Bài thi giữa kỳ triết - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng

Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, xung đột, mâu thuẫn là những vấn đề mà ai cũng phải trảiqua trong đời cho dù là không mong muốn, không là mâu thuẫn lớn thì cũng là mâu thuẫn nhỏ, mâu thuẫn chúng là cái tất yếu, có trong tất cả các lĩnh vực của tự nhiên, kinh tế, xã hội và tư duy con người. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, xung đột, mâu thuẫn là những vấn đề mà ai cũng phải trải
qua trong đời cho dù là không mong muốn, không là mâu thuẫn lớn thì cũng là mâu thuẫn
nhỏ, mâu thuẫn chúng là cái tất yếu, có trong tất cả các lĩnh vực của tự nhiên, kinh tế, xã hội
và tư duy con người. Nhưng chúng ta phải biết cách tiết chế, nhìn nhận đúng sai, biết cách
giải quyết chúng, đừng để những hiểu biết nông cạn, suy nghĩ phiếm diện, không nhìn nhận
được hết các mặt của vấn đề mà để những xung đột, mâu thuẫn ấy chi phối, ăn sâu vào tiềm
thức chúng ta làm cho vấn đề ấy ngày càng trở nên tồi tệ, nghiêm trọng. Vậy, chúng ta phải
nên biết cách nhìn nhận vấn đề, phải biết suy nghĩ, phân tích đa chiều, biết kết hợp giữa các
mặt đối lập để giải quyết các mâu thuẫn, để từ đó chúng ta mới có được một nhận thức,
phương thức đúng đắn để giải quyết chúng một cách khôn khéo, có khoa học và mâu thuẫn
ấy sẽ dần được phá bỏ và trở lại trạng thái hài hòa hơn.
Như vậy, để hiểu sâu hơn chúng phải hiểu được những khái niệm, cũng như đặc điểm, tính
chất của chúng. Mâu thuẫn là một khái niệm quan trọng trong phép biện chứng, nó liên quan
đến mọi lĩnh vực về sự vận động, biến đổi, phát triển, mối quan hệ và sự chuyển hóa lẫn nhau
của vạn vật trên thế giới. Trong tư tưởng của các nhà triết học về mâu thuẫn, nguồn gốc
nguồn mọi sự vật vận động, phát triển của sự vật khách quan đều xuất phát từ mẫu thuẫn bên
trong và hướng giải quyết chúng chính là những vấn đề mang tính thống nhất, đấu tranh và
kết hợp các mặt đối lập, nhưng trong những vấn đề đó thì việc kết hợp giữa các mặt đối lập
được xem là hoạt động của con người để giải quyết các mâu thuẫn dựa trên việc nhận thức
được sự đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập, do vậy mà theo tư tưởng các nhà triết
học thì việc thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập được thể hiện trong phép biện
chứng là một điều thật sự cần thiết để con người chúng ta càng hiểu rõ hơn vấn đề kết hợp
các mặt đối lập. Nội dung của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập cho ta
thấy rằng mọi sự vật và hiện tượng trong cuộc sống chúng ta không tồn tại một cách độc lập,
riêng rẻ mà chúng tồn tại theo một thể thống nhất được tạo bởi các mặt, thuộc tính khác nhau,
đối lập và phát triển ngược chiều, đó chính là những mâu thuẫn. Từ lúc bắt đầu cho tới khi
kết thúc thì chúng vẫn đi đôi với nhau, không thể tách biệt, mọi sự vật, hiện tượng chúng
không chỉ có một mà tồn tại nhiều mâu thuẫn và khi một mâu thuẫn này kết thúc thì một mâu
thuẫn sẽ dần được hình thành và phát triển, nó cứ vận động như thế và biến đổi một cách tuần
hoàn.
Quy luật đã cho ta thấy được bản chất của phép biện chứng, là cái cốt lỗi của phép biện
chứng, thấy được những vấn đề cơ bản và quan trọng của phép biện chứng duy vật, những
vấn đề về nguyên nhân, động lực của sự vận động và phát triển.
Về nội dung, ta thấy được mâu thuẫn biện chứng là các mặt đối lập nằm trong mối liên hệ, tác
động qua lại theo chiều hướng trái ngược nhau, tác động nhau theo hướng vừa thống nhất,
vừa đấu tranh, vừa loại trừ nhau nhưng vừa chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập. Mặt
đối lập là những thuộc tính, những khuynh hướng biến đổi theo hướng ngược chiều nhau,
nhưng chúng cùng tồn tại khách quan trong mỗi sự vật, hiện tượng, một điều đáng lưu ý
chính là không phải tất cả mặt đối lập nào cũng hình thành nên mâu thuẫn vì bên trong mọi
sự vật, hiện tượng chúng tồn tại rất nhiều mặt đối lập nhau, nhưng chỉ khi có những mặt đối
lập thống nhất với nhau thì mới tạo thành mâu thuẫn. Chẳng hạn, sự sống và cái chết đó
chính là hai mặt đối lập và cũng là mâu thuẫn với nhau, khi chúng ta sống thì có nghĩa là
chúng ta dần dần tìm đến cái chết, nhưng chúng luôn cùng tồn tại với nhau không thể tách rời
bởi vì không một ai có thể sống mãi không chết.
Về sự thống nhất giữa các mặt đối lập, chúng chỉ mối quan hệ giữa các mặt đối lập với nhau.
