Bài tiểu luận học phần Kinh tế lượng | Trường đại học Quốc tế Hồng Bàng
Bài tiểu luận học phần Kinh tế lượng | Trường đại học Quốc tế Hồng Bàng được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế lượng(KTL34)
Trường: Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
KHOA KINH TẾ QUẢN LÝ LUẬT Bài tiểu lu n ậ
Môn: KINH TẾ LƯỢN G Đề tài: TÁC ĐỘNG CỦA
DIỆN TÍCH VÀ MỨC ĐỘ AN TOÀN
ĐẾN GIÁ CẢ PHÒNG TRỌ DÀNH CHO SINH VIÊN
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Lâm Sơn
Sinh viên thực hiện: Nguyên Thị Oanh -MSSV: 201411062
Trần Thị Thuyên -MSSV: 201411061
Thành phố Hồ Chí Minh tháng 10 năm 2022 MỤC LỤC
MỤC LỤC .......................................................................................................... i
DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................ i i
Chương 1 Giới thiệu Tổng quan về nghiên cứu ............................................... 1 1.1
Lý do chọn đề tài. ............................................................................... 1 1.2
Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .......................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................... 2
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................... 2 1.3
Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 2 1.4
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3
Chương 2 Cơ sở lý thuyết ................................................................................ 4 2.1
Khái niệm về các yếu tố tác động đến giá phòng trọ .......................... 4
2.1.1 Diện tích của phòng trọ (Square) ................................................... 4
2.1.2 Số người ở hiện tại (Number)......................................................... 4
2.1.3 Mức độ an toàn (Safe) .................................................................... 5
2.1.4 Biến động giá (Incr) ....................................................................... 5 2.2
Cơ sở lý thuyết .................................................................................... 5
2.2.1 Thuyết phân cấp nhu cầu của Maslow ........................................... 5
2.2.2 Lý thuyết hành vi người tiêu dùn
g ................................................. 6
2.2.3 Lý thuyết sản xuất và chi phí lợi ích của nhà cung ứng ................. 7
Chương 3 Mô hình kinh tế lượng ..................................................................... 8 3.1
Mô hình nghiên cứu ............................................................................ 8
3.1.1 Mô hình nghiên cứu ....................................................................... 8
3.1.2 Mô tả các bi ến và cách đo lường .................................................... 8 i 3.2
Số liệu nghiên cứu .............................................................................. 9 chương 4 kết q ả
u nghiên cứu và ý nghĩa ....................................................... 11 4.1
Mô hình hồi quy và ý nghĩa của các biến nghiên cứu ...................... 11 4.1.1 Mô hình hồi qu
y ........................................................................... 11
4.1.2 Ý nghĩa của các hệ số hồi quy ...................................................... 11 4.2
Kiểm định các nhân tố và đánh giá mức độ phù hợp của mô hình ... 12
4.2.1 Kiểm định các tham số hồi quy (với mức ý nghĩa α=5%) ........... 12
4.2.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình ............................................. 14 4.3
Kiểm định và khắc phục các hiện tượng trong mô hình hồi quy ...... 14
4.3.1 Kiểm định sự tồn tại của đa cộng tuyến ....................................... 14
4.3.2 Kiểm định tự tương quan.............................................................. 19
4.3.3 Kiểm định phương sai thay đổi .................................................... 21
4.3.4 Kiểm định hiện tượng nội sin
h..................................................... 23
Chương 5 Kết luận nghiên cứu ...................................................................... 24 5.1
Kết luận ............................................................................................. 24 5.2
Một số kiến nghị ............................................................................... 24
5.2.1 Giải pháp hỗ trợ từ phía chính quyền ........................................... 25
5.2.2 Giải pháp hỗ trợ về phía nhà trường............................................. 25
5.2.3 Kiến nghị dành cho các chủ phòng trọ ......................................... 26
5.2.4 Kiến nghị cho các bạn sinh viên ................................................... 26 i
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3.2. 1 Kết quả chạy lệnh Sum ................................................................... 9
Hình 4.1. 1 Kết quả chạy lệnh reg price square number safe incr ................... 11
Hình 4.3.1. 1 Kết quả lệnh Corr square number time safe incr ..................... 15
Hình 4.3.1. 2 Kết quả hồi quy lệnh reg Square Number Safe incr .................. 16
Hình 4.3.1. 3 Kết quả lệnh Vif ......................................................................... 16
Hình 4.3.1. 4 Kết quả lệnh Reg number square safe incr và lệnh vif ............. 17
Hình 4.3.1. 5 Kết quả lệnh Reg Safe square number incr .............................. 18
Hình 4.3.1. 6 Kết quả lệnh reg incr square number safe ................................. 19
Hình 4.3.2. 1 Kết quả chạy lệnh estat dwatson ................................................ 20
Hình 4.3.2. 2 Kết quả chạy lệnh Bgodfrey ...................................................... 21
Hình 4.3.3. 1 Kết quả chạy lệnh estat hettest................................................... 22
Hình 4.3.3. 2 Kết quả chạy mô hình estat im test, white ................................. 22
Hình 4.3.4 Kết quả chạy lệnh ivregress 2sls ................................................... 23 i i CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài.
Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố lớn, đầy năng động và phát triển,
đóng góp rất lớn trong tỷ trọng GDP của cả nước. Bên cạnh đó, đây cũng là trung tâm
giáo dục đại học, khoa học công nghệ lớn thứ 2 cả nước sau thành phố Hà Nội. T rên
địa bàn thành phố hiện nay có hơn 130 trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên
nghiệp với đa dạng các ngành nghề khác nhau với số lượng sinh viên khổng lồ, trong
số đó có đến 70% là sinh viên nhập cư đến từ các địa phương khác nhau trên cả nước
nhưng tập trung nhiều ở Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và Tây
Nguyên1. Bên cạnh nỗi lo lắng về cơm áo, học hành thì vấn đề “nơi ăn chốn ở” luôn
là một vấn đề nan giải đối với các bạn tân sinh viên khi phải “khăn gói xa nhà”. Mong
muốn tìm được một chỗ trọ rộng rãi, thoáng mát, giao thông thuận tiện, an toàn, có
kết nối internet ổn định đặc biệt là phù hợp với túi tiền là ước nguyện đáng được quan
tâm của các bạn sinh viên đặc biệt các bạn tân sinh viên.
