Bài thu hoạch phiên thực hành đàm phán thương mại
Bài thu hoạch phiên thực hành đàm phán thương mại của Đại học Bà Rịa Vũng Tàu cung cấp cho sinh viên kiến thức thực tế của học phần Quản trị tác nghiệp thương mại. Là một tài liệu bổ ích cho sinh viên tham khảo!
Môn: Quản trị tác nghiệp thương mại
Trường: Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN TƯ PHÁP
CƠ SỞ TẠI TP.HỒ CHÍ MINH BÀI THU HOẠCH
Phiên thực hành đàm phán thương mại
Mã số hồ sơ: LS.HC. CS202
Học phần: Thực tập
Ngày thực hành: 12/11/2023
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Tuấn Hải
Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Lan
Sinh ngày 28 tháng 10 năm 1984 SBD: 35, Lớp: LSK25BRVT
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 12 tháng 11 năm 2023
I. TÓM TẮT VỤ VIỆC
II. Loại hợp đồng dự kiến
1) Định nghĩa hợp đồng:
Theo Điều 385 – Bộ Luật dân sự năm 2015:
“Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”
2) Loại hợp đồng dự kiến.
Theo Điều 111, Luật Doanh nghiệp năm 2020:
“1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; b) Cổ
đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác,
trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.
2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng
khoán khác của công ty.”
Như vậy: Công ty cổ phần Điện mặt trời SP (Công ty SP) là loại hình Công
ty cổ phần được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp. - 03 cổ đông của
Công ty SP có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình, loại hợp đồng sử
dụng để thực hiện việc chuyển nhượng là hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.
3) Điều kiện để các cổ đông được quyền chuyển nhượng cổ
phần. Căn cứ theo Điều 127, Luật Doanh nghiệp:
“1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3
Điều 120 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ
phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần
thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.
2. Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng hoặc giao dịch trên thị trường chứng
khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên
chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ ký. Trường
hợp giao dịch trên thị trường chứng khoán thì trình tự, thủ tục chuyển nhượng được thực hiện theo
quy định của pháp luật về chứng khoán.
3. Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ
đông đó trở thành cổ đông của công ty.
4. Trường hợp cổ đông là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận
thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì số cổ phần của cổ đông đó được giải quyết theo quy định
của pháp luật về dân sự.
5. Cổ đông có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình tại công ty cho cá nhân,
tổ chức khác; sử dụng cổ phần để trả nợ. Cá nhân, tổ chức được tặng cho hoặc nhận trả nợ bằng
cổ phần sẽ trở thành cổ đông của công ty.
6. Cá nhân, tổ chức nhận cổ phần trong các trường hợp quy định tại Điều này chỉ trở thành cổ
đông công ty từ thời điểm các thông tin của họ quy định tại khoản 2 Điều 122 của Luật này được
ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông.
7. Công ty phải đăng ký thay đổi cổ đông trong sổ đăng ký cổ đông theo yêu cầu của cổ đông có
liên quan trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu theo quy định tại Điều lệ công ty.”
Căn cứ khoản 3, Điều 120 Luật Doanh nghiệp:
“3. Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,
cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và
chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của
Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ
thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.”
3) Nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ các quy định về đầu tư như sau: a. Hình thức đầu tư:
Theo Điều 21 Luật đầu tư năm 2020, như sau:
“1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
2. Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
3. Thực hiện dự án đầu tư.
4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
5. Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.”
b. Điều kiện để được mua (nhận chuyển nhượng) cổ phần:
- Theo Khoản 2 Điều 24 Luật Đầu tư, như sau:
“2. Việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải
đáp ứng các quy định, điều kiện sau đây: a) Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước
ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;
b) Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật này;
c) Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận, quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất
tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.”
- Nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần thông qua hình thức sau: Theo điểm a, Khoản 2, Điều 25:
“a) Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;” c. Thủ tục đăng ký mua cổ phần:
- Căn cứ theo khoản 2, Điều 26 Luật Đầu tư, quy định như sau: “2. Nhà đầu tư nước ngoài thực
hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế trước khi thay
đổi thành viên, cổ đông nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước
ngoài tại tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;
b) Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức
kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài
từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi
nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế;
c) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế có Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven
biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.”
- Căn cứ các Khoản 2, 3,4,5 Điều 66 Nghị định 31/2021, quy định như sau: ”2. Tổ chức kinh tế có
nhà đầu tư nước ngoài đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp thuộc trường hợp quy
định tại khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần
vốn góp cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về
đăng ký doanh nghiệp của tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ
phần, mua phần vốn góp; ngành, nghề kinh doanh; danh sách chủ sở hữu, thành viên, cổ đông
sáng lập, danh sách chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu có); tỷ lệ sở
hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trước và sau khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn
góp vào tổ chức kinh tế; giá trị giao dịch dự kiến của hợp đồng góp vốn, mua cổ phần, mua phần
vốn góp; thông tin về dự án đầu tư của tổ chức kinh tế (nếu có);
b) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và tổ
chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;
c) Văn bản thỏa thuận nguyên tắc về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp giữa nhà đầu
tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn
góp hoặc giữa nhà đầu tư nước ngoài với cổ đông hoặc thành viên của tổ chức kinh tế đó;
d) Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp
vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp (đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 65 Nghị định này).
3. Đối với trường hợp quy định tại các điểm a và b khoản 2 Điều 26 của Luật Đầu tư, trong thời
hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan đăng
ký đầu tư xem xét việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp quy định tại
khoản 2 Điều 24 của Luật Đầu tư, khoản 4 Điều 65 của Nghị định này và thông báo cho nhà đầu
tư, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này. Văn bản thông báo được gửi cho nhà đầu tư
nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
4. Trường hợp tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới và xã, phường, thị
trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện thủ tục sau:
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2
Điều này, cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an về việc đáp ứng
các điều kiện quy định tại điểm b khoản 4 Điều 65 của Nghị định này;
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan đăng ký
đầu tư, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an có ý kiến về việc đáp ứng điều kiện bảo đảm quốc phòng,
an ninh đối với tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn
góp; quá thời hạn yêu cầu mà không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý việc đáp ứng điều kiện
bảo đảm quốc phòng, an ninh đối với tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;
c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký đầu tư xem xét việc
đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều 24
Luật Đầu tư, khoản 4 Điều 65 của Nghị định này và căn cứ ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công
an để thông báo cho nhà đầu tư. Văn bản thông báo được gửi cho nhà đầu tư nước ngoài và tổ
chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
5. Sau khi nhà đầu tư nước ngoài được chấp thuận góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo
quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ
phần, mua phần vốn góp thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông tại cơ quan đăng ký kinh
doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật khác tương ứng với từng loại
hình tổ chức kinh tế. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài với tư cách là thành viên, cổ
đông của tổ chức kinh tế được xác lập khi hoàn tất thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông.”
4) Nội dung chính của hợp đồng:
Theo Điều 398 Bộ Luật dân sự năm 2015
“1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng. 2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
a) Đối tượng của hợp đồng;
b) Số lượng, chất lượng;
c) Giá, phương thức thanh toán;
d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
g) Phương thức giải quyết tranh chấp.”
IV. Các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng
- Luật doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Bộ Luật Dân sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành; - Luật đầu tư 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Luật đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Luật Điên lực 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Luật đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 và các văn bản hướng dẫn thi hành; V. Các phương án đàm phán
1. Nội dung đàm phán về số lượng cổ phần và dự án chuyển nhượng: * Phương án 1: - Mục tiêu bên bán:
+ Cả 03 cổ đông đều muốn chuyển nhượng toàn bộ 722.000 cổ phần, tương đương 100% Vốn
Điều lệ tại Công ty SP, cùng với điều kiện:
Phải trả tiền thanh toán 1 lần sau khi ký hợp đồng;
Bên bán chỉ chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần tại Công ty SP và dự án điện mặt trời tại tỉnh X mà
công ty đang triển khai, giữ lại dự án điện mặt trời tại tỉnh Y không chuyển nhượng. - Mục tiêu bên mua:
Nhận chuyển nhượng toàn bộ 722.000 cổ phần, tương đương 100% vốn Điều lệ Công ty SP.
