Bài thực hành Nhiệm vụ 2: Quy trình và kỹ thuật lắp dựng ván khuôn cột, dầm, sàn ( sử dụng ván khuôn gỗ phủ phim) với từng bước chi tiết
Bài thực hành Nhiệm vụ 2: Quy trình và kỹ thuật lắp dựng ván khuôn cột, dầm, sàn ( sử dụng ván khuôn gỗ phủ phim) với từng bước chi tiết của Đại học Xây dựng Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoARcPSD| 38777299
Nhiệm vụ 2: Quy trình và kỹ thuật lắp dựng ván khuôn cột, dầm, sàn ( sử
dụng ván khuôn gỗ phủ phim)
I. Quy trình và kỹ thuật lắp dựng ván khuôn cột
Công tác ván khuôn:
Các yêu cầu về kỹ thuật:
• Đảm bảo đúng hình dáng, kích thước theo yêu cầu thiết kế
• Đảm bảo độ bền vững ổn định trong khi thi công
• Đảm bảo độ kín thít, tháo dỡ dễ dàng
• Loại ván khuôn sử dụng: Ván khuôn gỗ phủ phim
• Kĩ thuật lắp dựng ván khuôn từng loại cấu kiện
Ván khuôn khi thi công phải đảm bảo các yêu cầu sau:
• Vững chắc; đạt chiều dày cần thiết; không bị biến dạng do trọng lượng
của bê tông, cốt thép và tải trọng trong quá trình thi công.
• Ván khuôn phải kín để không bị chảy nước xi măng trong quá trình đổ
bê tông và đầm lèn bê tông.
• Ván khuôn phải đúng hình dáng và kích thước cấu kiện.
• Cây chống phải đảm bảo về chất lượng và quy cách, mật độ cây chống
phải được tính toán cụ thể; gỗ chống phải được chống xuống chân đế
bằng gỗ và được cố định chắc chắn tránh xê dịch trong quá trình thi công.
• Mặt khác, riêng ván khuôn sàn có thể lót bạt trên ván nhằm tránh tối đa
việc mất nước xi măng.
• Khi thi công ván khuôn cần chú ý đến khả năng chịu lực của gỗ ván và đà giáo. lOMoARcPSD| 38777299
Hình 1. Ván khuôn gỗ phủ phim
1. Kỹ thuật lắp dựng ván khuôn cột
• Do lắp ván khuôn sau khi đặt cốt thép nên trước khi ghép ván khuôn
cần làm vệ sinh chân cột, chân vách.
• Đổ trước một đoạn cột có chiều cao 10-15 cm để làm giá, ghép ván khuôn được chính xác.
• Ván khuôn cột được gia công theo từng mảng theo kích thước cột .Ghép
hộp 3 mặt, luồn hộp ván khuôn vào cột đã được đặt cốt thép sau đó lắp tiếp mặt còn lại.
• Dùng gông để cố định hộp ván, khoảng cách các gông theo tính toán.
• Điều chỉnh lại vị trí tim cột và ổn định cột bằng các thanh chống xiên có
ren điều chỉnh và các dây neo.
• Ván khuôn cột là loại ván khuôn không chịu lực do đó sau khi đổ bê
tông được 1 ngày ta tiến hành tháo ván khuôn cột, vách. lOMoARcPSD| 38777299
• Tháo ván khuôn cột xong mới lắp ván khuôn dầm, sàn, vì vậy khi tháo
ván khuôn cột ta để lại một phần phía trên đầu cột (như trong thiết kế)
để liên kết với ván khuôn dầm.
• Ván khuôn được tháo theo nguyên tắc: “Cái nào lắp trước thì tháo sau,
cái nào lắp sau thì tháo trước”.
• Việc tách, cậy ván khuôn ra khỏi bê tông phải được thực hiện một cách
cẩn thận tránh làm hỏng ván khuôn và làm sứt mẻ bê tông.
• Để tháo dỡ ván khuôn được dễ dàng, người ta dùng các đòn nhổ đinh,
kìm, xà beng và những thiết bị khác.
Hình 2. Lắp ván khuôn cột
2. Quy trình lắp dựng ván khuôn cột: lOMoARcPSD| 38777299
• Ván khuôn cột gồm hai phần chủ yếu là phần khuôn để tạo ra cột có hình
dạng và kích thước theo thiết kế và phần gông để giữ ván khuôn ổn định chắc chắn.