Trong học thuyết nhu cầu của Maslow
2 thì nhu cầu của con người sẽ là một thứ
bậc các hệ thống. Trong đó nhu cầu về nơi ăn chốn ở là nhu cầu cơ bản nhất luôn cần
được thực hiện hay đây chính là nhu cầu sinh lý. Đây là nhu cầu cơ bản nhất, lâu dài
nhất và nguyên thuỷ nhất của con người. Cũng thế, các bạn sinh viên xa nhà mong
muốn đầu tiên là tìm được một nơi ăn chốn ở khi đến một môi trường hoàn toàn mới
lạ so với hoàn cảnh sống trước đây như cha ông ta cũng từng đúc kết kinh nghiệm
qua câu nói “An cư lạc nghiệp”. Khi nhu cầu này của con người được đáp ứng và
trong mức thu nhập cho phép con người sẽ mong muốn đến nhu cầu thứ hai là nhu
cầu về an toàn hoặc an ninh. Để sinh tồn con người tất yếu phải xây dựng trên cơ sở
nhu cầu về sự an toàn. Nhu cầu an toàn nếu không được đảm bảo thì công việc của
mọi người sẽ không tiến hành bình thường được và các nhu cầu khác sẽ không thực
hiện được. Đây chính là nhu cầu của các bạn sinh viên khi mong muốn tìm được một
phòng trọ có sự an toàn, một nơi dành cho các bạn an tâm nghỉ ngơi và tiếp tục học
1 https://vhu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qlkh/Doisongsinhvienhapcu.pdf
2 https://congtacxahoi.com.vn/thuyet-nhu-cau-cua-maslow-va-van-dung-thuyet-nhu-cau-trong-tham- van/ 1
tập. Phải tìm được một nơi “An cư” thì các bạn mới yên tâm đặt nền móng vững chắc
cho hàng trình tương lai. Vì thế, vấn đề nhà ở và vấn đề giá cả tương ứng mà các bạn
sinh viên cần bỏ ra để đảm bảo nhu cầu của mình được đáp ứng là một vấn đề hết sức
qua trọng và cần thiết.
Vậy làm thế nào để xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến giá phòng trọ
của sinh viên và mức độ ảnh hưởng là bao nhiêu? Tiêu chuẩn nào là phù hợp với mức
giá để có thể dự tính được chi phí phải trả hàng tháng là điều cần thiết? Liệu mức giá
mà bên chủ trò đề nghị như thế có phù hợp với chất lượng của phòng trọ hay không?
Đề tài “Tác động của diện tích và mức độ an toàn đến giá phòng trọ dành cho sinh
viên” của nhóm mong muốn giải quyết được vấn đề trên.
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung:
Bài nghiên cứu tìm hiểu mức độ tác động của diện tích và mức độ an toàn đến
giả cả một phòng trọ cho các bạn sinh viên ngoại tỉnh đang học tập tại thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu cụ thể:
Tác động của yếu tố diện tích và mức độ an toàn trực tiếp đến giá phòng trọ
dành cho sinh viên trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng.
Đề xuất một số hàm ý, chính sách để trợ giúp các bạn sinh viên có thể tìm được
một nơi ở an toàn và tiết kiệm nhất với nhu cầu và thu nhập mà các bạn có.
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Các yếu tố diện tích phòng ở và mức độ an toàn của nơi cư trú có tác động đến
giá thuê phòng cho sinh viên hay không? Nếu có thì mức độ ảnh hưởng như thế nào? Tích cực hay tiêu cực?
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu: số liệu sơ cấp thu thập qua phỏng vấn trực
tiếp, hoặc thực hiện khảo sát các bạn sinh viên đang theo học tại trường đại
học Hồng Bàng qua bảng các câu hỏi được xây dựng dựa trên cơ sở mô hình
nghiên cứu của đề tài nhằm thu thập thông tin đưa vào phân tích và kiểm định các giả th ế
i t nghiên cứu một cách chính xác nhất. 2
Phương pháp phân tích dữ liệu: Dữ liệu thu thập sẽ được xử lý bằng phần
mềm STATA. Phương pháp được sử dụng là phương pháp hồi quy bình
phương nhỏ nhất OLS (Odinary Least Square). Đây là phương pháp hồi quy
được sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu gồm các yếu tố giá cả của một số phòng trọ, diện tích
phòng trọ, số người trong một phòng trọ, mức độ an toàn của dãy trọ và sự biến động
giá khi tăng thêm người ở.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Trường đại học quốc tế Hồng Bàng
Thời gian: tháng 9 năm học 2022 3 CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Khái niệm về các yếu tố tác động đến giá phòng trọ
Nhà trọ3 Là nhà ở hiện có, nhà ở xây mới hoặc công trình xây dựng được cải
tạo, sửa chữa, nâng cấp làm nhà ở trên đất ở có quyền sử dụng đất hợp pháp để sử
dụng vào mục đích cho thuê để ở. Các loại nhà trọ của sinh viên nhập cư bao gồm:
Ký túc xá; phòng trọ chung nhà với chủ; h
p òng trọ tại các dãy nhà độc lập; thuê nhà
nguyên căn4. Nhà trọ thường nằm ở mặt tiền các đường phố nhưng cũng có thể nằm
trong các hẻm phố. Ở Việt Nam, thông dụng là các nhà trọ hay phòng trọ cho sinh
viên thuê, một số nơi nhà được cải tạo thành nhiều phòng và cho nhiều người thuê
hình thành nên những dãy phòng trọ hay một khu ở trọ mà thuật ngữ bình dân gọi là xóm trọ.
Vấn đề giá cả luôn là một vấn đề được người tiêu dùng chú ý khi quyết định
mua một sản phẩm nào. Người tiêu dùng quyết định bỏ số tiền đó ra để sử dụng hàng
hoá hay dịch vụ nào là do mong loại sản phẩm đó đáp ứng được những kỳ vọng mà
người tiêu dùng mong muốn. Cũng thế khi chấp nhận tốn một khoản tiền trong phần
thu nhập hàng tháng của mình để chi trả tiền trọ, các bạn sinh viên cũng mong muốn
sẽ được đáp ứng những nhu cầu của mình. Và dưới đây là một số nhân tố ảnh hưởng
đến giá cả hay đó chính là kỳ vọng của các bạn sinh viên khi bỏ ra khoản chi phí để thuê nhà ở.
2.1.1 Diện tích của phòng trọ (Square)
Diện tích phòng trọ càng rộng thì giá cả càng cao và ngược 5. lại Đây là điều dễ
hiểu bởi khi không gian càng rộng thì người sử dụng càng thấy thoáng mát hơn, sinh
hoạt thuận tiện hơn và dĩ nhiên điều này đồng nghĩa với giá cho thuê sẽ cao hơn. Diện
tích được tính bằng đơn vị mét vuông (m2).
2.1.2 Số người ở hiện tại (Number)
Số người ở tăng lên có dẫn đến mức tăng giá của phòng trọ hay không còn tuỳ
thuộc vào thái độ của chủ phòng trọ. Tuy nhiên khi các yếu tố khác không đổi thì số
3https://hethongphapluat.com/quyet-dinh-688-qd-ubnd-nam-2019-quy-dinh-ve-quan-ly-nha-tro-tren- dia-ban-tinh-quang-ninh.html
4 https://vhu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qlkh/Doisongsinhvienhapcu.pdf
5 https://smartland.vn/cac-yeu-t -
o anh-huong-den-gia-nha-o-chung-cu/ 4
người ở cùng một phòng trọ sẽ giúp cho chi phí phòng trọ mà mỗi sinh viên phải trả
sẽ giảm xuống. Biến số người ở hiện tại trong bài nghiên cứu nhóm xác định là biến kiểm soát.
