-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài thu hoạch kỹ thuật và công nghệ truyền hình | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bản thân truyền hình ra đời như một đứa con của kỹ thuật và truyền thông, nếu không có nó thì cũng không thể có loại hình báo truyền hình phổ biến mạnh mẽ như ngày hôm nay.Sau đây là những kiến thức tổng quan nhất mà em tiếp thu được sau khi kết thúc môn học Kỹ thuật và Công nghệ Truyền hình.Tổng quan về chuyển đổi số trong báo chí truyền thông. Chuyển đổi số trong báo chí truyền hình. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Kỹ thuật và công nghệ truyền hình 1 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Bài thu hoạch kỹ thuật và công nghệ truyền hình | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bản thân truyền hình ra đời như một đứa con của kỹ thuật và truyền thông, nếu không có nó thì cũng không thể có loại hình báo truyền hình phổ biến mạnh mẽ như ngày hôm nay.Sau đây là những kiến thức tổng quan nhất mà em tiếp thu được sau khi kết thúc môn học Kỹ thuật và Công nghệ Truyền hình.Tổng quan về chuyển đổi số trong báo chí truyền thông. Chuyển đổi số trong báo chí truyền hình. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Kỹ thuật và công nghệ truyền hình 1 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
BÀI THU HOẠCH
MÔN: KỸ THUẬT & CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH
Họ và tên: Vũ Nguyễn Thục Hiền Mã sinh viên: 2056070021
Lớp: Báo Mạng Điện tử K40
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến cô Trần Thị Hoa Mai – Giảng viên phụ trách
học phần Kỹ thuật và Công nghệ Truyền hình của chúng em. Em cảm ơn cô vì đã trực tiếp giảng dạy cho
chúng em trong trong tình hình dịch bệnh Covid-19 căng thẳng vừa qua, truyền dạy cho chúng em những
kiến thức quý báu bằng phong cách giảng dạy vô cùng độc đáo và nhiệt huyết của cô.
Em thật sự cảm ơn cô vì sự hướng dẫn tận tình và đặc biệt là những kiến thức được cô truyền dạy
trong thời gian vừa qua. Do khả năng tiếp thu còn hạn chế nên em chưa thể lĩnh hội được hết những kiến
thức quý báo mà cô đã giảng dạy. Bài thu hoạch này là những kiến thức mà em đã học hỏi được từ hai
buổi học của cô vừa qua cùng với quá trình tìm hiểu tài liệu từ các nguồn khác nhau. BÀI LÀM
Như cô Trần Thị Hoa Mai đã nói, Kỹ thuật và Công nghệ Truyền hình phát triển cực kỳ nhanh và
chỉ trong vòng vài năm thì những công nghệ trước đó đã trở nên lạc hậu, lỗi thời rồi. Vì vậy, chúng ta phải
liên tục học tập, cập nhật những kiến thức mới dựa trên những kiến thức cơ bản mà cô cung cấp để từ đó
nắm được sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ truyền hình. Chỉ với hai buổi học vừa qua, cô đã truyền
đạt cho chúng em rất nhiều kiến thức cơ bản về lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ truyền hình, từ đó tạo một
nền tảng vững chắc cho quá trình nghiên cứu sâu hơn về bộ môn này. Tuy thời lượng học tập còn hạn chế
nhưng những kiến thức mà em đã được học từ cô giúp cho em hiểu được rõ ràng về những khái niệm cơ
bản về kỹ thuật và công nghệ truyền thông số, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ truyền thông số trong
báo chí truyền hình và phải có sự nghiêm túc, say mê tìm hiểu kỹ thuật, công nghệ để có thể ứng dụng nó
vào nghề nghiệp của mình. Em hiểu được kỹ thuật và công nghệ như là một bệ đỡ cho truyền hình. Kỹ
thuật, công nghệ phát triển đến đâu thì truyền hình phát triển theo đến đấy. Bản thân truyền hình ra đời
như một đứa con của kỹ thuật và truyền thông, nếu không có nó thì cũng không thể có loại hình báo
truyền hình phổ biến mạnh mẽ như ngày hôm nay. Sau đây là những kiến thức tổng quan nhất mà em tiếp
thu được sau khi kết thúc môn học Kỹ thuật và Công nghệ Truyền hình.
