BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ | LÝ LUẬN TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM

Khái niệm và ý nghĩa của truyền thông đại chúng: Trình bày về khái niệm cơ bản của truyền thông đại chúng và tại sao nó là một khía cạnh quan trọng của xã hội đương đại. Nêu rõ vai trò của truyền thông đại chúng trong việc truyền tải thông tin, hình thành ý thức cộng đồng, và tác động đến quan hệ xã hội.

lOMoARcPSD| 40190299
KDD BAI CUOI KY Llttdck 22
Cơ Sở Lý Lun Báo Chí Và Truyền Thông (Đại hc Khoa hc Xã hội và Nhân văn,
Đại hc Quc gia Thành ph H Chí Minh)
lOMoARcPSD| 40190299
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
KHOA : BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG
-------------------------
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
Môn học: LÝ LUẬN TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
Giảng viên: ĐỖ THỊ HÀ PHƯƠNG
CHỦ ĐỀ : TRUYỀN THÔNG VÀ CẢM XÚC
Sinh viên thực hiện :
Võ Ngọc Thiên Kim - 2256050030
Vũ Thị Thùy Dương - 2256050013
Nguyễn Khánh Dung - 2256050010
Lớp : K22 Truyền thông đa phương tiện
lOMoARcPSD| 40190299
ẢNH HƯỞNG CỦA MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK ĐẾN CẢM XÚC
CỦA GIỚI TRẺ TẠI VIỆT NAM
I. Giới thiệu vấn đề
1. Thực trạng vấn đề
Mạng hội Facebook đi vào hoạt động năm 2004 mặt tại Việt Nam năm 2006. Facebook
bắt đầu chiếm ưu thế tại nước ta vào năm 2009 sau khi Blog 360 độ của Yahoo ngừng hoạt động. Những
năm trở lại đây, dù gặp phải sự cạnh tranh của nhiều nền tảng giải trí mới nhưng trên thế giới và đặc biệt
tại Việt Nam, Facebook vẫn giữ vị thế đứng đầu với số lượng người dùng đông đảo: theo thống của
NapoleonCat, tính đến tháng 5/2023, Việt Nam đứng thứ 7 trong nhóm các nước lượng người dùng
Facebook lớn nhất thế giới với 85 triệu người dùng, chiếm hơn 80% dân số. Trong đó, độ tuổi sử dụng
Facebook nhiều nhất Việt Nam từ 25 34 tuổi (chiếm tới 28,9%), tiếp đến độ tuổi từ 18 - 24 tuổi
(chiếm 25,4%). Những số liệu được nêu phản ánh rất về mức độ bao phủ của nền tảng mạng hội
Facebook lên đời sống hàng ngày của người Việt, nhất là đến giới trẻ. Vì vậy, ảnh hưởng của mạng xã hội
Facebook đến cảm xúc của giới trẻ tại Việt Nam là một vấn đề cần được quan tâm và chú ý nhiều hơn.
Facebook giúp kết nối con người lại với nhau không bị hạn chế về khoảng cách địa lý. Tại
đây, họ hội bày tỏ hoặc chia sẻ những quan điểm, cảm xúc của mình lưu giữ những khoảnh
khắc đáng nhớ. Thêm vào đó, sử dụng Facebook là một cách cập nhật thông tin nhanh chóng, các bài
đăng liên tục được cập nhật sẽ giúp người dùng thể nhanh chóng nắm bắt những đang diễn ra
trên toàn thế giới. Ngoài ra, Facebook một nền tảng giải trí tận, việc "lướt" Facebook giúp
người dùng phần nào quên đi những căng thẳng trong công việc, học tập.
Mạng hội Facebook còn vai trò rất lớn trong quá trình lan tỏa những thông điệp ý nghĩa đến
cộng đồng, như việc khích lệ tinh thần chống dịch, chia sẻ với người dân chịu thiệt hại do thiên tai, những
người hoàn cảnh khó khăn… Điển hình gần đây, trên Facebook liên tục xuất hiện các bài đăng về sản
phẩm âm nhạc "Nấu ăn cho em" của rapper Đen Vâu kết hợp cùng ca trẻ Pia Linh. Giá trị nhân văn của
MV được các fanpage lớn nhỏ, các tài khoản Facebook lan toả mạnh mẽ đến cộng đồng, nhờ vậy sau khi
MV được phát hành, đã có hơn 1.000 em nhỏ được nhận nuôi. Sự lan tỏa âm nhạc của sự tử tế đó phần nào đã
tác động đến nhận thức của người trẻ - không những biết ơn những mình đang hãy sống tử tế, làm
những điều có ích cho xã hội và đã thật sự thúc đẩy họ có những hành động thiết thực.
Tuy nhiên, tồn tại nhiều mặt trái của Facebook. Việc kết nối trực tuyến dễ dàng qua nền tảng
này dẫn đến việc giảm sự ơng tác trực tiếp giữa người với người. Nghiện Facebook không chỉ
khiến con người lãng phí thời gian còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất
tinh thần, phụ thuộc quá nhiều vào Facebook, sẽ dẫn đến nguy bị trầm cảm, áp lực đồng trang
lứa, mắc hội chứng FOMO (sợ bị bỏ lỡ)... Ngoài ra, sự "thoải mái" của nền tảng này cũng khiến tình
trạng bạo lực mạng, bạo lực ngôn từ diễn ra nhiều hơn. Việc phải chịu các tin đồn thất thiệt, nghe
những bình luận xúc phạm hay miệt thị ngoại hình từ những người trên Facebook khiến người bị bắt
nạt bị tổn thương và dễ hình thành những "vết sẹo" tinh thần khó chữa lành.
lOMoARcPSD| 40190299
Khả năng lan tỏa thông tin mạnh mẽ của Facebook cũng tạo cơ hội cho nhiều cá nhân, tổ chức
lợi dụng gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, cảm xúc của người dùng nhằm đạt được lợi ích cho bản
thân. Không ít Fanpage hay các hội nhóm trên Facebook thường xuyên đăng tải, chia sẻ các hình
ảnh, video clip nội dung giật gân, kích động nhằm tăng tương tác. Việc đăng tải, chia sẻ những
thông tin nvậy gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức, cảm xúc hành vi của người xem, đặc
biệt người trẻ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mạng hội - tất nhiên bao gồm Facebook, thực
ra không tốt cho sức khỏe tâm thần của chúng ta. Thậm chí vào năm 2021, công ty Facebook (sau
này Meta) đã phải đối mặt với làn sóng cáo buộc liên quan đến việc thúc đẩy những nội dung độc
hại, "thao túng" người dùng theo hướng cực đoan để tăng tương tác trên nền tảng này.
