-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài Tiểu luận học phần Địa lý Hàn Quốc | Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên
Bài Tiểu luận học phần Địa lý Hàn Quốc | Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 26 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Địa lý Hàn Quốc 1 tài liệu
Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên 44 tài liệu
Bài Tiểu luận học phần Địa lý Hàn Quốc | Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên
Bài Tiểu luận học phần Địa lý Hàn Quốc | Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 26 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Địa lý Hàn Quốc 1 tài liệu
Trường: Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên 44 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên
Preview text:
lOMoARcPSD| 41967345
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
BÀI TIỂU LUẬN – Đề: 04
Giảng viên hướng dẫn : Đỗ Thị Vân Hương
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hoàng Lan
Lớp : L03 – STT: 04
Mã sinh viên : DTZ2157310614097 Học phần
: ĐỊA LÝ HÀN QUỐC Năm học : 2021-2022 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................................... 4 1 lOMoARcPSD| 41967345
NỘI DUNG ................................................................................................................................... 4
1. Khái quát nền Nông nghiệp Hàn Quốc .................................................................................. 4
1.1. Lịch sử phát triển ................................................................................................................ 4
1.1.1. Giai đoạn 1 ( 1948-1970) ............................................................................................ 5
1.1.2. Giai đoạn 2 ( 1970- 1995) ........................................................................................... 5
1.1.3. Giai đoạn 3 (1995 đến nay): ........................................................................................ 7
1.2. Các thành tựu ...................................................................................................................... 7
2. Sự quan tâm của chính phủ Hàn Quốc đối với nền nông nghiệp ........................................ 8
2.1. Quá khứ ............................................................................................................................... 8
2.2. Hiện tại ................................................................................................................................ 9
3. Chất lượng cuộc sống của nông dân ..................................................................................... 11
4. Sản xuất nông nghiệp hiện đại đóng vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc ở hiện tại và
trong tương lai ............................................................................................................................ 12
4.1. Sự phát triển ở hiện tại ...................................................................................................... 12
4.1.1. Tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP ....................................................................... 12
4.1.2. Thay đổi tỷ trọng sản xuất theo hàng hóa ................................................................. 13
4.1.3. Thay đổi dân số nông nghiệp ..................................................................................... 13
4.1.4. Những thay đổi về quy mô đất nông nghiệp ................................................................... 14
4.1.5. Hệ thống canh tác chiếm ưu thế trên cây lúa ................................................................. 14
4.1.6. Xuất nhập khẩu nông sản ............................................................................................... 15 2 lOMoARcPSD| 41967345
4.2. Lí do mà nền nông nghiệp hiện đại quan trọng đối với Hàn Quốc ................................... 17
5. Dự định của Hàn Quốc đối với nông nghiệp trong tương lai............................................. 20
KẾT LUẬN ................................................................................................................................. 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................... 25 3 lOMoARcPSD| 41967345 MỞ ĐẦU
Hàn Quốc là một đất nước phát triển có nền kinh tế đứng thứ 10 thế giới tính theo GDP (theo
IMF, 2020). Đất nước này chủ yếu phát triển về công nghiệp, dịch vụ đặc biệt là công nghiệp điện
tử. Trong khi đó, nền nông nghiệp Hàn Quốc lại chiếm một vị trí khiêm tốn, chỉ nắm giữ 3,2% GDP,
lực lượng lao động nông nghiệp chiếm 6,4% (DCRDVN, 04/2020). Tuy nhiên nền nông nghiệp lại
luôn được Chính phủ Hàn Quốc đặc biệt coi trọng bởi sự cần thiết của nó tới sự phát triển bền vững
của nước Đại Hàn Dân Quốc từ khi thành lập tới hiện tại và cả tương lai. NỘI DUNG
Đầu tiên, phải khẳng định rằng nền nông nghiệp Hàn Quốc đã được coi trọng từ những ngày
đầu lập nước bởi Hàn Quốc vốn là một nước nông nghiệp. Nhưng chỉ trong vòng một thế hệ, Hàn
Quốc đã vươn mình mạnh mẽ chuyển đổi từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp. Trong quá
trình này, tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP, dân số nông nghiệp và số lượng cộng đồng nông
thôn giảm mạnh do quá trình đô thị hóa. Vậy Hàn Quốc đã làm gì để duy trì và phát triển nông
nghiệp? Ta có thể khái quát như sau:
1. Khái quát nền Nông nghiệp Hàn Quốc. 1.1. Lịch sử phát triển .
Nông nghiệp ở Hàn Quốc là một ngành của nền kinh tế Hàn Quốc . Các nguồn tài nguyên thiên
nhiên cần thiết cho nông nghiệp ở Hàn Quốc không dồi dào. Hai phần ba đất nước là núi và đồi. Đất
canh tác chỉ chiếm 22% diện tích cả nước. Cây trồng quan trọng nhất ở Hàn Quốc là lúa gạo , chiếm
khoảng 90% tổng sản lượng ngũ cốc của cả nước và hơn 40% thu nhập từ nông trại. Các sản phẩm
ngũ cốc khác chủ yếu dựa vào nhập khẩu từ các nước khác. Các trang trại có quy mô từ trang trại
nhỏ, thuộc sở hữu gia đình đến các tập đoàn lớn, nhưng hầu hết đều ở quy mô nhỏ và phụ thuộc
nhiều vào sự hỗ trợ và dịch vụ của chính phủ để tồn tại.
Sự phát triển của nền nông nghiệp Hàn Quốc từ khi thành lập nước Đại Hàn Dân Quốc (1948)
đến nay có thể được phân định thành 3 giai đoạn lớn: 4 lOMoARcPSD| 41967345
1.1.1. Giai đoạn 1 ( 1948-1970)
Những năm 1950, 1960, bức tranh nông nghiệp Hàn Quốc khá ảm đạm với những cánh
đồng khô cằn, hiệu quả kinh tế thấp; tư duy canh tác của nông dân manh mún, lạc hậu.
Nguyên nhân của tình trạng trì trệ này là do sản xuất nông nghiệp dựa trên kinh nghiệm
là chính, năng suất và thu nhập thấp, nông dân không có khả năng tái đầu tư nên bị rơi
vào vòng luẩn quẩn đói nghèo.
Trước tình trạng này, Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định phá vỡ sự bế tắc bằng cách
thực hiện biện pháp “hai mũi giáp công đồng bộ” :
• Đưa kĩ thuật sản xuất mới (giống với phân bón và nông dược, cung cấp tín dụng đầy đủ và
xác định nông sản nâng đỡ cho nhà nông)
• Thay đổi cơ chế chính sách nông nghiệp (cải cách ruộng đất để mọi nông dân đều có đất
canh tác, đông thời ban hành luật hợp tác xã và xây dựng Hợp Tác Xã Nông Nghiệp (HTXNN)
đa mục tiêu khuyến khích nông dân tham gia).
Nhiệm vụ của Hợp Tác Xã Nông Nghiệp ở Hàn Quốc: •
Hướng dẫn và đào tạo kĩ năng sản xuất cho nông dân •
Cung cấp các phương tiện cần thiết cho an sinh xã hội •
Làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm và cung cấp vật tư nông nghiệp cho xã viên từ đồng
ruộng đến chợ hàng hóa (bao gồm sản xuất, chế biến và bán ra thị trường). •
Dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm (bao gồm kinh doanh tài chính nông nghiệp, tín dụng
và tiết kiệm của các Hợp Tác Xã Nông Nghiệp thành viviê. •
Dịch vụ về các loại chăn nuôi gia súc, gia cầm, từ sản xuất, chế biến và tiêu thụ.
Từ đó làm “vực” nền nông nghiệp Hàn Quốc từ yếu ớt trở nên ổn định. Nhờ đó, giá trị sản lượng
nông nghiệp tăng gấp đôi so với 15 năm trước.
1.1.2. Giai đoạn 2 ( 1970- 1995)
Chương trình xây dựng nông thôn mới ( hay phong trào làng mới) ở Hàn Quốc được khởi
xướng đầu năm 1970. Sau hơn 20 năm nỗ lực thực hiệ chương trình này, Hàn Quốc đã đạt được
những thành tựu quan trọng trong việc hiện đại hóa nông nghiệp và cải tạo nông thôn. Chương trình
xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc trong giai đoạn này được chia thành 5 giai đoạn nhỏ hơn như sau: 5 lOMoAR cPSD| 41967345
a) Giai đoạn cải thiện điều kiện cư trú của nông dân(1971-1973):
Trọng điểm của giai đoạn này là cải thiện điều kiện ăn ở của người dân. Bắt đầu từ mùa đông
năm 1970, Chính phủ Hàn Quốc đã hỗ trợ nông dân các vật tư xây dựng như xi măng, sắt thép...Bộ
Nội Vụ Hàn Quốc đã trực tiếp lãnh đạo và phụ trách tổ chức thực thi chương trình xây dựng nông
thôn mới; thành lập Viện nghiên cứu trung ương về chương trình này; đồng thời đào tạo hàng loạt
các chỉ đạo viên có năng lực để phục vụ cho chương trình.
b) Giai đoạn nâng cao chất lượng cuộc sống của nông dân (1974-1976):
Ở giai đoạn này, “phong trào làng mới” bắt đầu mở rộng theo hướng đô thị hóa. Tiếp tục tập
trung xây dựng và sửa chữa các công trình như nhà họp, cong trình nước máy, khuyến khích xây
dựng nhà ở và phát triển kinh doanh đa dạng, tăng cường giáo dục nông thôn mới nhờ lực lượng chỉ
dạo viên, cán bộ chính phủ, người phụ trách đoàn thể xã hội...Đồng thời, chính phủ cũng cung cấp
các khoản tín dụng và nhiều điều kiện ưu đãi khác cho những vùng thực hiện phong trào làng mới có
hiệu quả; động viên giáo viên, nhân viên nghiên cứu về nông thôn dạy học và phổ biến kiến thức
khoa học kĩ thuật, nâng cao chất lượng cuộc sống của nông dân. Trong giai đoạn này, sản xuất nông
nghiệp của Hàn Quốc đã liên tục có những vụ mùa bội thu, thu nhập của đông đảo nông dân được cải thiện đáng kể.
c) Giai đoạn đi sâu vào sản nghiệp nông thôn, giảm nhẹ tác động của Chính phủ(1977-1980):
Trong giai đoạn này, ngành nuôi trồng, ngành gia công nông sản phẩm và nông nghiệp đặc sản
phát triển nhanh chóng. Chính phủ tiếp tục cung cấp nguyên liệu xây dựng để mở ra khu khai thác
công nông và các công trình văn hóa nông thôn; ngành bảo hiểm nông thôn và xây dựng văn hóa
nông thôn cũng phát triển khá nhanh.
d) Giai đoạn xây dựng theo hình thái nông dân tự phát làm chủ và được xác nhận(1981-1988):
Lúc này, chính phủ mạnh tay điều chỉnh các chính sách và biện pháp thực hiên phong trào làng
mới, người nông dân dưới sự lãnh đạo của chính phủ, đã tự chủ triển khai xây dựng HĐH nông thôn.