1. Tổng quan về chuyển đổi số trong báo chí truyền thông
Kỹ thuật truyền thông được hiểu là kiểu tín hiệu và kiểu định dạng dữ liệu trong ngành điện tử.
Toàn bộ dữ liệu đưa vào đó được sử dụng ở dạng công nghệ số, và được định dạng kí hiệu, được ghi lại
bằng tín hiệu số và bằng thiết bị công nghệ điện tử. Còn truyền thông số là những công việc truyền dẫn
thông tin hàng ngày, bền bỉ, tác động ngày này qua ngày khác. Trong dòng suối truyền thông thì truyền
thông số giữ vai trò truyền dẫn dòng thông tin thông qua các thiết bị và công nghệ điện tử có sử dụng kỹ
thuật số. Lịch sử trải qua bốn cuộc cách mạng công nghiệp gắn liền với từng thời kỳ tương ứng trong giai
đoạn phát triển của truyền thông. Cuộc cách mạng 1.0 vào năm 1784 đã đánh dấu sự xuất hiện của đầu
máy hơi nước và truyền thông một chiều bắt đầu hình thành. Năm 1870, cách mạng 2.0 đánh giá sự ra đời
của động cơ điện và truyền thông 2 chiều dần trở nên phổ biến. Tiếp đó là cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ ba, 3.0, được coi là kỷ nguyên máy tính và tự động hóa. Nhờ vậy mà truyền thông dần trở mình
thành mạng lưới truyền thông tương tác phù hợp với mọi độ tuổi và được gọi là sa lộ thông tin. Và “Cơn
song thần số hóa” 4.0 đã xuất hiện vào đầu năm 2013 đem đến những thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực
vật lý, sinh học và đặc biệt là truyền thông.
Ba yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của kỹ thuật số chính là trí tuệ nhận tạo (AI), mạng lưới kết
nối vạn vật (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data). Trong đó, trí tuệ nhân tạo như là một làn gió mới làm “thay da
đổi thịt” cho ngành truyền hình nói riêng và báo chí nói chung. Những người làm báo có thể sử dụng AI
trong những công việc hàng ngày như báo chí robot, tổ chức quy trình, theo dõi tin trên mạng xã hội,
tương tác với độc giả, tự động kiểm chứng thông tin, phân tích cơ sở dữ liệu quy mô lớn, nhận biết hình
ảnh thậm chí là sản xuất video. Tại Việt Nam, một số cơ quan báo chí lớn như Thông tấn xã Việt Nam,
Báo Thanh Niên, Báo Nhân Dân,… đã áp dụng công nghệ này để ngày càng làm mới mình. Với IoT,
người dung có thể truy cập và kết nối bất kỳ ứng dụng nào trên TV như là một thiết bị điện tử hoặc máy
tính. Big Data giúp thu thập một lượng dữ liệu lớn để phân tích hành vi của người dùng và đưa ra những
gợi ý phù hợp đối với người xem. Khán giá không cần phải tự mình tìm kiếm nữa mà tất cả những dữ liệu
mà Big Data thu thập được sẽ được hệ thống AI đề xuất trực tiếp cho người dùng. VTVGo đã áp dụng
công nghệ này vào phân tích hành vi của khán giả và cung cấp cho người dùng những chương trình, thông
tin mà họ muốn tìm. Những năm gần, các hình thức báo chí mới xuất hiện ngày càng nhiều dựa trên nền
tảng công nghệ như longform, e-magazine, mega-story, infographics, ảnh và video 360 độ... và trong
tương lai chắc chắn sẽ còn xuất hiện nhiều loại hình báo chí hơn nữa.
Từ đó, có thể thấy rằng mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực nếu nằm ngoài chuyển đổi số sẽ trở nên lạc
hậu, không hẳn chuyển đổi là chuyển hẳn những lĩnh vực của ngành này và vứt bỏ hết những giá trị cũ.
Những giá trị cũ vẫn còn tồn tại trong bối cảnh kỹ thuật số. Báo chí cũng như vậy, nó sẽ bắt đầu bước vào
thế giới kỹ thuật số 4.0. Tuy nhiên, những giá trị của báo chí truyền thống vẫn còn đó mà không bị mất đi
mỗi khi có một loại hình báo mới ra đời. Những loại hình cũ vẫn giữ nguyên những giá trị của nó nhưng
trong bối cảnh 4.0 và nó sẽ thay đổi theo 4.0 chứ không hề biến mất. Công chúng ở đâu báo chí sẽ ở đó!