Trả tiền thanh toán thành nhiều lần, theo tiến độ thực hiện hợp đồng. Toàn bộ thủ tục liên quan đến
việc chuyển nhượng sẽ do bên SP thực hiện và toàn bộ thuế, phí, lệ phí và toàn bộ chi phí liên
quan đến việc chuyển nhượng sẽ do SP chi trả. - Dự kiến kết quả:
Thỏa mãn được mong muốn của bên bán là chuyển nhượng hết 722.000 cổ phần, tương đương
100% vốn Điều lệ của Công ty SP và dự án tại tỉnh X; không bao gồm Dự án tại tỉnh Y.
Việc giữ lại dự án tại tỉnh Y được công ty SP đưa ra phương án cụ thể tại phiên đàm phán, để hai bên cùng tháo gỡ.
Thỏa mãn được yêu cầu của bên mua.
Các mục tiêu khác sẽ được công ty SP đề cập trực tiếp tại buổi đàm phán (nếu có). * Phương án 2: - Mục tiêu bên bán:
+ Cả 03 cổ đông đều muốn chuyển nhượng toàn bộ 722.000 cổ phần, tương đương 100% Vốn
Điều lệ tại Công ty SP, cùng với điều kiện:
Phải trả tiền thanh toán 1 lần sau khi ký hợp đồng;
Bên bán chỉ chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần tại Công ty SP và dự án điện mặt trời tại tỉnh X,
giữ lại dự án điện mặt trời tại tỉnh Y không chuyển nhượng. - Mục tiêu bên mua:
Nhận chuyển nhượng toàn bộ 722.000 cổ phần, tương đương 100% vốn Điều lệ Công ty SP, bao
gồm dự án điện mặt trời tại tỉnh X.
Trả tiền thanh toán một lần hoặc nhiều lần.
Toàn bộ thủ tục liên quan đến việc chuyển nhượng sẽ do bên SP thực hiện (bao gồm thủ tục tách
Công ty SP thành 02 Công ty khác nhau); Bảo đảm Công ty SP sau khi tách không còn bất kỳ
nghĩa vụ hoặc khoản nợ nào với bên thứ ba.
2. Nội dung đàm phán về giá chuyển nhượng và phương thức thanh toán: * Phương án 1:
- Chuyển nhượng toàn bộ 722.000 cổ phần, tương đương 100% Vốn Điều lệ tại Công ty SP bao
gồm cả dự án điện mặt trời tại tỉnh X và dự án điện mặt trời tại tỉnh Y.
Giá chuyển nhượng hai bên sẽ thương thảo cụ thể tại phiên đàm phán. Trả tiền thanh toán thành
nhiều lần, theo tiến độ thực hiện hợp đồng và hoàn tất thủ tục chuyển nhượng cổ phần, đăng ký lại
nội dung đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. * Phương án 2:
- Chuyển nhượng toàn bộ 722.000 cổ phần, tương đương 100% Vốn Điều lệ tại Công ty SP và dự
án điện mặt trời tại tỉnh X, không bao gồm dự án điện mặt trời tại tỉnh Y.