Trong giai đoạn này, trọng điểm công tác của Chunhs phủ là xây dựng và hoàn thiện tổ chức của
phong trào làng mới trên toàn quốc, định ra kế hoạch phát triển và làm tốt việc cung cấp tài chính,
vật lực và hỗ trợ về kĩ thuật để phát triển nông nghiệp và nông thôn, phối hợp tốt các công tác: đào
tạo, thông tin, tuyên truyền...
e) Từ đầu những năm 1990 đến 1995:
Thông qua phong trào làng mới, HÀN QUỐC đã phổ cập được cơ sở hạ tầng ở nông thôn, thu
hẹp một phần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, nâng cao trình độ tổ chức của nông dân, 6 lOMoARcPSD| 41967345
chấn hưng tinh thần quốc dân, cuộc sống của nhân dân cũng đạt đến mức khá giả, nông thôn đã bắt
kịp tiến trình HĐH của cả nước, đồng thời đưa thu nhập quốc dân của Hàn Quốc đạt đến tiêu chí của
một quốc gia phát triển.
1.1.3. Giai đoạn 3 (1995 đến nay):
Khi Hàn Quốc Gia nhập vào WTO vào năm 1995, nông dân Hàn Quốc đứng trước một thách
thức mới, đó là các cam kết cắt bỏ mọi khoản trợ cấp cho nông dân. Để thích ứng với những cam kết
WTO, chính phủ Hàn Quốc đã ban hành chiến lược nông nghiệp mới, trong đó chú trọng khả năng
đổi mới cạnh tranh của nông nghiệp bằng cách huấn luyện nông dân, hiện đại hóa hệ thống
marketing, áp dụng công nghệ thông tin, ổn định an sinh nông thôn thông qua đầu tư cho giáo dục, y
tế, đặc biệt là hưu trí của nông dân xã viên.
Từ năm 1997-2003, Chính phủ Hàn Quốc đã dành 48 tỷ USD thực hiện chiến lược trên và dự trù
khoảng 110 tỷ USD cho giai đoạn 2004-2013 để tiếp tục cải thiện thủy lợi, cải cách ruộng đất, hiện
đại hóa phương tiện marketing, nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ ứng dụng vào sản xuất,
cải tiến chất lượng cuộc sống của bà con nông dân...
Giá trị sản lượng nông nghiệp của Hàn Quốc đã tăng gấp đôi so với 15 năm trước. Năm 2005, mặc
dù tăng trưởng nông nghiệp chậm lại nhưng Hàn Quốc đã đạt được mục tiêu hàng đầu là tự cung
tự cấp về gạo- nguồn lương thực chủ yếu của đất nước – với sản lượng 4,8 triệu tấn. 1.2. Các thành tựu
Với một quá trình phát triển đầy nỗ lực cũng như sự đầu tư như vậy, nông nghiệp Hàn Quốc đã
đạt được những thành tựu nhất định:
• Ngành nông nghiệp đã đảo ngược mức tăng trưởng âm vào cuối những năm 1980 xuống
còn 3% hoặc cao hơn vào giữa những năm 1990 do chính phủ mở rộng trợ cấp đầu tư và
tài trợ cho ngành nông nghiệp trong thời kỳ này. Chính phủ hỗ trợ nhiều hơn cho ngành
nông nghiệp đã thúc đẩy tỷ lệ cơ giới hóa canh tác lúa từ 84% năm 1992 lên 95% năm
2002. Diện tích nhà kính được nâng cấp cũng tăng từ 45 lên 8.983 ha. Việc mở rộng quy
mô trang trại ngày càng nhanh đã thúc đẩy số hộ trồng lúa có 3 ha đất ruộng trở lên từ
42000 lên 78000 trong cùng thời kỳ. Trong khi đó, trong lĩnh vực chăn nuôi, sự mở rộng
như vậy cũng nhanh chóng, và số lượng các trang trại toàn thời gian đang tăng lên nhanh chóng. 7 lOMoARcPSD| 41967345
• Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của các chính sách nông nghiệp là duy trì đủ
sản lượng gạo trong nước để đảm bảo an ninh lương thực. Về mặt này, Hàn Quốc đã đạt
được gần 100% khả năng tự cung tự cấp về gạo trong khi mức tự cung về tổng lượng ngũ
cốc đã giảm kể từ những năm 1980. Khả năng tự cung tự cấp đối với lúa mì và ngô là
dưới 1%, và đối với đậu tương dưới 10%. Đối với tất cả các loại ngũ cốc, khả năng tự
cung tự cấp đã ít hơn 30% kể từ năm 1995.
2. Sự quan tâm của chính phủ Hàn Quốc đối với nền nông nghiệp.
Hàn Quốc là nước đầu tiên ở Châu Á đề ra chiến lược tổng thể về cơ giới hóa nông nghiệp
(CGH NN) theo hệ cơ khí nhỏ là chủ yếu và đã thực hiện thành công. Chính phủ có chính sách hỗ
trợ nông dân cơ giới hóa, khuyến khích lập các tổ cơ giới hóa nông nghiệp của nông dân, cho vay
60% và trợ cấp 40% tiền mua máy, thời hạn cho vay là 5 năm, lãi suất 6%/năm. 2.1. Quá khứ
Vào những năm 1950, Hàn Quốc bị thiếu lương thực triền miên. Trong những năm 1950 và 1960,
Hàn Quốc là điển hình của hầu hết các nước đang phát triển khi họ đánh thuế mạnh vào khu vực
nông nghiệp lớn bằng cách duy trì giá ngũ cốc thấp (sử dụng PL480 nhập khẩu) và mức độ bảo hộ công nghiệp cao.
Một chiến lược thay thế nhập khẩu / công nghiệp hóa đòi hỏi "ba mức thấp": giá ngũ cốc thấp, lãi
suất thấp và tỷ giá hối đoái thấp (tức là đồng nội tệ được định giá quá cao). Ở một quốc gia nghèo
với một loại lương thực đơn lẻ chiếm ưu thế như gạo, giá gạo là một yếu tố hỗ trợ cho chính sách
tiền tệ. Sau năm 1954, các lô hàng ngũ cốc PL480 của Hoa Kỳ, về cơ bản là miễn phí, giữ giá ngũ
cốc ở mức thấp, cho phép mức lương thấp cho sản xuất công nghiệp cạnh tranh. Tác động của giá cả
thấp đối với nông nghiệp là có thể chấp nhận được vì mô hình phát triển thay thế nhập khẩu đã giao
cho nông nghiệp vai trò hạn chế là nguồn cung cấp lao động, thu thuế và lương thực cho người lao
động trong phát triển công nghiệp.
Nhưng đến những năm 1970, Hàn Quốc chuyển từ đánh thuế sang trợ cấp cho nông nghiệp.
Những thay đổi nhanh chóng trong định hướng chính sách của Hàn Quốc được thúc đẩy bởi cả các
yếu tố bên trong và bên ngoài. Một quyết định chính sách của Hoa Kỳ tính phí ngoại tệ đối với các
lô hàng PL480 vào cuối những năm 1960 đã làm tăng đáng kể chi phí ngoại hối của việc nhập khẩu 8 lOMoARcPSD| 41967345
thực phẩm. Kết quả này, cùng với lo ngại gia tăng trong nước về thu nhập thấp ở nông thôn, đã gây
ra sự chuyển dịch căn bản từ an ninh lương thực dựa trên nhập khẩu ưu đãi sang an ninh lương thực
dựa trên khả năng tự cung tự cấp trong nước. Để thực hiện mục tiêu này, giá nông sản đã được nâng
lên đáng kể trong Kế hoạch Phát triển Kinh tế 5 năm lần thứ ba (1972–1976). Tuy nhiên, để ngăn
những mức giá cao hơn này được chuyển hoàn toàn cho công nhân công nghiệp ở thành thị, một cơ
chế hai giá (với giá thấp hơn cho người tiêu dùng) đã được đưa ra, với chi phí tài khóa của chính phủ
tăng nhanh chóng. Việc ký kết UR vào năm 1994 đã dẫn đến những thay đổi nhanh chóng về cơ cấu
trong nông nghiệp Hàn Quốc và đặt ra những ràng buộc ràng buộc đối với các lựa chọn chính sách
sẵn có để đáp ứng các cam kết WTO. Hỗ trợ giá thị trường sẽ được thay thế bằng hỗ trợ thu nhập
như một lựa chọn chính sách thay thế theo thỏa thuận UR.
