Bài thảo luận tố tụng dân sự | Đại học Luật TP. HCM
Căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 157 thì khi được tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà người khởi kiện, người đại diện của họ vắng mặt thì có thể coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Những trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt, người khởi kiện có quyền khởi kiện lại, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật về Tố tụng dân sự
Trường: Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46342576 lOMoAR cPSD| 46342576 Chương 7
Phần I: Nhận định
Câu 1: Trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện tại phiên tòa sơ thẩm thì
HĐXX sẽ đỉnh chỉ giải quyết vụ án. Nhận định sai.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 165 và Điểm b,c khoản 1 Điều 143 thì khi người khởi kiện
rút đơn khởi kiện trong trường hợp có yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan thì Tòa án chỉ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu của
người khởi kiện đã rút chứ không đình chỉ giải quyết cả vụ án.
Câu 2: HĐXX sơ thẩm có thể buộc người bị kiện phải bồi thường thiệt hại cho
người khởi kiện nếu xét thấy QĐHC bị khởi kiện là trái pháp luật. Nhận định đúng.
Căn cứ vào điểm g khoản 2 Điều 193 thì Tòa án có quyền quyết định buộc cơ quan, tổ
chức bồi thường thiệt hại, khôi phục quyền lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá
nhân nếu xét thấy QĐHC bị khởi kiện trái pháp luật.
Có thể trong trường hợp người khởi kiện có yêu cầu
Câu 3: Khi được TA triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà người khởi kiện, người đại diện
của họ vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm thì HĐXX phải đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ. Nhận định sai.
Căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 157 thì khi được tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai
mà người khởi kiện, người đại diện của họ vắng mặt thì có thể coi là từ bỏ việc khởi
kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Những trường hợp họ có đơn
đề nghị xét xử vắng mặt, người khởi kiện có quyền khởi kiện lại, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.
Câu 4: HĐXX sơ thẩm có thể kiến nghị người đứng đầu cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xem xét trách nhiệm của người bị kiện. Nhận định đúng.
Căn cứ vào điểm h khoản 2 Điều 193 Luật TTHC 2015 quy định về việc Hội đồng xét
xử có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người đứng đầu cơ
quan nhà nước có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của cơ quan nhà nước, người có
thẩm quyền của cơ quan nhà nước.
Câu 5: Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên
toà mà không có Kiểm sát viên dự khuyết có mặt tại phiên toà từ đầu thay thế thì
Toà án phải hoãn phiên toà. Nhận định sai.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 156 và Khoản 1 Điều 224 Luật TTHC 2015, trường hợp
Kiểm sát viên vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên toà mà không có
Kiểm sát viên dự khuyết tham gia phiên toà từ đầu thay thế thì Hội đồng xét xử vẫn
tiến hành xét xử và Toà án chỉ hoãn phiên toà khi Viện Kiểm sát có kháng nghị.
Điểm a Khoản 1 Điều 187
Câu 6: Việc đối đáp của đương sự tại phiên toà sơ thẩm được tiến hành theo sự
điều khiển của Hội đồng xét xử. lOMoAR cPSD| 46342576 Nhận định sai.
Căn cứ theo Điểm d Khoản 1 Điều 188 Luật TTHC 2015, việc đối đáp của đương sự tại
phiên toà sơ thẩm được tiến hành theo sự điều khiển của Chủ toạ phiên toà chứ
không phải của Hội đồng xét xử. Câu 7. Trong trường hợp Hội thẩm nhân dân vắng
mặt tại phiên tòa xét xử sơ thẩm VAHC thì Hội đồng xét xử có thể không hoãn phiên tòa. Nhận định đúng
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 155 LTTHC 2015
Trường hợp Hội thẩm nhân dân vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia xét xử vụ
án nhưng có Hội thẩm nhân dân dự khuyết tham gia phiên tòa từ đầu thì những
người này được thay thế Hội thẩm nhân dân vắng mặt để tham gia xét xử vụ án và sẽ không hoãn phiên tòa.
Câu 8. Khi tất cả những người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa xét xử sơ thẩm
thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa. Nhận định sai.
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 168 LTTHC 2015
Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để xét xử vắng mặt đương sự,
người tham gia tố tụng theo quy định của Luật này khi có đủ các điều kiện căn cứ
theo Khoản 1 Điều 168 LTTHC 2015. Vậy nên không phải lúc nào tất cả những người
tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa xét xử sơ thẩm thì HĐXX phải hoãn phiên tòa.
Câu 9: Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, người khởi kiện bổ sung yêu cầu bồi thường
thiệt hại thì có thể được Hội đồng xét xử chấp nhận. Nhận định đúng
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 7 và Khoản 1 Điều 173 Luật TTHC 2015 thì Hội đồng xét xử
chấp nhận việc bổ sung yêu của của đường sự nếu yêu cầu của họ không vượt quá
phạm vi yêu cầu khởi kiện hoặc yêu cầu độc lập ban đầu. Mà tại Khoản 1 Điều 7 Luật
TTHC thì người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành
chính có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại nên việc yêu cầu này không vượt quá
phạm vi khởi kiện hoặc yêu cầu độc lập ban đầu.
Câu 10: Đối với thủ tục giải quyết khiếu kiện về danh sách cử tri, Tòa án không thể
ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hoặc hoãn phiên tòa. Nhận định đúng
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 199 Luật TTHC 2015 thì tòa án phải ra quyết định đưa vụ án
ra xét xử hoặc định chỉ vụ án và trả lại đơn khởi kiện chứ không có quyền ra quyết
định tạm đình chỉ hoặc hoãn phiên tòa. Căn cứ theo Điều 201 Luật TTHC thì hoãn
phiên tòa cũng không được áp dụng cho giải quyết khiếu kiện về danh sách cử tri.
Câu 11: Hội đồng xét xử sơ thẩm VAHC có thể không có Hội thẩm nhân dân. Nhận định đúng
Căn cứ theo Điều 154 Luật TTHC 2015 thì Hội đồng xét xử sơ thẩm bao gồm 1 Thẩm
phán và 2 Hội thẩm nhân dân. Tuy nhiên, căn cứ theo Khoản 1 Điều 249 Luật TTHC
2015 thì việc xét xử sơ thẩm vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn do một Thẩm
phán thực hiện tức không có Hội thẩm nhân dân.
Câu 12: Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính, đương sự có quyền đề nghị
thay đổi người đại diện của người bị kiện. Nhận định sai. lOMoAR cPSD| 46342576
Căn cứ Điều 14 Luật THHC 2015 quy định về nguyên tắc bảo đảm sự vô tư, khách
quan trong TTHC và Điều 55 Luật TTHC 2015 quy định về quyền, nghĩa vụ của đương
sự. Trong đó, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm VAHC thì đương sự không có quyền đề
nghị thay đổi người đại diện của người bị kiện.
Câu 13: Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính, nếu phát hiện thời hiệu
khởi kiện đã hết thì Hội đồng xét xử sẽ tạm ngừng phiên tòa. Nhận định sai.
Căn cứ Khoản 2 Điều 187, Khoản 2 Điều 165, Điểm g Khoản 1 Điều 183 Luật TTHC
2015 thì việc tạm dừng phiên tòa là khi gặp phải các trường hợp được quy định cụ
thể tại khoản 1 Điều 187 Luật TTHC 2015. Trong các trường hợp đó, có thể thấy rằng
không có trường hợp nào quy định việc phát hiện thời hiệu khởi kiện đã hết thì được dừng phiên tòa.
Câu 14: Trong trường hợp QĐHC là đối tượng khởi kiện có nội dung không đúng
với quy định của pháp luật, Hội đồng xét xử sơ thẩm có quyền sửa đổi QĐHC đó. Nhận định sai.