2.1.3 Mức độ an toàn (Safe)
Đây là một biến định tính. Mức độ an toàn là an ninh của khu trọ. Một phòng
trọ đảm bảo an toàn, giúp các bạn sinh viên an tâm về việc bảo vệ tài sản cũng như
bản thân thì mức chi phí sẽ cao hơn so với một dãy trọ thiếu sự an t6o . àn Chúng tôi quy ước như sau: Chỉ tiêu Rất tệ Tệ Bình thường Tốt Rất tốt Điểm 1 2 3 4 5
2.1.4 Biến động giá (Incr)
Đây cũng là một biến định tính. Phòng trọ có tăng giá khi tăng người ở hay
không? Chúng ta quy ước như sau: Với INCR =1: phòng tăng giá khi tăng người ở,
INCR =0: phòng không tăng giá khi tăng người ở (thường người cho thuê sẽ không
quan tâm đến số lượng người ở tăng thêm sau khi đã cho thuê trọ). Trong phần nghiên
cứu của nhóm, nhóm giữ biến incr làm biến kiểm soát.
Kỳ vọng dấu của các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả của phòng trọ Nhân tố Square Number Safe Incr Dấu + - + -
2.2 Cơ sở lý thuyết
2.2.1 Thuyết phân cấp nhu cầu của Maslow 7
Thuyết phân cấp nhu cầu của Maslow 5 cấp bậc đóng vai trò quan trọng trong
việc quyết định giá của một sản phẩm hàng hoá. Hệ thống cấp bậc nhu cầu của
Maslow thường được thể hiện dưới dạng một hình kim tự tháp, các nhu cầu ở bậc
thấp thì càng xếp phía dưới, nghĩa là trước khi kích hoạt nhu cầu cao hơn thì nhu cầu
thấp hơn phải được đáp ứng. Thang bậc 1 tháp nhu cầu Maslow để cập đến những
nhu cầu cơ bản nhất của người như ăn, mặc, nơi trú ngụ v.v... Trong việc thuê chỗ ở,
yếu tố có ảnh hưởng đến nhu cầu này là cơ sở vật chất và chất lượng dịch vụ. Thang
6 https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/phan-tich-cac-yeu-t -
o anh-huong-den-quyet-dinh-thue-nha-tro-
cua-sinh-vien-truong-dai-hoc-tra-vinh-71775.htm
7 https://chame.rmit.edu.vn/hoc-thuyet-maslow-va-bai-hoc-cho-huong-nghiep/ 5
bậc 2 tháp nhu cầu Maslow đề cập đến nhu cầu an ninh được khẳng định thông qua
các mong muốn về sự ổn định trong cuộc sống, được sống trong các khu phố an ninh,
sống trong xã hội pháp luật, có nhà cửa để ở vv… Vì thế, giá nhà trọ sẽ chịu ảnh
hưởng nhiều bởi yếu tố an ninh. Người tiêu dùng chấp nhận số tiền nhiều hơn để thuê
được nơi ở có mức độ an toàn cao hơn và thoáng mát hơn.
2.2.2 Lý thuyết hành vi người tiêu dùng8
Khi người tiêu dùng quyết định lựa chọn mua một sản phẩm dịch vụ là nhắm
đến mục đích sử dụng của mình và những mong muốn đạt được khi mua sản phẩm
đó. Giá trị mong muốn càng cao thì giá cả càng cao. Trong bài nghiên cứu này các
yếu tố như diện tích, mức độ an toàn sẽ là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
lựa chọn chỗ trọ của các bạn sinh viên. Những nhu cầu của các bạn sinh viên đạt được
càng cao tương ứng với ứ m c giá cả cao.
8https://kinhtevimo.vn/ly-thuyet-nguoi-tieu-dung-l -
a gi-cac-han-che-cua-ly-thuyet-nguoi-tieu-
dung/#:~:text=t%E1%BA%BF%20t%E1%BB%95ng%20th%E1%BB%83.-
,L%C3%BD%20thuy%E1%BA%BFt%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20ti%C3%AAu%20d%C3%B9ng%
20l%C3%A0%20nghi%C3%AAn%20c%E1%BB%A9u%20v%E1%BB%81%20c%C3%A1ch,n%E1%BB%
81n%20kinh%20t%E1%BA%BF%20t%E1%BB%95ng%20th%E1%BB%83. 6
2.2.3 Lý thuyết sản xuất và chi phí lợi ích của nhà cung ứng 9
Mức giá của một hàng hoá dịch vụ căn cứ trên chi phí đầu vào của để sản xuất
nên sản phẩm đó. Ở trong nghiên cứu này, giá nhà trọ của dành cho các bạn sinh viên
thuê được quyết định bởi chủ trọ. Quyết định này căn cứ trên mức chi phí mà chủ trọ
đã bỏ ra khi xây dựng nhà trọ, trang bị cơ sở vật chất và mong muốn khoản thu hồi
như thế nào. Mức chi phí bỏ ra càng cao tương ứng với mức giá trị mang lại của sản
phẩm tốt. Điều này đồng nghĩa với mức giá cho thuê cao. Mức giá mà chủ phòng trọ
đưa ra cũng dựa trên lợi thế cạnh tranh mà phòng trọ đó đang có so với phòng trọ
trong vùng hoặc thời điểm “nóng” khi nhu cầu tìm trọ của sinh viên tăng cao. Chủ
phòng trọ sẽ đưa mức giá cao hơn khi phòng trọ có những tiện nghi như Internet tốt,
sạch sẽ, thoáng mát, …
9https://khoakinhteluat.ufm.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/khoakinhteluat/B%C3%A0i%20gi%
E1%BA%A3ng%20Kinh%20t%E1%BA%BF%20vi%20m%C3%B4%201.pdf 7 CHƯƠNG 3
MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG
3.1 Mô hình nghiên cứu
3.1.1 Mô hình nghiên cứu
Với quy ước dấu dự đoán đã đưa ra sau khi phân tích các yếu tố đã tác động ở
trên, chúng ta tiến hành xây dựng mô hình hồi quy tổng thể để xác định tính chính
xác và giải quyết được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.
Mô hình hồi quy tổng thể sẽ có dạng:
PRICEi =β1 + β2*SQUARE - β3*NUMBER + β4*SAFE – β5*INCR +ui Trong đó:
Biến phụ thuộc PRICE: giá phòng trọ đơn vị tính triệu đồng/tháng
Biến độc lập gồm có các biến:
- SQUARE: Diện tích của dãy nhà trọ. Đon vị tính m2 - NUMBER: Số người ở. Biến kiểm soát: -
SAFE: mức độ an ninh của dãy trọ. Được đánh giá bằng thang đo từ 1 đến 5 -
INCR: Có thay đổi giá phòng trọ khi tăng số lượng người ở lên hay không.
Được giả thiết bằng số 0 và 1.
