợi về tài sản không căn cứ pháp luật một trong những căn cứ để
phát sinh nghĩa vụ.
3. Trong điều kiện nào người được lợi về tài sản không căn cứ pháp luật trách
nhiệm hoàn trả?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 579 Bộ Luật dân sự 2015 quy định: “Người được lợi về
tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả
khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật
này.”
Dựa vào điều khoản trên thì ta có thể hiểu, khi một chủ thể được lợi về tài sản mà
không có căn cứ pháp luật thì để phát sinh nghĩa vụ hoàn trả phải bao gồm các điều kiện
sau:
- Sự được lợi này đã gây thiệt hại về tài sản cho chủ sở hữu
- Sự được lợi này do không thuộc các trường hợp mà pháp luật dân sự quy định nên
người được lợi không có căn cứ để xác lập các quyền sở hữu, chiếm hữu tài sản đó.
- Người phát sinh trách nhiệm hoàn trả không lỗi, được lợi về tài sản nhưng không
hay biết đó là tài sản của người khác, mà cho rằng đó là tài sản của mình.
(Lý giải việc xác định người được lợi không có lỗi nên phát sinh trách nhiệm hoàn
trả: vì nếu xác định chủ thể được lợi không có lỗi thì sẽ không phát sinh trách
nhiệm bồi thường, trách nhiệm duy nhất của chủ thể trên chỉ là hoàn trả lại toàn
bộ khoản lợi mình đã nhận thôi)
2
Ngoài ra căn cứ theo Điều 581 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định:
“Điều 581. Nghĩa vụ hoàn trả hoa lợi, lợi tức
1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có
căn cứ pháp luật và không ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời
điểm chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
2. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có
căn cứ pháp luật nhưng ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm
2
Chế Mỹ Phương Đài, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức –
Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 1
lOMoARcPSD| 46342576
4
người đó biết hoặc phải biết việc chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không
có căn cứ pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.”
Theo đó ngoài trách nhiệm hoàn trả lại khoản lợi thì chủ thể được lợi còn phải
hoàn trả hoa lợi lợi tức thu được từ phần được lợi của bản thân. Điều kiện để phát sinh
nghĩa vụ hoàn trả ở đây là từ phần tài sản được lợi không có căn cứ pháp luật kia mà chủ
thể được lợi thu được thêm hoa lợi lợi tức. Và thời điểm tính phần hoa lợi lợi tức đó sẽ
dựa vào việc người được lợi là ngay tình hay không ngay tình.
4. Trong vụ việc được bình luận, đây trường hợp được lợi về tài sản không
căn cứ pháp luật không? Vì sao?
Trong vụ việc được bình luận, đây trường hợp được lợi về tài sản không căn
cứ pháp luật.
Đầu tiên, chị T nộp số tiền mặt là 5 triệu cho Phòng giao dịch của nguyên đơn để
nguyên đơn chuyển số tiền đó vào tài khoản của anh T. Vậy tức là số tiền mà anh T nhận
được từ ngân hàng chỉ là 5 triệu.
Sau đó phía ngân hàng chuyển nhầm thành 50.000.000 triệu đồng vào tài khoản
anh T, tức là tài khoản của anh T có sự gia tăng về lượng tiền không có căn cứ hợp pháp,
cụ thể ở đây là 45.000.000 đồng, bởi anh T không hề có một giao dịch xác định rõ phía
ngân hàng cũng như nguyên đơn NN & PTNT VN có trách nhiệm chuyển giao cho anh T
số tiền 45.000.000 đồng (căn cứ theo khoản 2 Điều 221 Bộ Luật dân sự 2015 về căn cứ
xác lập quyền sở hữu:Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án,
quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.”). Và cũng căn cứ theo
Điều 221 Bộ Luật dân sự 2015, anh cũng không thuộc trường hợp nào trong điều này để
được xác lập quyền sở hữu đối với số tiền 45.000.000 đồng trên.
Sau khi nhận được số tiền này, anh đã dùng 40.000.000 đồng để trả nợ cho chị gái
mình, đây là việc chiếm hữu và sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật từ số tiền do
Ngân hàng chuyển nhầm trên, anh đã được hưởng lợi từ việc sử dụng số tiền đó.
Như vậy, trừ 5 triệu đồng đã bị Ngân hàng phong tỏa 5 triệu đồng do chị T chuyển
cho anh thì số tiền anh được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
40.000.000 đồng
5. Nếu Ngân hàng không rút yêu cầu tính lãi chậm trả thì phải xử lý như thế nào?
Cụ thể, anh T có phải chịu lãi không? Nếu chịu lãi từ thời điểm nào, đến thời điểm
nào và mức lãi là bao nhiêu?
Nếu Ngân hàng không rút yêu cầu tính lãi chậm trả thì anh T vẫn phải chịu lãi
chậm trả. Căn cứ theo khoản 1 Điều 357 Bộ Luật dân sự 2015 quy định: “Điều 357.
Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền
lOMoARcPSD| 46342576
5
1. Trường hợp bên nghĩa vụ chậm trtiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm
trả tương ứng với thời gian chậm trả.”
Vì anh T được lợi về tài sản từ Ngân hàng nên anh sẽ phát sinh nghĩa vụ hoàn trả
số tiền được lợi với Ngân hàng. Anh T sẽ phải chịu lãi tính từ thời điểm ngân hàng yêu
cầu T trả số tiền đó cho đến khi anh T hoàn thành nghĩa vụ trả 40.000.000 đồng cho
Ngân hàng (tức từ ngày 22/11/2016 đến khi anh trả hết số tiền trên). Căn cứ theo khoản 2
Điều 357:
“Điều 357. Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền
2. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng
không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của
Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều
468 của Bộ luật này.”
“Điều 468. Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được
vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy
định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ
Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp
gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản
này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.”
Theo đó thì khi ngân hàng đưa ra mức lãi suất 10%/năm là hợp lý (không vượt quá
mức giới hạn quy định là 20%), nếu giữa Ngân hàng và anh T thỏa thuận được mức lãi
suất trên thì sẽ áp dụng theo mức lãi suất đó. Tuy nhiên nếu 2 bên không thỏa thuận được
với nhau thì sẽ tính lãi dựa theo khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015: “Điều 468. Lãi
suất
3. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất
và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới
hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”
Mức lãi suất giới hạn theo luật quy định tại thời điểm trả nợ (22/11/2016) là
20%/năm theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, do đó mức lãi suất để trả lãi chậm trả
của anh T với Ngân hàng sẽ được tính bằng 50% của 20%, tức lãi suất được xác định là
10%/năm.
lOMoARcPSD| 46342576
6
VẤN ĐỀ 2: GIAO KẾT HỢP ĐỒNG CÓ ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH
*Tóm tắt Quyết định số 09/2022/DS-GĐT ngày 30/3/2022 của Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao:
Nguyên đơn: Ông Trần Thế Nhân, Thị Hồng Lan (vợ ông Nhân), Ông Trần Nhật
Minh và bà Đặng Ngọc Diễm (con trai và con dâu ông Nhân).
Bị đơn: Bà Phan Minh Yến.
Nội dung vụ án: Ông Nhân Lan tạo lập được tài sản nhà đất tọa lạc tại Khu vực
4, phường Hưng Phú, quận i Răng, TP. Cần Thơ theo giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất số 02273 cấp ngày 20/11/2001. Năm 2007, mảnh đất trên bị thu hồi để thực hiện dự án
tái định do Công ty Phát triển nhà Cần Thơ (sau đây viết tắt Công ty) làm chủ đầu tư.
Diện tích đất gia đình ông Nhân bị thu hồi chỉ được nhận nền tái định cư có diện tích 60m2
nhưng theo thiết kế của dự án thì lô đất nền tái định cư có diện tích 92,5m2. Ông Nhân đã
đóng thêm tiền sở hạ tầng 66.060.000 đồng đối với diện tích chênh lệch ông đã
đóng xong được Công ty bàn giao đất nêu trên vào ngày 23/4/2008. Ngày 21/11/2013,
vợ chồng ông Nhân vợ chồng ông Minh kết với Yến Văn bản thỏa thuận chuyển
nhượng lô đất nền trên cho bà Yến với giá 520 triệu đồng vợ chồng ông Nhân cũng đã
nhận đủ tiền. Do có nhu cầu về nhà ở và nhận thấy việc thỏa thuận chuyển nhượng với
Yến không đúng quy định của pháp luật nên phía nguyên đơn khởi kiện yêu cầu hủy văn
bản thỏa thuận nêu trên. Tại Bản án dân sự thẩm, tòa tuyên không chấp nhận yêu cầu
khởi kiện của nguyên đơn về việc yêu cầu hủy văn bản thỏa thuận về việc chuyển nhượng
ngày 21/11/2013 và các bên tiếp tục thực hiện theo văn bản thỏa thuận. Tại Bản án dân sự
phúc thẩm lại chấp nhận yêu cầu khởi kiện của phía nguyên đơn và tuyên bố văn bản thỏa
thuận nên trên hiệu. Tại quyết định Giám đốc thẩm, Tòa tuyên giữ hủy bản án dân sự
thẩm, giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm. Tại quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tòa
tuyên hủy quyết định giám đốc thẩm và xét xử vụ án lại theo thủ tục sơ thẩm.
1. BLDS có cho biết thế nào là hợp đồng giao kết có điều kiện phát sinh không?
Hợp đồng giao kết có điều kiện phát sinh được quy định trong khoản 6, Điều 402
Bộ Luật Dân sự 2015: “Hợp đồng điều kiện hợp đồng việc thực hiện phụ thuộc
vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định”. Đồng thời, Điều 120
Bộ Luật Dân sự 2015 cũng quy định: “Trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện pt
sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh
hoặc hủy bỏ”. Điều này nghĩa là, điều kiện để làm phát sinh hiệu lực của hợp đồng
một sự kiện nào đó khi nó xảy ra, hợp đồng sẽ bắt đầu phát sinh hiệu lực. Nếu sự kiện
đó không xảy ra, hợp đồng sẽ không phát sinh hiệu lực.
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 284 BLDS năm 2015 xác định thực hiện nghĩa vụ
điều kiện như sau: “Trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về điều
lOMoARcPSD| 46342576
7
kiện thực hiện nghĩa vụ thì khi điều kiện phát sinh, bên nghĩa vụ phải thực hiện”. Căn
cứ vào khoản này, nếu điều kiện thực hiện nghĩa vụ phát sinh thì hợp đồng sẽ hiệu lực,
hai bên sẽ thực hiện hợp đồng theo nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng.
2. Trong trường hợp bên chuyển nhượng tài sản chưa quyền sở hữu tại thời
điểmgiao kết nhưng đang làm thủ tục hợp thức hóa quyền sở hữu, quy định
nào của BLDS coi đây là hợp đồng giao kết có điều kiện không?
Hiện tại, chưa có quy định nào của Bộ Luật dân sự quy định về vấn đề này.
Bộ Luật Dân sự 2015 quy định tại Điều 158: “Quyền sở hữu bao gồm quyền
chiếm hữu, quyền sử dụng quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của
luật.” Bên cạnh đó, Điều 192 còn quy định: “Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền
sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.” Từ hai điều luật này
ta có thể thấy rằng, chỉ khi quyền sở hữu đối với tài sản, cụ thể là quyền định đoạt, thì
mới có thể chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho người khác (hay chuyển nhượng tài sản).
Đồng thời, người không quyền sở hữu cũng thể quyền định đoạt tài sản,
nhưng chỉ có thể là người có uỷ quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật, căn cứ
theo Điều 195: “Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ quyền định đoạt tài sản theo
ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.” Ngoài hai trường hợp này ra, người
không có quyền sở hữu không thể chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho người khác.
Như vậy, xét trên quy định hiện hành, chưa có quy định nào về việc hai bên chuyển
nhượng tài sản chưa quyền sở hữu tại thời điểm giao kết nhưng đang làm thủ tục hợp
thức hóa quyền sở hữu hợp đồng giao kết có điều kiện. Tuy nhiên, tài sản này được coi
tài sản hình thành trong tương lai, việc được quyền sở hữu điều chắc chắn sẽ xảy
ra. Khoản 2 Điều 105 quy định rằng: “Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động
sản và động sản thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.” Cụ thể, tài
sản hình thành trong tương lai là: “a) Tài sản chưa hình thành; b) Tài sản đã hình thành
nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.”, căn cứ theo
khoản 2, Điều 108. Từ các điều này lập luận đã u tại u 1, ta thể hiểu rằng, trên
thực tế, việc tài sản y được xác lập quyền shữu thể được coi là điều kiện phát sinh
của hợp đồng. Vì vậy, Bộ Luật Dân sự cần những quy định cụ thể hơn về việc áp dụng
chế định sử dụng tài sản hình thành trong ơng lai làm điều kiện thể thực hiện nghĩa vụ
trong giao kết hợp đồng.
3. Trong Quyết định số 09, Tòa án nhân dân tối cao có coi hợp đồng trên là hợpđồng
giao kết có điều kiện không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
“Căn cứ vào nội dung thỏa thuận nêu trên giữa các bên thì “Văn bản thỏa thuận về
việc chuyển nhượng lô nền” là giao dịch dân sự có điều kiện, đó là khi vợ chồng ông Nhân,
bà Lan được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với lô đất nền thì phải ký Hợp đồng
lOMoARcPSD| 46342576
8
chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bà Yến theo đúng quy định của pháp luật; trường
hợp ông Nhân, Lan không thực hiện việc Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất nền này thì phải bồi thường cho bà Yến gấp 03 (ba) lần số tiền đã nhận các chi
phí khác mà bà Yến đã nộp cho Nhà nước (nếu có).”
4. Ngoài Quyết định số 09, còn bản án/quyết định nào khác đề cập đến vấn đề
nàykhông? Nêu một bản án/quyết định mà anh/chị biết.
Bản án số 219/2018/DS-PT ngày 12/9/2018 về tranh chấp hợp đồng góp vốn của
Tòa án nhân dân thành phố H giữa ông Ccông ty CPXLKT (công ty). Điều 1 của Hợp
đồng các bên thỏa thuận: “Bên B đồng ý góp cho bên A một số tiền theo giá trị (các) lô đất
tại điều 1.2 để nhận quyền sử dụng (các) đất này tại khu dân sông Tắc I, khóm
Phước Trung, phường Phước Long, thành phNha Trang nếu dự án “Chỉnh trị sông Tắc
và sông Quán Trường để đổi lấy giá trị quyền sử dụng đất xây dựng khu đô thị mới” được
UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt”. Tòa án xác định đối tượng của hợp đồng là “quyền sử
dụng đất” được khi “Ủy ban nhân dân tỉnh K phê duyệt và giao cho bên A” nên hợp
đồng này là hợp đồng có điều kiện. Tức là, “đề nghị giao kết hợp đồng” này đã tồn tại nếu
dự án đô xây dựng đô thị mới được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt nhưng chưa phát
sinh hiệu lực vì đối tượng của hợp đồng chưa có (lô đất các bên thỏa thuận chuyển nhượng
chưa được Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa giao đất). Hợp đồng chỉ được thực hiện khi
công ty cổ phần xây lắp được Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa giao đất, trong đó lô đất
thỏa thuận chuyển nhượng cho ông C.
Quyết định 14/2015/DS-GĐT về tranh chấp hợp đồng mua bán nhà giữa Tao
bà Diệp, chị Hà. Tao thoả thuận bán căn nhà số 36 Nguyễn Thị Diệu cho bà Diệp với
giá 900 lượng vàng, sau khi Tao hoàn thành các thủ tục bán hoá giá nhà được cấp
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà thì hai bên sẽ tiếp tục thực hiện việc mua bán nhà. Vậy,
giao dịch dân sự giữa các bên là giao dịch dân sự có điều kiện, điều kiện để phát sinh hiệu
lực của giao dịch là bà Tao hoàn thành các thủ tục bán hoá giá nhà và được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.
5. Theo Hội đồng thẩm phán, cho đến khi Lan được cấp Giấy chứng nhận quyềnsử
dụng đất, hợp đồng chuyển nhượng tranh chấp đã tồn tại chưa? Hợp đồng đó
có bị vô hiệu không? Vì sao?
Theo Hội đồng thẩm phán, “Văn bản thỏa thuận về việc chuyển nhượng nền”
ngày 21/11/2013 giữa vợ chồng ông Nhân, Lan với Yến không phải hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà là giao dịch bằng văn bản giữa các bên về việc cam
kết chuyển nhượng quyền sử dụng đất và trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu bên chuyển
nhượng không thực hiện nghĩa vụ đã thoả thuận cam kết. Tcũng nhận định về nội
dung bản cam kết rằng, khi được cấp đất, bà Lan phải ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền
lOMoARcPSD| 46342576
9
sử dụng đất cho Yến theo đúng quy định của pháp luật. Tức sau khi được cấp đất,
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mới được thành lập và ký kết.
Vậy, cho đến khi Lan được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng
chuyển nhượng tranh chấp chưa tồn tại đương nhiên không bị hiệu. Xét thấy, văn bản
thỏa thuận vviệc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa hai bên là hợp đồng điều kiện
căn cứ theo khoản 6, Điều 406 Bộ Luật Dân Sự 2005. Điều kiện làm phát sinh hiệu lực của
văn bản thỏa thuận này là việc Lan được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trách
nhiệm của Lan phải Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất sau khi được
cấp giấy. Từ thời điểm Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng này sẽ
tồn tại và phát sinh hiệu lực. Hợp đồng này không vi phạm về nội dung (đã được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất) và hình thức (có hợp đồng bằng văn bản) nên sẽ không bị
hiệu. Như vậy, trong trường hợp này, cho đến khi Lan được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, văn bản cam kết vẫn chưa đủ điều kiện để phát sinh hiệu lực, hợp đồng
chuyển nhượng cũng chưa tồn tại đương nhiên không bị hiệu. Nếu Lan chưa thì
giao dịch điều kiện giữa hai bên thể bị Ttuyên huỷ do không đáp ứng được điều
kiện làm phát sinh hiệu lực của văn bản. Từ đó, Hợp đồng chuyển nhượng đã tranh chấp
cũng không tồn tại do việc hợp đồng chỉ thể xảy ra khi văn bản cam kết được thực
hiện.
6. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết nêu trên của Hội đồng thẩm phán;Hướng
giải quyết trên của Hội đồng thẩm phán là hoàn toàn thuyết phục.
Hội đồng thẩm phán nhận định “văn bản thỏa thuận về việc chuyển nhượng lô nền”
ngày 21/11/2013 giữa nguyên đơn và bị đơn là giao dịch dân sự có điều kiện, văn bản này
không phải là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Điều này phù hợp với quy định
tại khoản 6, Điều 406 Bộ Luật dân sự 2005: “Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng việc
thực hiện phụ thuộc o việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.”
Điều kiện phát sinh hiệu lực của văn bản thỏa thuận này là khi vợ chồng ông Nhân, bà Lan
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với lô đất nền. Cho đến thời điểm khởi kiện
(20/7/2018) vợ chồng ông vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( được
cấp vào ngày 04/09/2018) nên văn bản thỏa thuận chưa phát sinh hiệu lực. vậy, vợ chồng
ông Nhân, Lan quyền đơn phương chấm dứt việc cam kết hợp đồng chuyển
nhượng theo thỏa thuận và bồi thường gấp 03 lần số tiền đã nhận. Tức là, vợ chồng ông bà
phải bồi thường số tiền 1.560.000.000 đồng (520.000.00.000 đồng x3).
7. Suy nghĩ của anh/chị về việc vận dụng các quy định liên quan đến giao kết hợpđồng
có điều kiện phát sinh.
Bộ luật dân sự 2015 một số điều luật liên quan đến giao kết hợp đồng điều
kiện phát sinh như sau:
lOMoARcPSD| 46342576
10
Điều 402. Các loại hợp đồng chủ yếu
6. Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay
đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.
“Điều 120. Giao dịch dân sự có điều kiện
1. Trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân
sựthì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ.
2. Trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy
rađược do hành vi cố ý cản trở trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên thì coi như điều kiện
đó đã xảy ra; trường hợp sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên cố ý thúc
đẩy cho điều kiện xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra.”
3. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho bên được tặng cho
khôngthực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”
Như vậy, theo khoản 6 Điều 402 Bộ luật dân sự 2015 thhiểu rằng, hợp đồng dân
sự có điều kiện là hợp đồng được giao kết hợp pháp nhưng hiệu lực của hợp đồng còn phụ
thuộc vào sự kiện là điều kiện do các bên thỏa thuận và theo đó khi sự kiện phát sinh hoặc
chấm dứt điều kiện đề hợp đồng được thực hiện, được thay đổi hoặc được chấm dứt
quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng.
