Bài Thu Hoạch Triết - Hệ điều hành | Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất quy định sự vận động, phát triển của các phương thức sản xuất trong lịch sử. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của một phương thức sản xuất có tác động biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, còn quan hệ sản xuất tác động ngược lại đối với lực lượng sản xuất. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Hệ điều hành
Trường: Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài Thu Hoạch
Môn: Triết Học Mác-Lênin
ĐỀ TÀI: QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT.
- Nội dung:
Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất quy định sự vận động, phát triển của các phương thức sản xuất trong lịch sử. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của một phương thức sản xuất có tác động biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, còn quan hệ sản xuất tác động ngược lại đối với lực lượng sản xuất. Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất thì thúc đẩy lực lượng sản phát triển, ngược lại, nếu không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Đây là quy luật cơ bản nhất của vận động và phát triển xã hội.
Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất. Sự vận động và phát triển của phương thức sản xuất bắt đầu từ sự biến đổi của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất là nội dung của quá trình sản xuất có tính năng động, cách mạng, thường xuyên vận động và phát triển; quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của quá trình sản xuất, có tính ổn định tương đối. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là đòi hỏi khách quan của nền sản xuất. Lực lượng sản xuất vận động, phát triển không ngừng sẽ mẫu thuẫn với tính đứng “ đứng im “ tương đối của quan hệ sản xuất. Đòi hỏi tất yếu của nền sản xuất xã hội là phải xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, thiết lập quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đã phát triển. Lực lượng sản xuất quyết định sự ra đời của một kiểu quan hệ sản xuất mới trong lịch sử, quyết định nội dung và tính chất của quan hệ sản xuất. Khi lực lượng sản xuất đổi, sớm hay muộn quan hệ sản xuất cũng đổi theo.
Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất. Do quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của quá trình sản xuất có tính độc lập tương đối nên tác động mạnh mẽ trở lại đối với lực lượng sản xuất. Vai trò của quan hệ sản xuất
đối với lực lượng sản xuất được thực hiện thông qua sự phù hợp biện chứng giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là đòi hỏi khách quan của nền sản xuất. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất là một trạng thái trong đó quan hệ sản xuất là “hình thức phát triển” của lực lượn sản xuất và “tạo địa bàn đầy đủ” cho lực lượng sản xuất phát triển. Sự phù hợp bao gồm sự kết hợp đúng đắn giữa các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất; giữa các yếu tố cấu thành quan hệ sản xuất; giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất. Sự phù hợp bao gồm cả việc tạo điều kiện tối ưu cho việc sử dụng và kết hợp giữa người lao động và tư liệu sản xuất; tạo điều kiện hợp lý cho người lao động sáng tạo trong sản xuất và hưởng thụ thành quả vật chất, tinh thần của lao động. Sự tác động của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất diễn ra theo hai chiều hướng, đó là thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Trạng thái vận vận động của mâu thuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất diễn ra là từ phù hợp đến không phù hợp, rồi đến sự phù hợp mới ở trình độ cao hơn. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại. Trong xã hội chủ nghĩa, do những điều kiện khách quan và chủ quan quy định, quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất có những đặc điểm tác động riêng. Sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đòi hỏi tất yếu phải thiết lập chế độ công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu.
Ý nghĩa trong đời sống xã hội. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng phát triển sản xuất có ý nghĩa phương pháp luận rất quan trọng. Trong thực tiễn, muốn phát triển kính tế phải bắt đầu từ phát triển lực lượng sản xuất, trước hết là phát triển lực lượng lao động và công cụ lao động. Muốn xóa bỏ một quan hệ sản xuất cũ, thiết lập một quan hệ sản xuất mới căn cứ vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, không phải là kết quả của mệnh lệnh hành chính, của mọi sắc lệnh từ trên ban xuống, mà từ tính tất yếu kinh tế, yêu cầu khách quan của quy luật kinh tế, chống tùy tiện, chủ quan, duy tâm, duy trì ý chí. Nhận thức đúng đắn quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng trong quán triệt, vận dụng quan
điểm, đường lối, chính sách là cơ sở khoa học để nhận thức sâu sắc sự đổi mới tư duy kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Vận dụng bản thân:
Lý do chọn đề tài: Vì quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật phổ biến trong công cuộc xây dựng đất nước của mỗi quốc gia. Sự mâu thuẫn hay phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất đều có ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế. Sự tổng hòa mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tạo nên một nền kinh tế có lực lượng sản xuất phát triển kéo theo một quan hệ sản xuất phát triển.
Sự vận dụng:
+) Trong cuộc sống: Quan hệ là hình thức xã hội, còn lực lượng sản xuất là nội dung của quá trình sản xuất. Vì thế hình thức tác động trở lại nội dung. Trình độ lực lượng sản xuất là trình độ của công cụ lao động, trình độ của người lao động, trình độ phân công lao động. Vd: ở Việt Nam trình độ lực lượng sản xuất không đồng đều, phân công chi tiết, thiết bị mua của nhiều nước.
Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất nghĩa là quan hệ sản xuất tạo phương thức kết hợp tốt nhất giữa người lao động với tư liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩm.
Quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất: thể hiện hai khía cạnh: Quan hệ sản xuất lạc hậu và lỗi thời với trình độ lực lượng sản xuất. Vd: sản phẩm máy móc thủ công – hai người lái máy cày bằng người cuốc ruộng suy ra không còn đúng, dẫn đến cản trở. Khía cạnh thứ hai: là quan hệ sản xuất vượt xa trình độ của lực lượng sản xuất. Vd: ở Việt Nam xây dựng hợp tác xã cấp cao quá nhanh cải tạo công thương nghiệp ồ ạt, mang tính chiến dịch trong khi trình độ của lực lượng sản xuất còn thấp kém.
+) Liên hệ bản thân: Trong học tập, hai sinh viên cùng trao đổi những kiến thức chuyên ngành cho nhau để cùng nhau phát triển trong học tập thì với điều kiện cả hai có cùng kiến thức về mặt chuyên ngành, cùng trình độ trong học tập.
Kết luận
Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật hết sức phổ biến. Tuy nhiên không phải bất cứ lúc nào cũng có sự phù hợp đó. Do vậy, phải nắm bắt quy luật chúng ta có thể áp dụng vào từng trường hợp cụ thể. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất là quy luật phổ biến trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại.