Bài thi giữa học phần - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Câu 1: Bằng lý luận và thực tiễn hãy chứng minh rằng ý thức của conngười không chỉ phản ánh thế giới mà còn góp phần sáng tạo ra thế giới. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Họ và tên: Lê Nguyễn Như Quỳnh MSSV: 31221026340 STT: 50
KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN MÔN TRIẾT HỌC
Dành cho lớp K49 ISB _ Chiều thứ 3
Câu 1: Bằng lý luận và thực tiễn hãy chứng minh rằng ý thức của con
người không chỉ phản ánh thế giới mà còn góp phần sáng tạo ra thế giới.
1. Chứng minh bằng lý luận a. Về nguồn gốc
- Ý thức là một thuộc tính của bản chất nhưng không phải của mọi
dạng mọi vật mà chỉ là chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất cấp cao là con người.
- Ý thức không tự sinh ra trong bộ óc con người mà là kết quả phản
ánh có sự tác động của thế giới bên ngoài vào não bộ. Vậy bộ óc
con người và thế giới bên ngoài là nguồn gốc tự nhiên của ý thức
hay nói cách khác ý thức là lăng kính phản chiếu thế giới thông qua não bộ.
b. Về nguồn gốc xã hội
- Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ tác động vào
giới tự nhiên nhằm biến đổi tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của
con người. Trong quá trình lao động, con người tác động vào thế
giới khách quan làm thế giới khách quan bộc lộ những thuộc tính,
kết cấu, quy luật vận động của nó, biểu hiện thành những hiện
tượng nhất định mà con người có thể quan sát được. Những hiện
tượng ấy, thông qua các giác quan, tác động vào bộ óc người,
thông qua hoạt động của bộ não con người tạo ra khả năng hình
thành nên những tri thức nói riêng, ý thức nói chung. Để phù hợp
với tính chất của từng hoàn cảnh, con người sẽ linh hoạt áp dụng
những tri thức mà bản thân có được một cách sáng tạo, giải quyết
vấn đề mà mình gặp phải.
- Một trong những hình thức biểu trưng rõ nhất việc ý thức phản
ánh thế giới là ngôn ngữ. Ngôn ngữ là một hệ thống biểu đạt ý
nghĩa và truyền đạt thông tin, trong khi khái niệm là các khung tư
duy và hình thức trừu tượng hóa thế giới. Nếu không có ngôn ngữ, 1
ý thức không thể tồn tại và thể hiện. Cùng với sự sáng tạo không
ngừng, con người đã tạo ra nhiều ngôn ngữ khác nhau cho dân tộc
mình, giúp cho thế giới thêm đa dạng về bản sắc dân tộc, phong
phú trong cách truyền đạt và thể hiện suy nghĩ và tri thức.
c. Bản chất của ý thức
- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình
phản ảnh ánh tích cực và sáng tạo hình ảnh khác quan của bộ óc con người.
- Vì là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, ý thức vừa có
tính chủ quan vừa có tính khách quan. Tính khách quan phụ thuộc
vào nội dung và bản chất sự vật mà nó phản ánh, còn tính chủ
quan xuất phát từ chính chủ thể - con người. Con người ở mỗi giai
đoạn của quá trình phát triển sẽ có cách nhìn nhận và đánh giá vấn
đề khác nhau, từ đó tạo ra những nhận thức mang tính chủ quan
và sáng tạo dựa trên tính khách quan và phổ biến của thế giới bên
ngoài. Khi nói ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách
quan, cũng có nghĩa là ý thức là sự phản ánh năng động sáng tạo về thế giới.
- Trên cơ sở của những cái đã có, ý thức có thể tạo ra tri thức mới
về sự vật, có thể tưởng tượng ra những cái không có ở thực tế. Ý
thức có thể tiên đoán, dự báo tương lai, tạo ra những giả thuyết những huyền thoại…
- Sự sáng tạo của ý thức tạo nên một kết cấu bao gồm: tri thức, tình
cảm, niềm tin và ý chí… Chính vì thế đặc tính tích cực và sáng
tạo của ý thức gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã hội và là đặc tính
cơ bản cho thấy trình độ phản ánh ý thức cao hơn phản ánh tâm lý
động vật. Sự sáng tạo này của ý thức con người góp phần tạo nên
những điều mới và hoàn thiện thế giới.