Với sự phát triển của thời đại công nghệ 4.0, mọi thứ dần trở nên số hóa thì những tương tác
ảo trên nền tảng Facebook trở nên phổ biến dần đóng vai trò thiết yếu như một môi trường "số"
trong đời sống của con người từ các hoạt động giải trí đến học tập làm việc. Điều này cũng dẫn
đến gia tăng mức độ tác động của Facebook đến cảm xúc, tâm trạng của người dùng, đặc biệt
người trẻ - họ khả năng cập nhật nhanh hội nhập cao nhưng cũng dễ gặp khủng hoảng mắc
các vấn đề về tâm lý. Ảnh hưởng của mạng hội Facebook đến cảm xúc của giới trẻ của Việt Nam
là một vấn đề mang tính cấp bách và cần được bàn luận nhiều hơn.
2. Cơ sở lý luận
Theo West và Turner, thuyết “sử dụng và hài lòng” là một phần mở rộng của thuyết “nhu cầu và động
lực”, được đưa ra bởi Abraham Maslow vào năm 1954, lập luận rằng mọi người chủ động tìm cách thỏa mãn
nhu cầu của họ dựa trên hệ thống phân cấp. thuyết sử dụng hài lòng đề cao vai trò của người sử dụng.
Hiểu một cách đơn giản, trong lý thuyết này, người dùng là chủ thể quyết định trong việc lựa chọn và sử dụng
các phương tiện truyền thông nhằm đáp ứng các nhu cầu nhân của họ. Việc lựa chọn sử dụng phương
tiện truyền thông mối liên kết với nhu cầu cụ thể của từng nhân (Katz et al., 1973). thể thấy rằng,
nhu cầu của người dùng động thúc đẩy họ thực hiện hành vi. Cuối cùng, người dùng thể đánh giá
thông tin trên các phương tiện truyền thông thay vì chỉ đọc hoặc xem thông tin
(Blumler, 1979).
Tiếp đến, thuyết “nhận thức hội” thuyết học tập được phát triển bởi một giáo tâm
lý học người Mỹ - Albert Bandura. Lý thuyết này cung cấp một góc nhìn về cách con người chủ động
định hình được định hình như thế nào bởi môi trường sống của họ. Đặc biệt, thuyết tả chi
tiết quá trình học tập và bắt chước dựa trên squan sát ảnh hưởng đến quá trình tạo ra hành
vi, tức là mối quan hệ mật thiết giữa cá nhân, môi trường và hành vi.
Thông qua thuyết “nhận thức hội” thì yếu tố “học tập quan sát” sẽ cho phép con người tiếp nhận
thông tin nhanh hơn rất nhiều nhờ vào quá trình học tập bắt chước mẫu người họ từng tiếp xúc. Bên
cạnh đó, dựa trên niềm tin quan sát vào năng lực bản thân trong quá trình học tập quan sát, thì các hình
mẫu, mô hình thông tin đã truyền tải sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến nguồn động lực truyền cảm hứng cho họ. Có
thể hiểu đơn giản là con người sẽ có lòng tin nhiều hay ít vào năng lực bản thân cũng liên quan đến
lOMoARcPSD| 40190299
những người, thông tin mà họ đã thấy, đã theo dõi. Và yếu tố cuối cùng trong thuyết “nhận thức xã hội” có rất
nhiều ảnh hưởng đến sự thay đổi nhận thức của con người đó các mô hình hóa phương tiện truyền thông.
duy, cảm xúc của người tiêu thụ truyền thông chuyển biến theo chiều hướng tích cực, hay tiêu cực phụ
thuộc rất nhiều vào những thứ mà họ sẽ đọc, nghe, nhìn hằng ngày trên các phương tiện truyền thông đại
chúng. Chính vậy, những nội dung các bạn trẻ đang nhìn thấy, đang quan tâm hiện hữu trên nền tảng
mạng hội Facebook hàng ngày, sẽ những tác động, chi phối rất nhiều đến cảm xúc, lâu dài tính cách
của họ. Thế nên, chúng ta cần chú trọng hơn đến nội dung của các bài đăng trên mạng xã hội Facebook sẽ ảnh
hưởng như thế nào đối với các bạn trẻ tại Việt Nam. Từ đó, có thể đưa ra những biện pháp phù hợp giúp cho
các bạn trẻ sẽ thay đổi suy nghĩ, tình cảm theo hướng tích cực, góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp,
những hành động đúng đắn nhờ vào các nội dung trên mạng xã hội Facebook.
