Bài thu hoạch giữa kỳ | Tiếp xúc và tiếp biến văn hóa | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cung cấp nhiều môn học phong phú như Ngôn ngữ học đối chiếu, Phong cách học, Kinh tế học Vi mô, Lịch sử Việt Nam, Xã hội học, Tâm lý học, Văn hóa học và Ngữ văn Trung Quốc. Các môn học này giúp sinh viên phát triển kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và nghiên cứu, chuẩn bị tốt cho công việc và nghiên cứu sau khi ra trường.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH KHOA VĂN HOÁ
HỌC
MÔN: TIẾP XÚC VÀ TIẾP BIẾN VĂN HOÁ
BÀI VIẾT GIỮA MÔN HỌC
ĐỀ TÀI:
Tiếp biến văn hóa tự giác gì? Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện
nay, theo anh chị Việt Nam nên ưu tiên cho các quan hệ văn hóa nào
và nên chủ động tiếp nhận, tiếp biến những gì? Tại sao?
SINH VIÊN THỰC HIỆN : Nguyễn Yên Vy
MSSV : 2057050135
LỚP : 15.2
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : TS. Nguyễn Văn Hiệu
NĂM HỌC: 2023 - 2024
lOMoARcPSD| 39651089
DẪN NHẬP
Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, việc cân bằng giữa các khía cạnh giữ
gìn, phát huy và phát triển văn hoá của đất nước luôn được ưu tiên hàng đầu
để thể hiện được vị thế của một đất nước song song cùng với việc phát triển
kinh tế, hội. Toàn cầu hoá đã mở ra những điều kiện cùng thuận lợi để
nước ta hội được tiếp xúc tiếp nhận, tiếp biến những tinh hoa giá trị
văn hoá của các nước bạn với mục đích đa dạng hoá văn hoá, thoả mãn
những nhu cầu về giá trị văn hoá tinh thần cũng như giá trị văn hoá vật chất
của người dân. Tuy nhiên song song đó là những thách thức đã đặt ra cho vấn
đề giữ gìn đi đôi với phát triển do những tác động tiêu cực đến từ việc tiếp
nhận một cách thụ động, không tính chọn lọc và sdụng những giá trị văn
hoá một cách tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của hội. Chính
thế mà đòi hỏi cần phải có những định hướngràng, những nhận định đúng
đắn đối với vấn đtiếp nhận, tiếp biến văn hoá từ các cấp lãnh đạo đến từng
nhân trong hội. Thông qua đề tài này này, tác giả slàm những yếu
tố của văn hoá cũng nphương thức nào nên được sử dụng trong quá trình
tiếp nhận, tiếp biến văn hoá của Việt Nam để từ đó những định hướng ưu
tiên phát triển văn hoá từ góc độ quan hệ văn hoá.
NỘI DUNG
1. Cơ sở lý thuyết và quan điểm tiếp
cận 1.1. Khái niệm “Văn hoá"
Theo GS. Trần Ngọc Thêm định nghĩa trong cuốn Tìm về bản sắc văn hoá Việt
Nam, “Văn hoá một hệ thống hữu các giá trị vật chất tinh thần do
con người sáng tạo tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự
tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình".
Từ định nghĩa trên, GS. Trần Ngọc Thêm nhấn mạnh đến tính hệ thống của văn
hoá, văn hoá là một tổng thể thống nhất, có cấu trúc mạnh mẽ giữa các giá trị vật
chất (những sáng tạo văn hoá dạng thức vật thể, hữu hình như nhà ở, trang
lOMoARcPSD| 39651089
phục, công cụ lao động…) các giá trị vật chất tinh thần (những sáng tạo văn
hoá tính trừu tượng như tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật…). Cũng theo đó,
ông cũng đã cho thấy văn hoá những giá trị do con người sáng tạo tích
luỹ, tức, chủ thể của văn hoá chính con người. Văn hoá bao giờ cũng văn
hoá của một chủ thể nhất định, là con người hay những người đã sáng tạo và tích
luỹ những giá trị vật chất tinh thần qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong
sự tương tác giữa với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.
rất nhiều định nghĩa khác nhau về “văn hoá", tác giả xin được chọn định
nghĩa “văn hoá" của GS. Trần Ngọc Thêm để làm sở tiếp cận cho bài viết
này trên sở tính hệ thống của một nền n hoá cũng như cấu trúc hữu
giữa các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần do chủ thể của nền văn hoá đó
sáng tạo và tích lũy để làm tiền đề cho quá trình tiếp xúc văn hoá.
1.2. Khái niệm “Tiếp xúc văn hoá"
Theo TS. Nguyễn Văn Hiệu định nghĩa trong cuốn Tiếp xúc tiếp biến
văn hoá, “Tiếp xúc văn hoá sự gặp gỡ, giao tiếp giữa những nhóm người
hoặc cộng đồng người văn hoá khác nhau, sự gặp gỡ, giao tiếp này
thường dẫn đến những hệ quả nhất định nào đó.”
theo James G. Cusick trong công trình Nghiên cứu tiếp xúc văn hoá:
Tương tác, Biến đổi văn hoá Khảo cổ học, “Tiếp xúc văn hoá thể được
định nghĩa sự tương tác của nhóm người nào đó với “những người bên
ngoài" (outsiders) - một quy luật tính tất yếu bắt nguồn từ sự đa dạng của
nhân loại, từ các hình định sự mong muốn trao đổi". Cũng theo
ông, “không hội nào tồn tại, trong một khoảng thời gian dài đáng kể,
tách biệt với những hội khác, do vậy, quá khứ và hiện tại luôn là một phần
của sản phẩm giao tiếp, tương tác và xung đột giữa các nền văn hoá".
1.3. Khái niệm “Tiếp biến văn hoá"
Theo định nghĩa “acculturation" năm 2004 của Tổ chức Di trú Quốc tế, “Tiếp
biến văn hoá là sự tiếp nhận một cách tích cực các yếu tố của một nền văn hoá
lOMoARcPSD| 39651089
khác (tư tưởng, ngôn từ, giá trị, chuẩn mực, hành vi, thể chế) bởi những cá
nhân, nhóm hoặc tầng lớp của một nền văn hoá nhất định".
Theo TS. Theo TS. Nguyễn Văn Hiệu trong cuốn Tiếp xúc tiếp biến văn
hoá, Tiếp biến văn hoá quá trình một chủ thể văn hoá tiếp nhận biến
đổi yếu tố văn hoá ngoại lai để tạo nên các giá trị và sản phẩm văn hoá mới".
Từ ba khái niệm “văn hoá", “tiếp xúc văn hoá", “tiếp biến văn hoá” nêu
trên, có thể nhận thấy rõ mối quan hệ giữa các khái niệm văn hóa, tiếp xúc
văn hóa tiếp biến văn hóa mối quan hệ nhân quả. Văn hóa tiền đề,
nền tảng cho tiếp xúc văn hóa. Tiếp xúc văn hóa điều kiện, hội
cho tiếp biến văn hóa. và tiếp biến văn hóa là kết quả của tiếp xúc văn hóa.