Trong 40 đến 50 năm qua, chính sách đối với nông nghiệp cũng thay đổi. Trong những năm đầu,
lực đẩy là giảm chi phí sản xuất thông qua nghiên cứu và phát triển. Hỗ trợ giá nông sản cao hơn và
tăng sẵn có các đầu vào như phân bón đã tiếp tục làm tăng sản lượng và thu nhập của nông dân vào
đầu những năm 1970. Cách mạng Xanh xảy ra vào giữa những năm 1970 (cải tiến giống cây trồng,
sử dụng phân bón hóa học nhiều hơn và cơ giới hóa trang trại) năng suất của Hàn Quốc đã tăng lên
đáng kể để cung cấp nguồn cung cấp cây trồng chủ lực ổn định.. Nhưng hiệu quả sản xuất còn hạn
chế do quy mô trang trại nhỏ, thiếu cơ sở hạ tầng nông thôn và các thiết chế nông thôn chưa đầy đủ.
Do đó, chính sách nông thôn trong những năm gần đây đã giải quyết vấn đề ngang bằng thu nhập
nông thôn bằng cách khuyến khích công nghiệp hóa nông thôn và đầu tư vào cơ sở hạ tầng. 2.2. Hiện tại
Khi Hàn Quốc Gia nhập vào WTO vào năm 1995, nông dân Hàn Quốc đứng trước một thách
thức mới, đó là các cam kết cắt bỏ mọi khoản trợ cấp cho nông dân. Để thích ứng với những cam kết
WTO, chính phủ Hàn Quốc đã ban hành chiến lược nông nghiệp mới, trong đó chú trọng khả năng
đổi mới cạnh tranh của nông nghiệp bằng cách huấn luyện nông dân, hiện đại óa hệ thống 9 lOMoARcPSD| 41967345
marketing, áp dụng công nghệ thông tin, ổn định an sinh nông thôn thông qua đầu tư cho giáo dục ,
y tế, đặc biệt là hưu trí của nông dân xã viên.
Từ năm 1997-2003, Chính phủ HQ đã dành 48 tỷ USD thực hiện chiến lược trên và dự trù
khoảng 110 tỷ USD cho giai đoạn 2004-2013 để tiếp tục cải thiện thủy lợi, cải cách ruộng đất, hiện
đại hóa phương tiện marketing, nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ ứng dụng vào sản xuất,
cải tiến chất lượng cuộc sống của bà con nông dân...
Vào tháng 11 năm 2011, chính phủ đã thông qua Đạo luật Phát triển và Hỗ trợ Nông nghiệp Đô
thị (Đạo luật UA). Nó dựa trên Đạo luật Quy hoạch và Sử dụng Đất Quốc gia nhằm cố gắng tạo ra
nhiều đất canh tác hơn. Mục tiêu của Đạo luật UA là "phát triển một môi trường đô thị thân thiện với
thiên nhiên và đóng góp vào sự phát triển hài hòa của các thành phố và cộng đồng nông thôn bằng
cách nâng cao hiểu biết của người dân thành thị về nông nghiệp". Seoul, thủ đô và thành phố lớn
nhất, dày đặc nhất của Hàn Quốc, đã phát triển bốn loại UA: "nhà ở" bao gồm nhà riêng và căn hộ,
cả trong nhà và ngoài trời; "trong thành phố" là mái nhà của các tòa nhà công cộng; "công viên nông
trại" sử dụng đất bỏ hoang; và "giáo dục" bao gồm các trường học và cao đẳng. Để thúc đẩy ý tưởng
về nông nghiệp đô thị, chính quyền thành phố Seoul đã tổ chức các lớp đào tạo nông nghiệp và cung
cấp vật tư như hạt giống, dụng cụ và thùng chứa cho những người dân quan tâm. Đến năm 2015,
chính quyền thành phố đã hỗ trợ phát triển "vườn rau trên các nóc nhà của 267 tòa nhà" và đã cung
cấp "43.785 chậu rau dạng hộp cho 15.866 địa điểm". Năm 2011, 29 ha được dành cho mục đích
nông nghiệp đô thị ở Seoul. Đến năm 2015, 118 ha đã được dành cho UA. 29 ha được dành cho mục
đích nông nghiệp đô thị ở Seoul. Đến năm 2015, 118 ha đã được dành cho UA. 29 ha được dành cho
mục đích nông nghiệp đô thị ở Seoul. Đến năm 2015, 118 ha đã được dành cho UA.
Trước đây, khi tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng, mục tiêu chính là mở rộng sản xuất mà
ít quan tâm đến môi trường. Hiện nay, tình trạng thừa gạo là một vấn đề nan giải. Trong bối cảnh đó,
sự thay đổi chính sách đang diễn ra theo hướng sản xuất nông nghiệp thân thiện với môi trường, sử
dụng lượng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu thấp hơn. Chính vì vậy, nông nghiệp bền vững trở
thành một trong những mục tiêu quan trọng nhất của nền nông nghiệp Hàn Quốc.
Trước những thách thức với dân số nông dân già đi, số lượng lao động nông nghiệp ngày càng
giảm, thị trường nông sản nội địa Hàn Quốc suy yếu và thời tiết bất thường, chính phủ Hàn Quốc đã 10 lOMoARcPSD| 41967345
và đang thúc đẩy ý tưởng về trang trại thông minh cho nông dân. Bằng cách cung cấp hỗ trợ tài
chính và đào tạo, chính phủ hy vọng sẽ "tăng cường khả năng cạnh tranh của nông nghiệp trong
nước". Các trang trại thông minh này sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) để gửi
thông tin thời gian thực đến thiết bị di động cho nông dân. Mặc dù chính phủ đã thúc đẩy các trang
trại thông minh, nhưng chỉ một tỷ lệ nhỏ các trang trại đã bắt đầu sử dụng CNTT-TT. Hầu hết nông
dân đều nghèo và không có đủ tài chính để đầu tư vào công nghệ. Ngoài ra, hầu hết nông dân nhỏ
không có kỹ năng công nghệ để chuyển sang "môi trường kỹ thuật số". Năm 2019, Bộ nông nghiệp
thông báo rằng 248 tỷ won sẽ được ngân sách để thúc đẩy công nghệ trang trại thông minh.
3. Chất lượng cuộc sống của nông dân.
Vào những năm 60 của thế kỷ trước, nông thôn Hàn Quốc còn hết sức lạc hậu, đời sống nhân dân
còn gặp vô vàn khó khăn. Cả nước có đến 74% dân thuộc vào nhóm nghèo đói và chỉ 20% có thể
tiếp cận với điện, nhưng thiên tai lũ lụt triền miên, người dân Hàn Quốc phải gánh chịu và phải tự
khắc phục hậu quả. Lũ lụt năm 1969, là một trận lũ lịch sử có sức phá hoại rất lớn, người dân ở Hàn
Quốc phải tu sửa lại nhà cửa và đường xá mà không có sự hỗ trợ từ Chính phủ. Điều này, làm tổng
thống đương nhiệm Park Chung Hee suy nghĩ là làm sao để phát triển kinh tế vùng nông thôn và ông
nhận ra rằng, sự trợ giúp của Chính phủ cũng vô nghĩa nếu người dân không tự giúp chính mình,
hơn nữa khuyến khích nội lực trong cộng đồng nông thôn và mở rộng hợp tác là chìa khóa phát triển
nông thôn, ý tưởng này chính là nền tảng của phong trào Saemaul. Phong trào làng mới (Saemaul
Undong) sau 12 năm thực hiện, được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những thực tiễn tốt
nhất về phát triển cộng đồng nông thôn và nó có thể áp dụng cho cộng đồng nông thôn ở các nước đang phát triển.
Ban đầu, phong trào đổi mới nông thôn Hàn Quốc gồm 10 nội dung: Mở rộng, làm mới đường
vào thôn xóm; Mở rộng, làm mới đường trong thôn; Làm vệ sinh thôn xóm; Xây dựng khu giặt giũ
chung; Đào giếng nước chung; Cải tạo mái nhà từ lợp rạ thành mái ngói, xi măng; Cải tạo hàng rào
quanh nhà từ tường đất thành tường xây gạch, xi măng; Sửa cầu; Sửa hệ thống đập sông ngòi và Xây
dựng điểm gom phân bắc.
Trong vòng 10 năm (1971-1980) triển khai thực hiện “Saemaulundong”, tổng kinh phí đầu tư cho
các dự án là 3.425 tỷ won (tương đương khoảng 3 tỷ USD). Trong đó, đóng góp của người dân 11 lOMoARcPSD| 41967345
chiếm phần lớn 49,4%; hỗ trợ của chính phủ chỉ 27,8%; phần còn lại là các khoản nông dân vay của
các tổ chức tín dụng. Nếu tính cả phần vốn vay, sự đóng góp của người dân là 72,2%. Thực tế cho
thấy sự hỗ trợ của chính phủ trong giai đoạn đầu là rất quan trọng, nhưng rõ ràng sự đóng góp của
người dân mới quyết định thành công của các dự án.
Các dự án đã làm được 61.797 km đường vào thôn (đạt 126% kế hoạch); 43.558 km đường trong
thôn (166%); 79.516 cầu cống nhỏ (104%); 37.012 nhà văn hóa (104%); 15.559 km đường cống
nước thải (179%); 2.777.500 hộ nông thôn được cấp điện (98%); 717 xí nghiệp nông nghiệp (75%);
22.143 nhà kho (64%); 225.000 ngôi nhà được cải tạo (42%) và quy hoạch mới cho 2.747 ngôi làng,
…. Thành tích này đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo nông thôn Hàn Quốc.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn, thu nhập bình quân của nông dân
Hà Quốc đã tăng 9% so với mức 41 triệu won của năm 2019, nhưng tăng 20% so với năm 2016.