II. Giải quyết vấn đề
1. Cơ sở lý luận cho hướng giải quyết
Bên cạnh việc kiểm soát, quản lý của chính phủ về an ninh mạng hiện nay thì cần có thêm các giải
pháp để thể khắc phục được tình trạng người dùng bị ảnh hưởng, định hướng cảm xúc bởi mạng
hội Facebook. Do các quy định cho các nền tảng mạng hội hiện nay của chính phủ chưa đề cao đến
việc bảo việc, nâng cao sức khỏe tinh thần người sử dụng. Chủ yếu chỉ đưa ra các quy định về tính đúng
đắn của thông tin. Khi nghiên cứu về thuyết “sử dụng hài lòng” chúng tôi nhận thấy rằng vai trò của
người sử dụng cần được đề cao hơn trong các nền tảng mạng hội. Người dùng quyền chủ động
trong lựa chọn các loại hình truyền thông, nội dung để đáp ứng nhu cầu nhân của mình. Thay
người thụ động tiêu thụ các bài đăng trên mạng hội Facebook, thì các bạn trẻ phải người được tiếp
cận với những nội dung phù hợp với các nhu cầu của bản thân như nhu cầu tình cảm, nhu cầu nhận thức,
nhu cầu hòa nhập, nhu cầu giải tỏa căng thẳng… Thì với những ảnh hưởng Facebook đem đến thực
sự chưa đáp ứng thỏa đáng các nhu cầu của người sử dụng. Với mục đích có thể giảm thiểu tối đa những
thông tin sai lệch gây ra những luồng cảm xúc tiêu cực, lối suy nghĩ độc hại cho các bạn trẻ thay vào
đó là những bài đăng chuẩn mực, mang tính giải trí tốt đẹp, phù hợp với văn hóa xã hội thì chúng tôi xin
đề xuất một số giải pháp dựa trên thuyết “sử dụng và hài lòng”.
2. Đề xuất giải pháp
Thông thường thì người dùng sẽ tiếp cận thông tin một cách thụ động nhưng lại thời gian sử dụng
mạng xã hội Facebook một cách chủ động. Nên chúng tôi sẽ đề xuất giải pháp đó chính là tạo ra một ứng dụng
trung gian thể quản giới hạn nội dung quy định thời gian sử dụng cho tài khoản người dùng. Khi cài
đặt ứng dụng, người dùng cần cung cấp thông tin nhân như nghề nghiệp, sở thích, tính cách, nhu cầu sử
dụng... Ứng dụng sẽ dựa trên các thuật toán để thiết lập các nội dung xuất hiện, thời lượng sử dụng phù hợp
cho người dùng. Theo thuyết “sử dụng hài lòng”, người dùng xu hướng tìm kiếm theo dõi những
thông tin thuộc phạm vi quan tâm của họ. Nên bên cạnh việc đề xuất các nội dung mà họ quan tâm thì cũng
cần giới hạn các nội dung không thuộc phạm vi quan tâm. ứng dụng sẽ thực hiện tính năng giới hạn bài
đăng trên bản tin tùy thuộc vào đặc điểm, nhu cầu cá nhân của người dùng. Ví dụ, mỗi
lOMoARcPSD| 40190299
ngày trên trang chủ chỉ sẽ xuất hiện 20 bài đăng do ứng dụng đã chọn lọc, nếu muốn nhìn thấy thêm các bài
đăng khác thì người dùng cần lựa chọn ra lĩnh vực cụ thể, hoặc tìm kiếm thông tin, nội dung bài đăng trên
thanh công cụ. Vì vậy, người dùng có thể tránh được trường hợp lướt Facebook một cách mất kiểm soát, đắm
chìm vào hạn những nội dung trong đó những nội dung không phù hợp với nhu cầu nhân của
mình. Hơn thế, khi người dùng chủ động tìm kiếm, tnhững thông tin tiêu cực hay tích cực, ảnh hưởng
đến cảm xúc của bản thân như thế nào thì họ cũng đã dự đoán trước được một phần cảm xúc, không còn bị
định hướng bởi người đăng, hay đề xuất của Facebook. Còn đối với mặt giới hạn thời gian sử dụng, ứng dụng
này sẽ tính toán để đưa ra thời lượng phù hợp cho từng đối tượng, nhân cụ thể. Để tối ưu và sáng tạo hơn,
thì khi bắt đầu một ngày mới người dùng sẽ phải điền những công việc cần phải làm trong hôm nay vào ứng
dụng. Sau khi tính toán, lập trình thời lượng sử dụng cho hôm đó xong thì khi người dùng vào Facebook, ứng
dụng sẽ liên tục cập nhật thời gian, khi gần hết thời gian sử dụng thì sẽ gửi những thông báo nhắc nhở cho
người dùng, giúp họ tận dụng thời gian còn lại để xem những thông tin hữu ích, cần thiết. Khi đạt tới thời gian
sử dụng tối đa trong ngày, ứng dụng sẽ hiển thị lời cảnh báo, và đưa ra danh sách việc cần làm trong ngày do
người dùng đã điền. Điều này sẽ tạo cho người dùng lướt mạng xã hội Facebook nhưng không quên nhiệm vụ
trong ngày. Giải pháp này sẽ giúp cho những bạn trẻ thường lãng phí thời gian vào mạng hội sẽ tận dụng
thời gian hiệu quả hơn. Họ sẽ không còn cảm thấy hối hận lãng phí thời gian cho những thông tin trên
Facebook thay tập trung cho những việc thực tế trong đời sống hàng ngày. Do cảm xúc tiêu cực không chỉ
đến từ việc người dùng Facebook gặp phải những bài đăng tiêu cực, còn họ thấy mình đã lãng phí thời
gian cho việc lướt mạng xã hội một cách không kiểm
soát.