Văn hóa tiền đề của tiếp xúc văn hóa, không văn hóa thì không tiếp c
văn hóa. Từ định nghĩa “văn hoá" nêu phần trên, GS. Trần Ngọc Thêm đã
nhấn mạnh đến tính hệ thống của văn hoá, văn hoá một tổng thể thống nhất,
có cấu trúc mạnh mẽ giữa các giá trị vật chất (những sáng tạo văn hoá dạng thức
vật thể, hữu hình như nhà ở, trang phục, công cụ lao động…) các giá trị vật
chất tinh thần (những sáng tạo văn hoá tính trừu tượng như tri thức, tín
ngưỡng, nghệ thuật…). Theo cách chia này, từ góc độ nhu cầu - chức năng,
thể giải được sao thể khẳng định văn hoá chính tiền đề của tiếp xúc
văn hoá văn hoá vật chất những đáp ứng được những nhu cầu vật chất
thiết yếu của con người, còn văn hoá tinh thần thì đáp ứng nhu cầu tinh thần của
con người. Khi những điều kiện hạn định từ môi trường tự nhiên không đáp
ứng đủ các nhu cầu vật chất hay nhu cầu tinh thần tăng cao theo sự phát triển
khi đã đáp ứng đủ nhu cầu vật chất, thì tất yếu sẽ dẫn đến việc tiếp xúc, trao đổi
giữa các cộng đồng để đắp cho những thiếu hụt cũng như nhu cầu xuất phát
từ mong muốn phát triển, làm phong phú đời sống, trong sự tương tác giữa con
người với môi trường tự nhiên hội của mình. Tiếp xúc văn hóa chỉ thể
xảy ra khi sự tồn tại của hai hoặc nhiều nền văn hóa khác nhau. Tiếp xúc văn
hóa điều kiện của tiếp biến văn hóa tiếp biến văn hóa chỉ thể xảy ra khi
có tiếp xúc văn hóa, trong quá trình tiếp xúc văn hóa, các
lOMoARcPSD| 39651089
nền văn hóa thể tiếp thu, trao đổi những giá trị văn hóa của nhau, dẫn
đến những thay đổi nhất định trong mỗi nền văn hóa. Những thay đổi này
thể tiếp thu chọn lọc những yếu tvăn hóa ngoại lai và biến đổi
chúng cho phù hợp với điều kiện văn hóa bản địa, trở thành những yếu tố
văn hóa bản địa mới. Tiếp biến văn hóa thể một biểu hiện của sự
phát triển văn hóa vì trong quá trình tiếp biến văn hóa, các nền văn hóa
thể bổ sung cho nhau, tạo nên những giá trị văn hóa mới, phong phú hơn.
dụ, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, văn hóa Việt Nam liên tục tiếp xúc
với các nền văn hóa khác trên thế giới. Quá trình tiếp xúc này có thể dẫn đến tiếp
biến văn hóa, trong đó sự tiếp thu biến đổi các yếu tố văn hóa của các nền
văn hóa khác cho phù hợp với điều kiện văn hóa Việt Nam. Chẳng hạn như, các
sản phẩm văn hóa đại chúng của các nền văn hóa khác như phim ảnh âm
nhạc, trò chơi điện tử… sẽ được thông tin lưu hành trên các nền tảng phương
tiện đại chúng, nếu không bị cấm chiếu, cấm lưu hành không đảm bảo tính
phù hợp với chuẩn mực đức xã hội, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa
Việt Nam, thì sẽ ngày càng được tiếp thu phổ biến để làm cho nền văn hoá
của Việt Nam phong phú, hiện đại hơn, đáp ứng cho các nhu cầu về giá trị tinh
thần của con người đang ngày càng tăng của Việt Nam.
1.4. Khái niệm “Tiếp biến văn hoá tự giác" và “Tiếp biến văn hoá tự phát"
Tiếp biến tự giác tiếp biến tự phát hai phương thức tiếp biến bản thông
qua chế tiếp nhận của chủ thể văn hoá từ góc độ văn hoá nhận thức. Trong
đó, văn hóa nhận thức là một thành tố của văn hóa, là hệ thống tri thức, niềm tin,
giá trị, chuẩn mực...của chủ thể nền văn hoá đó, được hình thành phát triển
trong quá trình tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội.
Tiếp biến văn hoá tự phát quá trình tiếp nhận những giá trị văn hóa mới của
nền văn hoá khác một cách không ý thức, chủ động, không sự lựa chọn
sáng tạo của chủ thể văn hóa. Chủ thể văn hóa tiếp nhận thụ động những giá trị
văn hóa mới, không sự lựa chọn những giá trị phù hợp với nhu cầu, sở thích,
điều kiện của xã hội và cũng không có sự sáng tạo, biến đổi những giá trị
lOMoARcPSD| 39651089
văn hóa mới, tiếp nhận một cách nguyên bản, điều này thể dẫn đến
sự mai một, phai nhạt những giá trị văn hóa truyền thống.
Trái lại, tiếp biến văn hoá tự giác quá trình tiếp nhận những giá trị văn
hóa mới một cách ý thức, chủ động, slựa chọn sáng tạo của chủ
thể văn hóa. Tiếp biến tự giác một hình thức tiếp biến văn a tích cực,
ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển văn hóa của một cộng đồng,
dân tộc. Chthể văn hóa sự lựa chọn những giá trị văn hóa mới phù
hợp với nhu cầu, sở thích, điều kiện của hội không chỉ tiếp nhận thụ
động những giá trị văn hóa mới còn sự sáng tạo, biến đổi những giá
trị văn hóa đó cho phù hợp với điều kiện của cộng đồng.
Tuy nhiên, trong cuốn Tiếp xúc tiếp biến văn hoá, TS. Nguyễn Văn Hiệu có
nêu, “không phải lúc nào hai phương thức này cũng phân biệt rạch ròi được
với nhau hoặc hai thuật ngữ này phân biệt rạch ròi với một số thuật ngữ hữu
quan khác. Chẳng hạn, trong điều kiện hòa bình, tiếp xúc văn hoá thường
dẫn đến tiếp biến văn hoá tự nguyện (voluntary acculturation), nhưng tiếp
biến văn hoá tự nguyện tiếp biến không bị áp đặt, khác với tiếp biến cưỡng
bức (forced acculturation) chứ không phải tiếp biến tự giác. Mặt khác, tiếp
biến văn hoá tiếp biến thông qua những con người, những nhóm người cụ
thể chứ không phải qua một chủ thể chung chung, đồng nhất nào đó. vậy,
có thể trong khi đa số tiếp nhận và tiếp biến văn hoá theo kiểu tự phát thì vẫn
một bộ phận nào đó, thường lớp trí thức tinh hoa, mới thý thức
tiếp biến tự giác. Hoặc cũng thể trong một bối cảnh nào đó, với điều kiện
ý thức nhất định nào đó, một tổ chức hay một nhà nước với vai trò của
mình mới thể tiến hành thực hiện những cuộc tiếp biến tự giác được.
Thuật ngữ tiếp biến tgiác, vậy, chủ yếu dùng để chỉ những hoạt động
xuất phát từ ý thức về vai trò của tiếp nhận và tiếp biến văn hoá để phát triển
và thường có tính kế hoạch, có tính tổ chức cao".
Nói cách khác, tuỳ vào góc nhìn khác nhau thì thể dùng những thuật ngữ
khác nhau để chỉ hai phương thức tiếp biến này. Trong đề tài này, tác giả sử
dụng hai thuật ngữ “tiếp biến văn hoá tự giác” và “tiếp biến văn hoá tự phát" để
lOMoARcPSD| 39651089
làm khái niệm “tiếp biến văn hoá tự giác" thông qua mối quan hệ tương
quan giữa hai thuật ngữ này nhìn từ góc độ văn hoá nhận thức, tiếp biến
văn hoá tgiác quá trình tiếp nhận những giá trị văn hóa mới một cách
ý thức, chủ động, sự lựa chọn sáng tạo của chủ thể văn a, phương
thức tiếp biến này mang tính tích cực, ý nghĩa quan trọng trong việc phát
triển văn hóa của một cộng đồng, dân tộc. Với những đặc điểm của tiếp biến
văn hoá tự giác, thể thấy đây một phương thức tiếp biến vai trò rất
quan trọng trong việc phát triển văn hoá của các chủ thể văn hoá con
người chung, của các cộng đồng, dân tộc nói riêng, cụ thể trong đề tài này đó
Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Đây phương thức tiếp
biến văn hoá nên được chú trọng sử dụng trong quá trình tiếp nhận các
giá trị văn hoá bởi những tính chất tiếp nhận ý thức, chủ động, sự lựa
chọn sáng tạo của chủ thể văn hóa. Tiếp thu những giá trị văn hóa mới từ
các nền văn hóa khác một cách chọn lọc sẽ giúp cho nền văn hóa của cộng
đồng, dân tộc trở nên phong phú, đa dạng thúc đẩy sự phát triển của
hội ở cả hai phương diện cả về giá trị văn hoá vật chất lẫn giá trị văn hoá tinh
thần. Chẳng hạn như những thành tựu khoa học - kỹ thuật hiện đại, những
tư tưởng tiến bộ, những giá trị văn hóa nghệ thuật tinh túy,...
