Bài thi giữa kỳ Triết học Ấn Độ - Trung Quốc cổ trung đại | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Học thuyết pháp trị của Hàn Phi đã có tác động chỉ đạo cả một thời gian dài trong  chế độ xã hội phong kiến Trung Quốc. Sở dĩ học thuyết của Hàn Phi có giá trị trong công cuộc trị nước, đã được Tần Thủy Hoàng áp dụng và thống nhất được Trung  Quốc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
17 trang 2 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài thi giữa kỳ Triết học Ấn Độ - Trung Quốc cổ trung đại | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Học thuyết pháp trị của Hàn Phi đã có tác động chỉ đạo cả một thời gian dài trong  chế độ xã hội phong kiến Trung Quốc. Sở dĩ học thuyết của Hàn Phi có giá trị trong công cuộc trị nước, đã được Tần Thủy Hoàng áp dụng và thống nhất được Trung  Quốc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

15 8 lượt tải Tải xuống
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
----- -----
BÀI THI GIỮA KỲ
MÔN TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ-TRUNG QUÓC CỔ-TRUNG ĐẠI ( NÂNG CAO)
Họ và tên Học viên: Nguyễn Lê Hà An
Mã số sv : 2888270002
Lớp, khóa: 28.2
Đề tài : Tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử
Hà Nội, 2023
Table of Contents
Lời mở đầu........................................................................................................................................3
Chương I : Khái quát về Hàn Phi Tử và các yếu tố ảnh hưởng đến quan điểm Pháp trị của ông.........4
1.1 Bối cảnh KT-XH..........................................................................................................................4
1.2 Vài nét về Hàn Phi Tử.................................................................................................................4
1.3 Các quan điểm về Pháp trị trước đó...........................................................................................5
1.3.1 Quan điểm của Quản Trọng.................................................................................................5
1.3.2 Quan điểm của Thương Ưởng..............................................................................................6
1.3.3 Quan điểm của Thân Bất Hại...............................................................................................7
Chương II : Nội dung chính của tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử.....................................................9
2.1 Quan điểm về “Pháp”.................................................................................................................9
2.2 Quan điểm về “Thế”.................................................................................................................11
2.3 Quan điểm về “Thuật”..............................................................................................................13
Kết luận...........................................................................................................................................17
Lời mở đầu
Học thuyết pháp trị của Hàn Phi đã có tác động chỉ đạo cả một thời gian dài
trong chế độ xã hội phong kiến Trung Quốc. Sở dĩ học thuyết của Hàn Phi có giá trị
trong công cuộc trị nước, đã được Tần Thủy Hoàng áp dụng và thống nhất được
Trung Quốc là vì tư tưởng pháp trị của Hàn Phi đã tổng hợp được ba học thuyết Thế-
Thuật-Pháp và đưa chúng lên một tầm cao mới. Ngày nay, ở mức độ nhất định, một
số nội dung trong quan niệm về đường lối chính trị của Hàn Phi như: định pháp, sự
minh bạch, rõ ràng, tính nghiêm minh, công bằng, tính phổ thông của pháp luật...vẫn
còn có giá trị gợi mở đối với công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước mà Đảng và
nhân dân ta đang tiến hành.
Chương I : Khái quát về Hàn Phi Tử và các yếu tố ảnh hưởng
đến quan điểm Pháp trị của ông
1.1 Bối cảnh KT-XH
Thời Chiến Quốc là thời kỳ mở màn cho xã hội phong kiến tại Trung Quốc. Trải qua
thời kỳ Xuân Thu kéo dài đăng đẵng, khiến cho hàng trăm nước chư hầu bị thôn tính,
thế lực của vương triều Đông Chu ngày càng suy thoái. Thậm chí vào những năm đầu
thời Chiến Quốc, số lượng các nước chư hầu đã không còn nhiều, chủ yếu có 7 nước:
Tần, Tề, Yên, Sở, Triệu, Ngụy, Hán trong lịch sử gọi là “Thất hùng” (7 nước mạnh).
Và trong thời kỳ đó, Pháp gia đã hình thành nên 4 phái cơ bản: Phải trọng “thực” của
Lý Khôi, Ngô Khởi; phái trọng “Thế” của Thận Đáo; phái trọng “thuật” của Thân Bất
Hại và trọng “pháp” của Thương Ưởng. Mỗi học thuyết có vị trí và vai trò quan trọng
riêng trong việc cai trị đất nước song việc tách rời chúng khiến cho những khuyết
điểm được bộc lộ và khó có thể khắc phục. Vậy nên sự phát triển và thống nhất Trung
Quốc đòi hỏi phải có sự thống nhất giữa Thế-Thuật-Pháp và phát triển chúng lên một
tầm cao mới. Và người đã đảm nhận nhiệm vụ và hoàn thành nó xuất sắc chính là
Hàn Phi Tử.
1.2 Vài nét về Hàn Phi Tử
Hàn Phi (khoảng 280 – 233 TCN), triết gia thời cuối Chiến Quốc, là người tập đại
thành . Ông xuất thân từ giới quý tộc nước Hàn, đã nhiều lần dâng tư tưởng Pháp gia
kế sách trị nước lên vua Hàn song chưa từng được sử dụng. Ông nhận thấy vua Hàn
“không sửa đổi làm rõ pháp chế” (bất vụ tu minh kỳ pháp chế), từ đó tạo nên tình
trạng “các nhà Nho dùng văn làm rối loạn pháp luật, bọn hiệp sĩ dùng võ phạm vào
điều cấm” (Nho giả dụng văn loạn pháp, nhi hiệp giả dĩ võ phạm cấm. Sử ký. Lão
Trang Thân Hàn liệt truyện). Về lý luận chính trị, ông tiếp thu điểm ưu trội của ba
trường phái trong Pháp gia: “pháp” (Thương Ưởng), “thuật” (Thân Bất Hại), “thế”
(Thận Đáo); từ đó, phát triển và xây dựng một hệ thống lý luận tương đối pháp trị
hoàn chỉnh và tiến bộ so với đương thời.
Trong quá trình xây dựng học thuyết của mình, Hàn Phi phê phán mạnh mẽ lý thuyết
chính trị của Nho gia. Dưới con mắt của ông, cách cai trị dựa trên nhân đức của nhà
cầm quyền (dưới các tên gọi như “nhân trị”, đức trị” hay “lễ trị”), lý tưởng chính trị
Nghiêu Thuấn là trái với thực tế và nếu áp dụng quan niệm đó sẽ làm loạn đất nước.
Về tác phẩm, theo Tư Mã Thiên, sách của Hàn Phi gồm trên một vạn chữ. Khoảng
300 năm sau khi Hàn Phi mất, Lưu Hướng thu thập các tác phẩm của ông sắp thành
20 quyển gồm 55 thiên, trình bày những tư tưởng và đường lối cai trị đất nước của
Hàn Phi Tử.
1.3 Các quan điểm về Pháp trị trước đó
1.3.1 Quan điểm của Quản Trọng
Quản Trọng (chữ Hán: ) sinh năm 725 TCN mất năm 645 TCN, là một nhà 管仲
chính trị, quân sự và thời Xuân Thu chiến quốc. Ông là người Dĩnh Thượng tư tưởng
(nay là huyện Dĩnh Thượng, tỉnh An Huy), là hậu duệ của Chu Mục vương, cũng là
người đưa nước Tề trong thời Xuân thu trở nên hùng mạnh, và Quản Trọng đã trở
thành một tượng đài vĩ đại được Tề Hoàn Công và các bậc cao nhân lúc bấy giờ nể
trọng và tôn kính.
Một mặt, Quản Trọng đã hiện đại hoá nước Tề thông qua việc tiến hành rất nhiều cải
cách. Về mặt chính trị, ông tập trung hoá quyền lực và phân chia nước thành nhiều
làng, mỗi làng tập trung vào một lĩnh vực thương mại riêng. Thay vì dựa vào giai cấp
quý tộc để thu thuế như truyền thống trước kia, ông áp dụng tiền thuế trực tiếp tới
mỗi đơn vị làng xã. Ông cũng phát triển một biện pháp lựa chọn người tài mới và có
hiệu quả hơn đó là chia dân số thành bốn nhóm: quan chức, nông dân, thợ thủ công
và thương nhân. Sau đó, ông đã thiết lập các phương pháp đào tạo và chọn người tài
mới một cách hiệu quả và chuyên nghiệp. Dưới thời Quản Trọng, nước Tề chuyển từ
chế độ quan liêu quý tộc sang chế độ quan liêu chuyên nghiệp.
Quản Trọng cũng đề xuất nhiều cải cách kinh tế quan trọng. Ông đưa ra một biểu
thuế thống nhất. Ông cũng sử dụng nguồn lực nhà nước để khuyến khích sản xuất
muối và sắt; các nhà sử học thường cho Quản Trọng là người đề xướng ra sự độc
quyền nhà nước về hai mặt hàng này. Khi ông làm Tể tướng, nước Tề trở thành nước
hùng mạnh nhất và Tề Hoàn Công được phong làm bá chủ chư hầu.
1.3.2 Quan điểm của Thương Ưởng
Thương Ưởng (năm 390 – năm 338 trước công nguyên), người nước Vệ , họ Công
Tôn đánh bại nước Nguỵ được ban tước Hầu, phong 15 ấp ở đất Thương (nay là phía
đông, tên Ưởng). Ông là người giúp vua Tần cải cách pháp luật hành chính và kinh tế
làm cho nước Tần trở nên hùng mạnh. Ông chủ trì 2 lần biến pháp cho nước Tần, đó
là vào năm Hiếu Công thứ 3 và năm thứ 12 đạt được thành công lớn. Hoạt động biến
pháp mà ông 2 lần chủ trì, ngoài biện pháp kinh tế cày cấy dệt vải, phát triển sản
xuất, còn có những nội dung quan trọng về cải cách pháp chế.