Thứ nhất, các mặt đối lập đi đôi với nhau, ràng buộc, quy định lẫn nhau, nương tựa nhau, làm
tiền đề cho nhau, cùng tồn tại, không có mặt này thì sẽ không có mặt kia. Thứ hai, các mặt
đối lập chúng luôn tác động ngang nhau, cân bằng nhau. Thứ ba, các mặt đối lập chúng có sự
tương đồng, đồng nhất do chúng tồn tại những nhân tố giống nhau. Và đó chỉ là một trạng
thái vận động của mâu thuẫn ở một giai đoạn phát triển khi diễn ra sự cân bằng của các mặt
đối lập. Vì thế mà khi giải quyết một mâu thuẫn, các nhà triết học không chỉ xem xét một mặt
đó chính là sự đấu tranh mà các ông còn cho rằng chúng có sự thống nhất với nhau và các
ông đã phân tích, nhận thức, đánh giá quá trình đấu tranh và sự thống nhất giữa chúng. Theo
lí luận về mâu thuẫn của nhà triết học, sự thống nhất của các mặt đối lập biện chứng mang
tính khách quan chứ không phải là do suy nghĩ chủ quan của con người, sự thống nhất đóng
vai trò quan trọng đối với sự đấu tranh, sự triệt tiêu lẫn nhau của các mặt đối lập và có vai trò
quan trọng đối với sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng. Do vậy, khi chúng ta đề cập về
sự mâu thuẫn, chúng ta không chỉ nói mâu thuẫn được tạo thành bởi các mặt đối lập, sự đấu
tranh của chúng mà chúng ta còn phải nói đến sự thống nhất của chúng, là điều kiện để tiến
đến sự đấu tranh của mọi sự vật và qua đó chúng ta mới thực hiện được sự phát triển của mọi
sự vật, hiện tượng.
Về sự đấu tranh giữa các mặt đối lặp, chúng có khuynh hướng tác động nhau theo hướng bù
trừ, phủ định nhau, chúng có tính tuyệt đối như mọi sự vận động và phát triển cũng mang tính
tuyệt đối, nhờ sự mâu thuẫn giữa các mặt đối lập mà chúng ta mới biết được hướng giải quyết
mâu thuẫn và mọi sự vật ngày càng phát triển hơn. Vì vậy, khi giải quyết mâu thuẫn, thay đổi
sự vật thì phải tăng cường sự đấu tranh giữa chúng, sự đấu tranh của chúng đi theo một trình
tự khá phức tạp, diễn theo từ thấp đến cao, trải qua nhiều giai đoạn và mỗi giai đoạn có
những điểm riêng biệt và có vai trò khác nhau đối với sự tồn tại, phát triển của mọi sự vật,
hiện tượng.
Theo sự thông hiểu đơn giản, thường thì chúng ta nghĩ mâu thuẫn chỉ là sự đối đầu, xung đột
giữa của mọi sự vật, nhưng thật ra mâu thuẫn tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, căn cứ theo sự
tồn tại và phát triển thì mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn tác động qua lại trong sự tồn tại, nó
quy định bản chất và sự phát triển từ khi chúng được hình thành đến khi chúng tiêu vong, còn
mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn đặc trưng cho một phương diện nào đó, chúng chỉ quy
định sự vận động, phát triển và chịu sự chi phối của mâu thuẫn cơ bản. Căn cứ vào vai trò của
mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển trong mỗi giai đoạn nhất định thì mâu thuẫn được
chia thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu, mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn đi đầu
ở mọi giai đoạn phát triển, có tác dụng quy định đối với các mâu thuẫn khác, khi chúng ta
giải quyết mâu thuẫn chủ yếu thì sẽ tạo ra điều kiện để giải quyết mâu thuẫn khác, mọi sự
chuyển hóa của sự mâu thuẫn và phát triển đều phụ thuộc vào giải quyết mâu thuẫn chủ yếu;
còn mâu thuẫn thứ yếu thì chúng không đóng vai trò quyết định, tuy nhiên mâu thuẫn chủ yếu
và mẫu thuẫn thứ yếu chúng chỉ mang tính tương đối. Dựa vào các mặt đối lập với một sự
vật, hiện tượng thì có mâu thuẫn bên trong và bên ngoài, mâu thuẫn bên trong là sự tác động
qua lại giữa các mặt, nằm trong chính bản thân sự vật, hiện tượng, chúng quyết định trực tiếp
quá trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng; mâu thuẫn ngoài thì chúng xuất hiện
trong mối liên hệ giữa các giữa các sự vật, hiện tượng và chúng cũng chỉ mang tính tương đối
với mâu thuẫn bên trong. Căn cứ vào tính chất của lợi ích cơ bản là đối lập trong mối quan hệ
giữa các giai cấp trong một giai đoạn lịch sử thì ta có mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa
các giai cấp có lợi ích cơ bản đối lập nhau và không thể hài hòa được, còn mâu thuẫn không
đối kháng là mâu thuẫn giữa các giai cấp, lực lượng xã hội có lợi ích cơ bản không đối lập
nhau. Vì vậy, chúng ta phải biết nhận thức được mâu thuẫn không chỉ tồn tại ở một dạng cơ
bản mà tồn tại ở nhiều dạng khác nhau dựa vào các tính chất, đặc điểm của chúng. Cho nên
mâu thuẫn đối với sự vận động và phát triển chúng biểu hiện ở sự tác động lẫn nhau giữa các
mặt đối lập là nguyên nhân chính tạo nên nguồn gốc của sự vận động và phát triển của vạn
vật.
Chúng ta thấy được rằng, sự vật chỉ có thể tồn tại và phát triển nếu chúng có sự thống nhất và
đấu tranh giữa các mặt đối lập cũng như đối với sự tồn tại của mâu thuẫn, nếu chỉ có đấu
tranh thì mâu thuẫn ấy sẽ không thể tồn tại và nếu chỉ có thống nhất thì mâu thuẫn ấy sẽ
không phát triển và đi đến hồi kết. Trong mối quan hệ giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn
khách quan thì ta thấy chúng luôn có sự đấu tranh với nhau nhưng từng hoàn cảnh cụ thể thì
những mặt đối lập ấy vẫn có sự thống nhất.