1.5. Khái niệm “toàn cầu hoá”
Theo Anthony Giddens trong The Consequences of Modernity, “toàn cầu hoá
có thể được định nghĩa sự tăng cường các mối quan hệ hội trên toàn thế
giới, nối kết các địa phương xa xôi theo cách các diễn biến địa phương
được định hình bởi các sự kiện xảy ra cách xa nhiều dặm và ngược lại”.
1.6. Các cấp độ và hệ quả của tiếp nhận, tiếp biến văn hoá
Theo TS. Nguyễn Văn Hiệu trong cuốn Tiếp xúc tiếp biến văn hoá, quá
trình tương tác giữa nền văn hoá nội sinh với các yếu tố ngoại sinh thường
các cấp độ khác nhau, tương ứng với đó hệ quả, cụ thể các cấp
độ và hệ quả sau:
- Tiếp nhận và biến đổi các yếu tố văn hoá ngoại sinh nhưng không
biến đổi về mô thức văn hoá
lOMoARcPSD| 39651089
- Tiếp nhận và biến đổi các yếu tố văn hoá ngoại sinh dẫn đến những
biến đổi về mô thức văn hoá
- Tiếp nhận các yếu tố văn hoá ngoại sinh dẫn đến biến đổi về cấu
trúc của hệ thống văn hoá
Việc tách bạch các cấp độ chỉ mang tính tương đối văn hoá tính hệ
thống nên việc tiếp nhận hay biến đổi bphận, thành tố nào cũng biểu
hiện ít nhiều sự biến đổi ở cấp độ hệ thống.
1.7. Mối quan hệ nội sinh - ngoại sinh trong quá trình tiếp biến
Theo định nghĩa của Oxford University trong Oxford Advanced Learner's
Dictionary, “Nội sinh (endogenous) được hiểu sbắt nguồn hoặc phát
triển từ bên trong, trái nghĩa với ngoại sinh (exogenous) những
nguồn gốc từ bên ngoài. Nội sinh để chỉ một nền văn hóa, cụ thể là một chủ
thể văn hóa, trong mối quan hệ với các nền văn hoá khác hoặc với các yếu
tố ngoại sinh. Yếu tngoại sinh xuất phát từ bên ngoài hội, tác động
đến sự hình thành, phát triển của văn hóa.
Nội sinh luôn cần được nhìn trong tương quan với ngoại sinh. Khi các yếu
tố ngoại sinh được tiếp nhận, tiếp biến thì các yếu tố đó đã được bản địa
hoá dần trở thành yếu tố nội sinh, hoà vào truyền thống văn hoá của
chủ thể tiếp biến khó thể phân biệt giữa nội sinh ngoại sinh
trong một thực thể văn hoá.
1.8. Khái niệm “mô thức văn hoá"
Theo TS. Nguyễn Văn Hiệu trong Tiếp xúc tiếp biến Viêt Nam, thức văn
hoá chùm đặc điểm hay kiểu loại làm nên đặc trưng của nền văn hoá đó, hay
nói một cách khác, đó “những mô thức ứng xử tính nghi thức của văn hoá,
như nghi lễ, tập tục hoặc các biểu hiện đặc trưng của các hoạt động". Mỗi nền
văn hoá là một hệ thống, gồm các giá trị và các biểu thị. Các biểu thị của một nền
văn hoá không bao giờ rời rạc, biệt mà luôn tồn tại dạng các mô hình, kiểu
thức nhất định các thành viên của cộng đồng văn hđó chia sẻ, thực thi.
Theo đó, chúng ta thể nói đến thức duy, mô thức sinh hoạt , hay
thức ứng xử - những “sản phẩm của tập thể được truyền đạt từ thế hệ trước
lOMoARcPSD| 39651089
đến thế hệ sau, thông qua các tổ chức xã hội từ gia đình đến những tổ chức
xã hội rộng lớn hơn” của một nền văn hoá.
2. Định vị Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay và định hướng ưu
tiên phát triển văn hóa từ góc độ quan hệ văn hóa
Việt Nam hội nhập vào văn hoá thế giới trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay với
thời gian chưa dài, cụ thể mới chỉ hơn 30 năm tính từ năm 1986 khi nước ta
bước vào công cuộc đổi mới sau Đại hội Đảng VI đặc biệt khi Việt Nam
chính thức gia nhập vào WTO năm 2006 thì quá trình hội nhập văn hoá thế giới
mới diễn ra một cách mạnh mhơn. Do đó, xét từ góc độ cấp độ hệ quả của
các cấp tiếp nhận, tiếp biến trong tiếp biến văn hoá, tiếp nhận tiếp biến văn
hoá Việt Nam đang diễn ra hai cấp độ đó tiếp nhận các yếu tố văn hoá
ngoại sinh nhưng không làm biến đổi mô thức văn hoá cũng một số yếu tố
văn hoá ngoại sinh được tiếp nhận và dẫn đến biến đổi về mô thức văn hoá. Để lý
giải rõ cấp độ tiếp nhận các yếu tố văn hoá ngoại sinh nhưng không làm biến đổi
thức văn hoá Việt Nam, lấy một dụ thực tế trong lĩnh vực ẩm thực,
người Việt Nam đã tiếp thu nhiều món ăn của các nền văn hóa khác như món
phở của Trung Quốc, món ri của Ấn Độ... Tuy nhiên, khi tiếp nhận những
món ăn này vào nền ẩm thực, người Việt đã biến tấu, sáng tạo sao cho phù hợp
với khẩu vị sở thích của người Việt Nam từ những nguyên liệu dễ tìm Việt
Nam như thịt bò, thịt thay thế cho thịt ngựa của Phở Quế Lâm Trung Quốc
hay đối với món ri nguyên bản được nấu với sữa tươi, các sản phẩm từ sữa
như phô mai, bơ, sữa chua, được ăn cùng với cơm trắng, vị cay hơi hăng,
còn Việt Nam, cụ thể miền Tây Nam Bộ, họ đã sử dụng nước cốt dừa, loại
thực phẩm quen thuộc được sử dụng trong ẩm thực nơi đây, để nấu gia giảm
khẩu vị theo sở thích với vị ngọt, mặn, béo đặc trưng không cay như bản của
Ấn Độ, được ăn kèm với bánh Việt Nam. Đưa ra dụ này đnhận thấy
rằng những thức văn hoá thuộc về thức duy, thức sinh hoạt,
thức ứng xử của một nền văn hthì khó mà thể bị biến đổi nếu trong điều
kiện tiếp c bình thường, việc tiếp nhận các yếu tố văn hoá ngoại sinh cấp độ
này chỉ để đáp ứng những nhu cầu thực tiễn, trong đó có nhu cầu học hỏi để tiến
bộ, để phát triển và để không bị thua kém so với các
lOMoARcPSD| 39651089
nước khác. Do đó, những món ăn này không làm biến đổi thức văn hóa ẩm
thực Việt Nam, mà còn giúp cho nền ẩm thực Việt Nam trnên phong phú, đa
dạng hơn. Còn đối với cấp độ tiếp nhận các yếu tố văn hoá ngoại sinh và dẫn đến
biến đổi về mô thức văn hoá, lấy dụ trong lĩnh vực trang phục, người Việt
Nam đã tiếp thu nhiều kiểu dáng trang phục của các nền văn hóa khác, náo
dài, áo mi, quần jeans... Những kiểu dáng trang phục này đã được người Việt
Nam đón nhận sử dụng rộng rãi. Stiếp thu này đã dẫn đến sự biến đổi về
thức văn hóa trang phục Việt Nam, cụ thể sự phát triển của phong cách
thời trang Việt Nam hiện đại, tuy nhiên người Việt không hề bỏ đi hoàn toàn cái
cũ, những trang phục truyền thống lâu đời của Việt Nam như áo dài, áo tứ thân,
áo bà ba… hay những hoạ tiết thể hiện tính truyền thống cũng được sử dụng đan
xen trong các trang phục hiện đại với tác dụng quảng văn hoá, gìn giữ truyền
thống. Nói cách khác, đối với cấp đtiếp nhận, tiếp biến này chỉ mang tính
tương đối đối với cộng đồng người Việt, cái không hoàn toàn mất đi nhưng
cũng không còn như hoàn toàn, cái mới cũng không còn thật mới với
cách một yếu tố hoàn toàn ngoại lai. Tuy nhiên, không phải c nào các yếu tố
văn hoá ngoại sinh khi được tiếp nhận tại Việt Nam cũng sẽ được biến đổi theo
chiều hướng tích cực, cũng những trường hợp thuộc về tiếp biến văn hoá tự
phát, lấy dụ một số quan điểm, tưởng lệch lạc đã xâm nhập vào Việt
Nam n"tiền trên hết", quan điểm "tự do độ", quan điểm "tồn tại
chính đáng"... Những quan điểm này ảnh hưởng đến nhận thức, tưởng của
con người, làm suy giảm đi tính đạo đức, lối sống lành mạnh, sử dụng những
quan điểm này để biện hộ cho sự ích kỷ, lòng tham của bản thân.