Tuy nhiên, chưa sự thống nhất giữa khái niệm của hợp đồng điều kiện giao
dịch dân sự có điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 120 Bộ luật dân sự 2015. Về “sự
kiện nhất định” tại khoản 6 Điều 420, cần phải làm rõ xem có đồng nhất ý nghĩa với “điều
kiện phát sinh hoặc hủy bỏ” trong giao dịch điều kiện hay không, do “sự kiện” được
nhắc tới tại khoản 6 Điều 420 khái niệm khác so với “điều kiệnđược quy định tại
khoản 1 Điều 120. Sự kiện bản chất khách quan, chủ quan, sự tác động của bên
thứ ba hoặc do các bên tạo ra,… Sự kiện các bên thỏa thuận trong hợp đồng điều kiện
không làm nh hưởng tới hiệu lực của hợp đồng đó được coi một điều khoản trong
hợp đồng. Ngược lại, “điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ” là những sự kiện được xác lập có
ảnh hưởng tới hiệu lực của hợp đồng. Mặt khác, cũng cần bổ sung quy định về xác định sự
kiện là điều kiện của hợp đồng điều kiện nhằm phân biệt ràng giữa sự kiện điều kiện
trong hợp đồng có điều kiện với thực hiện nghĩa vụ có điều kiện, ví dụ như:
+ Sự kiện được chọn phải phù hợp với quy định của pháp luật không trái đạo đức
xã hội;
lOMoARcPSD| 46342576
11
+ Sự kiện phải mang nh khách quan, xuất hiện trong tương lai sau khi hợp đồng được
giao kết. Việc xuất hiện sự kiện hay không xuất hiện sự kiện hoàn toàn nằm ngoài
ý chí chủ quan của các chủ thể tham gia hợp đồng;
+ Trong trường hợp điều kiện một công việc phải thực hiện thì công việc phải khả
thi, tức có thể thực hiện được.
VẤN ĐỀ 3: HỢP ĐỒNG CHÍNH/PHỤ VÔ HIỆU
*Tình huống: Ngân hàng cho Công ty Thiên Minh vay một số tiền. Việc vay này được bà
Quế đứng ra bảo lãnh bằng một bất động sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng bà Quế.
Việc bảo lãnh bằng bất động sản đã được công chứng nhưng không có sự đồng ý của
chồng bà Quế. Khi xảy ra tranh chấp, Tòa án xét rằng “hợp đồng thế chấp trên bị vô
hiệu” và “không có cơ sở để buộc bà Quế phải chịu trách nhiệm dân sự đối với các
khoản nợ nêu trên”
1. Thế nào là hợp đồng chính hợp đồng phụ? Cho ví dụ minh họa đối với mỗi loại
hợp đồng.
Định nghĩa về hợp đồng chính và hợp đồng phụ được nêu ở khoản 3 và khoản 4 Điều
402 BLDS 2015:
“Điều 402. Các loại hợp đồng chủ yếu Hợp
đồng gồm các loại chủ yếu sau đây:
…..
3. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
4. Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
….”
- Về việc xác định hợp đồng chính và hợp đồng phụ vô hiệu được quy định tại khoản 2 và
khoản 3 Điều 407:
“Điều 407. Hợp đồng vô hiệu
…..
2. Sự hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp c
bêncó thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp
dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
3. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp
cácbên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.”
lOMoARcPSD| 46342576
12
Như vậy, hợp đồng chính là một hợp đồng tồn tại độc lập và được công nhận là có
hiệu lực không lệ thuộc vào sự tồn tại của hợp đồng phụ, cũng như hiệu lực của hợp đồng
phụ, trừ trường hợp các bên rõ ràng có những thỏa thuận ngược lại.
dụ 1: Hợp đồng vay tài sản thế chấp i sản đảm bảo. Hợp đồng vay tiền
hợp đồng độc lập không nhất thiết phải được bảo đảm bằng tài sản thế chấp. Ngay cả
khi việc vay tiền thế chấp tài sản bảo đảm điều khoản thế chấp (nếu thế chấp
một điều khoản trong hợp đồng vay) hoặc hợp đồng thế chấp (nếu thế chấp được lập bằng
văn bản riêng) bị vô hiệu, thì hiệu lực của hợp đồng vay tiền vẫn không bị ảnh hưởng.
Về hợp đồng phụ, loại hợp đồng chỉ thể xác lập, tồn tại cùng với hợp đồng
chính và có hiệu lực lệ thuộc vào hợp đồng chính. Khi hợp đồng chính bị vô hiệu, thì hợp
đồng phụ sẽ bị chấm dứt theo khoản 2 Điều 407 nêu trên. Khi hợp đồng chính bị vi phạm,
thì hợp đồng phụ mới có thể được thực hiện
Ví dụ 2: A mua của B 200 chiếc máy tính thuê B bảo dưỡng cho số máy tính đó
trong thời gian sử dụng; hợp đồng chính giữa A với B mua bán, hợp đồng phụ việc
bảo dưỡng máy tính; hiệu lực của hợp đồng mua bán không phụ thuộc vào hợp đồng bảo
dưỡng.
2. Quy định điều chỉnh hợp đồng chính/hợp đồng phụ hiệu trong một hệ thống
pháp luật nước ngoài.
Bộ luật dân sự Trung quốc có quy định về hợp đồng chính và hợp đồng phụ như sau:
“Điều 566. Sau khi hợp đồng bị huỷ bỏ mà nghĩa vụ chưa được thực hiện thì việc thực hiện
sẽ chấm dứt; trong trường hợp đã thực hiện nghĩa vụ thì các bên có thể căn cứ vào tình
trạng thực hiện tính chất của hợp đồng đyêu cầu khôi phục lại tình trạng ban đầu
hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả khác và có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Trường hợp hợp đồng bị hủy bỏ do vi phạm pháp luật thì bên quyền hủy bỏ hợp đồng
quyền yêu cầu bên vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lý, trừ trường hợp các n
thỏa thuận khác.
Sau khi hợp đồng chính bị hủy bỏ, bên bảo đảm vẫn có nghĩa vụ bảo đảm trách nhiệm của
con nợ, trừ trường hợp hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận khác.”
“Điều 682. Hợp đồng bảo lãnh là một hợp đồng tiếp cận phụ thuộc vào một hợp đồng yêu
cầu-nghĩa vụ chính. Trường hợp hợp đồng chính hiệu thì hợp đồng bảo lãnh hiệu,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
lOMoARcPSD| 46342576
13
Trường hợp hợp đồng bảo lãnh được xác định là vô hiệu thì con nợ, người bảo lãnh hoặc
chủ nợ có lỗi phải chịu trách nhiệm dân sự tương ứng với lỗi của mình.”
3
3. Trong vụ việc trên, ai là người (chủ thể) có nghĩa vụ trả tiền cho Ngân hàng?
Trong vụ việc trên, về bản chất thì Công ty Thiên Minh là bên có nghĩa vụ trả tiền
cho Ngân hàng vì Công ty Thiên Minh là chủ thể trong hợp đồng thực hiện việc vay ngân
hàng đó. Tuy nhiên Bà Quế là bên đứng ra bảo lãnh cho công ty với Ngân hàng là bên
nhận bảo lãnh. Căn cứ theo điểm b, Khoản 12, Điều 3 Thông tư 07/2015/TT-NHNN định
nghĩa: “Hợp đồng bảo lãnh là văn bản thỏa thuận giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo
lãnh và các bên có liên quan (nếu có) về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài
chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện
không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.”
Như vậy Quế phải nghĩa vụ trả số tiền đã vay cho Ngân hàng trong trường
hợp công ty Thiên Minh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trên.
4. Bà Quế tham gia với tư cách gì? Vì sao?
Bà Quế tham gia với tư cách là người bảo lãnh cho công ty Thiên Minh trong việc
vay tín dụng với Ngân hàng. Ở đây tồn tại một hợp đồng bảo lãnh với chủ thể đứng ra
bảo lãnh là bà Quế, bên được bảo lãnh là công ty Thiên Minh, bên nhận bảo lãnh là Ngân
hàng. Bà có sử dụng “hợp đồng thế chấp” là biện pháp bảo đảm cho việc bảo lãnh khoản
vay của công ty Thiên Minh, với đối tượng thế chấp là bất động sản thuộc sở hữu chung
giữa bà và chồng bà.
5. Việc Tòa tuyên hợp đồng thế chấp vô hiệu có hợp lý không? Vì sao?
Tòa tuyên hợp đồng thế chấp vô hiệu là hợp lý.
Quyền sử dụng đất mà bà Quế sử dụng để thế chấp là tài sản chung của 2 vợ chồng
phải được sự đồng ý của cả 2 khi thế chấp, dựa trên điểm a khoản 2 Điều 35 Luật
hôn nhân và gia đình 2014:
“Điều 35. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung
2. Việc định đoạt tài sản chung phải sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong
những trường hợp sau đây: a) Bất động sản”
Nếu chỉ 1 người thì phải được sự ủy quyền của người còn lại theo khoản 2
Điều 24 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
3
Bản dịch Bộ luật dân sự Trung Quốc phần Hợp đồng, Cổng thông tin pháp luật trung quốc CJO
https://vi.chinajusticeobserver.com/law/x/civil-code-of-china-part-iii-contract-20200528
lOMoARcPSD| 46342576
14
“Điều 24. Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng
2. Vợ, chồng thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện chấm dứt giao dịch mà theo
quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của
cả hai vợ chồng.”
Như vậy, nếu chỉvợ ký tên trong hợp đồng thế chấp với ngân hàng thì người vợ
phải văn bản ủy quyền từ người chồng về sự đồng ý của cả hai bên về việc người đại
diện tên trong hợp đồng thế chấp. Còn nếu không có giấy ủy quyền thì phải được ký bởi
cả vợ chồng. Nhưng trong trường hợp này chỉ Quế hợp đồng thế chấp,
không văn bản ủy quyền từ chồng. Như vậy, hợp đồng thế chấp hiệu theo điểm a
khoản 1 Điều 117 BLDS 2015:
Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch
dân sự được xác lập”
một mình Quế không năng lực pháp luật dân sự phù hợp để kết hợp
đồng thế chấp, nên hợp đồng trên vô hiệu, Tòa xét hợp đồng trên vô hiệu là hợp lý.
6. Theo Toà án, bà Quế có còn trách nhiệm gì đối với Ngân hàng không?
Theo Toà án, bà Quế không phải chịu trách nhiệm dân sự với các khoản nợ đó.
Căn cứ tại đoạn: “Khi xảy ra tranh chấp, Tòa án xét rằng “hợp đồng thế chấp trên
bị vô hiệu” và “không có cơ sở để buộc bà Quế phải chịu trách nhiệm dân sự đối với các
khoản nợ nêu trên””.
7. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án trong vụ việc trên liên quan
đến trách nhiệm của bà Quế.
Theo tôi, hướng giải quyết của Tòa án là phán hợp đồng thế chấp bị vô hiệu là hợp
lý.
Căn cứ tại khoản 3 Điều 213 BLDS 2015 quy định: “Vợ chồng thoả thuận hoặc uỷ
quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung”.