3. Vai trò của các chủ thể liên quan
Để giải pháp này thể thực hiện và đem lại hiệu quả như mong muốn, trước hết cần những người
khả năng tạo lập phát triển một ứng dụng với mô hình nói trên như những nhà truyền thông, kỹ
phần mềm,...Bên cạnh đó là sự đồng ý thỏa thuận, mở rộng chính sách đến từ Facebook khi đây có thể là ứng
dụng làm giảm đi lợi ích, lợi nhuận của nền tảng mạng xã hội này. Thay vì giữ nguyên chính sách của mình đó
tập trung vào việc tối ưu hoá tương tác quảng cáo thì Facebook nên nền tảng mạng hội tiên phong
trong việc chú trọng đến sức khoẻ tinh thần cũng như cảm xúc người dùng. không thể thiếu tầm quan
trọng của việc giáo dục tuyên truyền. Các phương tiện truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc
nâng cao nhận thức của thế hệ trẻ về những ảnh hưởng của Facebook đến cảm xúc người dùng. Đồng thời,
góp phần quảng bá về ứng dụng và lợi ích của nó, giúp đại bộ phận các bạn trẻ biết đến và sử dụng ứng dụng
này. Giải pháp nhóm nghiên cứu đưa ra đều hướng đến phục vụ lợi ích của các bạn trẻ hiện nay. Với việc
tạo ra ứng dụng, các nhà sáng lập mong muốn sẽ mang đến cho người dùng một tâm thế thoải mái khi sử
dụng Facebook một cách hiệu quả hơn, phù hợp với nhu cầu của bản thân. Giảm thiểu được những hiện
tượng như áp lực đồng trang lứa, hội chứng sợ bỏ lỡ, bị đầu độc bởi thông tin dễ gây kích động, sai lệch tác
động trực tiếp đến cảm xúc dẫn đến những hành động thiếu suy nghĩ ảnh hưởng không tốt đến quá trình
hình thành, phát triển nhân cách của lớp người trẻ Việt Nam.
lOMoARcPSD| 40190299
4. Đánh giá tính thực tiễn của giải pháp
Đối với thực trạng sử dụng mạng hội Facebook của các bạn trẻ Việt Nam hiện nay thì việc thay
đổi quá nhiều về cách thức sử dụng thể sẽ gây ra nhiều tranh cãi sự phản đối. Hiện nay, việc giới hạn
thời gian chưa tính bắt buộc cao, người dùng vẫn sẽ thể chủ động trong việc sử dụng, vậy họ sẽ khó
chấp nhận khi cảm thấy nhu cầu giải trí của mình bị hạn chế. Bên cạnh đó, Facebook sẽ không dễ dàng vì một
mục đích là giúp cho người sử dụng của mình có tâm trạng, cảm xúc, sức khỏe tinh thần tốt hơn mà đánh đổi
đi lợi nhuận, định hướng đang thực hiện. Chưa kể đến những trang mạng đang làm giàu trên cảm xúc
người theo dõi thì lại càng phản đối giải pháp này. Song, nếu có nhiều bạn trẻ ủng hộ, quan tâm và
đề cao cảm xúc của mình, của người khác thì họ sẽ nhận thấy được những lợi ích của giải pháp này. Mặc
sức khỏe tinh thần chỉ mới được chú ý trong những năm gần đây, đặc biệt sau dịch bệnh Covid-19 nước
ta. Nhưng cũng thể thấy được rằng mọi người, các bạn trẻ đã những nhận thức đúng đắn quan tâm
nhiều hơn về tiếng nói bên trong, cảm xúc của chính mình. Với lối sống cộng đồng, theo xu hướng số đông của
đại đa số người Việt, tchỉ cần những người tiên phong chuyên môn, tri thức, tầm ảnh hưởng công
nhận sự tuyên truyền, giáo dục đến từ phía chính phủ sẽ góp phần nâng cao sự quan tâm của mọi người
đến sức khỏe tinh thần hơn. Để cho các bậc người lớn, phụ huynh, người đi làm,… nhận thấy được những lợi
ích của việc sử dụng mạng xã hội đem lại những niềm vui, giá trị ý nghĩa cho thế hệ sau thì họ sẽ sẵn sàng ủng
hộ. khi người trẻ không bị những điều tiêu cực trên mạng hội ảnh hưởng đến cảm xúc thì họ cũng sẽ
tâm thế vui vẻ khi giao tiếp với mọi người trong gia đình, hòa đồng hơn với những người xung quanh.
Facebook sẽ trở thành một công cụ hữu ích trong học tập cũng như công việc nếu chúng ta được tiếp cận
khai thác những tài nguyên hợp lí từ nền tảng này. Giải pháp mà nhóm hướng đến mục tiêu xây dựng một thế
hệ người dùng mạng hội thông minh, giải trí lành mạnh, vững vàng về mặt tâm lý, không để cảm xúc bị
dẫn dắt bởi những nguồn tin tiêu cực từ mạng xã hội.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Jatbi. (2021). Hành vi truyền thông xã hội của sinh viên – Tiếp cận từ lý thuyết sử dụng và hài
lòng - Xã hội và Nhân văn - Nghiên cứu - Viện Nghiên Cứu Việt Mỹ. https://vmied.edu.vn/nghien-
cuu/van-hoa/hanh-vi-truyen-thong-xa-hoi-cua-sinh-vien-tiep-can-tu-ly-thuyet-su-dung-va-hai-long/
2. Ybox.Vn. (2021). [SUB Factory] Lý Thuyết Nhận Thức Xã Hội: Cách Chúng Ta Học Tập Từ
Hành Vi Của Người Khác.ybox.vn. https://ybox.vn/gia-vi/sub-factory-ly-thuyet-nhan-thuc-xa-hoi-
cach-chung-tahoc-tap-tu-hanh-vi-cua-nguoi-khac-60aa06a5b379123a3a064a71
3. Rap Replay. (2023). NGHỆ SĨ TỬ TẾ. Trích xuất từ:
https://www.facebook.com/rapreplay.1988/posts/pfbid02HtneVhed7oTt7xwqtDA2eSnj2a1Fo26C6
BmnWx73FNkFGpih5gKMxwYYKK8Pf5jPl
4. NapoleonCat. (2023, May 1). Facebook users in Viet Nam
https://napoleoncat.com/stats/facebook-users-in-viet_nam/2023/05/
| 1/7

Preview text:

lOMoAR cPSD| 40190299 KDD BAI CUOI KY Llttdck 22
Cơ Sở Lý Luận Báo Chí Và Truyền Thông (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) lOMoAR cPSD| 40190299
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
KHOA : BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG
—-------------------------
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
Môn học: LÝ LUẬN TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
Giảng viên: ĐỖ THỊ HÀ PHƯƠNG
CHỦ ĐỀ : TRUYỀN THÔNG VÀ CẢM XÚC
Sinh viên thực hiện :
Võ Ngọc Thiên Kim - 2256050030
Vũ Thị Thùy Dương - 2256050013
Nguyễn Khánh Dung - 2256050010
Lớp : K22 Truyền thông đa phương tiện lOMoAR cPSD| 40190299
ẢNH HƯỞNG CỦA MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK ĐẾN CẢM XÚC
CỦA GIỚI TRẺ TẠI VIỆT NAM I.