Cho nên khi chúng ta nói đến sự thống nhất giữa các mặt đối lập trong mâu thuẫn biện chứng
có ba góc độ để tiếp cận. Thứ nhất chính là xem xét sự thống nhất giữa các mặt đối lập từ góc
độ bản thể luận, ta thấy được mâu thuẫn của sự vật được biểu hiện với tư cách một thể thống
nhất hoàn chỉnh và đó không phải là sự thống nhất có tính tuyệt đối mà là sự thống nhất mang
tính tương đối trong cả sự khác biệt và đối lập. Thứ hai, xét về sự thống nhất giữa các mặt
đối lập từ góc độ nhận thức luận, sự thống nhất giữa các mặt đối lập ở đây được xem như đối
tượng nhận thức của con người, chúng ta phải phát hiện, tìm ra những mặt đối lập đang tồn
tại, ẩn náo bên dưới cái vỏ thống nhất và do đó khi xem xét một mâu thuẫn chúng ta không
chỉ phụ thuộc vào nhân tố chủ quan, chủ thể mà còn phụ thuộc vào chính bản thân của mâu
thuẫn do mâu thuẫn chúng không bộc lộ ra rõ ràng mà nó được chôn giấu, ẩn náo ở đâu đó.
Thứ ba là xét sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập từ góc độ thực tiễn, khi mà chủ
thể thực hiện việc kết hợp các mặt đối lập này thì sẽ tạo điều kiện giải quyết mâu thuẫn được
tốt hơn, con người sẽ kết hợp các mặt đối lập để giải quyết một mâu thuẫn xã hội nào đó có
lợi cho bản thân, đáp ứng được nhu cầu, lợi ích cho cá nhân, tuy nhiên đó không phải là một
hoạt động chủ quan tùy tiện mà phải dựa trên cơ sở nhận thưc đúng và tuân theo những yêu
cầu khách quan cũng như những điều kiện khách quan của việc giải quyết mâu thuẫn đó. Do
đó việc kết hợp các mặt đối lập trong đời sống phải tiến hành một cách rõ ràng, có định
hướng đúng đắn, làm cho quá trình đấu tranh, thống nhất trong một mâu thuẫn được cụ thể,
làm cho sự tiến bộ sẽ dần dần chiến thắng được mặt đối lập đại diện cho sự lạc hậu, nhờ đó
mà việc giải quyết mâu thuẫn đem lại động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội, phù hợp
với quy luật phát triển khách quan.
Ta thấy được trong thực tế có sự khác nhau giữa mâu thuẫn trong giới tự nhiên và xã hội, mâu
thuẫn trong xã hội được thể hiện qua thái độ, cử chỉ, nguyện vọng của các lực lượng xã hội.
Các mặt đối lập trong mâu thuẫn xã hội thường được biểu hiện là một mặt của cái cũ, là lực
cản cho sự phát triển xã hội, còn mặt mặt đại diện cho mới mới, là cái thúc đẩy xã hội phát
triển. Chúng ta biết rằng cái mới với cái cũ chúng là hai mặt đối lập nhau nhưng chúng không
tách rời mà vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau, cái mới ra đời thì sẽ dần đánh mất đi cái
cũ nhưng nó lại được kế thừa và phát triển từ cái cũ, vì vậy việc kết hợp các mặt đối lập giữa
cái mới và cái cũ là một hoạt động tích cực chủ quan nhằm giải quyết mâu thuẫn xã hội
khách quan không thực hiện và do đó chúng ta không thể tiến hành một cách tùy tiện, vô
nguyên tắc, không tuân theo quy luật khách quan. Vì vậy cho nên việc kết hợp các mặt đối
lập trong cuộc sống để giải quyết mâu thuẫn cũng phải có định hướng rõ ràng.
Theo quan điểm biện chứng mácxít thì việc giải quyết mâu thuẫn đó là quá trình tự giải
quyết. Nhưng đối với mâu thuẫn biện chứng xã hội có những biểu hiện riêng cho việc giải
quyết mâu thuẫn đó, mâu thuẫn xã hội tồn tại khách quan và độc lập với ý thức con người, vì
hoạt động con người thường gắn liền với lợi ích cho nên dẫn đến mâu thuẫn và việc giải
quyết này cũng sẽ thông qua hoạt động của con người nên nó sẽ tốt hơn, tạo động lục cho sự
phát triển. Tuy nhiên, con người không thể xóa bỏ một mâu thuẫn xã hội và thủ tiêu quá trình
tự giải quyết của nó mà con người chỉ tác động, làm chậm lại, thúc đẩy nhanh hơn quá trình
tự giải quyết dựa trên việc nhận thức và làm theo tính khách quan của việc giải quyết mâu
thuẫn. Cách thức giải quyết mâu thuẫn xã hội mà chủ thể tiến hành cũng phải phù hợp bản
chất khách quan, tuy nhiên việc giải quyết mâu thuẫn xã hội, thực chất lại là biểu
hiện hoạt động của chủ thể con người, do đó mà quá trình giải quyết mâu thuẫn cũng in
dấu ấn của chủ thể. Dựa sự đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn mà chủ thể
có thể biết được cách giải quyết tốt nhất cho mâu thuẫn và đem lại một hiệu quả cao nhất,
mang lại lợi ích nhiều hơn.
Sau khi phân tích thì ta nhận ra rằng, việc kết hợp các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn
không phải là một giải pháp duy nhất và cũng không thể áp dụng được trong mọi trường hợp
vì trong đời sống con người có rất nhiều mâu thuẫn khác nhau dựa trên hình thức, đặc điểm
và tính chất mà chúng ta có những hình thức và biện pháp giải quyết khác nhau. Ví dụ như
mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và tư sản thì khi giai cấp vô sản giành được chính quyền cũng
phải hướng đến việc xây dựng một chính quyền vững mạnh, kinh tế phát triển thì đó cũng
cho phép thực hiện việc kết hợp giữa tư sản và vô sản để giải quyết mâu thuẫn tốt hơn. Nói
chung, việc kết hợp giữa các mặt đối lập trong quá trình giải quyết mâu thuẫn chỉ tiến hành
được khi có đầy đủ những điều kiện khách quan và chủ quan, nhưng đây không phải là một
giải pháp phổ biến.
Thứ nhất, về mặt khách quan, việc kết hợp các mặt đối lập chỉ có thể tiến hành trong trường
hợp giữa các nhân tố, lực lượng xã hội với tư các là các mặt đối lập phải có những điểm
chung, tương đồng, nhưng trong trường hợp chúng không có điểm chung, tương đồng thì nó
mang tính đối kháng thì việc kết hợp sẽ không thể thực hiện đúng đắn và đem lại hiệu quả tốt.