3.1.2 Mô tả các biến và cách đo lườn g STT Biến Ký hiệu Cách đo lường Kỳ vọn g Biến phụ thuộc 1
Giá tiền phòng trọ mỗi Giá tiền 1 PRICE
người phải thanh toán hàng phòng trọ tháng là bao nhiêu? Biến độc lập 2
Diện tích phòng trọ bạn Diện tích tỉ lệ 2 Diện tich SQUARE đang ở là bao nhiêu? thuận với giá nhà
Khu trọ có đảm bảo an ninh Mức phí bỏ ra sẽ Mức độ
không? Có xảy ra hiện tượng 5 an toàn được nhận giá trị
trộm cắp, có cổng hay có SAFE tương ứng. Giá cao 3 (Biến
camera không? Nội quy nhà đồng nghĩa với độ định tính)
trọ được xây dựng cụ thể, an toàn đảm bảo.
quản lý người lạ ra vào hợp 8
lý không? Trang bị các thiết
bị như bình chữa cháy, cầu dao ngắt điện… không? Biến kiểm soát Số lượng người sẽ 3 Số người
Bao nhiêu người ở cùng một có tăng giá chung 4 một NUMBER phòng? phòng nhưng giảm chi phí cá nhân. 6 Biến
Phòng trọ có tăng giá khi Mức biến động giá 5 INCR động giá tăng số người không? có nhưng nhỏ.
3.2 Số liệu n ghiên cứu
Sau khi thực hiện phát phiếu điều tra và khảo sát online nhóm có được kết quả
số liệu nghiên cứu như sau: . sum
Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max i 67 34 19.48504 1 67
price 67 1.18209 .189053 .6 1.59
square 67 31.56716 8.139362 20 70
number 67 3.238806 1.360588 1 8 safe 67 3.447761 .9579584 1 5 incr 67 .2238806 .419989 0 1
Hình 3.2. 1 Kết quả chạy lệnh Sum
Độ lớn của mẫu nghiên cứu mà nhóm thực hiện là 67 quan sát. Trong đó:
Mức giá (Sprice) phòng trọ trung bình mà mỗi sinh viên phải trả
là 1.182.000 đồng, mức giá thuê phòng trọ thấp nhất là 600.000
đồng và mức giá cao nhất là 1.590.000 đồng với ộ đ lệch chuẩn là .189053.
Diện tích (Square) phòng trọ bình quân là 31,567 m2 với diện
tích phòng trọ nhỏ nhất là 20 m2 và diện tích phòng lớn nhất là 70 m2 với ộ
đ lệch chuẩn là 8.139362. 9
Số người (Number) ở trung bình là 3,2 người , số người trong
cùng một phòng trọ ít nhất là 1 người, số nhiều nhất là 8 người
và độ lệch chuẩn là 1,36.
Mức độ an toàn (Safe) bình quân là 3,4 hay mức độ an toàn bình
quân của số liệu nghiên cứu là mức độ an toàn bình thường.
Mức độ an toàn thấp nhất là 1 và mức cao nhất là 5. Độ lệch
chuẩn của biến an toàn là 0.958. 10 CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA
4.1 Mô hình hồi quy và ý nghĩa của các biến nghiên cứu
4.1.1 Mô hình hồi quy
Sau khi thu thập được thông tin sơ cấp, nhóm sử dụng phần mềm STATA và
thu được kết quả như sau:
Pricei = 0.4348372 + 0.0092405*Squarei – 0.0434605*Numberi +
0.1782196*Safei - 0.0810309 * Incri + Ui
. reg price square number safe incr
Source SS df MS Number of obs = 67 F(4, 62) = 992.22
Model 2.32262461 4 .580656153 Prob > F = 0.0000
Residual .036282877 62 .000585208 R-squared = 0.9846 Adj R-squared = 0.9836
Total 2.35890749 66 .035741023 Root MSE = .02419
price Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]
square .0092405 .000404 22.87 0.000 .0084329 .010048
number -.0434605 .0024331 -17.86 0.000 -.0483241 -.0385968
safe .1782196 .0032446 54.93 0.000 .1717338 .1847054
incr -.0810309 .0075703 -10.70 0.000 -.0961637 -.0658981
_cons .4348372 .0187347 23.21 0.000 .397387 .4722873
Hình 4.1. 1 Kết quả chạy lệnh reg price square number safe incr
4.1.2 Ý nghĩa của các hệ số hồi qu y
Ý nghĩa của β2=0.0092405
Khi các yếu tố khác không đổi thì nếu diện tích tăng thêm một đơn vị thì giá
trung bình thuê phòng trọ dành cho sinh viên sẽ tăng lên 0.4348372+0.0092405= 0.4440777 triệu đồng.
Ý nghĩa của β3=-0.0434605
Khi yếu tố diện tích, độ an toàn và sự biến động giá khi tăng thêm người ở không
thay đổi thì nếu số người tăng thêm một người thì giá phóng trọ trung bình sẽ giảm
0.0434605 triệu đồng tức sẽ giảm 0.4348372-0.0434605= 0.3913767 triệu đồng. 11
Ý nghĩa của β4= 0.1782196
Khi diện tích phòng trọ, số người ở chung không đổi thì nếu sự an toàn của dãy
trọ được đánh giá tăng thêm một điểm thì giá bình quân phòng trọ sẽ tăng lên
0.4348372 + 0.1782196= 0.6130568 tức sẽ tăng thêm 0.1782196 triệu đồng. Ý nghĩa của R2:
Diện tích phòng ở, số người ở cùng, mức độ an toàn và mức độ biến động giá
có thể giải thích cho cho biến động của giá cả phòng trọ ở mức 98,46%. Phần còn lại nằm trong các sai số.
4.2 Kiểm định các nhân tố và đánh giá mức độ phù hợp của mô hình
4.2.1 Kiểm định các tham số hồi quy (với mức ý nghĩa α=5%)
Với mức ý nghĩa α=5% →C= tα/2(n-k)=t0,025(67 – 5)= 2
4.2.1.1 Kiểm định β1
Đặt giả thiết: H0: β1 = β0 = 0 H1: β1 # β0
Dựa vào bảng kết quả ở Hình 4.1.1 ta có:
Hệ số chặn: β1= 0.4348372
Khoảng tin cậy của hệ số chặn (0.397387 ; 0.4722873 )
Và |t|=23.21 > C =2; Giá trị p-value=000 <α=0,05
→ Bác bỏ H0: Hệ số chặn β1 có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%.
Khi mà các yếu tố diện tích, số người ở, mức độ an toàn, sự biến động giá cả
không thay đổi thì giá phòng bình quân tối thiểu mà mỗi sinh viên cần thanh toán
nằm trong khoảng (0.397387 ; 0.4722873 ) triệu đồng.
4.2.1.2 Kiểm định β2
Đặt giả thiết: H0: β2 = β0 = 0 H1: β2 # β0
Dựa vào bảng kết quả ở Hình 4.1.1 ta có: Hệ số: β2= 0.0092405
Khoảng tin cậy của β2 (0.0084329 ; 0.010048 ) Và |t|=22.87 > C =2 12
Giá trị p-value=000 <α=0,05
→ Bác bỏ H0: Với mức ý nghĩa 5% β2 có ý nghĩa thống kê tức diện tích phòng
ở sẽ ảnh hưởng đến giá bình quân của phòng trọ.
Khi mà các yếu tố số người ở, mức độ an toàn, sự biến động giá cả không thay
đổi thì giá phòng bình quân tối thiểu mà mỗi người phải trả sẽ tăng thêm khi diện tích
phòng ở tăng thêm một đơn vị và tăng thêm trong khoảng (0.0084329 ; 0.010048 ).
