Bài thu hoạch : Sức hấp dẫn của chèo cổ và nét văn hóa giữ gìn nhịp chèo cổ. Xây dựng sân khấu dân gian ở môi trường học đường được kì vọng sẽ mang đến một lối tiếp cận tự nhiên | Bài Thu hoạch học phần văn hóa dân gian | Học viện Hành Chính Quốc Gia
Bài thu hoạch : Sức hấp dẫn của chèo cổ và nét văn hóa giữ gìn nhịp chèo cổ. Xây dựng sân khấu dân gian ở môi trường học đường được kì vọng sẽ mang đến một lối tiếp cận tự nhiên | Bài Thu hoạch học phần văn hóa dân gian | Học viện Hành Chính Quốc Gia. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 7 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI
BÀI THU HOẠCH
Học phần: Văn hóa dân gian
Giảng viên giảng dạy: Ths Nghiêm Xuân Mừng
Sinh viên thực hiện: Hoàng Minh Anh
Lớp: 2205VTTB
Mã sinh viên: 2205VTTB001
SỨC HẤP DẪN CỦA CHÈO CỔ VÀ NÉT VĂN HÓA GIỮ
GÌN NHỊP CHÈO CỔ
Tác giả: Minh Anh
Xây dựng sân khấu dân gian ở môi trường học đường được kì vọng sẽ mang đến một
lối tiếp cận tự nhiên, gần gũi hơn với thế hệ trẻ hiện nay về những loại hình nghệ thuật
dân gian mà ông cha ta đã gìn giữ bao đời.
Kho tàng nghệ thuật dân gian là vốn quý của dân tộc ta, nhưng có một thực tế là sân khấu
truyền thống đang mất dần vị thế so với những loại hình nghệ thuật khác. Nghệ thuật sân
khấu thể hiện một phần văn hoá của quốc gia, dân tộc. Nhưng nghịch lý, khi đất nước ngày
càng phát triển, sân khấu lại ngày càng lao dốc. Cơ sở vật chất và nhân lực hiện đều không
đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của khán giả.
Chèo được hình thành từ thế kỷ XIII và đã phát triển cùng với thời kỳ phục hưng của dân
tộc. Tới thế kỷ XV, do chịu ảnh hưởng của đạo Khổng nên vua Lê Thánh Tông đã không cho
phép biểu diễn chèo trong cung đình. Lúc này chèo lại trở về với người nông dân, kịch bản
lấy từ truyện, thơ Nôm. Tới thế kỷ XVIII, hình thức chèo cổ hay còn gọi là chèo sân đình đã
được phát triển mạnh ở vùng nông thôn Việt Nam và tiếp tục phát triển, đạt đến đỉnh cao vào
cuối thế kỷ XIX. Những vở nổi tiếng như Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình Dương Lễ, Kim
Nham, Trương Viên xuất hiện trong giai đoạn này. Những năm đầu thế kỷ XX, chèo sân đình
từ làng quê bước ra sân khấu thành thị, với những cải tiến mới được gọi là chèo văn minh,
với ban hát Đồng Lạc và Sán Nhiêu ở Hà Nội, với sự cách tân nghệ thuật: bắt chước kịch
Tây, có người nhắc vở, vở diễn là những vở trong truyện Nôm, dã sử, truyện Tàu, có sân
khấu hộp. Sau đó chèo văn minh lại được cải tiến một lần nữa cho phù hợp với thị hiếu của
thị dân, trở thành chèo cải lương. Đó là những năm 20-30 của thế kỷ XX mà Nguyễn Đình Nghị là chủ suý.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, sân khấu chèo cách mạng đã có hơn 70
năm hình thành và phát triển. Từ chỗ chỉ là một vài rạp hát, một vài gánh chèo, vào lúc hưng
thịnh nhất cả nước có tới gần 20 đoàn, nhà hát chèo chuyên nghiệp, hàng trăm đội chèo của
thôn, xã, huyện, tỉnh. Bên cạnh các vở diễn lớn, nhỏ, hát chèo cũng là bộ môn nghệ thuật rất
được yêu thích, có thời điểm tiếng hát chèo trở thành “món ăn” tinh thần cho hàng nghìn
người nghe trên Đài Tiếng nói Việt Nam vào buổi trưa hằng ngày. Nói như vậy để thấy rằng
chèo đã có một chỗ đứng vững chắc trong lòng nhiều thế hệ khán thính giả.