Giới thiệu vấn đề
1. Thực trạng vấn đề
Mạng xã hội Facebook đi vào hoạt động năm 2004 và có mặt tại Việt Nam năm 2006. Facebook
bắt đầu chiếm ưu thế tại nước ta vào năm 2009 sau khi Blog 360 độ của Yahoo ngừng hoạt động. Những
năm trở lại đây, dù gặp phải sự cạnh tranh của nhiều nền tảng giải trí mới nhưng trên thế giới và đặc biệt
là tại Việt Nam, Facebook vẫn giữ vị thế đứng đầu với số lượng người dùng đông đảo: theo thống kê của
NapoleonCat, tính đến tháng 5/2023, Việt Nam đứng thứ 7 trong nhóm các nước có lượng người dùng
Facebook lớn nhất thế giới với 85 triệu người dùng, chiếm hơn 80% dân số. Trong đó, độ tuổi sử dụng
Facebook nhiều nhất ở Việt Nam là từ 25 – 34 tuổi (chiếm tới 28,9%), tiếp đến là độ tuổi từ 18 - 24 tuổi
(chiếm 25,4%). Những số liệu được nêu phản ánh rất rõ về mức độ bao phủ của nền tảng mạng xã hội
Facebook lên đời sống hàng ngày của người Việt, nhất là đến giới trẻ. Vì vậy, ảnh hưởng của mạng xã hội
Facebook đến cảm xúc của giới trẻ tại Việt Nam là một vấn đề cần được quan tâm và chú ý nhiều hơn.
Facebook giúp kết nối con người lại với nhau mà không bị hạn chế về khoảng cách địa lý. Tại
đây, họ có cơ hội bày tỏ hoặc chia sẻ những quan điểm, cảm xúc của mình và lưu giữ những khoảnh
khắc đáng nhớ. Thêm vào đó, sử dụng Facebook là một cách cập nhật thông tin nhanh chóng, các bài
đăng liên tục được cập nhật sẽ giúp người dùng có thể nhanh chóng nắm bắt những gì đang diễn ra
trên toàn thế giới. Ngoài ra, Facebook là một nền tảng giải trí vô tận, việc "lướt" Facebook giúp
người dùng phần nào quên đi những căng thẳng trong công việc, học tập.
Mạng xã hội Facebook còn có vai trò rất lớn trong quá trình lan tỏa những thông điệp ý nghĩa đến
cộng đồng, như việc khích lệ tinh thần chống dịch, chia sẻ với người dân chịu thiệt hại do thiên tai, những
người có hoàn cảnh khó khăn… Điển hình là gần đây, trên Facebook liên tục xuất hiện các bài đăng về sản
phẩm âm nhạc "Nấu ăn cho em" của rapper Đen Vâu kết hợp cùng ca sĩ trẻ Pia Linh. Giá trị nhân văn của
MV được các fanpage lớn nhỏ, các tài khoản Facebook lan toả mạnh mẽ đến cộng đồng, nhờ vậy mà sau khi
MV được phát hành, đã có hơn 1.000 em nhỏ được nhận nuôi. Sự lan tỏa âm nhạc của sự tử tế đó phần nào đã
tác động đến nhận thức của người trẻ - không những biết ơn những gì mình đang có mà hãy sống tử tế, làm
những điều có ích cho xã hội và đã thật sự thúc đẩy họ có những hành động thiết thực.
Tuy nhiên, tồn tại nhiều mặt trái của Facebook. Việc kết nối trực tuyến dễ dàng qua nền tảng
này dẫn đến việc giảm sự tương tác trực tiếp giữa người với người. Nghiện Facebook không chỉ
khiến con người lãng phí thời gian mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và
tinh thần, phụ thuộc quá nhiều vào Facebook, sẽ dẫn đến nguy cơ bị trầm cảm, áp lực đồng trang
lứa, mắc hội chứng FOMO (sợ bị bỏ lỡ)... Ngoài ra, sự "thoải mái" của nền tảng này cũng khiến tình
trạng bạo lực mạng, bạo lực ngôn từ diễn ra nhiều hơn. Việc phải chịu các tin đồn thất thiệt, nghe
những bình luận xúc phạm hay miệt thị ngoại hình từ những người trên Facebook khiến người bị bắt
nạt bị tổn thương và dễ hình thành những "vết sẹo" tinh thần khó chữa lành. lOMoAR cPSD| 40190299
Khả năng lan tỏa thông tin mạnh mẽ của Facebook cũng tạo cơ hội cho nhiều cá nhân, tổ chức
lợi dụng gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, cảm xúc của người dùng nhằm đạt được lợi ích cho bản
thân. Không ít Fanpage hay các hội nhóm trên Facebook thường xuyên đăng tải, chia sẻ các hình
ảnh, video clip có nội dung giật gân, kích động nhằm tăng tương tác. Việc đăng tải, chia sẻ những
thông tin như vậy gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức, cảm xúc và hành vi của người xem, đặc
biệt là người trẻ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mạng xã hội - tất nhiên bao gồm Facebook, thực
ra không tốt cho sức khỏe tâm thần của chúng ta. Thậm chí vào năm 2021, công ty Facebook (sau
này là Meta) đã phải đối mặt với làn sóng cáo buộc liên quan đến việc thúc đẩy những nội dung độc
hại, "thao túng" người dùng theo hướng cực đoan để tăng tương tác trên nền tảng này.