Điều này phù hợp với thực tế.
4.2.1.3 Kiểm định β3
Đặt giả thiết: H0: β3 = β0 = 0 H1: β3 # β0
Dựa vào bảng kết quả ở Hình 4.1.1 ta có: Hệ số: β3 = - 0.0434605
Khoảng tin cậy của β3 (- 0.0483241 ; - 0.0385968 )
Và |t|=17.86 > C =2; Giá trị p-value=000 <α=0,05
→ Bác bỏ H0: Với mức ý nghĩa 5% khi các yếu tố diện tích, mức độ an toàn và
sự biến động giá không thay đổi, khi số người ở tăng thêm một người thì giá phòng
trọ bình quân tối thiểu mà mỗi b
ạn sinh viên phải thanh toán sẽ giảm tron g khoảng (-
0.0483241 ; - 0.0385968 ). Điều này phù hợp với thực tế. Vậy sự thay đổi số người ở
trong một phòng trọ có tác động kiểm soát đến giá phòng trọ mà các bạn sinh viên
cần thanh toán cho chủ trọ.
4.2.1.4 Kiểm định β4
Đặt giả thiết: H0: β4 = β0 = 0 H1: β4 # β0
Dựa vào bảng kết quả ở Hình 4.1.1 ta có: Hệ số: β4= 0.1782196
Khoảng tin cậy của β4 (0.1717338 ; 0.1847054)
Và |t|=54.93 > C =2; Giá trị p-value=000 <α=0,05
→ Bác bỏ H0: Với mức ý nghĩa 5% khi các yếu tố diện tích, số người ở và sự biến
động giá không thay đổi, khi mức độ an toàn tăng thêm một đơn vị thì giá phòng trọ
bình quân sẽ tăng thêm một trong khoảng (0.1717338 ; 0.1847054). Điều này phù 13
hợp với thực tế. Vậy mức độ an toàn ảnh hưởng đến giá cả phòng trọ dành cho các bạn sinh viên.
4.2.1.5 Kiểm định β5
Đặt giả thiết: H0: β5 = β0 = 0 H1: β5 # β0
Dựa vào bảng kết quả ở Hình 4.1.1 ta có: Hệ số: β5 = - 0.0810309
Khoảng tin cậy của β5 (- 0.0961637 ; - 0.0658981 )
Và |t|=10.70 > C =2; Giá trị p-value=0,000 >α=0,05
→ Bác bỏ H0: Với mức ý nghĩa 5%, thì sự biến động giá cả (incr) có tác ộ đ ng
đến giá cả (price) của phòng trọ. Giá phòng trọ mà mỗi bạn phải thanh toán trong
khoảng (- 0.0961637 ; - 0.0658981 ) triệu đồng. Biến kiểm soát incr có ảnh hưởng đến giá phòng trọ.
4.2.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình Đặt giả thiết: H 2 0: R = 0 H 2 1: R # 0
Từ kết quả mô hình hồi quy ta có: F= 992,22
Tra bảng Fisher ta được: F0,05(5-1 ; 67 - 5) = 2,525
Nhận thấy F=992.22 >F0,05(5-1 ; 67-5)= 2,525
Vậy bác bỏ H0. Hàm hồi quy phù hợp với thực tế.
4.3 Kiểm định và khắc phục các hiện tượng trong mô hình hồi quy
4.3.1 Kiểm định sự tồn tại của đa cộng t uyến 4.3.1.1 Nh n bi ậ
ết đa cộng tuyến
Trong mô hình hồi quy nếu giữa các biến với nhau xảy ra hiện tượng đa cộng
tuyến thì một trong hai biế sẽ không có ý nghĩa thống kê. Để xác định mô hình hồi
quy liệu có hiện tượng này hay không nhóm sử dụng lệnh Corr trong phần mềm Stata.
Ta thu được kết quả sau: 14 . corr square number safe incr (obs=67) square number safe incr square 1.0000 number 0.3734 1.0000 safe -0.1574 -0.2460 1.0000
incr -0.2859 -0.2541 0.1990 1.0000
Hình 4.3.1. 1 Kết quả lệnh Corr square number time safe incr
Từ kết quả thu được ta thấy giữa các biến không có hiện tượng đa cộng tuyến.
Tuy nhiên để chắc chắn nhóm thực hiện hồi quy phụ bằng cách hồi quy giữa một biến
độc lập nào đó theo các biến độc lập còn lại với nhau và quan sát hệ số R2 của các hồi quy phụ. 4.3.1.2 Mô hình h i quy ph ồ ụ b ng Stata ằ
Hồi quy phụ biến Square theo biến Number, Safe, Incr
Để kiểm định xem mô hình có tồn tại đa cộng tuyến hay không, nhóm chạy mô hình
hồi quy phụ bằng phần mềm Stata. Mô hình sẽ có dạng: Square = 𝜶 + 𝜶 Number + Safe + + 𝟏 𝟑 𝜶𝟒
𝜶𝟓 𝐈𝐧𝐜𝐫 𝑽𝒊
Kiểm định giả thuyết :H0 : R2= 0 H1 : R2 0 ( v ới mức ý nghĩa = 0,05 )
Ta được kết quả như sau : . reg square number safe incr
Source SS df MS Number of obs = 67 F(3, 63) = 4.61
Model 787.016255 3 262.338752 Prob > F = 0.0056
Residual 3585.43151 63 56.9116112 R-squared = 0.1800 Adj R-squared = 0.1409
Total 4372.44776 66 66.2492085 Root MSE = 7.544
square Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]
number 1.872172 .7211565 2.60 0.012 .431056 3.313289
safe -.3482454 1.010861 -0.34 0.732 -2.36829 1.671799
incr -3.842034 2.310636 -1.66 0.101 -8.459472 .775404
_cons 27.56439 4.698256 5.87 0.000 18.17567 36.9531 15
Hình 4.3.1. 2 Kết quả hồi quy lệnh reg Square Number Safe incr
Dùng nhân tử phóng đại phương sai để nhận biết đa cộng tuyến với lệnh VIF, ta có: . vif Variable VIF 1/VIF number 1.12 0.895664 incr 1.09 0.915626 safe 1.09 0.919562 Mean VIF 1.10
Hình 4.3.1. 3 Kết quả lệnh Vif
Sau khi thực hiện hồi quy phụ với lệnh Regress và lệnh Vif của phần mềm Stata, dựa
vào kết quả ta nhận thấy:
𝑅2 của mô hình = 0,9846 >𝑅2 của mô hình phụ = 0,18 và VIF = 1,1 <10
→ Vậy không có đa cộng tuyến giữa biến Square với các biến độc lập còn lại.