Thương Ưởng đề cao "Pháp" theo nguyên tắc "Dĩ hình khử hình" (dùng hình phạt để
trừ bỏ hình phạm). Chủ trương của ông là pháp luật phải nghiêm, ban bố khắp trong
nước cho ai cũng biết, và từ trên xuống dưới ai cũng phải thi hành, không phân biệt
giai cấp; “Pháp” đã định rồi thì không ai được bàn ra bàn vào, không được “dùng lời
khéo mà làm hại pháp”. "Pháp" được hiểu theo hai nghĩa: Nghĩa rộng "Pháp" là thể
chế quốc gia là chế độ chính trị xã hội của đất nước; Nghĩa hẹp "Pháp" là những điều
luật, luật lệ, những luật lệ mang tính nguyên tắc và khuôn mẫu. Tuy vậy, khi lập pháp
vua cũng phải dựa trên những nguyên tắc chính như: 1, Pháp luật phải hợp thời; 2,
Pháp luật phải soạn sao cho dân dễ hiểu, dễ thi hành; 3, Pháp luật phải công bằng; 4
Pháp luật có tính cách phổ biến. Với Thương Ưởng, "Pháp" thật sự là tiêu chuẩn
khách quan để phân định danh phận, phải trái, tốt, xấu, thiện ác và sẽ làm cho nhân
tâm và vạn sự đều qui về một mối, đều lấy pháp làm chuẩn. Vì vậy, "Pháp" trở thành
cái gốc của thiên hạ. Chủ trương của Pháp gia là bậc vua chúa phải làm cho dân theo
đúng pháp luật, như vậy là nước trị. Công việc trị nước của vua phải thông qua bộ
máy cai trị, là quan lại, cái lợi của vua và bề tôi khác nhau, mà bản tính con người nói
chung là tư lợi nên bọn thần đều mang ít nhiều lòng phản nghịch. Như vậy vua trực
tiếp trị quan lại chứ không trị dân. Thương Ưởng chủ trương: Tổ chức liên gia và cáo
gian lẫn nhau, khuyến khích khai hoang, cày cấy, nuôi tằm, dệt lụa, thưởng người có
công, phạt người phạm tội. Đối với quý tộc mà không có công thì sẽ hạ xuống làm
người thường dân. Ông cũng là người đã thực hiện cải cách luật pháp, thi hành một
thứ thuế thống nhất, dụng cụ đo lường thống nhất... nhờ đó chỉ sau một thời gian
ngắn, nước Tần đã mạnh hẳn lên và sau này lần lượt thôn tính các nước khác, thống
nhất Trung Quốc.
Thứ nhất, là nghiêm khắc thực hiện nguyên tắc “pháp trị”, “trọng hình”. Thương
Ưởng đã đem Pháp kinh của Lí Khôi nước Nguỵ thực hiện rộng rãi ở nước Tần, xác
lập nguyên tắc chỉ đạo pháp chế của “pháp trị” và “trọng hình”.
Thứ hai là phế bỏ chế độ thế khanh thế lộc, thực hành chế độ quân công tứ tước. đó
là quy định: Tông thất phi hữu quân công luận, bất đắc vi thuộc tịch tức là (Người
trong tôn thất mà chẳng có quân công thì không được ghi tên vào phổ tịch) còn Hữu
công giả hiển vinh, vô công giả tuy phú vô sở phân hoa tức(Người có công thì được
hiển vinh, những người không có công tuy là giàu có cũng không được vinh hoa).
1.3.3 Quan điểm của Thân Bất Hại
Thân Bất Hại là thừa tướng của nước Hàn dưới thời vua Hàn Chiêu Hầu. Khác
với các pháp gia trước đây ít nhiều còn tôn trọng đạo đức, chưa thực sự tách khỏi quỹ
đạo của Nho gia thì Thân Bất Hại mới là người chính thức đưa chính trị li khai đạo
đức. Xuất phát từ lập trường của một địa chủ mới kiêm thương nhân, khi tham chính
ông cực lực phản đối chế độ danh phận đẳng cấp và cách cai trị chỉ dựa vào lợi ích.
Ông đề nghị Chiêu Hầu dùng quyền thuật để điều khiển hạ thần nên Hàn có quân đội
mạnh không ai dám xâm phạm. Ông ủng hộ chủ trương dùng pháp để phủ định thay
thế lễ.
Về phương diện quản lí, Thân Bất Hại đề cao “Thuật”, tức là dùng mưu mô để đạt
được mục đích. Chủ trương dùng Thuật của ông xuất phát từ thuyết hình danh (danh
phải đúng với thực): "Học thuyết của Thân Tử... lấy việc hình danh làm chủ", tức là
chú trọng và đề cao các thủ pháp cai trị. Thân Bất Hại cho rằng: “tai, mắt, tâm và trí
người ta không đủ để dựa vào... Vì vậy làm vua thiên hạ không thể không xét đến các
lẽ ấy... Các bậc vua xưa kia chỉ làm rất ít nhưng gợi cho người ta làm thì nhiều. Gợi
cho người ta làm đó là thuật của người làm vua... Thuật tức là phải tuỳ tài mà giao
chức, theo danh vị mà đòi trách lấy việc thực, nắm quyền sinh sát, xét tài năng của cả
quần thần, đó là cái mà bậc đứng đầu người ta phải nắm vậy... cai trị thì không được
vượt quá quan chức, tuy biết mà không nói”. Với chủ trương "vô đức bất quý, vô
năng bất quan" (kẻ thiếu đức không đáng hưởng địa vị cao sang, người thiếu tài
không được làm quan) và nguyên tắc “xét công mà ban tước, tuỳ tài mà giao chức”,
Thân Bất Hại đã phủ định đặc quyền thế tập tước vị và chức vụ nhà nước của giai cấp
quý tộc, muốn giải thoát con người khỏi cương toả của chế độ phong kiến. Vì vậy,
ông vấp phải sự chống đối quyết liệt của các quý tộc cũ và ông đã thất bại. Chủ
trương dùng pháp luật và thuật cai trị của Thân Bất Hại đúng nhưng chưa đủ, vì còn
thiếu một điều kiện để đảm bảo cho pháp luật có thể thực thi, đó là quyền lực.
Chương II : Nội dung chính của tư tưởng Pháp trị của Hàn
Phi Tử
2.1 Quan điểm về “Pháp”
Lấy “pháp” làm gốc để ổn định trật tự xã hội, Hàn Phi cho rằng, khi nói tới “pháp”
không chỉ là nói đến thế chế quốc gia, là chế độ của đất nước ở nghĩa rộng mà nó còn
là những nghĩa hẹp là những điều luật, luật lệ mang tính nguyên tắc, được biên soạn
rõ ràng, minh bạch như khuôn mẫu, đuợc chép trong đồ thư và bày ra nơi quan phủ,
ban bố rộng rãi cho dân chúng biết việc gì được làm và việc gì không được làm. Hàn
Phi viết: “Pháp là hiến lệnh công bố của các công sở, thưởng hay phạt đều được dân
tin chắc là thi hành, thưởng người cẩn thận, giữ pháp luật, phạt kẻ phạm pháp, như
vậy bề tôi sẽ theo pháp.
Có pháp luật, pháp luật được thi hành một cách phổ quát và đúng đắn thì xã
hội mới ổn định, xã hội ổn định lại là tiền đề quan trọng để xây dựng đất nước giàu
mạnh, làm cho dân chúng được yên bình, hạnh phúc. Từ chỗ cho rằng, “Không có
nước nào luôn luôn mạnh, cũng không có nước nào luôn luôn yếu. Hễ những người
thi hành pháp luật mà mạnh thì nước mạnh, còn hễ những người thi hành pháp luật
yếu thì nước yếu”, Hàn Phi đã đề xuất tư tưởng “trị nước bằng luật pháp” (dĩ pháp trị
quốc), chủ trương “luật pháp không phân biệt sang hèn” (pháp bất a quý), “hình phạt
không kiêng dè bậc đại thần, tưởng thưởng không bỏ sót kẻ thất phu” (hình quá bất tị
đại thần, thưởng thiện bất di tứ phu). Ông hết sức coi trọng tác dụng của pháp luật và
chủ trương xây dựng một lý luận pháp trị hoàn chỉnh, trong đó lấy “pháp” làm hạt
nhân, kết hợp chặt chẽ “pháp”, “thuật” với “thế”.
Hàn Phi hiểu rất rõ và sâu sắc về pháp luật, coi “pháp luật là mệnh lệnh ban bố rõ
ràng ở nơi cửa công, hình phạt chắc chắn đối với lòng dân, thưởng cho những kẻ cẩn
thận giữ pháp luật, nhưng phạt những kẻ làm trái lệnh”. Đây là một tư tưởng hết sức
tiến bộ so với đương thời. Cái gọi là “mệnh lệnh ban bố rõ ràng nơi cửa công” khác
xa so với cách cai trị bởi ý muốn chủ quan của các cá nhân quý tộc nắm quyền đương
thời. Pháp luật rõ ràng được ban bố cho trăm họ, làm cho dân biết pháp luật để tránh
phạm pháp; lấy đó làm chuẩn tắc cho hành vi của mọi người, chứ không phải là cái
bẫy để hại dân. Các điều luật minh bạch là phương thức phòng bị tích cực, chứ không
phải là một thủ đoạn chế tài tiêu cực. Đồng thời, nó cũng chính là “hiến lệnh” – một
công cụ – để vua cai trị thần dân. Nội dung chủ yếu của “pháp” có thể quy về 2 khái
niệm chủ yếu là “thưởng” và “phạt”.