Với sự phát triển của thời đại công nghệ 4.0, mọi thứ dần trở nên số hóa thì những tương tác
ảo trên nền tảng Facebook trở nên phổ biến và dần đóng vai trò thiết yếu như một môi trường "số"
trong đời sống của con người từ các hoạt động giải trí đến học tập và làm việc. Điều này cũng dẫn
đến gia tăng mức độ tác động của Facebook đến cảm xúc, tâm trạng của người dùng, đặc biệt là
người trẻ - họ có khả năng cập nhật nhanh và hội nhập cao nhưng cũng dễ gặp khủng hoảng và mắc
các vấn đề về tâm lý. Ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook đến cảm xúc của giới trẻ của Việt Nam
là một vấn đề mang tính cấp bách và cần được bàn luận nhiều hơn. 2. Cơ sở lý luận
Theo West và Turner, thuyết “sử dụng và hài lòng” là một phần mở rộng của thuyết “nhu cầu và động
lực”, được đưa ra bởi Abraham Maslow vào năm 1954, lập luận rằng mọi người chủ động tìm cách thỏa mãn
nhu cầu của họ dựa trên hệ thống phân cấp. Lý thuyết sử dụng và hài lòng đề cao vai trò của người sử dụng.
Hiểu một cách đơn giản, trong lý thuyết này, người dùng là chủ thể quyết định trong việc lựa chọn và sử dụng
các phương tiện truyền thông nhằm đáp ứng các nhu cầu cá nhân của họ. Việc lựa chọn và sử dụng phương
tiện truyền thông có mối liên kết với nhu cầu cụ thể của từng cá nhân (Katz et al., 1973). Có thể thấy rằng,
nhu cầu của người dùng là động cơ thúc đẩy họ thực hiện hành vi. Cuối cùng, người dùng có thể đánh giá
thông tin trên các phương tiện truyền thông thay vì chỉ đọc hoặc xem thông tin (Blumler, 1979).
Tiếp đến, thuyết “nhận thức xã hội” là lý thuyết học tập được phát triển bởi một giáo sư tâm
lý học người Mỹ - Albert Bandura. Lý thuyết này cung cấp một góc nhìn về cách con người chủ động
định hình được định hình như thế nào bởi môi trường sống của họ. Đặc biệt, lý thuyết mô tả chi
tiết quá trình học tập và bắt chước dựa trên sự quan sát có ảnh hưởng gì đến quá trình tạo ra hành
vi, tức là mối quan hệ mật thiết giữa cá nhân, môi trường và hành vi.
Thông qua thuyết “nhận thức xã hội” thì yếu tố “học tập quan sát” sẽ cho phép con người tiếp nhận
thông tin nhanh hơn rất nhiều nhờ vào quá trình học tập và bắt chước mẫu người mà họ từng tiếp xúc. Bên
cạnh đó, dựa trên niềm tin quan sát vào năng lực bản thân trong quá trình học tập và quan sát, thì các hình
mẫu, mô hình thông tin đã truyền tải sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến nguồn động lực truyền cảm hứng cho họ. Có
thể hiểu đơn giản là con người sẽ có lòng tin nhiều hay ít vào năng lực bản thân cũng liên quan đến lOMoAR cPSD| 40190299
những người, thông tin mà họ đã thấy, đã theo dõi. Và yếu tố cuối cùng trong thuyết “nhận thức xã hội” có rất
nhiều ảnh hưởng đến sự thay đổi nhận thức của con người đó là các mô hình hóa phương tiện truyền thông.
Tư duy, cảm xúc của người tiêu thụ truyền thông chuyển biến theo chiều hướng tích cực, hay tiêu cực phụ
thuộc rất nhiều vào những thứ mà họ sẽ đọc, nghe, nhìn hằng ngày trên các phương tiện truyền thông đại
chúng. Chính vì vậy, những nội dung mà các bạn trẻ đang nhìn thấy, đang quan tâm hiện hữu trên nền tảng
mạng xã hội Facebook hàng ngày, sẽ có những tác động, chi phối rất nhiều đến cảm xúc, lâu dài là tính cách
của họ. Thế nên, chúng ta cần chú trọng hơn đến nội dung của các bài đăng trên mạng xã hội Facebook sẽ ảnh
hưởng như thế nào đối với các bạn trẻ tại Việt Nam. Từ đó, có thể đưa ra những biện pháp phù hợp giúp cho
các bạn trẻ sẽ thay đổi suy nghĩ, tình cảm theo hướng tích cực, góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp, có
những hành động đúng đắn nhờ vào các nội dung trên mạng xã hội Facebook.