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 193 Luật TTHC 2015 thì Hội đồng xét xử sơ thẩm chỉ có
quyền như trong điều luật quy định. Trong đó, không có quy định rằng Hội đồng xét
xử có quyền sửa đổi QĐHC. (chỉ được kiến nghị)
Câu 15: Phiên tòa xét xử sơ thẩm VAHC không nhất thiết phải trải qua thủ tục hỏi tại phiên tòa Nhận định trên đúng.
Căn cứ Điều 168 Luật TTHC 2015, khi có đủ các điều kiện Tòa án căn cứ vào tài liệu,
chứng cứ có trong hồ sơ để xét xử vắng mặt đương sự, người tham gia tố tụng theo
quy định của Luật này. Vì vắng mặt đương sự mà thủ tục hỏi tại phiên tòa sẽ không xảy ra.
Câu 16: Có trường hợp chủ thể được quyền tham gia hỏi tại phiên tòa sơ thẩm
cũng được quyền tham gia tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm Nhận định trên đúng.
Căn cứ Khoản 1 Điều 177 Luật TTHC 2015, những người được quyền hỏi bao gồm:
người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người tham
gia tố tụng khác, Chủ tọa phiên tòa, Hội thẩm nhân dân, những người tham gia tố
tụng khác, Kiểm sát viên. Theo đó, phạm vi chủ thể được quyền hỏi rất rộng bao gồm
hầu hết những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng có mặt tại phiên
tòa sơ thẩm. Và theo khoản 1 Điều 188 Luật TTHC 2015, sau khi các đối tượng được
nêu trên kết thúc việc hỏi, thì những người đó được tranh luận tại phiên tòa theo
một thủ tục nhất định. Vì thế có trường hợp chủ thể được quyền tham gia hỏi tại
phiên tòa sơ thẩm cũng được quyền tham gia tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm.
Chủ thể được quyền tham gia tranh luận, hỏi: Người bảo vệ quyền lợi ích hợp páp của đương sự, đương sự
Câu 17: Nếu đương sự không đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại thì Hội đồng xét
xử không được quyền buộc cơ quan, tổ chức bồi thường thiệt hại do QĐHC trái
pháp luật gây ra Nhận định trên đúng. lOMoAR cPSD| 46342576
Căn cứ Khoản 1 Điều 7, Điều 8 Luật TTHC 2015 thì người khởi kiện, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại do quyết định hành chính
gây ra. Như vậy, trong trường hợp đương sự không đưa ra yêu cầu bồi thường thi Hội
đồng xét xử không được quyền buộc cơ quan, tổ chức bồi thường thiệt hại do QĐHC trái pháp luật gây ra.
Câu 18: Trường hợp tại phiên tòa sơ thẩm, người bị kiện xuất trình quyết định
hành chính mới sửa đổi quyết định bị khởi kiện thì Tòa án bắt buộc phải xem xét
tính hợp pháp của quyết định sửa đổi để có phán quyết về việc giải quyết vụ án đúng pháp luật. Nhận định sai.
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 165 Luật TTHC 2015
Do đó, nếu người bị kiện xuất trình QĐHC mới sửa đổi quyết định bị khởi kiện và
quyết định đó không thuộc thẩm quyền của Tòa án đang xét xử sơ thẩm vụ án thì Hội
đồng xét xử đình chỉ việc xét xử và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền.
Câu 19: Kiểm sát viên được quyền phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ thẩm. Nhận định đúng.
Căn cứ theo Điều 190 Luật TTHC 2015.
Theo đó, kiểm sát viên khi tham gia phiên tòa sơ thẩm VAHC được quyền phát biểu
về hai vấn đề. Thứ nhất là phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của
Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân. Thứ hai là phát biểu ý kiến của mình về việc giải quyết vụ án.
Câu 20: Sau khi bản án của Tòa án đã được ban hành thì không được sửa chữa, bổ sung. Nhận định sai.
Căn cứ theo Điều 197 Luật TTHC 2015.
Theo đó, về nguyên tắc thì bản án của Tòa án đã được ban hành thì không được sửa
chữa, bổ sung. Tuy nhiên, nếu rơi vào 02 trường hợp sau đây thì Tòa án được quyền
sửa đổi, bổ sung bản án, quyết định: phát hiện lỗi rõ ràng về chính tả hoặc về số liệu
do nhầm lẫn hoặc tính toán sai.
PHẦN II: Bài tập tình huống Bài 1:
Ngày 06/07/2019, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh CT (có trụ sở
đặt tại thành phố CT, tỉnh CT) đã ban hành Quyết định số 342/QĐ-XPVP về việc xử
phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Văn M với số tiền là 10 triệu đồng do
có hành vi gây ô nhiễm môi trường. Cho rằng Quyết định trên là sai, ngày
08/07/2019 ông khiếu nại và
Chánh Thanh tra tỉnh CT đã ban hành Quyết định số 112/QĐGQKN giải quyết khiếu
nại lần đầu với nội dung bác khiếu nại của ông M. Ngày 26/8/2019, ông M khởi
kiện vụ án hành chính và vụ việc được Tòa án thụ lý giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
a. Anh (Chị) hãy xác định đối tượng mà ông M có thể khởi kiện trong vụ án trên. lOMoAR cPSD| 46342576
Căn cứ vào khoản 1 Điều 115 LTTHC thì đối tượng mà ông M có thể khởi kiện trong vụ
án trên là Quyết định số 342/QĐ-XPVP và Quyết định số 112/QĐ-GQKN. Bởi vì hai
quyết định hành chính này mang tính cá biệt chỉ tác động đến ông M
b. Tại phiên tòa sơ thẩm, Hồi đồng thẩm phán nhân dân vắngmặt Hội đồng xét xử
sẽ xử lý như thế nào?
Căn cứ vào khoản 2 và khoản 3 Điều 155 Luật TTHC 2015: “2. Trường hợp có Thẩm
phán, Hội thẩm nhân dân vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia xét xử vụ án
nhưng có Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân dự khuyết tham gia phiên tòa từ đầu thì
những người này được thay thế thành viên Hội đồng xét xử vắng mặt để tham gia xét xử vụ án.
3. Trường hợp không có Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân dự khuyết để thay thế thành
viên Hội đồng xét xử theo quy định tại khoản 2
Điều này thì phải hoãn phiên tòa.”
Như vậy nếu thuộc trường hợp ở khoản 2 tức Hội đồng thẩm phán nhân dân vắng
mặt và có Hội đồng thẩm phán nhân dân dự khuyết tham gia phiên tòa thì phiên tòa
vẫn tiếp tục tiến hành xét xử. Nhưng nếu rơi vào trường hợp thuộc khoản 3 khi
không có người dự khuyết thì phiên tòa này sẽ phải hoãn. Ngoài ra, có thể áp dụng
Điều 154 về thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm và điểm b khoản 1 Điều 162 Luật
TTHC 2015 về hoãn phiên tòa có thể xác định được sự vắng mặt của Hội đồng thẩm
phán nhân dân nếu không có người dự khuyết thì phiên tòa sẽ bị hoãn.
c. Tại phiên tòa sơ thẩm, ông M phát hiện Thư ký tòa là em ruột của Kiểm sát viên
nên đã yêu cầu thay đổi Thư phiên ký phiên tòa. Theo Anh (Chị) Hội đồng xét xử có
chấp nhận yêu cầu này không?
Căn cứ vào khoản 14 Điều 55 thì ông M có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố
tụng, người tham gia tố tụng, cụ thể ở đây là Thư ký tòa án. Trong trường hợp này
Thư ký tòa án là em ruột của Kiểm sát viên nên căn cứ vào khoản 3 Điều 47 thì HĐXX
sẽ phải chấp nhận yêu cầu của ông M.
d. Bản án hành chính sơ thẩm tuyên bác yêu cầu của người khởi kiện và giữ
nguyên QĐHC bị kiện. Anh (Chị) có nhận xét gì về phán quyết trên của Tòa án?
Căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 193 LTTHC 2015 thì Hội đồng xét xử có quyền quyết
định bác yêu cầu khởi kiện, nếu yêu cầu đó không có căn cứ pháp luật. Như vậy trong
trường hợp này nếu Tòa án cho rằng QĐHC bị kiện đã được ban hành đúng với pháp
luật; bên phía người khởi kiện không đưa ra được bất cứ tài liệu, chứng cứ nào cho
rằng QĐHC đó trái quy định pháp luật thì Tòa án bác yêu cầu của người khởi kiện là hoàn toàn hợp lý.
Nếu như TA cấp sơ thẩm nhận thấy rằng yêu cầu khởi kiện không có căn cứ thì HDXX
được tuyên bác yêu cầu khởi kiện quyết định khởi kiện hành chính bị kiện đó là
đúng (TA không được giữ nguyên
quyết định hành chính của người ta) Bài tập 2
Bà A là chủ hộ kinh doanh dịch vụ nhà trọ bình dân tại phường TN, thành phố P,
tỉnh X. Vào khoảng 21 giờ 10 phút ngày 23/4/2018, Đoàn kiểm tra đến kiểm tra và
lập Biên bản vi phạm hành chính số 11/BB-VPHC. Căn cứ biên bản vi phạm trên, lOMoAR cPSD| 46342576
ngày 28/04/2018 Chánh Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh X đã ban
hành Quyết định số 23/QĐ-XPHC phạt bà M số tiền 5.000.000 đồng. Quyết định xử
phạt được trao cho bà M cùng ngày. Bà M muốn khởi kiện VAHC đối với quyết định
xử phạt nêu trên. Hỏi:
a. Tòa án có thẩm quyền thụ lý và tư cách đương sự trong vụ án.
- Bà M khởi kiện VAHC đối với Quyết định xử phạt VPHC do Chánh Thanh tra Sở
Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh X ban hành, nên căn cứ theo Khoản 3 Điều 32 Luật
TTHC 2015 thì Tòa án có thẩm quyền thụ lý vụ án này là TAND tỉnh X.
- Tư cách đương sự trong vụ án căn cứ theo Khoản 7 Điều 3 Luật TTHC 2015:
+ Người khởi kiện: Bà M.
+ Người bị kiện: Chánh Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh X.
+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Các thành viên của Đoàn kiểm tra.
b. Thời hiệu khởi kiện.
Căn cứ theo Điểm a khoản 2 Điều 116 Luật TTHC 2015 thì thời hiệu khởi kiện là 1
năm kể từ ngày nhận được QĐHC, theo đó trong vụ án này thời hiệu khởi kiện là 1
năm tính từ ngày bà M nhận được Quyết định số 23/QĐ-XPHC tức là từ ngày
28/04/2018 đến hết ngày 28/04/2019.
c. Nêu cách thức giải quyết của Hội đồng xét xử nếu tại phiêntoà sơ thẩm:
c1. Người bị kiện được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất nhưng vắng mặt.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 157 Luật TTHC 2015 có 3 trường hợp: - Trường hợp 1:
Người khởi kiện vắng mặt, không có người đại diện tại phiên tòa, không có đơn đề
nghị xét xử thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa.
- Trường hợp 2: Người khởi kiện có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì vẫn tiến hành xét xử.
- Trường hợp 3: Người khởi kiện vắng mặt,không có người đại diện tại phiên tòa thì
vẫn tiến hành xét xử c2. Hội thẩm nhân dân vì lý do sức khoẻ không thể tiếp tục tham gia phiên toà.
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 155 và Điểm a Khoản 1 Điều 187 Luật TTHC 2015 có 2 trường hợp:
- Trường hợp 1: Do tình trạng sức khỏe mà Hội thẩm nhân dân không thể tiến hành
phiên tòa thì Hội đồng xét xử có quyền tạm ngừng phiên tòa.. (ĐANG TRONG QUÁ TRÌNH XÉT XỬ)
- Trường hợp 2: Do tình trạng sức khỏe mà Hội thẩm nhân dân khôngthể tiếp tục
tham gia xét xử nhưng có Hội thẩm nhân dân dự khuyết tham gia phiên tòa từ đầu
thì những người này được thay thế thành viên Hội đồng xét xử vắng mặt để tham gia xét xử vụ án. Chương 8
Phần I: Nhận định
Câu 1: Đối tượng của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm VAHC là bản
án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm. lOMoAR cPSD| 46342576
Nhận định sai. Căn cứ Điều 203 Luật TTHC 2015 thì đối tượng xét xử phúc thẩm phải là
bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị
theo thủ tục phúc thẩm.
Câu 2: Có trường hợp quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm
không phải là đối tượng kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm VAHC. Nhận định đúng.
Căn cứ Điều 203 Luật TTHC 2015 thì đối tượng xét xử phúc thẩm phải là bản án hoặc
quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, còn nếu bản án hoặc quyết định đó đã
có hiệu lực pháp luật thì không phải đối tượng kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Trong trường hợp đối tượng khởi kiện là danh sách cử tri có hiệu lực ngay. Đương sự
không có quyền kháng cáo, VKS không có quyền kháng nghị theo Khỏan 1 Điều 202
Luật TTHC nên không phải là đối tượng kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm
VAHC. Câu 3: Chủ thể có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm chỉ là đương sự của VAHC Nhận định sai
Căn cứ theo Điều 204 Luật TTHC 2015 thì bên cạnh đương sự còn có người đại diện
hợp pháp của đương sự có quyền kháng xáo theo thủ tục phúc thẩm của VAHC.
Câu 4: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể có quyền
kháng cáo bản án theo trình tự phúc thẩm VAHC. Nhận định sai
Căn cứ theo Điều 204 Luật TTHC 2015 không quy định người có quyền kháng cáo là
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự mà chỉ có đương sự hoặc
người đại diện hợp pháp của đương sự mới có quyền này.
Câu 5: Đối tượng của kháng cáo và đối tượng của kháng nghị theo thủ tục phúc
thẩm VAHC là như nhau Nhận định trên đúng.
Căn cứ Điều 203, 204, 211 Luật TTHC 2015 thì đối tượng của kháng cáo và kháng nghị
đều là bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án của Tòa án cấp
sơ thẩm cần được Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
Câu 6: Tại phiên tòa phúc thẩm VAHC, nếu người kháng cáo không thể tiếp tục
tham dự phiên tòa vì lý do sức khỏe thì
Hội đồng xét xử phải ra quyết định hoãn phiên tòa Nhận định trên sai.
Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 232, Khoản 1 Điều 225, Điểm b Khoản 1 Điều 187, Điều
238 Luật TTHC 2015 thì không có quy định nào nếu người kháng cáo không thể tiếp
tục tham dự phiên tòa vì lý do sức khỏe thì Hội đồng xét xử phải ra quyết định hoãn phiên tòa.
Câu 7: Tại phiên tòa phúc thẩm VAHC, nếu người kháng cáo chết thì Hội đồng xét xử
phải ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm VAHC Nhận định sai. lOMoAR cPSD| 46342576
Căn cứ theo Điểm a Khoản 1 Điều 229 Luật tố tụng hành chính 2015 quy định Tòa án
cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ vụ án trong trường hợp quy định tại Điểm a
Khoản 1 Điều 143 Luật TTHC 2015. Mà tại điểm a Khoản 1 Điều 143 Luật TTHC 2015
quy định: “Người khởi kiện là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được
thừa kế; cơ quan, tổ chức đã giải thể hoặc tuyên bố phá sản mà không có cơ quan, tổ
chức, cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng”
Vậy nên có thể thấy nếu người kháng cáo chết mà quyền, nghĩa vụ của họ được thừa
kế thì vẫn tiếp tục giải quyết vụ án, chỉ khi người kháng cáo đã chết mà quyền và nghĩa
vụ của họ không được thừa kế thì lúc này Hội đồng xét xử sẽ phải ra quyết định đình
chỉ xét xử phúc thẩm VAHC
Câu 8: Tại phiên tòa phúc thẩm VAHC, nếu người khởi kiện rút đơn khởi kiện thì Hội
đồng xét xử phải ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ (giải quyết vụ án) xét xử VAHC Nhận định sai.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 234 Luật tố tụng hành chính năm 2015 Theo đó, nếu người
khởi kiện rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phải hỏi người bị kiện có đồng ý hay
không rồi mới giải quyết theo từng trường hợp: Trong trường hợp nếu người bị kiện
không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn của người khởi kiện, còn nếu người bị
kiện đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn của người khởi kiện. Vậy nên tại phiên tòa phúc
thẩm VAHC, nếu người khởi kiện rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phải hỏi ý kiến
người bị kiện trước rồi mới tiếp tục giải quyết.
Câu 9: Trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thể rút kháng
nghị của Viện kiểm sát cấp dưới. Nhận định đúng
Căn cứ vào Khoản 3 Điều 218 LTTHC 2015, Trong trường hợp cần thiết như việc người
kháng cáo rút đơn kháng cáo trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc
thẩm thì Viện kiểm sát cấp trên có quyền rút kháng nghị của Viện kiểm sát cấp dưới
trực tiếp hoặc chính Viện kiểm sát cấp dưới sẽ ra quyết định kháng nghị. Câu 10: Tại
phiên tòa phúc thẩm VAHC, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không thể tiếp tục tiến
hành tố tụng thì Tòa án phải ra quyết định tạm ngừng phiên tòa. Nhận định Sai.
Căn cứ vào Điều 238, điểm a Khoản 1 Điều 187 LTTHC 2015, Tại phiên tòa phúc thẩm
VAHC, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa nếu không thể tiếp hành tố tụng thì Tòa án có
thể phải ra quyết định tạm ngừng phiên tòa, nhưng có trường hợp nếu có sự thay thế
của người tiến hành tố tụng thì phiên tòa vẫn sẽ được tiếp tục.
Câu 11: Khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm thì bản
án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị sẽ phát sinh hiệu lực pháp luật. Nhận định sai.
Căn cứ vào khoản 2, khoản 4 Điều 229 LTTHC 2015 Có nhiều trường hợp Tòa án cấp
phúc thẩm đưa ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm như các trường hợp tại
khoản 1 Điều 229. Tuy nhiên, sau khi tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét
xử phúc thẩm mà bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị sẽ phát sinh hiệu lực pháp
luật nếu rơi vào trường hợp tại khoản 2 Điều 229, cụ thể là trường hợp người kháng
cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị trước khi Tòa án lOMoAR cPSD| 46342576
cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm; hoặc trong trường hợp
người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo, Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị sau khi
Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm. Còn những
trường hợp bị Tòa án phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm khác thì bản
án sơ thẩm có thể không phát sinh hiệu lực.
Câu 12: Trong quá trình giải quyết phúc thẩm VAHC, nếu người khởi kiện rút đơn
khởi kiện thì Tòa án ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Nhận định sai.
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 234 Luật TTHC 2015 thì nếu đang trong quá trình giải quyết
phúc thẩm VAHC nếu người khởi kiện rút đơn khởi kiện thì HĐXX phúc thẩm phải hỏi
ý kiến người bị kiện và xem xét ý kiến của họ trong từng trường hợp. Nếu như Người
bị kiện không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của người khởi kiện;
Còn nếu như đương sự đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của người khởi
kiện. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải
quyết vụ án. Như vậy Tòa án chỉ có thể Tòa án ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và
đình chỉ giải quyết vụ án.
Câu 13: Trong quá trình xét xử phúc thẩm VAHC, nếu người bị kiện hủy bỏ quyết
định hành chính bị kiện, Tòa án có thể ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Nhận định đúng.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 235 Luật TTHC 2015 sửa đổi 2019 thì trường hợp người bị
kiện sửa đổi, hủy bỏ quyết định hành chính bị kiện hoặc dừng, khắc phục hành vi
hành chính bị khởi kiện liên quan đến quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân
và người khởi kiện đồng ý rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
có yêu cầu độc lập đồng ý rút yêu cầu thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản
án,quyết định sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án; trong quyết định của bản án phải
ghi rõ cam kết của đương sự để bảo đảm thi hành án hành chính. Như vậy, trong quá
trình xét xử phúc thẩm VAHC, nếu người bị kiện hủy bỏ quyết định hành chính bị
kiện, Tòa án có thể ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án
Câu 14: Đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết
định bị kháng cáo. Nhận định sai.
Căn cứ vào Khoản 7 Điều 205 Luật TTHC 2015 thì đơn kháng cáo phải được gửi cho
Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng cáo. Tuy nhiên ngoài ra đơn
kháng cáo cũng có thể gửi 5 đến Tòa án cấp phúc thẩm, đối với trường hợp này, khi
nhận đơn Tòa án cấp phúc thẩm sẽ có nhiệm vụ chuyển đơn cho Tòa án cấp sơ thẩm.
Như vậy, đơn kháng cáo không chỉ được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm mà còn có thể
gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm, điều này nhằm giúp đỡ cho người khởi kiện khi có
những khó khăn khách quan trong quá trình nộp đơn.
Câu 15: Kiểm sát viên phải có mặt tại phiên tòa phúc thẩm VAHC, nếu họ vắng mặt
thì Tòa án phải hoãn phiên tòa. Nhận định sai.
Căn cứ vào Điều 224 LTTHC 2015. lOMoAR cPSD| 46342576
Thứ nhất, Tòa án chỉ phải hoãn phiên tòa khi Kiểm soát viên vắng mặt trong trường
hợp Viện kiểm sát có kháng nghị. (Khoản 1 Điều 224).
Thứ hai, trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên
tòa, nhưng có Kiểm sát viên dự khuyết tham gia phiên tòa từ đầu thì người này được
thay thế Kiểm soát viên vắng mặt tham gia phiên tòa xét xử vụ án và Tòa án không phải
hoãn phiên tòa. (Khoản 2 Điều 224)
Câu 16: Người kháng cáo chỉ có quyền rút, thay đổi, bổ sung kháng cáo trước khi mở
phiên tòa phúc thẩm. Nhận định sai.
Căn cứ vào Khoản 2, 3 Điều 218 LTTHC 2015.
Người kháng cáo có quyền rút, thay đổi, bổ sung kháng cáo trước khi mở phiên tòa
phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm.
Trường hợp thay đổi, bổ sung kháng cáo nhưng không được vượt quá phạm vi kháng
cáo ban đầu, nếu thời hạn kháng cáo đã hết. Trường hợp rút kháng cáo, Tòa án cấp
phúc thẩm sẽ đình chỉ xét xử phúc thẩm. Việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trước khi mở
phiên tòa do Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa quyết định, tại phiên tòa do HĐXX quyết định.
Câu 17: Trong quá trình xét xử phúc thẩm VAHC, Tòa án phát hiện người khởi kiện
không có quyền khởi kiện thì Tòa án phải ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm. Nhận định sai.