Thực hành pháp trị tất phải xây dựng pháp luật. Hàn Phi cho rằng, lập pháp cần phải
xét đến các nguyên tắc sau:
Một là, tính tư lợi bởi Hàn Phi quan niệm rằng nền tảng của quan hệ giữa con người
với con người là tư lợi, ai cũng muốn giành cái lợi cho mình. “Ông thầy thuốc khéo
hút mủ ở vết thương người ta, ngậm máu người ta không phải vì có tình thương cốt
nhục, chẳng qua làm thế thì có lợi. Cho nên, người bán cỗ xe làm xong cỗ xe thì
muốn người ta giàu sang. Người thợ mộc đóng xong quan tài thì muốn người ta chết
non. Đó không phải vì người thợ đóng cỗ xe có lòng nhân, còn người thợ đóng quan
tài không phải ghét người ta, nhưng cái lợi của anh ta là ở chỗ người ta chết”. Luật
pháp đặt ra thì cái lợi của nó phải lớn hơn cái hại.
Hai là, hợp với thời thế. Đây chính là thuyết biến pháp của Hàn Phi. Nguyên tắc thực
tế của việc xây dựng pháp luật, hay tính thực tiễn của luật pháp, là nét nổi bật
trong tư tưởng pháp trị của Hàn Phi. Đối với ông, không có một pháp luật siêu hình
hay một mô hình pháp luật trừu tượng tiên thiên để mà noi theo. Chỉ duy nhất có yêu
cầu và tiêu chuẩn của thực tiễn. “Pháp luật thay đổi theo thời thì trị; việc cai trị thích
hợp theo thời thì có công lao… Thời thế thay đổi mà cách cai trị không thay đổi thì
sinh loạn… Cho nên, bậc thánh nhân trị dân thì pháp luật theo thời mà thay đổi và sự
ngăn cấm theo khả năng mà thay đổi”.
Ba là ổn định, thống nhất bởi cho dù pháp luật phải thay đổi cho hợp với thời thế,
song trong một thời kỳ, pháp lệnh đã đặt ra thì không được tùy tiện thay đổi (“số biến
pháp”), vì nếu vậy thì dân chúng không những không thể theo, mà còn tạo cơ hội cho
bọn gian thần.
Ngoài ra còn có một số các yếu tố khác phải kể đến như: Phù hợp với tình người, dễ
biết dễ làm, Đơn giản mà đầy đủ, Thưởng hậu phạt nặng,…
Đối với việc chấp pháp, nguyên tắc của Hàn Phi phải kể đến như sau: Một là, tăng
cường giáo dục pháp chế, tức là “dĩ pháp vi giáo”, hai là mọi người, ai ai cũng bình
đẳng trước pháp luật, tức “pháp bất a quý”, “hình bất tị đại thần, thưởng thiện bất di
tứ phu”. Đến bản thân bậc quân chủ – nhà vua – cũng phải tôn trọng và tuân thủ pháp
luật: “Kẻ làm vua chúa là kẻ phải giữ pháp luật, căn cứ vào kết quả mà xét để lập
công lao”; Nếu nhà vua biết bỏ điều riêng tư, làm theo phép công thì chẳng những
dân sẽ được yên, mà nước cũng được trị. Nếu xét theo ý nghĩa của những luận điểm
này thì có thể thấy rằng, mặc dù Hàn Phi chủ trương quân quyền thần thánh không
thể xâm phạm, song hình thái quân quyền này vẫn bị chế ước bởi pháp quyền. Hơn
nữa, phải nghiêm khắc cẩn thận, “tín thưởng tất phạt”, không được tùy ý thưởng cho
người không có công, vô cớ sát hại người vô tội.Dùng sức mạnh đạo đức hỗ trợ cho
việc thi hành pháp luật.
2.2 Quan điểm về “Thế”
Theo Hàn Phi, bản tính con người là tự tư, tự lợi, nên vua phải có cái thế mới chế ngự được
bề tôi; mới có thể tùy cơ ứng biến, mới bao quát được sự thay đổi của đất nước. Trong quan
hệ quốc tế khi so sánh thực lực giữa các nước với nhau cũng phải có cái thế mới có thể tự
lực, tự cường được. Trong thời kỳ Chiến Quốc, đế giữ vững được chủ quyền bảo vệ đất
nước, nhà vua phải giương cao quyển lực, dùng quyền lực mới giữ yên đất nước, mới chống
lại được sự nhiêu loạn của đám quý tộc phân quyền, để tập trung lực lượng xây dựng đất
nước làm cho đất nước phát triển. Từ đó mới uy hiếp được lực lượng bên ngoài, cái gốc của
bá vương mới bền vững được. Để hành pháp, dụng thuật nhà vua phải dùng uy quyền. Hàn
Phi tin tưởng rằng chỉ có uy quyền mới có thể trị quôc vì thông thường, bề tôi đôì với vua
chúa không có quan hệ huyết thống mà chỉ do uy quyền của nhà vua mà bề tôi phải phụng
sự, bởi vì họ bị trói buộc bởi quyền thế mà không thể không làm việc. Hẩu hết dân chúng là
sợ uy quyền, ít có người quy phục nhà vua bằng nhân nghĩa. Uy thê’ tối cao của vua sẽ khiến
cho bề tôi phải làm việc theo pháp lệnh. Tuân theo pháp luật sẽ được trọng thưởng, vi phạm
pháp luật sẽ bị trừng trị. Theo Hàn Phi “…áp dụng uy thế sẽ làm cho mắt thêm tinh, tai thêm
thính. Giỏi về sử dụng uy thế thì nhà nước sẽ ổn định, còn không biết dựa vào uy thế thì
nước nhà sẽ lâm nguy”.
Như vậy, Hàn Phi đã đặt địa vị quyền thế lên trên tài đức, miễn là người có tài đức trung
bình mà có quyền thế là trị được nước. Trong thiên Nạn thế Hàn Phi viết: “Những người
cai trị đa số là những người trung bình. Những người trung bình trên không bằng Nghiêu,
Thuấn nhưng ở dưới cũng không như Kiệt, Trụ. Nếu họ giữ pháp luật ở vào cái thê’thì trị
an, nếu họ từ bỏ pháp luật, gạt bỏ cái thế thì loạn”.Tuy vậy, xét ở một góc độ nào đó thì cả
hai chủ trương của Nho gia (dùng nhân trị) và Pháp gia (dùng pháp trị) đều có điểm hạn
chế Bởi vì chủ trương “nhân trị” cũng không thể bỏ qua “Pháp”, ngược lại chủ trương
“Pháp” thì càng
không thể bỏ “Nhân”. Phải biết kết hợp cả hai chủ trương này thì việc trị quốc mới hiệu
quả, xã hội mới yên ổn. Hàn Phi còn chỉ rõ rằng để bảo vệ được cái thế của mình thì nhà
vua không thể để bề tôi có chung quyền uy, đồng thời vua cũng cần phải dựa vào
thưởng phạt để củng cố quyền thế. Những học thuyết của Hàn Phi Tử như “php”,
“thuật”, “thế” đều không tách khỏi sự thưởng phạt. Thưởng, phạt là hai mục lớn của
“pháp”, là hai công cụ của ‘thuật”, là sự biểu hiện về sức mạnh của “quyền thế”. Đứng
về phương diện quyền thế mà nói, nếu nắm được sự thưởng, phạt thì quyền thế mới ổn
định. Thưởng, phạt là chỗ dựa để nhà vua không chế bề tôi. Nhà vua phải nắm lây
quyền sinh sát, tuyệt đối không để cho bề tôi cùng chia sẻ quyền hành. Thưởng hậu,
phạt nặng, khen chê phải đúng lúc, phù hợp. Đó chính là nguyên tắc chủ yếu của sự
thưởng phạt. Như vậy, quan niệm về “Thế ” của Hàn Phi là một trong những nguyên tắc
cơ bản của đạo trị quốc, là một chỗ dựa không thể thiếu của một ông vua trong việc thực
thi quyền lực của mình. Theo Hàn Phi, “Thế ” thể hiện một yêu cầu, một tính chất của
chế độ phong kiến trung ương tập quyền chuyên chế “Thế ” về nội dung là uy thế,
quyền thế; về tác dụng là khuất phục người hiền tài, điều khiển được quần thần; điểu
kiện để có “Thế ” là nhà vua phải giữ độc quyền, phải thưởng hậu, phạt nặng, phải làm
sao để quẩn thần thừa nhận chỉ có mình là tôn quý. Đảm bảo được những yêu cầu đó thì
vua có thể chế ngự được mọi diễn biến, và cái gốc của sự nghiệp bá vương mới thực sự
vững chắc. Do vậy, Hàn Phi nêu lên một số quan niệm rất rõ ràng những điểm trọng yếu
về thế:
1, Vua không được cho bề tôi mượn quyền thế.
2, Vua không được dùng chung quyền thế với bề tôi.
3, Cần sử dụng thuật thưởng phạt để củng cố quyền thế.