II. Giải quyết vấn đề
1. Cơ sở lý luận cho hướng giải quyết
Bên cạnh việc kiểm soát, quản lý của chính phủ về an ninh mạng hiện nay thì cần có thêm các giải
pháp để có thể khắc phục được tình trạng người dùng bị ảnh hưởng, định hướng cảm xúc bởi mạng xã
hội Facebook. Do các quy định cho các nền tảng mạng xã hội hiện nay của chính phủ chưa đề cao đến
việc bảo việc, nâng cao sức khỏe tinh thần người sử dụng. Chủ yếu chỉ đưa ra các quy định về tính đúng
đắn của thông tin. Khi nghiên cứu về thuyết “sử dụng và hài lòng” chúng tôi nhận thấy rằng vai trò của
người sử dụng cần được đề cao hơn trong các nền tảng mạng xã hội. Người dùng có quyền chủ động
trong lựa chọn các loại hình truyền thông, nội dung để đáp ứng nhu cầu cá nhân của mình. Thay vì là
người thụ động tiêu thụ các bài đăng trên mạng xã hội Facebook, thì các bạn trẻ phải là người được tiếp
cận với những nội dung phù hợp với các nhu cầu của bản thân như nhu cầu tình cảm, nhu cầu nhận thức,
nhu cầu hòa nhập, nhu cầu giải tỏa căng thẳng… Thì với những ảnh hưởng mà Facebook đem đến thực
sự chưa đáp ứng thỏa đáng các nhu cầu của người sử dụng. Với mục đích có thể giảm thiểu tối đa những
thông tin sai lệch gây ra những luồng cảm xúc tiêu cực, lối suy nghĩ độc hại cho các bạn trẻ và thay vào
đó là những bài đăng chuẩn mực, mang tính giải trí tốt đẹp, phù hợp với văn hóa xã hội thì chúng tôi xin
đề xuất một số giải pháp dựa trên thuyết “sử dụng và hài lòng”.
2. Đề xuất giải pháp
Thông thường thì người dùng sẽ tiếp cận thông tin một cách thụ động nhưng lại có thời gian sử dụng
mạng xã hội Facebook một cách chủ động. Nên chúng tôi sẽ đề xuất giải pháp đó chính là tạo ra một ứng dụng
trung gian có thể quản lý giới hạn nội dung và quy định thời gian sử dụng cho tài khoản người dùng. Khi cài
đặt ứng dụng, người dùng cần cung cấp thông tin cá nhân như nghề nghiệp, sở thích, tính cách, nhu cầu sử
dụng... Ứng dụng sẽ dựa trên các thuật toán để thiết lập các nội dung xuất hiện, thời lượng sử dụng phù hợp
cho người dùng. Theo thuyết “sử dụng và hài lòng”, người dùng có xu hướng tìm kiếm và theo dõi những
thông tin thuộc phạm vi quan tâm của họ. Nên bên cạnh việc đề xuất các nội dung mà họ quan tâm thì cũng
cần giới hạn các nội dung không thuộc phạm vi quan tâm. Và ứng dụng sẽ thực hiện tính năng giới hạn bài
đăng trên bản tin tùy thuộc vào đặc điểm, nhu cầu cá nhân của người dùng. Ví dụ, mỗi lOMoAR cPSD| 40190299
ngày trên trang chủ chỉ sẽ xuất hiện 20 bài đăng do ứng dụng đã chọn lọc, nếu muốn nhìn thấy thêm các bài
đăng khác thì người dùng cần lựa chọn ra lĩnh vực cụ thể, hoặc tìm kiếm thông tin, nội dung bài đăng trên
thanh công cụ. Vì vậy, người dùng có thể tránh được trường hợp lướt Facebook một cách mất kiểm soát, đắm
chìm vào vô hạn những nội dung mà trong đó có những nội dung không phù hợp với nhu cầu cá nhân của
mình. Hơn thế, khi người dùng chủ động tìm kiếm, thì những thông tin tiêu cực hay tích cực, có ảnh hưởng
đến cảm xúc của bản thân như thế nào thì họ cũng đã dự đoán trước được một phần cảm xúc, không còn bị
định hướng bởi người đăng, hay đề xuất của Facebook. Còn đối với mặt giới hạn thời gian sử dụng, ứng dụng
này sẽ tính toán để đưa ra thời lượng phù hợp cho từng đối tượng, cá nhân cụ thể. Để tối ưu và sáng tạo hơn,
thì khi bắt đầu một ngày mới người dùng sẽ phải điền những công việc cần phải làm trong hôm nay vào ứng
dụng. Sau khi tính toán, lập trình thời lượng sử dụng cho hôm đó xong thì khi người dùng vào Facebook, ứng
dụng sẽ liên tục cập nhật thời gian, khi gần hết thời gian sử dụng thì sẽ gửi những thông báo nhắc nhở cho
người dùng, giúp họ tận dụng thời gian còn lại để xem những thông tin hữu ích, cần thiết. Khi đạt tới thời gian
sử dụng tối đa trong ngày, ứng dụng sẽ hiển thị lời cảnh báo, và đưa ra danh sách việc cần làm trong ngày do
người dùng đã điền. Điều này sẽ tạo cho người dùng lướt mạng xã hội Facebook nhưng không quên nhiệm vụ
trong ngày. Giải pháp này sẽ giúp cho những bạn trẻ thường lãng phí thời gian vào mạng xã hội sẽ tận dụng
thời gian hiệu quả hơn. Họ sẽ không còn cảm thấy hối hận vì lãng phí thời gian cho những thông tin trên
Facebook thay vì tập trung cho những việc thực tế trong đời sống hàng ngày. Do cảm xúc tiêu cực không chỉ
đến từ việc người dùng Facebook gặp phải những bài đăng tiêu cực, mà còn vì họ thấy mình đã lãng phí thời
gian cho việc lướt mạng xã hội một cách không kiểm soát.