Trung bình một nông dân nhận được 14,2 triệu won trợ cấp từ chính phủ trong năm 2020, tăng
27% so với năm trước đó. Thu nhập từ các hoạt động nông nghiệp đạt 11,8 triệu won, cũng tăng
15,2% so với cùng kỳ năm trước đó nhờ nỗ lực ổn định giá các mặt hàng thiết yếu trên thị trường bao gồm cả gạo.
4. Sản xuất nông nghiệp hiện đại đóng vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc ở hiện tại và trong tương lai. 4.1.
Sự phát triển ở hiện tại
4.1.1. Tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP
Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP đã giảm mạnh từ 17,6% năm 1971 xuống còn 3,2% năm 2004
(Bảng 2). Sự sụt giảm triệt để này là kết quả của tốc độ công nghiệp hóa chưa từng có.
Bảng 2. Tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP Đơn vị: nghìn tỷ won 1971 1981 1991 2004 GDP (A) 73 , 9 112.0 491,1 693,1
Sản xuất nông nghiệp (B) 13.0 14 , 5 37.3 22 , 2 % (BA) 17 6 , 12 , 9 7.6 3.2
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp (MAF), Niên giám thống kê nông nghiệp và lâm nghiệp , các năm. 12 lOMoARcPSD| 41967345
4.1.2. Thay đổi tỷ trọng sản xuất theo hàng hóa
Bảng 3 cho thấy lượng sản xuất nông nghiệp theo hàng hóa. Tỷ trọng gạo trong tổng sản lượng nông
nghiệp tăng từ năm 1995 trở đi, sau khi kết thúc đàm phán UR. Điều này là do gạo được coi là một
mặt hàng có thể tạo ra thu nhập tương đối cao hơn. Tuy nhiên, gần đây, giá gạo trong nước tương
đối thấp, xuất phát từ việc giảm tiêu thụ đã dẫn đến sản lượng giảm. Tuy nhiên, cùng với thu nhập
quốc dân tăng, việc tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi tăng với tốc độ nhanh chóng. Theo đó, sản xuất
chăn nuôi trong nước tiếp tục tăng, trong khi tỷ trọng của nó trong tổng sản lượng nông nghiệp tăng lên.
Bảng 3. Tỷ trọng hàng hóa trong tổng sản lượng nông nghiệp, 1991–2004 Nguồn: Bộ 1991 1995 2000 2004 Nông Cơm 33.1 , 27 nghiệp và 26.1 33.0 6 Lâm Gia súc 22.8 23.0 25.4 30.0 nghiệp (MAF), Niê Hoa quả 8.2 , 11 7 8.1 8.1 n giám thống kê Rau 20 , 6 25 , 2 21.1 21 , 2 nông Tổng nông nghiệp 100.0 100.0 100.0 100.0 nghiệp và lâm các năm. nghiệp ,
4.1.3. Thay đổi dân số nông nghiệp
Dân số nông nghiệp ở Hàn Quốc giảm mạnh từ 14,4 triệu hay 44,7% tổng dân số năm 1971 xuống
10,8 triệu hay 28,3% năm 1981 và 3,5 triệu hay 7,4% năm 2003 (Bảng 4). Do dân số nông nghiệp ở
các nước phát triển chiếm khoảng 2 đến 3 phần trăm tổng dân số, nên tỷ lệ dân số nông nghiệp ở
Hàn Quốc vẫn còn tương đối cao.
Một điểm quan trọng khác cần lưu ý là độ tuổi trung bình của dân số nông nghiệp ở Hàn Quốc ngày
càng tăng. Như đã chỉ ra trong Bảng 5, vào năm 1971, 7,6% dân số nông nghiệp trên 60 tuổi, nhưng
con số tương ứng của năm 2003 là 39,0%. Thật vậy, vấn đề dân số nông nghiệp già đi là rất nghiêm trọng.
Bảng 4. Tỷ trọng dân số nông nghiệp trong tổng dân số 1971 1981 1991 2003 Tổng dân số (A) 32 , 2 38.1 43.3 47 , 9 Dân số nông nghiệp (B) 14.4 10 , 8 6.1 3.5 ( BA) % 44 , 7 28.3 14.1 7.4
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp (MAF), Niên giám thống kê nông nghiệp và lâm nghiệp , các năm.
Hiện tượng này là do thế hệ già cảm thấy khó khăn trong việc chuyển đổi nghề và chọn tiếp tục làm
nghề hiện tại trong khi thế hệ trẻ rời làng quê nông thôn để tìm kiếm thu nhập cao hơn và các tiêu 13 lOMoARcPSD| 41967345
chuẩn xã hội tốt hơn ở thành phố. Xu hướng này tiếp tục diễn ra trong suốt giai đoạn công nghiệp
hóa, và độ tuổi trung bình của dân số nông nghiệp tăng nhanh.
Bảng 5. Tỷ trọng dân số nông nghiệp trên 60 tuổi trong tổng dân số nông nghiệp Đơn vị: triệu 1971 1981 1991 2003
Tổng dân số nông nghiệp (A) 14.4 10 , 8 6.1 3.5 Trên 60 năm (B) 1.1 1.1 1 , 3 1 , 4 % (BA) 7.6 10 , 2 21.3 39.0
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp (MAF), Niên giám thống kê nông nghiệp và lâm nghiệp , các năm.
4.1.4. Những thay đổi về quy mô đất nông nghiệp
Trong xã hội truyền thống của Hàn Quốc trước năm 1950, chủ đất thuê người thuê để canh tác trên
đất của họ là một thói quen phổ biến. Sau cải cách ruộng đất toàn diện vào năm 1950, đất canh tác
được phân phối đồng đều cho tất cả các tá điền. Dựa trên nguyên tắc chỉ cho phép nông dân được sở
hữu đất canh tác, chính phủ đã giới hạn diện tích đất canh tác tối đa có thể được sở hữu là 3 ha cho
mỗi hộ nông dân cho đến đầu những năm 1990. Vì vậy, nông nghiệp Hàn Quốc có đặc điểm là nông
nghiệp quy mô nhỏ trong gia đình, và nông nghiệp thường do các thành viên trong gia đình tiến hành.
Năm 1971, tổng diện tích đất canh tác là 2,3 triệu ha, nhưng con số này đã giảm xuống còn 1,8 triệu
ha vào năm 2003, do hàng năm có từ 20 000 đến 30 000 ha đất nông nghiệp được chuyển đổi thành
đất công nghiệp hoặc đất ở. Trong khi đó, dân số nông nghiệp giảm nhanh hơn so với giảm diện tích
đất canh tác. Kết quả là quy mô bình quân trên mỗi trang trại đã tăng trong cùng thời kỳ từ 0,92 ha lên 1,46 ha (Bảng 6).
Bảng 6. Thay đổi quy mô trang trại nông nghiệp 1971 1981 1991 2003
Tổng diện tích đất trồng (triệu ha) 2.3 2 , 2 2.1 1 , 8
Quy mô trung bình trên mỗi trang trại , 1 02 1 , 46 ( ha ) 0 , 92 1 , 23
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp (MAF), Niên giám thống kê nông nghiệp và lâm nghiệp , các năm.
Gần đây, chính phủ đã bắt đầu nới lỏng luật về sở hữu đất nông nghiệp, thừa nhận rằng mức trần
không giúp tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế. Do đó, số lượng trang trại sở hữu trên 3 ha đã
tăng dần từ 18 000 vào năm 1990 lên 41 000 vào năm 2000.
4.1.5. Hệ thống canh tác chiếm ưu thế trên cây lúa
Nông nghiệp trồng lúa chiếm ưu thế ở Hàn Quốc. Tầm quan trọng của gạo giảm trong những năm
1970 nhưng tăng lên vào giữa những năm 1990; nó vẫn quan trọng đối với việc tạo ra thu nhập từ 14 lOMoARcPSD| 41967345
nông nghiệp và việc làm trong nông trại. Có ba lý do cho sự phục hồi: (1) gạo được miễn thuế trong
UR; (2) chính phủ đã duy trì một hệ thống hỗ trợ giá cho gạo để nó vẫn là một hoạt động mang lại
lợi nhuận cho nông dân so với các hàng hóa tự do hóa khác; và (3) cơ giới hóa cho phép nông dân
lớn tuổi tiếp tục hoạt động này (chỉ cần 280 giờ lao động để canh tác 1 ha lúa). Bảng 7 cho thấy số
giờ lao động cần thiết để trồng các loại cây chính khác.
Bảng 7. Số giờ lao động cần thiết để trồng các loại cây chính Năm Cơm Cải thảo ớt đỏ Hành tây quả táo
1981 930 (100%) 1 490 (100%) 2 490 (100%) 2 200 (100%) 4150 (100%) 1995 350 (37%) 1 930
(87%) 2 430 (98%) 1 930 (87%) 3 340 (81%) 2001 280 (30%) 1 010 (57%) 2 050 (82%) 1 360 (62%) 1 960 (47%)
Nguồn: Lee và Kim (2004).
Năm 2003, thu nhập từ trồng lúa chiếm 50,8% tổng thu nhập từ trồng trọt và 20% thu nhập nông hộ (Bảng 8).
Bảng 8. Trồng lúa như một nguồn thu nhập chính Thu nhập hộ Thu nhập từ Thu nhập từ Tỉ lệ (%) ( Năm nông dân (A) trồng trọt (B) trồng lúa (C) C / A C / B 1970 256 194 88 34.4 45.4 1980 2 693 1755 741 27 , 5 42 , 2 1990 11 026 6 264 3 097 28.1 38.1 2000 23 072 10 897 5 671 , 24 6 52.0 2003 26 878 10 572 5 369 20.0 50 , 8
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp (MAF), Niên giám thống kê về nông nghiệp và lâm nghiệp , các năm khác nhau.