4, Vua phải duy trì địa vị độc tôn của mình, không được để bề tôi quá quý hiển, đề phòng
đại thần tiếm quyền. Vì vậy, nếu chỉ xét về bản thân vị vua, thì “thế” là cái cốt lõi nhất,
quan trọng nhất, còn “pháp” và “thuật” chỉ là công cụ.
2.3 Quan điểm về “Thuật”
Hàn Phi chủ trương pháp trị, song cũng rất chú trọng đến của nhà vua, “thuật”
bởi vì “bầy tôi đối với nhà vua không phải có tình thân cốt nhục, chỉ vì bị tình thế
buộc không thể không thờ”.
Hàn Phi cho rằng vua chúa cai trị đất nước phải biết kết hợp, vận dụng “Pháp” với
“Thuật”. Một mặt, pháp luật được công bố rộng khắp cho mọi người đều biết, vua
giao trách nhiệm và yêu cầu bề tôi phải làm tốt việc tôn trọng, giữ gìn pháp luật. Mặt
khác, vua phải có sự mưu trí, linh hoạt, thích ứng với mọi hoàn cảnh để có thể tự
mình cai quản quần thần. Hai mặt đó bổ sung cho nhau, phôi hợp với nhau thì vua
mói đạt được mong muốn là sự trị an phú cường. “Thuật” của Hàn Phi có nghĩa là
“kỹ thuật, nghệ thuật dùng người”, hay thủ đoạn của ông vua điều khiển quân thần.
Cụ thể hơn, Hàn Phi cho rằng “Thuật” là cách thức, phương pháp, mưu lược, thủ
đoạn trong việc tuyển người, dùng người, giao việc, xét đoán sự vật, sự việc mà nhờ
đó pháp luật được thực hiện và nhà vua có thể “trị quốc, bình thiên hạ”. Khái quát lại,
“Thuật” bao gồm những nội dung sau: thứ nhất là thuật trị quan lại; thứ hai là thuật
trừ gian; thứ ba là thuật dụng người; thứ tư là thuật thưởng phạt.
Theo Hàn Phi, bậc vua chúa muôn trị quốc được thì nhất định phải có Thuật, ngoại trừ
thuyết hữu hạ ông lập luận rằng: “đất nước cũng như con ngựa của vua vậy, không có
nghệ thuật cai quản đất nước thì bản thân tuy cực khổ, vất vả mà vẫn khó tránh được sự
hỗn loạn; bậc vua chúa có phương thuật cũng giống như người giỏi đánh xe, có thể cai
quản tốt nhất cho đất nước một cách nhẹ nhàng, thoải mái; bản thân mình có thể an
nhàn mà có thể đạt được vị trí của bậc đế vương”.Ông cũng cho rằng “Thuật” là pháp
thuật của vua dùng để đôn đốc, cai quản quần thần một cách bí mật, cho nên nó càng
kín đáo, bất ngờ càng tốt. Ông viết: “Dụng thuật mà bí mật bất ngờ như quỷ thần thì bề
tôi không còn cách gì theo đó mà đẩu cơ trục lợi nữa”.
Khi nói về thuật dùng người, Pháp gia nói chung và Hàn Phi nói riêng coi “Vô vi” là
nguyên tắc chung của cách dùng “Thuật”. Vô vi” theo Hàn Phi Tử là một thứ phương
thuật được chuyển hóa từ tư tưởng Đạo gia, nhưng thuật “vô vi” của Hàn Phi khác với
quan niệm của Lão – Trang. Hàn Phi Tử nói “vô vi” nhưng thực ra chủ trương của ông
là “hữu vi”. “Pháp” là quy tắc cho toàn dân thi hành, dùng “thuật” cũng phải giữ gìn,
tôn trọng pháp luật. Có như vậy mới có sự phục tùng. Vua đặt ra pháp chế, đôn đốc các
quan cai trị dân chúng, đòi hỏi bề tôi phải đạt được hiệu quả chắc chắn. Đó là quan
điểm “vô vi” của Hàn Phi, nó hoàn toàn khác với sự hư không, tĩnh lặng, không làm gì
trong “vô vi” của Lão Tử. Tuân thủ pháp luật thì trách nhiệm mới hoàn thành, “bậc vua
chúa chính là những người giữ yên pháp chê’ xem xét bề tôi có làm được việc hay
không, cho nên bậc vua chúa anh minh chỉ cẩn cai quản các quan lại tốt/ không cần
phải hao phí tinh thân, sức lực để cai trị dân chúng”. Đó là sự vận dụng cao nhất: của
Thuật.
Hàn Phi cũng cho rằng nguyên tắc cơ bản của “vô vi” trị là phải dựa vào pháp luật. Bởi
vì, “vua không thể đủ thời gian để đôn đốc tất cả bề tôi làm việc; cũng không thể dựa vào
cảm giác và lý trí của mình để cai trị các quan. Vua phải dựa vào thưởng phạt để thẩm
định việc thưởng phạt” (Thiên VI – Hữu độ) . Đây cũng giống như nguyên tắc phân
quyền, phân cấp quản lý trong khoa học quản lý hiện đại.
Công việc của xã hội là vô cùng, vì vậy một bậc vua thông minh là phải biết tập hợp tài
trí của muôn người tạo nên thành quả chung. Sức mạnh của một người không thể thắng
sức mạnh của muôn người. Cho nên bậc minh quân cai trị đất nưóc, trước khi quyết định
công việc thường trưng cầu ý kiến, tập trung trí tuệ và sức mạnh của mọi người dân, nhờ
vậy mà gặt hái được những thành quả tốt đẹp. Bên cạnh thuật “vô vi” thì Hàn Phi cũng
cho rằng nguyên tắc cơ bản của thuật dùng người là theo thuyết “hình danh”, “chính
danh”, hay “thực danh”. Có nghĩa là “danh” và “thực” phải phù hợp với nhau. Vua đôn
đốc, nhắc nhở quần thần, đánh giá thành tích của họ dựa trên cơ sở lời nói phải đi đôi với
việc làm, thực chất phải phù hợp với danh nghĩa, tuân theo pháp luật, định được công tội
thì quyết định được việc thưởng phạt. Đó là những phép tắc được sử dụng công khai,
được phát huy từ tài trí của vua. Nó làm cho cái “thuật” vừa bí mật, vừa công bằng xác
đáng trong từng công việc của vua. Theo đó, ai có đề xuất gì phải chứng tỏ sự phù hợp
với thực tiễn; ai đảm nhận công việc gì thì phải tự giải quyết công việc cho phù hợp với
chủ trương của họ. Việc làm và lời nói phải được thông nhất với nhau. Bởi vậy, vua có
thể yên lặng mà lời nói và công việc của bề tôi tự tỏ rõ tính chân thực của nó.
Hàn Phi Tử đặc biệt chú ý đến phương pháp nghe của vua, ông gọi đó là “Thính ngôn chi
phương thuật”. Nghĩa là khi nghe bề tôi trình bày, vua phải trầm mặc, không cử động,
không ngắt lời; sau đó vua dùng phương pháp kiểm chứng xem “danh – thực” có phù
hợp nhau không; nhờ đó vua phát hiện người hiền tài. Trong Thuật dùng người, Hàn Phi
Tử còn coi bổ nhiệm người đảm nhận công việc là then chốt của sự tồn vong đối với
quốc gia. Vua chúa phải tự mình nắm quyền phế – lập quan lại, phải dựa vào tài năng mà
bổ nhiệm chức vụ. Bậc minh quân lập ra bổng lộc quan chức là để sử dụng người hiền
tài, khen thưởng người có công.
Thuật dùng người cũng đòi hỏi vua chúa phải chuyên nhiệm phân chức nghĩa là mỗi bề
tôi phải đảm nhận một chức trách rõ ràng, chức vụ phải phù hợp với tài năng, với một
quyển hạn nhất định. Hàn Phi lập luận rằng, “khi gánh vác một chức trách thì người đó
phải tuân theo pháp luật mà làm việc hết mình. Khi bề tôi nhận chức vụ phù hợp với
năng lực của họ thì họ sẽ hoàn thành nhiệm vụ một cách nhẹ nhàng, không đưa đẩy bê
trễ”.
Như vậy, “Thuật” của Hàn Phi là những phương pháp và thủ đoạn để ông vua chuyên
chế nắm và điều khiển được quần thần, để ông vua củng cố được ngôi vị vững chắc của
mình. Nó là điều kiện để xây dựng chế độ phong kiến trung ương tập quyền mà lúc bây
giờ đang là một xu hướng tất yếu. Hàn Phi Tử đã kế thừa và phát triển cả bề rộng lẫn bề
sâu tư tưởng “Thuật” của Thân Bất Hại để tạo cho “Thuật” có một nội dung mới và hoàn
chỉnh.
Tóm lại, tư tưởng chính trị – xã hội của Hàn Phi Tử đã thể hiện rõ đường lối chính trị là
“Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ba yêu tố Pháp – Thuật – Thế. Trong học thuyết của Hàn
Phi, ba yếu tố “Pháp”, “Thế”, “Thuật” có mối quan hệ biện chứng với nhau không tách
rời. “Thế” cùng với “Pháp”, “Thuật” như ba cái chân làm cho học thuyết được vững
vàng; có cái “Thế” mới thi hành được “Pháp”, “Thuật”; có “Pháp”, “Thuật” mói gi
vững được “Thế”‘, thiêu một trong ba yêu tố đó sẽ không cai trị được đất nước.