2. Chuyển đổi số trong báo chí truyền hình
Nhờ có sự phát triển của các mô hình truyền thông mà giờ đây chỉ cần ngồi trước màn hình máy
tính hay cầm trên tay chiếc điện thoại, máy tính bảng là người dùng đã có thể thỏa mãn nhu cầu của mình.
Trải qua 4 cuộc cách mạng công nghiệp lớn, công chúng đang dần chuyển hướng sang phương thức tiếp
nhận thông tin trên các nền tảng số một cách chủ động. Thời đại số đã tạo ra muôn vàn cơ hội phát triển
cho báo chí truyền thông nói chung và truyền hình nói riêng nếu biết nắm bắt xu thế, ứng dụng công nghệ
kỹ thuật và tận dụng tài nguyên khổng lồ của tri thức nhân loại thông qua các hạ tầng số, hạ tầng mạng.
Thói quen xem những chương trình trên sóng truyền hình đã dần thay đổi và dần bị chi phối nhiều
bởi Internet. Ngày nay, người dân thường chuyển sang sử dụng các mạng xã hội, các ứng dụng như
YouTube, VTVGo,…trên những thiết bị di động thay vì theo dõi trên sóng truyền hình. Đây chính là hình
thức OTT. Hiện nay, có rất nhiều cơ quan báo chí đã áp dụng các công nghệ OTT này nhằm tiếp cận với
nhiều độc giả, thính giả và khán giả.
OTT hay ứng dụng OTT (Over The Top) là thuật ngữ để chỉ giải pháp cung cấp các nội dung cho
người dùng như các nội dung về âm thanh (Audio), hình ảnh (video) trên nền tảng Internet. OTT loại bỏ
các nền tảng truyền thống như truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, các bộ chuyển đổi giải mã.., chỉ sử
dụng hạ tầng internet để phân phối nội dung tới người dùng. Ưu điểm lớn nhất của công nghệ OTT là việc
cho phép cung cấp nguồn có nội dung rất phong phú và đa dạng theo yêu cầu của người sử dụng vào bất
kì những thời điểm nào và tại bất cứ ở nơi đâu chỉ với một thiết bị phù hợp đã có kết nối Internet. Ngoài
ra, công nghệ này còn được cung cấp nhiều loại công cụ tiện ích khác,nó mang tính ứng dụng cao như:
VoIP, Mạng xã hội, Live Broad Casting. Với rất nhiều ứng dụng thiết thực, công nghệ OTT được dự báo
sẽ còn phát triển mạnh hơn trong tương lai và trở nên là một trong nhiều xu thế công nghệ – Theo Dragon
Multimedia Technologies Jsc (DMMT).
Gần đây khái niệm OTT tại Việt Nam được rất nhiều phương tiện truyền thông nhắc tới với sự nổi
lên của những ứng dụng nhắn tin không mất phí như Line, Zalo, Viber, KaKao Talk,… Tuy nhiên có lẽ vì
vậy mà rất ít người biết đến những ứng dụng khác từ công nghệ truyền tải nội dung OTT, và đầy tiềm
năng phát triển tại thị trường Việt Nam. Một yếu tố thuận lợi khác cho chúng ta thấy đây là thời điểm tốt
để OTT phát triển tại Việt Nam là hạ tầng internet tại VN đã khá được hoàn chỉnh với chi phí đầu và cuối
khá thấp. Điều này giúp Việt Nam có tỷ lệ người dùng truy cập internet, 3G cao, độ phủ rộng. Tuy nhiên,
Youtube, nó là kẻ thống trị mảng VOD tại Việt Nam xong nó để lại một khoảng trống mà các nhà cung
cấp dịch vụ về nội dung Việt Nam có thể nhảy vào chiếm lĩnh nó, đó là những nội dung video/phim có
thời lượng dài và chất lượng cao (HD). Theo quan sát cá nhân của em, từ những ngày đầu của năm 2012
đã thấy có sự chạy đua phát triển giữa nhiều dịch vụ IPTV và VOD khai thác các mảng phim HD với thời
lượng dài tại Việt Nam. Không khó để chúng ta kể ra những cái tên tiêu biểu như Pub, Vivo, Clip.vn,
HDViet, VyuhaTV,…và còn hàng ngàn các trang phim nhỏ lẻ khác (phần lớn “ký sinh” vào các nguồn
khác nó cho phép nhúng nội dung của mình lên trang khác như Youtube, Clip.vn, Dailymotion) và các … rào cản khác.