Hồi quy biến Number theo biến Square, Safe, Incr Mô hình hồi quy phụ: Number = 𝜶 + 𝜶 Square + Safe + 𝟏 𝟐 𝜶𝟒
𝜶𝟓 𝐈𝐧𝐜𝐫 +𝑽𝒊
Kiểm định giả thuyết :H0 : R2 = 0 H1 : R2 0 ( v ới mức ý nghĩa = 0,05 )
Ta được kết quả như sau : 16 . reg number square safe incr
Source SS df MS Number of obs = 67 F(3, 63) = 4.95
Model 23.3230953 3 7.77436511 Prob > F = 0.0038
Residual 98.8560091 63 1.569143 R-squared = 0.1909 Adj R-squared = 0.1524
Total 122.179104 66 1.85119855 Root MSE = 1.2527
number Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]
square .0516187 .0198834 2.60 0.012 .0118849 .0913526
safe -.2431648 .1651916 -1.47 0.146 -.5732738 .0869442
incr -.4266967 .3882988 -1.10 0.276 -1.20265 .3492564
_cons 2.543252 .9156721 2.78 0.007 .7134271 4.373077 . vif Variable VIF 1/VIF incr 1.12 0.893945 square 1.10 0.907728 safe 1.05 0.949401 Mean VIF 1.09
Hình 4.3.1. 4 Kết quả lệnh Reg number square safe incr và lệnh vif
Sau khi thực hiện hồi quy phụ, dùng lệnh Regress và Vif, dựa vào kết quả ta thấy:
𝑅2 của mô hình = 0,9846 >𝑅2 của mô hình phụ = 0,1909và VIF = 1,09 <10
→Vậy không có đa cộng tuyến giữa biến Number với các biến độc lập còn lại.
Hồi quy biến Safe theo biến q S uare, Number , Incr Mô hình hồi quy phụ:
Safe = 𝜶 + 𝜶 Square + 𝜶 Number + 𝐈𝐧𝐜𝐫 +𝑽 𝟏 𝟐 𝟑 𝜶𝟓 𝒊
Kiểm định giả thuyết :H0 : R2 = 0 H1 : R2 0 ( v ới mức ý nghĩa = 0,05 )
Tiến hành chạy trên Stata ta được kết quả như sau : 17 . reg safe number square incr
Source SS df MS Number of obs = 67 F(3, 63) = 1.88
Model 4.97664029 3 1.6588801 Prob > F = 0.1420
Residual 55.5905239 63 .882389268 R-squared = 0.0822 Adj R-squared = 0.0385
Total 60.5671642 66 .917684306 Root MSE = .93936
safe Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]
number -.1367409 .0928935 -1.47 0.146 -.3223738 .048892
square -.0053994 .0156729 -0.34 0.732 -.0367193 .0259205
incr .3113797 .2913301 1.07 0.289 -.2707971 .8935565
_cons 3.99137 .5256963 7.59 0.000 2.94085 5.04189 . vif Variable VIF 1/VIF square 1.22 0.821550 number 1.19 0.836936 incr 1.12 0.893037 Mean VIF 1.18
Hình 4.3.1. 5 Kết quả lệnh Reg Safe square number incr
Sau khi thực hiện hồi quy phụ, dùng lệnh regress và Vif, dựa vào kết quả ta nhận thấy:
𝑅2 của mô hình = 0,9846 >𝑅2 của mô hình phụ = 0,0822 và VIF = 1,18 <10
→Vậy không có đa cộng tuyến giữa biến Safe với các biến độc lập còn lại .
Hồi quy biến Incr theo biến Square, Number, Safe Mô hình hồi quy phụ:
Incr = 𝜶 + 𝜶 Square + 𝜶 Number + 𝐒𝐚𝐟𝐞 +𝑽 𝟏 𝟐 𝟑 𝜶𝟒 𝒊
Kiểm định giả thuyết :H0 : R2 = 0 H1 : R2 0 ( v ới mức ý nghĩa = 0,05 ) Th c hi ự
ện chạy lệnh trên Stata ta được kết quả : 18 . reg incr square number safe
Source SS df MS Number of obs = 67 F(3, 63) = 2.94
Model 1.43039883 3 .476799611 Prob > F = 0.0398
Residual 10.2113922 63 .162085591 R-squared = 0.1229 Adj R-squared = 0.0811
Total 11.641791 66 .176390773 Root MSE = .4026
incr Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]
square -.0109422 .0065807 -1.66 0.101 -.0240928 .0022084
number -.0440759 .0401096 -1.10 0.276 -.1242285 .0360767
safe .0571972 .0535143 1.07 0.289 -.0497426 .1641369
_cons .514846 .3049698 1.69 0.096 -.0945876 1.12428 . vif Variable VIF 1/VIF number 1.21 0.824616 square 1.17 0.855992 safe 1.07 0.934476 Mean VIF 1.15
Hình 4.3.1. 6 Kết quả lệnh reg incr square number safe
Sau khi thực hiện hồi quy phụ, dùng lệnh Regress và lệnh Vif, dựa vào kết quả của mô hình ta thấy:
𝑅2 của mô hình = 0,9846 >𝑅2 của mô hình phụ = 0,1229 và VIF = 1,15 <10
→Vậy không có đa cộng tuyến giữa biến Incr với các biến độc lập còn lại .
Kết luận: Vậy mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến.
4.3.2 Kiểm định tự tương quan 4.3.2.1 Nhậ ế
n bi t tự tương quan bậc nhất bằng phương pháp Durbin – Watson
Kiểm định giả thuyết : H0 : =
𝝆 0 ( Không xảy ra hiện tượng tự tương quan ) H1 : 𝝆 0 ( Có x ảy ra hiện tượng t
ự tương quan )( với = 0,05 ) 19 . predict Ui,residuals . reg Ui l.Ui
Source SS df MS Number of obs = 66 F(1, 64) = 0.89
Model .000423496 1 .000423496 Prob > F = 0.3486
Residual .03039995 64 .000474999 R-squared = 0.0137 Adj R-squared = -0.0017
Total .030823445 65 .000474207 Root MSE = .02179
Ui Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] Ui
L1. .108061 .1144435 0.94 0.349 -.1205661 .3366882
_cons -.0011176 .0026827 -0.42 0.678 -.006477 .0042417 . estat dwatson
Durbin-Watson d-statistic( 2, 66) = 2.018155
Hình 4.3.2. 1 Kết quả chạy lệnh estat dwatson
Theo Kiểm định của Durbin – Watson kinh nghiệm:
Dựa vào kết quả, ta thấy: 𝝆 = 𝟐, 𝟎𝟏𝟖𝟏𝟓𝟓 ∈ (𝟏; 𝟑)
Vậy chấp nhận Ho, mô hình không có hiện tượng tự tương quan bậc nhất.