Nhưng khi việc kết hợp chỉ có thể thực hiện trong điều kiện hoàn cảnh xã hội thuận lợi thì
chủ thể phải giải quyết mâu thuẫn bằng phương pháp kết hợp.
Thứ hai, về mặt chủ quan: thì chủ thể phải có đủ năng lực và bản lĩnh chính trị để đáp ứng
yêu cầu của sự kết hợp này, biết nắm bắt yêu cầu khách quan, tổ chức một cách khéo léo,
khoa học nhằm hướng đến cuộc đấu tranh có lợi cho chủ thể. Tuy nhiên, việc kết hợp các mặt
đối lập ở đây phải đảm bảo được nguyên tắc đấu tranh giữa các mặt đối lập chứ không phải đi
đến sự thủ tiêu cuộc đấu tranh ấy và nó chính là sự khác biệt của việc kết hợp các mặt đối lập
đúng đắn, khoa học với những hoạt động kết hợp không khoa học, sai lầm chủ quan.Xét về
hình thức việc kết hợp các mặt đối lập được chia làm ba loại: sự kết hợp khoa học, biện
chứng, đúng đắn; sự kết hợp mang tính chiết trung, sự kết hợp mang tính cải lương.Tóm lại,
qua quá trình phân tích này chúng ta đã biết được việc kết hợp các mặt đối lập khi giải quyết
mâu thuẫn là hoạt động tự giác, tích cực của chủ thể, tùy theo hoàn cảnh, nội dung, tính chất,
điều kiện khách quan mà chúng ta tiến hành kết hợp các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn
một cách tốt, hiệu quả, đem lại hiệu quả cao , đồng thời chúng ta cũng phải dựa trên tính
thống nhất và sự đấu tranh khách quan của chúng.
Phương pháp luận này cho chúng ta thấy được mâu thuẫn mang tính khách quan và khi giải
quyết mâu thuẫn ta phải tuân theo theo luật, điều kiện khách quan đó, như vậy muốn phát
hiện mâu thuẫn cần tìm ra sự thống nhất của các mặt đối lập, biết phân tích mâu thuẫn để tìm
ra hướng giải quyết phù hợp nhất và phải nắm vững được nguyên tác giải quyết mâu thuẫn
bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Mâu thuẫn tồn tại ở tất cả mọi lĩnh vực của sự vật, hiện tượng và tôi nhận thấy rằng trong bản
thân tôi cũng đang tồn tại nhiều mâu thuẫn. Tôi đang là sinh viên của trường Đại học Kinh tế
TP.HCM, khi bắt đầu những buổi học đầu tiên tôi đã rất bỡ ngỡ vì đôi lúc tôi có hiểu nhưng
đôi lúc lại không hiểu bài và thấy có một số bài thật sự khó, tôi bắt đầu né tránh và sợ các bài
tập hơn, tôi nghĩ chăm chú lắng nghe thì mình sẽ hiểu bài như lúc học cấp ba vì lúc ấy tôi
cũng là một học sinh học tốt và học khá tốt nhiều môn, những nó đã hoàn toàn toàn trái
ngược với những suy nghĩ trong đầu tôi. Và tôi đã nhận ra được trong bản thân tôi đang tồn
tại mâu thuẫn đó chính là việc chăm học ở cấp ba là hoàn toàn khác với đại học, không phải
chỉ nghe giảng bài là hoàn toàn có thể nắm được tất cả các kiến thức và những bài tập đầu
tiên thật sự khó với bản thân, cũng như việc hiểu và không hiểu bài cũng là mặt đối lập.
Nhưng tôi đã suy nghĩ vì mọi thứ cũng phải có hướng giải quyết, những bài tập không phải
lúc nào cũng dễ vì ngoài việc chăm chú học bài thì mình còn phải tự rèn luyện bản thân, nhờ
giáo viên giúp đỡ và phải đối đầu với đống bài tập ấy để chúng không còn khó nữa mà trở
nên đơn giản hơn, vậy là từ lúc đầu những bài tập khó ấy nhờ qua quá trình tự nghiên cứu của
bản thân mình giờ đây chúng hoàn toàn trở nên dễ dàng hơn, đó chính là sự đối lập, cũng như
mọi vật chúng không tồn tại ở một mức độ nào đó mà chúng phải đi theo thứ tự nhất định,
cũng như bài tập ở cấp ba là dễ thì giờ đây sẽ trở nên khó hơn; những bài tập buổi đầu thấy
khó nhưng qua quá trình tự nghiên cứu thì chúng trở nên dễ hơn và đó là các mặt đối lập tồn
tại trong mâu thuẫn. Tôi đã vận dụng các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn trong chính
mình và giờ đây những mâu thuẫn trong tôi đã không còn quá khó khăn như trước mà giờ đây
chúng đã trở nên hài hòa, vì tôi đã phân tích, vận dụng để tìm ra hướng giải quyết để làm cho
những mâu thuẫn ấy một cách hiệu quả, cũng như mâu thuẫn của tôi là khó khăn trong học
tập hơn so với cấp ba nên tôi đã chăm chú nghe giảng bài nhiều hơn, những chỗ chưa hiểu thì
hỏi bạn bè, thầy cô, tự rèn luyện thêm làm dần quen những bài tập khó ấy và chúng không
còn khó khăn với tôi nữa mà trở nên dễ dàng.