4.1.6. Xuất nhập khẩu nông sản
Nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp tăng từ 1,9 tỷ đô la Mỹ năm 1970 lên 8,5 tỷ đô la Mỹ năm
2003. 3 Trong số các sản phẩm nông nghiệp mà Hàn Quốc nhập khẩu, ngũ cốc có tỷ trọng lớn nhất.
Chỉ có 2,1 triệu tấn ngũ cốc được nhập khẩu vào năm 1970 nhưng con số này đã nhanh chóng tăng
lên 5 triệu tấn vào năm 1980, 10 triệu tấn vào năm 1990 và 15 triệu tấn vào năm 2003. Về giá trị
nhập khẩu ngũ cốc năm 2002, ngô đạt 0,9 tỷ đô la Mỹ. Gạo là một trong những mặt hàng nông sản
nhập khẩu quan trọng nhất từ cuối những năm 1960 đến đầu những năm 1980. Tuy nhiên, do khả
năng tự cung tự cấp về gạo đã đạt được vào giữa những năm 1980, gạo đã không được nhập khẩu
cho đến năm 1995 khi Hàn Quốc bắt đầu nhập khẩu gạo với số lượng tiếp cận thị trường tối thiểu (MMA) theo Hiệp định UR.
Ngô có khối lượng nhập khẩu lớn nhất trong các loại ngũ cốc. Nhu cầu ngô làm thức ăn gia súc đã
tăng mạnh kể từ giữa những năm 1970 khi lượng tiêu thụ thịt bắt đầu tăng lên. Khối lượng ngô nhập
khẩu chỉ 0,3 triệu tấn vào năm 1970 nhưng con số này đã tăng lên 2,2 triệu tấn vào năm 1980 và 8,6
triệu tấn vào năm 2002. Nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi chỉ đạt 38,3 triệu USD vào năm 1970 15 lOMoARcPSD| 41967345
(so với năm 2004 là USD) nhưng con số này đã tăng lên 2 115 triệu đô la Mỹ vào năm 2003. Nhập
khẩu trái cây chỉ đạt 2,3 triệu đô la Mỹ vào năm 1970 (so với năm 2004 là đô la Mỹ) nhưng con số
này đã tăng mạnh từ cuối những năm 1980 trở đi do mở rộng thị trường. Giá trị nhập khẩu trái cây
tăng từ 71,3 triệu đô la Mỹ năm 1990 (không đổi năm 2004) lên 564 triệu đô la Mỹ năm 2004. Nhà
cung cấp lớn nhất là Hoa Kỳ, chiếm 1/3 tổng lượng nông sản nhập khẩu của cả nước.
Bảng 9. Giá trị tổng kim ngạch và xuất nhập khẩu nông sản Đơn vị: Tỉ đôla Mỹ 1970 1980 1990 2000 2003 Nhập khẩu Tổng 6.9 44.3 , 94 2 174,9 183.4 cộng nông 1 , 9 6.4 7.3 7.4 8.5 nghiệp Hàng xuất Tổng 3.5 35 , 2 88.3 187,9 198,8 khẩu cộng nông 0 , 4 2.3 1 , 5 1 , 4 1 , 7 nghiệp
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp (MAF), Niên giám thống kê nông nghiệp và lâm nghiệp , các năm.
Tổng khối lượng xuất khẩu của Hàn Quốc đã tăng từ 3,5 tỷ đô la Mỹ vào năm 1970 (không đổi là đô
la Mỹ năm 2004) lên 198,8 tỷ đô la Mỹ năm 2003 (Bảng 9). Trong cùng thời kỳ, xuất khẩu các sản
phẩm nông nghiệp đã tăng từ 0,4 tỷ USD (không đổi năm 2004) lên 1,7 tỷ USD. Mặc dù xuất khẩu
các mặt hàng nông sản tăng mạnh về giá trị tuyệt đối, nhưng tỷ trọng của chúng trong tổng kim
ngạch xuất khẩu lại giảm mạnh. Sau khi đạt đỉnh vào năm 1962 ở mức 43,1%, tỷ trọng của các sản
phẩm nông nghiệp trong tổng kim ngạch xuất khẩu đã giảm xuống còn 16,2% vào năm 1970. Tỷ
trọng này giảm xuống chỉ còn 1,0% vào năm 2003. Các sản phẩm nông nghiệp trị giá 100 triệu đô la
Mỹ năm 2003 bao gồm bánh quy, mì và đường. Thịt lợn có tỷ trọng cao nhất trong tổng xuất khẩu
các sản phẩm chăn nuôi. Các nhà nhập khẩu nông sản chính của Hàn Quốc là Nhật Bản, Trung
Quốc, Hoa Kỳ và Liên bang Nga.
Từ những năm đầu của thập niên 1970, chương trình tái trồng rừng đã được triển khai trên toàn
quốc. Chương trình này bao gồm việc trồng cây mới và bảo vệ diện tích rừng hiện có trên các khu
vực đồi núi vốn chiếm khoảng 64% diện tích đất đai của Hàn Quốc.
Nhằm gìn giữ tài nguyên rừng cho đến khi chúng mang lại hiệu quả, Chính phủ đã kiểm soát chặt
chẽ việc khai thác gỗ. Hơn một thập kỷ qua, sản xuất gỗ chỉ giới hạn trong khoảng 1.500.000 m3.
Hầu hết các nhu cầu về gỗ được đáp ứng nhờ nhập khẩu. Một lợi ích nữa của việc bảo vệ rừng là đã
góp phần vào việc chống lũ và xói mòn đất.
Trong hơn hai thập kỷ qua, việc mở rộng và hiện đại hóa công nghiệp đánh bắt cá đã đạt được
những thành tựu đáng kể và ngành này đã trở thành một nguồn thu ngoại tệ quan trọng. Nghề đánh
bắt cá ngoài khơi của Hàn Quốc đã đạt đến đỉnh cao giữa những năm 1970 và sau đó giảm nhanh do
chi phí nhiên liệu tăng và nhiều nước tuyên bố khu kinh tế biển của họ rộng 200 hải lý. Hàn Quốc đã
đàm phán các hiệp định đánh bắt cá với một số nước có vùng bờ biển để đảm bảo quyền đánh bắt cá
trong lãnh hải của họ và đang tiếp tục phát triển đánh bắt cá ngoài khơi. 16 lOMoARcPSD| 41967345
Hàn Quốc chủ trương không kêu gọi đầu tư nước ngoài cho nông nghiệp, vì lo ngại tình trạng lợi
nhuận các công ty hưởng, còn nông dân suốt đời làm thuê. Chủ trương của Hàn Quốc là đầu tư kết
cấu hạ tầng để nông dân tự mình sản xuất, chế biến tại chỗ. Đồng thời, Chính phủ áp dụng chính
sách miễn thuế xăng dầu, máy móc nông nghiệp, giá điện rẻ cho chế biến nông sản. Ngân hàng
Nông nghiệp cho doanh nghiệp vay vốn đầu tư về nông thôn với lãi suất thấp hơn 2% so với đầu tư vào ngành nghề khác...
Năm 2005, Nhà nước ban hành đạo luật quy định mọi hoạt động của các bộ, ngành, chính quyền
phải hướng về nông dân. Mỗi làng một doanh nghiệp hoặc vài doanh nghiệp lo đầu vào và đầu ra
cho sản phẩm. Các ngành phải có trách nhiệm trợ giúp nông nghiệp, nâng cao đời sống nông dân và ngư dân. 4.2.
Lí do mà nền nông nghiệp hiện đại quan trọng đối với Hàn Quốc .
• Đảm bảo được an ninh lương thực quốc gia. Nông nghiệp cần thiết để duy trì sự sống của
con người và cả là động vật. Nông nghiệp cung cấp cho nguồn thực phẩm cần thiết để nuôi
dưỡng dân số và để chính nó tiếp tục phát triển. Bệ đỡ của nền kinh tế trong lúc khó khăn,
bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, là cơ sở quan trọng để thực hiện an sinh, an dân.
• Cung cấp yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp và khu vực đô thị.
• Làm thị trường tiêu thụ của công nghiệp và dịch vụ.
• Nông nghiệp tham gia vào xuất khẩu.
• Nhu cầu bảo tồn các nguồn lực nông nghiệp.
Theo các nhà chuyên môn, nông nghiệp có phương diện kép đối với vấn đề môi trường, nó vừa
gây cả hậu quả tiêu cực, vừa có tác dụng tích cực đến môi trường trong quá trình tăng trưởng. Nông
nghiệp sử dụng môi trường tự nhiên để cung cấp lương thực, thực phẩm và nguyên liệu thô cho công
nghiệp. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào số lượng và chất lượng của các nguồn lực tự nhiên được sử dụng.
Nếu trong quá trình phát triển nông nghiệp, con người lạm dụng các nguồn lực về đất đai, nước
và các nguyên vật liệu để tăng năng suất trong nông nghiệp, thì kết quả tất yếu sẽ làm cho chất
lượng của các nguồn lực tự nhiên giảm xuống. Chẳng hạn, sự thâm canh thái quá và xử lý không
thích hợp các nguồn nước thải trong chăn nuôi có thể gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Không ít
quốc gia đã thúc đẩy chăn nuôi tới mức nếu cứ tiếp tục duy trì các biện pháp chăn nuôi và canh tác
như hiện nay, thì có thể sẽ xuất hiện trạng thái không thể tiếp tục tăng trưởng được nữa. Điều đó đòi
hỏi các quốc gia phải tính đến việc lựa chọn một mô hình phát triển nông nghiệp theo hướng bảo tồn 17 lOMoAR cPSD| 41967345
được môi trường, nghĩa là việc tiếp tục hoặc tăng cường các hoạt động sản xuất nông nghiệp không
dẫn tới giảm năng suất trong tương lai gần.