Theo đó, khi mang tài sản chung của vợ chồng đi giao dịch thì phải cần có sự đồng
ý của người còn lại. Mà trong tình huống trên bất đông sản là tài sản chung của vợ chồng 
bà Quế nhưng bà Quế định đoạt làm tài sản bảo lãnh mà chưa có sự đồng ý của chồng
nên Tòa có cơ sở để phán hợp đồng vô hiệu. Bên cạnh đó, Tòa chỉ tuyên bố vô hiêu đối 
với hợp đồng phụ là hợp đồng thế chấp bất đông sản của vợ chồng bà Quế chứ không 
lOMoARcPSD| 46342576
15
tuyên vô hiêu với hợp đồng chính là hợp đồng bảo lãnh của bà Quế đối với việ c vay
tiền  của công ty Thiên Minh và ngân hàng.
VẤN ĐỀ 4: PHÂN BIỆT THỜI HIỆU KHỞI KIỆN TRANH CHẤP VỀ
TÀI SẢN VÀ HỢP ĐỒNG
*Tóm tắt Quyết định số 14/2017/QĐ-PT ngày 14/7/2017 của TAND tỉnh Hưng Yên:
Ngày 26/11/2016, nguyên đơn ông Vũ Văn V nộp đơn khởi kiện đnghị TAND
huyện V giải quyết buộc bị đơn ông Văn P trả lại 25 triệu đồng tiền đặt cọc 45
triệu đồng tiền phạt do vi phạm thỏa thuận đặt cọc, theo hợp đồng chuyển nhượng quyền
sử dụng đất ngày 07/6/2010.
Quyết định của Tòa án: TAND huyên V đình chỉ toàn bộ vụ án với do hết thời hiệ
khởi kiên. TAND tỉnh ng Yên chấp nhn đơn kháng cáo của ông V, hủy Quyết địn
đình chỉ giải quyết vụ án dân sự số 07/2017/-ST ngày 26/4/2017 của TAND huyện V
và chuyển hồ sơ vụ án cho TAND huyện V tiếp tục giải quyết theo quy định của pháp luật.
1. Những điểm khác biệt giữa thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng thời hiệu
khởi kiện tranh chấp về quyền sở hữu tài sản
Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án
giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó
kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
Nhìn chung, đối với tranh chấp tài sản, sẽ có một số trường hợp không áp dụng thời
hiệu khởi kiện. Còn thời hiệu khởi kiện về hợp đồng thì luôn áp dụng thời hiệu khởi kiện.
Cụ thể được quy định tại Điều 155 BLDS 2015 và Điều 429 BLDS 2015 như sau:
“Điều 155. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện
Thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp sau đây:
1. Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.
2. Yêu cầu bảo vệ quyền shữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác liên quan quyđịnh
khác.
3. Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.
4. Trường hợp khác do luật quy định.”
lOMoARcPSD| 46342576
16
“Điều 429. Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng 03 m, kể từ
ngày người quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền lợi ích hợp pháp của mình bị
xâm phạm.”
Qua 2 quy định trên, thời hiệu yêu cầu khởi kiện tranh chấp hợp đồng 3 năm kể
từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích của mình bị xâm hại.
Còn yêu cầu khởi kiện tranh chấp về quyền sở hữu tài sản không áp dụng thời hiệu khởi
kiện tức là thời hiệu yêu cầu khởi kiện tranh chấp về quyền sở hữu tài sản là vô hạn.
2. Theo anh/chị, tranh chấp về số tiền 45tr là tranh chấp hợp đồng hay tranh chấp về
quyền sở hữu tài sản? Vì sao?
Tranh chấp vsố tiền 45 triệu tranh chấp vhợp đồng. Vì đây tiền phạt do vi
phạm thỏa thuận đặt cọc, mà thỏa thuận đặt cọc được coi là một hợp đồng giữa ông V với
ông P.
Do đó, khi vi phạm thỏa thuận đặt cọc thì chính vi phạm hợp đồng, nên ông P
phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, dựa trên căn cứ pháp lý tại điểm a khoản 1 Điều
423 và khoản 1 Điều 427 BLDS 2015:
“Điều 423. Hủy bỏ hợp đồng
1. Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp
sau đây:
a) Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận”
“Điều 427. Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng
1. Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên
không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường
thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp”
Như vậy, ông P đã vi phạm thỏa thuận đặt cọc và ông V có quyền hủy bỏ hợp đồng
không phải bồi thường thiệt hại. Bên cạnh đó, khi hợp đồng bhủy bỏ thì các bên vẫn
phải thực hiện bồi thường thiệt hại, nên ông P vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt
hại cho ông V.
3. Theo anh/chị, tranh chấp về số tiền 25 triệu là tranh chấp hợp đồng hay tranh chấp
về quyền sở hữu tài sản? Vì sao?
Tranh chấp về số tiền 25 triệu tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.số tiền 25
triệu đồng số tiền mà ông V đã đặt cọc cho ông P theo hợp đồng chuyển nhượng quyền
lOMoARcPSD| 46342576
17
sử dụng đất ngày 07/06/2010. Theo khoản 2 Điều 328 BLDS 2015 quy định về đặt cọc như
sau:
“Điều 328. Đặt cọc
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên
đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết,
thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ
chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một
khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Như vậy, vì ông P không thực hiện nghĩa vụ của mình nên được tính ông P đã từ
chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng. Vì vậy, ông P phải trả lại cho ông V số tiền 25 triệu.
4. Đường lối giải quyết của Tòa về 2 khoản tiền trên có thuyết phục không? Vì sao?
Tòa giải quyết 2 khoản tiền kia cụ thể như sau: Đối với số tiền 45 triệu, đã hết
thời hiệu khởi kiện nên Tòa không xử lý; Đối với số tiền 25 triệu, vì thuộc trường hợp đòi
lại tài sản nên không áp dụng thời hiệu để xử lý.
Tòa dựa vào điểm b khoản 2 Điều 23 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP để áp dụng
thời hiệu, cụ thể:
“Điều 23. Về thời hiệu khởi kiện quy định tại khoản 3 Điều 159 của BLTTDS 2.
Đối với các tranh chấp dân sự sau đây thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện:
b) Tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu là tranh chấp về tài sản
thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của mình nhưng do người khác quản lý,
chiếm hữu tài sản đó”
Quyết định trên đã hết hiệu lực vào thời điểm ông V nộp đơn khởi kiện là vào
26/11/2016, tuy nhiên dựa trên căn cứ Tòa xác định, tức Điều 2 Nghị quyết số
103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội đối với việc thi hành Bộ luật tố tụng dân
sự 2015 quy định:
“Điều 2
Đối với các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại,
lao động phát sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 thì áp dụng quy định về thời hiệu tại
Điều 159 điểm h khoản 1 Điều 192 của Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 đã
được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12”
Đồng thời Điều 23 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP Nghị quyết hướng dẫn
Điều 159 Bộ luật tố tụng dân sự 2005 nên việc Tòa áp dụng như trên là hợp lý
5. Đường lối giải quyết cho hoàn cảnh như trên có thay đổi không khi áp dụng
lOMoARcPSD| 46342576
18
BLDS 2015? Vì sao?
BLDS 2015quy định về thời hiệu khởi kiện về hợp đồngthời hiệu khởi kiện
yêu cầu bồi thường thiệt hại tại Điều 429 và Điều 588 cụ thể như sau:
“Điều 588. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu
cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.”
Như vậy, nếu áp dụng BLDS 2015 để giải quyết vụ việc thì thời hiệu ông V yêu cầu
ông P bồi thường, cụ thể là bồi thường 45 triệu, được coi là đã hết thời hiệu khởi kiện. Như
vậy, đối với yêu cầu trên, Tòa sẽ không giải quyết.
Bên cạnh đó, về yêu cầu đòi lại 25 triệu tiền cọc của ông V được coi là yêu cầu bảo
vệ quyền sở hữu, được quy định tại khoản 2 Điều 155 BLDS 2015, vậy tòa không áp
dụng thời hiệu khởi kiện đối với trường hợp trên:
“Điều 155. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện
Thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp sau đây:
2. Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác liên quan quy
định khác.”
| 1/18

Preview text:

lOMoAR cPSD| 46342576
VẤN ĐỀ 1: ĐƯỢC LỢI VỀ TÀI SẢN KHÔNG CÓ CĂN CỨ PHÁP LUẬT
*Tóm tắt Bản án số 19/2017/DS – PT ngày 03/05/2017 của Tòa án nhân dân huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long
Chị Huỳnh Diệu T nộp số tiền mặt 5.000.000 đồng tại Phòng giao dịch xã TB thuộc
chi nhánh NN & PTNT huyện V, tỉnh VL để chuyển cho anh Đặng Trường T. Phòng giao
dịch xã TB chuyển nhầm số tiền là 50.000.000 đồng. Sau đó, anh T đã rút tiền mặt
45.000.000 đồng để trả nợ cho chị ruột là Đặng Thị Mỹ. Khi phát hiện sai sót, phía Ngân
hàng huyện V đã phong tỏa số dư tài khoản còn lại là 5.045.700 đồng và thông báo đến cho
anh T biết số tiền mà Ngân hàng đã chuyển thừa là 45.000.000 đồng và yêu cầu anh T trả
lại. Ngày 8/11/2016, anh T thừa nhận và hứa trả lại nhưng sau đó thay đổi ý kiến. Đến ngày
12/11/2016, công an huyện V phối hợp với công an xã LP, huyện LH qua làm việc với
anh T và anh cam kết đến ngày 14/11/2016 trả 20.000.000 đồng và ngày 21/11/2016
trả 20.000.000 đồng còn lại. Khi đến hạn cam kết thì anh T vẫn không thực hiện. Ngân
hàng yêu cầu anh T có trách nhiệm trả lại cho Ngân hàng số tiền 40.000.000đ, đồng thời
tính lãi chậm trả theo mức lãi suất 10% /năm kể từ ngày
22/11/2016 cho đến khi trả dứt số tiền trên. Tòa án chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn
NN & PTNT VN: Buộc anh T có trách nhiệm trả cho nguyên đơn NN & PTNT VN số
tiền 40.000.000đ, đình chỉ xét xử yêu cầu của nguyên đơn về việc yêu cầu bị đơn trả lãi
chậm trả theo mức lãi suất 10%/năm.
1. Thế nào là được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
Pháp luật dân sự hiện hành không có định nghĩa rõ ràng về khái niệm được lợi về
tài sản không có căn cứ pháp luật, nên định nghĩa sau đây mà nhóm đưa ra sẽ dựa theo
giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, khoản 2 Điều
576 Bộ Luật dân sự 2015 và Điều 236 Bộ Luật dân sự 2015:
“Điều 579. Nghĩa vụ hoàn trả
2. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt
hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại
Điều 236 của Bộ luật này.”