Tóm lại, trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh được những mâu thuẫn nảy sinh quanh
mình. Việc kết hợp các mặt đối lập đã giúp cho tôi biết được cách giải quyết mâu thuẫn một
cách tối ưu, hiệu quả nhất.Tôi sẽ tự mình trao dồi thêm nhiều kĩ năng, học hỏi thêm nhiều
kiến thức cũng như cách nhìn nhận, phân tích vẫn đề một cách đa chiều, cũng như vận dụng
sự hiểu biết trong việc giải quyết mâu thuẫn bằng phương pháp kết hợp giữa các mặt đối lập
để giải quyết những mẫu thuẩn, giúp ích cho bản thân, mọi người và môi trường xung quanh
sẽ ngày càng phát triển tốt hơn.
| 1/6

Preview text:

Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, xung đột, mâu thuẫn là những vấn đề mà ai cũng phải trải
qua trong đời cho dù là không mong muốn, không là mâu thuẫn lớn thì cũng là mâu thuẫn
nhỏ, mâu thuẫn chúng là cái tất yếu, có trong tất cả các lĩnh vực của tự nhiên, kinh tế, xã hội
và tư duy con người. Nhưng chúng ta phải biết cách tiết chế, nhìn nhận đúng sai, biết cách
giải quyết chúng, đừng để những hiểu biết nông cạn, suy nghĩ phiếm diện, không nhìn nhận
được hết các mặt của vấn đề mà để những xung đột, mâu thuẫn ấy chi phối, ăn sâu vào tiềm
thức chúng ta làm cho vấn đề ấy ngày càng trở nên tồi tệ, nghiêm trọng. Vậy, chúng ta phải
nên biết cách nhìn nhận vấn đề, phải biết suy nghĩ, phân tích đa chiều, biết kết hợp giữa các
mặt đối lập để giải quyết các mâu thuẫn, để từ đó chúng ta mới có được một nhận thức,
phương thức đúng đắn để giải quyết chúng một cách khôn khéo, có khoa học và mâu thuẫn
ấy sẽ dần được phá bỏ và trở lại trạng thái hài hòa hơn.
Như vậy, để hiểu sâu hơn chúng phải hiểu được những khái niệm, cũng như đặc điểm, tính
chất của chúng. Mâu thuẫn là một khái niệm quan trọng trong phép biện chứng, nó liên quan
đến mọi lĩnh vực về sự vận động, biến đổi, phát triển, mối quan hệ và sự chuyển hóa lẫn nhau
của vạn vật trên thế giới. Trong tư tưởng của các nhà triết học về mâu thuẫn, nguồn gốc
nguồn mọi sự vật vận động, phát triển của sự vật khách quan đều xuất phát từ mẫu thuẫn bên
trong và hướng giải quyết chúng chính là những vấn đề mang tính thống nhất, đấu tranh và
kết hợp các mặt đối lập, nhưng trong những vấn đề đó thì việc kết hợp giữa các mặt đối lập
được xem là hoạt động của con người để giải quyết các mâu thuẫn dựa trên việc nhận thức
được sự đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập, do vậy mà theo tư tưởng các nhà triết
học thì việc thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập được thể hiện trong phép biện
chứng là một điều thật sự cần thiết để con người chúng ta càng hiểu rõ hơn vấn đề kết hợp
các mặt đối lập. Nội dung của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập cho ta
thấy rằng mọi sự vật và hiện tượng trong cuộc sống chúng ta không tồn tại một cách độc lập,
riêng rẻ mà chúng tồn tại theo một thể thống nhất được tạo bởi các mặt, thuộc tính khác nhau,
đối lập và phát triển ngược chiều, đó chính là những mâu thuẫn. Từ lúc bắt đầu cho tới khi
kết thúc thì chúng vẫn đi đôi với nhau, không thể tách biệt, mọi sự vật, hiện tượng chúng
không chỉ có một mà tồn tại nhiều mâu thuẫn và khi một mâu thuẫn này kết thúc thì một mâu
thuẫn sẽ dần được hình thành và phát triển, nó cứ vận động như thế và biến đổi một cách tuần hoàn.
Quy luật đã cho ta thấy được bản chất của phép biện chứng, là cái cốt lỗi của phép biện
chứng, thấy được những vấn đề cơ bản và quan trọng của phép biện chứng duy vật, những
vấn đề về nguyên nhân, động lực của sự vận động và phát triển.
Về nội dung, ta thấy được mâu thuẫn biện chứng là các mặt đối lập nằm trong mối liên hệ, tác
động qua lại theo chiều hướng trái ngược nhau, tác động nhau theo hướng vừa thống nhất,
vừa đấu tranh, vừa loại trừ nhau nhưng vừa chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập. Mặt
đối lập là những thuộc tính, những khuynh hướng biến đổi theo hướng ngược chiều nhau,
nhưng chúng cùng tồn tại khách quan trong mỗi sự vật, hiện tượng, một điều đáng lưu ý
chính là không phải tất cả mặt đối lập nào cũng hình thành nên mâu thuẫn vì bên trong mọi
sự vật, hiện tượng chúng tồn tại rất nhiều mặt đối lập nhau, nhưng chỉ khi có những mặt đối
lập thống nhất với nhau thì mới tạo thành mâu thuẫn. Chẳng hạn, sự sống và cái chết đó
chính là hai mặt đối lập và cũng là mâu thuẫn với nhau, khi chúng ta sống thì có nghĩa là
chúng ta dần dần tìm đến cái chết, nhưng chúng luôn cùng tồn tại với nhau không thể tách rời
bởi vì không một ai có thể sống mãi không chết.
Về sự thống nhất giữa các mặt đối lập, chúng chỉ mối quan hệ giữa các mặt đối lập với nhau.