Kết luận
Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử được coi là một bước tiến lớn, đánh dấu một
thời kỳ quan trọng trong việc ổn định trật tự xã hội bằng pháp luật của lịch sử Trung
Quốc. Đây là quan niệm đạt đến đỉnh cao tư tưởng chính trị - pháp lý thời cổ đại, góp
phần tô điểm thêm những giá trị tư tưởng đặc sắc của phương Đông trong kho tàng chung
của nhân loại, đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa tích cực với thực tiễn đương đại hôm
nay.
| 1/17

Preview text:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN ----- ----- BÀI THI GIỮA KỲ
MÔN TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ-TRUNG QUÓC CỔ-TRUNG ĐẠI ( NÂNG CAO)
Họ và tên Học viên: Nguyễn Lê Hà An Mã số sv : 2888270002 Lớp, khóa: 28.2
Đề tài : Tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử Hà Nội, 2023 Table of Contents
Lời mở đầu........................................................................................................................................3
Chương I : Khái quát về Hàn Phi Tử và các yếu tố ảnh hưởng đến quan điểm Pháp trị của ông.........4
1.1 Bối cảnh KT-XH..........................................................................................................................4
1.2 Vài nét về Hàn Phi Tử.................................................................................................................4
1.3 Các quan điểm về Pháp trị trước đó...........................................................................................5
1.3.1 Quan điểm của Quản Trọng.................................................................................................5
1.3.2 Quan điểm của Thương Ưởng..............................................................................................6
1.3.3 Quan điểm của Thân Bất Hại...............................................................................................7
Chương II : Nội dung chính của tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử.....................................................9
2.1 Quan điểm về “Pháp”.................................................................................................................9
2.2 Quan điểm về “Thế”.................................................................................................................11
2.3 Quan điểm về “Thuật”..............................................................................................................13
Kết luận...........................................................................................................................................17 Lời mở đầu
Học thuyết pháp trị của Hàn Phi đã có tác động chỉ đạo cả một thời gian dài
trong chế độ xã hội phong kiến Trung Quốc. Sở dĩ học thuyết của Hàn Phi có giá trị
trong công cuộc trị nước, đã được Tần Thủy Hoàng áp dụng và thống nhất được
Trung Quốc là vì tư tưởng pháp trị của Hàn Phi đã tổng hợp được ba học thuyết Thế-
Thuật-Pháp và đưa chúng lên một tầm cao mới. Ngày nay, ở mức độ nhất định, một
số nội dung trong quan niệm về đường lối chính trị của Hàn Phi như: định pháp, sự
minh bạch, rõ ràng, tính nghiêm minh, công bằng, tính phổ thông của pháp luật...vẫn
còn có giá trị gợi mở đối với công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước mà Đảng và
nhân dân ta đang tiến hành.
Chương I : Khái quát về Hàn Phi Tử và các yếu tố ảnh hưởng
đến quan điểm Pháp trị của ông 1.1 Bối cảnh KT-XH
Thời Chiến Quốc là thời kỳ mở màn cho xã hội phong kiến tại Trung Quốc. Trải qua
thời kỳ Xuân Thu kéo dài đăng đẵng, khiến cho hàng trăm nước chư hầu bị thôn tính,
thế lực của vương triều Đông Chu ngày càng suy thoái. Thậm chí vào những năm đầu
thời Chiến Quốc, số lượng các nước chư hầu đã không còn nhiều, chủ yếu có 7 nước:
Tần, Tề, Yên, Sở, Triệu, Ngụy, Hán trong lịch sử gọi là “Thất hùng” (7 nước mạnh).
Và trong thời kỳ đó, Pháp gia đã hình thành nên 4 phái cơ bản: Phải trọng “thực” của
Lý Khôi, Ngô Khởi; phái trọng “Thế” của Thận Đáo; phái trọng “thuật” của Thân Bất
Hại và trọng “pháp” của Thương Ưởng. Mỗi học thuyết có vị trí và vai trò quan trọng
riêng trong việc cai trị đất nước song việc tách rời chúng khiến cho những khuyết
điểm được bộc lộ và khó có thể khắc phục. Vậy nên sự phát triển và thống nhất Trung
Quốc đòi hỏi phải có sự thống nhất giữa Thế-Thuật-Pháp và phát triển chúng lên một
tầm cao mới. Và người đã đảm nhận nhiệm vụ và hoàn thành nó xuất sắc chính là Hàn Phi Tử.
1.2 Vài nét về Hàn Phi Tử
Hàn Phi (khoảng 280 – 233 TCN), triết gia thời cuối Chiến Quốc, là người tập đại
thành tư tưởng Pháp gia. Ông xuất thân từ giới quý tộc nước Hàn, đã nhiều lần dâng
kế sách trị nước lên vua Hàn song chưa từng được sử dụng. Ông nhận thấy vua Hàn
“không sửa đổi làm rõ pháp chế” (bất vụ tu minh kỳ pháp chế), từ đó tạo nên tình
trạng “các nhà Nho dùng văn làm rối loạn pháp luật, bọn hiệp sĩ dùng võ phạm vào
điều cấm” (Nho giả dụng văn loạn pháp, nhi hiệp giả dĩ võ phạm cấm. Sử ký. Lão
Trang Thân Hàn liệt truyện). Về lý luận chính trị, ông tiếp thu điểm ưu trội của ba
trường phái trong Pháp gia: “pháp” (Thương Ưởng), “thuật” (Thân Bất Hại), “thế”
(Thận Đáo); từ đó, phát triển và xây dựng một hệ thống lý luận pháp trị tương đối
hoàn chỉnh và tiến bộ so với đương thời.
Trong quá trình xây dựng học thuyết của mình, Hàn Phi phê phán mạnh mẽ lý thuyết
chính trị của Nho gia. Dưới con mắt của ông, cách cai trị dựa trên nhân đức của nhà
cầm quyền (dưới các tên gọi như “nhân trị”, đức trị” hay “lễ trị”), lý tưởng chính trị
Nghiêu Thuấn là trái với thực tế và nếu áp dụng quan niệm đó sẽ làm loạn đất nước.
Về tác phẩm, theo Tư Mã Thiên, sách của Hàn Phi gồm trên một vạn chữ. Khoảng
300 năm sau khi Hàn Phi mất, Lưu Hướng thu thập các tác phẩm của ông sắp thành
20 quyển gồm 55 thiên, trình bày những tư tưởng và đường lối cai trị đất nước của Hàn Phi Tử.
1.3 Các quan điểm về Pháp trị trước đó
1.3.1 Quan điểm của Quản Trọng
Quản Trọng (chữ Hán: 管仲) sinh năm 725 TCN mất năm 645 TCN, là một nhà
chính trị, quân sự và tư tưởng thời Xuân Thu chiến quốc. Ông là người Dĩnh Thượng
(nay là huyện Dĩnh Thượng, tỉnh An Huy), là hậu duệ của Chu Mục vương, cũng là
người đưa nước Tề trong thời Xuân thu trở nên hùng mạnh, và Quản Trọng đã trở
thành một tượng đài vĩ đại được Tề Hoàn Công và các bậc cao nhân lúc bấy giờ nể trọng và tôn kính.
Một mặt, Quản Trọng đã hiện đại hoá nước Tề thông qua việc tiến hành rất nhiều cải
cách. Về mặt chính trị, ông tập trung hoá quyền lực và phân chia nước thành nhiều
làng, mỗi làng tập trung vào một lĩnh vực thương mại riêng. Thay vì dựa vào giai cấp
quý tộc để thu thuế như truyền thống trước kia, ông áp dụng tiền thuế trực tiếp tới
mỗi đơn vị làng xã. Ông cũng phát triển một biện pháp lựa chọn người tài mới và có
hiệu quả hơn đó là chia dân số thành bốn nhóm: quan chức, nông dân, thợ thủ công
và thương nhân. Sau đó, ông đã thiết lập các phương pháp đào tạo và chọn người tài
mới một cách hiệu quả và chuyên nghiệp. Dưới thời Quản Trọng, nước Tề chuyển từ
chế độ quan liêu quý tộc sang chế độ quan liêu chuyên nghiệp.
Quản Trọng cũng đề xuất nhiều cải cách kinh tế quan trọng. Ông đưa ra một biểu
thuế thống nhất. Ông cũng sử dụng nguồn lực nhà nước để khuyến khích sản xuất
muối và sắt; các nhà sử học thường cho Quản Trọng là người đề xướng ra sự độc
quyền nhà nước về hai mặt hàng này. Khi ông làm Tể tướng, nước Tề trở thành nước
hùng mạnh nhất và Tề Hoàn Công được phong làm bá chủ chư hầu.
1.3.2 Quan điểm của Thương Ưởng
Thương Ưởng (năm 390 – năm 338 trước công nguyên), người nước Vệ , họ Công
Tôn đánh bại nước Nguỵ được ban tước Hầu, phong 15 ấp ở đất Thương (nay là phía
đông, tên Ưởng). Ông là người giúp vua Tần cải cách pháp luật hành chính và kinh tế
làm cho nước Tần trở nên hùng mạnh. Ông chủ trì 2 lần biến pháp cho nước Tần, đó
là vào năm Hiếu Công thứ 3 và năm thứ 12 đạt được thành công lớn. Hoạt động biến
pháp mà ông 2 lần chủ trì, ngoài biện pháp kinh tế cày cấy dệt vải, phát triển sản
xuất, còn có những nội dung quan trọng về cải cách pháp chế.