“Điều 236. Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản
không có căn cứ pháp luật
Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình,
liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản
thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ
luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
1 lOMoAR cPSD| 46342576
Như vậy, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật được hiểu:
- Là sự gia tăng tài sản hoặc phát sinh việc chiếm hữu, sử dụng của một chủ thể đối
với tài sản nhưng không dựa trên căn cứ do pháp luật quy định (Không có căn cứ
pháp luật ở đây tức là việc chủ thể được lợi nhận được lợi ích đó không thuộc các
trường hợp pháp luật quy định.) hoặc có thể là người được lợi đáng ra (một cách
tất yếu) phải bị mất đi 1 khoản lợi nào đó nhưng họ lại không bị mất và dẫn đến
thiệt hại của 1 chủ thể khác.
- Là việc tránh được những khoản chi phí để bảo quản, giữ nguyên tài sản mà lẽ ra
tài sản phải giảm sút. Ví dụ: rải nhầm phân bón vào đám ruộng bên cạnh mà tưởng
là ruộng nhà mình (điều kiện: hai đám ruông cùng một giống lúa, cùng thời gian sinh trưởng)1
Một ví dụ khác đó là nhận được tiền do người khác giao nhầm; ngân hàng nhầm lẫn
khi chuyển quá số tiền vào tài khoản của khách hàng
2. Vì sao được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là căn cứ phát sinh nghĩa vụ?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 275 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về căn cứ để phát sinh nghĩa vụ:
“Điều 275. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ
Nghĩa vụ phát sinh từ căn cứ sau đây: 1. Hợp đồng
2. Hành vi pháp lý đơn phương.
3. Thực hiện công việc không có ủy quyền.
4. Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
5. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật.
6. Căn cứ khác do pháp luật quy định.”
Áp dụng nguyên tắc cân bằng số học, khi được lợi về tài sản không có căn cứ pháp
luật thì giữa người được lợi và chủ sở hữu tài sản có thể sẽ phát sinh việc hoàn trả tài sản;
thanh toán chi phí cho người bảo quản, làm tăng giá trị tài sản hoặc bồi thường thiệt hại.
Cụ thể, tư tưởng chủ đạo của nguyên tắc này là mỗi người phải được hưởng và được giữ
lại những gì thuộc về mình. Do đó, khi bị mất, bị thiệt hại về tài sản ngoài ý muốn chủ
1 Chế Mỹ Phương Đài, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức –
Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 1 2 lOMoAR cPSD| 46342576
quan, không phải do lỗi của mình, người đó có quyền được đòi lại. Đó là những căn cứ
làm phát sinh nghĩa vụ dân sự khi được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
Do đó được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là một trong những căn cứ để phát sinh nghĩa vụ.
3. Trong điều kiện nào người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật có trách nhiệm hoàn trả?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 579 Bộ Luật dân sự 2015 quy định: “Người được lợi về
tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả
khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.”

Dựa vào điều khoản trên thì ta có thể hiểu, khi một chủ thể được lợi về tài sản mà
không có căn cứ pháp luật thì để phát sinh nghĩa vụ hoàn trả phải bao gồm các điều kiện sau:
- Sự được lợi này đã gây thiệt hại về tài sản cho chủ sở hữu
- Sự được lợi này do không thuộc các trường hợp mà pháp luật dân sự quy định nên
người được lợi không có căn cứ để xác lập các quyền sở hữu, chiếm hữu tài sản đó.
- Người phát sinh trách nhiệm hoàn trả không có lỗi, được lợi về tài sản nhưng không
hay biết đó là tài sản của người khác, mà cho rằng đó là tài sản của mình.
(Lý giải việc xác định người được lợi không có lỗi nên phát sinh trách nhiệm hoàn
trả: vì nếu xác định chủ thể được lợi không có lỗi thì sẽ không phát sinh trách
nhiệm bồi thường, trách nhiệm duy nhất của chủ thể trên chỉ là hoàn trả lại toàn
bộ khoản lợi mình đã nhận thôi
)2
Ngoài ra căn cứ theo Điều 581 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định:
“Điều 581. Nghĩa vụ hoàn trả hoa lợi, lợi tức 1.
Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có
căn cứ pháp luật và không ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời
điểm chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
2.
Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có
căn cứ pháp luật nhưng ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm
2 Chế Mỹ Phương Đài, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức –
Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 1 3 lOMoAR cPSD| 46342576
người đó biết hoặc phải biết việc chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không
có căn cứ pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.”

Theo đó ngoài trách nhiệm hoàn trả lại khoản lợi thì chủ thể được lợi còn phải
hoàn trả hoa lợi lợi tức thu được từ phần được lợi của bản thân. Điều kiện để phát sinh
nghĩa vụ hoàn trả ở đây là từ phần tài sản được lợi không có căn cứ pháp luật kia mà chủ
thể được lợi thu được thêm hoa lợi lợi tức. Và thời điểm tính phần hoa lợi lợi tức đó sẽ
dựa vào việc người được lợi là ngay tình hay không ngay tình.
4. Trong vụ việc được bình luận, đây có là trường hợp được lợi về tài sản không có
căn cứ pháp luật không? Vì sao?
Trong vụ việc được bình luận, đây là trường hợp được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
Đầu tiên, chị T nộp số tiền mặt là 5 triệu cho Phòng giao dịch của nguyên đơn để
nguyên đơn chuyển số tiền đó vào tài khoản của anh T. Vậy tức là số tiền mà anh T nhận
được từ ngân hàng chỉ là 5 triệu.
Sau đó phía ngân hàng chuyển nhầm thành 50.000.000 triệu đồng vào tài khoản
anh T, tức là tài khoản của anh T có sự gia tăng về lượng tiền không có căn cứ hợp pháp,
cụ thể ở đây là 45.000.000 đồng, bởi anh T không hề có một giao dịch xác định rõ phía
ngân hàng cũng như nguyên đơn NN & PTNT VN có trách nhiệm chuyển giao cho anh T
số tiền 45.000.000 đồng (căn cứ theo khoản 2 Điều 221 Bộ Luật dân sự 2015 về căn cứ
xác lập quyền sở hữu: “Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án,
quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.”
). Và cũng căn cứ theo
Điều 221 Bộ Luật dân sự 2015, anh cũng không thuộc trường hợp nào trong điều này để
được xác lập quyền sở hữu đối với số tiền 45.000.000 đồng trên.
Sau khi nhận được số tiền này, anh đã dùng 40.000.000 đồng để trả nợ cho chị gái
mình, đây là việc chiếm hữu và sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật từ số tiền do
Ngân hàng chuyển nhầm trên, anh đã được hưởng lợi từ việc sử dụng số tiền đó.
Như vậy, trừ 5 triệu đồng đã bị Ngân hàng phong tỏa và 5 triệu đồng do chị T chuyển
cho anh thì số tiền anh được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là 40.000.000 đồng
5. Nếu Ngân hàng không rút yêu cầu tính lãi chậm trả thì phải xử lý như thế nào?
Cụ thể, anh T có phải chịu lãi không? Nếu chịu lãi từ thời điểm nào, đến thời điểm
nào và mức lãi là bao nhiêu?

Nếu Ngân hàng không rút yêu cầu tính lãi chậm trả thì anh T vẫn phải chịu lãi
chậm trả. Căn cứ theo khoản 1 Điều 357 Bộ Luật dân sự 2015 quy định: “Điều 357.
Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền
4 lOMoAR cPSD| 46342576
1. Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm
trả tương ứng với thời gian chậm trả.”
Vì anh T được lợi về tài sản từ Ngân hàng nên anh sẽ phát sinh nghĩa vụ hoàn trả
số tiền được lợi với Ngân hàng. Anh T sẽ phải chịu lãi tính từ thời điểm ngân hàng yêu
cầu T trả số tiền đó cho đến khi anh T hoàn thành nghĩa vụ trả 40.000.000 đồng cho
Ngân hàng (tức từ ngày 22/11/2016 đến khi anh trả hết số tiền trên). Căn cứ theo khoản 2 Điều 357:
“Điều 357. Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền
2. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng
không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của
Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều
468 của Bộ luật này.”
“Điều 468. Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được
vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy
định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ
Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản
này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.”
Theo đó thì khi ngân hàng đưa ra mức lãi suất 10%/năm là hợp lý (không vượt quá
mức giới hạn quy định là 20%), nếu giữa Ngân hàng và anh T thỏa thuận được mức lãi
suất trên thì sẽ áp dụng theo mức lãi suất đó. Tuy nhiên nếu 2 bên không thỏa thuận được
với nhau thì sẽ tính lãi dựa theo khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015: “Điều 468. Lãi suất
3. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất
và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới
hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”

Mức lãi suất giới hạn theo luật quy định tại thời điểm trả nợ (22/11/2016) là
20%/năm theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, do đó mức lãi suất để trả lãi chậm trả
của anh T với Ngân hàng sẽ được tính bằng 50% của 20%, tức lãi suất được xác định là 10%/năm. 5 lOMoAR cPSD| 46342576
VẤN ĐỀ 2: GIAO KẾT HỢP ĐỒNG CÓ ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH
*Tóm tắt Quyết định số 09/2022/DS-GĐT ngày 30/3/2022 của Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao:
Nguyên đơn: Ông Trần Thế Nhân, bà Lê Thị Hồng Lan (vợ ông Nhân), Ông Trần Nhật
Minh và bà Đặng Ngọc Diễm (con trai và con dâu ông Nhân).
Bị đơn: Bà Phan Minh Yến.
Nội dung vụ án: Ông Nhân và bà Lan tạo lập được tài sản là nhà đất tọa lạc tại Khu vực
4, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, TP. Cần Thơ theo giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất số 02273 cấp ngày 20/11/2001. Năm 2007, mảnh đất trên bị thu hồi để thực hiện dự án
tái định cư do Công ty Phát triển nhà Cần Thơ (sau đây viết tắt là Công ty) làm chủ đầu tư.