3. Vai trò của các chủ thể liên quan
Để giải pháp này có thể thực hiện và đem lại hiệu quả như mong muốn, trước hết cần có những người
có khả năng tạo lập và phát triển một ứng dụng với mô hình nói trên như những nhà truyền thông, kỹ sư
phần mềm,...Bên cạnh đó là sự đồng ý thỏa thuận, mở rộng chính sách đến từ Facebook khi đây có thể là ứng
dụng làm giảm đi lợi ích, lợi nhuận của nền tảng mạng xã hội này. Thay vì giữ nguyên chính sách của mình đó
là tập trung vào việc tối ưu hoá tương tác và quảng cáo thì Facebook nên là nền tảng mạng xã hội tiên phong
trong việc chú trọng đến sức khoẻ tinh thần cũng như cảm xúc người dùng. Và không thể thiếu tầm quan
trọng của việc giáo dục và tuyên truyền. Các phương tiện truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc
nâng cao nhận thức của thế hệ trẻ về những ảnh hưởng của Facebook đến cảm xúc người dùng. Đồng thời,
góp phần quảng bá về ứng dụng và lợi ích của nó, giúp đại bộ phận các bạn trẻ biết đến và sử dụng ứng dụng
này. Giải pháp mà nhóm nghiên cứu đưa ra đều hướng đến phục vụ lợi ích của các bạn trẻ hiện nay. Với việc
tạo ra ứng dụng, các nhà sáng lập mong muốn sẽ mang đến cho người dùng một tâm thế thoải mái khi sử
dụng Facebook một cách hiệu quả hơn, phù hợp với nhu cầu của bản thân. Giảm thiểu được những hiện
tượng như áp lực đồng trang lứa, hội chứng sợ bỏ lỡ, bị đầu độc bởi thông tin dễ gây kích động, sai lệch tác
động trực tiếp đến cảm xúc dẫn đến những hành động thiếu suy nghĩ có ảnh hưởng không tốt đến quá trình
hình thành, phát triển nhân cách của lớp người trẻ Việt Nam. lOMoAR cPSD| 40190299
4. Đánh giá tính thực tiễn của giải pháp
Đối với thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook của các bạn trẻ ở Việt Nam hiện nay thì việc thay
đổi quá nhiều về cách thức sử dụng có thể sẽ gây ra nhiều tranh cãi và sự phản đối. Hiện nay, việc giới hạn
thời gian chưa có tính bắt buộc cao, người dùng vẫn sẽ có thể chủ động trong việc sử dụng, vì vậy họ sẽ khó
chấp nhận khi cảm thấy nhu cầu giải trí của mình bị hạn chế. Bên cạnh đó, Facebook sẽ không dễ dàng vì một
mục đích là giúp cho người sử dụng của mình có tâm trạng, cảm xúc, sức khỏe tinh thần tốt hơn mà đánh đổi
đi lợi nhuận, định hướng đang thực hiện. Chưa kể đến là những trang mạng đang làm giàu trên cảm xúc
người theo dõi thì lại càng phản đối giải pháp này. Song, nếu có nhiều bạn trẻ ủng hộ, quan tâm và
đề cao cảm xúc của mình, của người khác thì họ sẽ nhận thấy được những lợi ích của giải pháp này. Mặc dù
sức khỏe tinh thần chỉ mới được chú ý trong những năm gần đây, đặc biệt là sau dịch bệnh Covid-19 ở nước
ta. Nhưng cũng có thể thấy được rằng mọi người, các bạn trẻ đã có những nhận thức đúng đắn và quan tâm
nhiều hơn về tiếng nói bên trong, cảm xúc của chính mình. Với lối sống cộng đồng, theo xu hướng số đông của
đại đa số người Việt, thì chỉ cần có những người tiên phong có chuyên môn, tri thức, tầm ảnh hưởng công
nhận và sự tuyên truyền, giáo dục đến từ phía chính phủ sẽ góp phần nâng cao sự quan tâm của mọi người
đến sức khỏe tinh thần hơn. Để cho các bậc người lớn, phụ huynh, người đi làm,… nhận thấy được những lợi
ích của việc sử dụng mạng xã hội đem lại những niềm vui, giá trị ý nghĩa cho thế hệ sau thì họ sẽ sẵn sàng ủng
hộ. Vì khi người trẻ không bị những điều tiêu cực trên mạng xã hội ảnh hưởng đến cảm xúc thì họ cũng sẽ có
tâm thế vui vẻ khi giao tiếp với mọi người trong gia đình, hòa đồng hơn với những người xung quanh.
Facebook sẽ trở thành một công cụ hữu ích trong học tập cũng như công việc nếu chúng ta được tiếp cận và
khai thác những tài nguyên hợp lí từ nền tảng này. Giải pháp mà nhóm hướng đến mục tiêu xây dựng một thế
hệ người dùng mạng xã hội thông minh, giải trí lành mạnh, vững vàng về mặt tâm lý, không để cảm xúc bị
dẫn dắt bởi những nguồn tin tiêu cực từ mạng xã hội.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Jatbi. (2021). Hành vi truyền thông xã hội của sinh viên – Tiếp cận từ lý thuyết sử dụng và hài
lòng - Xã hội và Nhân văn - Nghiên cứu - Viện Nghiên Cứu Việt Mỹ. https://vmied.edu.vn/nghien-
cuu/van-hoa/hanh-vi-truyen-thong-xa-hoi-cua-sinh-vien-tiep-can-tu-ly-thuyet-su-dung-va-hai-long/
2. Ybox.Vn. (2021). [SUB Factory] Lý Thuyết Nhận Thức Xã Hội: Cách Chúng Ta Học Tập Từ
Hành Vi Của Người Khác.ybox.vn. https://ybox.vn/gia-vi/sub-factory-ly-thuyet-nhan-thuc-xa-hoi-
cach-chung-tahoc-tap-tu-hanh-vi-cua-nguoi-khac-60aa06a5b379123a3a064a71
3. Rap Replay. (2023). NGHỆ SĨ TỬ TẾ. Trích xuất từ:
https://www.facebook.com/rapreplay.1988/posts/pfbid02HtneVhed7oTt7xwqtDA2eSnj2a1Fo26C6
BmnWx73FNkFGpih5gKMxwYYKK8Pf5jPl
4. NapoleonCat. (2023, May 1). Facebook users in Viet Nam
https://napoleoncat.com/stats/facebook-users-in-viet_nam/2023/05/