Thứ nhất, các mặt đối lập đi đôi với nhau, ràng buộc, quy định lẫn nhau, nương tựa nhau, làm
tiền đề cho nhau, cùng tồn tại, không có mặt này thì sẽ không có mặt kia. Thứ hai, các mặt
đối lập chúng luôn tác động ngang nhau, cân bằng nhau. Thứ ba, các mặt đối lập chúng có sự
tương đồng, đồng nhất do chúng tồn tại những nhân tố giống nhau. Và đó chỉ là một trạng
thái vận động của mâu thuẫn ở một giai đoạn phát triển khi diễn ra sự cân bằng của các mặt
đối lập. Vì thế mà khi giải quyết một mâu thuẫn, các nhà triết học không chỉ xem xét một mặt
đó chính là sự đấu tranh mà các ông còn cho rằng chúng có sự thống nhất với nhau và các
ông đã phân tích, nhận thức, đánh giá quá trình đấu tranh và sự thống nhất giữa chúng. Theo
lí luận về mâu thuẫn của nhà triết học, sự thống nhất của các mặt đối lập biện chứng mang
tính khách quan chứ không phải là do suy nghĩ chủ quan của con người, sự thống nhất đóng
vai trò quan trọng đối với sự đấu tranh, sự triệt tiêu lẫn nhau của các mặt đối lập và có vai trò
quan trọng đối với sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng. Do vậy, khi chúng ta đề cập về
sự mâu thuẫn, chúng ta không chỉ nói mâu thuẫn được tạo thành bởi các mặt đối lập, sự đấu
tranh của chúng mà chúng ta còn phải nói đến sự thống nhất của chúng, là điều kiện để tiến
đến sự đấu tranh của mọi sự vật và qua đó chúng ta mới thực hiện được sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng.
Về sự đấu tranh giữa các mặt đối lặp, chúng có khuynh hướng tác động nhau theo hướng bù
trừ, phủ định nhau, chúng có tính tuyệt đối như mọi sự vận động và phát triển cũng mang tính
tuyệt đối, nhờ sự mâu thuẫn giữa các mặt đối lập mà chúng ta mới biết được hướng giải quyết
mâu thuẫn và mọi sự vật ngày càng phát triển hơn. Vì vậy, khi giải quyết mâu thuẫn, thay đổi
sự vật thì phải tăng cường sự đấu tranh giữa chúng, sự đấu tranh của chúng đi theo một trình
tự khá phức tạp, diễn theo từ thấp đến cao, trải qua nhiều giai đoạn và mỗi giai đoạn có
những điểm riêng biệt và có vai trò khác nhau đối với sự tồn tại, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng.
Theo sự thông hiểu đơn giản, thường thì chúng ta nghĩ mâu thuẫn chỉ là sự đối đầu, xung đột
giữa của mọi sự vật, nhưng thật ra mâu thuẫn tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, căn cứ theo sự
tồn tại và phát triển thì mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn tác động qua lại trong sự tồn tại, nó
quy định bản chất và sự phát triển từ khi chúng được hình thành đến khi chúng tiêu vong, còn
mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn đặc trưng cho một phương diện nào đó, chúng chỉ quy
định sự vận động, phát triển và chịu sự chi phối của mâu thuẫn cơ bản. Căn cứ vào vai trò của
mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển trong mỗi giai đoạn nhất định thì mâu thuẫn được
chia thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu, mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn đi đầu
ở mọi giai đoạn phát triển, có tác dụng quy định đối với các mâu thuẫn khác, khi chúng ta
giải quyết mâu thuẫn chủ yếu thì sẽ tạo ra điều kiện để giải quyết mâu thuẫn khác, mọi sự
chuyển hóa của sự mâu thuẫn và phát triển đều phụ thuộc vào giải quyết mâu thuẫn chủ yếu;
còn mâu thuẫn thứ yếu thì chúng không đóng vai trò quyết định, tuy nhiên mâu thuẫn chủ yếu
và mẫu thuẫn thứ yếu chúng chỉ mang tính tương đối. Dựa vào các mặt đối lập với một sự
vật, hiện tượng thì có mâu thuẫn bên trong và bên ngoài, mâu thuẫn bên trong là sự tác động
qua lại giữa các mặt, nằm trong chính bản thân sự vật, hiện tượng, chúng quyết định trực tiếp
quá trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng; mâu thuẫn ngoài thì chúng xuất hiện
trong mối liên hệ giữa các giữa các sự vật, hiện tượng và chúng cũng chỉ mang tính tương đối
với mâu thuẫn bên trong. Căn cứ vào tính chất của lợi ích cơ bản là đối lập trong mối quan hệ
giữa các giai cấp trong một giai đoạn lịch sử thì ta có mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa
các giai cấp có lợi ích cơ bản đối lập nhau và không thể hài hòa được, còn mâu thuẫn không
đối kháng là mâu thuẫn giữa các giai cấp, lực lượng xã hội có lợi ích cơ bản không đối lập
nhau. Vì vậy, chúng ta phải biết nhận thức được mâu thuẫn không chỉ tồn tại ở một dạng cơ
bản mà tồn tại ở nhiều dạng khác nhau dựa vào các tính chất, đặc điểm của chúng. Cho nên
mâu thuẫn đối với sự vận động và phát triển chúng biểu hiện ở sự tác động lẫn nhau giữa các
mặt đối lập là nguyên nhân chính tạo nên nguồn gốc của sự vận động và phát triển của vạn vật.
Chúng ta thấy được rằng, sự vật chỉ có thể tồn tại và phát triển nếu chúng có sự thống nhất và
đấu tranh giữa các mặt đối lập cũng như đối với sự tồn tại của mâu thuẫn, nếu chỉ có đấu
tranh thì mâu thuẫn ấy sẽ không thể tồn tại và nếu chỉ có thống nhất thì mâu thuẫn ấy sẽ
không phát triển và đi đến hồi kết. Trong mối quan hệ giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn
khách quan thì ta thấy chúng luôn có sự đấu tranh với nhau nhưng từng hoàn cảnh cụ thể thì
những mặt đối lập ấy vẫn có sự thống nhất.
Cho nên khi chúng ta nói đến sự thống nhất giữa các mặt đối lập trong mâu thuẫn biện chứng
có ba góc độ để tiếp cận. Thứ nhất chính là xem xét sự thống nhất giữa các mặt đối lập từ góc
độ bản thể luận, ta thấy được mâu thuẫn của sự vật được biểu hiện với tư cách một thể thống
nhất hoàn chỉnh và đó không phải là sự thống nhất có tính tuyệt đối mà là sự thống nhất mang
tính tương đối trong cả sự khác biệt và đối lập. Thứ hai, xét về sự thống nhất giữa các mặt
đối lập từ góc độ nhận thức luận, sự thống nhất giữa các mặt đối lập ở đây được xem như đối
tượng nhận thức của con người, chúng ta phải phát hiện, tìm ra những mặt đối lập đang tồn
tại, ẩn náo bên dưới cái vỏ thống nhất và do đó khi xem xét một mâu thuẫn chúng ta không
chỉ phụ thuộc vào nhân tố chủ quan, chủ thể mà còn phụ thuộc vào chính bản thân của mâu
thuẫn do mâu thuẫn chúng không bộc lộ ra rõ ràng mà nó được chôn giấu, ẩn náo ở đâu đó.