Từ đó, có thể thấy trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, văn hóa Việt Nam đang
đứng trước những thách thức hội mới. Thách thức lớn nhất sự xâm
nhập của văn hóa ngoại lai thông qua phương thức tiếp biến văn htự phát,
dẫn đến nguy mai một của văn hóa truyền thống. hội lớn nhất văn hóa
Việt Nam thể tiếp xúc, tiếp biến văn hoá tự giác với các nền văn hóa khác,
hội được tiếp nhận những giá trị văn hóa tinh hoa, tốt đẹp để từ đó phát triển
một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc không bị blại phía sau
trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Để phát triển văn hoá của một
lOMoARcPSD| 39651089
đất nước thì yêu cầu tất yếu đó duy trì sự tiếp biến văn hoá tự giác với những
sự chọn lọc sáng tạo những giá trị tiếp nhận được cho phù hợp với văn hoá
của người Việt Nam trong thời gian dài. Yêu cầu tất yếu là ưu tiên phải có những
chiến lược lâu dài, cụ thể phải mang tính thực tế với nhu cầu, tâm của
người Việt Nam. Đơn cử như việc không chỉ đơn giản áp dụng những biện
pháp mang tính thuyết ngiáo dục cho người dân hiểu về truyền thống,
bản sắc văn hóa dân tộc, từ đó có sự lựa chọn đúng đắn trong việc tiếp nhận văn
hóa ngoại lai thực hành thực thi biện pháp này bằng những buổi tuyên
truyền mang tính bắt buộc, không khơi gợi được tinh thần chủ động tiếp thu của
người tham gia. Giáo dục phải đi đôi với thực tế, phải đi đôi với nhu cầu
tâm của người được tiếp nhận kiến thức. Từ đó, thể thấy giáo dục văn
hoá quan hệ hữu với nhau, hay thể nói giáo dục giáo dục một thiết
chế văn hóa, thậm chí thể coi một thiết chế lớn nhất, một lĩnh vực của
văn hóa bản thân giáo dục cũng chính văn hóa. Giáo dục con đường tạo
dựng các giá trị văn hóa, bảo tồn, lưu giữ các giá trị văn hóa, sáng tạo văn hóa và
từ đó điều chỉnh, phát triển văn hóa. Về phương diện giáo dục, Việt Nam không
chỉ nên dừng lại ở việc giao lưu văn hoá với các nước thông qua việc sử dụng các
kiến thức tinh hoa của nước ngoài đã được nghiên cứu trong giảng dạy mà còn
nên phải học tập sử dụng các phương pháp dạy học của nước ngoài để áp
dụng đối với việc đào tạo giáo dục ở Việt Nam. Giáo dục Việt Nam không chỉ nên
cải tiến, nâng cao bằng cách thay sách, thay kiến thức hay thay đổi chương
trình học nhưng thiếu hiệu quả nó phải bắt đầu bằng một cuộc cách mạng
thay đổi từ phương pháp dạy và học tích cực, không chỉ dừng lại việc thụ động
tiếp nhận kiến thức của người học sự truyền đạt kiến thức thuyết rập
khuôn nặng nề thiếu tính trực quan dẫn đến hquả học vẹt, máy móc để lấy
thành tích của người học. Cần phải nghiêm túc nhìn nhận rằng học tập phải đi
đôi với thực hành, đi đôi với tính ứng dụng trong thực tế, đòi hỏi người học
cần phải được phát huy hết khả năng sáng tạo của mình trong vấn đề học tập để
thể ghi nhớ theo cách riêng, xây dựng khnăng tự học từ đó thể ch
lũy kiến thức một cách chủ động, theo sở thích của bản thân, hình thành nên
những hệ ý thức cá nhân trong cuộc sống ở mọi khía
lOMoARcPSD| 39651089
cạnh trong việc nhìn nhận vấn đề. Khi mỗi nhân đã cho mình một hệ ý
thức nhân đúng đắn, cái tôi của bản thân trong cộng đồng thì việc quy chiếu
mình với cộng đồng khác với cách một chủ thể của cộng đồng những giá
trị và đặc trưng khác biệt với cộng đồng khác để ngày càng ý thức sâu sắc hơn về
mình, về cái riêng của mình một vấn đề tất yếu sẽ diễn ra. Khi đã sở hữu cho
mình một hệ giáo dục toàn diện được tối ưu hoá, một hệ giáo dục tiên tiến thì
việc phát triển văn hoá nó chỉ còn vấn đề của thời gian, của việc đảm bảo điều
kiện hoà bình của đất nước, không những yếu tố khách quan tác động đến
quá trình giáo dục. Không chỉ giáo dục, trong văn hứng xử Việt Nam
nên tiếp nhận văn hóa đúng giờ của nước ngoài, cụ thể của người Nhật, từ lâu
trong ứng xử người Việt đã hình thành nên văn hoá giờ dây thun, xuất phát từ
tâm chủ quan, không xem trọng thời gian, dẫn đến ảnh hưởng đến năng suất
công việc, hình thành nên lối sống thiếu tính kỷ luật, tổ chức. Hệ luỵ lâu dài là sự
trì trệ về phát triển của xã hội.
Từ những phân tích trên, trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay Việt Nam
nên ưu tiên cho việc học hỏi, tiếp nhận tiếp biến những giá trị văn hóa
tích cực, tiến bộ của các nước theo phương thức tiếp biến văn hoá tự giác
nên chủ động tiếp nhận, tiếp biến những giá trị tiến bộ của giáo dục
văn hoá ứng xử để có thể phát triển văn hoá một cách toàn diện.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc phát triển văn hóa của Việt Nam trở
nên ngày càng quan trọng cần thiết hơn bao giờ hết. Toàn cầu hóa tạo điều
kiện thuận lợi nền văn hóa của Việt Namhội được tiếp xúc với các nền văn
hoá của các nước một cách dễ dàng hơn. Điều này vừa mang lại những hội,
vừa đặt ra những thách thức đối với nền văn hóa của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu
thể tận dụng được những hội thông qua quá trình tiếp xúc tự giác hạn
chế những thách thức từ toàn cầu hóa với các chính sách, giải pháp được cụ thể
để thúc đẩy quan hệ văn hóa thì việc xây dựng, phát triển được một nền văn hóa
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là vấn đề của thời gian.
lOMoARcPSD| 39651089
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Nguyễn Văn Hiệu. (2022). Tiếp xúc và tiếp biến văn hoá. NXB ĐẠI
HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2. GS. Viện sĩ Trần Ngọc Thêm. (2001). Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam.
NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
3. TS. Đậu Hương Nam. (24/12/2019). Toàn cầu hóa trong giai đoạn mới và một
số vấn đề đặt ra cho Việt Nam. Tạp chí Lý luận chính trị số 8-2019.
http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/3004-toan-
ca u-hoa-trong-giai-doan-moi-va-mot-so-van-de-dat-ra-cho-viet-nam.html
4. TS. Nguyễn Ngọc Mai. (12/02/2019). Tiếp biến văn hoá trong bối cảnh
hội nhập. Tạp chí Tuyên giáo số 1/2019. https://tuyengiao.vn/tiep-bien-
van-hoa-trong-boi-canh-hoi-nhap-124645
| 1/13

Preview text:


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH KHOA VĂN HOÁ HỌC
MÔN: TIẾP XÚC VÀ TIẾP BIẾN VĂN HOÁ
BÀI VIẾT GIỮA MÔN HỌC ĐỀ TÀI:
Tiếp biến văn hóa tự giác là gì? Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện
nay, theo anh chị Việt Nam nên ưu tiên cho các quan hệ văn hóa nào
và nên chủ động tiếp nhận, tiếp biến những gì? Tại sao?