Diện tích đất gia đình ông Nhân bị thu hồi chỉ được nhận nền tái định cư có diện tích 60m2
nhưng theo thiết kế của dự án thì lô đất nền tái định cư có diện tích 92,5m2. Ông Nhân đã
đóng thêm tiền cơ sở hạ tầng là 66.060.000 đồng đối với diện tích chênh lệch và ông đã
đóng xong và được Công ty bàn giao lô đất nêu trên vào ngày 23/4/2008. Ngày 21/11/2013,
vợ chồng ông Nhân và vợ chồng ông Minh ký kết với bà Yến Văn bản thỏa thuận chuyển
nhượng lô đất nền trên cho bà Yến với giá 520 triệu đồng và vợ chồng ông Nhân cũng đã
nhận đủ tiền. Do có nhu cầu về nhà ở và nhận thấy việc thỏa thuận chuyển nhượng với bà
Yến là không đúng quy định của pháp luật nên phía nguyên đơn khởi kiện yêu cầu hủy văn
bản thỏa thuận nêu trên. Tại Bản án dân sự sơ thẩm, tòa tuyên không chấp nhận yêu cầu
khởi kiện của nguyên đơn về việc yêu cầu hủy văn bản thỏa thuận về việc chuyển nhượng
ngày 21/11/2013 và các bên tiếp tục thực hiện theo văn bản thỏa thuận. Tại Bản án dân sự
phúc thẩm lại chấp nhận yêu cầu khởi kiện của phía nguyên đơn và tuyên bố văn bản thỏa
thuận nên trên vô hiệu. Tại quyết định Giám đốc thẩm, Tòa tuyên giữ hủy bản án dân sự
sơ thẩm, giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm. Tại quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tòa
tuyên hủy quyết định giám đốc thẩm và xét xử vụ án lại theo thủ tục sơ thẩm.
1. BLDS có cho biết thế nào là hợp đồng giao kết có điều kiện phát sinh không?
Hợp đồng giao kết có điều kiện phát sinh được quy định trong khoản 6, Điều 402
Bộ Luật Dân sự 2015: “Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc
vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định”. Đồng thời, Điều 120
Bộ Luật Dân sự 2015 cũng quy định: “Trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát
sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh
hoặc hủy bỏ”. Điều này có nghĩa là, điều kiện để làm phát sinh hiệu lực của hợp đồng là
một sự kiện nào đó mà khi nó xảy ra, hợp đồng sẽ bắt đầu phát sinh hiệu lực. Nếu sự kiện
đó không xảy ra, hợp đồng sẽ không phát sinh hiệu lực.
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 284 BLDS năm 2015 xác định thực hiện nghĩa vụ có
điều kiện như sau: “Trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về điều 6 lOMoAR cPSD| 46342576
kiện thực hiện nghĩa vụ thì khi điều kiện phát sinh, bên có nghĩa vụ phải thực hiện”. Căn
cứ vào khoản này, nếu điều kiện thực hiện nghĩa vụ phát sinh thì hợp đồng sẽ có hiệu lực,
hai bên sẽ thực hiện hợp đồng theo nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng.
2. Trong trường hợp bên chuyển nhượng tài sản chưa có quyền sở hữu tại thời
điểmgiao kết nhưng đang làm thủ tục hợp thức hóa quyền sở hữu, có quy định
nào của BLDS coi đây là hợp đồng giao kết có điều kiện không?

Hiện tại, chưa có quy định nào của Bộ Luật dân sự quy định về vấn đề này.
Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định tại Điều 158: “Quyền sở hữu bao gồm quyền
chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của
luật.” Bên cạnh đó, Điều 192 còn quy định: “Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền
sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.” Từ hai điều luật này
ta có thể thấy rằng, chỉ khi có quyền sở hữu đối với tài sản, cụ thể là quyền định đoạt, thì
mới có thể chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho người khác (hay chuyển nhượng tài sản).
Đồng thời, người không có quyền sở hữu cũng có thể có quyền định đoạt tài sản,
nhưng chỉ có thể là người có uỷ quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật, căn cứ
theo Điều 195: “Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo
ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.” Ngoài hai trường hợp này ra, người
không có quyền sở hữu không thể chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho người khác.
Như vậy, xét trên quy định hiện hành, chưa có quy định nào về việc hai bên chuyển
nhượng tài sản chưa có quyền sở hữu tại thời điểm giao kết nhưng đang làm thủ tục hợp
thức hóa quyền sở hữu là hợp đồng giao kết có điều kiện. Tuy nhiên, tài sản này được coi
là tài sản hình thành trong tương lai, việc có được quyền sở hữu là điều chắc chắn sẽ xảy
ra. Khoản 2 Điều 105 quy định rằng: “Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động
sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.” Cụ thể, tài
sản hình thành trong tương lai là: “a) Tài sản chưa hình thành; b) Tài sản đã hình thành
nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.”, căn cứ theo
khoản 2, Điều 108. Từ các điều này và lập luận đã nêu tại câu 1, ta có thể hiểu rằng, trên
thực tế, việc tài sản này được xác lập quyền sở hữu có thể được coi là điều kiện phát sinh
của hợp đồng. Vì vậy, Bộ Luật Dân sự cần có những quy định cụ thể hơn về việc áp dụng
chế định sử dụng tài sản hình thành trong tương lai làm điều kiện thể thực hiện nghĩa vụ
trong giao kết hợp đồng.
3. Trong Quyết định số 09, Tòa án nhân dân tối cao có coi hợp đồng trên là hợpđồng
giao kết có điều kiện không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
“Căn cứ vào nội dung thỏa thuận nêu trên giữa các bên thì “Văn bản thỏa thuận về
việc chuyển nhượng lô nền” là giao dịch dân sự có điều kiện, đó là khi vợ chồng ông Nhân,
bà Lan được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với lô đất nền thì phải ký Hợp đồng 7 lOMoAR cPSD| 46342576
chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bà Yến theo đúng quy định của pháp luật; trường
hợp ông Nhân, bà Lan không thực hiện việc ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
lô đất nền này thì phải bồi thường cho bà Yến gấp 03 (ba) lần số tiền đã nhận và các chi
phí khác mà bà Yến đã nộp cho Nhà nước (nếu có).”
4. Ngoài Quyết định số 09, còn có bản án/quyết định nào khác đề cập đến vấn đề
nàykhông? Nêu một bản án/quyết định mà anh/chị biết.
Bản án số 219/2018/DS-PT ngày 12/9/2018 về tranh chấp hợp đồng góp vốn của
Tòa án nhân dân thành phố H giữa ông C và công ty CPXLKT (công ty). Điều 1 của Hợp
đồng các bên thỏa thuận: “Bên B đồng ý góp cho bên A một số tiền theo giá trị (các) lô đất
tại điều 1.2 để nhận quyền sử dụng (các) lô đất này ở tại khu dân cư sông Tắc I, khóm
Phước Trung, phường Phước Long, thành phố Nha Trang nếu dự án “Chỉnh trị sông Tắc
và sông Quán Trường để đổi lấy giá trị quyền sử dụng đất xây dựng khu đô thị mới” được
UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt”. Tòa án xác định đối tượng của hợp đồng là “quyền sử
dụng đất” có được khi “Ủy ban nhân dân tỉnh K phê duyệt và giao cho bên A” nên hợp
đồng này là hợp đồng có điều kiện. Tức là, “đề nghị giao kết hợp đồng” này đã tồn tại nếu
dự án đô xây dựng đô thị mới được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt nhưng chưa phát
sinh hiệu lực vì đối tượng của hợp đồng chưa có (lô đất các bên thỏa thuận chuyển nhượng
chưa được Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa giao đất). Hợp đồng chỉ được thực hiện khi
công ty cổ phần xây lắp được Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa giao đất, trong đó có lô đất
thỏa thuận chuyển nhượng cho ông C.
Quyết định 14/2015/DS-GĐT về tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở giữa và Tao
và bà Diệp, chị Hà. Bà Tao thoả thuận bán căn nhà số 36 Nguyễn Thị Diệu cho bà Diệp với
giá 900 lượng vàng, sau khi bà Tao hoàn thành các thủ tục bán hoá giá nhà và được cấp
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà thì hai bên sẽ tiếp tục thực hiện việc mua bán nhà. Vậy,
giao dịch dân sự giữa các bên là giao dịch dân sự có điều kiện, điều kiện để phát sinh hiệu
lực của giao dịch là bà Tao hoàn thành các thủ tục bán hoá giá nhà và được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.
5. Theo Hội đồng thẩm phán, cho đến khi bà Lan được cấp Giấy chứng nhận quyềnsử
dụng đất, hợp đồng chuyển nhượng có tranh chấp đã tồn tại chưa? Hợp đồng đó
có bị vô hiệu không? Vì sao?

Theo Hội đồng thẩm phán, “Văn bản thỏa thuận về việc chuyển nhượng lô nền”
ngày 21/11/2013 giữa vợ chồng ông Nhân, bà Lan với bà Yến không phải là hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà là giao dịch bằng văn bản giữa các bên về việc cam
kết chuyển nhượng quyền sử dụng đất và trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu bên chuyển
nhượng không thực hiện nghĩa vụ đã thoả thuận và cam kết. Toà cũng nhận định về nội
dung bản cam kết rằng, khi được cấp đất, bà Lan phải ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền 8 lOMoAR cPSD| 46342576
sử dụng đất cho bà Yến theo đúng quy định của pháp luật. Tức là sau khi được cấp đất,
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mới được thành lập và ký kết.
Vậy, cho đến khi bà Lan được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng
chuyển nhượng tranh chấp chưa tồn tại và đương nhiên không bị vô hiệu. Xét thấy, văn bản
thỏa thuận về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa hai bên là hợp đồng có điều kiện
căn cứ theo khoản 6, Điều 406 Bộ Luật Dân Sự 2005. Điều kiện làm phát sinh hiệu lực của
văn bản thỏa thuận này là việc bà Lan được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trách
nhiệm của bà Lan là phải ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất sau khi được
cấp giấy. Từ thời điểm ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng này sẽ
tồn tại và phát sinh hiệu lực. Hợp đồng này không vi phạm về nội dung (đã được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất) và hình thức (có hợp đồng bằng văn bản) nên sẽ không bị
vô hiệu. Như vậy, trong trường hợp này, cho đến khi bà Lan được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, văn bản cam kết vẫn chưa đủ điều kiện để phát sinh hiệu lực, hợp đồng
chuyển nhượng cũng chưa tồn tại và đương nhiên không bị vô hiệu. Nếu bà Lan chưa thì
giao dịch có điều kiện giữa hai bên có thể bị Toà tuyên huỷ do không đáp ứng được điều
kiện làm phát sinh hiệu lực của văn bản. Từ đó, Hợp đồng chuyển nhượng đã tranh chấp
cũng không tồn tại do việc ký hợp đồng chỉ có thể xảy ra khi văn bản cam kết được thực hiện.
6. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết nêu trên của Hội đồng thẩm phán;Hướng
giải quyết trên của Hội đồng thẩm phán là hoàn toàn thuyết phục.