Thương Ưởng đề cao "Pháp" theo nguyên tắc "Dĩ hình khử hình" (dùng hình phạt để
trừ bỏ hình phạm). Chủ trương của ông là pháp luật phải nghiêm, ban bố khắp trong
nước cho ai cũng biết, và từ trên xuống dưới ai cũng phải thi hành, không phân biệt
giai cấp; “Pháp” đã định rồi thì không ai được bàn ra bàn vào, không được “dùng lời
khéo mà làm hại pháp”. "Pháp" được hiểu theo hai nghĩa: Nghĩa rộng "Pháp" là thể
chế quốc gia là chế độ chính trị xã hội của đất nước; Nghĩa hẹp "Pháp" là những điều
luật, luật lệ, những luật lệ mang tính nguyên tắc và khuôn mẫu. Tuy vậy, khi lập pháp
vua cũng phải dựa trên những nguyên tắc chính như: 1, Pháp luật phải hợp thời; 2,
Pháp luật phải soạn sao cho dân dễ hiểu, dễ thi hành; 3, Pháp luật phải công bằng; 4
Pháp luật có tính cách phổ biến. Với Thương Ưởng, "Pháp" thật sự là tiêu chuẩn
khách quan để phân định danh phận, phải trái, tốt, xấu, thiện ác và sẽ làm cho nhân
tâm và vạn sự đều qui về một mối, đều lấy pháp làm chuẩn. Vì vậy, "Pháp" trở thành
cái gốc của thiên hạ. Chủ trương của Pháp gia là bậc vua chúa phải làm cho dân theo
đúng pháp luật, như vậy là nước trị. Công việc trị nước của vua phải thông qua bộ
máy cai trị, là quan lại, cái lợi của vua và bề tôi khác nhau, mà bản tính con người nói
chung là tư lợi nên bọn thần đều mang ít nhiều lòng phản nghịch. Như vậy vua trực
tiếp trị quan lại chứ không trị dân. Thương Ưởng chủ trương: Tổ chức liên gia và cáo
gian lẫn nhau, khuyến khích khai hoang, cày cấy, nuôi tằm, dệt lụa, thưởng người có
công, phạt người phạm tội. Đối với quý tộc mà không có công thì sẽ hạ xuống làm
người thường dân. Ông cũng là người đã thực hiện cải cách luật pháp, thi hành một
thứ thuế thống nhất, dụng cụ đo lường thống nhất... nhờ đó chỉ sau một thời gian
ngắn, nước Tần đã mạnh hẳn lên và sau này lần lượt thôn tính các nước khác, thống nhất Trung Quốc.
Thứ nhất, là nghiêm khắc thực hiện nguyên tắc “pháp trị”, “trọng hình”. Thương
Ưởng đã đem Pháp kinh của Lí Khôi nước Nguỵ thực hiện rộng rãi ở nước Tần, xác
lập nguyên tắc chỉ đạo pháp chế của “pháp trị” và “trọng hình”.
Thứ hai là phế bỏ chế độ thế khanh thế lộc, thực hành chế độ quân công tứ tước. đó
là quy định: Tông thất phi hữu quân công luận, bất đắc vi thuộc tịch tức là (Người
trong tôn thất mà chẳng có quân công thì không được ghi tên vào phổ tịch) còn Hữu
công giả hiển vinh, vô công giả tuy phú vô sở phân hoa tức(Người có công thì được
hiển vinh, những người không có công tuy là giàu có cũng không được vinh hoa).
1.3.3 Quan điểm của Thân Bất Hại
Thân Bất Hại là thừa tướng của nước Hàn dưới thời vua Hàn Chiêu Hầu. Khác
với các pháp gia trước đây ít nhiều còn tôn trọng đạo đức, chưa thực sự tách khỏi quỹ
đạo của Nho gia thì Thân Bất Hại mới là người chính thức đưa chính trị li khai đạo
đức. Xuất phát từ lập trường của một địa chủ mới kiêm thương nhân, khi tham chính
ông cực lực phản đối chế độ danh phận đẳng cấp và cách cai trị chỉ dựa vào lợi ích.
Ông đề nghị Chiêu Hầu dùng quyền thuật để điều khiển hạ thần nên Hàn có quân đội
mạnh không ai dám xâm phạm. Ông ủng hộ chủ trương dùng pháp để phủ định thay thế lễ.
Về phương diện quản lí, Thân Bất Hại đề cao “Thuật”, tức là dùng mưu mô để đạt
được mục đích. Chủ trương dùng Thuật của ông xuất phát từ thuyết hình danh (danh
phải đúng với thực): "Học thuyết của Thân Tử... lấy việc hình danh làm chủ", tức là
chú trọng và đề cao các thủ pháp cai trị. Thân Bất Hại cho rằng: “tai, mắt, tâm và trí
người ta không đủ để dựa vào... Vì vậy làm vua thiên hạ không thể không xét đến các
lẽ ấy... Các bậc vua xưa kia chỉ làm rất ít nhưng gợi cho người ta làm thì nhiều. Gợi
cho người ta làm đó là thuật của người làm vua... Thuật tức là phải tuỳ tài mà giao
chức, theo danh vị mà đòi trách lấy việc thực, nắm quyền sinh sát, xét tài năng của cả
quần thần, đó là cái mà bậc đứng đầu người ta phải nắm vậy... cai trị thì không được
vượt quá quan chức, tuy biết mà không nói”. Với chủ trương "vô đức bất quý, vô
năng bất quan" (kẻ thiếu đức không đáng hưởng địa vị cao sang, người thiếu tài
không được làm quan) và nguyên tắc “xét công mà ban tước, tuỳ tài mà giao chức”,
Thân Bất Hại đã phủ định đặc quyền thế tập tước vị và chức vụ nhà nước của giai cấp
quý tộc, muốn giải thoát con người khỏi cương toả của chế độ phong kiến. Vì vậy,
ông vấp phải sự chống đối quyết liệt của các quý tộc cũ và ông đã thất bại. Chủ
trương dùng pháp luật và thuật cai trị của Thân Bất Hại đúng nhưng chưa đủ, vì còn
thiếu một điều kiện để đảm bảo cho pháp luật có thể thực thi, đó là quyền lực.
Chương II : Nội dung chính của tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử
2.1 Quan điểm về “Pháp”
Lấy “pháp” làm gốc để ổn định trật tự xã hội, Hàn Phi cho rằng, khi nói tới “pháp”
không chỉ là nói đến thế chế quốc gia, là chế độ của đất nước ở nghĩa rộng mà nó còn
là những nghĩa hẹp là những điều luật, luật lệ mang tính nguyên tắc, được biên soạn
rõ ràng, minh bạch như khuôn mẫu, đuợc chép trong đồ thư và bày ra nơi quan phủ,
ban bố rộng rãi cho dân chúng biết việc gì được làm và việc gì không được làm. Hàn
Phi viết: “Pháp là hiến lệnh công bố của các công sở, thưởng hay phạt đều được dân
tin chắc là thi hành, thưởng người cẩn thận, giữ pháp luật, phạt kẻ phạm pháp, như
vậy bề tôi sẽ theo pháp.
Có pháp luật, pháp luật được thi hành một cách phổ quát và đúng đắn thì xã
hội mới ổn định, xã hội ổn định lại là tiền đề quan trọng để xây dựng đất nước giàu
mạnh, làm cho dân chúng được yên bình, hạnh phúc. Từ chỗ cho rằng, “Không có
nước nào luôn luôn mạnh, cũng không có nước nào luôn luôn yếu. Hễ những người
thi hành pháp luật mà mạnh thì nước mạnh, còn hễ những người thi hành pháp luật
yếu thì nước yếu”, Hàn Phi đã đề xuất tư tưởng “trị nước bằng luật pháp” (dĩ pháp trị
quốc), chủ trương “luật pháp không phân biệt sang hèn” (pháp bất a quý), “hình phạt
không kiêng dè bậc đại thần, tưởng thưởng không bỏ sót kẻ thất phu” (hình quá bất tị
đại thần, thưởng thiện bất di tứ phu). Ông hết sức coi trọng tác dụng của pháp luật và
chủ trương xây dựng một lý luận pháp trị hoàn chỉnh, trong đó lấy “pháp” làm hạt
nhân, kết hợp chặt chẽ “pháp”, “thuật” với “thế”.
Hàn Phi hiểu rất rõ và sâu sắc về pháp luật, coi “pháp luật là mệnh lệnh ban bố rõ
ràng ở nơi cửa công, hình phạt chắc chắn đối với lòng dân, thưởng cho những kẻ cẩn
thận giữ pháp luật, nhưng phạt những kẻ làm trái lệnh”. Đây là một tư tưởng hết sức
tiến bộ so với đương thời. Cái gọi là “mệnh lệnh ban bố rõ ràng nơi cửa công” khác
xa so với cách cai trị bởi ý muốn chủ quan của các cá nhân quý tộc nắm quyền đương
thời. Pháp luật rõ ràng được ban bố cho trăm họ, làm cho dân biết pháp luật để tránh
phạm pháp; lấy đó làm chuẩn tắc cho hành vi của mọi người, chứ không phải là cái
bẫy để hại dân. Các điều luật minh bạch là phương thức phòng bị tích cực, chứ không
phải là một thủ đoạn chế tài tiêu cực. Đồng thời, nó cũng chính là “hiến lệnh” – một
công cụ – để vua cai trị thần dân. Nội dung chủ yếu của “pháp” có thể quy về 2 khái
niệm chủ yếu là “thưởng” và “phạt”.