SINH VIÊN THỰC HIỆN : Nguyễn Yên Vy MSSV : 2057050135 LỚP : 15.2
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
: TS. Nguyễn Văn Hiệu
NĂM HỌC: 2023 - 2024 lOMoAR cPSD| 39651089 DẪN NHẬP
Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, việc cân bằng giữa các khía cạnh giữ
gìn, phát huy và phát triển văn hoá của đất nước luôn được ưu tiên hàng đầu
để thể hiện được vị thế của một đất nước song song cùng với việc phát triển
kinh tế, xã hội. Toàn cầu hoá đã mở ra những điều kiện vô cùng thuận lợi để
nước ta có cơ hội được tiếp xúc và tiếp nhận, tiếp biến những tinh hoa giá trị
văn hoá của các nước bạn với mục đích đa dạng hoá văn hoá, thoả mãn
những nhu cầu về giá trị văn hoá tinh thần cũng như giá trị văn hoá vật chất
của người dân. Tuy nhiên song song đó là những thách thức đã đặt ra cho vấn
đề giữ gìn đi đôi với phát triển do những tác động tiêu cực đến từ việc tiếp
nhận một cách thụ động, không có tính chọn lọc và sử dụng những giá trị văn
hoá một cách tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của xã hội. Chính vì
thế mà đòi hỏi cần phải có những định hướng rõ ràng, những nhận định đúng
đắn đối với vấn đề tiếp nhận, tiếp biến văn hoá từ các cấp lãnh đạo đến từng
cá nhân trong xã hội. Thông qua đề tài này này, tác giả sẽ làm rõ những yếu
tố của văn hoá cũng như phương thức nào nên được sử dụng trong quá trình
tiếp nhận, tiếp biến văn hoá của Việt Nam để từ đó có những định hướng ưu
tiên phát triển văn hoá từ góc độ quan hệ văn hoá. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý thuyết và quan điểm tiếp
cận 1.1. Khái niệm “Văn hoá"
Theo GS. Trần Ngọc Thêm định nghĩa trong cuốn Tìm về bản sắc văn hoá Việt
Nam, “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do
con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự
tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình".
Từ định nghĩa trên, GS. Trần Ngọc Thêm nhấn mạnh đến tính hệ thống của văn
hoá, văn hoá là một tổng thể thống nhất, có cấu trúc mạnh mẽ giữa các giá trị vật
chất (những sáng tạo văn hoá dạng thức vật thể, hữu hình như nhà ở, trang lOMoAR cPSD| 39651089
phục, công cụ lao động…) và các giá trị vật chất tinh thần (những sáng tạo văn
hoá có tính trừu tượng như tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật…). Cũng theo đó,
ông cũng đã cho thấy rõ văn hoá là những giá trị do con người sáng tạo và tích
luỹ, tức, chủ thể của văn hoá chính là con người. Văn hoá bao giờ cũng là văn
hoá của một chủ thể nhất định, là con người hay những người đã sáng tạo và tích
luỹ những giá trị vật chất và tinh thần qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong
sự tương tác giữa với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về “văn hoá", tác giả xin được chọn định
nghĩa “văn hoá" của GS. Trần Ngọc Thêm để làm cơ sở tiếp cận cho bài viết
này trên cơ sở tính hệ thống của một nền văn hoá cũng như cấu trúc hữu cơ
giữa các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần do chủ thể của nền văn hoá đó
sáng tạo và tích lũy để làm tiền đề cho quá trình tiếp xúc văn hoá.
1.2. Khái niệm “Tiếp xúc văn hoá"
Theo TS. Nguyễn Văn Hiệu định nghĩa trong cuốn Tiếp xúc và tiếp biến
văn hoá, “Tiếp xúc văn hoá là sự gặp gỡ, giao tiếp giữa những nhóm người
hoặc cộng đồng người có văn hoá khác nhau, và sự gặp gỡ, giao tiếp này
thường dẫn đến những hệ quả nhất định nào đó.”
Và theo James G. Cusick trong công trình Nghiên cứu tiếp xúc văn hoá:
Tương tác, Biến đổi văn hoá và Khảo cổ học, “Tiếp xúc văn hoá có thể được
định nghĩa là sự tương tác của nhóm người nào đó với “những người bên
ngoài" (outsiders) - một quy luật có tính tất yếu bắt nguồn từ sự đa dạng của
nhân loại, từ các mô hình định cư và sự mong muốn trao đổi". Cũng theo
ông, “không có xã hội nào tồn tại, trong một khoảng thời gian dài đáng kể,
tách biệt với những xã hội khác, do vậy, quá khứ và hiện tại luôn là một phần
của sản phẩm giao tiếp, tương tác và xung đột giữa các nền văn hoá".
1.3. Khái niệm “Tiếp biến văn hoá"
Theo định nghĩa “acculturation" năm 2004 của Tổ chức Di trú Quốc tế, “Tiếp
biến văn hoá là sự tiếp nhận một cách tích cực các yếu tố của một nền văn hoá lOMoAR cPSD| 39651089
khác (tư tưởng, ngôn từ, giá trị, chuẩn mực, hành vi, thể chế) bởi những cá
nhân, nhóm hoặc tầng lớp của một nền văn hoá nhất định".
Theo TS. Theo TS. Nguyễn Văn Hiệu trong cuốn Tiếp xúc và tiếp biến văn
hoá, “Tiếp biến văn hoá là quá trình một chủ thể văn hoá tiếp nhận và biến
đổi yếu tố văn hoá ngoại lai để tạo nên các giá trị và sản phẩm văn hoá mới".
Từ ba khái niệm “văn hoá", “tiếp xúc văn hoá", “tiếp biến văn hoá” nêu
trên, có thể nhận thấy rõ mối quan hệ giữa các khái niệm văn hóa, tiếp xúc
văn hóa và tiếp biến văn hóa là mối quan hệ nhân quả. Văn hóa là tiền đề,
là nền tảng cho tiếp xúc văn hóa. Tiếp xúc văn hóa là điều kiện, là cơ hội
cho tiếp biến văn hóa. và tiếp biến văn hóa là kết quả của tiếp xúc văn hóa.
Văn hóa là tiền đề của tiếp xúc văn hóa, không có văn hóa thì không có tiếp xúc
văn hóa. Từ định nghĩa “văn hoá" nêu ở phần trên, GS. Trần Ngọc Thêm đã
nhấn mạnh đến tính hệ thống của văn hoá, văn hoá là một tổng thể thống nhất,
có cấu trúc mạnh mẽ giữa các giá trị vật chất (những sáng tạo văn hoá dạng thức
vật thể, hữu hình như nhà ở, trang phục, công cụ lao động…) và các giá trị vật
chất tinh thần (những sáng tạo văn hoá có tính trừu tượng như tri thức, tín
ngưỡng, nghệ thuật…). Theo cách chia này, từ góc độ nhu cầu - chức năng, có
thể lý giải được vì sao có thể khẳng định văn hoá chính là tiền đề của tiếp xúc
văn hoá vì văn hoá vật chất là những gì đáp ứng được những nhu cầu vật chất
thiết yếu của con người, còn văn hoá tinh thần thì đáp ứng nhu cầu tinh thần của
con người. Khi có những điều kiện hạn định từ môi trường tự nhiên không đáp
ứng đủ các nhu cầu vật chất hay nhu cầu tinh thần tăng cao theo sự phát triển
khi đã đáp ứng đủ nhu cầu vật chất, thì tất yếu sẽ dẫn đến việc tiếp xúc, trao đổi
giữa các cộng đồng để bù đắp cho những thiếu hụt cũng như nhu cầu xuất phát
từ mong muốn phát triển, làm phong phú đời sống, trong sự tương tác giữa con
người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình. Tiếp xúc văn hóa chỉ có thể
xảy ra khi có sự tồn tại của hai hoặc nhiều nền văn hóa khác nhau. Tiếp xúc văn
hóa là điều kiện của tiếp biến văn hóa vì tiếp biến văn hóa chỉ có thể xảy ra khi
có tiếp xúc văn hóa, trong quá trình tiếp xúc văn hóa, các lOMoAR cPSD| 39651089
nền văn hóa có thể tiếp thu, trao đổi những giá trị văn hóa của nhau, dẫn
đến những thay đổi nhất định trong mỗi nền văn hóa. Những thay đổi này
có thể là tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hóa ngoại lai và biến đổi
chúng cho phù hợp với điều kiện văn hóa bản địa, trở thành những yếu tố
văn hóa bản địa mới. Tiếp biến văn hóa có thể là một biểu hiện của sự
phát triển văn hóa vì trong quá trình tiếp biến văn hóa, các nền văn hóa có
thể bổ sung cho nhau, tạo nên những giá trị văn hóa mới, phong phú hơn.