4.3.2.2 Phát hiện tự tương quan bậc nhất bằng phương pháp dùng kiểm định BreuschGodgrey
Kiểm định giả thuyết : H0 : =
𝝆 0 ( Không xảy ra hiện tượng tự tương quan ) H1 : 𝝆 0 ( Có x ảy ra hiện tượng t
ự tương quan )( với = 0,05 )
Dùng kiểm định Breusch-Godfrey ta được kết quả như sau : 20
. reg Ui square number safe incr l.Ui
Source SS df MS Number of obs = 66 F(5, 60) = 0.34
Model .000838492 5 .000167698 Prob > F = 0.8894
Residual .029984954 60 .000499749 R-squared = 0.0272 Adj R-squared = -0.0539
Total .030823445 65 .000474207 Root MSE = .02236
Ui Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]
square .0002771 .0003847 0.72 0.474 -.0004925 .0010467
number -.0011696 .0022951 -0.51 0.612 -.0057605 .0034214
safe .000636 .0030065 0.21 0.833 -.0053779 .0066498
incr .0034864 .0071709 0.49 0.629 -.0108575 .0178303 Ui
L1. .1422375 .1237099 1.15 0.255 -.1052191 .3896942
_cons -.0091094 .0175422 -0.52 0.605 -.0441991 .0259802 . bgodfrey
Breusch-Godfrey LM test for autocorrelation
lags(p) chi2 df Prob > chi2 1 0.176 1 0.6751 H0: no serial correlation
Hình 4.3.2. 2 Kết quả chạy lệnh Bgodfrey
Dựa vào kết quả có được sau khi dùng lệnh “ bgodfrey”, ta có:
𝝆 = 𝟎, 𝟔𝟕𝟓𝟏 > 𝟎, 𝟎𝟓 → 𝑪𝒉ấ𝒑 𝒏𝒉ậ𝒏 𝑯𝒐.
Vậy mô hình không xảy ra hiện tượng tự tương quan bậc nhất.
4.3.3 Kiểm định phương sai thay đổi
4.3.3.1 Phát hiện phương sai thay đổi bằng phương pháp Breusch -Pagan
Bằng phần mềm Stata nhóm thực hiện kiểm định xem mô hình hồi quy về yếu
tố diện tích mức độ an toàn có ảnh hưởng đến giá cả của phòng trọ dành cho sinh viên
liệu có bệnh về phương sai thay đổi hay không.
Mô hình hồi quy đã xác định được:
Pricei = 0.4348372 + 0.0092405*Squarei – 0.0434605*Numberi +
0.1782196*Safei - 0.0810309 * Incri + Ui Kết quả thu được: 21 . estat het est
Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test for heteroskedasticity Ho: Constant variance
Variables: fit ed values of Ui chi2(1) = 3.82 Prob > chi2 = 0.0506
Hình 4.3.3. 1 Kết quả chạy lệnh estat hettest
Ta thấy Prob>chi2=0.0506 > 0.05 nên chấp nhận giả thiết Ho.
Vậy mô hình không xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi. Để chắc chắn liệu
mô hình có bệnh tương quan thay đổi hay không nhóm sử dụng tiếp phương pháp kiệm định White
4.3.3.2 Phát hiện phương sai thay đổi bằng phương pháp kiểm định white
Khi tiến hành chạy kiểm tra b
ằng phần mềm Stata, kết quả như sau: . estat imtest,white
White's test for Ho: homoskedasticity
against Ha: unrestricted heteroskedasticity chi2(19) = 50.41 Prob > chi2 = 0.0001
Cameron & Trivedi's decomposition of IM-test Source chi2 df p
Heteroskedasticity 50.41 19 0.0001 Skewness 19.28 5 0.0017 Kurtosis 3.19 1 0.0742 Total 72.88 25 0.0000
Hình 4.3.3. 2 Kết quả chạy mô hình estat im test, white
Ta thấy Prob>chi2=0.0001< α=0.05. Nên bác bỏ giả thiết H0. Vậy mô hình hồi
quy xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi với phương pháp White.
Kết luận: Mặc dù hai phương pháp cho ra hai kết luận cuối cùng khác biệt nhau
hoàn toàn nên nhóm quyết định lựa chọn kết lựa chọn phương pháp kiểm định
Breusch - Pagan. Vậy mô hình hồi quy không xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi. 22
4.3.4 Kiểm định hiện tượng nội sin h
Ta sử dụng biến công cụ là biến trễ của các biến độc lập, tức là biến square
và biến safe, và hai biến kiểm soát là biến number và biến incr. Sau khi thực
hiện 2sls trên stata được kết quả như sau :
. ivregress 2sls price ( square safe=l.square l.safe) number incr
Instrumental variables (2SLS) regres ion Number of obs = 66 Wald chi2(4) = 452.04 Prob > chi2 = 0.0000 R-squared = 0.9783 Root MSE = .0278
price Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]
square .0070872 .0020933 3.39 0.001 .0029844 .01119
safe .1821008 .042547 4.28 0.000 .0987103 .2654913
number -.0390325 .0092575 -4.22 0.000 -.0571769 -.0208882
incr -.0899945 .0212182 -4.24 0.000 -.1315815 -.0484076
_cons .4762517 .147288 3.23 0.001 .1875726 .7649308 Instrumented: square safe
Instruments: number incr L.square L.safe
Hình 4.3.4 Kết quả chạy lệnh ivregress 2sls
Dựa vào kết quả của lệnh ivregress, ta thấy 𝑅2=97,83%>10, p-value <0.05 . Vì
thể chúng ta có thể kết luận không có hiện tượng nội sinh trong mô hình nghiên cứu. 23 CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN NGHIÊN CỨU
5.1 Kết luận
Qua các số liệu đã phân tích ở trên nhóm rút ra các kết luận:
Mô hình hồi quy tối ưu của nghiên c ứu:
Pricei = 0.4348372 + 0.0092405*Squarei – 0.0434605*Numberi +
0.1782196*Safei - 0.0810309 * Incri + Ui
Từ mô hình nghiên cứu nhóm đã giải quyết được các câu hỏi đã đề ra:
- Khi diện tích tăng lên một đơn vị thì giá nhà sẽ tăng lên một khoảng
tương ứng β2= 0.0092405 triệu đồng.
- Trong khi đố nếu mức độ an toàn của phòng trọ được đánh giá tăng thêm
một điểm trong thang đo giá trị thì giá phòng trọ sẽ tăg thêm một khoản
β4= 0.1782196 triệu đồng.
- Các yếu tố diện tích (square) và yếu tố mức độ an toàn (safe) ảnh hưởng
đến giá cả cho thuê của phòn trọ dành cho sinh viên. Mức độ ảnh hưởng
đến biến động giá của hai yếu tố là khác nhau. Mức tác động của yếu tố
an toàn cao hơn diện tích là 0.1689791 triệu đồng. Điều này có nghĩa là
giá cả phòng trọ chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố chất lượng phòng trọ.
Các bạn sinh viên sẵn sàng chấp nhận mức giá cao để nhận được môi
trường sống an toàn mặc dù diện tích có thể không lớn lắm.
Mô hình nêu trên phù hợp với các lý thuyết đã nêu trong phần cơ sở lý thuyết
và phù hợp với thực tế.
Tất cả các biến nghiên cứu trong mô hình đều giải thích được cho sự biến động
giá của phòng trọ dành cho các bạn sinh viên.
Sau khi thực hiện các kiểm định để tìm các bệnh của mô hình, nhóm xác định
mô hình nghiên cứu là hợp lý và phù hợp với các lý thuyết cũng như thực tế.