• Đối với cột có kích thước nhỏ (có cạnh dài h <= 400mm), ván khuôn cột
được đóng sẵn thành hộp 3 mặt có kích thước theo thiết kế và được lắp
dựng vào vị ví của cột, sau đó ta ghép dần ván khuôn mặt còn lại của cột
và đổ bê tông từ dưới lên sao cho từng lớp cách nhau khoảng 40-60cm. –
Đối với cột lớn (có cạnh dài h > 500mm), mỗi mặt có thể ghép nhiều
mảng, sau khi ghép các mảng ván theo hình dạng của cột thì dùng gông
để cố định, gông có thể làm bằng gỗ hay thép. Khoảng cách giữa các
gông khoảng từ 0,40-0,60m. Chân ván khuôn cột có chừa một cửa nhỏ để
vệ sinh trước khi đổ, kích thước cửa khoảng 30x40cm và có nắp đậy được gia công sẵn.
• Đối với những cột cao nếu đổ bêtông trực tiếp từ đầu cột xuống, bêtông
sẽ bị phân tầng. Đổ bêtông từng lớp 40- 60cm tiến hành đầm dùi xong
mới đổ lớp tiếp theo.
• Nếu phải đổ từ trên đầu cột sẽ dùng vòi đưa vào cột sao cho khi đổ chiều
cao rơi của bêtông không được vượt quá 1m.
• Đầu cột nối với dầm phải đóng nẹp đứng và nẹp ngang để gác ván khuôn dầm.
Phương pháp lắp đặt ván khuôn cột:
• Trước hết xác định tim ngang và dọc của cột, vạch mặt cắt của cột lên mặt nền, sàn.
• Ghim khung, cố định chân cột với những đệm gỗ đã đặt sẵn trong khối
móng để làm cữ dựng ván khuôn cột.
• Dựng lần lượt các mảng phía trong đến mảng phía ngoài rồi đóng đinh
liên kết 4 mảng với nhau, lắp các gông, nêm chặt.
• Dùng dây dọi kiểm tra tim và độ thẳng đứng của cột. lOMoARcPSD| 38777299
• Neo giữ, chống cho cột thẳng đứng (cố định ván khuôn cột).
• Với cột có kích thước lớn, cốt thép dày thì có thể dựng trước một mặt
hoặc dựng hộp ván khuôn 3 mặt, điều chỉnh, cố định ván khuôn, sau khi
lắp dựng xong cốt thép thì dựng mặt ván khuôn còn lại, dùng gông để
gông chặt các mảng ván lại với nhau.
Hình 3. Lắp ván khuôn cột
II. Quy trình và kỹ thuật lắp dựng ván khuôn dầm, sàn 1. Yêu cầu kỹ thuật
ván khuôn dầm, sàn
- Hộp dầm chính, dầm phụ phải đúng hình dáng kích thước chiều rộng, chiều
cao phía bên trong của hộp dầm theo thiết kế hoặc cấu kiện của bê tông;
- Vị trí liên kết ván khuôn đảm bảo độ kín khít khi lắp ghép, liên kết lOMoARcPSD| 38777299
thành từng tấm, mảng tạo thành hộp không làm mất nước xi măng; - Hệ thống
chống đỡ, nêm, kê, thanh giằng và ván khuôn khi lắp dựng xong luôn luôn
đảm bảo độ ổn định, chắn trong khi thi công đổ bê tông đến khi bê tông đạt cường độ chịu lực.
- Ván khuôn dầm liền sàn khi lắp dựng xong phải đúng vị trí tim, đảmbảo
đúng cốt cao độ theo thiết kế của công trình;
- Có cấu tạo thật đơn giản, khoa học hợp lý, lắp nhanh, tháo nhanhkhông làm
ảnh hưởng đến công tác lắp đặt cốt thép và luân chuyển được nhiều lần.
2. Quy trình lắp dựng ván khuôn dầm, sàn *
Lắp dầm chính kiểm tra và điều chỉnh. - Xác
định vị trí, độ cao đặt ở 2 đầu dầm chính - Xác
định tim, cốt dầm chính.
- Rải ván đặt chân chống.
- Đặt cột chống chữ T
- Đặt 2 cột chống sát tường hay sát cột giá đỡ ván khuôn cột, cố định 2
cộtchống. Đặt thêm một số cột chính theo đường tim của dầm chính, định vị
tạm thời các cột chống đặt thêm.
- Dải ván đáy dầm chính trên xà của cột chống chữ T và cố định 2 đầu dầmbằng cách giằng.