Căn cứ vào Khoản 4 Điều 241 LTTHC 2015, điểm h khoản 1 Điều 143, điểm a khoản 1 Điều 123.
Theo đó, HĐXX phúc thẩm có thẩm quyền hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ việc giải
quyết vụ án nếu trong quá trình xét xử sơ thẩm có một trong các trường hợp quy định
tại khoản 1 Điều 143 của Luật này. Mà theo điểm h Khoản 1 Điều 143 và theo Điểm a
Khoản 1 Điều 123 người khởi kiện không có quyền khởi kiện thuộc một trong các trường hợp này.
Câu 18: Toà án cấp phúc thẩm có thể ban hành phán quyết buộc người bị kiện phải
bồi thường thiệt hại cho người khởi kiện trong VAHC. Nhận định đúng.
Căn cứ theo Điều 7 Luật TTHC 2015, trong trường hợp người khởi kiện có yêu cầu bồi
thường thiệt hại thì tòa án có quyền giải quyết vấn đề bồi thường, đền bù thiệt hại và
căn cứ Khoản 2 Điều 241 Luật TTHC 2015, tòa án có thể bàn hành phán quyết buộc
người bị kiện phải bồi thường thiệt hại cho người khởi kiện thông qua việc sửa đổi
một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm nếu tòa án cấp sơ thẩm quyết định không
đúng pháp luật theo Điểm a, b Khoản 2 Điều 241 Luật TTHC 2015.
Câu 19: Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ huỷ bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho
Toà án cấp sơ thẩm xét xử lại trong trường hợp Toà án cấp sơ thẩm đã thụ lý sai
thẩm quyền theo lãnh thổ. Nhận định đúng.
Căn cứ theo Khoản 2, 3 Điều 241 Luật TTHC 2015, trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm đã
thụ lý sai thẩm quyền theo lãnh thổ được xem là trường hợp có vi phạm đặc biệt
nghiêm trọng về thủ tục tố tụng, nên Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền ra quyết
định hủy bản án và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại. Việc này lOMoAR cPSD| 46342576
nhằm đảm bảo tính hợp pháp của bản án sơ thẩm, nghĩa là có căn cứ về mặt pháp lý
về áp dụng nội dung và việc tuân thủ thủ tục tố tụng.
Câu 20: Toà án cấp phúc thẩm phải sửa bản án hành chính sơ thẩm nếu phát hiện
Toà án cấp sơ thẩm có vi phạm về việc thu thập chứng cứ của vụ án. Nhận định sai.
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 241 Luật TTHC 2015, nếu phát hiện Tòa án cấp sơ thẩm có
vi phạm về việc thu thập chứng cứ của vụ án, cần phải thu thập chứng cứ mới quan
trọng mà Tòa án cấp phúc thẩm không thể bổ sung ngay được thì theo thẩm quyền,
Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án
cấp sơ thẩm xét xử lại
Phần II: Bài tập tình huống Bài tập 1:
Ngày 04/03/2019, ông Minh (ngụ tại xã NH huyện NT tỉnh NĐ) nhận được Quyết
định giao đất số 2244/QĐ-UBND và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
(GCNQSDĐ) số BQ 5143 của UBND huyện NT. Cho rằng phần diện tích đất cấp cho
ông Minh nêu trên có 30m2 thuộc diện tích đất của mình nên ngày 03/04/2019 ông
Trung (cư ngụ tại xã A huyện TN tỉnh TB) đã khởi kiện VAHC yêu cầu Tòa án hủy
Quyết định giao đất số 2244/QĐ-UBND và GCNQSDĐ số BQ 5143 của UBND huyện
NT đã cấp cho ông Minh.
Câu 1: Xác định Tòa án có thẩm quyền thụ lý xét xử sơ thẩm và thành phần đương
sự trong vụ án trên.
Căn cứ vào khoản 4 Điều 32 Luật TTHC thì Tòa án có thẩm quyền thụ lý xét xử sơ
thẩm là Toà án nhân dân tỉnh NĐ Thành phần đương sự bao gồm:
Người khởi kiện: ông Trung khởi kiện Quyết định giáo đất số
2244/QĐ-UBND số BQ 5143 của UBND huyện NT
Người bị kiện: UBND huyện NT
Người có quyền, nghĩa vụ liên quan: ông Minh
Câu 2: Vụ việc được đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 15/09/2019 Tòa án ban hành bản
án sơ thẩm số 12/2019/HC-ST tuyên chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của
ông Trung, hủy một phần Quyết định giao đất số 2244/QĐ-UBND và hủy một phần
GCNQSDĐ số BQ 5143 của UBND huyện NT đối với phần diện tích 30m2 đã cấp cho
ông Minh. Không đồng ý, người bị kiện kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm:
-Hãy xác định Tòa án có thẩm quyền thụ lý phúc thẩm VAHC: Tòa án có thẩm quyên
thụ lý phúc thẩm VAHC là Tòa án nhân dân cấp cao căn cứ theo Điều 29 Luật tổ chức
Tòa án nhân dân 2014 vì Tòa án xét xử sơ thẩm là Tòa án nhân dân cấp tỉnh cụ thể là TAND tỉnh NĐ.
Sơ thẩm cấp tỉnh, phúc thẩm cấp cao
-Anh (Chị) hãy cho biết Tòa án phúc thẩm sẽ phán quyết như thế nào khi:
+Trường hợp 1: người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện Căn cứ theo Khoản 1
Điều 234 Luật TTHC nếu người khởi kiện rát toàn bộ yêu cầu khởi kiện thì Hội đồng
xét xử sẽ hỏi người bị kiện (tức UBND huyện NT) có đồng ý hay không. Nếu không thì
Tòa sẽ không chấp nhận việc rút toàn bộ yêu câu khởi kiện. Nếu Đương sự đồng ý thì
. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết lOMoAR cPSD| 46342576
vụ án. Trường hợp này, đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của
Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp 2: người kháng cáo rút toàn bộ đơn kháng cáo. Căn cứ Điểm c Khoản
1 Điều 229 Luật TTHC 2015 thì trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc
VKS rút toàn bộ kháng nghị trước khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra
xét xử phúc thẩm thì Thẩm phán được phân công làm Chủ tọa phiên tòa ra quyết định
đình chỉ xét xử phúc thẩm; trong trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo,
VKS rút toàn bộ kháng nghị sau khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra
xét xử phúc thẩm thì HĐXX phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm. Bài tập 2:
Ngày 04/07/2016 ông Nguyễn Văn là chủ sở hữu căn nhà số B2 - 55 Lô S14, khu phố
1, phường BC, quận TĐ, thành phố H nhận được thông báo nộp tiền sử dụng đất số
112/TB-CCT của Chi cục Thuế quận TĐ, thành phố H. Không đồng ý với thông báo
này, ngày 08/07/2016 ông Nguyễn Văn đã khiếu nại đến chi cục Thuế quận TĐ,
thành phố H. Ngày 15/7/2016, Chi cục trưởng chi cục Thuế quận TĐ, thành phố H
ban hành quyết định số 511/QĐ-CCT giải quyết khiếu nại với nội dung bác đơn
khiếu nại, giữ nguyên Thông báo số 112/TB-CCT. Không đồng ý, ngày 28/7/2016,
ông Nguyễn Văn khởi kiện VAHC với yêu cầu Tòa án có thẩm quyền tuyên hủy
Thông báo số 112/TB-CCT của chi cục Thuế quận TĐ, thành phố H.