Thực hành pháp trị tất phải xây dựng pháp luật. Hàn Phi cho rằng, lập pháp cần phải
xét đến các nguyên tắc sau:
Một là, tính tư lợi bởi Hàn Phi quan niệm rằng nền tảng của quan hệ giữa con người
với con người là tư lợi, ai cũng muốn giành cái lợi cho mình. “Ông thầy thuốc khéo
hút mủ ở vết thương người ta, ngậm máu người ta không phải vì có tình thương cốt
nhục, chẳng qua làm thế thì có lợi. Cho nên, người bán cỗ xe làm xong cỗ xe thì
muốn người ta giàu sang. Người thợ mộc đóng xong quan tài thì muốn người ta chết
non. Đó không phải vì người thợ đóng cỗ xe có lòng nhân, còn người thợ đóng quan
tài không phải ghét người ta, nhưng cái lợi của anh ta là ở chỗ người ta chết”. Luật
pháp đặt ra thì cái lợi của nó phải lớn hơn cái hại.
Hai là, hợp với thời thế. Đây chính là thuyết biến pháp của Hàn Phi. Nguyên tắc thực
tế của việc xây dựng pháp luật, hay tính thực tiễn của luật pháp, là nét nổi bật
trong tư tưởng pháp trị của Hàn Phi. Đối với ông, không có một pháp luật siêu hình
hay một mô hình pháp luật trừu tượng tiên thiên để mà noi theo. Chỉ duy nhất có yêu
cầu và tiêu chuẩn của thực tiễn. “Pháp luật thay đổi theo thời thì trị; việc cai trị thích
hợp theo thời thì có công lao… Thời thế thay đổi mà cách cai trị không thay đổi thì
sinh loạn… Cho nên, bậc thánh nhân trị dân thì pháp luật theo thời mà thay đổi và sự
ngăn cấm theo khả năng mà thay đổi”.
Ba là ổn định, thống nhất bởi cho dù pháp luật phải thay đổi cho hợp với thời thế,
song trong một thời kỳ, pháp lệnh đã đặt ra thì không được tùy tiện thay đổi (“số biến
pháp”), vì nếu vậy thì dân chúng không những không thể theo, mà còn tạo cơ hội cho bọn gian thần.
Ngoài ra còn có một số các yếu tố khác phải kể đến như: Phù hợp với tình người, dễ
biết dễ làm, Đơn giản mà đầy đủ, Thưởng hậu phạt nặng,…
Đối với việc chấp pháp, nguyên tắc của Hàn Phi phải kể đến như sau: Một là, tăng
cường giáo dục pháp chế, tức là “dĩ pháp vi giáo”, hai là mọi người, ai ai cũng bình
đẳng trước pháp luật, tức “pháp bất a quý”, “hình bất tị đại thần, thưởng thiện bất di
tứ phu”. Đến bản thân bậc quân chủ – nhà vua – cũng phải tôn trọng và tuân thủ pháp
luật: “Kẻ làm vua chúa là kẻ phải giữ pháp luật, căn cứ vào kết quả mà xét để lập
công lao”; Nếu nhà vua biết bỏ điều riêng tư, làm theo phép công thì chẳng những
dân sẽ được yên, mà nước cũng được trị. Nếu xét theo ý nghĩa của những luận điểm
này thì có thể thấy rằng, mặc dù Hàn Phi chủ trương quân quyền thần thánh không
thể xâm phạm, song hình thái quân quyền này vẫn bị chế ước bởi pháp quyền. Hơn
nữa, phải nghiêm khắc cẩn thận, “tín thưởng tất phạt”, không được tùy ý thưởng cho
người không có công, vô cớ sát hại người vô tội.Dùng sức mạnh đạo đức hỗ trợ cho việc thi hành pháp luật.
2.2 Quan điểm về “Thế”
Theo Hàn Phi, bản tính con người là tự tư, tự lợi, nên vua phải có cái thế mới chế ngự được
bề tôi; mới có thể tùy cơ ứng biến, mới bao quát được sự thay đổi của đất nước. Trong quan
hệ quốc tế khi so sánh thực lực giữa các nước với nhau cũng phải có cái thế mới có thể tự
lực, tự cường được. Trong thời kỳ Chiến Quốc, đế giữ vững được chủ quyền bảo vệ đất
nước, nhà vua phải giương cao quyển lực, dùng quyền lực mới giữ yên đất nước, mới chống
lại được sự nhiêu loạn của đám quý tộc phân quyền, để tập trung lực lượng xây dựng đất
nước làm cho đất nước phát triển. Từ đó mới uy hiếp được lực lượng bên ngoài, cái gốc của
bá vương mới bền vững được. Để hành pháp, dụng thuật nhà vua phải dùng uy quyền. Hàn
Phi tin tưởng rằng chỉ có uy quyền mới có thể trị quôc vì thông thường, bề tôi đôì với vua
chúa không có quan hệ huyết thống mà chỉ do uy quyền của nhà vua mà bề tôi phải phụng
sự, bởi vì họ bị trói buộc bởi quyền thế mà không thể không làm việc. Hẩu hết dân chúng là
sợ uy quyền, ít có người quy phục nhà vua bằng nhân nghĩa. Uy thê’ tối cao của vua sẽ khiến
cho bề tôi phải làm việc theo pháp lệnh. Tuân theo pháp luật sẽ được trọng thưởng, vi phạm
pháp luật sẽ bị trừng trị. Theo Hàn Phi “…áp dụng uy thế sẽ làm cho mắt thêm tinh, tai thêm
thính. Giỏi về sử dụng uy thế thì nhà nước sẽ ổn định, còn không biết dựa vào uy thế thì
nước nhà sẽ lâm nguy”.
Như vậy, Hàn Phi đã đặt địa vị quyền thế lên trên tài đức, miễn là người có tài đức trung
bình mà có quyền thế là trị được nước. Trong thiên Nạn thế Hàn Phi viết: “Những người
cai trị đa số là những người trung bình. Những người trung bình trên không bằng Nghiêu,
Thuấn nhưng ở dưới cũng không như Kiệt, Trụ. Nếu họ giữ pháp luật ở vào cái thê’thì trị
an, nếu họ từ bỏ pháp luật, gạt bỏ cái thế thì loạn”.Tuy vậy, xét ở một góc độ nào đó thì cả
hai chủ trương của Nho gia (dùng nhân trị) và Pháp gia (dùng pháp trị) đều có điểm hạn
chế Bởi vì chủ trương “nhân trị” cũng không thể bỏ qua “Pháp”, ngược lại chủ trương “Pháp” thì càng
không thể bỏ “Nhân”. Phải biết kết hợp cả hai chủ trương này thì việc trị quốc mới hiệu
quả, xã hội mới yên ổn. Hàn Phi còn chỉ rõ rằng để bảo vệ được cái thế của mình thì nhà
vua không thể để bề tôi có chung quyền uy, đồng thời vua cũng cần phải dựa vào
thưởng phạt để củng cố quyền thế. Những học thuyết của Hàn Phi Tử như “php”,
“thuật”, “thế” đều không tách khỏi sự thưởng phạt. Thưởng, phạt là hai mục lớn của
“pháp”, là hai công cụ của ‘thuật”, là sự biểu hiện về sức mạnh của “quyền thế”. Đứng
về phương diện quyền thế mà nói, nếu nắm được sự thưởng, phạt thì quyền thế mới ổn
định. Thưởng, phạt là chỗ dựa để nhà vua không chế bề tôi. Nhà vua phải nắm lây
quyền sinh sát, tuyệt đối không để cho bề tôi cùng chia sẻ quyền hành. Thưởng hậu,
phạt nặng, khen chê phải đúng lúc, phù hợp. Đó chính là nguyên tắc chủ yếu của sự
thưởng phạt. Như vậy, quan niệm về “Thế ” của Hàn Phi là một trong những nguyên tắc
cơ bản của đạo trị quốc, là một chỗ dựa không thể thiếu của một ông vua trong việc thực
thi quyền lực của mình. Theo Hàn Phi, “Thế ” thể hiện một yêu cầu, một tính chất của
chế độ phong kiến trung ương tập quyền chuyên chế “Thế ” về nội dung là uy thế,
quyền thế; về tác dụng là khuất phục người hiền tài, điều khiển được quần thần; điểu
kiện để có “Thế ” là nhà vua phải giữ độc quyền, phải thưởng hậu, phạt nặng, phải làm
sao để quẩn thần thừa nhận chỉ có mình là tôn quý. Đảm bảo được những yêu cầu đó thì
vua có thể chế ngự được mọi diễn biến, và cái gốc của sự nghiệp bá vương mới thực sự
vững chắc. Do vậy, Hàn Phi nêu lên một số quan niệm rất rõ ràng những điểm trọng yếu về thế:
1, Vua không được cho bề tôi mượn quyền thế.
2, Vua không được dùng chung quyền thế với bề tôi.
3, Cần sử dụng thuật thưởng phạt để củng cố quyền thế.
4, Vua phải duy trì địa vị độc tôn của mình, không được để bề tôi quá quý hiển, đề phòng
đại thần tiếm quyền. Vì vậy, nếu chỉ xét về bản thân vị vua, thì “thế” là cái cốt lõi nhất,
quan trọng nhất, còn “pháp” và “thuật” chỉ là công cụ.