Bên cạnh đó, khi các sản phẩm đã được bão hòa, thì nhu cầu của người tiêu dùng về những hàng
hóa có chất lượng cao, các sản phẩm nông nghiệp an toàn đang tăng lên. Thêm vào đó, cùng với việc
tăng thời gian nhàn rỗi, người dân bắt đầu đi tìm các nguồn không khí trong lành và nước sạch, các
danh lam thắng cảnh đẹp để nghỉ ngơi và sáng tạo. Trong bối cảnh đó, nông nghiệp bền vững đang
là một lĩnh vực có đầy đủ khả năng làm giàu thêm cuộc sống của con người bằng cách cung cấp
những cảnh quan và nơi nuôi động vật đẹp. Thêm vào đó, nông nghiệp cũng lọc sạch được không
khí và nước, và giữ được sự đa dạng về các giống loài. Nghĩa là để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng
của dân chúng, sự phát triển nông nghiệp cần phải thường xuyên gắn với bảo vệ môi trường.
Ngoài chức năng chính của ruộng trồng lúa là sản xuất lúa gạo, nó còn có những chức năng cải
tạo môi trường mà ít quốc gia hay các nhóm nghiên cứu đã có thể thấy được. Ở Hàn Quốc, các
chuyên gia đã tính được rằng, giá trị mà các cánh đồng lúa cung cấp cho việc bảo vệ môi trường ước
khoảng 7,8 - 13,4 tỉ Won hằng năm, lớn hơn giá trị kinh tế của sản phẩm lúa gạo. Như vậy, rõ ràng
nếu hậu quả tiêu cực của nông nghiệp đối với môi trường được kiểm soát, thì sản xuất nông nghiệp
không những có thể được cải thiện lên rất nhiều, mà đó còn là con đường ngắn nhất để nâng cao
năng lực cạnh tranh và góp phần vào phát triển bền vững chung của cả nền kinh tế.
Ảnh hưởng đến môi trường
Ô nhiễm đất canh tác và nước nông nghiệp. Phân bón (vô cơ và hữu cơ) và các chất bảo vệ thực
vật được sử dụng hằng năm phần lớn đều tập trung vào đất trồng trọt. Chúng lưu lại trong đất, và chỉ
khi có các trận mưa lớn làm xói mòn đất, mang đi các chất dinh dưỡng có trong đất xuống các nguồn
nước như ao, hồ và sông suối. Các nhà nghiên cứu đã tính được rằng, lượng phân bón hóa học sử
dụng hàng năm lên đến một mức độ nào đó thì đất trồng trọt chứa đựng nhiều các thành phần phân
bón. Kết quả làm cho các chất hữu cơ trong đất bị giảm đi, và chất lượng của đất sẽ giảm sút. Sau
khi được cây trồng hấp thụ một phần thì các thành phần phân bón còn dư lại sẽ chảy xuống ao hồ
hoặc sông suối, làm tăng thêm các chất dinh dưỡng trong nước, như ni-tơ và phốt-pho. Chúng còn
gây ô nhiễm cả đối với nguồn nước ngầm. Nhiều quốc gia đã ý thức được điều đó và kêu gọi cần
thận trọng trong việc lựa chọn loại phân bón và cần phải hạn chế lượng sử dụng, nhưng các nhà sản
xuất không dễ gì từ bỏ các phương pháp canh tác cũ, khi chưa có quy trình canh tác mới rẻ hơn, cho
năng suất cao hơn và dễ áp dụng hơn. Sự lạm dụng các hóa chất nông nghiệp. Nếu hóa chất nông 18 lOMoAR cPSD| 41967345
nghiệp được phun cho cây trồng, chúng gây hại cho con người và các loại động vật cũng như cho
chính người phun. Hóa chất còn đọng lại trong đất sẽ làm hỏng kết cấu thành phần của đất và làm
giảm các vi khuẩn có lợi trong đất. Như vậy, sự cân bằng tự nhiên về thành phần các loại vi khuẩn
có lợi trong đất bị thay đổi. Hậu quả là cây cối bị mất khả năng đề kháng của chúng đối với bệnh và
các loài gây hại, và cuối cùng sau một thời gian năng suất nông nghiệp cũng bị giảm theo. Nếu hóa
chất nông nghiệp không được sử dụng một cách đúng đắn, chúng được hấp thụ bởi cây trồng hoặc là
đọng lại trên bề mặt của cây trồng và gây hại cho sức khỏe con người. Nếu chúng bị rơi vãi ra môi
trường, chúng làm ô nhiễm nguồn nước mặt hoặc nước ngầm và gây tác hại nghiêm trọng cho cá,
con người và chăn nuôi. Nếu sự ô nhiễm môi trường đó cứ tiếp diễn, hệ sinh thái sẽ bị hủy hoại,
bệnh tật và các loài gây hại sẽ có khả năng đề kháng mạnh lên đối với các kẻ thù tự nhiên của chúng,
trong khi những kẻ thù này của chúng thì đang bị giảm đi nhiều do ô nhiễm môi trường.
Sự thâm canh trong phát triển chăn nuôi. Chăn nuôi đã từng là một nghề phụ được quản lý trong
sự phối hợp với ngành trồng trọt ở những nước đang phát triển. Mỗi khi chăn nuôi được phát triển
theo cách đó, các loại chất thải chăn nuôi được sử dụng một cách hiệu quả để tăng năng suất cây
trồng mà không hề gây ra các vấn đề môi trường. Tuy nhiên, cũng như nhiều ngành nghề khác,
những người chăn nuôi ở trình độ cao bắt đầu tăng lên, số lượng động vật nuôi cũng tăng lên, và
chúng đã được phát triển với trình độ thâm canh cao. Chất thải chăn nuôi tuôn ra chứa đựng các vi
khuẩn và các chất hữu cơ cũng như chất ni-tơ và axit phốt-pho-ric, do đó chúng có thể gây ô nhiễm
cho cả nước mặt lẫn nước ngầm nếu chúng không được xử lý một cách cẩn trọng. Nước mặt bị ô
nhiễm sẽ chảy xuống sông suối hoặc ao hồ và gây ra hiện tượng làm giàu các chất dinh dưỡng, như
ni-tơ và phốt-pho-ric. Khi các chất hữu cơ phân hủy, khí mê-tan và amô-ni-ắc được phát ra các mùi
hôi thối và gây ra sự nóng lên toàn cầu hoặc mưa axit.
Sự phát thải bởi các phế liệu của nông nghiệp. Do sự phát triển và lan tỏa của các vật liệu nông
trại mới, năng suất nông nghiệp đã được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, vật liệu ấy nếu không được
thu dọn cẩn thận cũng trở thành một nguồn gây ô nhiễm môi trường nông thôn. Các vật liệu nông
trại này bao gồm các máy móc của trang trại bị thải hồi, nhựa và chai lọ của các hóa chất nông nghiệp.
Các vật liệu nông trại vứt bỏ không chỉ phá hoại cảnh quan tự nhiên, mà còn gây ra sự phiền toái
cho chính các công việc nông trại và vận tải. Các loại dầu bôi trơn, nước làm lạnh và các linh kiện
của máy nông trại vứt bỏ làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm môi trường. Chất nhựa vứt thải ra
trên các cánh đồng làm hỏng chất đất và sự trao đổi không khí của đất, làm cản trở sự phát triển của 19 lOMoARcPSD| 41967345
cây trồng, kéo theo việc làm giảm năng suất của nông nghiệp. Các chai lọ thải ra có thể gây thương
vong đối với người lao động khi họ làm việc trên các cánh đồng, và những hóa chất còn sót lại trong
các vỏ chai có thể gây ô nhiễm nước.
5. Dự định của Hàn Quốc đối với nông nghiệp trong tương lai
Chính vì những lí do trên nên nền nông nghiệp bền vững được sinh ra như một cách để bảo tồn
các nguồn lực nông nghiệp đồng thời bảo vệ môi trường. Nông nghiệp bền vững đã bắt đầu được
chú ý ở Hàn Quốc vào cuối những năm 1970. Ngay từ đầu, các tổ chức tư nhân, như Hiệp hội các
trang trại lành mạnh và Hiệp hội nghiên cứu nghề nông trại hữu cơ (organic farming), nghề nông trại
hữu cơ đã bắt đầu như một phần của các phong trào tôn giáo. Hiện nay, đã có toàn bộ 13 nhóm tiến
hành hoạt động về nông nghiệp bền vững thông qua các tổ chức của quốc gia hoặc vùng. Các nhóm
này bắt đầu tiến hành các hoạt động nông trại bằng việc tổ chức hiệp hội những người sản xuất và
tiêu dùng đối với các sản phẩm nông nghiệp môi trường từ năm 1994.
Mặc dù có những hoạt động của các nhóm tư nhân như thế, nhưng Chính phủ Hàn Quốc lại
không hưởng ứng nền nông nghiệp bền vững cho lắm. Bộ Nông lâm và Thủy sản đã thành lập một
ủy ban phát triển nghề nông trại hữu cơ từ năm 1991, và đã sắp đặt các quy định quản lý nghề nông
trại hữu cơ. Vào tháng 10 cùng năm đó, bộ đã khởi động hệ thống cấp chứng chỉ các sản phẩm hữu cơ.
Khi các chất thải trong chăn nuôi trở thành vấn đề xã hội nghiêm trọng, bộ đã hình thành Đạo luật
liên quan đến việc đối xử với chất thải, rác vứt ra vào ban đêm (night-soil) và nước thải của chăn
nuôi vào tháng 9 năm 1991. Đạo luật đó đã được sửa đổi hai lần, vào năm 1993 và 1997, để tăng
cường các quy định về quản lý việc xử lý cụ thể và có thái độ rõ ràng đối với chất thải, rác thải vứt
ra vào ban đêm và nước thải của chăn nuôi và thiết lập các phương tiện cho việc đó.