Câu 1: Anh (chị) hãy xác định thời hiệu khởi kiện, thành phần tư cách người tham
gia tố tụng trong vụ án trên? (Biết rằng, ông Nguyễn Văn nhận được quyết định số
511/QĐ-CCT vào ngày 18/7/2016).
Căn cứ theo Điểm a Khoản 3 Điều 116 Luật TTHC 2015 thì thời hiệu khởi kiện của
ông Văn là 01 năm kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại là QĐ số
511/QĐ-CCT, tức là ngày 18/7/2017. Người tham gia tố tụng: (đương sự, người đại
diện) + Người khởi kiện là ông Nguyễn Văn.
+ Người bị kiện là Chi cục Thuế quận TĐ, thành phố H.
+ Người đại diện theo pháp luật là Chi cục trưởng
2. Vụ việc được Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết theo đúng quy định. Trong
giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, ông Nguyễn Văn xin bổ sung thêm yêu cầu buộc
Chi cục Thuế quận TĐ, thành phố H bồi thường thiệt hại 50 triệu đồng do Thông
báo số 112/TB-CCT gây ra. Theo anh (chị) việc bổ sung yêu cầu này có được Tòa
án chấp nhận hay không? Vì sao?
Việc bổ sung yêu cầu này của ông Nguyễn Văn có thể được Tòa án chấp nhận.
Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật TTHC 2015 (sửa đổi, bổ sung
2019): Người khởi kiện, có thể đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại do quyết định
hành chính, hành vi hành chính gây ra. Căn cứ Điều 8 Luật TTHC 2015 (sửa đổi, bổ
sung 2019) thì trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, người khởi kiện có quyền
bổ sung yêu cầu khởi kiện theo quy định của Luật này. Và theo quy định tại khoản 3 lOMoAR cPSD| 46342576
Điều 55 Luật TTHC 2015 (sửa đổi, bổ sung 2019) đương sự có quyền: “Giữ nguyên,
thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu”. Nếu số tiền yêu cầu bồi thường lớn hơn 50 triệu thì
Tòa vẫn chấp nhận vì không làm phát sinh QHPL mới và không đưa Tòa vào thế bị
động. Như vậy ông Nguyễn Văn có quyền xin bổ sung thêm yêu cầu buộc Chi cục Thuế
quận TĐ, thành phố H bồi thường thiệt hại 50 triệu đồng do Thông báo số 112/TB-CCT
gây ra và việc bổ sung yêu cầu này có thể được Tòa án chấp nhận.
Giai đoạn chuẩn bị xét xử - CSPL: Điều 7, Điều 8
Bổ sung thêm Điều 138, Điều 139
3. Vụ việc được đưa ra xét xử sơ thẩm, Tòa án ban hành Bản án sơ thẩm số
121/2016/HC-ST với phần tuyên xử: bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn
Văn, giữ nguyên Thông báo số 112/TB-CCT bị kiện. Anh (Chị) nêu ý kiến về phán
quyết này của Tòa án cấp sơ thẩm?
Trong trường hợp này, HĐXX cho rằng nó đã đúng rồi nên bác toàn bộ yêu cầu
khởi kiện nhưng không được giữ nguyên (không được thòng thêm câu giữ nguyên)
Nếu HĐXX sơ thẩm thấy rằng yêu cầu khởi kiện đó không có căn cứ pháp luật
thì HĐXX có quyền bác yêu cầu khởi kiện căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 193 Luật
TTHC 2015. Tuy nhiên HĐXX không được giữ nguyên QĐHC bị kiện (không có Điều
khoản nào của pháp luật hiện hành quy định thẩm quyền này cho HĐXX). Như vậy,
phán quyết của Tòa án là sai.
Câu 4: Bản án sơ thẩm số 121/2016/HC-ST nêu trên bị ông Nguyễn Văn kháng cáo
hợp lệ theo trình tự phúc thẩm. Anh (chị) hãy xác định:
· Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm?
· Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ quyết định như thế nào khi nhận định rằng Thông báo
số 112/TB-CCT là đúng quy định của pháp luật?
- Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết VAHC này là Tòa án nhân dân quận TĐ, căn cứ theo
khoản 1 Điều 31 Luật TTHC 2015 nên Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm là Tòa
án nhân dân thành phố H. - Căn cứ theo khoản 1 Điều 241 Luật TTHC 2015 thì khi HĐXX
phúc thẩm nhận định Thông báo số 112/TB-CCT là đúng quy định của pháp luật thì
HĐXX sẽ bác kháng cáo và giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm. Chương 9
Phần I: Nhận định
Câu 1: Tất cả các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án đều có thể
được xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Nhận định sai.
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 260 LTTHC 2015. Khoản 1 Điều 283 Theo quy định của điều
luật trên, quyết định của HĐTP TAND tối cao sẽ không được xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm.
Câu 2: Khi phát hiện bản án phúc thẩm có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng
làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến lOMoAR cPSD| 46342576
quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp
luật, người có thẩm quyền phải kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Nhận định sai.
Căn cứ vào Điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 255, Điều 260 LTTHC 2015.
Khi phát hiện bản án phúc thẩm có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng làm cho
đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi
ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật, thì không
phải người có thẩm quyền nào cũng được kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm phải là Chánh án
TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC đối với TANDCC, TA khác và chánh án TANDCC, Viện
trưởng VKSNDCC đối với TA cấp tỉnh, TA cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền lãnh thổ.
Câu 3: Chủ thể có thẩm quyền chỉ có thể kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
trong thời gian 3 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Nhận định sai. Căn cứ vào Khoản 2 và Khoản 2 Điều 334 Điều 263 Luật TTHC
nếu sự việc là vụ việc dân sự thì thời hạn kháng 2015 Luật TTDS 2015 thì
nghị giám đốc thẩm là 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của
Tòa án có hiệu lực pháp luật. Trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị trên thì vẫn có
thể kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu như đã có đơn đề nghị Cơ quan tiến
hành tố tụng kháng nghị nhưng sau khi hết thời hạn trên thì đương sự vẫn tiếp tục có
đơn đề nghị hoặc bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm
pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của
người thứ ba, xâm phạm lợi ích của cộng đồng, lợi ích của Nhà nước và phải kháng
nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó thì
thời hạn đó có thể được kéo dài thêm 02 năm, kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị nêu trên.
Câu 4: Khi Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh kiến nghị Chánh án TAND cấp cao
xem xét kháng nghị bản án của Tòa án nhân dân cấp huyện đã có hiệu lực pháp
luật theo thủ tục giám đốc thẩm, Chánh án TAND cấp cao phải kháng nghị bản án đó. Nhận định sai.
Căn cứ vào khoản 3 Điều 258 Luật TTHC 2015 thì “Người có thẩm quyền kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm phân công người có trách nhiệm tiến hành nghiên cứu
đơn, thông báo, kiến nghị, hồ sơ vụ án và báo cáo người có thẩm quyền kháng nghị
xem xét, quyết định. Trường hợp không kháng nghị thì thông báo bằng văn bản cho
đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có văn bản thông báo, kiến nghị”. Điều đó có
nghĩa vẫn có trường hợp người có thẩm quyền kháng nghị từ chối kháng nghị bản án.
Câu 5: Người có quyền kháng nghị là người có quyền hoãn thi hành hoặc tạm đình
chỉ thi hành bán án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xem xét việc kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm. Nhận định sai. lOMoAR cPSD| 46342576
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 261 Luật TTHC 2015, người có thẩm quyền kháng nghị bản
án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án chỉ có quyền hoãn thi hành bản
án, quyết định để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và thời hạn
hoãn không quá 3 tháng. Căn cứ theo Khoản 2 Điều 261 Luật TTHC 2015, chỉ người
đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm mới có quyền tạm đình chỉ thi hành bản
án, quyết định cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm.