Ví dụ, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, văn hóa Việt Nam liên tục tiếp xúc
với các nền văn hóa khác trên thế giới. Quá trình tiếp xúc này có thể dẫn đến tiếp
biến văn hóa, trong đó có sự tiếp thu và biến đổi các yếu tố văn hóa của các nền
văn hóa khác cho phù hợp với điều kiện văn hóa Việt Nam. Chẳng hạn như, các
sản phẩm văn hóa đại chúng của các nền văn hóa khác như phim ảnh và âm
nhạc, trò chơi điện tử… sẽ được thông tin và lưu hành trên các nền tảng phương
tiện đại chúng, nếu không bị cấm chiếu, cấm lưu hành vì không đảm bảo tính
phù hợp với chuẩn mực đức xã hội, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa
Việt Nam, thì nó sẽ ngày càng được tiếp thu và phổ biến để làm cho nền văn hoá
của Việt Nam phong phú, hiện đại hơn, đáp ứng cho các nhu cầu về giá trị tinh
thần của con người đang ngày càng tăng của Việt Nam.
1.4. Khái niệm “Tiếp biến văn hoá tự giác" và “Tiếp biến văn hoá tự phát"
Tiếp biến tự giác và tiếp biến tự phát là hai phương thức tiếp biến cơ bản thông
qua cơ chế tiếp nhận của chủ thể văn hoá từ góc độ văn hoá nhận thức. Trong
đó, văn hóa nhận thức là một thành tố của văn hóa, là hệ thống tri thức, niềm tin,
giá trị, chuẩn mực...của chủ thể nền văn hoá đó, được hình thành và phát triển
trong quá trình tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội.
Tiếp biến văn hoá tự phát là quá trình tiếp nhận những giá trị văn hóa mới của
nền văn hoá khác một cách không có ý thức, chủ động, không có sự lựa chọn và
sáng tạo của chủ thể văn hóa. Chủ thể văn hóa tiếp nhận thụ động những giá trị
văn hóa mới, không có sự lựa chọn những giá trị phù hợp với nhu cầu, sở thích,
điều kiện của xã hội và cũng không có sự sáng tạo, biến đổi những giá trị lOMoAR cPSD| 39651089
văn hóa mới, mà tiếp nhận một cách nguyên bản, điều này có thể dẫn đến
sự mai một, phai nhạt những giá trị văn hóa truyền thống.
Trái lại, tiếp biến văn hoá tự giác là quá trình tiếp nhận những giá trị văn
hóa mới một cách có ý thức, chủ động, có sự lựa chọn và sáng tạo của chủ
thể văn hóa. Tiếp biến tự giác là một hình thức tiếp biến văn hóa tích cực,
có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển văn hóa của một cộng đồng,
dân tộc. Chủ thể văn hóa có sự lựa chọn những giá trị văn hóa mới phù
hợp với nhu cầu, sở thích, điều kiện của xã hội và không chỉ tiếp nhận thụ
động những giá trị văn hóa mới mà còn có sự sáng tạo, biến đổi những giá
trị văn hóa đó cho phù hợp với điều kiện của cộng đồng.
Tuy nhiên, trong cuốn Tiếp xúc và tiếp biến văn hoá, TS. Nguyễn Văn Hiệu có
nêu, “không phải lúc nào hai phương thức này cũng phân biệt rạch ròi được
với nhau hoặc hai thuật ngữ này phân biệt rạch ròi với một số thuật ngữ hữu
quan khác. Chẳng hạn, trong điều kiện hòa bình, tiếp xúc văn hoá thường
dẫn đến tiếp biến văn hoá tự nguyện (voluntary acculturation), nhưng tiếp
biến văn hoá tự nguyện là tiếp biến không bị áp đặt, khác với tiếp biến cưỡng
bức (forced acculturation) chứ không phải là tiếp biến tự giác. Mặt khác, tiếp
biến văn hoá là tiếp biến thông qua những con người, những nhóm người cụ
thể chứ không phải qua một chủ thể chung chung, đồng nhất nào đó. Vì vậy,
có thể trong khi đa số tiếp nhận và tiếp biến văn hoá theo kiểu tự phát thì vẫn
có một bộ phận nào đó, thường là lớp trí thức tinh hoa, mới có thể có ý thức
tiếp biến tự giác. Hoặc cũng có thể trong một bối cảnh nào đó, với điều kiện
và ý thức nhất định nào đó, một tổ chức hay một nhà nước với vai trò của
mình mới có thể tiến hành thực hiện những cuộc tiếp biến tự giác được.
Thuật ngữ tiếp biến tự giác, vì vậy, chủ yếu dùng để chỉ những hoạt động
xuất phát từ ý thức về vai trò của tiếp nhận và tiếp biến văn hoá để phát triển
và thường có tính kế hoạch, có tính tổ chức cao".
Nói cách khác, tuỳ vào góc nhìn khác nhau thì có thể dùng những thuật ngữ
khác nhau để chỉ hai phương thức tiếp biến này. Trong đề tài này, tác giả sử
dụng hai thuật ngữ “tiếp biến văn hoá tự giác” và “tiếp biến văn hoá tự phát" để lOMoAR cPSD| 39651089
làm rõ khái niệm “tiếp biến văn hoá tự giác" thông qua mối quan hệ tương
quan giữa hai thuật ngữ này và nhìn từ góc độ văn hoá nhận thức, tiếp biến
văn hoá tự giác là quá trình tiếp nhận những giá trị văn hóa mới một cách có
ý thức, chủ động, có sự lựa chọn và sáng tạo của chủ thể văn hóa, phương
thức tiếp biến này mang tính tích cực, có ý nghĩa quan trọng trong việc phát
triển văn hóa của một cộng đồng, dân tộc. Với những đặc điểm của tiếp biến
văn hoá tự giác, có thể thấy đây là một phương thức tiếp biến có vai trò rất
quan trọng trong việc phát triển văn hoá của các chủ thể văn hoá là con
người chung, của các cộng đồng, dân tộc nói riêng, cụ thể trong đề tài này đó
là Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Đây là phương thức tiếp
biến văn hoá nên được chú trọng và sử dụng trong quá trình tiếp nhận các
giá trị văn hoá bởi những tính chất tiếp nhận có ý thức, chủ động, có sự lựa
chọn và sáng tạo của chủ thể văn hóa. Tiếp thu những giá trị văn hóa mới từ
các nền văn hóa khác một cách có chọn lọc sẽ giúp cho nền văn hóa của cộng
đồng, dân tộc trở nên phong phú, đa dạng và thúc đẩy sự phát triển của xã
hội ở cả hai phương diện cả về giá trị văn hoá vật chất lẫn giá trị văn hoá tinh
thần. Chẳng hạn như những thành tựu khoa học - kỹ thuật hiện đại, những
tư tưởng tiến bộ, những giá trị văn hóa nghệ thuật tinh túy,...
1.5. Khái niệm “toàn cầu hoá”
Theo Anthony Giddens trong The Consequences of Modernity, “toàn cầu hoá
có thể được định nghĩa là sự tăng cường các mối quan hệ xã hội trên toàn thế
giới, nối kết các địa phương xa xôi theo cách mà các diễn biến địa phương
được định hình bởi các sự kiện xảy ra cách xa nhiều dặm và ngược lại”.