Lúc trước chèo nổi tiếng đến thế nhưng hiện nay do tác động của cơ chế thị trường và
nhiều nguyên nhân khác của cuộc sống hiện đại đã làm cho chèo cũng như những bộ môn
nghệ thuật truyền thống khác của dân tộc đang đứng trước nguy cơ thưa dần khán giả. Thế hệ
trẻ do ít có điều kiện tiếp xúc nên chưa hiểu được cái hay, cái đẹp và nét đặc sắc của nghệ
thuật chèo cổ. Việc những nghệ sĩ chèo tìm đến khán giả, đặc biệt là học sinh, sinh viên trong
hệ thống trường học được xem là giải pháp hữu hiệu để xây dựng lớp khán giả mới. Những
khán giả trẻ có hiểu, có yêu thì sân khấu mới không bị mai một.
Trong quá trình đào tạo và giảng dạy, những giáo viên, giảng viên đã khéo léo lồng ghép
những bài giảng, những buổi chương trình ngoại khóa, luôn chú trọng bồi dưỡng, giáo dục,
truyền thụ lòng say mê, trân trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cổ truyền của dân
tộc nói chung, trong đó có nghệ thuật chèo truyền thống nói riêng để các em học sinh, sinh
viên có cơ hội được tiếp cận đến với nghệ thuật chèo. Ngày 28/03/2023, tại trường Đại học
Nội Vụ nay là Học viện Hành chính Quốc gia, khoa Quản lý xã hội đã tổ chức một buổi
chương trình ngoại khóa tìm hiểu về nghệ thuật chèo cổ để cho sinh viên có cơ hội được trải
nghiệm trực tiếp tinh hoa dân gian mà ông cha ta đã giữ gìn từ bao đời nay.
( Hình ảnh minh họa một buổi biểu diễn chèo cổ )
(NSƯT- trung tá Nguyễn Xuân Hải ( ngồi thứ 2 từ bên trái ) đến từ Nhà hát Chèo Quân đội và một số
nghệ sĩ chèo khác đã giới thiệu đến với các bạn sinh viên những loại nhạc cụ dùng trong chèo thông qua
hai bản mở đầu nổi tiếng “ Thi nhịp” và “Hề mồi”)
Buổi chương trình ngoại khóa vừa giúp các sinh viên bổ túc kiến thức bổ ích về nghệ
thuật chèo truyền thống: lịch sử nghệ thuật chèo, nhạc chèo, hát chèo, múa chèo, các vai
chèo. Bên cạnh việc được bổ túc về kiến thức thì các bạn sinh viên còn được trực tiếp xem
những trích đoạn biểu diễn đỉnh với phần thuyết trình và minh họa trực tiếp từ những nghệ
sĩ. Tuy chỉ là một chương trình hoạt động ngoại khóa kết thúc môn học nhưng giảng viên
Nghiêm Xuân Mừng đã lên kịch bản một cách rất chi tiết, đầu tư công phu từ dàn âm thanh,
ánh sang đến những nghệ sĩ khách mời.
( Giảng viên Nghiêm Xuân Mừng - người đã chủ trì buổi sinh hoạt ngoại khóa )
Các bạn sinh viên được gặp gỡ NSND Đoàn Thanh Bình – một giọng hát chèo cổ mẫu
mực hàng đầu trong làng chèo cổ Việt Nam hiện nay. Bà đã chia sẻ với các bạn sinh viên một
vài nét sơ lược về chèo cổ, về kĩ thuật hát sao cho đẹp. Điều quan trọng bà nhấn mạnh rằng
hát chèo thì phải hát sao cho tròn vành rõ chữ. Vì tiếng việt của ta rất phong phú, khi chúng
ta hát chệch đi một chút thì nó đã mang hàm ý khác rồi. Sau khi chia sẻ, các bạn sinh viên
được thưởng thức hai bài “ Luyện năm cung ” và “ Con nhện giăng mùng ”. ( NSND Đoàn Thanh Bình )
Khi chưa được tiếp xúc với nghệ thuật dân gian thì mọi người thường có xu hướng suy
nghĩ rằng nó nhàm chán, kém hấp dẫn không bằng những loại hình nghệ thuật hiện đại.
Nhưng khi có cơ hội ngồi lại và thưởng thức thì suy nghĩ đó sẽ được thay đổi dần dần qua
những câu từ cảm thán “ Ồ, cũng hay nhỉ ”, “ Wow ”. Đôi khi, những nghệ sĩ muốn đem lại
tiếng cười giòn tan cho khán giả không phải thông qua những lời thoại có sẵn mà là những sự
ứng xử tình huống linh hoạt trên sân khấu, những tình huống “ tiến không được mà lùi cũng
không xong ”. Nghệ sĩ Nguyễn Văn Cường khi vào vai tướng quân đã khiến cho các bạn trẻ
thích thú vì bản tính ngay thẳng, bộc trực của một vị tướng mà cũng không kém phần dễ gần, dễ mến.