5.2 Một số kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu chúng ta nhận thấy giá phòng trọ bình quân mà mỗi sinh
viên phải trả là 1.182.000 đồng và mức giá bình quân tối thiểu mà mỗi sinh viên cần
thanh toán cho chủ phòng trọ khi các yếu tố khác không đổi là 434.837 đồng. Đây
không phải là một mức chi phí quá cao, tuy nhiên sau hai năm chịu ảnh hưởng nặng 24
nề bởi dịch Covid-19, hiện nay hầu như tất cả gia đình của các bạn sinh viên đều chịu
ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, nhiều người mất v ệ
i c làm, nhiều bạn sinh viên phải
tạm dừng việc học thậm chí là thôi học vì gia đình và bản thân không cáng đáng nổi
học phí10 và các chi phí cho các bạn khi học tập xa nhà. Một điều đáng nói nữa là
trong những tháng đầu năm học mới, phòng trọ cho sinh viên thường ở trong tình
trạng “cháy phòng”11, chủ trọ đẩy giá lên trong khi chất lượng nhà trọ không được
cải thiện thậm chí nhà trọ xuống dốc. Đứng trước tình hình đó nhóm xin được có một số kiến nghị như sau:
5.2.1 Giải pháp hỗ trợ từ phía chính quyền
Một số phòng trọ hiện nay còn quá nhỏ, một số bạn sinh viên còn quá chật chội,
nếu ở trong cả một khu trọ thì vấn đề nơi bỏ xe, nơi sinh hoạt càng là một vấn đề nan
giải hơn nữa. Chính quyền nên có những quy định cụ thể về vấn đề diện tích phòng
cho thuê. Điều này không chỉ giúp bảo đảm vấn đề nhu cầu nơi ăn chốn ở tối thiểu
cho snh viên nhưng cũng tạo ra sự đồng nhất trong cảnh quan đô thị. Nếu chủ trọ
không thực hiện đúng quy định nên có những chế tài xử lý .
Cũng nên có quy định rõ về mức giá phòng trọ trên yếu tố diện tích. Điều này
nhằm tránh các chủ phòng trọ lợi dụng thời gian “cháy phòng” đầu năm học mới nâng
giá phòng trọ các bất hợp lý.
Về an ninh, trật tự: Nhìn chung những người được hỏi cho rằng các vụ mất trộm
xe máy, điện thoại di động, áo quần, giày dép… thường xuyên xảy ra ở khu trọ của
mình. Vấn đề chỉ là ai cẩn trọng hơn và có thể nói là may mắn hơn những người khác
thì chưa bị mất mà thôi. Do đó, cần tăng cường đội ngũ tuần tra ban đêm. Đội ngũ
này có thể bao gồm công an, dân quân, sinh viên tình nguyên... Đội ngũ này làm việc
theo ca và thay nhau tuần tra tại những địa điểm tập trung nhiều khu trọ dành cho sinh viên.
5.2.2 Giải pháp hỗ trợ về phía nhà trường
Đoàn trường và khoa nên tổ chức các hoạt động như tìm nguồn thông tin về chỗ
trọ từ các bạn sinh viên đang theo học hiện tại, môi trường thế nào, còn có phòng trọ
hay không, giá cả ra sao…Nguồn thông tin này cũng cần được xác nhận xem có chính
10 https://plo.vn/sinh-vien-oan-minh-l -
o hoc-phi-sau-dai-dich-covid-1 - 9 post649907.html
11https://www.congluan.vn/tp-hcm-nha-tro-sinh-vien-tang-gia-trong-nhung-ngay-can-nhap-hoc- post212095.html 25
xác hay không. Đây là sự hỗ trợ đáng tin cậy cho các bạn tân sinh viên tìm được một
nơi ở tốt và giá cả hợp lý.
Trung tâm hỗ trợ sinh viên của trường cũng có thể xây dựng biểu giá tham khảo
mức giá phòng trọ dành cho sinh viên tại các khu vực khác nhau. Biểu giá này sẽ
được đánh giá dựa trên các yếu tố diện tích, mức độ an toàn, số người ở, mức biến
động giá và được cấp miễn phí cho sinh viên nhất là sinh viên năm một. Việc làm này
có thể ngăn chặn các chủ phòng trọ lợi dụng các bạn sinh viên ngày đầu nhiều bỡ
ngỡ, lạ lẫm mà nâng giá phòng trọ lên một cách bất hợp lý. Các bạn sinh viên có thể
dựa vào biểu giá này tìm được phòng trọ phù hợp nhu cầu và thu nhập của mình.
5.2.3 Kiến nghị dành cho các chủ phòng trọ
Vấn đề an ninh là điều mà sinh viên đặt biệt quan tâm vì sinh viên viên nào cũng
muốn có một nơi ở ổn định để học tập cũng như rèn luyện sau mỗi giờ lên giảng
đường. Chủ nhà trọ cần phải thường xuyên kiểm tra, giám sát khu trọ của mình tránh
các vấn đề ảnh hưởng đến trật tự an ninh của khu trọ mình, đồng thời lắp đặt các
phương tiện quan sát hiện đại như camera để tiện theo giõi hơn. Để đảm bảo cho vấn
đề an ninh của dãy trọ, chủ trọ cần có bảng quy định về thời gian đóng cửa, quy định
về tiếp khách… Như thế sẽ tránh được người lạ ra vào cũng như tạo được sự kỷ luật cho khu trọ.
5.2.4 Kiến nghị cho các bạn sinh viên
Đối với sinh viên giá cả là vấn đề quan trọng, tùy theo khu vực mà có giá khác
nhau, các bạn nên chọn chỗ ở phù hợp với mức giá theo diện tích phòng, tham khảo
giá thị trường trước khi thuê tránh bị ép giá cao, bạn nên tham khảo từng mức giá cho
các loại phòng như: phòng trọ trong dãy nhà trọ sinh viên, phòng ở chung nhà với
chủ, phòng ở nhà nguyên căn, phòng khép kín hay không khép kín, ở được bao nhiêu
người,trong trường hợp giá quá cao thì có thể tìm người ở ghép phù hợp, có thể người
quen, không nên ở với người lạ vì rất nguy hiểm, bên cạnh đó xem rõ hợp đồng trước
khi thuê tránh bị lừa, tránh rắc rối trong quá trình thuê, nên nhờ người có kinh nghiệm
chỉ giúp. Tìm hiểu rõ giá điện nước, xem số điện nước trước để tránh bị nhầm, xem
giá của các phòng bên như nhau và không thay đổi trong thời gian nhất định.
Đây là việc đầu tiên phải tính đến khi đi thuê phòng trọ, để có được phòng trọ
tốt thì không nên ở gần những nơi phức tạp như chợ, bến xe... nhưng cũng đừng chọn 26
ở các khu đất trống, dễ gặp nhiều tệ nạn nhất là khi bạn ra ngoài vào buổi tối, nên
chọn chỗ ở cách trường và chợ khoảng 100-300m. Gia chủ cũng quyết định đến an
ninh phòng trọ vì vậy cần tìm hiểu cả gia chủ và các phòng trọ bên cạnh cũng như
người dân lân cận để đảm bảo an toàn trước khi thuê. Đảm bảo chỗ để xe và ra vào
an toàn, chú ý cửa nhà trọ, cửa nhà vệ sinh, tránh trường hợp mất cắp. 27