- Ý thức của con người cũng bao gồm tư duy sáng tạo, khả năng tạo
ra những ý tưởng mới và không gian tư duy. Con người có khả
năng tưởng tượng, suy nghĩ phiến diện và kết hợp thông tin từ
nhiều nguồn khác nhau để tạo ra những khái niệm, sản phẩm và
công nghệ mới. Ý thức xâm nhập càng sâu thì tạo ra sức mạnh
càng lớn, từ đó tạo ra sức sáng tạo càng lớn. Thông qua hoạt động
thực tiễn mà trước hết là thực tiễn lao động, ý thức xâm nhập vào
hiện thực vật chất, thông qua những hình thức như niềm tin, ý chí, 2
tình cảm… nó có được sức mạnh của tinh thần, dựa trên sức mạnh
này, tác động vào thế giới và làm thế giới biến đổi.
2. Chứng minh bằng thực tiễn
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự sáng tạo của Bác Hồ dựa trên những
lý luận đã có như Tư tưởng của Triết học Mác - Lênin tạo nên
những tri thức mới, những hệ tư tưởng được ví là ngọn đuốc soi
sáng và dẫn đường cho cả một dân tộc.
- Chủ nghĩa cộng sản cũng chính là kết quả sự sáng tạo của đông
đảo quần chúng nhân dân dưới sự dìu dắt của Đảng sản được lĩnh
hội tư tưởng của Chủ nghĩa Mác - Lênin. Cách mạng chính là sự
đổi mới, sự sáng tạo của ý thức dân tộc. Và cũng chính sự sáng
tạo ấy đã góp một phần không nhỏ đưa dân tộc ta ra khỏi vũng lầy
tăm tối của thời đại, khỏi ách áp bức bóc lột tàn bạo của kẻ thù,
dựng xây nên một cuộc sống ấm no hạnh phúc.
- Sự nổi dậy xóa bỏ chế độ cũ, lạc hậu và thay thế bằng một chế độ
mới, hoàn thiện hơn cũng là sự sáng tạo được nuôi dưỡng bằng ý
thức, ý chí của một dân tộc, được hướng dẫn và dìu dắt bởi những
tư tưởng tiến bộ của thời đại. Những tư tưởng đã xâm nhập vào
tiềm thức, ý thức của quần chúng nhân dân, tạo ra sức mạnh và ý
chi, thôi thúc họ vùng lên bảo vệ quyền lợi của mình và dân tộc
trước sự lụi bại, mục nát của xã hội cũ và sáng tạo ra một chế độ mới của chính họ.
- Những bài hát, những bản nhạc, những vở kịch, bộ phim, câu
chuyện… chung quy là những tác phẩm nghệ thuật đều là sản
phẩm mà sự sáng tạo của ý thức con người tạo ra. Các tác phẩm
ghi lại những cảm xúc, những cảm nhận, những gì nhìn thấy, nghe
thấy được… thông qua các giác quan và ý thức của người nghệ sĩ,
được tái hiện và “ trao trả” lại cho đời bằng những hình thức khác
nhau: câu hát, lời ca, vầng thơ, thước phim hay câu chuyện… một
cách sáng tạo và mới mẻ. Hết thảy đã góp phần tạo nên những giá
trị, màu sắc cho cuộc sống, sáng tạo và hoàn thiện một thế giới
mới - đẹp hơn, văn minh hơn.
Từ các lý luận và ví dụ trên, chúng ta có thể chứng minh rằng ý thức của con
người không chỉ đơn thuần phản ánh thế giới, mà còn góp phần sáng tạo và tạo
ra thay đổi trong thế giới. Ý thức cho phép con người sử dụng ngôn ngữ, khái
niệm và tư duy sáng tạo để tạo ra kiến thức mới, ý tưởng sáng tạo và công nghệ 3
tiến bộ. Ý thức cũng tác động đến văn hóa, xã hội và môi trường, tạo ra sự thay
đổi và tiến bộ trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống con người.
Câu 2: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực. Vận
dụng mối quan hệ này vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân.
- Khả năng là cái chưa chưa có chưa tới, nhưng sẽ có, sẽ tới khi có các điều kiện tương ứng.
- Hiện thực là những cái hiện đang có, đang tồn tại thực sự.
- Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực:
Khả năng và hiện thực tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ, mối quan hệ
chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau, luôn chuyển hóa lẫn nhau.
- Sở dĩ như vậy vì hiện thực được chuẩn bị bởi khả năng, còn khả năng
hướng tới biến thành hiện thực.
+ Trong thực tế, quá trình phát triển chính là quá trình trong đó khả
năng biến thành hiện thực, còn hiện thực này lại sản sinh ra những
khả năng mới. Cả khả năng mới ấy trong những điều kiện thích hợp
lại biến thành hiện thực mới.
+ Sự chuyển hóa cứ tiếp diễn mãi như vậy, tạo thành quá trình vô tận.
- Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực là một quá trình năng
động. Nó là một quá trình thay đổi và biến đổi. Nó là một quá trình tạo ra
các khả năng và thực tế mới. Nó luôn thay đổi và phát triển, và nó được
định hình bởi các khả năng tồn tại bên trong nó.