( Nghệ sĩ Nguyễn Văn Cường vào vai tướng quân biểu diễn đã đem lại những tràng cười giòn giã cho các bạn sinh viên )
Buổi chương trình ngoại khóa này khiến cho các bạn sinh viên được mở mang đầu óc,
được tiếp cận với loại nghệ thuật mới. Một phần là do các bạn trẻ không quan tâm hoặc ít
biết đến. Cũng có những bạn là được tiếp xúc từ nhỏ do ông bà nhưng lớn lên lại không có
cơ hội để tiếp cận nữa. Để có thể giữ gìn nhịp chèo cổ thì chèo nên được biết đến với một
cách tự nhiên chứ không phải chật vật tìm kiếm. Hiện nay chỉ cần với một con trỏ chuột ta đã
có thể dễ dàng tìm kiếm những thông tin mà ta quan tâm. Nhóm Mèo Hen do Nghệ sĩ Lại
Thanh Minh khởi xướng đã thu hút được hàng triệu lượt quan tâm trên các nền tảng mạng xã
hội như Youtube, Facebook khi mà đăng tải những video hát chèo lên trên đó. Họ không ăn
mặc cầu kì, cũng không có đứng biểu diễn trên sân khấu lớn nhưng chỉ cần một chiếc điện
thoại thông minh mà nhóm đã quay và đăng tải lên trên các nền tảng để có thể tiếp cận các
bạn trẻ một cách rất tự nhiên.
( Nhóm Mèo Hen và Nghệ sĩ Lại Thanh Minh )
Tre già măng mọc, tiếp nối những lớp nghệ sĩ gạo cội như NSND Đoàn Thanh Bình, thế hệ
trẻ nghệ sĩ trẻ hôm nay luôn nuôi dưỡng lòng đam mê, nhiệt huyết, kế thừa, phát huy nghệ thuật
chèo truyền thống và có nhiều sáng tạo trong biểu diễn chèo, đưa chèo đến gần với công chúng.
Không chỉ có vậy, để chèo cổ có thể trường tồn cùng thời gian, những nhà biên soạn kịch bản
cũng đã đưa những vấn đề xã hội hiện nay vào chèo, những vấn đề xã hội hài hước, những vấn
đề nóng hổi mà xã hội quan tâm để những vở chèo trở nên đa chiều hơn, có thể dễ dàng tiếp cận
với lớp khán giả mới hơn.
Theo chia sẻ của NSND Tự Long vào buổi phỏng vấn với VOV6, con người ta khi đến độ
tuổi xế chiều, họ thường có xu hướng quay về với những gì gọi là truyền thống. Nên chèo được
phổ biến hơn với những người U40. Ở những vùng làng quê vẫn có những đội văn nghệ biểu
diễn chèo, mang chèo đến với những người trong thôn mỗi khi có những buổi biểu diễn văn
nghệ hay là lễ hội làng. Đấy cũng là một cách giữ gìn nét chèo cổ. Điển hình là những nơi được
coi là cái nôi của chèo cổ như Nam Định, Thái Bình, ...
( Hình ảnh hai thế hệ đang cùng nhau hát chèo tại sân đình )
Sinh viên Hoàng Minh Anh đang theo học tại Học viện Hành chính Quốc gia chia sẻ: “ Sau
buổi chương trình ngoại khóa về nghệ thuật dân gian chèo, em càng cảm thấy trân trọng hơn
những giá trị văn hóa truyền thống. Bản thân em là một con người đam mê với lịch sử dân tộc,
em hiểu để có thể giữ được bản sắc văn hóa dân tộc riêng mà ông cha ta đã vất vả, khó khăn,
nhọc nhằn đến nhường nào. Ở thời bình chúng ta nên có ý thức cá nhân bảo tồn những giá trị đó.
Em mong trong tương lai gần, những bạn trẻ như em càng ngày càng biết đến chèo nhiều hơn,
mang chèo phát triển mạnh mẽ như nó đã từng. Bản thân là sinh viên ngành truyền thông em sẽ
cố gắng mang chèo trở nên gần gũi hơn trên các màn ảnh, những trang thông tin mà mọi người
xem, mọi người đọc. Em rất cảm ơn vì thầy Mừng đã cho em có cơ hội được trải nghiệm một
hoạt động tuyệt vời đến vậy ”.
Trong thời kỳ hội nhập, văn hóa chính là sức mạnh mềm. Nghệ thuật truyền thống chính
là kết tinh bản sắc tinh hoa văn hóa Việt Nam. Chúng ta cần phải đặt việc bảo tồn và phát
huy nghệ thuật chèo lên cao góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống quý giá cho thế hệ mai sau.