Mục tiêu đàm phán với giá chuyển nhượng là: 1.384.511.539 VNĐ. * Phương thức, tiến trình thanh toán:
Yêu cầu của bên bán: Phải trả trong 1 lần tiền thanh toán, sau khi ký hợp đồng;
Yêu cầu của bên mua: Trả tiền thanh toán thành nhiều lần, theo tiến độ thực hiện hợp đồng và
hoàn tất thủ tục chuyển nhượng cổ phần, đăng ký lại nội dung đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
- Lần 1 đặt cọc 30% giá trị hợp đồng và thanh toán trong 7 ngày sau khi hợp đồng được ký. Số tiền
này sẽ chuyển thành số tiền thanh toán;
- Lần 2 thanh toán hết 70% giá trị hợp đồng, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày bên bán hoàn
thành thủ tục đăng ký thay đổi chủ sở hữu đối với công ty SP (tính từ ngày nhận được bản chính
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).
*Hình thức thanh toán: Được chuyển vào tài khoản, ngân hàng chỉ định của bên bán ghi rõ trong hợp đồng.
* Kết quả dự kiến: Bên bán sẽ đồng ý và hai bên sẽ thống nhất phương án này.
3. Nội dung đàm phán liên quan đến thuế, phí, lệ phí và các chi phí khác:
Phương án 1: Công ty SP và cổ đông đồng ý thực hiện các nghĩa vụ kê khai, nộp thuế, phí, lệ phí
và các chi phí khác phát sinh khi làm thủ tục chuyển nhượng. Phương án 2: Công ty SP và cổ
đông chỉ đồng ý một hoặc một số các nghĩa vụ đến kê khai, nộp thuế, phí, lệ phí chi phí.
Bên nhận chuyển nhượng cổ phần có nghĩa vụ thực hiện một hoặc một số các nghĩa vụ nêu trên.
Phướng án 3: Cả hai bên là Công ty SP, cổ đông và nhà đầu tư đều đồng ý thực hiện các nghĩa vụ
kê khai, nộp thuế, phí, lệ phí và các chi phí khác phát sinh khi làm thủ tục chuyển nhượng (chia đôi các khoản tiền).
4. Nội dung đàm phán liên quan đến các khoản nợ phải trả, các khoản phải thu:
Phương án 1: Công ty SP đồng ý “hoàn tất toàn bộ các nghĩa vụ nợ còn tồn đọng của Công ty SP
với bên thứ 3 trước khi tiến hành việc chuyển nhượng cổ phần này. Bên mua được phép bảo lưu
quyền yêu cầu 03 cổ đông thực hiện các nghĩa vụ nợ đối với bên thứ ba kể cả sau khi hai bên đã
hoàn tất việc chuyển nhượng.
Bên nhận chuyển nhượng được quyền kế thừa quyền đòi nợ đối với các khoản phải thu của Công ty SP với bên thứ ba.
Phương án 2: Công ty SP đề nghị chuyển nhượng hết các nghĩa vụ và quyền của mình (bao gồm
toàn bộ nghĩa vụ trả nợ và các khoản phải thu với bên thứ 3 (nợ đối tác, nợ thuế, nợ chi hành
chính, khoản phải thu...) cho bên nhận chuyển nhượng và nằm trong giá chuyển nhượng.
5. Nội dung đàm phán luật áp dụng, cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp: a) Về luật áp dụng:
Phương án 1: Luật áp dụng để điều chỉnh và giải thích hợp đồng này là pháp luật Việt Nam.
Phương án 2: Luật áp dụng là Luật của nước mà nhà đầu tư mang Quốc tịch;
Phương án 3: Luật áp dụng là luật của nước thứ ba;
Phương án 4: Pháp luật Quốc tế về Đầu tư, kinh doanh.
b) Cơ quan giải quyết tranh chấp:
Phương án 1: Toà án Việt Nam
Phương án 2: Trọng Tài thương mại tại Việt Nam;
Phương án 2: Trọng tài nước ngoài;
Phương án 3: Trọng tài Quốc tế;
Phương án 4: Trọng tài do các bên thỏa thuận thành lập. PHẦN NHẬN XÉT - LUẬT SƯ BÊN MUA:
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………….
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………… KHÁCH HÀNG BÊN MUA
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………… LUẬT SƯ BÊN BÁN
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………… KHÁCH HÀNG BÊN BÁN
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………