Câu 6: VKSNDTC có quyền rút quyết định kháng nghị giám đốc thẩm của Viện
trưởng VKSNC cấp cao nếu xét thấy kháng nghị đó là không có căn cứ. Nhận định sai.
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 265 Luật TTHC 2015, việc rút kháng nghị chỉ do người
kháng nghị thực hiện trước khi mở phiên toà hoặc tại phiên toà còn VKSNDTC chỉ có quyền kháng nghị.
Câu 7: Hội đồng Thẩm phán TANDTC có thể giám đốc thẩm những bản án, quyết
định của TAND cấp huyện. Nhận định đúng
Căn cứ Điều 264, Điều 266 LTTHC năm 2015. Để thống nhất với quy định của Luật Tổ
chức Tòa án nhân dân năm 2014, Điều 266 LTTHC năm 2015 quy định Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có
hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ. Câu
8: Phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm không nhất thiết phải có mặt các đương sự. Nhận định đúng
Căn cứ vào khoản 2 Điều 267, Điều 286 LTTHC năm 2015, Theo quy định tại khoản 2
Điều 267 LTTHC 2015, khi xét thấy cần thiết thì Tòa án triệu tập đương sự, nhưng
trong trường hợp đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử giám đốc
thẩm, tái thẩm vẫn diễn ra
Câu 9: Toàn thể thành viên HĐTP TANDTC sẽ xét xử giám đốc thẩm đối với bản án
phúc thẩm của TAND cấp cao nếu việc giải quyết vụ án liên quan đến lợi ích công
cộng, lợi ích của Nhà nước. Nhận định sai.
Căn cứ khoản 6 Điều 270 Luật TTHC 2015 quy định trong trường hợp xét xử theo quy
định tại điểm b khoản 2 Điều 266 của Luật này thì phiên tòa xét xử của toàn thể Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành
viên tham gia; quyết định của Hội đồng Thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành
viên biểu quyết tán thành. Như vậy, không phải lúc nào toàn thể thành viên HĐTP
TANDTC sẽ tham gia xét xử giám đốc thẩm đối với bản án phúc thẩm của TAND cấp cao.
Câu 10: Nếu nhận định đối tượng khởi kiện vụ án hành chính không thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính, Hội đồng giám đốc thẩm
có thể hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm lại. Nhận định sai.
Căn cứ khoản 4 Điều 272, Điều 275 Luật TTHC 2015 thì nếu có một trường hợp theo
khoản 1 Điều 143, tức trường hợp đối tượng khởi kiện vụ án hành chính không thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính thì Hội đồng xét xử lOMoAR cPSD| 46342576
ra quyết định hủy bản án, quyết định của Tòa án đã giải quyết vụ án và đình chỉ việc giải quyết vụ án.
Câu 11: Hội đồng xét xử giám đốc thẩm sẽ ra quyết định sửa một phần hoặc toàn bộ
bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi việc sửa bản án, quyết
định bị kháng nghị không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Nhận định sai.
Căn cứ khoản 1 Điều 276 Luật TTHC 2015 quy định HĐXX giám đốc thẩm sẽ ra quyết
định sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp
luật nếu thỏa hai điều kiện theo điểm a và điểm b điều luật này. Nếu chỉ có một điều
kiện “việc sửa bản án, quyết định bị kháng nghị không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ
của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác” (theo điểm b) thì chưa đủ.
Câu 12: Trong trường hợp không xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà
nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba, người có thẩm quyền chỉ có thể
kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái
thấm khi có một trong các căn cứ quy định tại Điều 281 của Luật TTHC và phải có
đơn của người đề nghị. Nhận định sai
Căn cứ vào Điều 281 Luật TTHC 2015 thì căn cứ đê kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
là dựa trên 1 trong 4 khoản của điều luật này chứ không cần phải có đơn của người đề nghị.
Câu 13: Đương sự chỉ có quyền đề nghị người có thẩm quyền xem xét kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong thời hạn 1 năm kể từ ngày bản án, quyết
định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Nhận định sai K1 Điều 282
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 263 Luật TTHC 2015 thì Người có thẩm quyền kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm được quyền kháng nghị trong thời hạn 03 năm kể từ
ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Căn cứ theo Điều 284 Luật TTHC 2015 thì thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
là 01 năm kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng
nghị theo thủ tục tái thẩm quy định tại Điều 281 của Luật này.
Chứ không phải 1 năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Câu 14: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể tham gia
phiên tòa tái thẩm VAHC Nhận định đúng
Căn cứ theo Điều 286 Luật TTHC 2015 thì các quy định khác về thẩm quyền, thủ tục
tái thẩm được thực hiện như các quy định về thủ tục giám đốc thẩm theo quy định
của Luật này. Nên dựa vào Khoản 2 Điều 267 Luật TTHC quy định về những người
tham gia phiên tòa giám đốc thẩm trong đó bao gồm cả người bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của đương sự. Nên người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đượng sự
cũng có thể tham gia phiên toàn tái thẩm VAHC Câu 15: Nếu Hội đồng xét xử tái
thẩm nhận thấy có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án phúc
thẩm mà Tòa án, đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án đó thì Hội đồng lOMoAR cPSD| 46342576
xét xử tái thẩm sẽ hủy bản án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại Nhận định trên đúng.
Căn cứ Khoản 2 Điều 285 Luật TTHC 2015, nếu Hội đồng xét xử tái thẩm nhận thấy có
tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án phúc thẩm mà Tòa án, đương
sự không biết được khi Tòa án ra bản án đó thì Hội đồng xét xử tái thẩm sẽ hủy bản
án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại
Câu 16: Quyết định tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán TANDTC phải được quá nửa
tổng số thành viên biểu quyết tán thành Nhận định trên sai.
Căn cứ Điều 286, Khoản 6 Điều 270 Luật TTHC 2015 thì có hai trường hơp:
TH1: Hội đồng thẩm phán TANDTC xét xử theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều
266 Luật TTHC 2015 thì quyết định của HĐXX phải được tất cả thành viên tham gia
Hội đồng biểu quyết tán thành TH2: Xét xử theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều
266 Luật TTHC 2015 thì quyết định toàn thể HĐTP TANDTC phải được quá nửa tổng
số thành viên biểu quyết tán thành
Câu 17: Chỉ có những người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái
thẩm mới có quyền yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán TANDTC Nhận định trên sai.
Căn cứ Điều 260, Khoản 1 Điều 287 Luật TTHC thì ngoài Viện trưởng Viện Kiểm sát
viên sát nhân dân tối cao và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì Ủy ban Thường vụ
Quốc hội và Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cũng có quyền yêu cầu, kiến nghị, đề nghị
xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán TANDTC
Câu 18: Khi có yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc kiến nghị của Ủy ban Tư
pháp của Quốc hội về việc xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán TANDTC,
Hội đồng Thẩm phán TANDTC phải mở phiên họp xem xét lại Quyết định đó. Nhận định sai
Căn cứ theo khoản 2, 3 Điều 287 Luật TTHC 2015.