2.3 Quan điểm về “Thuật”
Hàn Phi chủ trương pháp trị, song cũng rất chú trọng đến “thuật” của nhà vua,
bởi vì “bầy tôi đối với nhà vua không phải có tình thân cốt nhục, chỉ vì bị tình thế
buộc không thể không thờ”.
Hàn Phi cho rằng vua chúa cai trị đất nước phải biết kết hợp, vận dụng “Pháp” với
“Thuật”. Một mặt, pháp luật được công bố rộng khắp cho mọi người đều biết, vua
giao trách nhiệm và yêu cầu bề tôi phải làm tốt việc tôn trọng, giữ gìn pháp luật. Mặt
khác, vua phải có sự mưu trí, linh hoạt, thích ứng với mọi hoàn cảnh để có thể tự
mình cai quản quần thần. Hai mặt đó bổ sung cho nhau, phôi hợp với nhau thì vua
mói đạt được mong muốn là sự trị an phú cường. “Thuật” của Hàn Phi có nghĩa là
“kỹ thuật, nghệ thuật dùng người”, hay thủ đoạn của ông vua điều khiển quân thần.
Cụ thể hơn, Hàn Phi cho rằng “Thuật” là cách thức, phương pháp, mưu lược, thủ
đoạn trong việc tuyển người, dùng người, giao việc, xét đoán sự vật, sự việc mà nhờ
đó pháp luật được thực hiện và nhà vua có thể “trị quốc, bình thiên hạ”. Khái quát lại,
“Thuật” bao gồm những nội dung sau: thứ nhất là thuật trị quan lại; thứ hai là thuật
trừ gian; thứ ba là thuật dụng người; thứ tư là thuật thưởng phạt.
Theo Hàn Phi, bậc vua chúa muôn trị quốc được thì nhất định phải có Thuật, ngoại trừ
thuyết hữu hạ ông lập luận rằng: “đất nước cũng như con ngựa của vua vậy, không có
nghệ thuật cai quản đất nước thì bản thân tuy cực khổ, vất vả mà vẫn khó tránh được sự
hỗn loạn; bậc vua chúa có phương thuật cũng giống như người giỏi đánh xe, có thể cai
quản tốt nhất cho đất nước một cách nhẹ nhàng, thoải mái; bản thân mình có thể an
nhàn mà có thể đạt được vị trí của bậc đế vương”.Ông cũng cho rằng “Thuật” là pháp
thuật của vua dùng để đôn đốc, cai quản quần thần một cách bí mật, cho nên nó càng
kín đáo, bất ngờ càng tốt. Ông viết: “Dụng thuật mà bí mật bất ngờ như quỷ thần thì bề
tôi không còn cách gì theo đó mà đẩu cơ trục lợi nữa”.
Khi nói về thuật dùng người, Pháp gia nói chung và Hàn Phi nói riêng coi “Vô vi” là
nguyên tắc chung của cách dùng “Thuật”. Vô vi” theo Hàn Phi Tử là một thứ phương
thuật được chuyển hóa từ tư tưởng Đạo gia, nhưng thuật “vô vi” của Hàn Phi khác với
quan niệm của Lão – Trang. Hàn Phi Tử nói “vô vi” nhưng thực ra chủ trương của ông
là “hữu vi”. “Pháp” là quy tắc cho toàn dân thi hành, dùng “thuật” cũng phải giữ gìn,
tôn trọng pháp luật. Có như vậy mới có sự phục tùng. Vua đặt ra pháp chế, đôn đốc các
quan cai trị dân chúng, đòi hỏi bề tôi phải đạt được hiệu quả chắc chắn. Đó là quan
điểm “vô vi” của Hàn Phi, nó hoàn toàn khác với sự hư không, tĩnh lặng, không làm gì
trong “vô vi” của Lão Tử. Tuân thủ pháp luật thì trách nhiệm mới hoàn thành, “bậc vua
chúa chính là những người giữ yên pháp chê’ xem xét bề tôi có làm được việc hay
không, cho nên bậc vua chúa anh minh chỉ cẩn cai quản các quan lại tốt/ không cần
phải hao phí tinh thân, sức lực để cai trị dân chúng”. Đó là sự vận dụng cao nhất: của Thuật.
Hàn Phi cũng cho rằng nguyên tắc cơ bản của “vô vi” trị là phải dựa vào pháp luật. Bởi
vì, “vua không thể đủ thời gian để đôn đốc tất cả bề tôi làm việc; cũng không thể dựa vào
cảm giác và lý trí của mình để cai trị các quan. Vua phải dựa vào thưởng phạt để thẩm
định việc thưởng phạt” (Thiên VI – Hữu độ) . Đây cũng giống như nguyên tắc phân
quyền, phân cấp quản lý trong khoa học quản lý hiện đại.
Công việc của xã hội là vô cùng, vì vậy một bậc vua thông minh là phải biết tập hợp tài
trí của muôn người tạo nên thành quả chung. Sức mạnh của một người không thể thắng
sức mạnh của muôn người. Cho nên bậc minh quân cai trị đất nưóc, trước khi quyết định
công việc thường trưng cầu ý kiến, tập trung trí tuệ và sức mạnh của mọi người dân, nhờ
vậy mà gặt hái được những thành quả tốt đẹp. Bên cạnh thuật “vô vi” thì Hàn Phi cũng
cho rằng nguyên tắc cơ bản của thuật dùng người là theo thuyết “hình danh”, “chính
danh”, hay “thực danh”. Có nghĩa là “danh” và “thực” phải phù hợp với nhau. Vua đôn
đốc, nhắc nhở quần thần, đánh giá thành tích của họ dựa trên cơ sở lời nói phải đi đôi với
việc làm, thực chất phải phù hợp với danh nghĩa, tuân theo pháp luật, định được công tội
thì quyết định được việc thưởng phạt. Đó là những phép tắc được sử dụng công khai,
được phát huy từ tài trí của vua. Nó làm cho cái “thuật” vừa bí mật, vừa công bằng xác
đáng trong từng công việc của vua. Theo đó, ai có đề xuất gì phải chứng tỏ sự phù hợp
với thực tiễn; ai đảm nhận công việc gì thì phải tự giải quyết công việc cho phù hợp với
chủ trương của họ. Việc làm và lời nói phải được thông nhất với nhau. Bởi vậy, vua có
thể yên lặng mà lời nói và công việc của bề tôi tự tỏ rõ tính chân thực của nó.
Hàn Phi Tử đặc biệt chú ý đến phương pháp nghe của vua, ông gọi đó là “Thính ngôn chi
phương thuật”. Nghĩa là khi nghe bề tôi trình bày, vua phải trầm mặc, không cử động,
không ngắt lời; sau đó vua dùng phương pháp kiểm chứng xem “danh – thực” có phù
hợp nhau không; nhờ đó vua phát hiện người hiền tài. Trong Thuật dùng người, Hàn Phi
Tử còn coi bổ nhiệm người đảm nhận công việc là then chốt của sự tồn vong đối với
quốc gia. Vua chúa phải tự mình nắm quyền phế – lập quan lại, phải dựa vào tài năng mà
bổ nhiệm chức vụ. Bậc minh quân lập ra bổng lộc quan chức là để sử dụng người hiền
tài, khen thưởng người có công.
Thuật dùng người cũng đòi hỏi vua chúa phải chuyên nhiệm phân chức nghĩa là mỗi bề
tôi phải đảm nhận một chức trách rõ ràng, chức vụ phải phù hợp với tài năng, với một
quyển hạn nhất định. Hàn Phi lập luận rằng, “khi gánh vác một chức trách thì người đó
phải tuân theo pháp luật mà làm việc hết mình. Khi bề tôi nhận chức vụ phù hợp với
năng lực của họ thì họ sẽ hoàn thành nhiệm vụ một cách nhẹ nhàng, không đưa đẩy bê trễ”.
Như vậy, “Thuật” của Hàn Phi là những phương pháp và thủ đoạn để ông vua chuyên
chế nắm và điều khiển được quần thần, để ông vua củng cố được ngôi vị vững chắc của
mình. Nó là điều kiện để xây dựng chế độ phong kiến trung ương tập quyền mà lúc bây
giờ đang là một xu hướng tất yếu. Hàn Phi Tử đã kế thừa và phát triển cả bề rộng lẫn bề
sâu tư tưởng “Thuật” của Thân Bất Hại để tạo cho “Thuật” có một nội dung mới và hoàn chỉnh.
Tóm lại, tư tưởng chính trị – xã hội của Hàn Phi Tử đã thể hiện rõ đường lối chính trị là
“Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ba yêu tố Pháp – Thuật – Thế. Trong học thuyết của Hàn
Phi, ba yếu tố “Pháp”, “Thế”, “Thuật” có mối quan hệ biện chứng với nhau không tách
rời. “Thế” cùng với “Pháp”, “Thuật” như ba cái chân làm cho học thuyết được vững
vàng; có cái “Thế” mới thi hành được “Pháp”, “Thuật”; có “Pháp”, “Thuật” mói giữ
vững được “Thế”‘, thiêu một trong ba yêu tố đó sẽ không cai trị được đất nước. Kết luận
Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử được coi là một bước tiến lớn, đánh dấu một
thời kỳ quan trọng trong việc ổn định trật tự xã hội bằng pháp luật của lịch sử Trung
Quốc. Đây là quan niệm đạt đến đỉnh cao tư tưởng chính trị - pháp lý thời cổ đại, góp
phần tô điểm thêm những giá trị tư tưởng đặc sắc của phương Đông trong kho tàng chung
của nhân loại, đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa tích cực với thực tiễn đương đại hôm nay.