- Và để khả năng biến thành hiện thực cần có vai trò của các điều kiện
khách quan và chủ quan. Quá trình khả năng biến thành hiện thực chủ yếu
là một quá trình khách quan. Nói “chủ yếu” là vì trong tự nhiên không
phải mọi khả năng đều biến thành hiện thực một cách tự phát. - Phân ra 03 trường hợp:
+ Thứ nhất: Loại khả năng mà điều kiện để biến chúng thành hiện thực
chỉ có thể có bằng con đường tự nhiên. Ví dụ: Động đất, sóng thần, núi lửa…
+ Thứ hai: Loại khả năng có thể biến thành hiện thực bằng con đường
tự nhiên cũng như nhờ sự tác động của con người. Ví dụ: Để thuyền
đến đúng cảng X, thuyền cần có gió mạnh và sự điều khiển của con người. 4
+ Thứ ba: Loại khả năng mà bắt buộc có sự tham gia của con người để
biến thành hiện thực. Ví dụ: Việc chế tạo đồ dùng, thiết bị điện tử…
- Trong lĩnh vực xã hội, bên cạnh các điều kiện khách quan, khả năng
muốn biến thành hiện thực còn cần có các điều kiện chủ quan. Đó là hoạt
động thực tiễn của con người. Ở đây, khả năng sẽ không bao giờ biến
thành hiện thực nếu không có sự tham gia của con người.
- Hoạt động có ý thức của con người có vai trò rất to lớn trong việc biến
khả năng thành hiện thực. Nó có thể đẩy nhanh hoặc kìm hãm quá trình
biến đổi khả năng thành hiện thực. Nó cũng có thể điều khiển khả năng
phát triển theo hướng này hay theo hướng khác bằng cách tạo ra các điều kiện thích ứng.
● Ví dụ, giả sử bạn A muốn bắt đầu kinh doanh. Đây là một khả
năng tồn tại trong thực tế hiện tại. Tuy nhiên, để khả năng này trở
thành hiện thực, bạn cần phải hành động. Bạn cần thu thập tài
nguyên, phát triển kế hoạch và thực hiện kế hoạch đó.
- Dưới đây là một số suy nghĩ bổ sung về mối quan hệ biện chứng giữa khả
năng và hiện thực dựa trên quan điểm của Mác:
+ Mối quan hệ giữa khả năng và hiện thực không phải lúc nào cũng
tuyến tính. Nó có thể tuần hoàn hoặc xoắn ốc đồng nghĩa với việc mối
quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực không phải lúc nào
cũng suôn sẻ và dễ dàng. Nó hoàn toàn có thể đầy xung đột và mâu thuẫn.
+ Tuy nhiên, mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực cũng
là một nguồn của sự sáng tạo và đổi mới. Nó là quá trình chúng ta tạo
ra các khả năng và thực tế mới.
+ Theo quan điểm này, khả năng và hiện thực không chỉ là những khái
niệm cá nhân. Chúng cũng là những khái niệm xã hội. Các khả năng
tồn tại trong một xã hội được định hình bởi điều kiện vật chất của xã
hội đó. Và thực tế của một xã hội được định hình bởi các khả năng tồn tại bên trong nó.
- Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực là một khái niệm
phức tạp và tinh tế. Tuy nhiên, nó là một khái niệm cơ bản trong lý luận
của Mác. Nó là quá trình chúng ta tạo ra thực tế của chính mình, và nó là
quá trình chúng ta có thể thay đổi thế giới. 5
Vận dụng mối quan hệ này vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân:
+ Tuy em đang thấy bản thân mình khá kém trong kỹ năng giao tiếp,
nhưng em tin mình có thể cải thiện được nó. Đó là một khả năng tồn
tại trong thực tế hiện tại. Tuy nhiên, để khả năng này trở thành hiện
thực, em cũng cần phải hành động. Em có thể học từ hiện thực bằng
cách tham gia các khóa học, thực hành giao tiếp trong các tình huống
thực tế, và nhận phản hồi để cải thiện. Đồng thời, em cũng có thể áp
dụng khả năng của mình vào việc tạo ra một môi trường giao tiếp tích
cực và đóng góp vào việc thay đổi và cải thiện mối quan hệ xã hội
xung quanh. Theo cách này, khả năng phát triển kĩ năng giao tiếp trở
thành hiện thực thông qua hành động của em. Tuy nhiên, thực tế của
việc phát triển kĩ năng cũng thay đổi các khả năng tồn tại bên trong
nó. Ví dụ, em gặp khó khăn trong việc trao đổi học tập và đó là thách thức em phải vượt qua. 6