Năm 1994, cuối cùng thì bộ cũng thiết lập một vụ chuyên trách vấn đề nông nghiệp bền vững. Vụ
này được gọi là Vụ Nông nghiệp bền vững, được giao nhiệm vụ hoạch định các chính sách về nông
nghiệp bền vững, khuyến khích và hỗ trợ nghề nông trại hữu cơ và tự nhiên. Từ năm 1995, vụ này
đã bắt đầu có chương trình hỗ trợ đối với các trang trại cỡ vừa và nhỏ để sản xuất ra các sản phẩm có
chất lượng cao. Dự án này có mục tiêu hỗ trợ các trang trại tiến hành nông nghiệp bền vững ở những
vùng, mà các nguồn nước ở đó được bảo vệ cho việc sử dụng bằng đường ống dẫn nước, và các
vùng trung du. Đây là dự án đầu tiên được chính phủ hỗ trợ cho việc khuyến khích nông nghiệp bền
vững. Tuy nhiên, chính phủ chưa có những kế hoạch trung và dài hạn cho nông nghiệp bền vững. 20 lOMoAR cPSD| 41967345
Cuối năm 1995, bộ đã thành lập một ủy ban công tác về vấn đề hoạch định chính sách nông
nghiệp bền vững để phát triển kế hoạch hỗn hợp và các hệ thống thích hợp đối với nông nghiệp bền
vững. Trên cơ sở kết quả của ủy ban công tác này, Chính phủ Hàn Quốc đã lập nên các kế hoạch
trung và dài hạn cho nông nghiệp bền vững vào tháng 7-1996, và triển khai khung khổ chính thức
cho việc khuyến khích nông nghiệp bền vững. Vào tháng mười cùng năm đó, một kế hoạch hành
động cho chính sách nông nghiệp và môi trường cho thế kỷ XXI cũng đã được thông qua. Dự án này
đã được lên kế hoạch và bắt đầu thực hiện theo kế hoạch trung và dài hạn và kế hoạch hành động từ năm 1997.
Mặc dù đã có kế hoạch trung và dài hạn và kế hoạch hành động, nhưng công luận lại chỉ trích gay
gắt tình trạng thiếu những biện pháp chính thức và thật cụ thể để dự phòng cho các kế hoạch đó. Vào
tháng 12-1997, Đạo luật về khuyến khích nông nghiệp bền vững đã được ra đời. Mục đích của đạo
luật này là theo đuổi một nền nông nghiệp bền vững thân thiện với môi trường bằng cách đề cao
chức năng bảo vệ môi trường của nông nghiệp, giảm ô nhiễm môi trường do sản xuất nông nghiệp
gây ra, và khuyến khích các chủ trang trại hướng tới nông nghiệp bền vững. Đạo luật này mới xác
định rõ khái niệm về một nền nông nghiệp bền vững và quy định vai trò của Chính phủ trung ương,
chính phủ địa phương, chủ trang trại, và các tổ chức tư nhân. Đạo luật này có hiệu lực từ ngày 1412- 1998.
Để giảm ô nhiễm môi trường gây ra bởi các hóa chất nông nghiệp, số lượng các hóa chất sử dụng
phải được cắt bớt bằng cách sử dụng có hiệu quả và thận trọng. Chương trình quản lý tích hợp các
loài gây hại (IPM) đã được đưa ra để khuyến khích việc sử dụng có hiệu quả các hóa chất. Trong
một thời gian ngắn từ năm 1992 đã có hơn 9.000 người được đào tạo thành các huấn luyện viên và
các chủ trang trại để áp dụng chương trình IPM. Chương trình này kêu gọi giảm số lượng các bình
phun hóa chất nông nghiệp và khối lượng sử dụng xuống còn 1/2 vào năm 2004 thông qua việc kiểm
soát một cách kinh tế các bệnh và loài gây hại dựa trên cơ sở các cuộc thử nghiệm khoa học nghiêm
ngặt và kiểm soát sinh học sử dụng các kẻ thù tự nhiên. Các tiêu chuẩn để sử dụng an toàn các hóa
chất cũng sẽ được xây dựng, và một hệ thống các quy định về hóa chất nông nghiệp cũng sẽ được áp
dụng. Các hóa chất có nồng độ độc tố thấp và các hóa chất vi sinh cũng sẽ được phát triển mạnh để
hạn chế tối đa các tác hại do sử dụng hóa chất nông nghiệp.
Các phương pháp làm tăng độ màu mỡ đang được khuyến khích áp dụng dựa trên cơ sở các kết
quả khảo sát đất đai để giảm việc sử dụng các loại phân hóa học nhằm bảo vệ đất. Trên cơ sở kết 21 lOMoAR cPSD| 41967345
quả khảo sát đất và dự báo cho dinh dưỡng của mỗi loại cây trồng, các loại phân bón giàu khoáng
chất sẽ được cung cấp để bón một cách tối ưu cho từng mảnh ruộng riêng biệt. Hiện nay, có một kế
hoạch đang được xây dựng để thiết kế một hệ thống quản lý tích hợp chất dinh dưỡng (INM). Các
phân bón mới và các phương pháp bón phân hợp lý cũng đang được phát triển. Nếu các loại phân
bón có độ phóng thích chậm được sử dụng, thì việc sử dụng phân bón có thể giảm đi 30% bởi vì sự
hao phí phân bón sẽ giảm đi đáng kể.
Bởi vì, rất khó có thể giảm các chất thải chăn nuôi phát thải ra trong bối cảnh hiện nay, những cố
gắng đều được tập trung vào việc tăng cường các biện pháp tăng tỷ lệ xử lý rác thải chăn nuôi và
chuyển giao chúng đến các nguồn gây ô nhiễm. Chính phủ đang mở rộng các nguồn vốn để xây
dựng các thiết bị xử lý nhằm tăng tỷ lệ xử lý rác thải chăn nuôi. Để vận hành có hiệu quả các thiết bị
xử lý này, công việc đào tạo thêm trình độ cho các chủ trang trại cũng sẽ được tăng cường, và chính
các thiết bị này cùng sẽ được giám định kỹ càng. Rác thải trong chăn nuôi sẽ được sử dụng để sản
xuất các loại phân hữu cơ. Nguồn cung của các vật liệu thứ cấp, như mùn cưa và rơm rạ là vật liệu
xúc tác cần cho việc làm biến đổi các chất thải vào các nguồn, cũng sẽ được sử dụng rộng rãi. Vật
liệu thay thế đối với các chất xúc tác này cùng đang được sản xuất ở Hàn Quốc.
Giá của mỗi đơn vị thu gom nhựa và các chai lọ hóa chất sẽ tăng lên để có một mức độ thích hợp
trong việc khuyến khích thu gom các loại rác thải dạng này. Nguồn tái sinh của Hàn Quốc và hiệp
hội tái sử dụng thu gom chúng hai đợt trong một năm, vào mùa xuân và mùa tuyết rơi. Chính phủ áp
dụng hệ thống ký quỹ và hình phạt đối với dầu bôi trơn và các chất thải của hóa chất chống đông
trong các linh kiện vứt bỏ của máy nông nghiệp để khuyến khích việc xúc tiến xử lý chúng bằng
cách cho phép những người có mục đích tái sử dụng các loại rác thải này. Chính phủ còn có vai trò
trong việc xây dựng trung tâm xử lý các máy nông trại loại thải, ở đó các máy loại thải được phân
loại, tháo giỡ và ép lại. Chính phủ cũng cung cấp vốn ưu đãi cho các chủ trang trại xử lý các máy
móc không còn dùng được, cho việc mua các máy móc nông trại mới. Do vật liệu nhựa nông nghiệp
bằng sinh học có thể phân hủy sẽ được phát triển, nên ô nhiễm gây ra bởi rác thải nhựa sẽ bị giảm đi đáng kể.
Các thiết bị xử lý rác thải nông thôn đang được mở rộng. Các thiết bị xử lý rác thải trong các hộ
gia đình được mở rộng từ năm 1994, tập trung vào các vùng đã được chọn lựa cho các dự án phát
triển làng văn hóa. Khoảng 772 thiết bị xử lý rác thải đã được bố trí từ năm 2004. 22 lOMoAR cPSD| 41967345
Đất trồng trọt của Hàn Quốc có độ chua cao, nhưng hàm lượng các chất hữu cơ và axit si-lic thì
lại ở mức thấp. Axit si-lic được cung cấp cho những đồng lúa mà hàm lượng axit si-lic có khoảng
130 ppm hoặc thấp hơn, và vôi được cung cấp cho đất đồi mà độ chua của chúng là 6,5 pH hoặc
thấp hơn. Chính phủ Hàn Quốc đã lập kế hoạch xây dựng các dự án cải tạo đất cho toàn bộ đất trồng
trọt ít nhất 6 năm một lần. Đối với đất trồng trọt có năng suất thấp hoặc đất bị ô nhiễm, đất được lấy
từ các vị trí khác cũng được tính vào, nếu hàm lượng đất sét đạt đến 15%. Từ năm 1997, dự án cải
tạo đất cũng được áp dụng cho đất trồng trọt ở các vùng phụ cận các mỏ đã ngừng khai thác, đất này
cũng có thể được cải tạo. Dự án cải tạo sẽ được thiết kế cho 200 ha đất trồng trọt bị ô nhiễm bởi kim
loại nặng cho đến cuối năm. Việc xây dựng các dự án kiểu như thế này rất hiệu quả nên sẽ còn được
tiếp tục. Những hành động chưa được đưa ra với đầy đủ mức độ của chúng để đề phòng mất đất từ
đất dốc, nhưng các dự án có mô hình cỡ nhỏ hiện cũng đang được tổng kết.