1.6. Các cấp độ và hệ quả của tiếp nhận, tiếp biến văn hoá
Theo TS. Nguyễn Văn Hiệu trong cuốn Tiếp xúc và tiếp biến văn hoá, quá
trình tương tác giữa nền văn hoá nội sinh với các yếu tố ngoại sinh thường
có các cấp độ khác nhau, và tương ứng với đó là hệ quả, cụ thể là các cấp
độ và hệ quả sau:
- Tiếp nhận và biến đổi các yếu tố văn hoá ngoại sinh nhưng không có
biến đổi về mô thức văn hoá lOMoAR cPSD| 39651089
- Tiếp nhận và biến đổi các yếu tố văn hoá ngoại sinh dẫn đến những
biến đổi về mô thức văn hoá
- Tiếp nhận các yếu tố văn hoá ngoại sinh dẫn đến biến đổi về cấu
trúc của hệ thống văn hoá
Việc tách bạch các cấp độ chỉ mang tính tương đối vì văn hoá có tính hệ
thống nên việc tiếp nhận hay biến đổi ở bộ phận, thành tố nào cũng biểu
hiện ít nhiều sự biến đổi ở cấp độ hệ thống.
1.7. Mối quan hệ nội sinh - ngoại sinh trong quá trình tiếp biến
Theo định nghĩa của Oxford University trong Oxford Advanced Learner's
Dictionary, “Nội sinh (endogenous) được hiểu là sự bắt nguồn hoặc phát
triển từ bên trong, trái nghĩa với ngoại sinh (exogenous) là những gì có
nguồn gốc từ bên ngoài. Nội sinh để chỉ một nền văn hóa, cụ thể là một chủ
thể văn hóa, trong mối quan hệ với các nền văn hoá khác hoặc với các yếu
tố ngoại sinh. Yếu tố ngoại sinh xuất phát từ bên ngoài xã hội, tác động
đến sự hình thành, phát triển của văn hóa.
Nội sinh luôn cần được nhìn trong tương quan với ngoại sinh. Khi các yếu
tố ngoại sinh được tiếp nhận, tiếp biến thì các yếu tố đó đã được bản địa
hoá và dần trở thành yếu tố nội sinh, hoà vào truyền thống văn hoá của
chủ thể tiếp biến và có khó có thể phân biệt giữa nội sinh và ngoại sinh
trong một thực thể văn hoá.
1.8. Khái niệm “mô thức văn hoá"
Theo TS. Nguyễn Văn Hiệu trong Tiếp xúc và tiếp biến Viêt Nam, mô thức văn
hoá là chùm đặc điểm hay kiểu loại làm nên đặc trưng của nền văn hoá đó, hay
nói một cách khác, đó là “những mô thức ứng xử có tính nghi thức của văn hoá,
như nghi lễ, tập tục hoặc các biểu hiện đặc trưng của các hoạt động". Mỗi nền
văn hoá là một hệ thống, gồm các giá trị và các biểu thị. Các biểu thị của một nền
văn hoá không bao giờ rời rạc, cá biệt mà luôn tồn tại ở dạng các mô hình, kiểu
thức nhất định mà các thành viên của cộng đồng văn hoá đó chia sẻ, thực thi.
Theo đó, chúng ta có thể nói đến mô thức tư duy, mô thức sinh hoạt , hay mô
thức ứng xử - những “sản phẩm của tập thể được truyền đạt từ thế hệ trước lOMoAR cPSD| 39651089
đến thế hệ sau, thông qua các tổ chức xã hội từ gia đình đến những tổ chức
xã hội rộng lớn hơn” của một nền văn hoá.
2. Định vị Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay và định hướng ưu
tiên phát triển văn hóa từ góc độ quan hệ văn hóa
Việt Nam hội nhập vào văn hoá thế giới trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay với
thời gian chưa dài, cụ thể là mới chỉ hơn 30 năm tính từ năm 1986 khi nước ta
bước vào công cuộc đổi mới sau Đại hội Đảng VI và đặc biệt là khi Việt Nam
chính thức gia nhập vào WTO năm 2006 thì quá trình hội nhập văn hoá thế giới
mới diễn ra một cách mạnh mẽ hơn. Do đó, xét từ góc độ cấp độ và hệ quả của
các cấp tiếp nhận, tiếp biến trong tiếp biến văn hoá, tiếp nhận và tiếp biến văn
hoá ở Việt Nam đang diễn ra ở hai cấp độ đó là tiếp nhận các yếu tố văn hoá
ngoại sinh nhưng không làm biến đổi mô thức văn hoá và cũng có một số yếu tố
văn hoá ngoại sinh được tiếp nhận và dẫn đến biến đổi về mô thức văn hoá. Để lý
giải rõ cấp độ tiếp nhận các yếu tố văn hoá ngoại sinh nhưng không làm biến đổi
mô thức văn hoá ở Việt Nam, lấy một ví dụ thực tế trong lĩnh vực ẩm thực,
người Việt Nam đã tiếp thu nhiều món ăn của các nền văn hóa khác như món
phở của Trung Quốc, món cà ri của Ấn Độ... Tuy nhiên, khi tiếp nhận những
món ăn này vào nền ẩm thực, người Việt đã biến tấu, sáng tạo sao cho phù hợp
với khẩu vị và sở thích của người Việt Nam từ những nguyên liệu dễ tìm ở Việt
Nam như thịt bò, thịt gà thay thế cho thịt ngựa của Phở Quế Lâm Trung Quốc
hay đối với món cà ri nguyên bản được nấu với sữa tươi, các sản phẩm từ sữa
như phô mai, bơ, sữa chua, được ăn cùng với cơm trắng, có vị cay và hơi hăng,
còn ở Việt Nam, cụ thể là miền Tây Nam Bộ, họ đã sử dụng nước cốt dừa, loại
thực phẩm quen thuộc được sử dụng trong ẩm thực nơi đây, để nấu và gia giảm
khẩu vị theo sở thích với vị ngọt, mặn, béo đặc trưng và không cay như bản của
Ấn Độ, được ăn kèm với bánh mì Việt Nam. Đưa ra ví dụ này để nhận thấy rõ
rằng những mô thức văn hoá thuộc về mô thức tư duy, mô thức sinh hoạt, mô
thức ứng xử của một nền văn hoá thì khó mà có thể bị biến đổi nếu trong điều
kiện tiếp xúc bình thường, việc tiếp nhận các yếu tố văn hoá ngoại sinh ở cấp độ
này chỉ để đáp ứng những nhu cầu thực tiễn, trong đó có nhu cầu học hỏi để tiến
bộ, để phát triển và để không bị thua kém so với các lOMoAR cPSD| 39651089
nước khác. Do đó, những món ăn này không làm biến đổi mô thức văn hóa ẩm
thực Việt Nam, mà còn giúp cho nền ẩm thực Việt Nam trở nên phong phú, đa
dạng hơn. Còn đối với cấp độ tiếp nhận các yếu tố văn hoá ngoại sinh và dẫn đến
biến đổi về mô thức văn hoá, lấy ví dụ trong lĩnh vực trang phục, người Việt
Nam đã tiếp thu nhiều kiểu dáng trang phục của các nền văn hóa khác, như áo
dài, áo sơ mi, quần jeans... Những kiểu dáng trang phục này đã được người Việt
Nam đón nhận và sử dụng rộng rãi. Sự tiếp thu này đã dẫn đến sự biến đổi về
mô thức văn hóa trang phục Việt Nam, cụ thể là sự phát triển của phong cách
thời trang Việt Nam hiện đại, tuy nhiên người Việt không hề bỏ đi hoàn toàn cái
cũ, những trang phục truyền thống lâu đời của Việt Nam như áo dài, áo tứ thân,
áo bà ba… hay những hoạ tiết thể hiện tính truyền thống cũng được sử dụng đan
xen trong các trang phục hiện đại với tác dụng quảng bá văn hoá, gìn giữ truyền
thống. Nói cách khác, đối với cấp độ tiếp nhận, tiếp biến này nó chỉ mang tính
tương đối đối với cộng đồng người Việt, cái cũ không hoàn toàn mất đi nhưng
cũng không còn như cũ hoàn toàn, và cái mới cũng không còn thật mới với tư
cách là một yếu tố hoàn toàn ngoại lai. Tuy nhiên, không phải lúc nào các yếu tố
văn hoá ngoại sinh khi được tiếp nhận tại Việt Nam cũng sẽ được biến đổi theo
chiều hướng tích cực, cũng có những trường hợp thuộc về tiếp biến văn hoá tự
phát, lấy ví dụ có một số quan điểm, tư tưởng lệch lạc đã xâm nhập vào Việt
Nam như "tiền là trên hết", quan điểm "tự do vô độ", quan điểm "tồn tại là
chính đáng"... Những quan điểm này ảnh hưởng đến nhận thức, tư tưởng của
con người, làm suy giảm đi tính đạo đức, lối sống lành mạnh, sử dụng những
quan điểm này để biện hộ cho sự ích kỷ, lòng tham của bản thân.