Hội đồng thẩm phán nhận định “văn bản thỏa thuận về việc chuyển nhượng lô nền”
ngày 21/11/2013 giữa nguyên đơn và bị đơn là giao dịch dân sự có điều kiện, văn bản này
không phải là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Điều này phù hợp với quy định
tại khoản 6, Điều 406 Bộ Luật dân sự 2005: “Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc
thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.”
Điều kiện phát sinh hiệu lực của văn bản thỏa thuận này là khi vợ chồng ông Nhân, bà Lan
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với lô đất nền. Cho đến thời điểm khởi kiện
(20/7/2018) vợ chồng ông bà vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( được
cấp vào ngày 04/09/2018) nên văn bản thỏa thuận chưa phát sinh hiệu lực. Vì vậy, vợ chồng
ông Nhân, bà Lan có quyền đơn phương chấm dứt việc cam kết ký hợp đồng chuyển
nhượng theo thỏa thuận và bồi thường gấp 03 lần số tiền đã nhận. Tức là, vợ chồng ông bà
phải bồi thường số tiền 1.560.000.000 đồng (520.000.00.000 đồng x3).
7. Suy nghĩ của anh/chị về việc vận dụng các quy định liên quan đến giao kết hợpđồng
có điều kiện phát sinh.
Bộ luật dân sự 2015 có một số điều luật liên quan đến giao kết hợp đồng có điều kiện phát sinh như sau: 9 lOMoAR cPSD| 46342576
Điều 402. Các loại hợp đồng chủ yếu
6. Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay
đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.”
“Điều 120. Giao dịch dân sự có điều kiện 1.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân
sựthì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ. 2.
Trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy
rađược do hành vi cố ý cản trở trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên thì coi như điều kiện
đó đã xảy ra; trường hợp có sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên cố ý thúc
đẩy cho điều kiện xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra.”
3.
Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho
khôngthực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”
Như vậy, theo khoản 6 Điều 402 Bộ luật dân sự 2015 có thể hiểu rằng, hợp đồng dân
sự có điều kiện là hợp đồng được giao kết hợp pháp nhưng hiệu lực của hợp đồng còn phụ
thuộc vào sự kiện là điều kiện do các bên thỏa thuận và theo đó khi sự kiện phát sinh hoặc
chấm dứt là điều kiện đề hợp đồng được thực hiện, được thay đổi hoặc được chấm dứt
quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng.
Tuy nhiên, chưa có sự thống nhất giữa khái niệm của hợp đồng có điều kiện và giao
dịch dân sự có điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 120 Bộ luật dân sự 2015. Về “sự
kiện nhất định” tại khoản 6 Điều 420, cần phải làm rõ xem có đồng nhất ý nghĩa với “điều
kiện phát sinh hoặc hủy bỏ” trong giao dịch có điều kiện hay không, do “sự kiện” được
nhắc tới tại khoản 6 Điều 420 có khái niệm khác so với “điều kiện” được quy định tại
khoản 1 Điều 120. Sự kiện có bản chất là khách quan, chủ quan, có sự tác động của bên
thứ ba hoặc do các bên tạo ra,… Sự kiện các bên thỏa thuận trong hợp đồng có điều kiện
không làm ảnh hưởng tới hiệu lực của hợp đồng đó và được coi là một điều khoản trong
hợp đồng. Ngược lại, “điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ” là những sự kiện được xác lập có
ảnh hưởng tới hiệu lực của hợp đồng. Mặt khác, cũng cần bổ sung quy định về xác định sự
kiện là điều kiện của hợp đồng có điều kiện nhằm phân biệt rõ ràng giữa sự kiện là điều kiện
trong hợp đồng có điều kiện với thực hiện nghĩa vụ có điều kiện, ví dụ như:
+ Sự kiện được chọn phải phù hợp với quy định của pháp luật và không trái đạo đức xã hội; 10 lOMoAR cPSD| 46342576
+ Sự kiện phải mang tính khách quan, xuất hiện trong tương lai sau khi hợp đồng được
giao kết. Việc xuất hiện sự kiện hay không xuất hiện sự kiện hoàn toàn nằm ngoài
ý chí chủ quan của các chủ thể tham gia hợp đồng;
+ Trong trường hợp điều kiện là một công việc phải thực hiện thì công việc phải khả
thi, tức có thể thực hiện được.
VẤN ĐỀ 3: HỢP ĐỒNG CHÍNH/PHỤ VÔ HIỆU
*Tình huống:
Ngân hàng cho Công ty Thiên Minh vay một số tiền. Việc vay này được bà
Quế đứng ra bảo lãnh bằng một bất động sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng bà Quế.
Việc bảo lãnh bằng bất động sản đã được công chứng nhưng không có sự đồng ý của
chồng bà Quế. Khi xảy ra tranh chấp, Tòa án xét rằng “hợp đồng thế chấp trên bị vô
hiệu” và “không có cơ sở để buộc bà Quế phải chịu trách nhiệm dân sự đối với các
khoản nợ nêu trên”

1. Thế nào là hợp đồng chính và hợp đồng phụ? Cho ví dụ minh họa đối với mỗi loại hợp đồng.
Định nghĩa về hợp đồng chính và hợp đồng phụ được nêu ở khoản 3 và khoản 4 Điều 402 BLDS 2015:
“Điều 402. Các loại hợp đồng chủ yếu Hợp
đồng gồm các loại chủ yếu sau đây: …..
3. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
4. Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính. ….”
- Về việc xác định hợp đồng chính và hợp đồng phụ vô hiệu được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 407:
“Điều 407. Hợp đồng vô hiệu ….. 2.
Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các
bêncó thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp
dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
3.
Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp
cácbên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.” 11 lOMoAR cPSD| 46342576
Như vậy, hợp đồng chính là một hợp đồng tồn tại độc lập và được công nhận là có
hiệu lực không lệ thuộc vào sự tồn tại của hợp đồng phụ, cũng như hiệu lực của hợp đồng
phụ, trừ trường hợp các bên rõ ràng có những thỏa thuận ngược lại.
Ví dụ 1: Hợp đồng vay tài sản có thế chấp tài sản đảm bảo. Hợp đồng vay tiền là
hợp đồng độc lập mà không nhất thiết phải được bảo đảm bằng tài sản thế chấp. Ngay cả
khi việc vay tiền là có thế chấp tài sản bảo đảm mà điều khoản thế chấp (nếu thế chấp là
một điều khoản trong hợp đồng vay) hoặc hợp đồng thế chấp (nếu thế chấp được lập bằng
văn bản riêng) bị vô hiệu, thì hiệu lực của hợp đồng vay tiền vẫn không bị ảnh hưởng.
Về hợp đồng phụ, là loại hợp đồng chỉ có thể xác lập, tồn tại cùng với hợp đồng
chính và có hiệu lực lệ thuộc vào hợp đồng chính. Khi hợp đồng chính bị vô hiệu, thì hợp
đồng phụ sẽ bị chấm dứt theo khoản 2 Điều 407 nêu trên. Khi hợp đồng chính bị vi phạm,
thì hợp đồng phụ mới có thể được thực hiện
Ví dụ 2: A mua của B 200 chiếc máy tính và thuê B bảo dưỡng cho số máy tính đó
trong thời gian sử dụng; hợp đồng chính giữa A với B là mua bán, hợp đồng phụ là việc
bảo dưỡng máy tính; hiệu lực của hợp đồng mua bán không phụ thuộc vào hợp đồng bảo dưỡng.
2. Quy định điều chỉnh hợp đồng chính/hợp đồng phụ vô hiệu trong một hệ thống
pháp luật nước ngoài.
Bộ luật dân sự Trung quốc có quy định về hợp đồng chính và hợp đồng phụ như sau:
“Điều 566. Sau khi hợp đồng bị huỷ bỏ mà nghĩa vụ chưa được thực hiện thì việc thực hiện
sẽ chấm dứt; trong trường hợp đã thực hiện nghĩa vụ thì các bên có thể căn cứ vào tình
trạng thực hiện và tính chất của hợp đồng để yêu cầu khôi phục lại tình trạng ban đầu
hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả khác và có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Trường hợp hợp đồng bị hủy bỏ do vi phạm pháp luật thì bên có quyền hủy bỏ hợp đồng
có quyền yêu cầu bên vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Sau khi hợp đồng chính bị hủy bỏ, bên bảo đảm vẫn có nghĩa vụ bảo đảm trách nhiệm của
con nợ, trừ trường hợp hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận khác.”
“Điều 682. Hợp đồng bảo lãnh là một hợp đồng tiếp cận phụ thuộc vào một hợp đồng yêu
cầu-nghĩa vụ chính. Trường hợp hợp đồng chính vô hiệu thì hợp đồng bảo lãnh vô hiệu,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
12 lOMoAR cPSD| 46342576
Trường hợp hợp đồng bảo lãnh được xác định là vô hiệu thì con nợ, người bảo lãnh hoặc
chủ nợ có lỗi phải chịu trách nhiệm dân sự tương ứng với lỗi của mình.”3
3. Trong vụ việc trên, ai là người (chủ thể) có nghĩa vụ trả tiền cho Ngân hàng?
Trong vụ việc trên, về bản chất thì Công ty Thiên Minh là bên có nghĩa vụ trả tiền
cho Ngân hàng vì Công ty Thiên Minh là chủ thể trong hợp đồng thực hiện việc vay ngân
hàng đó. Tuy nhiên Bà Quế là bên đứng ra bảo lãnh cho công ty với Ngân hàng là bên
nhận bảo lãnh. Căn cứ theo điểm b, Khoản 12, Điều 3 Thông tư 07/2015/TT-NHNN định
nghĩa: “Hợp đồng bảo lãnh là văn bản thỏa thuận giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo
lãnh và các bên có liên quan (nếu có) về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài
chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện
không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.”

Như vậy bà Quế phải có nghĩa vụ trả số tiền đã vay cho Ngân hàng trong trường
hợp công ty Thiên Minh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trên.
4. Bà Quế tham gia với tư cách gì? Vì sao?
Bà Quế tham gia với tư cách là người bảo lãnh cho công ty Thiên Minh trong việc
vay tín dụng với Ngân hàng. Ở đây tồn tại một hợp đồng bảo lãnh với chủ thể đứng ra
bảo lãnh là bà Quế, bên được bảo lãnh là công ty Thiên Minh, bên nhận bảo lãnh là Ngân
hàng. Bà có sử dụng “hợp đồng thế chấp” là biện pháp bảo đảm cho việc bảo lãnh khoản
vay của công ty Thiên Minh, với đối tượng thế chấp là bất động sản thuộc sở hữu chung giữa bà và chồng bà.
5. Việc Tòa tuyên hợp đồng thế chấp vô hiệu có hợp lý không? Vì sao?
Tòa tuyên hợp đồng thế chấp vô hiệu là hợp lý.