Khi có yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc kiến nghị của Ủy ban Tư pháp của
Quốc hội về việc xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, Chánh án
Tòa án Nhân dân tối cao báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét
kiến nghị, đề nghị đó chứ không cần mở phiên họp xem xét lại Quyết định đó. Câu 19:
Hội đồng Thẩm phán TANDTC chỉ nhất trí với kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết
định của Hội đồng Thẩm phán TANDTC khi ít nhất ba phần tư tổng số thành viên biểu quyết tán thành. Nhận định sai
Căn cứ theo khoản 4 Điều 291 Luật TTHC 2015
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thảo luận và biểu quyết theo đa số về
việc nhất trí hoặc không nhất trí với kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chứ không nhất thiết phải đạt ba phần tư
tổng số thành viên biểu quyết tán thành. lOMoAR cPSD| 46342576
Câu 20: Trong trường hợp quyết định của Hội đồng thẩm phán TANDTC có vi phạm
pháp luật nghiêm trọng, Hội đồng thẩm phán TANDTC có thể hủy quyết định đó để
giải quyết lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Nhận định sai
Căn cứ theo khoản 1 Điều 296 Luật TTHC 2015
Trong trường hợp quyết định của Hội đồng thẩm phán TANDTC có vi phạm pháp luật
nghiêm trọng, khi có báo cáo từ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và ý kiến của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
Hội đồng thẩm phán TANDTC mới đưa ra quyết định hủy quyết định và tùy từng trường
hợp mà quyết định theo các điểm a, b, c, d, đ, e, g của khoản 1 điều này.
Phần II: Bài tập tình huống Bài tập 1:
Ngày 20/4/2017, ông T thực hiện thủ tục chuyển nhượng 8.029 m đất cho ông B thì
được cán bộ địa chính xã cho biết diện tích đất trên thuộc phần đất đã được UBND
huyện M (tỉnh S) cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng số 78/QSDĐ cho ông L vào ngày
26/11/1992. Không đồng ý, ông T khởi kiện yêu cầu Tòa án hủy một phần Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất số 78/QSDĐ của UBND huyện M đối với diện tích 8.029 m2
đất thuộc quyền sử dụng của ông. Bản án sơ thẩm số 10/2018/HC-ST ngày 25/5/2018
tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông T, hủy một phần Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất số 78/QSDĐ, Bản án bị Viện trưởng VKSND cấp cao tại thành phố H
kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm hủy toàn bộ bản
án sơ thẩm, giao hồ sơ để Tòa án cấp sơ thẩm xét xử sơ thẩm lại. Bản án phúc thẩm
tuyên không chấp nhận kháng nghị có Viện trưởng VKSND cấp cao tại thành phố H,
giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm. Ngày 15/1/2018, Viện trưởng VKSNDTC
có quyết định kháng nghị với lý do: ông L đã thế chấp toàn bộ diện tích đất thuộc
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 78/QSDĐ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh S để vay 300,000,000 đồng, nhưng Tòa án
đã không đưa Ngân hàng vào tham gia tố tụng. Anh (chị) hãy cho biết:
a. Viện trưởng VKSNDTC kháng nghị theo thủ tục gì? Vì sao?Viện trưởng VKSNDTC
kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm vì theo Điểm b Khoản 1 Điều 255 LTTHC 2015
thì việc ông L đã thế chấp toàn bộ diện tích đất thuộc Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất số 78/QSDĐ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi
nhánh tỉnh S để vay 300,000,000 đồng, nhưng Tòa án đã không đưa Ngân hàng vào
tham gia tố tụng đã xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của người thứ ba là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam, chi nhánh tỉnh S.
b. Viện trưởng VKSNDTC có quyền kháng nghị khi không cóđơn đề nghị hay không? Vì sao?
Viện trưởng VKSNDTC có quyền kháng nghị khi không có đơn đề nghị. Theo quy định
tại khoản 2 Điều 255 LTTHC 2015 thì VKSNDTC được quyền thực hiện kháng nghị vì đáp
ứng được điều kiện là trường hợp xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà
nước, quyền là lợi ích hợp pháp của người thứ 3.
c. Xác định đối tượng kháng nghị và cơ quan có thẩm quyềngiải quyết?
Đối tượng kháng nghị: (K1 Điều 260) lOMoAR cPSD| 46342576
+ Bản án sơ thẩm số 10/2018/HC-ST (của TA tỉnh S) ngày 25/5/2018 tuyên chấp nhận
yêu cầu khởi kiện của ông T, hủy một phần Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 78/QSDĐ
+ Bản án phúc thẩm (của Tòa cấp cao)
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết (cơ quan giải quyết giám đốc thẩm): căn cứ theo
khoản 2 Điều 266 LTTHC 2015 thì HDTP NDTC giải quyết
d. Nếu kháng nghị là có căn cứ, Hội đồng xét xử sẽ quyếtđịnh như thế nào trong trường hợp trên?
Nếu kháng nghị là có căn cứ thì do kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nên căn
cứ vào Khoản 3 Điều 272 Luật TTHC 2015 HĐXX sẽ quyết định huỷ bản án, quyết định
đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm lại. Khoản 3
Điều 272 Khoản 3 Điều 274 Bài tập 2:
Ngày 14/10/2014, UBND thành phố B (tỉnh B) ban hành Quyết định số 164/QĐ-
UBND thu hồi 295,6m2 đất của ông D. Ngày 15/01/2014, UBND thành phố B ban
hành Quyết định số 265/QĐ-UBND về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho
ông D. Ngày 25/9/2015, Chủ tịch UBND thành phố B ban hành Quyết định số
2252/QĐ-UBND về việc cưỡng chế thu hồi đất. Không đồng ý, ông D có đơn khiếu
nại với các Quyết định trên. Ngày 24/4/2017, ông D nhận được Quyết định số
1713/QĐ-UBND ngày 19/4/2017 của Chủ tịch UBND thành phố B có nội dung không
chấp nhận khiếu nại của ông. Ngày 22/4/2018, ông D khởi kiện ra Toà án có thẩm
quyền yêu cầu huỷ Quyết định số 1713/QĐ-UBND và được Toà án thụ lý giải quyết.
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Thẩm phán được phân công giải quyết
vụ án đã ra Quyết định số
102/2018/QĐST-HC đình chỉ việc giải quyết vụ án vì cho rằng thời hiệu khởi kiện
của ông D đã hết. Anh (chị) có nhận xét gì về Quyết định trên. Nếu không đồng ý,
ông D có thể thực hiện thủ tục gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?
Quyết định số 102/2018/QĐST-HC đình chỉ việc giải quyết vụ án vì cho rằng thời
hiệu khởi kiện của ông D đã hết là không đúng theo quy định của Luật TTHC 2015. Vì
ngày 24/4/2017, ông D nhận được Quyết định số 1713/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND
thành phố B với nội dung không chấp nhận khiếu nại của ông. Ngày 22/4/2018, ông D
khởi kiện ra Toà án có thẩm quyền yêu cầu hủy Quyết định số 1713/QĐ-UBND thì vẫn
còn thời hiệu khởi kiện là 1 năm căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 116
Luật TTHC 2015 tức kể từ ngày 24/4/2017 đến ngày 24/4/2018.
Nếu không đồng ý, ông D kháng cáo để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình. Nếu hết thời hạn kháng cáo có thể đề đơn kháng nghị
a. Vụ án tiếp tục được đưa ra xét xử sơ thẩm. Hội đồng xét xử sơ thẩm đã ra Bản án
sơ thẩm số 141/2018/HC-ST ngày 15/12/2018 tuyên bác yêu cầu khởi kiện của ông
D (ông D có mặt khi Toà tuyên án). 6 tháng sau khi tuyên án, theo đơn đề nghị của
ông D, bản án sơ thẩm bị Viện trưởng VKSND cấp cao tại thành phố H kháng nghị do
phát hiện Thẩm phán giải quyết theo thủ tục sơ thẩm cố ý kết luận trái pháp luật.
Hãy cho biết Viện trưởng VKSND cấp cao kháng nghị theo thủ tục gì? Vì sao? Xác định
cơ quan có thẩm quyền giải quyết và quyết định của Hội đồng xét xử đối với bản án sơ thẩm nêu trên.