Từ đó, có thể thấy trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, văn hóa Việt Nam đang
đứng trước những thách thức và cơ hội mới. Thách thức lớn nhất là sự xâm
nhập của văn hóa ngoại lai thông qua phương thức tiếp biến văn hoá tự phát,
dẫn đến nguy cơ mai một của văn hóa truyền thống. Cơ hội lớn nhất là văn hóa
Việt Nam có thể tiếp xúc, tiếp biến văn hoá tự giác với các nền văn hóa khác, cơ
hội được tiếp nhận những giá trị văn hóa tinh hoa, tốt đẹp để từ đó phát triển
một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và không bị bỏ lại phía sau
trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Để phát triển văn hoá của một lOMoAR cPSD| 39651089
đất nước thì yêu cầu tất yếu đó là duy trì sự tiếp biến văn hoá tự giác với những
sự chọn lọc và sáng tạo những giá trị tiếp nhận được cho phù hợp với văn hoá
của người Việt Nam trong thời gian dài. Yêu cầu tất yếu là ưu tiên phải có những
chiến lược lâu dài, cụ thể và phải mang tính thực tế với nhu cầu, tâm lý của
người Việt Nam. Đơn cử như việc không chỉ đơn giản là áp dụng những biện
pháp mang tính lý thuyết như giáo dục cho người dân hiểu rõ về truyền thống,
bản sắc văn hóa dân tộc, từ đó có sự lựa chọn đúng đắn trong việc tiếp nhận văn
hóa ngoại lai và thực hành và thực thi biện pháp này bằng những buổi tuyên
truyền mang tính bắt buộc, không khơi gợi được tinh thần chủ động tiếp thu của
người tham gia. Giáo dục nó phải đi đôi với thực tế, phải đi đôi với nhu cầu và
tâm lý của người được tiếp nhận kiến thức. Từ đó, có thể thấy giáo dục và văn
hoá có quan hệ hữu cơ với nhau, hay có thể nói giáo dục là giáo dục là một thiết
chế văn hóa, thậm chí có thể coi là một thiết chế lớn nhất, là một lĩnh vực của
văn hóa và bản thân giáo dục cũng chính là văn hóa. Giáo dục là con đường tạo
dựng các giá trị văn hóa, bảo tồn, lưu giữ các giá trị văn hóa, sáng tạo văn hóa và
từ đó điều chỉnh, phát triển văn hóa. Về phương diện giáo dục, Việt Nam không
chỉ nên dừng lại ở việc giao lưu văn hoá với các nước thông qua việc sử dụng các
kiến thức tinh hoa của nước ngoài đã được nghiên cứu trong giảng dạy mà còn
nên phải học tập và sử dụng các phương pháp dạy học của nước ngoài để áp
dụng đối với việc đào tạo giáo dục ở Việt Nam. Giáo dục Việt Nam không chỉ nên
là cải tiến, nâng cao bằng cách thay sách, thay kiến thức hay thay đổi chương
trình học nhưng thiếu hiệu quả mà nó phải bắt đầu bằng một cuộc cách mạng
thay đổi từ phương pháp dạy và học tích cực, không chỉ dừng lại ở việc thụ động
tiếp nhận kiến thức của người học và sự truyền đạt kiến thức lý thuyết rập
khuôn nặng nề thiếu tính trực quan dẫn đến hệ quả học vẹt, máy móc để lấy
thành tích của người học. Cần phải nghiêm túc nhìn nhận rằng học tập phải đi
đôi với thực hành, đi đôi với tính ứng dụng trong thực tế, nó đòi hỏi người học
cần phải được phát huy hết khả năng sáng tạo của mình trong vấn đề học tập để
có thể ghi nhớ theo cách riêng, xây dựng khả năng tự học từ đó mà có thể tích
lũy kiến thức một cách chủ động, theo sở thích của bản thân, hình thành nên
những hệ ý thức cá nhân trong cuộc sống ở mọi khía lOMoAR cPSD| 39651089
cạnh trong việc nhìn nhận vấn đề. Khi mỗi cá nhân đã có cho mình một hệ ý
thức cá nhân đúng đắn, cái tôi của bản thân trong cộng đồng thì việc quy chiếu
mình với cộng đồng khác với tư cách là một chủ thể của cộng đồng có những giá
trị và đặc trưng khác biệt với cộng đồng khác để ngày càng ý thức sâu sắc hơn về
mình, về cái riêng của mình là một vấn đề tất yếu sẽ diễn ra. Khi đã sở hữu cho
mình một hệ giáo dục toàn diện được tối ưu hoá, một hệ giáo dục tiên tiến thì
việc phát triển văn hoá nó chỉ còn là vấn đề của thời gian, của việc đảm bảo điều
kiện hoà bình của đất nước, không có những yếu tố khách quan tác động đến
quá trình giáo dục. Không chỉ có giáo dục, mà trong văn hoá ứng xử Việt Nam
nên tiếp nhận văn hóa đúng giờ của nước ngoài, cụ thể là của người Nhật, từ lâu
trong ứng xử người Việt đã hình thành nên văn hoá giờ dây thun, xuất phát từ
tâm lý chủ quan, không xem trọng thời gian, dẫn đến ảnh hưởng đến năng suất
công việc, hình thành nên lối sống thiếu tính kỷ luật, tổ chức. Hệ luỵ lâu dài là sự
trì trệ về phát triển của xã hội.
Từ những phân tích trên, trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay Việt Nam
nên ưu tiên cho việc học hỏi, tiếp nhận và tiếp biến những giá trị văn hóa
tích cực, tiến bộ của các nước theo phương thức tiếp biến văn hoá tự giác
và nên chủ động tiếp nhận, tiếp biến những giá trị tiến bộ của giáo dục và
văn hoá ứng xử để có thể phát triển văn hoá một cách toàn diện. KẾT LUẬN
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc phát triển văn hóa của Việt Nam trở
nên ngày càng quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Toàn cầu hóa tạo điều
kiện thuận lợi nền văn hóa của Việt Nam có cơ hội được tiếp xúc với các nền văn
hoá của các nước một cách dễ dàng hơn. Điều này vừa mang lại những cơ hội,
vừa đặt ra những thách thức đối với nền văn hóa của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu
có thể tận dụng được những cơ hội thông qua quá trình tiếp xúc tự giác và hạn
chế những thách thức từ toàn cầu hóa với các chính sách, giải pháp được cụ thể
để thúc đẩy quan hệ văn hóa thì việc xây dựng, phát triển được một nền văn hóa
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là vấn đề của thời gian. lOMoAR cPSD| 39651089
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Nguyễn Văn Hiệu. (2022). Tiếp xúc và tiếp biến văn hoá. NXB ĐẠI
HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2. GS. Viện sĩ Trần Ngọc Thêm. (2001). Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam.
NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
3. TS. Đậu Hương Nam. (24/12/2019). Toàn cầu hóa trong giai đoạn mới và một
số vấn đề đặt ra cho Việt Nam. Tạp chí Lý luận chính trị số 8-2019.
http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/3004-toan-
ca u-hoa-trong-giai-doan-moi-va-mot-so-van-de-dat-ra-cho-viet-nam.html
4. TS. Nguyễn Ngọc Mai. (12/02/2019). Tiếp biến văn hoá trong bối cảnh
hội nhập. Tạp chí Tuyên giáo số 1/2019. https://tuyengiao.vn/tiep-bien-
van-hoa-trong-boi-canh-hoi-nhap-124645