Để quản lý được chất lượng nước nông nghiệp, các địa điểm được đo chất lượng nước đã được
tăng lên đáng kể từ 161 lên 534 địa điểm vào năm 2000. Chúng đóng vai trò như một bộ phận của
dự án cải tạo chất lượng nước, các tiêu chuẩn về nước cũng được thiết lập một cách chi tiết, đội
trông nom vấn đề ô nhiễm nước được tổ chức ra cho từng đơn vị hành chính ở cấp huyện. Thêm vào
đó, các hiệp hội khuyến nông và khuyến lâm lên kế hoạch xây dựng các nhóm đặc nhiệm về ô nhiễm
để thu thập các trường hợp bị gây hại do ô nhiễm nước và cung cấp các công nghệ để phục hồi nước ô nhiễm.
Để cung cấp nước sinh hoạt cho gia đình đến các vùng nông thôn, mà các vùng này bị nằm ngoài
các dự án của thành phố và các ống cung cấp nước cấp vùng, các ống nước sẽ được khoan vào các
nguồn nước ngầm tại 5.000 làng vào năm 2004 và 2005. Đường kính của ống nước là 200 mm, và
được khoan sâu 150 - 200 m dưới mặt đất. Dự kiến lượng nước cung cấp hàng ngày sẽ là 150 tấn cho mỗi giếng.
Để đáp lại khung khổ của Liên hợp quốc trong Công ước về thay đổi khí hậu (UNFCCC), mà
công ước đó đến nay vẫn đang được tiếp tục đàm phán, Chính phủ Hàn Quốc lên kế hoạch thiết kế
các thiết bị có thể sử dụng để đo lượng khí mê-tan phát thải ra bởi nông nghiệp. Chính phủ đồng thời
cũng có kế hoạch áp dụng các biện pháp để cắt bớt lượng phát thải khí mê-tan. Vùng đất khô dành
cho việc gieo trực tiếp sẽ được mở rộng từ 57.000 ha lên 500.000 ha vào năm 2004, 2005. Để giảm
khí mê-tan phát thải do vật nuôi, định lượng số đầu gia súc cho mỗi loài cũng được xác định. Các
vật liệu hóa chất sử dụng trong việc ngăn chặn phát thải của khí gây lên men trong bộ máy tiêu hóa
của vật nuôi cũng được phát triển. 23 lOMoAR cPSD| 41967345
Các chương trình trợ giúp các trang trại cỡ vừa và nhỏ trong việc sản xuất các sản phẩm nông
nghiệp có chất lượng cao đã được khởi xướng từ năm 1995. Dự tính đến năm 2004, tổng toàn bộ
1.000 tổ hợp ở trên tất các vùng với trên 10.000 ha đã được tạo ra để sản xuất các sản phẩm nông
nghiệp chất lượng cao, và khoảng 10.000 hộ dự kiến sẽ tham gia các dự án này. Hằng năm, có tất cả
100 tổ hợp sẽ được lựa chọn, và mỗi tổ hợp sẽ được cung cấp một khối lượng tiền khoảng 1,75 triệu
Won và cho vay khoảng 2,5 triệu Won. Mục tiêu của việc trợ giúp bao gồm cả sản xuất và tiếp thị
các phương tiện và thiết bị cho nông nghiệp bền vững, như các thiết bị sản xuất vi sinh tự nhiên, kho
thóc và nhà kính, thiết bị làm lạnh và các loại xe làm lạnh.
Từ năm 1995, dự án khuyến khích nông nghiệp bền vững đã được thực hiện ở các vùng mà ở đó
các nguồn nước đã được bảo vệ cho việc sử dụng như là nước có hệ thống đường ống. Hiện nay, dự
án này được triển khai tại 5 vùng, bao gồm Paldang và Andong, đều có chính quyền địa phương và
các hiệp hội hợp tác xã nông nghiệp tham gia. Dự án này hỗ trợ sản xuất, tiếp thị và bán sản phẩm
của nông nghiệp bền vững với mục đích cung cấp nước sạch và các sản phẩm nông trại tươi sống
cho người tiêu dùng trong vùng.
Các vùng có số lượng tới 1 triệu ha thì được chỉ định là những vùng được bảo vệ môi trường
cấp quốc gia, bao gồm những vùng mà ở đó các nguồn nước đã được bảo vệ cho việc sử dụng như là
nước có hệ thống đường ống, vùng Paldang, vùng Daechong và các vườn tự nhiên. Tổng toàn bộ
quy mô của đất trồng trọt tại các vùng này là 79.000 ha, và số các hộ trang trại là 57.000. Việc bắt
buộc phải chịu một giới hạn về bảo vệ môi trường trong vùng đang làm tổn hại đến lợi ích của các
chủ trang trại, nhưng họ không được đền bù một cách thỏa đáng. Chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch
sử dụng hệ thống thanh toán trực tiếp cho các chủ trang trại, bao gồm những hộ nằm trong vùng bảo
vệ môi trường, chuyển sang nông nghiệp bền vững trong sự bù lại đối với việc bảo vệ môi trường.
Hệ thống này đã được sử dụng như là dự án thí điểm từ năm 1999, và tiếp tục được rộng ra các địa phương khác.
Hiện nay, tầm quan trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân đang giảm dần, và để
tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành nông nghiệp đang được thực hiện trong các lĩnh vực như
tăng cường nhận diện thương hiệu, nâng cao chất lượng và quản lý sản phẩm, sản xuất các sản phẩm
nông nghiệp có lợi cho sức khỏe. 24 lOMoARcPSD| 41967345
Chiến lược của quảng bá các sản phẩm đặc sản của vùng, chẳng hạn như gạo, táo hoặc trà xanh,
tái hiện các đặc điểm khí hậu, địa hình và thổ nhưỡng đặc biệt của các vùng khác nhau. Hơn nữa, các
khu vực này đã tổ chức các lễ hội để làm nổi bật các đặc sản địa phương và đặc điểm riêng biệt của họ.
Nền nông nghiệp thân thiện với môi trường ra đời nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng của người
tiêu dùng do mức sống được cải thiện và trong xu thế đào tạo các sản phẩm nông nghiệp trong nước
từ các sản phẩm nhập khẩu thông qua việc trồng các loại cây chất lượng cao thông qua canh tác hữu
cơ. Sự hồi sinh của dân số nông thôn bao gồm các chuyên gia đã nghỉ hưu và công nhân hiện thực
hóa ước mơ của họ về cuộc sống nông thôn, trong khi dòng di cư chính bao gồm những người trẻ
tuổi lần đầu tiên làm nông nghiệp. Hiện tượng này vừa tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế nông thôn,
đồng thời truyền cho nó một luồng sinh khí mới do dân số di cư trẻ hơn. KẾT LUẬN
Nhà nước đầu tư tới 6% GDP cho phát triển nông nghiệp, mặc dù nông nghiệp chỉ đóng góp
khoảng 2% GDP. Điều đó đã thể hiện sự coi trọng của Chính phủ đối với ngành này. Nông nghiệp
Hàn Quốc đã luôn và sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của không chỉ nền
kinh tế mà còn là của cả đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://www.fao.org/3/ag089e/AG089E03.htm
2. https://tapchicongsan.org.vn/the-gioi-van-de-su-kien/-/2018/1150/kinh-nghiem-cua-han-quoc-
trong-phat-trien-nong-nghiep-ben-vung.aspx
3. http://www.hoinongdan.org.vn/sitepages/news/53/51093/qtns.hoinongdan.org.v
4. https://baonghean.vn/an-tuong-nong-nghiep-han-quoc-14022.html
5. https://vov.vn/xa-hoi/nong-thon-han-quoc-mot-giac-mo-co-thuc-280492.vov
6. Chương 3 – Địa lí Hàn Quốc
7. https://thoibaotaichinhvietnam.vn/thu-nhap-binh-quan-cua-cac-ho-nong-dan-han-quoc-cao-ky- luc-4540.html
8. A profile of korean rural villages, farmers and their changing quality of life (Kim Dong-Il) 25 lOMoARcPSD| 41967345
9. https://www.britannica.com/place/South-Korea/Agriculture-forestry-and-fishing
10. https://www.mafra.go.kr/english/1434/subview.do
11. http://countrystudies.us/south-korea/52.htm
12. https://linkinghub.elsevier.com/retrieve/pii/S0747563220300637
13. http://www.koreanherald.com/viewphp?ud=20190128000589
14. http://www.fao.org/faostat/en/#data/QC/
15. https://www.koreatimes.co.kr/www/tech/2019/09/694_275008.html
16. https://dx.doi.org/10.1016/j.landusepol.2017.04.053
17. https://www.researchgate.net/publication/344197415_SO_SANH_XAY_DUNG_NONG_THO
N_MOI_GIUA_BA_NUOC_TRUNG_QUOC-HAN_QUOC-
VIET_NAMCOMPARING_NEW_RURAL_CONSTRUCTION_BETWEEN_THE_THREE_
C OUNTRIES_CHINA-KOREA-VIETNAM
18. http://iasvn.org/tin-tuc/Chinh-sach-cua-Chinh-phu-Han-Quoc-doi-voi-nong-dan,-nong-nghiep,-
nong-thon-va-kinh-nghiem-cho-Viet-Nam-6600.html
19. https://dcrd.gov.vn/co-gioi-hoa-nong-nghiep-han-quoc-a239.html
20. http://vusta.vn/chitiet/tin-tuyen-sinh-dao-tao/Cac-giai-doan-phat-trien-nong-nghiep-va-chinh-
sach-nong-nghiep-cua-Han-Quoc-1011 26