Một trong những ứng dụng thú vị nhất mà OTT mang lại cho người dùng là sự đồng nhất trải
nghiệm về nội dung trên đa nền tảng và đa thiết bị. Nói một cách dễ hiểu, công nghệ của OTT sẽ giúp
người dùng chúng ta dễ dàng tiếp cận nội dung mà họ muốn (xem/nghe). Ví dụ một cách rất dễ hiểu là khi
bạn đang xem ở nhà một bộ phim đến phút thứ 20 trên chiếc Smart TV của mình thì có việc phải lên công
ty gấp. Ở công ty mình tranh thủ giờ nghỉ, bạn dùng smartphone của mình để xem tiếp bộ phim đó và hệ
thống sẽ dễ dàng nhận ra và giúp bạn xem tiếp tục nội dung phim ở phút thứ 20+. Như vậy, qua đó nó
mang lại cho bạn một sự trải nghiệm xuyên suốt về nội dung ở những thiết bị khác nhau một cách thật dễ
dàng hơn. Công nghệ truyền tải nội dung OTT sẽ có ứng dụng vào các mảng dịch vụ VoIP, Mạng xã hội,
Live Casting bên cạnh là IPTV và VOD. Như vậy nếu chúng ta biết cách kết hợp các tiện ích này với
nhau (dựa trên cùng phương thức truyền tải), chúng có thể tạo nên một dịch vụ giải trí mang đến rât nhiều
trải nghiệm tuyệt vời nhất cho người dùng chúng ta. Qua đó tạo nên sự hấp dẫn, “níu giữ” người dùng
trong một không gian mạng xã hội này đầy tiện ích và thuận tiện.
Trước kia, thông tin chỉ có thể được tiếp nhận từ một số nguồn như các cơ quan báo chí, đài phát
thanh, đài truyền hình,...; hiện nay, chỉ với chiếc điện thoại thông minh trong tay, bất kì ai cũng có thể trở
thành chủ thể của truyền phát thông tin qua livestream (phát trực tiếp). Như vậy, dòng chảy thông tin
trong xã hội ngày càng dày đặc, đa dạng và dễ tiếp cận hơn. Do đó, để tối ưu hoá trải nghiệm của người
dùng, những thông tin do người dùng cung cấp sẽ được lưu trữ và xử lí bởi Big Data, sau đó AI sẽ phân
tích và phát hiện ra xu hướng quan tâm của người dùng nhằm đưa ra những gợi ý phù hợp, những thông
tin này lại được thống nhất giữa các thiết bị thông minh của người dùng bằng IoT, từ đó mang lại trải
nghiệm tốt nhất cho người dùng.
Nhìn chung, qua hai buổi học bộ môn Kỹ thuật & Công nghệ Truyền hình với sự giảng dạy vô cùng
chu đáo và tận tình của cô Trần Thị Hoa Mai, em đã có cái nhìn sâu sắc, đa dạng và tiếp thu được rất
nhiều kiến thức về xu thế phát triển của truyền hình thế giới nói chung và truyền hình Việt Nam nói
chung. Là một sinh viên khoa Phát thanh – Truyền hình, một người làm trong lĩnh vực truyền thông, báo
chí trong tương lai, em nhận thấy việc tìm hiểu về kỹ thuật công nghệ và am hiểu sâu sắc về những ảnh
hưởng của công nghệ đến báo chí là điều vô cùng quan trọng. Từ đó, không chỉ phát huy tối đa những
điểm mạnh mà còn hạn chế được những nhược điểm, những tác động tiêu cực của công nghệ đến đời
sống xã hội nói chung và báo chí nói riêng. Có thể nói, chuyển đổi số vừa là một cơ hội, nhưng cũng là
một thách thức rất lớn.