Quyền sử dụng đất mà bà Quế sử dụng để thế chấp là tài sản chung của 2 vợ chồng
bà và phải được sự đồng ý của cả 2 khi thế chấp, dựa trên điểm a khoản 2 Điều 35 Luật
hôn nhân và gia đình 2014:
“Điều 35. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung
2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong
những trường hợp sau đây: a) Bất động sản”
Nếu chỉ có 1 người ký thì phải được sự ủy quyền của người còn lại theo khoản 2
Điều 24 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
3 Bản dịch Bộ luật dân sự Trung Quốc phần Hợp đồng, Cổng thông tin pháp luật trung quốc CJO
https://vi.chinajusticeobserver.com/law/x/civil-code-of-china-part-iii-contract-20200528 13 lOMoAR cPSD| 46342576
“Điều 24. Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng
2. Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo
quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.”
Như vậy, nếu chỉ có vợ ký tên trong hợp đồng thế chấp với ngân hàng thì người vợ
phải có văn bản ủy quyền từ người chồng về sự đồng ý của cả hai bên về việc người đại
diện ký tên trong hợp đồng thế chấp. Còn nếu không có giấy ủy quyền thì phải được ký bởi
cả vợ và chồng. Nhưng trong trường hợp này chỉ có bà Quế ký hợp đồng thế chấp, mà bà
không có văn bản ủy quyền từ chồng. Như vậy, hợp đồng thế chấp vô hiệu theo điểm a
khoản 1 Điều 117 BLDS 2015:
Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch
dân sự được xác lập”
Vì một mình bà Quế không có năng lực pháp luật dân sự phù hợp để ký kết hợp
đồng thế chấp, nên hợp đồng trên vô hiệu, Tòa xét hợp đồng trên vô hiệu là hợp lý.
6. Theo Toà án, bà Quế có còn trách nhiệm gì đối với Ngân hàng không?
Theo Toà án, bà Quế không phải chịu trách nhiệm dân sự với các khoản nợ đó.
Căn cứ tại đoạn: “Khi xảy ra tranh chấp, Tòa án xét rằng “hợp đồng thế chấp trên
bị vô hiệu” và “không có cơ sở để buộc bà Quế phải chịu trách nhiệm dân sự đối với các
khoản nợ nêu trên”
”.
7. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án trong vụ việc trên liên quan
đến trách nhiệm của bà Quế.
Theo tôi, hướng giải quyết của Tòa án là phán hợp đồng thế chấp bị vô hiệu là hợp lý.
Căn cứ tại khoản 3 Điều 213 BLDS 2015 quy định: “Vợ chồng thoả thuận hoặc uỷ
quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung”.
Theo đó, khi mang tài sản chung của vợ chồng đi giao dịch thì phải cần có sự đồng
ý của người còn lại. Mà trong tình huống trên bất đông sản là tài sản chung của vợ chồng ̣
bà Quế nhưng bà Quế định đoạt làm tài sản bảo lãnh mà chưa có sự đồng ý của chồng
nên Tòa có cơ sở để phán hợp đồng vô hiệu. Bên cạnh đó, Tòa chỉ tuyên bố vô hiêu đối ̣
với hợp đồng phụ là hợp đồng thế chấp bất đông sản của vợ chồng bà Quế chứ không ̣ 14 lOMoAR cPSD| 46342576
tuyên vô hiêu với hợp đồng chính là hợp đồng bảo lãnh của bà Quế đối với việ c vay
tiền ̣ của công ty Thiên Minh và ngân hàng.
VẤN ĐỀ 4: PHÂN BIỆT THỜI HIỆU KHỞI KIỆN TRANH CHẤP VỀ
TÀI SẢN VÀ HỢP ĐỒNG
*Tóm tắt Quyết định số 14/2017/QĐ-PT ngày 14/7/2017 của TAND tỉnh Hưng Yên:
Ngày 26/11/2016, nguyên đơn là ông Vũ Văn V nộp đơn khởi kiện đề nghị TAND
huyện V giải quyết buộc bị đơn là ông Tô Văn P trả lại 25 triệu đồng tiền đặt cọc và 45
triệu đồng tiền phạt do vi phạm thỏa thuận đặt cọc, theo hợp đồng chuyển nhượng quyền
sử dụng đất ngày 07/6/2010.
Quyết định của Tòa án: TAND huyên V đình chỉ toàn bộ vụ án với lý do hết thời hiệ ụ
khởi kiên. TAND tỉnh Hưng Yên chấp nhậ n đơn kháng cáo của ông V, hủy Quyết địnḥ
đình chỉ giải quyết vụ án dân sự số 07/2017/QĐ-ST ngày 26/4/2017 của TAND huyện V
và chuyển hồ sơ vụ án cho TAND huyện V tiếp tục giải quyết theo quy định của pháp luật.
1. Những điểm khác biệt giữa thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng và thời hiệu
khởi kiện tranh chấp về quyền sở hữu tài sản
Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án
giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó
kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
Nhìn chung, đối với tranh chấp tài sản, sẽ có một số trường hợp không áp dụng thời
hiệu khởi kiện. Còn thời hiệu khởi kiện về hợp đồng thì luôn áp dụng thời hiệu khởi kiện.
Cụ thể được quy định tại Điều 155 BLDS 2015 và Điều 429 BLDS 2015 như sau:
“Điều 155. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện
Thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp sau đây:
1. Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.
2. Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quyđịnh khác.
3. Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.
4. Trường hợp khác do luật quy định.” 15 lOMoAR cPSD| 46342576
“Điều 429. Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ
ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.”
Qua 2 quy định trên, thời hiệu yêu cầu khởi kiện tranh chấp hợp đồng là 3 năm kể
từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích của mình bị xâm hại.
Còn yêu cầu khởi kiện tranh chấp về quyền sở hữu tài sản không áp dụng thời hiệu khởi
kiện tức là thời hiệu yêu cầu khởi kiện tranh chấp về quyền sở hữu tài sản là vô hạn.
2. Theo anh/chị, tranh chấp về số tiền 45tr là tranh chấp hợp đồng hay tranh chấp về
quyền sở hữu tài sản? Vì sao?
Tranh chấp về số tiền 45 triệu là tranh chấp về hợp đồng. Vì đây là tiền phạt do vi
phạm thỏa thuận đặt cọc, mà thỏa thuận đặt cọc được coi là một hợp đồng giữa ông V với ông P.
Do đó, khi vi phạm thỏa thuận đặt cọc thì chính là vi phạm hợp đồng, nên ông P
phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, dựa trên căn cứ pháp lý tại điểm a khoản 1 Điều
423 và khoản 1 Điều 427 BLDS 2015:
“Điều 423. Hủy bỏ hợp đồng
1. Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:
a) Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận”
“Điều 427. Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng
1. Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên
không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường
thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp”

Như vậy, ông P đã vi phạm thỏa thuận đặt cọc và ông V có quyền hủy bỏ hợp đồng
và không phải bồi thường thiệt hại. Bên cạnh đó, khi hợp đồng bị hủy bỏ thì các bên vẫn
phải thực hiện bồi thường thiệt hại, nên ông P vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho ông V.
3. Theo anh/chị, tranh chấp về số tiền 25 triệu là tranh chấp hợp đồng hay tranh chấp
về quyền sở hữu tài sản? Vì sao?
Tranh chấp về số tiền 25 triệu là tranh chấp về quyền sở hữu tài sản. Vì số tiền 25
triệu đồng là số tiền mà ông V đã đặt cọc cho ông P theo hợp đồng chuyển nhượng quyền 16 lOMoAR cPSD| 46342576
sử dụng đất ngày 07/06/2010. Theo khoản 2 Điều 328 BLDS 2015 quy định về đặt cọc như sau:
“Điều 328. Đặt cọc
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên
đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết,
thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ
chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một
khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Như vậy, vì ông P không thực hiện nghĩa vụ của mình nên được tính là ông P đã từ
chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng. Vì vậy, ông P phải trả lại cho ông V số tiền 25 triệu.
4. Đường lối giải quyết của Tòa về 2 khoản tiền trên có thuyết phục không? Vì sao?
Tòa giải quyết 2 khoản tiền kia cụ thể như sau: Đối với số tiền 45 triệu, vì đã hết
thời hiệu khởi kiện nên Tòa không xử lý; Đối với số tiền 25 triệu, vì thuộc trường hợp đòi
lại tài sản nên không áp dụng thời hiệu để xử lý.
Tòa dựa vào điểm b khoản 2 Điều 23 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP để áp dụng thời hiệu, cụ thể:
“Điều 23. Về thời hiệu khởi kiện quy định tại khoản 3 Điều 159 của BLTTDS 2.
Đối với các tranh chấp dân sự sau đây thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện:
b) Tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu là tranh chấp về tài sản
thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của mình nhưng do người khác quản lý,
chiếm hữu tài sản đó”

Quyết định trên đã hết hiệu lực vào thời điểm ông V nộp đơn khởi kiện là vào
26/11/2016, tuy nhiên dựa trên căn cứ Tòa xác định, tức Điều 2 Nghị quyết số
103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội đối với việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: “Điều 2
Đối với các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại,
lao động phát sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 thì áp dụng quy định về thời hiệu tại
Điều 159 và điểm h khoản 1 Điều 192 của Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 đã
được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12”

Đồng thời Điều 23 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP là Nghị quyết hướng dẫn
Điều 159 Bộ luật tố tụng dân sự 2005 nên việc Tòa áp dụng như trên là hợp lý
5. Đường lối giải quyết cho hoàn cảnh như trên có thay đổi không khi áp dụng 17 lOMoAR cPSD| 46342576 BLDS 2015? Vì sao?
BLDS 2015 có quy định về thời hiệu khởi kiện về hợp đồng và thời hiệu khởi kiện
yêu cầu bồi thường thiệt hại tại Điều 429 và Điều 588 cụ thể như sau:
“Điều 588. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu
cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.”
Như vậy, nếu áp dụng BLDS 2015 để giải quyết vụ việc thì thời hiệu ông V yêu cầu
ông P bồi thường, cụ thể là bồi thường 45 triệu, được coi là đã hết thời hiệu khởi kiện. Như
vậy, đối với yêu cầu trên, Tòa sẽ không giải quyết.
Bên cạnh đó, về yêu cầu đòi lại 25 triệu tiền cọc của ông V được coi là yêu cầu bảo
vệ quyền sở hữu, được quy định tại khoản 2 Điều 155 BLDS 2015, vì vậy tòa không áp
dụng thời hiệu khởi kiện đối với trường hợp trên:
“Điều 155. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện
Thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp sau đây:
2. Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.” 18