Thứ ba là xét sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập từ góc độ thực tiễn, khi mà chủ
thể thực hiện việc kết hợp các mặt đối lập này thì sẽ tạo điều kiện giải quyết mâu thuẫn được
tốt hơn, con người sẽ kết hợp các mặt đối lập để giải quyết một mâu thuẫn xã hội nào đó có
lợi cho bản thân, đáp ứng được nhu cầu, lợi ích cho cá nhân, tuy nhiên đó không phải là một
hoạt động chủ quan tùy tiện mà phải dựa trên cơ sở nhận thưc đúng và tuân theo những yêu
cầu khách quan cũng như những điều kiện khách quan của việc giải quyết mâu thuẫn đó. Do
đó việc kết hợp các mặt đối lập trong đời sống phải tiến hành một cách rõ ràng, có định
hướng đúng đắn, làm cho quá trình đấu tranh, thống nhất trong một mâu thuẫn được cụ thể,
làm cho sự tiến bộ sẽ dần dần chiến thắng được mặt đối lập đại diện cho sự lạc hậu, nhờ đó
mà việc giải quyết mâu thuẫn đem lại động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội, phù hợp
với quy luật phát triển khách quan.
Ta thấy được trong thực tế có sự khác nhau giữa mâu thuẫn trong giới tự nhiên và xã hội, mâu
thuẫn trong xã hội được thể hiện qua thái độ, cử chỉ, nguyện vọng của các lực lượng xã hội.
Các mặt đối lập trong mâu thuẫn xã hội thường được biểu hiện là một mặt của cái cũ, là lực
cản cho sự phát triển xã hội, còn mặt mặt đại diện cho mới mới, là cái thúc đẩy xã hội phát
triển. Chúng ta biết rằng cái mới với cái cũ chúng là hai mặt đối lập nhau nhưng chúng không
tách rời mà vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau, cái mới ra đời thì sẽ dần đánh mất đi cái
cũ nhưng nó lại được kế thừa và phát triển từ cái cũ, vì vậy việc kết hợp các mặt đối lập giữa
cái mới và cái cũ là một hoạt động tích cực chủ quan nhằm giải quyết mâu thuẫn xã hội
khách quan không thực hiện và do đó chúng ta không thể tiến hành một cách tùy tiện, vô
nguyên tắc, không tuân theo quy luật khách quan. Vì vậy cho nên việc kết hợp các mặt đối
lập trong cuộc sống để giải quyết mâu thuẫn cũng phải có định hướng rõ ràng.
Theo quan điểm biện chứng mácxít thì việc giải quyết mâu thuẫn đó là quá trình tự giải
quyết. Nhưng đối với mâu thuẫn biện chứng xã hội có những biểu hiện riêng cho việc giải
quyết mâu thuẫn đó, mâu thuẫn xã hội tồn tại khách quan và độc lập với ý thức con người, vì
hoạt động con người thường gắn liền với lợi ích cho nên dẫn đến mâu thuẫn và việc giải
quyết này cũng sẽ thông qua hoạt động của con người nên nó sẽ tốt hơn, tạo động lục cho sự
phát triển. Tuy nhiên, con người không thể xóa bỏ một mâu thuẫn xã hội và thủ tiêu quá trình
tự giải quyết của nó mà con người chỉ tác động, làm chậm lại, thúc đẩy nhanh hơn quá trình
tự giải quyết dựa trên việc nhận thức và làm theo tính khách quan của việc giải quyết mâu
thuẫn. Cách thức giải quyết mâu thuẫn xã hội mà chủ thể tiến hành cũng phải phù hợp bản
chất khách quan, tuy nhiên việc giải quyết mâu thuẫn xã hội, thực chất lại là biểu
hiện hoạt động của chủ thể con người, do đó mà quá trình giải quyết mâu thuẫn cũng in
dấu ấn của chủ thể. Dựa sự đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn mà chủ thể
có thể biết được cách giải quyết tốt nhất cho mâu thuẫn và đem lại một hiệu quả cao nhất,
mang lại lợi ích nhiều hơn.
Sau khi phân tích thì ta nhận ra rằng, việc kết hợp các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn
không phải là một giải pháp duy nhất và cũng không thể áp dụng được trong mọi trường hợp
vì trong đời sống con người có rất nhiều mâu thuẫn khác nhau dựa trên hình thức, đặc điểm
và tính chất mà chúng ta có những hình thức và biện pháp giải quyết khác nhau. Ví dụ như
mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và tư sản thì khi giai cấp vô sản giành được chính quyền cũng
phải hướng đến việc xây dựng một chính quyền vững mạnh, kinh tế phát triển thì đó cũng
cho phép thực hiện việc kết hợp giữa tư sản và vô sản để giải quyết mâu thuẫn tốt hơn. Nói
chung, việc kết hợp giữa các mặt đối lập trong quá trình giải quyết mâu thuẫn chỉ tiến hành
được khi có đầy đủ những điều kiện khách quan và chủ quan, nhưng đây không phải là một giải pháp phổ biến.
Thứ nhất, về mặt khách quan, việc kết hợp các mặt đối lập chỉ có thể tiến hành trong trường
hợp giữa các nhân tố, lực lượng xã hội với tư các là các mặt đối lập phải có những điểm
chung, tương đồng, nhưng trong trường hợp chúng không có điểm chung, tương đồng thì nó
mang tính đối kháng thì việc kết hợp sẽ không thể thực hiện đúng đắn và đem lại hiệu quả tốt.