- Đặt tiếp cột chống chữ T theo thiết kế.
- Đặt tấm khuôn thành dầm và cố định nẹp đỡ chân tấm khuôn thành chosát với tấm đáy.
Cố định mép trên của tấm khuôn thành theo thiết kế ( chống xiên, gông hay giàng théo hoặc bu lông)
- Kiểm tra và điều chỉnh Dầm đúng vị trí tim cốt của công trình.
* Lắp dầm phụ kiểm tra và điều chỉnh.
Sau khi lắp dựng xong ván khuôn của dầm chính đặt trực tiếp ván khuôn của đầm phụ.
- Rải cây chống, lắp đáy dầm phụ. lOMoARcPSD| 38777299
- Lắp thành dầm phụ và cố định chân, mép thành dầm.
- Điều chỉnh cột chống để xác định độ cao đáy dầm phụ.
Sau khi lắp xong ván khuôn dầm chính và dầm phụ, tiến hành giằng cột
giằng ngang và giằng chéo.
Cuối cùng lắp sàn thao tác, để chuẩn bị đặt cốt thép và đổ bê tông.
* Lắp sàn kiểm tra và điều chỉnh.
- Lấy cốt cao độ của mặt sàn tại những nơi cố định để từ đó dễ dàng sửdụng và
kiểm tra trong quá trình lắp dựng. Lắp dựng:
- Đặt hệ thống dầm đỡ tấm khuôn sàn- Cố định dầm đỡ sàn bằng ván diềm về
một phía - Đặt cây chống dầm đỡ sàn. - Lát tấm sàn.
- Điều chỉnh và đóng ván diềm xung quanh. Kiểm tra
- Kiểm tra mặt phẳng của sàn, điều chỉnh, bổ sung cây chống.
- Đóng hệ thống giằng và giằng chéo theo quy định. lOMoARcPSD| 38777299
Hình 4. Lắp ván khuôn dầm, sàn
3. Kỹ thuật lắp ván khuôn dầm, sàn
-Lắp dựng ván khuôn dầm: Dựng cột chống (khoảng cách như đã tính toán
trong phần thiết kế) lắp ván khuôn đáy sau đó lắp dựng ván khuôn thành. Cố
định chắc chắn ván thành bằng các con bọ và thanh chống xiên. Cột chống được
cố định bằng các giằng chân cột.
-Lắp dựng ván khuôn sàn: Dựng cột chống và xà gồ vào đúng các vị trí như đã
thiết kế sau đó rải ván khuôn sàn. Khi ván khuôn sàn đặt lên ván khuôn tường,
nẹp đỡ dầm phải liên kết với sườn ván khuôn tường. Hoặc thay bằng dầm gỗ tựa
lên hàng cột đặt song song sát tường để đỡ ván khuôn sàn (áp dụng khi ván
khuôn tường cần tháo dỡ trước ván khuôn sàn). lOMoARcPSD| 38777299
-Ván khuôn dầm có dạng hộp dài, được ghép bởi hai mảng ván thành và một
mảng ván đáy, ván đáy đặt lọt vào giữa hai ván thành. Chiều dày của ván đáy là
2-3cm, chiều dày của ván thành 2-3cm, mặt trên ván thành bằng mặt bê tông.
Thi công ván khuôn dầm phải tạo độ vồng 3/1000 nhịp của dầm.
-Có thể chống giữ ván thành bằng gông mặt, thanh chống xiên bên ngoài, hoặc
néo bằng dây thép kết hợp với những thanh văng chống tạm bên trong, tùy theo chiều cao của dầm.
-Để đảm bảo cây chống vững chắc, không lún, người ta đặt cây chống trên
những tấm ván lót dày 2-3cm, những tấm ván này đặt trên mặt phẳng ổn định, ở
giữa ván lót và chân cây chống có nêm điều chỉnh.
-Ván khuôn sàn được thi công cùng lúc với dầm, thành của cốp pha dầm sẽ
dùng để kê mép của cốp pha sàn. Pan sàn thả bằng xà gồ 40×80 gỗ cách khoảng
450mm và được chống bởi thanh chống đứng và hệ dàn giáo.
-Chân của hệ chống phải được gia cố bằng ván hoặc nền phải được lu đầm kỹ
trước khi chống. Lưu ý đến hiện tượng sàn bị lún trong quá trình đổ bê tông khi
gặp trời mưa làm hỏng nền đất chống.