Nhưng khi việc kết hợp chỉ có thể thực hiện trong điều kiện hoàn cảnh xã hội thuận lợi thì
chủ thể phải giải quyết mâu thuẫn bằng phương pháp kết hợp.
Thứ hai, về mặt chủ quan: thì chủ thể phải có đủ năng lực và bản lĩnh chính trị để đáp ứng
yêu cầu của sự kết hợp này, biết nắm bắt yêu cầu khách quan, tổ chức một cách khéo léo,
khoa học nhằm hướng đến cuộc đấu tranh có lợi cho chủ thể. Tuy nhiên, việc kết hợp các mặt
đối lập ở đây phải đảm bảo được nguyên tắc đấu tranh giữa các mặt đối lập chứ không phải đi
đến sự thủ tiêu cuộc đấu tranh ấy và nó chính là sự khác biệt của việc kết hợp các mặt đối lập
đúng đắn, khoa học với những hoạt động kết hợp không khoa học, sai lầm chủ quan.Xét về
hình thức việc kết hợp các mặt đối lập được chia làm ba loại: sự kết hợp khoa học, biện
chứng, đúng đắn; sự kết hợp mang tính chiết trung, sự kết hợp mang tính cải lương.Tóm lại,
qua quá trình phân tích này chúng ta đã biết được việc kết hợp các mặt đối lập khi giải quyết
mâu thuẫn là hoạt động tự giác, tích cực của chủ thể, tùy theo hoàn cảnh, nội dung, tính chất,
điều kiện khách quan mà chúng ta tiến hành kết hợp các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn
một cách tốt, hiệu quả, đem lại hiệu quả cao , đồng thời chúng ta cũng phải dựa trên tính
thống nhất và sự đấu tranh khách quan của chúng.
Phương pháp luận này cho chúng ta thấy được mâu thuẫn mang tính khách quan và khi giải
quyết mâu thuẫn ta phải tuân theo theo luật, điều kiện khách quan đó, như vậy muốn phát
hiện mâu thuẫn cần tìm ra sự thống nhất của các mặt đối lập, biết phân tích mâu thuẫn để tìm
ra hướng giải quyết phù hợp nhất và phải nắm vững được nguyên tác giải quyết mâu thuẫn
bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Mâu thuẫn tồn tại ở tất cả mọi lĩnh vực của sự vật, hiện tượng và tôi nhận thấy rằng trong bản
thân tôi cũng đang tồn tại nhiều mâu thuẫn. Tôi đang là sinh viên của trường Đại học Kinh tế
TP.HCM, khi bắt đầu những buổi học đầu tiên tôi đã rất bỡ ngỡ vì đôi lúc tôi có hiểu nhưng
đôi lúc lại không hiểu bài và thấy có một số bài thật sự khó, tôi bắt đầu né tránh và sợ các bài
tập hơn, tôi nghĩ chăm chú lắng nghe thì mình sẽ hiểu bài như lúc học cấp ba vì lúc ấy tôi
cũng là một học sinh học tốt và học khá tốt nhiều môn, những nó đã hoàn toàn toàn trái
ngược với những suy nghĩ trong đầu tôi. Và tôi đã nhận ra được trong bản thân tôi đang tồn
tại mâu thuẫn đó chính là việc chăm học ở cấp ba là hoàn toàn khác với đại học, không phải
chỉ nghe giảng bài là hoàn toàn có thể nắm được tất cả các kiến thức và những bài tập đầu
tiên thật sự khó với bản thân, cũng như việc hiểu và không hiểu bài cũng là mặt đối lập.
Nhưng tôi đã suy nghĩ vì mọi thứ cũng phải có hướng giải quyết, những bài tập không phải
lúc nào cũng dễ vì ngoài việc chăm chú học bài thì mình còn phải tự rèn luyện bản thân, nhờ
giáo viên giúp đỡ và phải đối đầu với đống bài tập ấy để chúng không còn khó nữa mà trở
nên đơn giản hơn, vậy là từ lúc đầu những bài tập khó ấy nhờ qua quá trình tự nghiên cứu của
bản thân mình giờ đây chúng hoàn toàn trở nên dễ dàng hơn, đó chính là sự đối lập, cũng như
mọi vật chúng không tồn tại ở một mức độ nào đó mà chúng phải đi theo thứ tự nhất định,
cũng như bài tập ở cấp ba là dễ thì giờ đây sẽ trở nên khó hơn; những bài tập buổi đầu thấy
khó nhưng qua quá trình tự nghiên cứu thì chúng trở nên dễ hơn và đó là các mặt đối lập tồn
tại trong mâu thuẫn. Tôi đã vận dụng các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn trong chính
mình và giờ đây những mâu thuẫn trong tôi đã không còn quá khó khăn như trước mà giờ đây
chúng đã trở nên hài hòa, vì tôi đã phân tích, vận dụng để tìm ra hướng giải quyết để làm cho
những mâu thuẫn ấy một cách hiệu quả, cũng như mâu thuẫn của tôi là khó khăn trong học
tập hơn so với cấp ba nên tôi đã chăm chú nghe giảng bài nhiều hơn, những chỗ chưa hiểu thì
hỏi bạn bè, thầy cô, tự rèn luyện thêm làm dần quen những bài tập khó ấy và chúng không
còn khó khăn với tôi nữa mà trở nên dễ dàng.
Tóm lại, trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh được những mâu thuẫn nảy sinh quanh
mình. Việc kết hợp các mặt đối lập đã giúp cho tôi biết được cách giải quyết mâu thuẫn một
cách tối ưu, hiệu quả nhất.Tôi sẽ tự mình trao dồi thêm nhiều kĩ năng, học hỏi thêm nhiều
kiến thức cũng như cách nhìn nhận, phân tích vẫn đề một cách đa chiều, cũng như vận dụng
sự hiểu biết trong việc giải quyết mâu thuẫn bằng phương pháp kết hợp giữa các mặt đối lập
để giải quyết những mẫu thuẩn, giúp ích cho bản thân, mọi người và môi trường xung quanh
sẽ ngày càng phát triển tốt hơn.